Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG học TIẾNG ANH của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học kỹ THUẬT y tế hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.42 KB, 23 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
(năm 2019)

Nhóm: 2
Lớp: Gây mê 9

Hải Dương,ngày 10 tháng 03 năm 2019

1


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
Hai Duong Medical Technical University

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
Người thực hiện
Nguyễn Thị Chinh
Phạm Viết Duy
Trần Thị Hường
Trần Thị Hà My
Phạm Thị Thu Huyền
Vũ Thị Luận
Đỗ Thị Hồng Anh


Hoàng Thị Kim Liên

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Đức Thuận

2


CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO

ĐH KTYT HD : trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương
SV : sinh viên
TA: Tiếng Anh

3


MỤC LỤC
Đặt vấn đề………………………………………………………………..
I. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................6
II. Đối tượng nghiên cứu................................................................................7
1. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................7
2. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................7
3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn cỡ mẫu …....................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................8
5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................8
6. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................8
7. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………..….8
8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số..................9
Chương I: Cơ sở lý luận………………………………………………….10
Chương II: Kết quả nghiên cứu……………………………………….…16

Chương III: Phương pháp học tiếng anh………………………………..25
Chương IV: Kiến nghị, giải pháp…………………………..……………28
Chương V: Bộ câu hỏi…………………………………………………….29
Chương VI: Tài liệu tham khảo………………………………..………..33

Phần mở đầu
4


I. Mục tiêu nghiên cứu
1. Lý do thực hiện đề tài
Ngày nay học Tiếng Anh là một yêu cầu bắt buộc với mọi người vì nước ta đang
trong thời kỳ hội nhập và Tiếng Anh là một cầu nối quan trọng giúp chúng ta có
thể dễ dàng hợp tác văn hoá với các nước trên thế giới bởi lẽ tiếng anh là ngơn ngữ
thơng dụng và có sức ảnh hưởng trên thế giới .
Vì thế học tiếng anh là một môn học bắt buộc của các trường học từ tiểu học,
trung học cơ sở, phổ thông và các ngôi trường đại học cũng không thể thiếu. Đặc
biệt là trường Đại học Y nói chung và trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
nói riêng. Trong ngành y để nâng cao trình độ, bắt kịp xu hướng của các nước trên
thế giới và tiếp thu tinh hoa thì vấn đề học Tiếng Anh là một vấn đế vô cùng cần
thiết. Nắm bắt được xu hướng hiện nay, trường ĐHKTYTHD đã chú trọng vào
việc nâng cao trình độ Tiếng Anh cho sinh viên thơng qua việc học 16 tín chỉ học
Tiếng Anh bắt buộc, ngồi ra cịn có các lớp bổ trợ Tiếng Anh, các năm tổ chức
cuộc thi Tiếng Anh và thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh hỗ trợ cho sinh viên. Thực
tế là bên cạnh những sinh viên học tập tốt và khả năng giao tiếp Tiếng Anh thành
thạo thì cịn có những sinh viên chưa nắm được kiến thức cơ bản và khơng giao
tiếp được. Tình trạng này đã và đang diễn ra ở hầu hết các khối đại học, cao đẳng
của tất cả các chuyên ngành. Do đó chúng tơi thực hiện nghiên cứu đề tài này với
mục tiêu ở trên
2. Mục tiêu nghiên cứu:

Thống kê số liệu và đánh giá tình trạng học tiếng anh và hiệu quả học tiếng anh
của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Giúp sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh và phương
pháp để học tốt ngoại ngữ này. Để nhà trường và những nhà giáo dục nhận thấy rõ

5


thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở giảng đường đại học, những khó khăn và mong
muốn của sinh viên khi học Tiếng Anh. Từ đó đề ra những giải pháp để học tiếng
anh hiệu quả

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nêu rõ mức độ địi hỏi về trình độ Tiếng Anh đối với người lao động trẻ và thế
hệ tri thức ngày nay, nhằm thấy được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh.
Thống kê về thực trạng học Tiếng Anh của sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dương, tìm hiểu những phương pháp học tập của sinh viên, bao nhiêu % tự học,
bao nhiêu % học tại các trung tâm anh ngữ, bao nhiêu % học qua mạng internet,
sách báo, tạp chí, bao nhiêu% trên trường, bao nhiêu % học ở Câu lạc bộ tiếng anh
(thực hiên khảo sát đối với 100 sinh viên trường Đại học KTYT Hải Dương).
Những khó khăn sinh viên phải đối mặt và những mong muốn của sinh viên đối
với việc học Tiếng Anh ở giảng đường đại học. Từ đó đề ra những chương trình,
những giải pháp giúp sinh viên tự nâng cao kỹ năng Tiếng Anh một cách hiệu quả
và hợp lý nhất
4. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định tính và định lượng
5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn cỡ mẫu
5.1 Cỡ mẫu: 100 sinh viên
5.2 Phương pháp chọn cỡ mẫu: Mẫu ngẫu nhiên đơn
Quá trình chọn:

+Lập danh sách 500 sinh viên trường Đại học KTYT Hải Dương
+Từ đó chọn ngẫu nhiên 100 sinh viên để khảo sát

6


+Lý do chọn: Người nghiên cứu chưa có kinh nghiệm nên chưa thể nghiên
cứu với cỡ mẫu quá lớn. Loại trừ đi những sinh viên đi thực tế, khơng có
mặt tại thời gian khảo sát. => Quyết định chọn cỡ mẫu 100 sinh viên
6. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng tơi sẽ áp dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Thảo luận nhóm để tìm ra các vấn đề liên quan đến đề tài
- Phương pháp thu thập thông tin: khảo sát 100 bạn sinh viên của
trường Đại học KTYT Hải Dương thuộc các khoa
- Phương pháp xử lý thông tin: các số liệu thu được trong cuộc khảo sát sẽ được xử
lý bằng các phần mềm Excel, SPSS…
- Phương pháp phân tích số liệu: dùng để mơ tả tình hình học Tiếng Anh của sinh
viên Đại học KTYT Hải Dương và rút ra kết luận.
7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
8. Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
Thời gian : từ 28/03 - 20/05/2019
Địa điểm: trường Đại học KTYT Hải Dương
9. Kinh phí
Nhóm dự trù kinh phí: 200.000 đồng.
10.Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
- Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội
dung nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thơng tin chính xác.
- Chỉ tiến hành nghiên cứu khi các đối tượng nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên

cứu. Tất cả các đối tượng nghiên cứu không cần ghi tên, địa chỉ. Mọi từ chối trả lời
đều được chấp nhận.

7


-Tất cả các thông tin thu được chỉ nhằm mục đích phục vụ cho đề tài, khơng nhằm
mục đích nào khác.
11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
11.1 Hạn chế
- Khi thu thập số liệu sẽ có những khó khăn như đối tượng nghiên cứu không trả
lời hoặc trả lời sai thực tế, vì vậy sẽ có sai số thơng tin.
- Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn một trường đại học nên khơng thể khái qt
cho quần thể lớn hơn như tồn tỉnh...
11.2. Sai số
+ Do bộ câu hỏi: Các câu hỏi diễn đạt khơng rõ ràng và trật tự bố trí
chưa logic.
+ Do Người nghiên cứu: chưa có kinh nghiệm, sai số trong chọn mẫu, nhập và
xử lí số liệu
+ Do người cung cấp thông tin: cung cấp thông tin chưa trung thực.
+ Do các yếu tố biến thiên bên ngoài khác.
➔ Sai số lấy mẫu, sai số do các biến thiên ngẫu nhiên, sai số trong việc chọn
mẫu…
11.3. Biện pháp khắc phục.
- Do bộ câu hỏi:
+ Xây dựng câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời.
+ Câu hỏi phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
+ Được sự tham khảo, góp ý của giảng viên và các thành viên trong nhóm.
- Do nguời nghiên cứu:


8


+ Nắm chắc kiến thức lí thuyết về xây dựng đề tài nghiên cứu.
+ Tích cực chủ động trong quá trình tham gia nghiên cứu.
+ Quản lí và xử lí số liệu cẩn thận, chính xác và có sự rà soát lại.
+ Xây dựng sự tin tưởng và sự đồng ý tham gia của đối tượng nghiên cứu.
+ Có sự trao đổi giữa các thành viên trong nhóm và góp ý của giảng viên trong quá
trình nghiên cứu
- Do người cung cấp thơng tin:
+ Giải thích và xin được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành
thu thập số liệu.
+ Kiểm tra thông qua các đối tượng liên quan.
+ Bộ câu hỏi dễ hiểu, dễ trả lời, khơng gây khó chịu cho đối tượng tham gia nghiên
cứu.
+ Kiểm tra lại các thông tin đối tượng cung cấp trước khi xử lí số liệu.
+ Cam đoan giữ bí mật về các thơng tin đối tượng nghiên cứu cung cấp.
- Do các yếu tố khác: thường là các yếu tố cá nhân riêng tư nên khó can thiệp.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Nguồn gốc Tiếng Anh:
Tiếng Anh (English) là một thứ tiếng thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngơn ngữ
gốc Đức (thuộc về hệ Ấn-Âu), đã du nhập vào Anh qua các thứ tiếng của nhiều dân
xâm chiếm vào thế kỷ thứ 6.

9


Tiếng Anh truyền khắp nơi dưới chủ nghĩa thực dân trong thời kỳ thịnh vượng của
Đế quốc Anh, từ đảo Anh qua nước Úc, Canada, Hồng Kông, New Zealand, Hoa

Kỳ, và một số nơi khác.
Tiếng Anh là hậu thân của một ngôn ngữ chung của các giống người
Anglo-Saxon( người Đức), được vua Vortigern mời sang Anh vào khoảng giữa thế
kỷ thứ 5 để giúp ông ta trong cuộc chiến chống người bản xứ Pict (người Pict ngày
nay khơng cịn nữa). Sau khi chiến thắng, những người này ở lại và làm ngôn ngữ
của một giống dân bản xứ khác trên đảo, người Celt, đi đến tình trạng gần như mai
một.
Ngơn ngữ này rất giống tiếng Frysk và được dùng tại đảo Anh trong 5 thế kỷ tiếp
theo sau đó. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 9, một số người Viking – một giống dân nói
tiếng Na Uy cổ và rất nổi tiếng về mạo hiểm và xâm lăng – cũng đến xâm chiếm và
định cư tại Anh. Trong thời gian này, tiếng Na Uy cổ đã có một ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển của Tiếng Anh.Điểm đáng chú ý thứ nhất là tiếng Na Uy cổ và tiếng
của người Anglo-Saxon có cùng gốc Đức, do đó những người này có thể giao dịch
với nhau để tạo ra những ảnh hưởng sâu đậm trong ngôn ngữ.
Điểm đáng chú ý thứ hai là tên của Tiếng Anh (English), của nước Anh (England)
và của nhiều địa danh tại đó có gốc từ tên Angle của người Angle. Tiếng Anh phát
triển trong thời gian này, khoảng thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 11, được gọi là
Tiếng Anh thượng cổ (Old English).
Vào năm 1066, công tước William của Normandy (một phần của nước Pháp hiện
nay), đã xâm chiếm lại Anh từ tay những bộ tộc. Tiếng Anh từ đó chịu thêm ảnh
hưởng của tiếng Pháp và tiếng Latinh, dưới các triều đình người Norman đến từ
Normandie.Các nhà ngơn ngữ học gọi Tiếng Anh phát triển trong ba thế kỷ sau
năm 1066 là Tiếng Anh trung cổ (Middle English).

10


Tiếng Anh cận đại (Modern English) bắt đầu vào thế kỷ 16 và người có cơng nhất
trong sự tiến triển này là nhà văn hào nổi tiếng của văn chương Anh:William
Shakespeare. Từ thế kỷ 16, người Anh đã quan hệ, tiếp xúc với nhiều dân tộc trên

khắp thế giới. Chính điều này, và thời kỳ Phục hưng xảy ra, đã tạo nên nhiều từ
mới và nhóm từ mới gia nhập vào ngôn ngữ này. Trong năm 1604 cuốn từ điển
Tiếng Anh đầu tiên đã được xuất bản.
Nhiều nhà ngôn ngữ học còn chia Tiếng Anh cận đại thành tiền cận đại (Early
Modern) và cận cận đại (Late Modern).Tiếng Anh cận cận đại diễn ra vào đầu thế
kỷ 19 khi Đế quốc Anh có thuộc địa trên khắp hồn cầu. Tiếng Anh do đó trải qua
thêm một biến đổi khá lớn nữa vì nó khơng những trở thành một ngơn ngữ quan
trọng trên thế giới mà còn thâu nhập rất nhiều ngơn từ của các nền văn hóa khác
nhau.
2. Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế?
Nước Anh là một nước thực dân có nền kinh tế phát triển rất sớm, là trung tâm
mua bán trao đổi hàng hóa trên thế giới nên từ xƣa các lái bn nước ngồi đều
phải hiểu rõ Tiếng Anh để dễ dàng bn bán.
Ngồi ra, trước đây nước Anh đã sớm thống trị nhiều vùng đất trên thế giới
(khoảng ¼ lục địa) và sau này đa phần các cựu thuộc địa của Anh đều là
nhữngnước giàu có phát triển mạnh. Thêm vào đó Tiếng Anh phổ biến cũng nhờ
vào Mỹ. Tổ tiên của người Mỹ đa phần đến từ Anh, họ nói Tiếng Anh và Mỹ lại là
một quốc gia lớn mạnh có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.
Theo thống kê, tuy Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông đứng thứ 3 trên thế giới về
số người sử dụng (sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha) nhưng đây vẫn được
xem là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Cụ thể như sau:

11


- Tiếng Anh là ngơn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia khác nhau ( Anh, Hoa
Kỳ, Úc, Bahamas, Dominica, Gibraltar, Grenada, …), ngơn ngữ chính thức của
khối E.U và được dùng làm ngôn ngữ thứ 2 của nhiều nước khác.
- Tiếng Anh chiếm ưu thế trong giao thông vận tải và các phương tiện truyền thông
nhất là trong lĩnh vực du lịch và ngôn ngữ cộng đồng của hàng khơng quốc tế.

- Là ngơn ngữ chính trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin. Chương trình chỉ dẫn trên
máy tính, các chương trình phần mềm và hơn 80% nguồn dự trữ thơng tin của hơn
100 triệu máy tính khắp thế giới thường được dùng bằng Tiếng Anh.
- Là ngôn ngữ phổ biến trong thương mại quốc tế và tham gia hầu hết vào các
thành phần lãnh đạo của các doanh nghiệp.
3. Tiếng Anh và chính sách giáo dục củaViệt Nam.
3.1. Vai trò chung của ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh đối với nền giáo dục Việt
Nam.
Hiện nay, Việt Nam là một nước đang phát triển và có mong muốn hội nhập thế
giới. Vì vây, việc thành thạo ngoại ngữ đối với mọi người, nhất là người lao động
trí thức là một vấn đề tất yếu để bắt kịp sự bùng nổ công nghệ, kỹ thuật như hiện
nay. Và Tiếng Anh – ngơn ngữ quốc tế - chính là tiếng nói chung của tồn thế giới
và biết Tiếng Anh chính là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại.
Tầm quan trọng của Tiếng Anh còn đƣợc thể hiện ở nhiều mặt khác nhau. Hầu hết
các cuộc thi lớn trên thế giới như các cuộc thi sắc đẹp, thi thể thao, hay các cuộc
thi Olympics về toán học, vật lý … đều sử dụng Tiếng Anh làm ngơn ngữ chính.
Các nhà ngoại giao cũng đều dùng Tiếng Anh để giao tiếp với nhau.
Có nhiều người cho rằng khơng phải cứ học Tiếng Anh thì mới có thể phát triển,
mới bắt kịp thời đại. Phải hiểu rằng chúng ta không phải lệ thuộc vào Tiếng Anh
hay đề cao quá mức mà bắt buộc mọi người phải biết thì mới phát triển được.

12


Tiếng Anh cũng giống như một cơng cụ chính để tiếp cận tri thức thế giới vì hầu
hết các quốc gia phát triển trên thế giới đều dùng Tiếng Anh, mà muốn hội nhập thì
ít nhất chúng ta cũng phải thành thạo, am hiểu về văn hóa của nước khác.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có thể bắt gặp Tiếng Anh ở mọi nơi. Ví dụ
điển hình như tên của các trường đại học hiện nay, hầu hết các trường đều sử dụng
tên Tiếng Anh đi kèm với tên tiếng Việt của trường và kí hiệu trường

thường lấy từ tên Tiếng Anh như: Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương (Hai
Duong Medical Technical University) , Cao Đẳng Dược Trung Ương Hải Dương
(Hai Duong Central College Of Pharmacy),….
3.2. Chính sách giáo dục Tiếng Anh của nước ta
Việc xác định rõ vị trí của Tiếng Anh trong ngơn ngữ dùng trong các nước trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng là điều rất cần thiết để tìm ra phương pháp
dạy và học có hiệu quả. Ở Việt Nam, rất nhiều người đồng tình với việc Tiếng Anh
là ngơn ngữ thứ hai (second language). Nếu coi Tiếng Anh là ngơn ngữ thì nó phải
được sử dụng ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực. Thực tế, Tiếng Anh ở Việt Nam chỉ
dùng để giảng dạy trong trường học. Mục đích của việc học là để đọc sách báo, tài
liệu hay giao tiếp với người nước ngoài bằng Tiếng Anh.
Do vậy, nó chỉ dừng lại ở vị trí ngoại ngữ. Hiện nay Tiếng Anh coi là ngoại ngữ
thứ nhất (first foreign language), bên cạnh tiếng mẹ đẻ (first language, native
language or mother tongue). Nói một cách khác, Tiếng Anh ở Việt Nam được dạy
và học với tư cách là một ngoại ngữ.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của Tiếng Anh, bộ giáo dục nước ta đã đưa Tiếng
Anh vào giảng dạy tại các bậc học từ tiểu học đến đại học (tùy theo từng vùng khác
nhau).
Ngày 02/08/2006, Chính phủ ra nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về
dạy và học ngoại ngữ như sau: “ Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ

13


trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ
mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ
rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với
một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung
cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong
giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa;

biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Ngồi ra, Bộ Giáo dục và đào tạo còn
triển khai “ Đề án dạy và học ngoại ngữ trong nền giáo dục quốc dân giai đoạn
2008 đến 2020. Theo quyết định 3321/QĐ-BGDĐT “Chương trình thí điểm tiểu
học” đang được triển khai giảng dạy từ cấp 1.
Tuy có nhiều chính sách cho việc giáo dục Tiếng Anh trong nước nhưng cũng chỉ
còn trên lý thuyết, trên thực tế chúng ta vẫn cịn chưa tìm được giải pháp hợp lý và
thỏa đáng trong quá trình thực hiện.
4. Trình độ Tiếng Anh của lao động trẻ với nhà tuyển dụng:
Tiếng Anh không chỉ dùng để giao tiếp, tiếp cận tri thức thế giới mà hiện nay nó
cịn là một thước đo đối với nhà tuyển dụng khi tuyển lao động trẻ.
Việt Nam đang trên đường phát triển hội nhập quốc tế nên ngày càng có nhiều
cơng ty, doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực trong nước.Và Tiếng Anh luôn là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Chính vì thực tế này mà chúng ta
có thể thấy các bạn du học sinh trở về nước luôn tìm đƣợc cơng việc tốt
với mức lương cao ở các cơng ty nước ngồi.
Chẳng những các cơng ty nước ngồi địi hỏi trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng
Anh, đối với người lao động mà ngày nay các công ty trong nước cũng

14


không kém quan tâm đến vấn đề này. Bất kỳ một cơng ty nào tại Việt Nam đều
mong muốn có cơ hội mở rộng thị trường ra nước khác, và một người thành thạo
Tiếng Anh sẽ luôn được ưu tiên hơn.

CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Bảng khảo sát sinh viên học tiếng anh theo chuyên ngành và môn học

Ngành học


Năm nhất

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Tổng

Bác sĩ đa khoa
Gây mê hồi sức
Kỹ thuật hình ảnh
Xét nghiệm y học
Điều dưỡng đa khoa
Nha khoa
Vật lý trị liệu - phục hồi
chức năng

2.Bảng thống kê thời gian học tiếng anh của sinh viên trường Đại học Kỹ
thuật Y tế Hải Dương
3. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng
Rất quan trọng:
Quan trọng:
Bình thường:
Khơng quan trọng:

15



Nhận xét:
4. Mục đích học tiếng anh của sinh viên
Yêu cầu của nhà trường:
Để giao tiếp bằng tiếng anh:
Dùng cho sau này xin việc:
Do sở thích:
Khác:
Nhận xét:
5. Phương pháp học tiếng anh của sinh viên
Học tại các trung tâm Anh ngữ:
Học qua mạng internet, sách báo, tạp chí tiếng anh:
Học trên trường:
Tham gia CLB tiếng anh:
Tự học ở nhà:
Khác: Tài liệu anh chị cũ cho:

Nhận xét: Các bạn sinh viên đã có phương pháp học tiếng anh của mình rất đa
dạng. Phần lớn là học tại trường, qua sách báo internet, học tại nhà. Có rất ít các
bạn học tại các trung tâm anh ngữ, và câu lạc bộ tiếng anh.
6. Số sinh viên đang và đã học tiếng anh tại các trung tâm ngoại ngữ:
7. Hiệu quả sau khi học thêm tiếng anh tại các trung tâm
Nhận xét:

8. Thời điểm học tiếng anh thích hợp nhất theo sinh viên
Ngay từ năm học đầu tiên:

16



Khi gần ra trường:
Bất cứ lúc nào:

Nhận xét:
9. Thời gian tự học tiếng anh mỗi ngày của sinh viên:
Nhận xét:
9. Kỹ năng tiếng anh sinh viên muốn phát triển
Nghe, nói, đọc, viết
Nhận xét:
11. Chứng chỉ tiếng anh muốn nhận được sau khi ra trường
TOEIC
TOEFL
IELTS
A2
B1
Nhận xét:
12. Việc dạy tiếng anh theo chương trình ở trường có đáp ứng nhu cầu của bạn?
Được
Khơng đáp ứng

13. Khả năng tiếp thu theo chương trình dạy ở trường
Tốt
Bình thường
Yếu
Kém
Nhận xét:

17



CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG
ANH HIỆU QUẢ
CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP
-Đề ra giải pháp
- Đề xuất kiến nghị phù hợp

18


CHƯƠNG V: BỘ CÂU HỎI
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
Xin kính chào tất cả các bạn !
Chúng tơi là nhóm 2 sinh viên của lớp Gây mê 9 trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dương. Chúng tôi đang nghiên cứu về thực trạng học Tiếng Anh của sinh viên
trong trường để đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả học Tiếng Anh .
Kính mong các bạn dành chút ít thời gian để trả lời 1 số câu hỏi sau.
( Các bạn vui lòng khoanh tròn vào câu bạn chọn )
1. Bạn là sinh viên năm mấy?
A. Năm nhất
B. Năm 2
C. Năm 3
D. Năm 4
E. Khác
2. Bạn đang học chuyên ngành gì? ......................................................
3. Bạn đã học Tiếng Anh được bao lâu? ...............................................
4. Bạn hãy tự đánh giá trình độ Tiếng Anh của bản thân:
A. Tốt
B. Khá

C. Bình thường

19


D. Yếu
E. Mất căn bản
5. Theo bạn, Tiếng Anh có quan trọng với ngành nghê của mình?
A. Rất quan trọng
B. Quan trọng
C. Bình thường
D. Khơng quan trọng
6. Mục đích học Tiếng Anh của bạn là gì? (Có thể chọn nhiều đáp án)
A. Do yêu cầu tại trường
B. Để giao tiếp bằng tiếng anh
C. Dùng cho sau này xin việc
D. Do sở thích
E. Khác
7. Bạn đang học Tiếng Anh theo phương pháp nào? ( Có thể chọn nhiều đáp án)
A. Học tại các trung tâm Anh ngữ
B. Học qua mạng internet, bài hát, sách báo, tạp trí tiếng anh
C. Tham gia Câu lạc bộ Tiêng Anh
D. Học trên trường
E. Tự học ở nhà
H.
Khác ............................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................


20


8. Bạn đang và đã từng học Tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ?
A. Có (Trả lời câu tiếp theo)
B. Khơng (Chuyển sang câu số 10)
9. Trình độ Tiếng Anh của bạn có được cải thiện sau khi học tại các trung tâm
ngoại ngữ?
A. Rất nhiều
B. Nhiều
C. Bình thường
D. Ít
E. Rất ít
G. Khơng cải thiện
10. Thời điểm học Tiếng Anh tốt nhất theo bạn là?
A. Từ năm học đầu tiên
B. Gần ra trường
C. Bất cứ lúc nào
11. Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để học Tiếng Anh?
A. Trên 2 giờ
B. 2 giờ
C. 1 giờ
D. 30 phút
E. Không dành thời gian
12. Bạn muốn phát triển kỹ năng nào của Tiếng Anh? (Có thể chọn nhiều đáp án)
A. Nghe
B. Nói

21



C. Đọc
D. Viết
13. Bạn muốn đạt chứng chỉ Tiếng Anh nào?
A. TOEIC
B. TOEFL
C. IELTS
D. Tiếng anh A2
E. Tiếng anh B1
G. Khác
14. Theo bạn, việc dạy Tiếng Anh theo chương trình ở trường có đáp ứng được yêu
cầu của bạn?
A. Được
B. Không đáp ứng
15. Với cách dạy Tiếng Anh cho sinh viên như thế này, bạn nghĩ khả năng tiếp thu
của mình như thế nào ?
A. Tốt
B. Bình thường
C. Yếu
D. Kém
16. Bạn có góp ý gì về phương pháp dạy và học để cải thiện hiệu quả học Tiếng
Anh của sinh viên trong trường không?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................................................................................................................

22



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Nguồn: />2, Nguồn: GIẢNG DẠY TIẾNG ANH NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ - TS. Nguyễn
Thị Tuyết
3, Nguồn:

23



×