Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Vai trò của đồng chí võ văn kiệt trong quá trình phát triển nông nghiệp vùng đồng tháp mười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

PHẠM THẾ HIỂN

VAI TRỊ CỦA ĐỒNG CHÍ VÕ VĂN KIỆT TRONG
Q TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG
ĐỒNG THÁP MƯỜI (1987 – 1997)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

PHẠM THẾ HIỂN

VAI TRỊ CỦA ĐỒNG CHÍ VÕ VĂN KIỆT TRONG
Q TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG
ĐỒNG THÁP MƯỜI (1987 – 1997)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 8229015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÌNH THỐNG



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


LỜI CẢM ƠN
Luận văn của tác giả được hoàn thành là kết quả của q trình tích lũy
những kiến thức lý luận cơ bản trong những năm học tại Khoa Lịch sử
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Thành
phố Hồ Chí Minh cùng với những kiến thức được tích lũy trong quá trình
khảo sát thực tế địa phương, cụ thể là vùng Đồng Tháp Mười. Trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
tận tình của các cá nhân, đơn vị. Nay tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến:
- Trước tiên, tác giả xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học khoa
học Xã hội và Nhân văn, Phòng Lý luận Chính trị - Lịch sử Đảng Ban Tuyên
giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử,
Phịng sau đại học, Bộ mơn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và đặc biệt là
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thống - Giảng viên chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt
thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
- Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các
tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp: đồng chí Trương Vĩnh Trọng
(ngun Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp), đồng chí
Phạm Thanh Phong (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Long An), đồng chí Trần Thế
Ngọc (Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang), đồng chí Võ Hồng Nhân (nguyên
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp), đồng chí Lê Minh Hoan (Bí thư Tỉnh Ủy Đồng
Tháp – Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã tạo điều
kiện phỏng vấn, hỗ trợ, động viên giúp đỡ.



- Cám ơn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Tuyên giáo, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, cùng với
các phòng ban đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu thực hiện đề tài
nghiên cứu.
- Sau cùng, tác giả xin cảm ơn đối với sự giúp đỡ, động viên, khích lệ
của Giáo viên chủ nhiệm, bạn bè, gia đình trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức, nỗ lực
hết mình nhưng do thời gian và kiến thức cịn hạn chế, nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót, sơ xuất. Tác giả kính mong nhận được sự cảm thơng và
đóng góp ý kiến từ q thầy cơ và các bạn.
Tác giả xin kính chúc q thầy cơ giáo Khoa Lịch sử Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
được dồi dào sức khỏe và ln thành cơng trong mọi công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh,

01 tháng 03 ăm 2021

Học viên thực hiện

PHẠM THẾ HIỂN


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận Văn “Vai trị của đồng chí Võ Văn Kiệt
nh h

i n nơng nghiệ vùng Đồng Th


ng

Mười (1987-1997)” là cơng trình

nghiên cứu do bản thân tôi tự thực hiện, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Nguyễn Đình Thống. Những số liệu, thơng tin được sử dụng trong cơng trình
là hồn tồn chính xác, có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, không sao chép từ
bất kỳ cơng trình nghiên cứu hay sách xuất bản nào khác.
Người cam đoan

PHẠM THẾ HIỂN


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................................................ 7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 8
7. Kết cấu của đề tài....................................................................................... 8
B. NỘI DUNG .................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI VÀ TÌNH
HÌNH SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
TRƯỚC NĂM 1987......................................................................................... 9
1.1. Tổng quan về vùng Đồng Tháp Mười .................................................... 9
1.2. Quá trình khai thác, phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười
giai đoạn (1975 - 1979) ................................................................................ 13
1.3. Bước đầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp vùng Đồng Tháp

Mười và những đóng góp của đồng chí Võ Văn Kiệt (1979 - 1987) .......... 20
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................... 36
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐỒNG CHÍ VÕ VĂN KIỆT
VỚI Q TRÌNH PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG THÁP
MƯỜI (1987- 1997) ....................................................................................... 38
2.1. Chỉ đạo trực tiếp xây dựng chương trình quốc gia, tiến quân vào khai
thác vùng Đồng Tháp Mười ......................................................................... 38


2.2. Xây dựng và chỉ đạo hoạt động của các ban chỉ đạo, ban nghiên cứu
khai thác vùng Đồng Tháp Mười ................................................................. 41
2.3. Những chỉ đạo thực tiễn trong quá trình khai thác vùng Đồng Tháp
Mười tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1987 - 1997 ......................................... 54
2.4. Những chỉ đạo thực tiễn trong quá trình khai thác vùng Đồng Tháp
Mười tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1987 - 1997 ......................................... 58
2.5. Những chỉ đạo thực tiễn trong quá trình khai thác vùng Đồng Tháp
Mười tại tỉnh Long An giai đoạn 1987 - 1997 ............................................. 62
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................... 68
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI VÀ VAI
TRỊ CỦA ĐỒNG CHÍ VÕ VĂN KIỆT ..................................................... 70
3.1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp và dấu ấn của đồng chí Võ Văn Kiệt ................................. 70
3.2. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang và dấu ấn của đồng chí Võ Văn Kiệt ................................. 75
3.3. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười trên địa bàn
tỉnh Long An và dấu ấn của đồng chí Võ Văn Kiệt..................................... 78
3.4. Một số kinh nghiệm từ sự chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Kiệt trong q
trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười .............................. 81
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 88

C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 90
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 94
E. PHỤ LỤC ................................................................................................ 107


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng Tháp Mười là một vùng đất trũng bao gồm ba tỉnh Long An, Tiền
Giang, Đồng Tháp, với nhiều tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế - xã hội
trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, góp phần vào việc
giải quyết vấn đề lương thực cho cả nước trong thời kì đổi mới. Đó là kết quả
của quá trình nhận thức và lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp vùng
Đồng Tháp Mười của Trung ương Đảng và Đảng bộ các tỉnh thuộc vùng
Đồng Tháp Mười, trong đó khơng thể khơng nhắc đến vai trị cá nhân, dấu ấn
của đồng chí Võ Văn Kiệt đối với quá trình phát triển nơng nghiệp vùng
Đồng Tháp Mười. Tại Hội nghị sơ kết 10 năm tiến công phát triển nông
nghiệp vùng Đồng Tháp Mười năm 1997, phát biểu trước hàng trăm nhà khoa
học trong và ngoài nước, đồng chí Võ Văn Kiệt đã nhấn mạnh: “Q trình
tiến cơng khai hoang, khai thác vùng Đồng Tháp Mười thật sự là một cuộc
cách mạng vô cùng quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam, đánh một cột mốc đáng nhớ trong quá trình đổi mới của cả nước” (Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 1997, tr.1). Với thực tiễn hoạt động phong phú
đồng chí Võ Văn Kiệt đã có những chỉ đạo sáng tạo, đúng đắn, luôn bám sát
thực tế để đề ra những biện pháp khai thác có hiệu quả, đưa vùng đất này
trong tương lai là vùng kinh tế trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của vùng
nói chung cũng như cả nước nói riêng.
Chính những đóng góp của đồng chí Võ Văn Kiệt về nơng nghiệp ở
vùng Đồng Tháp Mười đã tạo thành nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng

Đồng Tháp Mười phát triển nhanh chóng, đem lại những thành tựu góp phần
quan trọng vào việc phát triển kinh tế của cả nước nói chung, đặc biệt là trong
q trình đổi mới do Đảng lãnh đạo, đã gặt hái được nhiều thành công trên
lĩnh vực nông nghiệp. Nhằm nghiên cứu, làm rõ những đóng góp của đồng


2

chí Võ Văn Kiệt trong q trình phát triển nơng nghiệp, phát triển vùng Đồng
Tháp Mười, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình
đổi mới đất nước được thực hiện thắng lợi, học viên lựa chọn đề tài: “Vai trị
của đồng chí Võ Văn Kiệt trong q trình phát triển nơng nghiệp vùng
Đồng Tháp Mười (1987-1997)” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan trực tiếp đến đề tài là các cơng trình nghiên cứu về vai trị của
đồng chí Võ Văn Kiệt mang đậm dấu ấn thời kì đổi mới nói chung, vấn đề
phát triển nơng nghiệp vùng Đồng Tháp Mười nói riêng - cơng trình mà đồng
chí Võ Văn Kiệt là người luôn bám sát theo dõi, điều tra và đưa ra những chỉ
đạo kết luận đúng đắn thể hiện quyết tâm khai thác vùng lúa Tháp Mười, đưa
vào sản xuất lương thực phục vụ cho cả nước. Đó cũng là một quá trình vận
dụng đường lối đổi mới của Đảng và sự phấn đấu không ngừng của Đảng bộ
và nhân dân các tỉnh trong vùng Đồng Tháp Mười.
Theo đó, các cơng trình liên quan đến đề tài đã được cơng bố và được đề
cập đến với nhiều góc độ khác nhau trong đó có những cơng trình nghiên cứu
liên quan trực tiếp đến đồng chí Võ Văn Kiệt cũng như vai trị của đồng chí
Võ Văn Kiệt trong phát triển nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười như:
Nhiều tác giả (2010), Võ Văn Kiệt người thắp lửa, Nhà xuất bản Trẻ,
trang 38 và 39 có đề cập đến vấn đề đồng chí Võ Văn Kiệt đặc biệt quan tâm
đến khai thác tiềm năng to lớn của Đồng bằng sông Cửu Long; Đờng chí Võ

Văn Kiệt với cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2012, trang 313 có bài viết Dấu ấn Võ Văn Kiệt với quá trình phát triển vùng
Đồng Tháp Mười của tác giả Lê Thanh Dũng, bài viết đã khái quát nên quá
trình khai thác kinh tế xã hội vùng Đồng Tháp Mười và khẳng định vai trị
của đồng chí Võ Văn Kiệt; Võ Văn Kiệt một nhân cách lớn nhà lãnh đạo tài


3

năng suốt đời vì nước vì dân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012,
quyển sách viết dưới dạng hồi ký của các đồng chí từng làm việc với đồng chí
Võ Văn Kiệt trong đó có bài viết Người tạo diện mạo cho Đồng bằng sông
Cửu Long của tác giả Hồng Hạnh, ở trang 467, bài viết nói lên những quyết
sách đột quá của đồng chí Võ Văn Kiệt những vấn đề ở Đồng bằng sông Cửu
Long trong đó có vấn đề khai thác tiềm năng vùng Đồng Tháp Mười.
Đồng nhóm tác giả (Nguyễn Thị Kim Mai, Phạm Thế Hiển, Trần Đức
Huy, Đinh Duy Tiên, Phùng Thị Ngọc Xuân) đề tài nghiên cứu Khoa học cấp
trường (2014): Võ Văn Kiệt với q trình đổi mới nơng nghiệp vùng Đồng
Tháp Mười 1987- 1997, thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn. Đây là cơng trình nghiên cứu của nhóm mang tính chất đánh giá cơng lao
của đồng chí Võ Văn Kiệt với q trình khai thác nơng nghiệp vùng Đồng
Tháp Mười. Đề tài cịn nêu được lịch sử hình thành, phát triển của vùng Đồng
Tháp Mười. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chưa làm nổi bật được vai trị cá
nhân của đồng chí Võ Văn Kiệt, mới chỉ dừng lại ở việc khảo cứu tính chất
tổng quát chung và nguồn tài liệu chưa được phong phú; đề tài được nghiên
cứu bó hẹp trong phạm vi vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.
Phạm Thế Hiển (2017) khóa luận tốt nghiệp Đại học: “Vai trị của đờng
chí Võ Văn Kiệt với q trình khai hoang nơng nghiệp Đồng Tháp Mười
(1987- 1997)” được sự đồng ý của các thành viên trong nhóm nghiên cứu
sinh viên về đề tài “Võ Văn Kiệt với q trình đổi mới nơng nghiệp vùng

Đồng Tháp Mười 1987- 1997”, học viên đã kế thừa nghiên cứu khoa học sinh
viên cấp trường của tập thể nhóm năm 2014, đối với luận văn tác giả đã
nghiên cứu theo hướng chuyên ngành Lịch sử Đảng, qua đó đi sâu nghiên cứu
kết hợp vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp trong quá trình thực
hiện chỉ đạo của Trung ương, cũng như nêu bật vai trò của đồng chí Võ Văn
Kiệt về khai thác tiến cơng vùng Đồng Tháp Mười và đề tài chỉ được nghiên


4

cứu trong giới hạn phạm vi vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học cấp trường và khóa luận tốt nghiệp tác
giả đã kế thừa để thực hiện cơng trình luận văn thạc sĩ của mình, trong đó có
sự điều chỉnh trong phạm vi nghiên cứu là mở rộng giới hạn đề tài ra toàn
vùng Đồng Tháp Mười bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp
từ đó có sự đóng góp bổ sung thêm về nguồn tư liệu của 2 tỉnh Long An và
Tiền Giang để góp phần làm nổi bật hơn vai trị của đồng chí Võ Văn Kiệt đã
cùng với vai trị của địa phương trong q trình tiến hành khai thác kinh tế xã hội vùng Đồng Tháp Mười và nêu lên những thành tựu đạt được trong quá
trình tiến hành khai hoang, phục hóa mà đề tài thực hiện nghiên cứu 1987 –
1997, và có sự cấu trúc lại trong nội dung nghiên cứu, phần chương 3 nêu lên
kết quả phát triển nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười và vai trị của đồng chí
Võ Văn Kiệt.
Tỉnh ủy Long An (2019), Hội thảo khoa học đờng chí Nguyễn Văn
Chính với cách mạng Việt Nam và quê hương Long An, Văn phòng Tỉnh ủy
Long An. Hội thảo là tập hợp các bài viết, nghiên cứu của các tác giả, các
đồng chí là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh,
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp góp phần làm sáng tỏ thêm vai trị của
đồng chí Nguyễn Văn Chính với q hương Long An, trong đó có hai bài
viết: “Dấu ấn của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Chính trong việc đánh thức
tiềm năng vùng Đồng Tháp Mười” của tác giả Lưu Văn Quyết - Dương

Thành Thông và “Vai trị của đồng chí Nguyễn Văn Chính trong việc lãnh
đạo Đảng bộ và nhân dân tỉnh Long An thực hiện chương trình khai thác tiềm
năng vùng Đồng Tháp Mười” hai bài viết đề cập đến vai trò của đồng chí
Nguyễn Văn Chính với q trình lãnh đạo Long An khai thác kinh tế xã hội
vùng Đồng Tháp Mười phần thuộc tỉnh Long An; Ngô Văn Bé Luận án Tiến
sĩ (2006), Lịch sử phát triển vùng Đồng Tháp Mười (1945-1995), Thư viện


5

Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, là một cơng trình mang tính
chất tổng hợp và phân tích sự chuyển biến kinh tế - xã hội của vùng Đồng
Tháp Mười (1945-1995) trong luận án từ trang 126 đến trang 128 tác giả Ngơ
Văn Bé có đề cập đến vai trị của đồng chí Võ Văn Kiệt trong việc tổ chức
khai hoang vùng Đồng Tháp Mười; Trần Bạch Đằng (1996), Địa chí Đờng
Tháp Mười, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, cơng trình là sự nghiên cứu tổng
hợp của các tác giả về vùng Đồng Tháp Mười từ lịch sử hình thành cho đến
sự phát triển về kinh tế, xã hội của vùng; Trọng Quý (2017) Đổi đời – Hời ký
Trần Anh Điền (Ngun Bí thư tỉnh Ủy Đồng Tháp), Nhà xuất bản Trẻ; Lê
Phú Khải (2005) Đồng Tháp Mười hôm nay, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh; Võ Trần Nhã (2003), Lịch sử Đờng Tháp Mười Nhà xuất
bản Thành phố Hồ Chí Minh,….
Các cơng trình nghiên cứu như trên đã nghiên cứu, khảo sát những vấn
đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài, góp phần giúp cho tác giả có
cái nhìn tổng thể, hiểu hơn về quá trình lãnh đạo phát triển nơng nghiệp của
chính quyền địa phương, về vai trị của đồng chí Võ Văn Kiệt trong phát triển
vùng Đồng Tháp Mười, nhất là ở khía cạnh phát triển nơng nghiệp; qua đó,
những cơng trình nêu trên là những tài liệu hữu ích, giúp cho học viện thực
hiện được các mục tiêu mà đề tài nghiên cứu của mình đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về vai trị của đồng chí Võ Văn Kiệt với q trình phát triển
nơng nghiệp vùng Đồng Tháp Mười, từ đó góp phần tổng kết những chủ
trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp cũng như rút ra một
số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn, có thể tham khảo trong q
trình phát triển nơng nghiệp bền vững trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


6

Để đạt được những mục tiêu trên, luận văn tập trung làm rõ các vấn đề
cụ thể như sau:
Một là, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất nơng nghiệp vùng Đồng
Tháp Mười cũng như vai trò cá nhân mà đồng chí Võ Văn Kiệt đã vận dụng
sáng tạo trong đường lối đổi mới sản xuất nông nghiệp vào thực tế vùng Đồng
Tháp Mười giai đoạn 1987-1997.
Hai là, trình bày các chủ trương, chỉ đạo, kế hoạch của Trung ương và
địa phương đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đồng Tháp Mười, từ
đó đánh giá vai trị của đồng chí Võ Văn Kiệt trong việc triển khai những chủ
trương của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng
Tháp Mười.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm và hoạt động chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Kiệt đối với q
trình khai hoang vùng Đồng Tháp Mười trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã
hội vùng Đồng Tháp Mười giai đoạn 1987-1997.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: từ năm 1987 đến năm 1997, tác giả chọn mốc thời gian
thực hiện đề tài này bắt đầu khi chỉ thị 74/CT của Hội đồng Bộ trưởng được

ban hành “về việc phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười trong kế
hoạch 1988 – 1990”, đây là giai đoạn Đảng lãnh đạo q trình đổi mới một
cách tồn diện trên tất cả các lĩnh vực, đồng chí Võ Văn Kiệt trên cương vị là
Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện nỗ lực và tâm huyết trong việc chỉ đạo thực
hiện khai hoang vùng Đồng Tháp Mười.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trị của đồng chí Võ
Văn Kiệt trong việc chỉ đạo hiện quá trình khai hoang phục hóa nơng nghiệp
vùng Đồng Tháp Mười trên địa bàn các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp.


7

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam về chỉ đạo phát triển nông nghiệp.
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu như sau:
- Phương pháp lịch sử: Sử dụng phương pháp này trong việc tìm hiểu
những quan điểm chỉ đạo và biện pháp tổ chức thực hiện mà đồng chí Võ Văn
Kiệt đã đóng góp cho vùng Đồng Tháp Mười trong q trình đưa ra phương
hướng và các biện pháp cụ thể để tiến hành khai hoang của vùng.
- Phương pháp logic: Áp dụng phương pháp này để hệ thống lại các
chính sách, chủ trương mà đồng chí Võ Văn Kiệt đã thực hiện trong q trình
khai hoang phục hóa nơng nghiệp vùng Đồng Tháp Mười.
5.2. Nguồn tư liệu
Thứ nhất, các văn bản của Nhà nước, các văn kiện của Trung ương Đảng
về phát triển nơng nghiệp nói chung, phát triển kinh tế - xã hội Đồng Tháp
Mười nói riêng; các nghị quyết Đại hội Đảng bộ, báo cáo của các tỉnh vùng

Đồng Tháp Mười về nông nghiệp; các bài phát biểu của đồng chí Võ Văn
Kiệt về phát triển nơng nghiệp vùng Đồng Tháp Mười.
Thứ hai, kế thừa tài liệu từ cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
được đăng tải trên các báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác nhau; các văn
kiện, tài liệu ghi nhận đánh giá của các địa phương và người dân Đồng Tháp
Mười về vai trị của đồng chí Võ Văn Kiệt trong q trình chỉ đạo phát triển
kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười.
Tóm lại, việc vận dụng hiệu quả các nguồn tài liệu trên sẽ góp phần phục
dựng thành cơng q trình lãnh đạo phát triển nơng nghiệp vùng Đồng Tháp


8

Mười và những đóng góp của đồng chí Võ Văn Kiệt giai đoạn 1987 – 1997.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận văn đã góp phần làm rõ hơn vai trị của đồng chí Võ Văn Kiệt
cũng như vai trị của từng địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội vùng Đồng Tháp Mười 1987 – 1997, đánh dấu những thành tựu cho
ngành nông nghiệp trong chặng đường 10 đầu đổi mới.
- Về mặt khoa học luận văn đã nêu lên khái quát một cách tương đối toàn
diện quá trình chỉ đạo thực hiện khai hoang vùng Đồng Tháp Mười, từ đó có
thể tham khảo để xây dựng những biện pháp phát triển kinh tế - xã hội bền
vững vùng Đồng Tháp Mười.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần giúp cho việc nhận thức rõ hơn những biến chuyển
về nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười trong 10 năm (1987 – 1997), góp phần
cung cấp thêm những căn cứ khoa học để xây dựng định hướng, giải pháp và
đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa ngành nông
nghiệp cũng như kinh tế - xã hội ở vùng Đồng Tháp Mười trên con đường

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, tham khảo cho các địa
bàn có đặc điểm tương đồng như: Tứ giác Long Xuyên, Tây Nam sông Hậu,
Bán đảo Cà Mau. Bên cạnh luận văn cịn góp phần làm rõ những quan điểm,
chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới nông nghiệp, đồng thời làm rõ sự
vận dụng sáng tạo của đồng chí Võ Văn Kiệt về đường lối đổi mới nông
nghiệp vào thực tế vùng Đồng Tháp Mười.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có 3 chương, 13 tiết.


9

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI VÀ TÌNH
HÌNH SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
TRƯỚC NĂM 1987
1.1. Tổng quan về vùng Đồng Tháp Mười
Vùng Đồng Tháp Mười thuộc Đồng bằng sơng Cửu Long được hình
thành từ rất lâu, tuy nhiên đến khoảng đầu thế kỷ XIX, địa danh Tháp
Mười mới được hình thành và chính thức xuất hiện trên văn bản vào những
năm Thiên hộ Võ Duy Dương lấy Gò Tháp làm căn cứ nghĩa quân chống thực
dân Pháp (1864-1866) với tên Hán Việt là Thập Tháp (tức Tháp Mười) (Ban
Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Tháp, 2014, tr.56), đã nhanh chóng trở thành một
trong những địa danh nổi tiếng trong phạm vi cả nước, mang nhiều ý nghĩa
quan trọng về địa lý và lịch sử. Vùng Đồng Tháp Mười là một đồng bằng
rộng lớn và trũng thấp, nằm trọn vẹn ở hạ lưu sông Cửu Long về phía tả ngạn
sơng Tiền, phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới quốc gia dài 185
km, phía Tây Nam giáp sơng Tiền, phía Đơng và Đơng Bắc giáp sông Vàm
Cỏ Đông và quốc lộ 1A. Chiều ngang từ Hồng Ngự (Đồng Tháp) đến Tân An

(Long An) khoảng 120km, chiều dọc từ Vĩnh Hưng (Long An) đến Cao Lãnh
(Đồng Tháp) khoảng 60 km (Trần Bạch Đằng, 1996, tr.19).
Theo địa giới hành chính, vùng Đồng Tháp Mười được xác định bao
gồm 15 huyện, 1 thị xã và 7 xã thuộc ba tỉnh: Long An, Tiền Giang và Đồng
Tháp, với diện tích tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười là 696.949 ha, chiếm
17,72% tổng diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long (Trần Bạch
Đằng, 1996, tr. 21).
- Long An (299.452 ha, chiếm 43%): gồm các huyện Tân Hưng, Vĩnh
Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ và 7 xã của huyện Thủ
Thừa, Bến Lức.


10

- Tiền Giang (92.500 ha, chiếm 20%): gồm các huyện Cái Bè, Cai Lậy,
Tân Phước và một phần của huyện Châu Thành.
- Đồng Tháp (239.000 ha chiếm 37%): gồm Thị xã Cao Lãnh (nay là
Thành phố Cao Lãnh) và các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình, Tam
Nơng, Cao Lãnh, Tháp Mười.
Dân số Đồng Tháp Mười 1579.343 người (1996), tốc độ tăng tự nhiên
khoảng 2,2% và tăng cơ học bình quân khoảng 6.606 hộ/năm (1987-1997)
(Hồ Chín, 1997, tr.19).
Vùng Đồng Tháp Mười có vị trí thuận lợi để nối kết hành lang kinh tế
phía Đơng (tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh và
vùng Đơng Nam Bộ), hành lang kinh tế phía Tây (tỉnh Đồng Tháp, tiểu vùng
Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang và Kiên Giang), hành lang kinh tế
phía Bắc (Campuchia), hành lang kinh tế phía Nam (Vĩnh Long, Cần Thơ và
các tỉnh Nam sơng Hậu).
Địa hình, vùng Đồng Tháp Mười được xem là “đồng lũ kín”, có địa hình
trũng so với khu vực xung quanh. Cao độ biến động từ 0,3m – 4,1m, khoảng

75% diện tích có cao độ khoảng 0,5 – 1,5m. Phía Bắc giáp biên giới
Campuchia có cao độ 2 – 4m (chiếm khoảng 7% diện tích); khu vực này có
dạng đồng bằng xen kẽ gò thấp, nguồn gốc phù sa cổ, kéo dài từ phía Nam
đồng bằng Campuchia sang. Phía Tây Nam là những dải đất cao ven sông
Tiền (cách bờ sơng 2 – 5km) có cao độ 1,5 – 2,0m và những cồn cát chạy gần
như song song với bờ biển, đây là những di tích của bờ biển cổ xưa cịn sót lại
ở huyện Châu Thành và Cai Lậy (Tiền Giang). Vùng trung tâm có địa hình
trũng 0,4 – 0,7m, thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thấp nhất là
vùng trũng giữa sông Vàm Cỏ Đông và sơng Vàm Cỏ Tây, từ đó hình thành
vũng trũng phèn rộng lớn.
Về thổ nhưỡng, phân vùng quy hoạch năm 1977 xác định toàn vùng


11

Đồng Tháp Mười chủ yếu là đất phèn, bao gồm phèn nặng: 73.000ha, phèn
nhẹ: 43.000ha (Ban tuyên Giáo Tỉnh uỷ Đồng Tháp, 2014, tr.116). Đây là
nhóm đất khó khăn trong sử dụng cải tạo, bị hạn chế bởi các độc chất phèn,
độ chua cao, giàu đạm và kali nhưng rất nghèo lân. Khả năng sử dụng đất
phèn trong nông nghiệp phụ thuộc vào độ sâu tầng sinh phèn và khả năng
cung cấp nước ngọt trong mùa khơ. Chính phèn đã gây khó khăn, tốn kém
trong việc khai hoang trồng lúa, nhất là loại phèn nặng (Ban tuyên Giáo Tỉnh
uỷ Đồng Tháp, 2014, tr.111).
Sau loại đất phèn, có đất Sialit-Fieralit xám trên nền phù xa cổ
(17.000ha), loại đất này phân bố chủ yếu ở dọc biên giới Campuchia, thành
phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp nhưng
phổ thích nghi rộng với nhiều loại cây trồng như cây ăn quả và cây hoa màu,
đậu các loại, thuốc lá, lúa.
Loại đất thứ ba là đất phù sa, hình thành từ trầm tích phù sa sơng, phân
bố dọc theo sông rạch và các cù lao của sông Tiền hàng năm được bồi đắp

thêm phù sa mới. Thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ và dinh dưỡng, thích
hợp cho việc trồng lúa nước, ngồi ra những nơi có địa hình cao có thể trồng
hoa màu và cây ăn quả. Loại đất thứ tư là đất cát, đất hình thành trên nền cát
giồng, thành phần cơ giới nhẹ, chua nhẹ, nghèo hữu cơ và dinh dưỡng, tuy
nhiên do phân bố ở nơi địa hình cao, thốt nước nên phổ thích nghi rộng đối
với hoa màu cạn, cây ăn quả.
Khí hậu,vùng Đồng Tháp Mười nằm trong vùng khí hậu chung của Đồng
bằng sông Cửu Long với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt
ngày đêm nhỏ phân thành hai mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau trùng với gió mùa Đơng Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C 27,30C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 (29,50C), nhiệt độ thấp nhất vào tháng


12

giêng (25,20C). Độ ẩm của khơng khí biến đổi khá lớn theo mùa, theo ngày
đêm. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 82,5%. Tháng có độ ẩm trung bình
cao nhất là tháng 7: 87%, tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 3-4:
78%. Các cực trị của độ ẩm là 89% (tháng 7) và 32% (tháng 3). Lượng mưa
trên địa bàn thuộc loại trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long và phân bố
không đồng đều theo các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
chiếm đến 90-92% lượng mưa trong năm và tập trung vào các tháng 9-10 (3040%). Vùng Đồng Tháp Mười có số giờ nắng cao, bình quân khoảng 2.500
giờ/năm và khoảng 6-8 giờ/ngày và có khuynh hướng giảm dần theo hướng
Đơng Bắc - Tây Nam (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, 2014, tr.118).
Thuỷ văn, ngoài vùng nước mặt từ hệ thống sơng Mêkơng và hệ thống
sơng Vàm Cỏ thì vùng Đồng Tháp Mười cịn có con sơng Tiền chảy qua với
chiều dài khoảng 114 km, chiều rộng biến động trong khoảng 510-2000m,
chiều sâu lịng sơng trung bình từ 15-20m, lưu lượng bình quân 11.500m3/s,
lớn nhất 41.504m3/s, nhỏ nhất 2000m3/s (Hồ Chín, 1997, tr. 10). Ngồi ra cịn
có hệ thống sơng rạch chằng chịt (có thể đi mọi nơi trong vùng bằng phương

tiện thủy), hàng năm cung cấp một lượng phù sa và thủy sản lớn cho vùng,
ngoài ra với hệ thống sông rạch như vậy đã thau chua rửa mặn cho vùng phục
vụ hữu ích cho sản xuất nơng nghiệp (Ban tuyên Giáo Tỉnh uỷ Đồng Tháp,
2014, tr.120).
Khoảng đầu thế kỷ XVII, người Việt đến vùng Đồng Tháp Mười để sinh
sống và khai hoang nhưng còn rất thưa thớt. Trải qua nhiều thời kỳ của lịch
sử, vùng Đồng Tháp Mười vẫn là vùng đất hoang hoá, việc định cư của nhân
dân cịn nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, con người
chưa khắc phục được… Nông dân bám trụ ở đây chủ yếu làm nông nghiệp
như trồng lúa, trồng tràm, đánh bắt thuỷ sản. Trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân vùng Đồng Tháp Mười luôn bám đất


13

đánh giặc, xây dựng vùng Đồng Tháp Mười trở thành căn cứ địa vững chắc căn cứ địa lòng dân - chiến khu Đồng Tháp Mười huyền thoại giai đoạn 19461949 để lãnh đạo cách mạng ở Nam bộ trong thời gian đầu của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Với truyền thống yêu nước, cách mạng kiên cường, trong hai cuộc kháng
chiến, nhân dân vùng Đồng Tháp Mười vừa tăng gia sản xuất, vừa trực tiếp
đánh giặc, vừa tiếp tế cho cách mạng, với tinh thần quyết chiến quyết thắng,
chiến đấu rất anh dũng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, lập nhiều chiến
công. Năm 1964, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã khen tặng danh
hiệu “Kiên cường bám trụ giữ đất giành dân”, “Đồng Tháp Mười anh dũng”.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, quân dân
vùng Đồng Tháp Mười đã đánh quân Pôn Pốt xâm lược, giữ vững đường biên
giới của các tỉnh, góp phần quan trọng giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi
nạn diệt chủng, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế 10 năm giúp bạn tại Campuchia.
Ngày nay, nhân dân các tỉnh trong vùng Đồng Tháp Mười đã kế thừa và
phát huy truyền thống quý báu đó trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
và thực hiện chương trình tiến cơng chinh phục vùng Đồng Tháp Mười, từng

bước biến nơi đây thành vùng chuyên canh nông nghiệp.
1.2. Quá trình khai thác, phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp
Mười giai đoạn (1975 - 1979)
Từ sau giải phóng, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh khai hoang những
vùng đất cịn hoang hóa trong đó có vùng Đồng Tháp Mười. Năm 1976, lãnh
đạo ba tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp đã tiến hành khảo sát và điều
tra cơ bản vùng Đồng Tháp Mười. Qua đó, lãnh đạo ba tỉnh đã xây dựng được
một hệ thống bản đồ khá hồn chỉnh, có thể dùng làm căn cứ khoa học cho
việc hoạch định các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của mỗi tỉnh. Tiềm năng
phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng Tháp Mười là rất lớn từ việc giải


14

quyết vấn đề lương thực cho đến vấn đề an ninh - quốc phịng nhưng cho đến
thời điểm đó, vùng đất này vẫn chưa được phát triển. Đó là những nền tảng cơ
bản để hoạch định việc xây dựng vùng Đồng Tháp Mười trở thành vùng trọng
điểm lương thực của của nước. Chương trình điều tra, nghiên cứu tổng hợp
Đồng bằng sơng Cửu Long giai đoạn 1978-1981 do Phó Giáo sư Nguyễn Văn
Phổ làm chủ nhiệm được coi là bước đầu trong q trình khai hoang, phục
hóa nơng nghiệp ở vùng Đồng Tháp Mười.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/1976) của Đảng chủ trương
phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, theo hướng sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa. Mục tiêu chính là: cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho tồn xã
hội, cung cấp ng̀n ngun liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu từ sản
xuất của nông nghiệp.
Tiền Giang sau ngày 30/4/1975: “Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã làm
ngay kế hoạch khôi phục và cải tạo nền kinh tế, trong đó vấn đề trọng tâm
được quan tâm hàng đầu là khai hoang phục hóa vùng Đồng Tháp Mười” (Ủy
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, 1997, tr.1). Tỉnh chủ trương vận động nhân

dân trở về q cũ phục hóa ruộng vườn, khơi phục phát triển sản xuất, xây
dựng vùng lúa 2 vụ với 45.000 ha nằm hai bên quốc lộ 1A và tỉnh lộ 24,
chuyển đổi vùng lúa nổi từ một vụ bấp bênh lên hai vụ, khai hoang, mở rộng
diện tích vùng đất hoang tại Đồng Tháp Mười đột phá mở đường là 11 đơn vị
Nông Lâm Trường, trang trại của tỉnh, huyện được hình thành như: Nơng
trường Tân Lập, Nơng trường Ấp Bắc, Nông trường Nguyễn Văn Phùng,
Nông trường 3 tháng 2, Lâm trường Trương Văn Sanh… (Ủy ban nhân dân
tỉnh Tiền Giang, 1997, tr.1-2). Năm 1977 tỉnh vận động hàng ngàn thanh niên
xung phong, thanh niên, phụ nữ, bộ đội, công an vào Đồng Tháp Mười đào
kênh 500. Kênh này bắt đầu từ xã Mỹ Phước Tây (huyện Cai Lậy) kéo dài
đến xã Phú Mỹ (huyện Tân Phước ngày nay) dài gần 20km. Đồng chí Nguyễn


15

Cơng Bình (Chủ tịch tỉnh Tiền Giang) và đồng chí Nguyễn Công Bằng trực
tiếp chỉ huy đào kênh 500. Tiếp sau đó Tỉnh ủy cho chủ trương đào tiếp kênh
Trương Văn Sanh song song và cách kênh 500 khoảng 5km. Hàng ngàn người
được huy động đào kênh, một năm sau kênh Trương Văn Sanh hoàn thành và
được đưa vào sử dụng.
Ngày 12/4/1977, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ I đề ra
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1977-1980: “Phải
nắm vững nhiệm vụ trọng tâm là ra sức phát triển phong trào sản xuất phục
vụ, kinh tế chăm lo đời sống nhân dân. Đây là một nhiệm vụ hết sức cơ bản
và cấp bách chúng ta phải tập trung phát triển nông nghiệp, chủ yếu là lương
thực nhằm bảo đảm đủ ăn, ngừa đói, có dự trữ cho địa phương và góp phần
làm nghĩa vụ cân đối lương thực cả nước” (Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt
Nam tỉnh Long An, 1997, tr.11).
Năm 1977, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ I, đồng
chí Trần Anh Điền, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp kêu gọi: “Phát động phong

trào cách mạng sâu rộng trong công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân,
động viên mọi người đóng góp sáng kiến luôn hiến kế thi đua hoàn thành
nhiệm vụ kế hoạch nhà nước, nỗ lực thi đua hoàn thành mục tiêu: “Vì một
triệu tấn thóc”, thu hút đơng đảo nhân dân lao động ở các thị trấn, thị xã các
vùng đông dân cư hăng hái tiến quân vào vùng Đồng Tháp Mười” (Ủy ban
nhân dân Cách mạng tỉnh Đồng Tháp, 1976, tr.12).
Trong các chỉ thị, nghị quyết của các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng
Tháp, hầu như đều tập trung quan tâm đến việc khai thác vùng Đồng Tháp
Mười. Từ các mặt nông nghiệp, thủy lợi, khai hoang xây dựng vùng kinh tế
mới cho tới giao thông vận tải, bưu điện, lưu thông phân phối, cải thiện đời
sống nhân dân trong vùng.
Công tác thủy lợi đối với các tỉnh trong vùng bao giờ cũng là nhiệm vụ


16

hàng đầu, là mũi nhọn cho toàn bộ sự phát triển nông nghiệp, vừa phục vụ
cho thâm canh tăng vụ vừa thiết thực phục vụ cho khai hoang, phục hóa mở
rộng diện tích, trước hết đảm bảo nước tưới tiêu cho diện tích lúa 2 vụ. Thực
hiện chủ trương “thủy lợi là mũi nhọn”, các tỉnh tổ chức thực hiện đào ngay
các con kênh mới đối với vùng Đồng Tháp Mười và kết quả là các con kênh
lần lượt được khai thơng như: Đồng Tháp có kênh Tứ Thường, Tân Hội Cơ,
Đường Thét, An Bình. Về phía tỉnh Long An có các kênh Tân Thành - Lị
Gạch, Sở Hạ - Cái Cỏ, tuyến kênh 79. Đặc biệt là kênh Ranh được đào đầu
tiên giữa Trường Xuân và Kiến Tường (thuộc địa phận hai tỉnh: Đồng Tháp
và Long An). Tỉnh Tiền Giang cũng đã tập trung phát triển thủy lợi trong
phạm vi khu vực nằm hai bên quốc lộ 4 lên phía bắc đến kênh Nguyễn Văn
Tiếp “B”. Đó là các rạch: Rạch Ruộng, Chà Là, Xẻo Xịn và các kênh: kênh 5,
kênh 6, theo dự án Tân An, năm 1979 trạm bơm Tam Hiệp được xây dựng.
Đây là trạm bơm đầu tiên được xây dựng tại vùng Đồng Tháp Mười bao gồm

một kênh trục (dài 11km), 9 kênh chính và nhiều kênh sườn, tạo thành hệ
thống kênh nổi hoặc nửa nổi nửa chìm tưới tự chảy cho diện tích dự kiến là
6.500 ha (1978) (Nguyễn Quới - Phan Văn Dốp, 1999, tr.93-94). Trong khi
chờ đợi con kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng (khởi công năm 1977) hoàn thành
giai đoạn 1, sẽ nối dòng qua Long An và tưới từ 11,5 vạn đến 16 vạn ha cho
huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An vận động nhân dân địa phương làm thủy lợi
trước mắt, cải tạo và tu bổ hệ thống kênh mương có sẵn.
Việc đào kênh lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn do lượng phèn lúc bấy
giờ quá nhiều. Nước phèn được người dân vùng này ví von “đỏ như nước cau
đổ”, lúa gieo trồng thì ln bị chết do lượng phèn quá cao, sinh vật dưới sông
như cá ốc, cua… cũng không sống nổi1. Ngay từ khi thực hiện chủ trương
Trích phỏng vấn ơng Nguyễn Văn Cung - Ngun Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tháp Mười
(13/02/2015).
1


17

phục hóa, khai hoang vùng Đồng Tháp Mười, ba tỉnh Long An, Tiền Giang,
Đồng Tháp đã đề ra mục đích là tạo ra khối lượng lương thực lớn để xóa cái
đói của nhân dân trong vùng, đồng thời giải quyết khó khăn chung về vấn đề
lương thực của cả nước.
Trong giai đoạn 1976 - 1979, khi các kênh này chưa thông tuyến với
nhau, nguồn nước ngọt chưa thấy xuất hiện, lượng nước phèn chưa được đẩy
thoát, các ống dẫn phèn trải dài trên mặt đất, trong lịng kênh… Có nơi lượng
nước phèn kéo dài hàng chục cây số, làm sinh vật phải chết hàng loạt như cá
ốc, lươn, lịch, các loài thuỷ sinh, còn người dân phải tạm lánh kiếm nơi nước
ngọt mà sống tạm. Lãnh đạo các tỉnh cũng rất trăn trở về những vấn đề được
đặt ra trong lúc thực hiện đào kênh: có nên tiếp tục đào kênh nữa hay khơng?
Kết quả là đã có những suy nghĩ có nên chuyển đổi cây trồng hay khơng?

Tiếp tục trồng lúa hay chuyển sang trồng tràm, lác hay cây khóm? Có ý kiến
cũng cho rằng: Vùng sâu Đồng Tháp Mười phải trở lại trồng lúa mùa nổi kéo
dài ngày như cũ (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 1997, tr.5).
Việc xử lí phèn ở Đồng Tháp Mười đã trở thành vấn đề lớn bức xúc và
gần như đi vào bế tắc nan giải! Qua thực tiễn các chương trình đề án đề ra
một số biện pháp và xử lí phèn cụ thể là: dùng nước ngọt ém phèn, đào kênh
nên tránh các ổ phèn, cắt mao dẫn phèn bằng phương pháp cày ải, bón phân
hợp lý. Dùng vơi và phân Apatit để xử lí phèn, chọn giống cây chịu phèn...
(Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 1988, tr.26).
Nhìn chung, giai đoạn 1975-1979 cơng tác khai hoang, phục hóa vùng
Đồng Tháp Mười đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong đó hàng loạt các
tuyến kênh được khai thơng, tạo tiền đề cho việc “dẫn thủy nhập điền” phát
triển nông nghiệp sau này. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan đã khiến cho những mục tiêu đề ra thực hiện không đúng tiến độ
như:


18

Nguyên nhân khách quan:
Chiến tranh biên giới Tây Nam 1977-1979 khiến nhiều dân thường bị
thiệt mạng, phải lìa xa quê hương, ảnh hưởng đến lực lượng sản xuất, nhiều
người di cư, ruộng vườn bị bỏ hoang do nhiều bom mìn chưa được rà phá,
khó khơi phục lại diện tích sản xuất.
Lũ lụt năm 1978 gây thiệt hại nặng về người của, mùa màng bị mất
trắng, tốn nhiều thời gian để khơi phục. Trong đó tính trung bình tiểu vùng
Đồng Tháp Mười bị cuốn trôi hơn 100.000 ha lúa Hè Thu và lúa mùa, làm
mất trắng 250.000 tấn lúa, cộng với sâu rầy cũng gây thiệt hại đáng kể cho
nông nghiệp, nạn đói diễn ra trên diện rộng.
Nguyên nhân chủ quan:

Những năm đầu giải phóng, các tỉnh phải giải quyết nhiều vấn đề mang
tính bức thiết như: tổ chức lại bộ máy chính quyền tại địa phương, giải quyết
vấn đề lương thực thực phẩm, tư tưởng... trong đó, vì thiếu người có trình độ
học vấn và chun mơn nên chưa có những nghiên cứu tổng quan về địa chất,
dân cư và xã hội. Địa giới hành chính giữa các tỉnh vẫn chưa được thống nhất
rõ ràng.
Quá trình triển khai và thực hiện gặp phải nhiều bất cập, cụ thể là một bộ
phận lãnh đạo có người khơng đồng ý với việc khai hoang vùng Đồng Tháp
Mười vì điều kiện tự nhiên của vùng là vơ cùng khắc nghiệt; khơng ít người
dân đã phản đối khi chính sách được triển khai thực hiện.
Sau trận lụt kinh hoàng năm 1978 và chiến tranh biên giới Tây Nam kết
thúc (1979), thì vấn đề phát triển kinh tế - xã hội kết hợp an ninh - quốc
phòng ở vùng Đồng Tháp Mười dần được quan tâm và đẩy mạnh, cốt lõi
chính là việc khai hoang cải tạo vùng Đồng Tháp Mười. Bằng việc điều chỉnh
dân cư với các biện pháp như giãn dân, di dân... điều này cũng đồng thời nằm
trong xu thế cải tạo xã hội chủ nghĩa và hợp tác trong sản xuất nông nghiệp


×