Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Quản lý cơ sở vật chất ở trường trung cấp kinh tế kỹ thuật nguyễn hữu cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HỌ VÀ TÊN: VÕ MINH TÂM

TÊN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT
NGUYỄN HỮU CẢNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 8. 14. 01. 14

LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS NGUYỄN LỘC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực, chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác và tuân thủ qui định
về trích dẫn, liệt kê tài liệu tham khảo của cơ sở đào tạo.
Thành phớ Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2020
Học viên

Võ Minh Tâm


LỜI CẢM ƠN


Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin bày tỏ
những lời tri ân đến: Quý thầy cô trong Ban Giám hiệu, các thầy cô giảng dạy lớp cao
học Khoa học Giáo dục khóa 2017 Đại học Khoa học Xã hội và nhân Văn, những
giảng viên đã giảng dạy và truyền thụ những kinh nghiệm q báu cho tơi trong suốt
khóa đào tạo sau đại học.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn GS Nguyễn Lộc, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ dạy và động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu luận văn, đã tạo điều
kiện, quan tâm sâu sát, chu đáo, nhiệt tâm chỉ bảo giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu và quý thầy cô
Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện nghiên cứu của tơi và tích cực hỗ trợ tơi trong quá trình khảo
sát, đánh giá và khảo nghiệm sư phạm.
Ngồi ra, tơi xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã tạo
mọi điều kiện, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Lời cam đoan………. ....................................................................................... ….. i
Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .................................................................. . iv
Danh mục các bảng biểu........................................................................................ v
Danh mục các hình vẽ, đồ thị .............................................................................. . vi
MỞ ĐẦU...... ........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: ........................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: .................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:.............................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................................... 3

5. Giả thuyết khoa học: ...................................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 4
8. Ý nghĩa của đề tài: ......................................................................................................... 5
9. Cấu trúc của đề tài: ........................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI TRƯỜNG
TRUNG CẤP ...................................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về quản lý cơ sở vật chất tại trường Trung cấp ............ 7
1.1.1. Đối với các nghiên cứu ngoài nước ..........................................................................7
1.1.2. Đối với các nghiên cứu trong nước .........................................................................12
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài:............................................................................. 17
1.2.1. Quản lý: ...................................................................................................................17
1.2.2. Các chức năng quản lý: ..........................................................................................19
1.2.3. Quản lý giáo dục: ....................................................................................................21
1.2.4. Quản lý nhà trường: ................................................................................................22
1.2.5. Cơ sở vật chất trường học: .....................................................................................23
1.2.6. Quản lý cơ sở vật chất trường học:.........................................................................24
1.3. Lý luận về cơ sở vật chất trong trường Trung cấp: ..................................................... 25
1.3.1. Trường Trung cấp trong hệ thống giáo dục q́c dân: ..........................................25
1.3.2. Vai trị của cơ sở vật chất trong Trường Trung cấp: ..............................................26
1.3.3. Các loại cơ sở vật chất trong Trường Trung cấp: ..................................................27
1.3.4. Yêu cầu về cơ sở vật chất trong trường Trung cấp .................................................28
1.4. Lý luận về quản lý cơ sở vật chất trong trường Trung cấp: ........................................ 32
1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý cơ sở vật chất ...................................................................32


1.4.2. Mục tiêu quản lý cơ sở vật chất trong trường Trung cấp .......................................33
1.4.3. Nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất trong trường Trung cấp ...................................34
1.4.4. Nội dung quản lý cơ sở vật chất trong trường Trung cấp ......................................35
1.4.4.1.Lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất:.....................................................................35

1.4.4.2.Tổ chức, chỉ đạo quản lý cơ sở vật chất.................................................................36
1.4.4.3.Kiểm tra, đánh giá quản lý cơ sở vật chất .............................................................37
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý cơ sở vật chất: ....................................... 39
1.5.1. Chi phí .....................................................................................................................39
1.5.2. Chính sách nhà nước: .............................................................................................40
1.5.3. Sự thay đổi của môi trường, sự phát triển của cơng nghệ: .....................................40
1.5.4. u cầu nâng cao tính linh hoạt ..............................................................................40
1.5.5. Người sử dụng cơ sở vật chất..................................................................................41
1.5.6. Trình độ chuyên môn và hệ thống quản lý ..............................................................41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI TRƯỜNG TRUNG
CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT NGUYỄN HỮU CẢNH ................................................... 43
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh. ... 43
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................43
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ......................................................................................43
2.1.3. Các ngành, nghề đào tạo và quy mô đào tạo của trường .......................................44
2.1.4. Cơ sở vật chất, tài chính .........................................................................................45
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .................................................................................... 45
2.3. Thực trạng cơ sở vật chất trường Trung cấp - Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh ... 49
2.3.1. Thực trạng các khu vực phục vụ hoạt động của trường: ........................................49
2.3.2. Thực trạng công tác trang bị thiết bị đào tạo .........................................................52
2.3.3. Thực trạng công tác khai thác, sử dụng các khới cơng trình, các thiết bị đào tạo .55
2.3.4. Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho việc khai thác, sử dụng các khới cơng trình, các thiết
bị đào tạo .............................................................................................................................57
2.3.5. Thực trạng công tác duy trì sửa chữa, bảo quản các khới cơng trình, các thiết bị
đào tạo. ...............................................................................................................................59
2.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn
Hữu Cảnh ........................................................................................................................... 61
2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của từng nội dung quản lý cơ sở vật chất ...............61
2.4.2. Thực trạng nội dung quản lý cơ sở vật chất tại trường Trung cấp Kinh tế -Kỹ thuật
Nguyễn Hữu Cảnh. .............................................................................................................63

2.4.2.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất ...................................................64
2.4.2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo quản lý cơ sở vật chất ..............................................68
2.4.2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá quản lý, sử dụng cơ sở vật chất ...........................71


2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý cơ sở vật chất tại trường
Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh. .............................................................74
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý cơ sở vật chất tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Nguyễn Hữu Cảnh..................................................................................................... 76
2.5.1. Kết quả đạt được .....................................................................................................76
2.5.2. Những hạn chế ........................................................................................................77
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT NGUYỄN HỮU CẢNH .................. 81
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .............................................................................................. 81
3.1.1. Cơ sở pháp lý: .........................................................................................................81
3.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn........................................................................................83
3.1.3. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý cơ sở vật chất ......................................83
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở vật chất ở Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh ............................................................................................... 85
3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, giáo viên, nhân viên về vai trò
của cơ sở vật chất và quản lý cơ sở vật chất trong nhà trường .........................................85
3.2.2. Biện pháp về cải tiến công tác lập kế hoạch xây dựng, trang bị, mua sắm thiết bị
đào tạo ................................................................................................................................90
3.2.3. Hồn thiện hệ thớng văn bản quy định trong quản lý cơ sở vật chất .....................94
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra quản lý và sử dụng cơ sở vật chất tại các đơn vị
trong nhà trường ............................................................................................................. 100
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .................................. 102
3.3.1. Phương pháp khảo sát .......................................................................................... 102
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất...................... 103
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ........................ 104
3.3.4. So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ...... 105

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 108
1. KẾT LUẬN.................................................................................................................. 108
2. KIẾN NGHỊ: ................................................................................................................ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................................... 113
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 119


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
IFMA
RICS
BIFM
CAFM
IWMS
CSVC &
PTKTGD
PTDH
CSVC-TB
THPT
GD&ĐT
CBQL
GV, NV

Giải thích
International Facility Management Association
Royal Institution of Chartered Surveyors
The British Institute of Facilities Management
Computer Aided Facility Management
Integrated Workplace Management Systems
Cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật giáo dục

Phương tiện dạy học
Cơ sở vật chất thiết bị
Trung học phổ thông
Giáo dục và đào tạo
Cán bộ quản lý
Giáo viên, nhân viên


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số bảng biểu
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

2.7

2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
3.1
3.2
3.3

Tên bảng

Bảng các nội dung quản lý cơ sở vật chất trường trung
cấp
Bảng thống kê mẫu là cán bộ quản lý
Bảng thống kê mẫu là giáo viên, nhân viên
Bảng thống kê các khu vực hoạt động của trường
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng công tác
trang bị thiết bị đào tạo
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng công tác khai
thác, sử dụng các khối cơng trình, các thiết bị đào tạo
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng điều kiện đảm bảo
cho việc khai thác, sử dụng các khối cơng trình, các thiết bị
đào tạo
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng cơng tác duy trì
sửa chữa, bảo quản các khối cơng trình, các thiết bị
đào tạo
Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng nhận thức của cán
bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của từng
nội dung quản lý cơ sở vật chất
Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng lập kế hoạch quản
lý cơ sở vật chất
Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng tổ chức, chỉ đạo
quản lý cơ sở vật chất
Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng kiểm tra công tác
quản lý cơ sở vật chất
Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
cơ sở vật chất tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật
Nguyễn Hữu Cảnh
Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của
các biện pháp
Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các

biện pháp
Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp

Trang
38
52
53
54
57
60
62

64

66
69
73
76
78
106
107
108


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT
1.1

HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của quá trình đào
tạo nghề

Trang
27

[

2.1

Hình quá trình hình thành của trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật
Nguyễn Hữu Cảnh

43

2.2

Sơ đồ tổ chức trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu
Cảnh

47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Sự phát triển của giáo dục, khoa học công nghệ được xem là then chốt cho sự
phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, lợi thế sẽ thuộc về
các quốc gia có chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo tốt và đồng đều. Chính vì thế
giáo dục đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực phục vụ cho sự phát triển của mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước nhất quán quan điểm xem giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện của
Đảng. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, năm 1993 khẳng định: “Cùng với khoa học và
công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được Đại hội VII xem là quốc sách hàng đầu; đầu tư
cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển”(Ban chấp hành
Trung ương đảng,1993). Nghị quyết số 29/NQ-TW Trung ương 8, (khoá XI) một lần
nữa khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan
điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều
kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình,
cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”
(Ban chấp hành Trung ương, 2013).
Thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua,
Bộ giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục.
Cùng với cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy thì việc trang bị cơ
sở vật chất phục vụ cho công cuộc đổi mới đồng thời được tiến hành. Bởi vì cơ sở vật
chất là một trong những điều kiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy và
1


học, đặc biệt là trong dạy nghề khi thời lượng thực hành chiếm từ 60 đến 70 % thời
lượng của tồn khóa học.
Vì vậy, cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chính là yếu tố phản
ánh tiềm lực đào tạo của mỗi nhà trường, đồng thời cơ sở vật chất là một trong các tiêu
chí quan trọng đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. Bên cạnh các điều kiện
đảm bảo chất lượng đào tạo nghề như: chương trình, giáo trình; đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý; cơng tác quản lý thì yếu tố về cơ sở vật chất là không thể thiếu được.

Tại thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 06 năm 2017 quy định tiêu chí,
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì yếu tố về cơ sở vật chất, thiết
bị đào tạo và thư viện (gọi tắt là yếu tố về cơ sở vật chất) chiếm 16 điểm trên tổng điểm
100. Bởi vì, cơ sở vật chất là một trong những nguồn lực quan trọng tác động tích cực
tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và chất lượng học. Chất lượng của cơ sở
vật chất gắn chặt với chất lượng đào tạo vì cơ sở vật chất đi theo đặc thù ngành, nghề
đào tạo.
Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở vật chất, trong quá trình hình thành và
phát triển, trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh luôn nhận được sự
quan tâm của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo ngành
nên đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhằm
thực hiện tốt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của xã hội.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đã nêu trên, ngoài yếu tố khách quan thì cơng
tác quản lý cơ sở vật chất trong nhà trường đóng một vai trị vơ cùng quan trọng.
Trong thực tế, công tác quản lý cơ sở vật chất ở trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Nguyễn Hữu Cảnh trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định
song vẫn còn một số bất cập, chưa thật sự hiệu quả. Các báo cáo về cơ sở vật chất cho
thấy: Diện tích đất của nhà trường là khá nhỏ hẹp chỉ có 4.300,3 m2 nên khơng đạt
chuẩn về diện tích đất theo u cầu của trường trung cấp. Một số nhà cửa, cơng trình,
thiết bị đào tạo đã được xây dựng mua sắm trước những năm 80 nên đã bị lạc hậu,
2


xuống cấp cần phải được khắc phục, số lượng phòng chuyên môn, xưởng thực hành
chưa được mở rộng; thiết bị đào tạo tại các phòng xưởng chưa được trang bị đồng bộ
(Hội nghị cán bộ viên chức năm học 2018 – 2019 và Hội nghị đối thoại giữa nhà
trường với ban cán sự các lớp năm học 2018 – 2019). Việc quản lý trang thiết bị tại các
phòng xưởng chuyên môn chưa được quan tâm nhiều (Báo cáo kiểm tra tình hình quản
lý, sử dụng thiết bị dạy học tại các phịng xưởng chun mơn học kỳ I, II năm học

2018-2019)…. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả đào
tạo của nhà trường. Vấn đề này làm cho những người quản lý mà trực tiếp là những cán
bộ làm công tác quản lý cơ sở vật chất tại trường phải có những suy nghĩ, trăn trở về
trách nhiệm của mình trong cơng tác quản lý cơ sở vật chất.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, công tác quản
lý cơ sở vật chất ở Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh càng được
đặt ra một cách cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu và thực tiễn quản lý cơ sở vật chất hiện
tại của nhà trường học viên chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý cơ sở vật chất ở trường
Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý cơ sở vật chất trường trung
cấp, đề tài khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Nguyễn Hữu Cảnh; từ đó đề tài đề xuất các biện pháp về quản lý cơ sở vật chất
tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh ngày càng tốt hơn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
*Khách thể nghiên cứu
Quản lý nguồn lực trường trung cấp
*Đối tượng nghiên cứu
Quản lý cơ sở vật chất ở trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu
Cảnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về Quản lý cơ sở vật chất ở trường Trung cấp
3


Khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Nguyễn Hữu Cảnh
Đề xuất các biện pháp Quản lý cơ sở vật chất ở trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Nguyễn Hữu Cảnh. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp.
5. Giả thuyết khoa học:

Công tác quản lý cơ sở vật chất của trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật
Nguyễn Hữu Cảnh đã đạt được một số kết quả: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện quản lý
cơ sở vật chất. Tuy vậy, trong công tác quản lý cơ sở vật chất cũng còn một số hạn chế
trong công tác lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất và kiểm tra quản lý sử dụng cơ sở
vật chất. Vì vậy nếu khảo sát đúng được thực trạng thì sẽ đề xuất được một số biện
pháp quản lý cơ sở vật chất trên cơ sở cải tiến hiệu quả các chức năng quản lý cơ sở vật
chất.
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu quản lý cơ sở vật chất ở trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh trên cơ sở thực hiện các chức năng quản lý cơ sở vật chất
như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các nội dung
quản lý cơ sở vật chất từ công tác xây dựng; mua sắm, trang bị; khai thác, sử dụng; duy
trì, sửa chữa, bảo quản các khối cơng trình, các thiết bị đào tạo.
- Về đối tượng khảo sát: Nghiên cứu sẽ tập trung khảo sát các đối tượng sau:
Cán bộ, giáo viên, nhân viên tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu
Cảnh.
- Về thời gian: Các số liệu khảo sát, thống kê, minh chứng tính từ năm 2017 trở
lại đây.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện công tác nghiên cứu được chuyên sâu, tác giả kết hợp đồng thời
nhóm các phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

4


Phương pháp nghiên cứu lý thuyết giúp tác giả trang bị và bồi dưỡng thêm
nguồn kiến thức về đề tài đang thực hiện. Sử dụng tổng hợp các phương pháp phân
tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa các nguồn tài liệu lý luận có liên quan đến
đề tài luận văn. Đặc biệt là nghiên cứu các tài liệu lý thuyết về cơ sở vật chất và quản
lý cơ sở vật chất ở các nội dung từ xây dựng, mua sắm, khai thác, sử dụng đến duy trì,

sửa chữa cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục. Những nguồn tài liệu, trích dẫn trong
luận văn được tập hợp từ việc nghiên cứu và phân tích bài viết trên sách, báo, tạp chí
khoa học chuyên ngành giáo dục, các nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài,
những văn bản pháp lý khác có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: quan sát thực tiễn thực trạng các khối cơng trình, các
thiết bị đào tạo tại các phòng lý thuyết, phòng xưởng chuyên môn, các điều kiện để hỗ
trợ việc khai thác sử dụng các khối cơng trình, các thiết bị đào tạo (cơng tác bố trí sắp
xếp các khối cơng trình, các thiết bị đào tạo) và hoạt động quản lý cơ sở vật chất ở các
nội dung từ Xây dựng; Mua sắm, trang bị; Khai thác, sử dụng; duy trì, sửa chữa, bảo
quản các khối cơng trình, các thiết bị đào tạo ở trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật
Nguyễn Hữu Cảnh.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến: Sẽ điều tra bằng phiếu hỏi
đối với 25 cán bộ quản lý (gồm tất cả trưởng, phó đơn vị, tổ trưởng bộ môn), 78 giáo
viên, nhân viên ở trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Sẽ nghiên cứu hồ sơ,
tài liệu, báo cáo về hoạt động quản lý cơ sở vật chất ở trường trường Trung cấp Kinh tế
- Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh.
+ Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng toán thống kê để tổng hợp, tính tốn,
phân tích các số liệu điều tra, lập bảng trong đánh giá thực trạng và khảo nghiệm tính
cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp.
8. Ý nghĩa của đề tài:
8.1. Về mặt lý luận
5


Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý cơ sở vật chất tại các trường trung cấp
8.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng
công tác quản lý cơ sở vật chất tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu

Cảnh. Sản phẩm của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên
cứu, đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý cơ sở vật chất tại trường trung cấp.
Chương 2: Thực trạng quản lý cơ sở vật chất tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ
thuật Nguyễn Hữu Cảnh
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất quản lý cơ sở vật
chất tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về quản lý cơ sở vật chất tại trường Trung cấp
1.1.1. Đối với các nghiên cứu ngoài nước
Thuật ngữ quản lý cơ sở vật chất (Facilities Management) đã được Owen (1995)
chỉ ra có nguồn gốc từ thế giới máy tính cơng nghệ cao và được chuyển sang lĩnh vực
xây dựng thông qua các nhà quy hoạch không gian và các nhà sản xuất đồ nội thất văn
phòng. Thuật ngữ quản lý quản lý cơ sở vật chất được sử dụng như một phương tiện
liên lạc giữa các nhà quy hoạch không gian, các nhà sản xuất đồ nội thất văn phòng với
một loạt khách hàng như nhân viên hành chính, nhân viên kế tốn và nhân viên quản lý
sản xuất trong các tổ chức hoặc người dùng (Aliyu Ahmad Aliyu, 2015). Như vậy có
thể nói quản lý cơ sở vật chất xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc,
kỹ thuật và xây dựng.
Quản lý cơ sở vật chất đã phát triển trong hơn 150 năm qua bắt đầu vào thời
điểm những năm 1980, khi các công ty bất động sản tại Mỹ nghĩ rằng tốt hơn là cung
cấp thêm các tiện ích cho người sử dụng như dịch vụ làm sạch, dịch vụ bảo vệ, dịch vụ

sửa chữa và bảo trì chứ khơng chỉ đơn thuần là cung cấp toà nhà (Atkin & Brooks,
2000; Aliyu Ahmad Aliyu 2015).
Đến khoảng năm 1983 thì quản lý cơ sở vật chất được thực hành tại Vương
Quốc Anh. Đến thời điểm này thì hoạt động quản lý cơ sở vật chất không phải chỉ đơn
giản là quản lý các tịa nhà và dịch vụ hỗ trợ kèm theo. Chính hoạt động quản lý cơ sở
vật chất đã đem lại sự đổi mới cho các tổ chức để họ thực hiện thành công sứ mệnh và
mục tiêu của họ trong điều kiện thay đổi là ngày càng có nhiều cơng ty đa quốc gia với
các tòa nhà và dịch vụ hỗ trợ được đặt tại các thành phố đắt đỏ và người quản lý cơ sở
vật chất phải đảm bảo rằng toà nhà và tài sản trong các toà nhà đó hoạt động theo một
cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy, việc thực hành quản lý cơ sở vật chất như một nghề
chuyên nghiệp bắt đầu từ đó.
7


Tổ chức thương mại đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực quản lý cơ sở vật chất là
Hiệp hội quản lý cơ sở vật chất quốc tế (IFMA) được thành lập vào năm 1980 đến năm
1985 đã có 1.500 thành viên, đến năm 1987 đã có hơn 4000 thành viên và đến hiện nay
đã có khoảng 23.000 thành viên của hơn 100 quốc gia (Aliyu Ahmad Aliyu, 2015).
Đến giai đoạn năm 1995, viện khảo sát điều lệ của Hoàng gia Anh (RICS) đã
tái cấu trúc lại bộ máy từ 07 đơn vị thành 16 khoa đã khẳng định sự ra đời của Khoa
quản lý cơ sở vật chất. Chính điều này đã thúc đẩy sự chuyên nghiệp hóa của hoạt động
quản lý cơ sở vật chất. Chính sự kiện này đã thúc đẩy Trường Cao đẳng Quản lý Bất
động sản tại Đại học Reading thành lập văn bằng chuyên nghiệp về quản lý cơ sở vật
chất, được RICS công nhận. Những nỗ lực kết hợp của Viện khảo sát điều lệ (RICS),
Viện Quản lý cơ sở vật chất Anh (BIFM) và Hiệp hội quản lý cơ sở vật chất quốc tế
(IFMA) thơng qua các nghiên cứu được trình bày tại các hội nghị, ấn phẩm sách, báo,
tạp chí,… đã đưa hoạt động quản lý cơ sở vật chất chính thức thành một nghề mang
tính chuyên nghiệp và phát triển cho đến ngày nay (Aliyu Ahmad Aliyu, 2015).
Theo Pathirage và các cộng sự, tính đến giai đoạn hiện tại sau 150 năm phát
triển thì hoạt động quản lý cơ sở vật chất đã trải qua 4 lần thay đổi quan điểm và cách

thực hành về hoạt động quản lý cơ sở vật chất như sau (Pathirage, C., Haigh, R.,
Amaratunga, D. & Baldry, D, 2008, p. 7):
Ở giai đoạn đầu tiên, quản lý cơ sở vật chất được xem xét như một chi phí
chung cho tổ chức và là thứ phải được quản lý với chi phí tối thiểu hơn là giá trị tối ưu.
Thay vì các tổ chức khi thuê trụ sở, văn phòng phải chi trả riêng cho các dịch vụ vệ
sinh, làm sạch, bảo vệ, sửa chữa và bảo trì thì những chi phí này đã được tính vơ chi
phí chung trong gói chi phí th văn phịng, trụ sở. Vì vậy, đầu tiên hoạt động quản lý
cơ sở vật chất đã được ra đời từ những sáng kiến cắt giảm chi phí.
Đến giai đoạn thứ hai, ban quản lý cơ sở vật chất đã đưa ra quan điểm về quy
trình quản lý cơ sở vật chất. Quy trình tập trung vào 2 nhóm đối tượng: nhóm 1 là tổ
chức doanh nghiệp và nhóm 2 là tổ chức phụ trách hoạt động quản lý cơ sở vật chất và
hoạt động quản lý cơ sở vật chất phải được tổ chức thành một quy trình liên tục từ lập
8


kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và cuối cùng là kiểm sốt thực hiện. Bên cạnh đó
để hoạt động quản lý cơ sở vật chất đạt được kết quả như mong muốn thì quy trình
quản lý cơ sở vật chất phải tích hợp với các quy trình khác trong tổ chức để đạt được
mục đích tối cao là nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Giai đoạn thứ ba, quản lý cơ sở vật chất đã tập trung hơn vào quản lý các nguồn
tài nguyên liên quan đến cơ sở vật chất và được xâu lại thành một chuỗi các vấn đề cần
quan tâm như: quy hoạch tổng thể, bố trí khơng gian làm việc, chiến lược bất động sản,
quản lý và thực hiện dự án, quản lý hợp đồng dịch vụ, quản lý hàng tồn kho, phối hợp
di chuyển, phối hợp mua sắm, lập kế hoạch bảo trì, quản lý trang web, quản lý dịch vụ
hỗ trợ…
Giai đoạn thứ tư cũng là giai đoạn hoàn thiện nhất thì quản lý cơ sở vật chất là
sự kết hợp hài hịa giữa con người, địa điểm, quy trình và cơng nghệ với mục đích là
đảm bảo chức năng, sự thoải mái, an toàn, hiệu quả để để mỗi tổ chức có thể thực hiện
thành cơng sứ mệnh và mục tiêu của họ.
Ngày nay quản lý cơ sở vật chất là một lĩnh vực dịch vụ theo đúng nghĩa và

quản lý cơ sở vật chất đã chính thức trở thành một chuyên ngành với các nguyên tắc,
quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật riêng.
Rất nhiều các cơng trình của các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu về các nội
dung quản lý cơ sở vật chất áp dụng chung cho tất cả các loại tổ chức từ thương mại, y
tế, giáo dục... Nội dung nghiên cứu về quản lý cơ sở vật chất tập trung vào các nội
dung sau:
* Nghiên cứu về quản lý không gian (Space management): Các nhà nghiên cứu
như Becker (1990); Franklin Becker & Fritz Steele (1995); John Worthington (2006)
khẳng định không gian là một loại hàng hóa rất q, nó tốn tiền và trong tình hình cạnh
tranh ngày càng gay gắt, các tổ chức muốn cắt giảm chi phí nhưng lại mong muốn cải
thiện chất lượng khơng gian cung cấp. Do đó họ đã đề xuất các giải pháp như cần phân
phối lại không gian trong các tổ chức cho hợp lý: khu vực làm việc chung (phòng họp,
hội nghị) cần được thiết kế rộng rãi giúp hỗ trợ quá trình giao tiếp, khu vực làm việc cá
9


nhân cần được thiết kế nhỏ lại. Bên cạnh đó cần thiết các văn phòng chia sẻ để tất cả
nhân viên cùng sử dụng. Việc cung cấp nhiều khu vực tiện nghi cho nhân viên cũng
cần được quan tâm: khu vực có máy bán hàng tự động, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nhà
ăn, nhà nghỉ cho nhân viên, khu vực ngân hàng, khu vực chăm sóc trẻ, khu vực tập thể
dục…Môi trường tự nhiên xung quanh với chất lượng đồ nội thất, chất lượng khơng
khí, ánh sáng, nhiệt độ cũng là vấn đề cần quan tâm trong việc quản lý cơ sở vật chất.
Chính các thay đổi trong quản lý không gian như vừa kể trên sẽ giúp các tổ chức tận
dụng được tối đa nguồn lực vật chất cũng như thúc đẩy quá trình kinh doanh được hiệu
quả hơn mà không làm giảm lợi luận của tổ chức (Becker, 1990; Franklin Becker &
Fritz Steele, 1995; John Worthington, 2006)
*Các nghiên cứu tập trung vào các các hoạt động cần quản lý có các đại diện
như Then (1994); Alexander (1996); Atkin & Brooks (2000); Lauge-Kristensen
(2002); Peter Barrett & David Baldry (2003). Các tác giả này đề cập những vấn đề cụ
thể cần quản lý trong lĩnh vực quản lý cơ sở vật chất như: Quản trị chiến lược

(Strategic management); quản lý tài sản (Asset management); quản lý nhân sự (Human
resources management); quản lý thay đổi (Change Management); quản lý chất lượng
(Quality management); quản lý bất động sản (Real estate management); quản lý rủi ro
(Risk management); quản lý xung đột (Conflict management); quản lý dự án (Project
management); Mua sắm (Procurement); quản lý bảo trì (Maintenance Management);
quản lý dịch vụ (Service management); quản lý thông tin (Information Management);
quản lý hiệu suất (Performance Management) (Then,1994; Alexander, 1996; Atkin &
Brooks, 2000; Lauge-Kristensen, 2002; Peter Barrett & David Baldry, 2003).
* Nghiên cứu về các quy trình quản lý cơ sở vật chất gồm có quy trình kiểm sốt
nội bộ trong quản lý cơ sở vật chất; cải thiện quy trình quản lý cơ sở vật chất; quy trình
quản lý cơ sở vật chất được hỗ trợ bởi IT ...( EuroFM Research Monograph, 2008).
* Nghiên cứu về quản lý cơ sở vật chất áp dụng cho các tổ chức giáo dục có các
nghiên cứu:

10


Các nghiên cứu của Jack Buckley, Mark Schneider, Yi Shang (2004); Joseph
Sunday Owoeye, Philias Olatunde Yara (2011) khẳng định rằng cơ sở vật chất trường
học là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành tích học tập của học
sinh. Do đó cải thiện cơ sở vật chất trường học là các nhà quản lý đã cung cấp một cơ
hội khả thi để cải thiện kết quả học tập của học sinh (Jack Buckley, Mark Schneider, Yi
Shang, 2004; Joseph Sunday Owoeye, Philias Olatunde Yara, 2011). Cơ sở vật chất
trường học từ các tịa nhà, phịng thí nghiệm, thiết bị, thư viện, tài liệu học tập, bàn,
ghế, bảng, phấn, bản đồ đến cả thiết bị vệ sinh và sân chơi…nếu được nhà trường trang
bị đầy đủ thì sẽ giúp cho học sinh có nhiều cơ hội để học tập và do đó nó là một trong
những điều kiện quan trọng quyết định đến việc học sinh đạt được thành tích học tập
cao (Joseph Sunday Owoeye, Philias Olatunde Yara, 2011). Bên cạnh đó các yếu tố
như khơng khí trong lành, ánh sáng tốt và môi trường học tập yên tĩnh, thoải mái, an
tồn cũng góp phần quan trọng đối với thành tích học tập của học sinh. Do đó các

trường học phải tuân thủ các quy định về sức khoẻ và an toàn trường học như quản lý
an ninh, an tồn cháy nổ, an tồn điện, phịng ngừa tai nạn, hoá chất khi học sinh thực
hành, thực tập tại các phịng xưởng chun mơn; chú ý đến vấn đề sức khoẻ cho người
học như nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, khơng có nấm mốc, quản lý tốt các loại dịch
bệnh; lên kế hoạch cho các trường hợp khẩn cấp như động đất, hoả hoạn…quan tâm
đến chất lượng không khí, ánh sáng, thơng gió trong phịng học (Joseph Sunday
Owoeye, Philias Olatunde Yara, 2011). Yếu tố về nhân sự phục vụ cơ sở vật chất và
công tác quản lý cơ sở vật chất cũng được đề cập trong các nghiên cứu. Các nhà nghiên
cứu Jack Buckley, Mark Schneider, Yi Shang (2004); Joseph Sunday Owoeye, Philias
Olatunde Yara (2011) khẳng định rằng lãnh đạo các trường học cần phải chú trọng đến
công tác quản lý cơ sở vật chất bởi vì nếu khơng quan tâm đến việc quản lý, sử dụng,
bảo trì, sửa chữa cơ sở vật chất thì cơ sở vật chất của trường học thường xuống cấp
nhanh chóng hoặc bị bỏ phí khơng sử dụng. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần có kế
hoạch trang bị, sử dụng, bảo trì, sửa chữa cơ sở vật chất. Đặc biệt là nên tạo ra và khắc
sâu được văn hố bảo trì cơ sở vật chất trong giáo viên và học sinh bởi vì bảo trì đúng
11


cách sẽ giúp nâng cao tuổi thọ của cơ sở vật chất (Jack Buckley, Mark Schneider, Yi
Shang, 2004; Joseph Sunday Owoeye, Philias Olatunde Yara, 2011; Asiyai, Romina
Ifeoma, 2012).
Và một cách tối ưu là tận dụng hết các khơng gian có sẵn có của cơ sở vật chất
trường học đã được hai tác giả Lockwood và Davies đề xuất trong tác phẩm
“Universities: the management challenge”. Hai tác giả này đã đưa ra khuyến nghị về
việc xây dựng các cơng trình cần hướng đến các không gian đa chức năng và linh hoạt
khi chuyển đổi. Điều này là rất cần thiết vì tiết kiệm được nhiều tiền bạc và diện tích.
Do đó xu hướng nhiều trong một đang trở nên phổ biến. Một mặt bằng phục vụ được
nhiều mục tiêu, có nhiều cơng năng ở những thời điểm khác nhau thì được đánh giá rất
cao (Geoffrey Lockwood & John Davies, 1985).
Việc quản lý cơ sở vật chất cần phải chú ý đến tình hình quản lý, khai thác cơ sở

vật chất đã được học giả Sanyal B.C. chỉ ra trong nghiên cứu Đổi mới trong quản lý đại
học (Innovations in University Management). Ông đã trình bày khá cụ thể về tình hình
quản lý khai thác giảng đường, phịng học, phịng thí nghiệm... của một số trường đại
học ở Hoa Kỳ, Canada, Bỉ, Nga, Phần Lan, Hà Lan, Anh và Châu Mỹ La tinh, đồng
thời phân tích ưu, nhược điểm của một số trường hợp (Bikas C. Sanyal, 1995).
Nhìn chung, những nghiên cứu trình bày ở trên dù tiếp cận theo những hướng
khác nhau, ở những khía cạnh, góc độ, quan điểm khác nhau nhưng lại có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau và đều rất cần thiết cho việc nghiên cứu một cách sâu rộng, tồn diện
về cơng tác quản lý cơ sở vật chất. Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp những lý thuyết
và những kinh nghiệm bổ ích về công tác quản lý cơ sở vật chất của các tổ chức nói
chung, trong các tổ chức giáo dục nói riêng. Chính việc nghiên cứu này đã giúp chúng
tơi kế thừa về mặt lý thuyết, phương pháp và nội dung nghiên cứu về hoạt động quản lý
cơ sở vật chất.
1.1.2. Đối với các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cơ sở vật chất và quản lý cơ sở vật
chất trong các trường học nói chung, trong đó bao gồm các sách, giáo trình, các báo
12


cáo khoa học, các bài viết trên các tạp chí, các luận án, luận văn,...của nhiều tác giả từ
các đơn vị uy tín cụ thể là:
Các nghiên cứu tổng quan về hướng dẫn nghiệp vụ quản lý cơ sở vật chất
trường học dưới dạng sách và giáo trình giảng dạy của các tác giả như Phan Quốc
Bảo, Nguyễn Phúc Châu, Bùi Minh Hiền, Chu Mạnh Nguyên; Trần Kiểm, Trần Quốc
Đắc, Trần Hồng Quang. Trong đó:
Tác giả Phan Quốc Bảo (2001) đã trình bày vấn đề về quản lý cơ sở vật chất và
phương tiện kỹ thuật giáo dục ( CSVC & PTKTGD) dưới dạng tài liệu giảng dạy gồm
4 phần liên quan đến quản lý CSVC và PTKTGD: Khái quát về quản lý CSVC và
PTKTGD; Quản lý trường sở; Quản lý PTGDKT; một số biện pháp quản lý CSVC
(Phan Quốc Bảo, 2001).

Các tác giả Nguyễn Văn Lê (1985), Chu Mạnh Nguyên (2005), Nguyễn Phúc
Châu (2010), Trần Kiểm (2012) đã hướng dẫn các nghiệp vụ quản lý cơ sở vật chất bao
gồm: những vấn đề chung về cơ sở vật chất, những nguyên tắc tổ chức và quản lý cơ sở
vật chất, những nội dung cần quản lý trong lĩnh vực cơ sở vật chất, vai trò của Hiệu
trưởng trong việc hiện thực hóa các chức năng quản lý cơ sở vật chất (Nguyễn Văn Lê,
1985; Chu Mạnh Nguyên, 2005; Nguyễn Phúc Châu, 2010; Trần Kiểm, 2012).
Nhóm tác giả của Viện Khoa học giáo dục do Trần Quốc Đắc chủ biên trong
cơng trình nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng, sử dụng
cơ sở vật chấ - Thiết bị dạy học ở trường phổ thơng Việt Nam” đã hệ thống hố một số
bước lý luận và thực tiễn của việc sáng tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất
ở trường phổ thơng, trong đó các tác giả đã cung cấp những nội dung cơ bản, cụ thể về
yêu cầu chất lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng một số loại thiết bị dạy học nhằm góp
phần đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học các môn học ở trường phổ thông
(Trần Quốc Đắc và các tác giả khác, 2002).
Tác giả Trần Hồng Quang và các tác giả khác trong “Giáo trình quản lí cơ sở
vật chất thể dục thể thao: dành cho sinh viên ngành quản lí TDTT” đã cung cấp các
kiến thức về quản lý cơ sở vật chất trong lĩnh vực thể dục thể thao, trong đó có hướng
13


dẫn cụ thể cơng tác bảo trì và sửa chữa các cơng trình thể thao. Chúng ta có thể tham
khảo và ứng dụng trong quản lý cơ sở vật chất tại trường học đặc biệt là ứng dụng các
chỉ dẫn về cơng tác bảo trì và sửa chữa cơng trình thể thao để áp dụng cho quản lý bảo
trì và sửa chữa các cơng trình tại trường học (Trần Hồng Quang và các tác giả khác,
2015).
Nghiên cứu một bộ phận của cơ sở vật chất là phương tiện dạy học có các tác
giả sau: Tơ Xn Giáp, Trần Khánh Đức, Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Q́c
Bảo, …Trong đó:
Tác giả Tô Xuân Giáp (1997) đã đưa ra những cơ sở phân loại phương tiện dạy
học (PTDH), cách thức lựa chọn, thiết kế chế tạo, sử dụng PTDH và một số điều kiện

để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả PTDH. Theo tác giả thì PTDH được sử dụng
đúng sẽ làm tăng hiệu quả sư phạm của nội dung và PTDH lên rất nhiều. (Tô Xuân
Giáp, 1997).
Tác giả Trần Khánh Đức (2002) đã chỉ ra lao động sư phạm của người giáo viên
cần có những dụng cụ, PTDH phù hợp tính chất và nội dung, mơi trường lao động ở
từng cấp học, loại hình trường và ngành nghề đào tạo. PTDH không chỉ là công cụ hỗ
trợ hoạt động lao động sư phạm của người giáo viên mà còn có vai trị thay thế cho các
sự vật, hiện tượng và một số quá trình xảy ra trong đời sống. Chính PTDH sẽ tạo điều
kiện để phát huy hết các chức năng tư duy của não con người (Trần Khánh Đức, 2002).
Các tác giả như Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006) đã trình
bày tổng quan về quản lý và quản lý nhà nước trong giáo dục, các vấn đề về quản lý
giáo dục như: quản lý trường học, chất lượng giáo dục, thiết bị dạy học... Về nội dung
thiết bị dạy học thì các tác giả đã phân loại một số nhóm thiết bị dạy học mà người
quản lý cần bao quát và cũng đưa ra các nguyên tắc, biện pháp quản lý thiết bị dạy học
ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay (Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc
Bảo, 2006).
Các bài nghiên cứu, báo cáo trong các hội thảo về quản lý cơ sở vật chất của
tác giả và nhóm tác giả như:
14


Có hơn 20 tác giả và nhóm tác giả tham gia báo cáo về công tác quản lý cơ sở
vật chất và các vấn đề liên quan đến quản lý cơ sở vật chất tại Hội thảo khoa học “Hiện
đại hố cơ sở vật chất kỹ thuật với cơng tác nghiên cứu khoa học & Đào tạo đại học”
do Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức (2015). Các báo cáo khoa học
về công tác quản lý cơ sở vật chất tập trung vào 2 nội dung cơ bản: vai trò, mối quan hệ
giữa cơ sở vật chất kỹ thuật với nghiên cứu khoa học và đào tạo ở các trường đại học
hiện nay; Thực trạng, giải pháp tổ chức, quản lý và sử dụng hiệu quả việc đầu tư phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật đối với nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công
nghệ ở đại học hiện nay (Hội thảo khoa học – Tp.HCM, 2015).

Có hơn 30 tác giả và nhóm tác giả tham gia báo cáo về cơng tác quản lý cơ sở
vật chất và các vấn đề liên quan đến quản lý cơ sở vật chất tại Hội thảo khoa học Hội
thảo Khoa học quốc gia "Quản lý cơ sở vật chất thiết bị trường học trước yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông" do Khoa Quản lý – Học viện quản lý giáo dục tổ chức (2018).
Các báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý từ Bộ giáo dục, Viện Khoa
học giáo dục, các trường đại học sư phạm, các Giám đốc Sở, Trưởng phó phịng giáo
dục và đào tạo, hiệu trưởng các nhà trường từ các tỉnh, thành trong cả nước. Các tác giả
đã cung cấp những góc nhìn phong phú, đa chiều về quản lý cơ sở vật chất thiết bị
(CSVC-TB) trường học trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông với 3 nội dung cơ
bản: Những vấn đề lý luận về quản lý, sử dụng CSVC-TB trước yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông; Thực tiễn quản lý, sử dụng nhìn từ góc độ cơ quan quản lý ngành, địa
phương, trường học; Đổi mới quản lý CSVC-TB trường học những vấn đề và xu hướng
của tương lai (Hội thảo Khoa học quốc gia, 2018).
Các bài nghiên cứu về cơ sở vật chất của các tác giả đang công tác trực tiếp
trong lĩnh vực quản lý cơ sở vật chất trường học như Nguyễn Đình Minh (2015);
Nguyễn Thị Chiêm (2009); Vũ Xuân Hùng (2016); Trần Văn Mừng (2014); Phạm Thị
Phú, Nguyên Lâm Đức (2011); Phạm Văn Nam (2011) được đăng trên tạp chí khoa
học giáo dục đã tập trung vào phân tích một vấn đề, một khía cạnh, một thực trạng,
hoặc giải pháp để cải thiện cơ sở vật chất ở một phạm vi hẹp như bồi dưỡng cán bộ
15


quản lý và sử dụng phương tiện dạy học, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
phòng bộ môn, đổi mới công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học, hợp tác nhà
trường và xã hội trong việc việc sử dụng cơ sở vật chất, khai thác thiết bị, tiêu chí và
cơng cụ đánh giá hiệu quả quản lý thiết bị dạy học …(Nguyễn Đình Minh, 2015;
Nguyễn Thị Chiêm, 2009; Vũ Xuân Hùng, 2016; Trần Văn Mừng, 2014; Phạm Thị
Phú, Nguyên Lâm Đức, 2011; Phạm Văn Nam, 2011).
Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thực trạng, giải pháp để quản lý cơ sở vật
chất của các tác giả Trần Quốc Bảo, Lê Văn Lê, Nguyễn Văn Ngoạn, Trần Quang

Thắng, Hoàng Anh Hưng. Trong đó:
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giả Trần Quốc Bảo với đề tài “Các
biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất – kỹ
thuật phục vụ cho việc dạy – học ở trường trung học phổ thông công lập TP.HCM”.
Tác giả đã khảo sát, phân tích thực trạng quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật (CSVC –
KT) tại một số trường trung học phổ thông (THPT) của TP.HCM, từ đó đề xuất biện
pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC – KT phục vụ
cho giảng dạy và học tập ở các trường THPT công lập tại TP.HCM (Trần Quốc
Bảo, 2005).
Tác giả Nguyễn Văn Lê với cơng trình “Khoa học quản lý nhà trường”. Trong
đó tác giả đã trình bày nội dung về quản lý cơ sở vật chất trường học, tác giả đã đưa ra
năm nguyên tắc tổ chức và quản lý cơ sở vật chất trường học; vấn đề bố trí tối ưu khu
trường, phịng bộ mơn, phịng thí nghiệm (Nguyễn Văn Lê, 1985).
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Phan Văn Ngoạn với đề tài
“Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở trường đại học Tiền Giang”. Tác giả đã khảo sát,
phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp để quản lý cơ sở vật chất tại trường đại học
Tiền Giang bao gồm các nhóm giải pháp về cơng tác kế hoạch – tài chính, cơng tác xây
dựng cơ bản, tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý cơ sở vật chất trường học (Phan Văn
Ngoạn, 2013).

16


×