Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bao cao chuyen de 1 YTCC chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.23 KB, 15 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Y TẾ CƠNG CỘNG CHÍNH (HẠNG II)

BÁO CÁO CHUN ĐỀ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC TRIỂN KHAI MỘT SỐ
HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI
TỈNH LONG AN

Họ và tên học viên: NGUYỄN THANH SƠN
Thời gian đào tạo: 25/6/2021 đến 14/8/2021
Đơn vị: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Long An

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................1
CHƯƠNG II. MỤC ĐÍCH.........................................................................................................................2
CHƯƠNG III. NỘI DUNG........................................................................................................................3
3.1 Các luận điểm lý thuyết chính........................................................................................................3
3.1.1. Hệ thống thơng tin trong y tế dự phịng [7]......................................................................3
3.1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS và mục tiêu 90 – 90 – 95 tại Long An....................................5
3.2. Vận dụng các luận điểm lý thuyết vào thực tiễn hoạt động của đơn vị.........................................6
3.2.1. Sử dụng ứng dụng mạng xã hội trong tiếp cận tìm ca nhiễm HIV kết nối điều trị thành
công.............................................................................................................................................6
3.2.2. Ứng dụng mới giúp quản lý xuyên suốt quá trình điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam [3]. .9


CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................12
4.1. Kết luận........................................................................................................................................12
4.2. Đề xuất, kiến nghị........................................................................................................................12
CHƯƠNG 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................13


CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 với đặc điểm là tận dụng triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và
cơng nghệ thơng tin (CNTT). Làn sóng cơng nghệ đang diễn ra với tốc độ chóng mặt với
những tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống, mở ra nhiều cơ hội, nâng cao năng lực
sản xuất và cạnh tranh; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp
dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet. Nếu không bắt kịp nhịp độ
chúng ta sẽ phải đối mặt với sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư
thừa lao động… Có thể nói CNTT là phương tiện trợ giúp đắc lực trong công tác quản lý
nền hành chính nói chung và quản lý ngành y tế nói riêng.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh có xu hướng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều
dịch bệnh nguy hiểm như HIV, Ebola, Covid-19…Điều này đòi hỏi ngành y tế phải có một
hệ thống thu thập, xử lý và đưa ra cảnh báo một cách nhanh chóng và chính xác để có
nhưng can thiệp một cách hiệu quả.
Dự án tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam gọi tắt là
dự án EPIC do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ tài trợ triển khai tại 6 tỉnh,
thành của Việt Nam gồm Hà Nội, Thái Ngun, Hải Phịng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Dương và Long An. Mục tiêu chính của dự án là triển khai các giải pháp tìm người nhiễm
HIV mới kết nối điều trị ARV nhằm đạt mục tiêu 90-90-95 mà Chính phủ Việt Nam đã cam
kết với Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tiến tới kết
thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030 [2]. Mục tiêu đó là 90% người nhiễm HIV biết tình
trạng nhiễm của mình, 90% người biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV
và 95% bệnh nhân đang điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế [8].
Để đạt được mục tiêu nói trên, việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực phòng, chống

HIV/AIDS là hoạt động hết sức cần thiết góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng
tác phịng chống HIV/AIDS của tỉnh Long An. Đó chính là lý do tơi chọn nội dung “Ứng
dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
tại tỉnh Long An” cho chương trình học tập Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp y tế cơng
cộng chính (hạng II).
Page 1


CHƯƠNG II. MỤC ĐÍCH
1. Xác định một số lợi ích của việc ứng dụng CNTT và cơng tác phịng chống
HIV/AIDS tại tỉnh Long An.
2. Đánh giá hiệu quả triển khai các ứng dụng CNTT sau một thời gian áp dụng, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm.

Page 2


CHƯƠNG III. NỘI DUNG
3.1 Các luận điểm lý thuyết chính
3.1.1. Hệ thống thơng tin trong y tế dự phịng [7]
Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của ngành y tế đã góp phần đáng kể
trong cơng tác chun môn, quản lý và điều hành, giảm bớt áp lực cộng việc cho cán bộ y
tế và nâng cao chất lượng công việc. Thúc đẩy ứng dụng CNTT ngành y tế tạo ra nhiều cơ
hội và thách thức với ngành y tế nói chung và y tế dự phịng nói riêng. Mạng lưới y tế dự
phịng khơng ngừng củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến tuyến cơ sở và đã ứng dụng
các công nghệ tiên tiến trong việc thu thập thông tin, giám sát, dự báo, phát hiện và xử lý
thành công các dịch bệnh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong
công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe ở Việt Nam hiện nay đã có bước phát triển
quan trọng, đặt nền móng xây dựng ngành y tế thơng minh với ba trụ cột chính là phịng
bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông

minh, người dân bước đầu được hưởng lợi từ các thành tựu CNTT trong hoạt động y tế.
Người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế như đăng ký tiêm chủng, xét nghiệm, lựa chọn
những chuyên khoa cần khám, chọn giờ khám và bác sĩ khám mà không phải đến bệnh
viện hoặc các cơ sở y tế. Nhân viên y tế cập nhật thông tin khoa học dễ dàng, trao đổi
thơng tin nhanh chóng và chính xác trong củng bệnh viện hoặc các bệnh viện khác nhau.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT cũng góp phần tốt trong việc quản trị y tế thông minh
nhằm chống lãng phí trong q trình sử dụng thuốc, vật tư,…rút ngắn thời gian làm các thủ
tục hành chính của bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc và tái khám… Từ các số
liệu đã được số hóa trên, cơ quan quản lý nhà nước tiếp cận được nguồn dữ liệu nhanh
chóng, chính xác và kịp thời để đưa ra những dự báo và từ đó chủ động can thiệp trong
cơng tác phòng, chống dịch, kiểm dịch y tế quốc tế, sức khỏe môi trường, đặc biệt là các
dịch bệnh nguy hiểm như SARS, cúm A do H5N1, HIV…
Tại Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 22/3/2018 về “ Định hướng xay dựng chính
sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045”, Bộ Chính trị đã
chỉ đạo nghiên cứu xây dựng và triển khai Chiến lược tiếp cận và chủ động tham gia cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Việt Nam, Chiến lược chuyển đổi số quốc gia và
nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển phù hợp với điều kiện Cách mạng công
Page 3


nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16-CT/TTg ngày 4/5/2017
về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trên cơ sở đó, Bộ
Y tế triển khai xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phịng bệnh thông minh với các
mục tiêu sau:
a) Xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân: Hồ sơ sức khỏe điện tử
ghi lại và lưu trữ thông tin tóm tắt các đợt khám chữa bệnh xuyên suốt theo thời gian sống
của người dân theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Phấn đấu đến năm 2025 bảo đảm 100% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.
b) Tin học hóa hoạt động trạm y tế: Xây dựng, triển khai phần mềm quản lý hoạt

động trạm y tế theo quy định tại Quyết định số 6110/QĐ-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm
y tế xã, phường, thị trấn và Quyết định số 6111/QĐ-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án tin học hóa y tế cơ sở, bảo đảm kết nối và chia sẻ thông tin
với các hệ thống thông tin bệnh viện , hồ sơ sức khỏe điện tử, hệ thống giám định và thanh
toán bảo hiểm y tế, hệ thống thống kê y tế điện tử trong toàn quốc.
c) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các cơng nghệ thơng minh trong phịng bệnh, mơi
trường, an tồn thực phẩm, dinh dưỡng và phòng, chống HIV/AIDS. Ưu tiên triển khai các
ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc theo dõi, cảnh báo dịch bệnh trên cả nước.
d) Phát triển các ứng dụng cung cấp tri thức phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe người dân; các thơng tin về cơ sở y tế, bác sĩ, dịch vụ y tế trên mơi
trường web, di động, giúp người dân có thể tra cứu thông tin y tế dễ dàng, hiệu quả, kịp
thời, mọi lúc, mọi nơi, kết nối với hệ tri thức Việt số hóa.
đ) Phát triển các ứng dụng thông minh cho phép cung cấp các dịch vụ theo dõi, trợ
giúp, chăm sóc sức khỏe người dân từ xa, kết nối trực tuyến giữa người bệnh, các thiết bị
theo dõi sức khỏe và cán bộ y tế.
e) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu và sản xuất Dược phẩm.
Các hệ thống thông tin y tế bao gồm nhiều chức năng trong hệ thống phần mềm
quản lý hoạt động chun mơn, trong đó có quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS,
cụ thể như sau:

Page 4


- Quản lý các thông tin về người bệnh HIV/AIDS bao gồm: tên bệnh, phân loại đối
tượng, cơ sở trả kết quả xét nghiệm dương tính.
- Quản lý thơng tin ngày có kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV, nơi quản lý
điều trị ARV, ngày tử vong.
- Quản lý các thơng tin trong cơng tác phịng chống HIV/AIDS bao gồm:
+ Hoạt động can thiệp giảm tác hại: Đối tượng (nghiện chích ma túy, phụ nữ bán

dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới, vợ/chồng/bạn tình/bạn chích của người nhiễm HIV),
được nhận dịch vụ (bơm kim tiêm, bao cao su, chất bơi trơn, điều trị Methadone, điều trị
dự phịng trước phơi nhiễm PrEP, giới thiệu các dịch vụ tư vấn xét nghiệm…).
+ Truyền thơng về phịng, chống HIV/AIDS: Các hình thức truyền thơng về
HIV/AIDS.
3.1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS và mục tiêu 90 – 90 – 95 tại Long An
Long An phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Thành phố Tân An vào tháng
8 năm 1993, Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã phát hiện 4.514 người nhiễm HIV, tử vong
1.508 ca. Hiện số bệnh nhân còn sống đang quản lý ở cộng đồng là 2.794 ca. Hiện 15/15
huyện, thị, thành phố với 188/188 xã, phường, thị trấn phát hiện người nhiễm HIV chiếm
tỷ lệ 100%. Số ca nhiễm HIV ngoài tỉnh đang quản lý là 412 BN. Dịch tập trung cao ở các
vùng giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh, biên giới Campuchia và dọc quốc lộ 1A từ thành
phố Hồ Chí Minh qua Long An đi về các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long là huyện Đức
Hịa, Cần Giuộc, Bến Lức, Thủ Thừa và thành phố Tân An. Số người nhiễm HIV trên
100.000 dân ở Long An là 237, xếp thứ 13/20 tỉnh, thành khu vực phía Nam [5].
Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg phê
duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Theo đó, cần đẩy
mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong
liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của
dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi phải thực hiện hai mục
tiêu quan trọng là:
+ Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét
nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng
biết tình trạng HIV của mình đạt 95% vào năm 2030; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến
dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao [4].
Page 5


+ Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV
biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 95%; tỷ lệ

người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt
95%; loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030 [4].
Theo ước tính của Cục Phịng, chống HIV/AIDS, tỉnh Long An có 3.200 người
nhiễm HIV, theo mục tiêu 90-90-95 Long An cần xét nghiệm tìm 2.880 ca nhiễm HIV
trong cộng đồng, điều trị ARV 2.592 BN và đạt tải lượng HIV dưới ngưỡng là 2.462 bệnh
nhân [1]. Từ tháng 6 năm 2018, Ban quản lý Dự án EPIC – Bộ Y tế đã tài trợ kinh phí và
hỗ trợ về chun mơn kỹ thuật (trong đó có các kỹ thuật về tìm ca nhiễm HIV quan mạng
xã hội và phần mềm quản lý về điều trị HIV) để Long An triển khai mục tiêu 90-90-95.
Tính đến ngày 31/12/2020 kết quả mục tiêu 1 đạt 87,3%, mục tiêu 2 đạt 86,3% và mục tiêu
3 đạt 97,4% [5].

Hình 1. Kết quả triển khai mục tiêu 90 – 90 – 95 tỉnh Long An năm 2020 [5]
3.2. Vận dụng các luận điểm lý thuyết vào thực tiễn hoạt động của đơn vị
3.2.1. Sử dụng ứng dụng mạng xã hội trong tiếp cận tìm ca nhiễm HIV kết nối điều trị
thành công
Hiện nay dịch HIV tại Long An vẫn tập trung trên nhóm đối tượng nguy cơ cao như
người tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm và đặc biệt là nhóm nam quan hệ tình dục đồng
Page 6


giới (MSM). Kết quả giám sát phát hiện năm 2018 và 2019 tại Long An cho thấy trên 90%
người nhiễm HIV được phát hiên trong năm đều là MSM. Điều này cảnh báo nguy cơ lây
lan dịch HIV trong cộng đồng MSM, các bằng chứng cho thấy học sinh, công nhân (MSM)
… đã và tiếp tục có nguy cơ lây nhiễm HIV tiềm ẩn khó kiểm sốt rất cao. Bên cạnh đó,
nhóm MSM gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế trong đó có dịch vụ xét
nghiệm HIV. Nguyên nhân là họ sợ bị nhân viên y tế kì thị (đối với những người đã bộc lộ
giới tính) hoặc sợ bị lộ thân phận (đối với những người chưa bộc lộ giới tính).
Để đạt được mục tiêu 90 thứ nhất “90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV
của mình” thì việc quan trọng là làm thế nào để có thể tiếp cận các nhóm MSM để tư vấn
họ các biện pháp phòng tránh HIV (cấp bao cao su, gel bôi trơn, điều trị PrEP) và đặc biệt

là xét nghiệm HIV cho họ. Trong khi đó, các hình thức tiếp cận truyền thống như gặp gỡ
trực tiếp nhóm MSM gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế như sau:
+ Tiếp cận thường vào ban ngày nên ảnh hưởng đến sinh kế của cộng tác viên
chương trình HIV;
+ Hiệu quả tiếp cận khơng cao: có khi mất hàng tháng mới tiếp cận được một đối
tượng nguy cơ cao đi xét nghiệm;
+ Khó tiếp cận khách hàng: cần có thời gian, xây dựng niềm tin, gặp gỡ khách
hàng...
+ Ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên cộng tác viên bị hạn chế đi lại và tiếp xúc với
người lạ.
Nhận thức được vấn đề trên, Khoa Phòng, chống HIV/AIDS -Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật Long An đã triển khai mơ hình tiếp cận nhóm MSM qua mạng xã hội và bước đầu
đã khắc phục được những hạn chế của phương pháp tiếp cận truyền thống. Mơ hình tiếp
cận truyền thống gần như khơng tiếp cận được những người tìm kiếm bạn tình qua mạng
xã hội hẹn hị trực tuyến như Blued, Grindr, Hornet, Jack’d... Đây là mạng dành cho những
người đồng tính (gay/MSM) tìm kiếm bạn tình. Các mạng xã hội hẹn hò trực tuyến này dựa
trên nền tảng sử dụng vị trí của người dùng để định vị, tìm kiếm bạn tình đang ở nơi gần
nhất với họ. Các dịch vụ chính trên mạng xã hội hẹn hị trực tuyến là: tìm kiếm bạn tình
theo các bộ lọc, gởi tin nhắn cá nhân, theo dõi người dùng, phát sóng trực tuyến, và có thể
kiếm tiền từ live stream hoặc bán hàng. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy:
người dùng trên các mạng này có hành vi nguy cơ cao, vì họ quan hệ tình dục với khá
Page 7


nhiều người và chưa quan tâm đến các biện pháp phịng tránh HIV và các bệnh lây truyền
qua đường tình dục.
Để triển khai hoạt động trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An đã phối
hợp với Văn phòng CDC Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp tập huấn “Sử
dụng Ứng dụng Mạng Xã hội Blued trong Tiếp cận, Tìm ca” cho 30 bạn cộng tác viên tại 5
huyện trọng điểm về dịch HIV/AIDS là Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc và

thành phố Tân An. Kết quả sau 12 tháng triển khai hoạt động tìm ca HIV qua mạng xã hội,
số ca nhiễm HIV là MSM do cộng tác viên phát hiện ra và kết nối điều trị thành công tăng
lên rõ rệt và trên 80% số ca do cộng tác viên phát hiện từ ứng dụng hẹn hị trực tuyến
Blued [6].

Hình 2. So sánh kết quả tìm ca nhiễm HIV của cộng tác viên trước và sau khi
triển khai tiếp cận khách hàng qua mạng xã hội trực tuyến [6]
Sau một năm triển khai mơ hình tiếp cận tìm ca qua mạng xã hội trực tuyến, chúng
tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi
- Cộng tác viên có thể xâm nhập vào các mạng xã hội hẹn hị dành cho nhóm đối
tượng đích cần can thiệp là MSM;
- Việc triển khai mơ hình có thể đảm bảo sinh kế của tư vấn viên, vì tư vấn viên có
thể làm việc ngồi giờ hành chính nên khơng ảnh hưởng cơng việc chính thức.
- Mơ hình tiếp cận mang lại hiệu quả cao (trong 02 giờ có thể tiếp cận 35 người, 15
người có phản hồi, 9 người đi xét nghiệm);
- Công tác viên dễ tiếp cận khách hàng hơn, chủ yếu sử dụng tin nhắn;
- Phù hợp với dịch tễ học, lây truyền HIV qua quan hệ tình dục chiếm tỷ lệ cao;
Page 8


Khó khăn, hạn chế
- Cộng tác viên có thể bị dụ dỗ lơi kéo vào các hoạt động tình dục;
- Một số cộng tác viên của chương trình khơng quen sử dụng các mạng xã hội;
- Thông tin đối tượng cung cấp cho cộng tác viên trên ứng dụng chỉ dùng để tham
khảo vì nhiều trường hợp đó là thơng tin giả, khơng kiểm chứng được.
- Tính bảo mật của các thông tin trao đổi không cao.
Giải pháp khắc phục
- Tăng cường tập huấn định kỳ về kỹ năng tiếp cận, cập nhật liên tục các mơ hình
ứng dụng CNTT mới trong việc tiếp cận khách hàng;

- Ưu tiên chọn những cộng tác viên là người của cộng đồng MSM, như vậy q
trình tiếp cận, trao đổi thơng tin qua mạng xã hội sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn;
- Kết hợp giữa hai hình thức tiếp cận trực tiếp và tiếp cận online để tối ưu hóa hiệu
quả của chương trình, góp phần tìm ra ca nhiễm HIV kết nối điều trị thành công để đạt mục
tiêu 90 – 90 – 95 vào năm 2025 và đạt mục tiêu 95 – 95 – 95 vào năm 2030.
3.2.2. Ứng dụng mới giúp quản lý xuyên suốt quá trình điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam
[3]
Việt Nam là một trong 4 quốc gia có tỉ lệ điều trị HIV/AIDS thành cơng cao nhất thế
giới với tỉ lệ cá nhân được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt hơn
96%. Bên cạnh đó, nước ta ln tích cực sáng tạo trong việc giúp người bị HIV tiếp cận
điều trị cũng như hỗ trợ cán bộ y tế cập nhật kiến thức, kỹ năng nhằm mang lại hiệu quả
chữa trị cao. Ứng dụng Hướng dẫn điều trị HIV của BYT hứa hẹn sẽ là một “vũ khí” hiệu
quả giúp cơng tác phịng chống, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS diễn ra thuận lợi, hiệu quả
và đồng bộ hơn.
Ứng dụng được Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế (VAAC) phê duyệt triển
khai với sự hỗ trợ của Kế hoạch Hỗ trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng chống
HIV/AIDS (PEPFAR), Trung tâm Dự phịng và Kiểm sốt bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) và
Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế tại Việt Nam (HAIVN), hỗ trợ công nghệ bởi Docosan –
nền tảng Đặt lịch khám bệnh miễn phí.
Năm 2020, tổng số lượt xét nghiệm tải lượng vi rút cho tất cả các cơ sở ở Việt Nam
đạt 66.088 lần xét nghiệm, trong đó 96,4% bệnh nhân có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng
ức chế và 95,1% có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng phát hiện. Chính vì vậy, tuân thủ
Page 9


chặt chẽ phác đồ điều trị thuốc ARV sẽ giúp cải thiện hiệu quả điều trị HIV góp phần giảm
lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Tại các cơ sở tuyến dưới, việc điều trị cho bệnh nhân HIV
tại các cơ sở y tế thuộc bệnh viện hay Trung tâm Y tế quận/huyện quản lý trực tiếp, việc
chẩn đoán, điều trị còn chậm trễ ở một số nơi do cán bộ mới chưa được tập huấn hoặc luân
chuyển. Ứng dụng là để giúp cán bộ y tế cập nhật kiến thức, tra cứu thơng tin về dự phịng

chẩn đốn và chăm sóc cho người nhiễm HIV được nhanh chóng, chính xác, kịp thời và
thuận tiện. Thêm nữa, công tác khám, tư vấn, giải đáp cho người nhiễm HIV/AIDS tại các
trạm y tế tuyến quận, huyện do bác sĩ chính hoặc cán bộ phụ trách chương trình phịng,
chống HIV/AIDS phụ trách. Việc thay đổi nhân sự sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
giám sát theo dõi tuân thủ điều trị cho bệnh nhân. Điều này cho thấy tầm quan trọng của
việc phổ cập hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS nói chung và phác đồ điều trị
thuốc ARV nói riêng cho tồn bộ hơn 1.300 cơ sở y tế có khả năng xét nghiệm và sàng lọc;
hơn 400 cơ sở khám và điều trị HIV trên toàn quốc, đặc biệt là các cơ sở vùng sâu, vùng xa
khó tiếp cận.
Tháng 11/2019, Bộ Y tế ban hành "Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”
theo quyết định số 5456/QĐ-BYT với mục tiêu chẩn đốn và điều trị nhiễm HIV sớm,
chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV. Đồng thời, sáng kiến số hố tài liệu “Hướng dẫn
điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” của Cục Phịng, chống HIV/AIDS đã hiện thực hóa với sự
ra mắt của ứng dụng điện thoại Hướng dẫn điều trị HIV của Bộ Y tế. Dự án được phê duyệt
bởi Cục Phòng, chống HIV/AIDS và thiết kế bởi Docosan. Đây là một bước tiến lớn giúp
đội ngũ y bác sĩ, các cơ sở y tế trên mặt trận phịng chống HIV/AIDS có thể cập nhật
những kiến thức, thơng tin mới nhất theo hướng dẫn của Bộ Y tế để hỗ trợ người bệnh HIV
hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ đang trở nên ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực đời
sống, đặc biệt là lĩnh vực y tế và đã được thủ tướng phê duyệt trở thành một chiến lược
quốc gia vào năm 2020. Cục Phòng, chống HIV/AIDS là một trong những đơn vị tiên
phong với các dự án chuyển đổi số, đặc biệt là dự án số hoá Hướng dẫn điều trị và chăm
sóc HIV/AIDS trên ứng dụng điện thoại. Ứng dụng Hướng dẫn điều trị HIV của Bộ Y tế
đóng vai trị như một cổng thơng tin trực tuyến cho phép các y bác sĩ hay chuyên gia có thể
tiếp cận những nội dung quan trọng như các khuyến nghị liên quan đến cách tư vấn, xét
nghiệm và chẩn đoán HIV; điều trị bằng thuốc ARV; sử dụng thuốc ARV trong phòng ngừa
Page 10


lây nhiễm HIV; Dự phòng bệnh lao và điều trị dự phòng một số bệnh lây nhiễm và tiêm

chủng; tiếp cận triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh phối hợp thường
gặp; quản lý đồng nhiễm viêm gan và HIV; phịng ngừa và kiểm sốt các bệnh không lây
nhiễm ở người nhiễm HIV; cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS, chăm sóc tại nhà, tại
cộng đồng và các biện pháp can thiệp dự phòng cho người nhiễm HIV; quản lý trẻ vị thành
niên nhiễm HIV... Ngoài ra, y bác sĩ sẽ được cập nhật định kỳ những kiến thức, thông tin
mới đối với “Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” thơng qua ứng dụng trên điện
thoại. Đặc biệt, các bác sĩ và chuyên gia có thể trực tiếp gửi câu hỏi hay thắc mắc thông
qua ứng dụng và nhận phản hồi hướng dẫn từ VAAC nhanh chóng. Ứng dụng Hướng dẫn
điều trị HIV của Bộ Y tế còn hỗ trợ bác sĩ theo dõi các chỉ số cơ sở và sức khỏe quan trọng
của cơ thể bệnh nhân như Creatinine, BMI, BSA hay chỉ số APRI.
Chuyển đổi số ngày càng quan trọng nhằm rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả
phòng chống HIV/AIDS trước mục tiêu chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào
năm 2030.

Page 11


CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Có thể thấy ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế đã giúp các cơ sở y tế, bệnh viện tối
ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu suất khám, chữa bệnh với mục tiêu nhanh, chính xác và
người dân thuận tiện hơn; bác sĩ được công nghệ hỗ trợ để chỉ định thuốc chính xác, theo
dõi được tình trạng của bệnh nhân qua các lần khám, điều trị. Việc ứng dụng CNTT cũng là
tiền đề để xây dựng y tế thông minh, đáp ứng nhu cầu phát triển của con người và xã hội,
nhất là trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của của lãnh
đạo và việc thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm của đội ngũ nhân viên y tế tại đơn vị, tin
tưởng rằng việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế thời gian tới sẽ được phát triển mạnh
mẽ hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và hiện đại hoá ngành y tế.
4.2. Đề xuất, kiến nghị
Ứng dụng CNTT giúp nâng cao năng lực quản lý và điều hành của ban giám đốc các

bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và quản lý chương trình. Vì vậy
giám đốc các bệnh viện phải thực sự quan tâm đầu tư mọi nguồn lực để ứng dụng và phát
triển CNTT trong lĩnh vực y tế.
Cần đầu tư hơn nữa cho các doanh nghiệp công nghệ trong phát triển y tế thơng
minh; đầu tư, xã hội hố trong lĩnh vực y tế thông minh; đồng thời triển khai các ứng dụng
y tế thông minh theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế để phục vụ liên thông, kết nối,
chia sẻ thông tin y tế.
Triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng CNTT y tế thông minh hàng năm cũng rất cần
thiết. Bên cạnh đó là triển khai các chương trình truyền thơng về CNTT y tế thơng minh, tổ
chức các đoàn kiểm tra, đánh giá thực hiện các nhiệm vụ.

Page 12


CHƯƠNG 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Cục Phòng chống HIV/AIDS (2019), Báo cáo ước tính số ca nhiễm HIV trong
cộng đồng năm 2019.
2. Cục Phòng chống HIV/AIDS (2019), Văn kiện dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật
phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (EPIC). Hà Nội.
3. Sức khỏe đời sống (2021), Ứng dụng mới giúp quản lý xuyên suốt quá trình điều
trị HIV/AIDS tại Việt Nam, truy cập 21/7/2021.

4. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 1246/QĐ-TTg ban hành ngày
14/8/2020 Phê duyệt chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, Hà Nội.
5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An (2021), Báo cáo tổng kết cơng tác
phịng, chống HIV/AIDS năm 2020, Long An.
6. Lê Văn Tuấn (2020), Đánh giá kết quả tìm ca nhiễm mới HIV kết nối điều trị
ARV tại huyện Đức Hòa, Bến Lức và Thành phố Tân An tỉnh Long An năm 2020, Hà Nội:
Trường Đại học Y tế công cộng.

7. Viện y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh (2019), Tài liệu bồi dưỡng chức
danh nghề nghiệp Y tế cơng cộng chính (hạng II), TP HCM, tr.70-72,76.
Tiếng Anh
8. World Health Organisation (2015), 'Guideline on when to start antiretroviral
therapy and on pre-exposure prophylaxis for HIV.

Page 13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×