Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đặc sắc nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương (dọc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.01 KB, 16 trang )

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
Thể thơ
Những bài thơ của Hồ Xuân Hương đều viết bằng thể thơ Đường luật, thất
ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt. Tuy nhiên đó đều là những bài thơ Đường luật đã
được thay da đổi thịt.
Thơ Đường luật do có kết cấu bó buộc và có sự đăng đối chỉnh tề giữa các
câu nên mang tính chất trang trọng, đài các, q phái. Nhưng tính chất ấy hồn tồn
xa lạ trong thơ Hồ Xuân Hương. Nữ thi sĩ không chỉ “dân tộc hóa” mà cịn “bình
dân hóa” thể thơ trang trọng này thành thơ Nôm thuần túy.
“Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước)
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân
Hương. Lời thơ thoát ra hết sức thuần thục, tự nhiên, giống như lời nói cửa miệng
và mang dáng dấp của thơ ca dân gian. Thơ bà đậm đặc hơi thở của cuộc sống, mỗi
bài thơ là mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi lát cắt của cuộc sống đời thường.
Đây cũng là một đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương. Như vậy, thốt khỏi vẻ đạo
mạo, có phần già cỗi của thơ Đường luật, thơ Nơm Hồ Xn Hương khốc lên
mình một vẻ đẹp mới, trẻ trung hơn, sinh động hơn và gần gũi chân thật hơn.
Thơ Đường luật cùa Hồ Xuân Hương khơng chỉ dùng vào mục đích trữ tình
mà chủ yếu còn là dùng để trào phúng. Nữ thi sĩ tận dụng kết cấu chặt chẽ,niêm
luật đối nghiêm ngặt của thơ Đường luật để tạo ra cái đối lập gây cười
“ Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm
Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà
Khi tủm, khi tiu, khi chũm chọe
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha…”
(Sư hổ mang)
Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học - 1984 - Tập I - tr.319 đã có nhận định:
“Bà có những thành cơng đáng kể trong việc cố gắng đưa cuộc sống trần tục hàng


ngày vào một thể thơ vốn đài các, quý phái”. “Bà lợi dụng kết cấu chặt chẽ của bài
thơ Đường luật, với những câu đối nhau để cấu tạo những mâu thuẫn có tính chất
trào phúng trong những bài thơ châm biếm, đả kích. Đặc biệt về phương diện ngơn
ngữ, Hồ Xn Hương có những sáng tạo và thành cơng đáng kể trong việc sử dụng
ngôn ngữ hàng ngày để sáng tác thơ. Trong việc học tập ca dao, tục ngữ, thành ngữ,
1.


Hồ Xuân Hương đã khai thác triệt để khả năng tu từ phong phú của ngôn ngữ dân
tộc và đã mài sắc ngơn ngữ dân tộc của thời đại mình”.
Qua một số đặc điểm khái quát về thể thơ đã cho thấy phần nào tài năng
cũng như cá tính nghệ thuật của thơ Hồ Xuân Hương. Và nó càng được thể hiện rõ
ràng hơn khi tìm hiểu sâu hơn vào các khia cạnh khác của nghệ thuật thơ Hồ Xuân
Hương.
2. Nhịp thơ – Gieo vần
2.1 Nhịp thơ:
“Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc” là một vẻ đẹp đặc trưng của thơ
Đường, vẻ đẹp ấy tiếp tục được kế thừa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Nữ thi sĩ
đã hết sức khéo léo vận dụng yếu tố nhịp thơ, gieo vần, âm điệu những yếu tố
tưởng chừng như vụn vặt để thể hiện cái “họa”, cái “nhạc” và cả tình cảm trữ tình
cho bài thơ.
Trong bài thơ “Đèo Ba Dội” có câu “Một đèo một đèo lại một đèo” theo nhịp
2/2/3. Ở nhịp thứ nhất…
Cịn ở bài “Tự tình I” , nữ thi sĩ viết
“Mõ thảm/ không khua/ mà cũng cốc
Chng sầu/ chẳng đánh/ cớ sao om?”

Ngồi kế thừa vẻ đẹp truyền thống thơ xưa, Hồ Xuân Hương vẫn không quên
đặt vào bài thơ dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của riêng mình. Bên cạnh cách ngắt nhịp
truyền thống là nhịp 4/3 hay nhịp 2/2/3 thì thơ Hồ Xuân Hương cịn có những câu

thơ phá vỡ khn khổ, uyển chuyển biến đổi theo những nhịp điệu khác nhau tùy
theo tình, cảnh và dụng ý nghệ thuật của bài thơ.
Có lúc ngắt nhịp 2/5 để làm nổi rõ cảnh cô đơn,bé nhỏ cam chịu của người
phụ nữ
« Chiếc bách/buồn về phận nổi nênh »
(Tự tình III)
Có lúc là 2/3/2 vừa thể hiện sự tức tưởi,vừa là lời than thân trách phận. Và
cịn thể hiện sự thách thức,bất cần.
‘Nỗi niềm/chàng có biết/chăng chàng’’.
‘Khơng có/nhưng mà có/mới ngoan’’
(Sự dở dang)
Hoặc có khi là 1/3/3 ‘Kìa/cái diều ai/nó lộn lèo.’’(Qn khánh), ‘Kìa/đền
thái thú/đứng cheo leo’’(Đề đền Sâm Nghi Đống).Nhịp thơ cho ta hình dung sự chỉ
trỏ một cách rất cụ thể.


Lối ngắt nhịp ấy vừa nói lên tính chất Việt hóa thơ Đường,vừa thể hiện sự phóng
túng ngang tàng của Xuân Hương thi sĩ.
2.2 Gieo vần:
Có lẽ Hồ Xuân Hương là người thích tự đánh đố bản thân mình, thích làm
những việc khó và phải làm những việc đó thật nhuần nhuyễn, thật thành công. Bỡi
thế nên đối với việc gieo vần thơ bà lắm lúc chọn gieo những vần khó, mà người ta
thường gọi đó là “gieo vần chết” hay “tử vận”
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trơng ra khắp mọi chịm.
Mõ thảm khơng khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ,
Sau giận vì dun để mõm mịm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!”
(Tự tình I)
“Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dịng ngao ngán nỗi lêng đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lịng vậy,
Ngán nỗi ơm đàn những tấp tênh.”
(Tự Tình III)
“Ðứng tréo trơng theo cảnh hắt heo,

Ðường đi thiên thẹo, quán cheo leo.
Lợp lều, mái cỏ tranh xơ xác,
Xỏ kẽ, kèo tre đốt khẳng kheo.
Ba trạc cây xanh hình uốn éo,
Một dịng nước biếc, cỏ leo teo.
Thú vui quên cả niềm lo cũ,
Kìa cái diều ai thả lộn lèo.”
Quán Nước Bên Ðường
Vần “om”, vần “eo”, vần “ênh” đều là những vần khó gieo thế nhưng Hồ
Xuân Hương thường dùng chúng để gieo vần cho các bài thơ của mình. Có thể
thống kế thấy trong tập thơ “Lưu Hương Kí” có bài “Ốc nhồi”, “Mời ăn trầu” gieo
vần “ơi”, “Tức Cảnh Tề Sở” gieo vần “en”, “Sư bị Ong châm” gieo vần “âm”, “Sư


bị làng đuổi gieo” vần “eo”, “Bà Lang khóc chồng” gieo âm “i”, “Tát nước” gieo
âm “e” ..
Cách gieo vần hết sức đặc biệt như vậy đã làm nên vẻ đẹp độc đáo vơ cùng

cho thơ Hồ Xn Hương. Nó cịn nói lên cá tính độc đáo và có lẽ là ngang tàng,
bướng bỉnh thích sự khác biệt của bà nữa. Chọn cho mình một lối nghệ thuật rất
riêng nhưng cũng “khó xơi” , tuy nhiên Hồ Xn Hương khơng làm điều đó một
cách khiên cưỡng hay gượng ép mà lại làm hết sức nhuần nhuyễn, thuần thục lại
càng chứng mình tài năng thơ ca của bà.
3. Giọng điệu:
3.1 Giọng trữ tình:
Giọng điệu trữ tình trong thơ Nơm Hồ Xn Hương nhìn chung là
buồn. Nỗi buồn được tạo nên bởi sự cô đơn, duyên phận lẻ mọn, nỗi bất hạnh
mất chồng, số phận bọt bèo của người phụ nữ và nỗi đau cho tình đời tình
người. Giọng điệu trữ tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương thể hiện qua
những trạng thái tâm lý khác nhau.
Trạng thái thân mật, thiết tha, chân thành: Xuân Hương ra sức chào
gọi tình yêu bằng những lời lẽ cởi mở đằm thắm, thiết tha, chân thành. Lời
thơ của bà là lời nói của con tim khát khao yêu đương, khát khao hạnh phúc.
Hồ Xuân Hương tha thiết mong cầu có một tình u chân thật trong đời.Và
tình yêu ấy phải là sự rung động của hai con tim tự nguyện đến với nhau để
cùng đồng cảm chia sẻ những vui buồn.
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hơi
Này của Xn Hương mới quệt rồi
Có phải dun nhau thì thắm lại
Đừng xanh lá bạc như vơi”
(Mời trầu)
Trạng thái ngao ngán, ngậm ngùi, xót xa, cay đắng: Đằng sau giọng
điệu thiết tha đầy khao khát của nữ sĩ ẩn chứa một tâm trạng buồn kín đáo.
Đó là nỗi buồn về sự cơ đơn trống vắng vì chưa tìm được một người tình lý
tưởng. Cái ngậm ngùi, xót xa của Xuân Hương lên đến đỉnh điểm khi bà
nhận ra càng khao khát, bà càng bất lực trước những chua chát của cuộc đời.
Ba bài “Tự tình” của Xuân Hương dường như có chung một âm hưởng – âm
hưởng cơ độc. Vì vậy, giọng điệu cả ba bài đều, tủi hận xót xa.

Ở bài “Tự tình I” với hàng loạt từ: ốn hận, chng sầu, rền rĩ, giận….
giọng thơ buồn đến não ruột. Đó là cái buồn da diết của sự cơ đơn, lạnh lẽo,
nỗi buồn của tình dun dang dở, lận đận kết hợp với cách gieo vần “om”:


bom, chòm, om, mõm mòm, tom… mang cho bài thơ giọng điệu đứt quãng,
khô gãy.
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
n hận trơng ra khắp mọi chịm.
Mõ thảm khơng khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ,
Sau giận vì duyên để mõm mịm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!”.
Nỗi đau buồn xót xa càng tăng lên ở “Tự tình II” với tiếng trống canh dồn
trong đêm khuya như tiếng lòng của nhà thơ thổn thức và cách gieo vần on: dồn,
non, tròn, hòn, con tạo nên giọng điệu gấp gáp, dồn dập. Chúng ta cứ tưởng dường
như nỗi buồn cứ xô đẩy nhau mà tới lien tục và lần sau bao giờ cũng lớn hơn, nặng
hơn lần trước. ngẫm mà buồn cho thân phận mình, duyên mình giọng thơ của Hồ
Xn Hương khơng tránh khỏi ngán ngẫm, lo sợ:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xn đi xn lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”.
“Tự tình III” khơng phải là giọng điệu xót xa, ngậm ngùi trong đêm cô tịch

mà là giọng ngao ngán, lo sợ trước cảnh bấp bênh lạc lõng. Giọng thơ Hồ xuân
Hương buồn bã, chán ngán. Và chiếc bách kia “nổi nênh, lênh đênh, bập bềnh, tấp
tênh” như chính nỗi lịng của thi sĩ:
“Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dịng ngao ngán nỗi lêng đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lịng vậy,
Ngán nỗi ơm đàn những tấp tênh!”


Trạng thái chua chát, đau đớn, uất hận: tập trung nhất có lẽ là ở những lời
than trách cho số phận hồng nhan, lẻ mọn. Nó cho thấy cái tình cảnh đáng thương
của người đi làm lẽ dưới cái nhìn của một người đã từng sống trong cảnh:
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Năm thì mười họa nên chăng chớ,
Một tháng đơi lần có cũng không ...
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn, mướn khơng cơng.
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong”.
(Làm lẽ)
Ở bài thơ này cái trăn trở, đau đớn, nhức nhối ẩn chứa trong giọng thơ vừa
căm ức, vừa thở than, chì chiết cố đè nén nỗi đau xuống mà trong lòng tê tái không
nguôi. Điều này bộc lộ qua hơi thở, qua lời thơ, qua cách dùng từ ngữ, qua nhịp
điệu các câu thơ.
Trạng thái rắn rỏi, mạnh mẽ, ngang tàng: Hồ Xuân Hương đã tạo cho mình

một giọng điệu riêng: ngang tàng, mạnh mẽ thể hiện ở cách xưng tên, cách dùng từ
ngang, mạnh, dứt khoát: này, quệt (Mời trầu)
3.2 Giọng điệu trào phúng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Giọng điệu trào phúng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương mang dáng dấp dân
gian, phù hợp với nếp nghĩ của dân tộc, đó là giọng điệu vừa vui tươi, vừa hóm
hỉnh, vừa trang nghiêm, vừa nói chơi lại vừa nói thật. Chính vì thế mà những địn
đánh của nữ sĩ đã gây cho kẻ thù cảm giác hoang mang, không biết đường đâu mà
đỡ, mà cũng khơng đỡ nổi vì nó thiên hình vạn trạng biến ảo khó lường.
Giọng điệu trào phúng cất lên như tiếng cười – một tiếng cười đa dạng
hướng đến mọi đối tượng khác nhau trong cuộc sống từ vua chúa đến quan thị, từ
“hiền nhân quân tử” đến nhà sư tu hành . Với vua chúa, bà chỉ mắng nhè nhẹ mà
đau vô kể
Trong bài “vịnh cái quạt”, hình ảnh “một cái này” chính là ám chỉ đến cái
quạt “chành ra ba góc da cịn thiếu, khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”. Cái quạt của Hồ
Xuân Hương “phẩy vào mặt, che lên đầu đấng anh hùng, người quân tử” Giọng
điệu ý nhị nhưng lại châm chích rất sắc bén thói mê hoa, hiếu sắc của bậc vua chúa.
Cách nói của Hồ Xuân Hương đã ngấm ngầm hạ bệ bậc “thiên tử” thành một con
người phàm tục với những ham mê xác thể.


Đối với quan lại, nữ thi sĩ lại càng giơ cao đánh thẳng vào những thói xấu
của họ. Hồ Xuân Hương bất bình trước đặc tính bất luận xung quanh của quan thị
“Rúc rích thây cha con chuột lắt. Vo ve mặc kệ cái ong bầu”. Vận dụng cách chửi
dân gian bà giễu cợt không thương tiếc lũ quan “Ái nam, ái nữ” này: vơng ơng tróc,
cuống với đầu.
“Mười hai bà mụ ghét chi nhau?
Ðem cái xuân tình vứt bỏ đâu?
Rúc rích thây cha con chuột lắt,
Vo ve mặc kệ cái ong bầu.
Ðố ai biết được vơng hay chóc,

Cịn kẻ nào hay cuống với đầu.
Thơi thế thì thơi, thơi cũng được,
Nghìn năm khỏi bị tiếng nương dâu”.
Nhưng trong cái mỉa mai ẩn lại ẩn chứa cái bất lực. Cuối bài thơ, nhà thơ lập
lại tiếng “thơi”“Thơi thế thì thơi, thơi cũng được”. Trong một câu thơ mà bà sử
dụng ba từ “thơi” rõ ràng giọng thơ Hồ Xn Hương có mỉa mai, cười cợt nhưng
cũng chất chứa sự ưu tư.
Không chỉ cười cợt vua chúa, quan lại cái cười của Hồ Xuân Hương như một
con dao sắc bén cứa vào gương mặt giả đạo mảo của những kẻ trí thức mà cụ thể
đó chính là những bậc xưng mình “hiền nhân quân tỉ, hay những nho sĩ. Bà cười sự
háo sắc “dùng dằng đi chẳng dứt” “đi thì cũng dở ở không xong” của chúng trong
bài “Thiếu nữ ngủ ngày”. Bà cũng cười sự huênh hoang của chúng, bản chất “thùng
rỗng kêu to” của những kẻ ấy khiến Hồ Xuân Hương coi thường
“Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ,
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa”.
(Mắng học trò dốt I)
“Dắt díu nhau lên đến cửa chiền
Cũng địi học nói ,nói ko nên
Ai về nhắn bảo phường lịi tói
Muốn sống đem vơi qt trả đền”..
(Mắng học trị dốt II)
Cách xưng « chị », sử dụng hang loạt danh từ vốn quen thuộc của dân gian
như: lũ ngẩn ngơ, loại ong non, dê cỏn, phường lịi tói dùng để phê phán đả kích
kết hợp với việc lựa chọn từ ngữ để châm biếm như: ngứa nọc, buồn sầu, díu dắt,
học nói,… đã tạo ra một giọng điệu bốp chát, đanh đá mà tinh tế rất Xuân Hương.
Đọc hai bài thơ này, chúng ta có thể nhận thấy giọng điệu trên của thi sĩ thể hiện
trong từng chữ, từng từ và dường như khơng có một từ nào khơng mang giọng điệu



ấy. Phải chăng bài thơ chính là kết quả của sự căm ghét tức tối của thi sĩ bị tràn ra
ngồi?
Giọng điệu trào phúng trong thơ Hồ Xn Hương cịn hướng tới những nhà
sư tu hành - một đối tượng khá đặc biệt. Nữ thi sĩ vận dụng tối đa của giọng điệu
dân gian ở cách nói độc địa: đáo nơi neo, suông không đấm, đếm lại đeo (chùa
quán sứ); đá đeo, lộn lèo, trái gió (Kiếp tu hành). Cách gợi ngầm, ví ngầm độc đáo
(Hang Thanh Hóa chua Thầy) và cách nói ỡm ờ tạo nên những ý thơ thâm hiểm:
“Quán sứ sao mà cảnh vắng teo,
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?”.
(Chùa Quán sứ).
“Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,
Đi đâu chẳng đội để ong châm”.
(Sư bị ong châm)
Như vậy, qua giọng cười trào phúng “cười nhọn, cười sắc, cười gằn”, “cười
vào tận óc” của Hồ Xuân Hương có thể thấy một xã hội thời bấy giờ thật thối nát,
mọi giá trị đạo đức đều đảo lộn. Điều đó cho thấy sức bao quát rộng lớn của Hồ
Xuân Hương đối với thế thái nhân tình.
Thơ trào phúng của Hồ Xn Hương ngồi mục đích chĩa mũi nhọn vào chế
độ và lễ giáo phong kiến còn đề cập đến nỗi niềm riêng tư của nhà thơ.Đó là sự thể
hiện ước mơ, khát khao hạnh phúc lứa đơi, muốn có một cuộc sống trần tục thiên
về mặt bản năng.Hồ Xuân Hương có ba bài thơ trữ tình mang tên “Tự tình I,II &
III” viết về duyên phận chìm nổi, lênh đênh, tình cảnm cơ quạnh của nhà thơ. Lê
Trí Viễn đã viết: “Đau đớn ê chề là như vậy, nhưng Xuân Hương vẫn trở về với bản
ngã yêu đời. Lời thơ vẫn trào lộng, hóm hỉnh. Cái luật của đời: bi quá hóa hài. Hài
để mà chua xót, vơi nỗi buồn chán.Càng chua xót, đau thương lại càng tìm đến cái
cười... ra nước mắt.”
4. Ngôn ngữ
4.1 Ngôn ngữ tự nhiên, khơng hề mài giũa, trau chuốt nhưng hiểm hóc giàu
sức gợi tả

4.1.1 Hệ thống động từ - tính từ khiến thế giới thơ của HXH khơng im,
khơng tĩnh mà nó sinh sơi nảy nở, tung hồnh, nhảy múa
Hệ thống tính từ được nhà thơ sử dụng hết sức đặc sắc nhằm cụ thể sự vật. Chẳng
hạn không chỉ là màu đỏ bình thường mà với Hồ Xuân Hương phải là cụ thể là đỏ
loét (Đèo Ba Dội), đỏ lòm lom (Hỏi trăng 1), đỏ như son…, với màu xanh thì phải
xanh rì (Đèo Ba Dội), xanh um (Cảnh thu). Ngồi ra cịn có :trắng phau, trong leo
lẻo, tối om om, sáng banh, trưa trật … Có thể thấy điều đặc biệt ở đây đó là tính từ
ln ở mức cao độ của nó, chứ khơng hề là một màu sắc mờ nhạt. Xn Hương
khơng chỉ nhìn “những màu sắc thường “những màu sắc đó phải kêu lên, phải xé


ra, phải cao độ” mà cái nhìn của bà cịn như nhát dao, nhát đục, đẽo gọt sự vật, tạo
nên những hình khối, những đường nét sắc nhọn như đập vào mắt người xem
Hệ thống động từ cũng mang tính chất mạnh mẽ, hiểm hóc giống như như hệ
thống tính từ . Động từ góp phần nhấn mạnh làm thế giới thơ của Hồ Xuân Hương
không tĩnh mà rất sống động, tự nhiên. Ví dụ : nảy vừng quế đỏ, nảy nét ngang, húc
giậu thưa, chen chân xọc, đấm, khua, móc, châm, húc……
4.1.2 Từ láy :
Sử dụng từ láy là một sở trường đặc biệt của nữ thi sĩ. Bà sử dụng nhiều từ
láy trong một bài thơ nhưng lại khơng nhàm chán mà rất chính xác, rất đắt.Trong
bài thơ “Giếng nước” có bảy câu thơ thì đã xuất hiện tám từ láy: thăm thẳm, thanh
thơi, lạ lùng, phau phau, leo lẻo, lún phún, le te. Nhưng đó là chưa kể có hai từ có
cấu trúc giống từ láy : ngõ ngang, dịng dịng.“ Tự tình 3” cũng có sáu láy từ trên
tám câu thơ: nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, lau láng, bập bềnh, tếp tênh.
Sở trường từ láy còn thể hiện ở chỗ Hồ Xuân Hương đã sáng tạo ra những từ
láy thật độc đáo và sử dụng chúng một cách chính xác, nhuần nhuyễn.
Trời đất sinh ra đá một chịm
Nứt ra đơi mảnh hỏm hịm hom
Kẻ hầm rêu mốc trơ toen toẻn
Luồng gió thơng reo vỗ phập phòm

(Hang Cắc Cớ)
“Hang Cắc Cứ” hiện ra là một cảnh lạ hơn hẳn cái cảnh đẹp mà người đời khen
ngợi. Những từ láy đã góp phần vẽ hình ảnh « hang » thật rõ nét, thổi vào bức tranh
« hang Cắc Cớ » âm thanh và sức sống sinh động. Những từ láy bật ra tự nhiên,
giống như là lời nói cửa miệng vì vậy mà những từ này tuy vốn tinh qi, kì lạ
dường như khơng thấy ở đâu thì trong thơ Hồ Xuân Hương chúng lại trở thành
những từ ngữ hết sức bình thường có nghĩa.
4.1.3 Sử dụng các biện pháp tu từ điệp từ - điệp ngữ
Việc sử dụng các biện pháp tu từ như điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ để sáng tác
thơ ca vốn được nhiều nhà thơ ưa chuộng sử dụng tuy nhiên Hồ Xn Hương vẫn
có phong cách riêng của mình. Trong bài « Trách Chiêu Hổ » bà tạo nên cấu trúc
điệp ngữ theo vòng tròn
Những bấy lâu nay luống nhắn nhe
Nhắn nhe luôn toan những sợ gùn ghè
Gùn ghè nhưng vẫn còn chưa dám
Chưa dám cho nên vẫn rụt rè
(Trách Chiêu Hổ)


Biện pháp tu từ không được sử dụng 1 cách đơn lẽ mà kết hợp cùng những
yếu tố nghệ thuật khác nhằm vừa thể hiện được tình vừa thể hiện được cảnh. Cả
tình và cảnh đều sống động, chân thực hấp dẫn người đọc.
4.2 Sử dụng chất liệu dân gian
Hồ Xuân Hương vận dụng uyển chuyển các yếu tố dân gian như thành ngữ,
tục ngữ, lối nói dân gian, hình ảnh dâng ian vào thơ mình, mang lại cho thơ một vẻ
đẹp đậm đà bản sắc dân tộc.
Qua sự khảo sát trong số 39 bài thơ trong tập Thơ Hồ Xuân Hương do tác giả
Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu được Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm
1987, người ta đã phát hiện được 15 trường hợp có xuất hiện các yếu tố của thành
ngữ, tục ngữ trong những câu thơ. Đây quả là một con số không nhỏ, nó cho thấy

thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nơm Hồ Xn Hương có vị trí và vai trị đặc biệt
quan trọng như thế nào. Quả là hiếm có một nhà thơ nào lại quan tâm đặc biệt đến
vai trò của ngôn ngữ dân gian như Hồ Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương khi đưa thành ngữ, tục ngữ vào thơ thường chủ yếu thơng
qua hai phương thức chính như sau:
Phương thức thứ nhất là vận dụng trực tiếp thành ngữ, tục ngữ vào thơ, tức là
lấy nguyên văn, nguyên dạng những câu thành ngữ, tục ngữ vốn có của dân gian để
đưa vào thơ như trường hợp: xanh như lá, bạc như vôi (Đừng xanh như lá, bạc như
vôi - Mời trầu); nịng nọc đứt đi (Nịng nọc đứt đi từ đây nhé - Khóc Tổng
Cóc); năm thì mười hoạ, (Năm thì mười hoạ chăng hay chớ - Làm lẽ); cố đấm ăn
xôi (Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm - Làm lẽ); bảy nổi ba chìm (Bảy nổi ba chìm với
nước non - Bánh trôi nước); mỏi gối chồn chân (Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
- Đèo Ba Dội); bán lợi mua danh (Bán lợi mua danh nào những kẻ - Chơi chợ
chùa Thầy). Cách xử lí này phải nói là tương đối khó bởi vì nó địi hỏi tác giả phải
có một khả năng cảm nhận hết sức tinh tế về nghĩa của những câu thành ngữ, tục
ngữ mà họ định sử dụng để xem nó có phù hợp với ý thơ mà mình định trình bày ở
trong câu và trong bài hay không. Đồng thời, tác giả cũng phải là người hết sức giỏi
về khả năng xử lí ngơn từ để có thể “ghép” những câu thành ngữ, tục ngữ, vốn là
một “khối từ ngữ đúc sẵn”, vào với những từ ngữ chủ quan riêng của mình để tạo
nên một câu thơ hồn chỉnh mà khơng bị cứng nhắc, gượng ép về nghĩa cũng như
về vần điệu. Những khó khăn nói trên đã được Hồ Xuân Hương xử lí thành cơng
một cách tuyệt vời.
Phương thức thứ hai là chỉ lấy ý của thành ngữ, tục ngữ để chuyển vào trong thơ
chứ khơng áp dụng hồn tồn như ở cách thứ nhất. Chẳng hạn như: thăm ván bán thuyền
(ấy ai thăm ván cam lịng vậy - Tự tình III); gọt gáy bơi vơi (Nghìn vàng khơn chuộc dấu
bơi vơi - Khóc Tổng Cóc); làm mướn khơng cơng (Cầm bằng làm mướn, mướn không


công - Làm lẽ); ngồi lá vông, chổng mông lá trốc (Đố ai biết đó vơng hay trốc - Quan
thị); đầu trỏ xuống, cuống trỏ lên (Còn kẻ nào hay cuống với đầu - Quan thị); lăn lóc như

cóc bơi vơi (Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hơi - Con ốc nhồi). Cách xử lí này thường tạo nên
tính ẩn ý kín đáo cho câu thơ và đơi lúc khiến cho câu thơ như có hơi hướng của những
câu đố, ví dụ như trường hợp của "Đố ai biết đó vơng hay trốc" (Quan thị) hay như "Cịn
kẻ nào hay cuống với đầu" (Quan thị). Những câu thơ được sáng tác theo kiểu này thường
tạo cho người đọc có những sự liên tưởng rộng hơn, thích thú hơn và đầy ấn tượng hơn
bởi vì dấu ấn thành ngữ, tục ngữ thường chỉ tồn tại phảng phất trong câu thơ chứ không
hiện hữu rõ ràng như ở cách thứ nhất. Do đó, muốn phát hiện ra trong câu thơ ấy tác giả
có sử dụng các mơtip của thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt nội dung hay khơng thì người
đọc phải có một vốn thành ngữ, tục ngữ nhất định để làm cơ sở quy chiếu so sánh thì mới
nhận ra được.

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thơi.
Nịng nọc đứt đi từ đây nhé,
Nghìn vàng khơn chuộc dấu bơi vơi!
Trong bài thơ có sử dụng thành ngữ "Đứt đi nịng nọc", thành ngữ chỉ sự
cắt đứt hẳn; "Cóc bơi vơi lại về": Bơi vơi để đánh dấu vào cóc, thì cóc đi đâu rồi
cũng lại trở về. Nhưng nay duyên vợ chồng đã đứt hẳn. Cóc đi đã đem theo cả dấu
vơi, dẫu có nghìn vàng cũng khơng chuộc lại được vì mất Cóc là mất luôn cả dấu.
Theo cụ Dương Văn Thâm sưu tầm tài liệu về giai thoại thơ Hồ Xuân Hương (tài
liều đã dẫn) thì Hồ Xn Hương làm bài Khóc tổng Cóc trong thời gian đã lấy ông
phủ Vĩnh Tường. Do sự rẽ duyên của người vợ cả và gia đình họ hàng nhà Cóc, nên
Hồ Xuân Hương mới đưa cả họ hàng nhà Cóc vào bài thơ để giễu: nhái bén, chẫu
chàng, nòng nọc, chẫu chuộc kết hợp với lặp từ « chàng » 3 lần.Tất nhiên ở đây là
giễu một Tổng Cóc cịn sống, chứ khơng phải là khóc khi Tổng Cóc chết, như bấy
nay có người hiểu.
4.3

Chơi chữ


Hai thủ pháp cơ bản trong cách chơi chữ của Hồ Xuân Hương là lối nói lái
và chiết tự Hán.
Lối nói lái độc đáo ở chỗ nghĩa xuôi cũng đúng mà nghĩa ngược lại càng
xuất thần hơn:
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
(Kiếp tu hành)
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo
(Chùa Quán sứ)


Trong bài thơ « Khơng chồng mà chữa » nhà thơ đã không chỉ sáng tạo ra
một lối chơi chữ mà là nỗi lịng chua chát:
“Dun thiên chưa thấy nhơ đầu dọc
Phận liễu sao đà nảy nét ngang. »
Chữ thiên (天) nếu thêm một nét dọc sẽ thành chữ phu (天), là chồng.Chữ liễu ( 天 ),
thêm một nét ngang thành chữ tử (天), là con.
Trong hai câu thơ sau, tác giả đã dùng chữ “chửa” và chữ “mang” ở cuối câu đều là
những chữ có thể hiểu hai nghĩa:
Cái nghĩa trăm năm chàng có chửa?
Mảnh tình một khối thiếp xin mang.
Từ “chửa” vừa có nghĩa “chưa”, vừa mang nghĩa “có thai” lại vừa có nghĩa
là chịu khuất phục. Lối chơi chữ của tác giả gần như đánh đố người đọc. Có am
hiểu chữ Hán, có cảm thơng sâu sắc với sự “cả nể” trở thành “dở dang” của người
con gái thì Hồ Xn Hương mới có thể viết nên những vần thơ làm lay động lòng
người.
Khác với các nho sĩ khi xưa, họ chơi chữ để phô trương tri thức.Còn Xuân
Hương chơi chữ để trào lộng hoặc mỉa mai châm biếm. Xuân Hương là nhà thi sĩ
độc nhất dùng những lời nói rất đỗi đời thường, nơm na, giản dị vào trong thơ và lại
rất khéo rất táo bạo trong văn học trung đại.
4.4 Hàm xúc đa nghĩ

Ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương có sức biểu hiện rất mạnh, “ mỗi một
tiếng là đắt một tiếng” (Lê Trí Viễn). Thơ bà tiếp nối truyền thống của thi nhân
xưa “ý tại ngôn ngoại”.Bà dùng nhiều từ ngữ mang nghĩa khái quát gợi cho người
đọc nhiều suy nghĩ, liên tưởng. Là người rất am hiểu tiếng mẹ đẻ nên chữ dùng
của bà rất sắc xảo. Nó tạo nên tính hàm xúc và đa nghĩa trong tác phẩm của nữ sĩ.
4.5 Đố tục giảng thanh
“Thế giới quan, nhân sinh quan của Xuân Hương là một nhỡn quan nõn
nường, bất cứ cái gì, bất kể lúc nào và ở đâu, vẫn vang ngân lên chỉ nõn
nường”(Nguyễn Tuân) (Nõn nường là từ chỉ vật làm bằng gỗ, tượng trưng dương
vật (nõn) và âm hộ (nường) do nhân dân ở miền Dị Nậu và Khúc Lạc (Phú Thọ)
xưa làm ra để rước thần.) Phần lớn các bài thơ của bà có ý tục do những hiện
tượng hoặc liên quan đến bộ phận riêng của cơ thể phụ nữ. Nhưng chính những cái
thơ tục ấy là phương tiện cười, vũ khí đả kích của thơ văn nữ sĩ (Vịnh cái quạt 1 và
2) Đồng thời đó cũng là cái cảm nghĩ của chính nhà thơ (Quả mít, Đánh đu)
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trơng
Trai đu gối hạc khom khom cật


Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
(Đánh đu)
Ngệ thuật xây dựng hình tượng
(Khơng phân tích lại những hình ảnh thiên nhiên, con người đầy sinh động
đã phân tích lồng ghép trong các yếu tố nghệ thuật trước mà khái quát chung cách
xây dựng các hình tượng ấy của tác giả) Tác giả xây dựng hình tượng bằng sự tổng
hịa các giác quan của mình, và quan trọng nhất vẫn là thị giác.
Thính giác : « Gió giật sườn non khua lắc cắc/Sóng dồn mặt nước vỗ long bong”
(Kẽm Trống)

5.

Xúc giác : “Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp” (Hang Thanh Hóa)
vị giác : « Một trái trăng thu chin mõm mòm/ Nãy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom…”
Khướu giác: “Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm”
Thị giác “Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo…”
“Lắt lẻo cành thơng cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giột sương gieo”
Đơi mắt nữ thi sĩ nhìn nhận từ những sự vật nhỏ nhất như: rêu, cỏ… đến những thứ
lớn hơn như: hang, động, đèo,… từ những sự vật dễ nắm bắt, miêu tả như quả mít,
giếng nước đến những sự vật vơ hình như gió hoặc trong suốt như nước. Đơi mắt
đó nhìn thấu hiện tượng, thấu bản chất sự vật, cảm thụ tinh tế ngay cả những rung
động nhỏ nhất cho đến những trạng thái vận động kỳ lạ nhất: uốn éo, cheo leo,
khua lắc cắc, vỗ phập phịm… đơi mắt đó phân biệt được những sắc màu sống
động: xanh rì, trắng phau phau, đỏ lịm lom…
Hình tượng được miêu tả bằng cảm quan của một con người tự nhiên ( con
người với những tình cảm ham muốn nhục dục). Sự miêu tả ấy đôi khi rất trực
tiếp , nhưng đôi khi lại gián tiếp, đầy ý nhị.
Lược trúc chải cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đơi gị Bồng đảo sương cịn ngậm
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông
(Thiếu nữ)


Đọc một số bài thơ về quả mít, con ốc, các bài thơ về hang động, giếng nước,
cái quạt… không khó khăn khi nhận thấy có một cái so sánh lấp ló ẩn hiện sau
những hình ảnh tường minh của sự vật:
Cỏ gà lún phún leo quanh mép

Cá diếc le te lách giữa dịng (Giếng nước)
Chành ra ba góc da cịn thiếu
Khép lại đơi bên thịt vẫn thừa (Vịnh quạt)
Hồ Xuân Hương cũng như con người tự nhiên trong thơ bà sống thật với
chính mình, với những nhu cầu ham muốn của mình. Những ham muốn bản năng
của con người bắt nguồn từ trong nhu cầu sinh lý tự nhiên.
6. Thời gian nghệ thuật trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
6.1 Thời gian vũ trụ
Thời gian vũ trụ là cách nói thời gian trong mối quan hệ biện chứng với
không gian. Thời gian trong thơ Hồ Xuân Hương thường trải dài thể hiện nỗi cô
đơn khủng khiếp của con người tài phận bạc.
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,Oán hận trông ra khắp mọi chòm.”
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,Trơ cái hồng nhan với nước non.”
“Tiếng gà” hay “tiếng trống” ở đây không phải là đại lượng đặc trưng cụ thể
cho yếu tố thời gian mà nó chỉ là biểu tượng của nhân tố thời gian làm cho người
phụ nữ lẽ mọn thêm cơ đơn, hiu quạnh. Chúng ta có thể cảm nhận được rằng rất là
cô đơn, hiu quạnh của nữ thi sĩ. Nữ thi sĩ cảm nhận được rằng bước đi của thời gian
đang từng bước cướp đoạt lấy duyên dáng của bà, xuân sắc của bà, và bà thì đấu
tranh, khao khát một hạnh phúc đời thường cho mình nhưng cứ thua trận trước bàn
tay của số phận. Ở đây ta như bắt gặp được cái sự đối lập giữa cái vô hạn là vũ trụ
với cái hữu hạn là đời người.
“Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom”
Hồ Xuân Hương vận dụng triệt để các từ ngữ chỉ thời gian “nghìn năm” rồi lại cả
“vạn năm” kết hợp với các phụ từ “vẫn , hãy, còn, nay cũng thế” để bộc lộ nỗi lòng
da diết về thời gian. Văn nhân xưa thường hay dùng từ “trăm năm để than thở số
mệnh” .Đến với Hồ Xuân Hương, bà dùng chữ “trăm năm” một tên gọi thời gian để
nói tới cái duyên số chồng vợ (cho thấy hạnh phúc tình duyên sao mà mỏng manh,
nhỏ bé với thời gian)
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa



Hay:
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi…
Dường như rất vơ tình, các nhà thơ văn học giai đoạn này đều dùng chữ “trăm
năm” để mà than vãn, bi ai chứ khơng phải nói tới hạnh phúc, nói tới niềm vui. Họ
khao khát hạnh phúc và đấu tranh cho hạnh phúc vì họ thấy hạnh phúc là có thật
song dễ tan vỡ. Họ cảm thấy thời gian của vũ trụ thì bao la vơ tận, vơ thủy vơ
chung mà thời gian cuộc đời họ thì lại quá ngắn ngủi, hữu hạn. Họ không thể
trường tồn mãi cùng thời gian nên họ khao khát muốn để cho tâm hồn tự do bay
bổng theo thời gian và khơng gian.
Có thể thấy con người Xn Hương “xã hội” với tính cách chanh chua, mạnh
mẽ, phớt đờ đã mất dấu khi nhà thơ đối diện với thời gian mà thay vào đó là con
người bản ngã của Xuân Hương rất nhạy cảm, rất phụ nữ - những tính cách mà bà
đã cố che dấu đi trong con người đời thường. Vì thế, thời gian vũ trụ trong thơ
HXH ít thiên về kỉ niệm như các nhà thơ đương thời, bà thường hay buồn, hay trầm
tư trong những suy nghĩ về mình về thế thái nhân tình. . Qua thời gian vũ trụ, ta
hiểu thêm một Hồ Xuân Hương nhiều bất hạnh, trắc trở trên đường đời và đường
tình duyên nên ln khao khát vươn tới một điều gì đó tốt đẹp hơn về hạnh phúc,
tình yêu và cuộc sống, một Hồ Xuân Hương luôn nuối tiếc về tuổi trẻ sắp, đang và
đã qua.
6.2 Thời gian đời thường
Khác với thời gian vũ trụ - con người chiêm nghiệm về dòng lưu chuyển của
thời gian, ở thời gian đời thường Hồ Xuân Hương đã phản ánh những hiện thực
nhãn tiền diễn ra hàng ngày. Đó là các loại thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt,
thời gian diễn xướng.
Tuy phân chia theo từng loại thời gian, nhưng các loại thời gian trong thơ Hồ
Xuân Hương rất khó tách bạch, chúng đan xen, hòa với nhau làm một. Trong thời
gian sự kiện có thời gian sinh hoạt và ngược lại. Chúng đều góp phần phản ánh

cuộc sống thực mà nhà thơ đang sống đang cảm nhận.
Về thời gian diễn xướng giống như đặc điểm diễn xướng trong ca dao dân
ca. Bài thơ có thể khơng có từngữ biểu thị thời gian cụ thể, song người đọc đọc bài
thơ vào lúc nào thì lúc đó chính là thời gian bộc lộ tâm trạng dùm Hồ Xuân Hương
hay tâm trạng chính người đọc (Bánh trơi nước , Quả mít)
7. Khơng gian nghệ thuật trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
7.1 Không gian xã hội


Hồ Xuân Hương đưa vào nhiều khoảng không gian đa dạng của cuộc sống.
Đó là khơng gia của những người được trọng vọng trong xã hội như vua chúa, quan
lại, những bậc hiền nhân quân tử, những bậc nho sĩ, những sư sãi ở chùa …Những
người ấy lại được bóc trong không gian của nhà cao cửa rộng, không gian của lễ
nghĩa, đạo đức … Và Hồ Xuân Hương đã lật từng mảng không gian ẩn nấp của bọn
chúng lên, khơng sót tên nào, phơ bày ra cái thối nát, mục rữa sâu tận bên trong
những kẻ giả đạo mạo ấy.
Còn với người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ, Xuân Hương trân trọng
đặt họ trong không gian của vẻ đẹp hồn thiện, tràn đầy nhựa sống.
7.2 Khơng gian vũ trụ
Là khoảng không gian để nữ thi sĩ thỏa sức đề cao người phụ nữ và bày tỏ
nỗi lòng mình.
7.3 Khơng gian địa danh phong tục
Xn Hương tìm đến không gian địa danh – phong tục khi bất đắc ý với cuộc đời .
Bà đi nhiều nơi và ghi vào thơ mình những phóng sự tại chỗ rất hấp dẫn người đọc.
Khác với các tác giả cùng thời đại không gian địa danh thường ước lệ không gian
địa danh của Hồ Xuân Hương không kiểu cách, thi liệu đều xuất phát từ cuộc sống
thực từ :quả mít, con ốc, bánh trơi, đánh đu, đến đèo Ba Dội, đá Ơng Chồng Bà
Chồng, chùa Quán Khánh, kẽm Trống …
7.4 Không gian liên tưởng
Góp phần tạo nên vần thơ “hữu quỷ”. Cũng không phủ nhận rằng sự liên

tưởng ấy hướng con người ta đến những cái tục. Mà nhiều khi làm hạn chế
cảm quan thẩm mĩ của người đọc.
KẾT LUẬN
Hồ Xuân Hương là một tài năng độc đáo trên thi đàn văn học dân tộc . Qua việc tìm
hiểu về nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương ta càng hiểu thêm điều đó. Bà mãi
xứng danh tên gọi “Bà chúa thơ Nơm”



×