Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Hoạt động bảo hiểm của Công ty bảo hiểm PJICO Đắc Lắk Thực trạng và Giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM
PJICO ĐẮK LẮK: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Thị Bích Anh

Mã sinh viên

: 1211110039

Lớp

: Pháp 3 – Khối 5 – KT

Khóa

: 51

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương

Hà Nội, tháng 05 năm 2016


i



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ CÁC DOANH
NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM ..........................................................................3
1.1. Khái quát chung về bảo hiểm .............................................................................3
1.1.1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm .........................................................3
1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm ............................................................................12
1.2. Một số nét khái quát về các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam những năm
gần đây ......................................................................................................................14
1.2.1. Tình hình chung tồn thị trường bảo hiểm Việt Nam .............................14
1.2.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ .................................................................19
1.2.3. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ...........................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY
BẢO HIỂM PJICO ĐẮK LẮK .............................................................................26
2.1. Khái quát về công ty .........................................................................................26
2.1.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng của mỗi bộ phận ...........................................27
2.2. Tình hình kinh doanh chung .............................................................................30
2.3. Các loại hình bảo hiểm của Cơng ty.................................................................32
2.2.1. Bảo hiểm xe cơ giới .................................................................................32
2.2.2. Bảo hiểm con người .................................................................................35
2.2.3. Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ................................................38
2.2.4. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt .................................................................38
2.2.5. Bảo hiểm hàng hóa ..................................................................................40
2.4. Quy trình giám định – bồi thường của cơng ty ................................................41
2.5. Quy trình ký kết hợp đồng bảo hiểm của công ty ............................................44
2.6. Đánh giá hoạt động bảo hiểm của PJICO Đắk Lắk..........................................45



ii

2.6.1. Kết quả thực hiện .....................................................................................45
2.6.2. Những thuận lợi và khó khăn ..................................................................55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
BẢO HIỂM TẠI PJICO ĐẮK LẮK .....................................................................61
3.1. Định hướng và phương hướng, giải pháp phát triển của Công ty Bảo hiểm
PJICO Đắk Lắk .........................................................................................................61
3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty .........................................................61
3.1.2. Phương hướng, giải pháp phát triển của Công ty ....................................61
3.2. Giải pháp đối với Công ty ................................................................................63
3.2.1. Về quản lý chi phí ....................................................................................64
3.2.2. Về quy trình giám định – bồi thường ......................................................67
3.2.3. Vấn đề nhân sự ........................................................................................69
3.2.4. Phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm bảo hiểm ...............................71
3.2.5. Công tác tuyên truyền quảng cáo, quảng bá sản phẩm, phát triển

khách

hàng 72
3.2.6. Công tác ứng dụng công nghệ thơng tin ..................................................73
3.3. Một số kiến nghị ...............................................................................................74
3.3.1. Hồn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường quản lý Nhà nước ...............74
3.3.2. Tăng cường vai trò của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ............................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80



iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Từ Tiếng Anh

Từ Tiếng Việt

AEC

ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên


Agreement

Thái Bình Dương

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

WTO


iv

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ........................15
Hình 1.2. Doanh thu thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2012 ..............16
Hình 1.3. Doanh thu và tốc độ tăng trưởng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ...............19
Hình 1.4. Doanh thu và tốc độ tăng trưởng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam giai
đoạn 2011-2015 .........................................................................................................22
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Cơng ty Bảo hiểm PJICO Đắk Lắk ....................................27
Hình 2.2. Quy trình giám định – bồi thường chung của Công ty Bảo hiểm PJICO
Đắk Lắk .....................................................................................................................42
Hình 2.3. Quy trình ký kết hợp đồng bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm PJICO Đắk
Lắk .............................................................................................................................44
Hình 2.4. Doanh thu phí bảo hiểm gốc từng nghiệp vụ bảo hiểm ............................46
Hình 2.5. Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên Công ty ..............................54

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam ......................18

Bảng 2.1. Các cổ đông Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex ................................26
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm PJICO Đắk Lắk qua
các năm 2013-2015 ...................................................................................................30
Bảng 2.3. Doanh thu – bồi thường bảo hiểm xe cơ giới ...........................................46
Bảng 2.4. Doanh thu – bồi thường bảo hiểm con người ...........................................47
Bảng 2.5. Doanh thu – bồi thường bảo hiểm hỏa hoạn.............................................48
Bảng 2.6. Doanh thu – bồi thường bảo hiểm xây dựng và lắp đặt............................49
Bảng 2.7. Doanh thu – bồi thường bảo hiểm hàng hóa.............................................49
Bảng 2.8. Kết quả khâu khai thác bảo hiểm từ 2013-2015 .......................................50
Bảng 2.9. Tỷ lệ bồi thường của Công ty qua các năm 2012-2015 ............................52


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong sản xuất, con người ln có nguy
cơ đối mặt với những rủi ro như: hạn hán, bão lụt, tai nạn, ốm đau, bệnh tật … do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi khi rủi ro xảy ra thường gây ra những hậu quả
khó lường, khơng chỉ là những thiệt hại về tài sản, vật chất, mà cịn thiệt hại về tính
mạng và sức khỏe con người. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng và làm gia tăng giá trị của
cải xã hội. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với nguy cơ gặp phải rủi ro của con
người cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, địi hỏi con người phải có những biện
pháp thích hợp để đối phó với các rủi ro. Do đó, con người ln tìm cách bảo vệ
bản thân và tài sản của họ trước những biến cố bất ngờ có thể xảy ra.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu phục hồi và có
những bước chuyển biến mạnh mẽ sau nhiều năm gặp khó khăn trong hệ thống ngân
hàng, khu vực doanh nghiệp, thị trường bất động sản và hoạt động đầu tư. Trong
bốn năm liên tiếp (2012-2015), tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước (năm

2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,03%; năm 2013: 5,42%; năm 2014: 5,98% và
năm 2015: 6,68%). Quy mô nền kinh tế năm 2015 đạt 4.192.900 tỷ đồng, với GDP
bình quân đầu người đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so
với năm 2014. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện đã dẫn đến sự nhận
thức một cách sâu sắc và quan tâm nhiều hơn đến việc tích lũy, phòng ngừa rủi ro,
tai nạn, chăm lo giáo dục cho con em trong tương lai. Nhu cầu bảo hiểm gia tăng sẽ
giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm có cơ hội mở rộng thị
trường. Bên cạnh đó, q trình hội nhập sẽ thu hút thêm nhiều doanh nghiệp bảo
hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường và sự hạn chế những ưu đãi, hỗ trợ từ phía
Nhà nước cũng sẽ tạo động lực cạnh tranh để các doanh nghiệp trong nước tự tìm
cho mình chiến lược kinh doanh dài hạn để nắm bắt các cơ hội lớn phía trước, nâng
cao năng lực cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Công ty Bảo hiểm PJICO Đắk Lắk, trước đây là Công ty Bảo hiểm PJICO Tây
Nguyên được thành lập từ năm 2003, đã chứng minh được năng lực và khả năng
của mình qua những kết quả kinh doanh khá ấn tượng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn


2

cịn tồn tại nhiều mặt hạn chế và khó khăn. Để tạo dựng được một vị thế vững chắc
trên thị trường, công ty cần nghiên cứu sâu sắc về lý luận và thực tiễn kinh doanh để
tìm ra cho mình một hệ thống giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo
hiểm. Với mục đích trên, em đã chọn đề tài “Hoạt động bảo hiểm của Công ty Bảo
hiểm PJICO Đắk Lắk: thực trạng và giải pháp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các lý luận về kinh doanh bảo hiểm, nghiên cứu vào thực tiễn hoạt
động bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm PJICO Đắk Lắk để đưa ra những đánh giá về
kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm, từ đó phân tích những thuận lợi và hạn chế
của cơng ty. Qua đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động
kinh doanh bảo hiểm của công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hoạt động bảo hiểm của Công ty
Bảo hiểm PJICO Đắk Lắk.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động bảo hiểm của
công ty Bảo hiểm PJICO Đắk Lắk, đưa ra những giải pháp, kiến nghị giúp cơng ty
giải quyết các khó khăn, tồn tại của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, các
phương pháp khoa học thống kê, so sánh, đối chiếu, diễn giải trên tinh thần lý luận
kết hợp với thực tiễn.
5. Kết cấu của đề tài
Khóa luận kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm Việt
Nam.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty
Bảo hiểm PJICO Đắk Lắk.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo
hiểm của Công ty Bảo hiểm PJICO Đắk Lắk.


3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ CÁC
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về bảo hiểm
1.1.1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm
1.1.1.1. Nguồn gốc ra đời
Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một khái niệm phổ biến đối với chúng ta.
Ngành bảo hiểm đã phát triển và trở thành một trong những ngành dịch vụ có bước
tiến đáng kể cả về quy mơ, tốc độ và phạm vi hoạt động. Đặc biệt, ở một số nước

như Mỹ, các nước EU, bảo hiểm đã trở thành một phần không thể thiếu trong kinh
doanh cũng như trong cuộc sống nói chung. Vậy bảo hiểm có nguồn gốc từ đâu?
Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa và gắn liền với lịch sử phát triển của loài
người. Tuy nhiên, bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ thì vẫn chưa có câu trả lời chính
xác. Ban đầu, con người cầu xin chúa trời và các đấng thần linh phù hộ cho họ có
được cuộc sống yên ổn và an toàn, tuy nhiên phương pháp bảo vệ này cịn mang
đậm màu sắc tín ngưỡng. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những vết tích chứng
minh sự tồn tại của các tổ chức cứu hộ tương hỗ đối với các thợ tạc đá Ai Cập cổ
đại từ 4.500 năm trước công nguyên. Hay người Ba-Bi-Lon đã đưa ra những quy tắc
trong việc tổ chức các phương tiện vận tải bằng xe kéo và đặc biệt đã quy định phân
chia các thiệt hại do mất cắp và bị cướp cho các thương gia cùng gánh chịu.
Lợi nhuận hấp dẫn từ đại dương đã thúc đẩy các đội tàu bn ra đi, tìm đến
những vùng đất mới và trở về với nguồn hàng dồi dào và giá cả hấp dẫn. Những
chuyến đi ấy mang lại sự giàu có cho các thương nhân nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi
ro khi đại dương nổi giận. Vào thế kỷ XIV, tại Genoa và Venice tỉnh Lombary nước
Italia, người ta đã tìm thấy các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên ký kết giữa các
thương gia, các chủ tàu với các nhà bảo hiểm mà theo đó người bảo hiểm cam kết
với người được bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được
bảo hiểm phải gánh chịu khi có tổn thất xảy ra trên biển, đồng thời người bảo hiểm
sẽ nhận được một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Vào khoảng thế kỷ XV, khi Châu
Âu mở các cuộc thám hiểm, khai phá những miền đất mới ở Châu Á và cùng với
việc phát hiện ra Ấn Độ Dương và Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm
hàng hải nói riêng đã phát triển rất nhanh. Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện


4

của bảo hiểm hỏa hoạn, đánh dấu bằng vụ cháy thảm khốc ở Luân Đôn nước Anh
ngày 02/09/1666 hủy diệt 13.000 căn nhà trong đó có hơn 100 nhà thờ đã để lại
thiệt hại quá lớn. Sau đó, những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng

đồng chia sẻ rủi ro hỏa hoạn bằng cách đứng ra thành lập những Công ty bảo hiểm
hỏa hoạn như: Fire Office, Friendly Society, Hand and Hand, Lom Bard House…
Bảo hiểm hình thành do sự tồn tại khách quan của các loại rủi ro và nhu cầu an
toàn của con người là vĩnh cửu, địi hỏi con người phải ln có những biện pháp đề
phòng, ngăn chặn rủi ro xảy ra, đồng thời hạn chế, khắc phục những hậu quả do rủi
ro gây ra. Bắt đầu từ bảo hiểm hàng hải, rồi tới bảo hiểm hỏa hoạn và sau đó là các
loại hình bảo hiểm khác như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn.
Bảo hiểm ngày càng phát triển trên nhiều mặt và dần dần đóng vai trị khơng thể
thiếu trong cuộc sống của con người.
1.1.1.2. Định nghĩa
Mặc dù bảo hiểm có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng cho
đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về bảo hiểm. Có rất nhiều khái
niệm khác nhau về bảo hiểm.
“Bảo hiểm là sự đóng góp của số đơng vào sự bất hạnh của số ít” (Dennis
Kessler, Risque No 17, Jan-Mars 1994).
“Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam
đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình
hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản
đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo
hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các
phương pháp thống kê” (Monique Gaultier, Généralité sur l’assurance, Projet
d’assur, L’école supérieur des Finances et la Comptabilité de Hanoi – FFSA, Hanoi
– 1994).
“Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay
một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, cơng ty đó sẽ bồi thường
cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị
thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm” (Tập đoàn bảo hiểm AIG của
Mỹ).



5

“Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục
đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo
hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm
trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam 2000).
Dựa trên các định nghĩa trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: Bảo hiểm là
một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về
những thiệt hại, mất mát xảy ra với đối tượng bảo hiểm do rủi ro được bảo hiểm gây
ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó
và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
1.1.1.3. Bản chất của bảo hiểm
Các khái niệm trên về bảo hiểm, dù nhìn nhận ở bất kỳ góc độ nào đều thể
hiện một khía cạnh nhất định bản chất của bảo hiểm.
Bảo hiểm ra đời nhằm bù đắp những thiệt hại về tài chính do rủi ro, từ đó góp
phần giúp ổn định cuộc sống và sản xuất cho những người tham gia bảo hiểm.
Chính vì vậy, bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa
những người tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính phát sinh khi tai
nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên, phân
phối trong bảo hiểm là không như nhau, nghĩa là không phải ai tham gia bảo hiểm
cũng được phân phối và tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, mỗi người sẽ được phân
phối một số tiền khác nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số ít người
tham gia bảo hiểm và bị thiệt hại, tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra, cho nên
bảo hiểm khơng mang tính bồi hồn trực tiếp (loại trừ một số loại hình bảo hiểm
như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí).
Khi mua bảo hiểm tức là người tham gia bảo hiểm đã chuyển giao rủi ro của
mình sang cho người bảo hiểm. Việc chuyển giao rủi ro trong bảo hiểm được thực
hiện theo cơ chế: bên tham gia bảo hiểm nộp phí bảo hiểm cho bên bảo hiểm và bên
bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường hay chi trả tiền khi đối tượng bảo hiểm hay người

được bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. Vì vậy, bảo hiểm còn được coi
là sự phân tán, chia nhỏ tổn thất của một số người cho nhiều người tham gia bảo
hiểm cùng gánh chịu, dựa trên nguyên tắc “lấy số đông bù số ít”.


6

Thơng qua việc thu phí bảo hiểm từ những người tham gia bảo hiểm, bảo hiểm
đã thành lập được một quỹ bảo hiểm, số người tham gia càng đơng thì quỹ càng lớn.
Quỹ bảo hiểm trước hết được sử dụng để bù đắp những tổn thất xảy ra với người
được bảo hiểm và cũng tạo nên nguồn vốn đầu tư cho xã hội. Hoạt động bảo hiểm
giúp chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm nên đã góp phần liên kết
các thành viên trong xã hội vì lợi ích chung của cộng đồng và vì sự ổn định phồn
vinh của đất nước.
1.1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính ngày càng có vị trí quan trọng ở
nhiều nước trên thế giới, với rất nhiều loại hình khác nhau, cũng như đối tượng bảo
hiểm đa dạng. Tuy nhiên, hoạt động bảo hiểm vẫn được tiến hành trên cơ sở những
nguyên tắc cơ bản sau đây:
 Nguyên tắc bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn
(fortuity not certainty)
Theo nguyên tắc, người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho một rủi ro, tức là chỉ
bảo hiểm cho một tai nạn, một sự cố… xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài
ý muốn của con người chứ không bảo hiểm cho một cái chắc chắn xảy ra, đương
nhiên xảy ra, cũng như chỉ bồi thường những mất mát, thiệt hại do rủi ro gây ra chứ
không bồi thường cho những thiệt hại chắc chắn xảy ra. Nghĩa là người bảo hiểm
không được nhận bảo hiểm khi biết chắc chắn rủi ro bảo hiểm sẽ xảy ra, ví dụ như
con tàu khơng đủ khả năng đi biển, xe ô tô không đảm bảo kỹ thuật… Người bảo
hiểm cũng khơng được bảo hiểm cho những gì đã xảy ra, ví dụ như bảo hiểm con
tàu ngồi khơi sau khi đã bị gặp nạn. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi cho

doanh nghiệp bảo hiểm và tránh tình trạng trục lợi bất chính từ bên mua bảo hiểm.
 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)
Theo nguyên tắc này, tất cả các giao dịch bảo hiểm cần được phải được thực
hiện trên cơ sở trung thực với nhau, tin cậy lẫn nhau. Người bảo hiểm và người
tham gia bảo hiểm không được lừa dối nhau và phải chịu trách nhiệm về tính trung
thực, chính xác của thơng tin do mình cung cấp. Nếu một bên vi phạm thì hợp đồng
bảo hiểm sẽ trở nên vơ hiệu. Nguyên tắc này nhằm xác định trách nhiệm của hai bên
đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ bảo hiểm.


7

Người bảo hiểm phải công khai những điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo
hiểm… cho người được bảo hiểm biết và không được nhận bảo hiểm khi biết đối
tượng bảo hiểm đã đến nơi an tồn và có trách nhiệm giữ bí mật về thơng tin mà
bên mua bảo hiểm cung cấp. Còn người được bảo hiểm phải khai báo chính xác,
trung thực các chi tiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Họ cũng phải thông báo
kịp thời những thay đổi về đối tượng bảo hiểm, về rủi ro, về những mối đe dọa nguy
hiểm hay làm tăng thêm rủi ro… mà mình biết được hoặc đáng lẽ phải biết và
không được mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đó
đã bị tổn thất. Ví dụ, một người mua bảo hiểm lũ lụt cho ngôi nhà nằm trong vùng
thường hay xảy ra bão lụt nhưng khi mua bảo hiểm lại không khai báo về điều đó,
khi bão lụt xảy ra gây ra thiệt hại cho ngơi nhà, người đó sẽ khơng được bồi thường.
Hay khi con tàu ngoài khơi đã bị gặp nạn, chủ tàu mới mua bảo hiểm để được bồi
thường, bằng cách mua bảo hiểm ghi trước ngày xảy ra tai nạn và trong trường hợp
này, người bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng và từ chối bồi thường tổn thất.
 Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest)
Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm nếu muốn mua bảo hiểm
phải có lợi ích bảo hiểm. Lợi ích bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến,
gắn liền với hay phụ thuộc vào sự an tồn hay khơng an tồn của đối tượng bảo

hiểm. Người có lợi ích bảo hiểm là người chủ sở hữu đối tượng bảo hiểm đó, có
trách nhiệm quản lý tài sản hoặc nhận cầm cố tài sản, là người bị thiệt hại về tài
chính khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro. Lợi ích bảo hiểm có ý nghĩa to lớn trong
bảo hiểm, có lợi ích bảo hiểm thì mới được ký kết hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra
tổn thất, người được bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm rồi, mới được bồi thường.
Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm nhằm loại bỏ khả năng bảo hiểm cho tài sản của người
khác, hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để trục lợi từ một đơn bảo hiểm.
 Nguyên tắc bồi thường (indemnity)
Nguyên tắc này chỉ ra rằng, bên mua bảo hiểm sẽ được bồi thường khi bị thiệt
hại, tổn thất do những rủi ro mang tính khách quan và thuộc phạm vi bảo hiểm gây
ra. Khi có tổn thất xảy ra người bảo hiểm phải bồi thường để đảm bảo cho người
được bảo hiểm khôi phục lại tình trạng tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra,
không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.


8

 Nguyên tắc thế quyền (subrogation)
Theo nguyên tắc, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, người bảo hiểm, sau khi bồi
thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm địi
người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình. Để thực hiện được nguyên tắc
này, người được bảo hiểm phải chuyển giao quyền đòi bồi thường, truy địi cho bên
bảo hiểm thơng qua việc cung cấp các biên bản, giấy tờ, chứng từ… cần thiết cho
người bảo hiểm để bên bảo hiểm truy đòi lại từ bên thứ ba có lỗi gây ra thiệt hại.
Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm.
 Nguyên tắc sàng lọc
Nguyên tắc này đòi hỏi người bảo hiểm từ chối bảo hiểm cho những đối tượng
mà khả năng xảy ra rủi ro là chắc chắn, hay hậu quả của rủi ro nếu xảy ra là quá lớn,
hạn chế lựa chọn bất lợi và có quyết định đúng đắn. Nhóm tất cả những đối tượng
rủi ro thành các nhóm khác nhau để thuận lợi cho việc xác định mức phí phù hợp

(rủi ro càng cao thì mức phí càng cao) và đảm bảo an toàn cho nhà bảo hiểm.
 Nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro
Phân tán rủi ro là phương pháp mà người bảo hiểm sử dụng để đối phó với
hiện tượng tích tụ, tập trung rủi ro trong một khu vực địa lý nhằm tránh phải bồi
thường quá lớn cho một tổn thất xảy ra trong khu vực đó. Ví dụ, bảo hiểm cháy nổ
cho cả một khu phố, nếu xảy ra cháy, tất cả các nhà trong khu phố đều bị thiệt hại
thì nhà bảo hiểm sẽ phải bồi thường một khoản tiền rất lớn, do đó cần phân tán rủi
ro bằng cách nhận bảo hiểm ở nhiều khu vực khác nhau, không tập trung một chỗ.
Phân chia rủi ro là kỹ thuật mà người bảo hiểm sử dụng trong những trường
hợp cần thiết nhằm tránh khả năng phải tự mình gánh chịu một tổn thất quá lớn,
tránh trường hợp khơng đủ khả năng thanh tốn. Có hai phương pháp phân chia rủi
ro là đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm. Đồng bảo hiểm là nghiệp vụ bảo hiểm mà
nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng chấp nhận bảo hiểm cho một rủi ro của một đối
tượng bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm theo tỷ lệ % đã
được thỏa thuận trước và phương pháp này được sử dụng khi việc chi trả bồi thường
vượt quá khả năng tự đảm đương của một doanh nghiệp. Tái bảo hiểm là phương
pháp phân chia rủi ro mà người bảo hiểm trực tiếp chuyển một phần trách nhiệm
của mình cho người bảo hiểm khác, trong khn khổ hợp đồng tái bảo hiểm.


9

1.1.1.5. Các loại hình bảo hiểm
a. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm
 Bảo hiểm xã hội (social insurance)
Bảo hiểm xã hội là loại hình dịch vụ công trong nền kinh tế thị trường, hoạt
động không nhằm mục đích kiếm lời, là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, thất nghiệp, về hưu hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo
hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội mang tính cộng đồng, tính nhân văn sâu sắc và là trụ

cột chính của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Bảo hiểm xã hội có tính
chất bắt buộc, tn theo những luật lệ quy định chung, khơng tính đến những rủi ro
cụ thể và khơng nhằm mục đích kinh doanh.
Bảo hiểm xã hội có các loại sau đây:
- Chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, viên chức nhà nước;
- Bảo hiểm thất nghiệp;
- Bảo hiểm y tế…
 Bảo hiểm thương mại (commercial insurance)
Hoạt động theo cơ chế thị trường với mục tiêu đáp ứng tốt nhất các nhu cầu
của khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận, bảo hiểm thương mại phát triển khá nhanh
và xâm nhập vào toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, phạm vi
hoạt động không chỉ ở mỗi nước mà cịn mang tính quốc tế thơng qua hoạt động tái
bảo hiểm. Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm mang tính kinh doanh, kiếm
lời. Bảo hiểm thương mại khơng mang tính chất bắt buộc, có tính đến từng đối
tượng, từng rủi ro cụ thể và nhằm mục đích kinh doanh.
Bảo hiểm thương mại có những loại hình chính sau:
- Bảo hiểm hàng hải;
- Bảo hiểm nhân thọ;
- Bảo hiểm hỏa hoạn;
- Bảo hiểm tai nạn…
b. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
 Bảo hiểm tài sản: Đối tượng bảo hiểm là tài sản, của tập thể hay cá nhân
bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá… và những lợi ích liên quan. Thiệt hại


10

được bồi thường trong loại hình bảo hiểm này mang tính vật chất. Những loại hình
bảo hiểm tài sản phổ biến nhất gồm:
- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong

nước;
- Bảo hiểm thân tàu biển, bảo hiểm thân tàu thuyền khác;
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới;
- Bảo hiểm công trình xây dựng, bảo hiểm lắp đặt;
- Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt;
- Bảo hiểm máy móc thiết bị, bảo hiểm máy móc thiết bị điện tử;
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu…
 Bảo hiểm con người: bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo
hiểm là con người hay các bộ phận của cơ thể con người hay các vấn đề có liên
quan như tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, tai nạn… Bảo hiểm con người bao gồm các
loại hình sau:
- Bảo hiểm sinh mạng con người;
- Bảo hiểm tai nạn con người 24/24;
- Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật;
- Bảo hiểm học sinh – sinh viên;
- Bảo hiểm du lịch…
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự
của người được bảo hiểm đối với người thứ ba hay đối với sản phẩm. Các loại hình
bảo hiểm trách nhiệm dân sự phổ biến nhất hiện nay:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển, bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ tàu thuyền khác
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không, bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của người khai thác máy bay;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động;
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp đặt;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số nghề nghiệp đặc biệt
(môi giới bảo hiểm, môi giới chứng khoán, tư vấn pháp luật, nghề y…)…



11

c. Căn cứ tính chất của bảo hiểm
 Bảo hiểm nhân thọ (life insurance)
Bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm
bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi
người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Bảo hiểm nhân
thọ có các loại cơ bản sau:
- Bảo hiểm sinh kỳ thuần túy;
- Bảo hiểm tử kỳ;
- Bảo hiểm trọn đời;
- Bảo hiểm hỗn hợp;
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ.
 Bảo hiểm phi nhân thọ (non-life insurance): Là loại nghiệp vụ bảo hiểm
không phải bảo hiểm nhân thọ, bao gồm các loại hình bảo hiểm:
- Bảo hiểm hàng hải gồm: bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu
và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển;
- Bảo hiểm xe cơ giới;
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng
không…
- Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt;
- Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
- Bảo hiểm du lịch…
d. Căn cứ vào quy định của pháp luật
 Bảo hiểm bắt buộc: Gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật Việt Nam
có quy định (như: Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam 2000, Bộ luật Hàng hải Việt
Nam 2005, Thông tư 76/2003/TT-BTC về bảo hiểm trong đầu tư và xây dựng) về
nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân. Ở Việt Nam, hiện có các loại
hình bảo hiểm bắt buộc sau:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với
hành khách;


12

- Bảo hiểm cháy, nổ;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ tàu biển đối với tàu biển
chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc hàng hóa
nguy hiểm khác đối với ơ nhiễm môi trường khi hoạt động tại vùng nước
các cảng biển và khu vực hàng hải khác của Việt Nam;
- Bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công;
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với chủ sử dụng lao động đối với người lao động;
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba…
 Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm
không bắt buộc phải tham gia. Việc tham gia bảo hiểm phụ thuộc vào nhu cầu và ý
chí của người tham gia bảo hiểm. Đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm ở Việt Nam
thuộc loại bảo hiểm tự nguyện.
e. Căn cứ vào phạm vi bảo hiểm
 Bảo hiểm đối ngoại: Là những nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm
vượt ra phạm vi biên giới quốc gia hoặc có liên quan đến nước ngồi. Bao gồm: bảo
hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm khách du lịch…
 Bảo hiểm đối nội: Là những nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm
nằm trong phạm vi một quốc gia. Bao gồm: bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa,
bảo hiểm y tế…
1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm
Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia bảo hiểm, từ đó góp
phần ổn định tình hình kinh tế chung của tồn xã hội. Thơng qua việc bồi thường và
bù đắp những thiệt hại, mất mát, bảo hiểm giúp các cá nhân, tổ chức tham gia bảo

hiểm khơi phục lại tồn bộ hay một phần tình trạng tài chính như trước khi rủi ro
xảy ra, giúp họ ổn định cuộc sống hàng ngày hoặc công việc sản xuất kinh doanh.
Sự ổn định kinh tế của các thành viên trong xã hội sẽ tạo ra sự ổn định chung của
nền kinh tế. Hơn nữa, thông qua bảo hiểm, nền kinh tế đã lập các kế hoạch tài chính
ứng phó với rủi ro bằng các quỹ chung cho tồn xã hội thay cho việc từng thành
viên trong xã hội tự lập quỹ dự phịng riêng gây lãng phí mà hiệu quả không cao.
Bảo hiểm là một trong những kênh huy động vốn hữu hiệu để đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội. Đặc điểm của ngành bảo hiểm là thu phí trước khi dùng tiền thu phí


13

để chi bồi thường hay trợ cấp, nên có thể huy động được một lượng vốn khá lớn từ
những người tham gia bảo hiểm. So với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thì bảo
hiểm có khả năng huy động được cả những khoản tiền rất nhỏ từ các thành viên
trong xã hội. Các công ty bảo hiểm sử dụng lượng vốn huy động được để đầu tư trở
lại vào nền kinh tế như: mua trái phiếu, kinh doanh bất động sản… nhằm sinh lời.
Như vậy, bảo hiểm đã góp phần làm gia tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy
hệ thống tài chính phát triển sơi động hơn.
Bảo hiểm góp phần tăng tích lũy và giảm chi cho ngân sách Nhà nước. Nếu có
thiệt hại do rủi ro hay sự kiện bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm sẽ được người
bảo hiểm bồi thường tổn thất đó mà không cần sự trợ giúp của ngân sách Nhà nước,
giúp giảm chi cho ngân sách. Khi các thành viên trong xã hội ổn định kinh doanh,
nguồn thuế đóng cho Nhà nước cũng được ổn định. Ngồi ra, cịn phải kể đến
nguồn thu từ thuế mà các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm
thương mại đóng vào ngân sách Nhà nước.
Bảo hiểm góp phần tăng thu và giảm chi ngoại tệ. Nếu các nhà xuất khẩu và
nhập khẩu lựa chọn mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trong nước sẽ dùng nội
tệ để mua và sẽ tiết kiệm được khoản ngoại tệ chi ra cho hoạt động đó. Trước đây
thị trường bảo hiểm chưa phát triển cộng với nghiệp vụ xuất nhập khẩu còn nhiều

hạn chế, chúng ta thường xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều
kiện CIF. Như vậy, các công ty Việt Nam không thể mua bảo hiểm trong nước được
vì theo điều kiện CIF người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm là người bán. Nếu thị
trường bảo hiểm trong nước lớn mạnh thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong
nước hồn tồn có thể tin tưởng mua bảo hiểm trong nước, vừa đảm bảo yếu tố tin
cậy vừa tiết kiệm ngoại tệ. Hơn nữa, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu tự mua bảo
hiểm ở thị trường trong nước, họ sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về các loại hình, các hình
thức bảo hiểm phù hợp nhất để tránh được rủi ro mà lại tiết kiệm chi phí.
Bảo hiểm góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các
quốc gia. Bảo hiểm không chỉ là sự chia sẻ rủi ro trong phạm vi một quốc gia mà
cịn trên phạm vi tồn thế giới. Thơng qua hoạt động tái bảo hiểm và cung cấp dịch
vụ bảo hiểm khơng biên giới, bảo hiểm góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các
nước với nhau.


14

Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa, đề phịng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc
sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá
nhân, mỗi doanh nghiệp. Các cơ quan bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia bảo
hiểm phối hợp để thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất như: tuyên
truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn; tư vấn, hỗ trợ để xây dựng và
thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; tiêm chủng và đầu tư phát triển các
dịch vụ y tế khác… Tất cả các hoạt động trên đều nhằm mục đích góp phần ổn định
cuộc sống cũng như sản xuất cho các thành viên trong xã hội.
Các loại hình bảo hiểm phát triển đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao
động, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Bảo hiểm là một ngành
dịch vụ với sản phẩm mang tính chất vơ hình nên yếu tố con người là rất cần thiết
để có thể mang sản phẩm đến với từng khách hàng. Các công ty bảo hiểm mở rộng
hệ thống đại lý nhằm tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, qua đó đã tạo thêm công

việc cho người lao động.
Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã
hội, giúp họ yên tâm trong cuộc sống và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với
một mức phí bảo hiểm khá khiêm tốn, các cơ quan và doanh nghiệp bảo hiểm có thể
giúp đỡ các cá nhân, các gia đình, các tổ chức khắc phục được hậu quả của những
rủi ro khôn lường trong cuộc sống và sản xuất vì bảo hiểm là sự đóng góp của nhiều
người trong xã hội vào quỹ bảo hiểm để chia sẻ rủi ro cho nhiều người gánh chịu.
1.2. Một số nét khái quát về các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam những năm
gần đây
1.2.1. Tình hình chung tồn thị trường bảo hiểm Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ năm 2008 đã lan rộng ra toàn
cầu, kéo lùi sự phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới, và nền kinh tế Việt
Nam cũng không nằm ngồi sự ảnh hưởng đó. Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam
sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến
năm 2012 chỉ còn 5,03%. Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn hồi phục hậu khủng
hoảng với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô và an
sinh xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn này là 5,77%/năm.


15

Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2011-2015
8.00%

6.68%

7.00%

5.98%


5.89%
6.00%

5.03%

5.42%

5.00%
4.00%
3.00%
2.00%
1.00%
0.00%
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Nguồn: Tình hình kinh tế - xã hội các năm 2011-2015, Tổng cục Thống kê
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 tăng dần qua các
năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 tăng 5,89% so với năm 2010 và
tăng đều trong cả ba khu vực. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP giảm còn 5,03%
so với năm 2011, giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm
2008. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn
của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính năm 2008 và khủng hoảng nợ công

Châu Âu năm 2011 vẫn chưa được giải quyết. Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới
vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Nền kinh tế Việt Nam chưa thoát khỏi
khủng hoảng, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, sản xuất kinh doanh phục hồi
chậm, thu nhập của người dân vẫn chưa được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng GDP năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012, tuy mức tăng khơng nhiều
nhưng đây là tín hiệu đáng mừng trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Sang năm 2014,
kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thối tồn cầu, tình hình kinh tế vĩ mơ Việt
Nam cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, GDP cả năm ước tăng 5,98% so với
năm 2013. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chưa thực sự phục hồi, 67.823 doanh nghiệp
buộc phải giải thể, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, hoạt động
xây dựng và thị trường bất động sản đã có những tín hiệu phục hồi nhưng còn chưa
rõ nét. Năm 2015, tăng trưởng GDP ước đạt 6,68%, cao nhất trong 5 năm qua và
cao hơn mức mục tiêu đề ra (6,2%). Lạm phát được kiểm sốt ở mức thấp (0,63%),
kinh tế vĩ mơ dần ổn định, an sinh, xã hội được đảm bảo. Mặt bằng lãi suất huy


16

động giảm nhẹ so với năm 2014 và chỉ bằng 40% so với năm 2011. Dự trữ ngoại
hối năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế
diễn ra sôi động với việc kết thúc đàm phán Hiệp định tự do thương mại (FTA) với
liên minh kinh tế Á – Âu, liên minh Châu Âu và Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên
Thái Bình Dương (TPP); tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Tuy nhiên,
vẫn còn những thách thức lớn của nền kinh tế như: kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững
chắc, cân đối ngân sách Nhà nước cịn khó khăn. Xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các
ngân hàng thương mại cổ phần cịn nhiều khó khăn. Hiệu quả đầu tư cơng chưa cao.
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam hậu khủng hoảng đã cơ bản phục hồi và
đang trên đà tăng trưởng trở lại. Tuy nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu nhưng thị
trường bảo hiểm Việt Nam vẫn tăng trưởng khá ổn định.

Hình 1.2. Doanh thu thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2012

Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014 và Tổng quan thị
trường bảo hiểm Việt Nam năm 2015 của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm
Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ cũng như bảo hiểm nhân thọ tăng dần.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2011 đạt 36.552 tỷ đồng, tăng 18,51% so với
năm 2010. Đây cũng là năm Chính phủ thực hiện thắt chặt tín dụng, thắt chặt chi
tiêu và đầu tư công nhằm hạn chế lạm phát và ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn


17

cầu và điều này đã làm giảm nhu cầu bảo hiểm tài sản, xây dựng – lắp đặt và tài sản
mới mua. Tuy nhiên, 2011 cũng là năm Nhà nước triển khai thí điểm bảo hiểm nơng
nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, ban hành quy định về bảo hiểm trách nhiệm
cơ sở khai thác sử dụng chất phóng xạ hạt nhân đã tạo điều kiện cho ngành bảo
hiểm phát triển trên lĩnh vực bảo hiểm phi tài sản.
Năm 2012, Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, 55.000 doanh nghiệp giải thể, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, thị
trường chứng khoán ảm đạm, thị trường bất động sản đóng băng. Nhu cầu bảo hiểm
giảm do tốc độ tăng trưởng tài sản, đầu tư xây dựng mới và mua sắm giảm. Tuy
nhiên, doanh thu phí bảo hiểm năm 2012 đạt 41.248 tỷ đồng, tăng 12,85% so với
năm 2011. Có được mức tăng trưởng như vậy là do các doanh nghiệp bảo hiểm đã
tập trung tái cơ cấu năng lực tài chính, thu hút nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu
và hợp tác kinh doanh; tái cơ cấu mơ hình tổ chức kinh doanh theo hướng tập trung
về trụ sở chính nhằm tiết giảm chi phí; phát triển sản phẩm mới; mở rộng kênh phân
phối qua môi giới, đại lý; giải quyết bồi thường nhanh chóng, chính xác, nâng cao
uy tín thương hiệu.
Đến năm 2013, kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng nhưng thị
trường bảo hiểm Việt Nam vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, nhất là thị trường bảo hiểm
nhân thọ vẫn đạt được mức tăng trưởng hai con số. Tổng doanh thu phí bảo hiểm

tồn thị trường đạt 47.851 tỷ đồng, tăng 16,01% so với năm 2012; trong đó doanh
thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 24.521 tỷ đồng, tăng 7,31%; doanh thu phí bảo
hiểm nhân thọ ước đạt 23.330 tỷ đồng, tăng khoảng 26,81%. Tuy nhiên, sự phát
triển của thị trường bảo hiểm vẫn tập trung vào một số sản phẩm nhất định và thị
phần bảo hiểm vẫn tập trung vào một số doanh nghiệp bảo hiểm lớn trên thị trường.
Ngồi ra, tình trạng trục lợi bảo hiểm và hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh
giữa các doanh nghiệp đã tác động không tốt và cản trở sự phát triển của thị trường.
Sang năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm tồn thị trường đạt 54.718 tỷ
đồng, tăng 14,89% so với năm 2013. Tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền bảo
hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 19.752 tỷ đồng. Sự kiện ngày 1315/05/2014 ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh… liên quan đến việc Trung Quốc hạ
đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh


18

tế của nước ta đã ảnh hưởng lớn đến thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tổng số tiền
bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm cho tổn thất này là khoảng 3.000 tỷ
đồng. Sự kiện này không những ảnh hưởng đến tỷ lệ bồi thường trong năm 2014 và
các năm tiếp theo của các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn ảnh hưởng lâu dài đến
việc thu xếp tái bảo hiểm và năng lực khai thác bảo hiểm tài sản của thị trường, nhất
là đối với rủi ro đình cơng, bạo loạn dân sự (SRCC).
Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện mục tiêu trung hạn trong Chiến lược
phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011–2015 và Quyết định
1826/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cấu trúc thị trường chứng
khoán và doanh nghiệp bảo hiểm, thị trường bảo hiểm năm 2015 tiếp tục gặt hái
nhiều thành công đáng ghi nhận. Với nỗ lực của cơ quan quản lý bảo hiểm, Hiệp hội
bảo hiểm Việt Nam (AVI) và của các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc khắc phục
khó khăn, nắm bắt cơ hội để tiếp tục tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh và
quản lý, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2015 đã đạt mức tăng trưởng khả quan,
góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn

2011-2015. Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 81.374 tỷ đồng, chiếm khoảng 2%
GDP. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 68.688 tỷ đồng, tăng 23,53%
so với năm 2014, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2015.
Bảng 1.1. Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam
tính đến năm 2015
TT

Chỉ tiêu

Số lượng

1

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

30

2

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

17

3

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

12

4


Doanh nghiệp tái bảo hiểm

Tổng cộng

2
61

Nguồn: Tổng quan thị trường bảo hiểm năm 2015, Cục Quản lý và Giám sát
bảo hiểm
Theo Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (ISA) thì tính đến ngày 31/12/2015
có 61 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam. Cho thấy thị trường bảo hiểm
Việt Nam tuy là một thị trường mới nhưng có nhiều tiềm năng nên đã thu hút được


19

sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cả trong nước và ngoài nước.
Trong năm qua, thị trường bảo hiểm tăng trưởng tốt, đặc biệt là khối bảo hiểm nhân
thọ. Sự cạnh tranh về phí và điều kiện bảo hiểm vẫn diễn ra ở tất các các nghiệp vụ,
thậm chí cịn gay gắt đối với các nghiệp vụ có tỷ lệ tổn thất cao như tài sản, thân
tàu. Năm 2015, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện tốt chức năng lá chắn tài
chính cho người tham gia bảo hiểm trước rủi ro bất ngờ xảy ra và tăng cường dịch
vụ, tiện ích chăm sóc khách hàng. Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi
thường và trả tiền bảo hiểm ước đạt 21.562 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ bồi thường ước đạt 13.579 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ bồi thường ước đạt 7.983 tỷ đồng.
1.2.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam những năm gần đây có nhiều chuyển
biến tích cực và là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu

vực Châu Á.
Hình 1.3. Doanh thu và tốc độ tăng trưởng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014 và Tổng quan thị
trường bảo hiểm Việt Nam năm 2015 của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm


20

Nhìn chung, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2011-2015 tăng dần
qua các năm, nhưng mức tăng trưởng lại khơng đồng đều và năm 2015 là năm có
mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Năm 2011, doanh thu phí bảo hiểm
nhân thọ đạt 15.998 tỷ đồng, tăng 16,16% so với năm 2010. Nền kinh tế khó khăn
cũng như lạm phát đã tác động tới xu hướng mua các sản phẩm bảo hiểm. Tuy
nhiên, số lượng hợp đồng khai thác mới vẫn tăng nhưng không nhiều, đạt 892.209
hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 8,93% so với năm 2010. Số lượng hợp đồng khai
thác mới tăng ở mức thấp, trong khi đó tổng phí bảo hiểm khai thác mới đạt 4.245
tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2010. Tổng số tiền bảo hiểm tương ứng đạt
119.849 tỷ đồng, tăng 23,13%. Bình quân số tiền bảo hiểm của hợp đồng chính khai
thác mới trong năm 2011 đạt 134 triệu đồng, tăng 13,04%. Có thể nói, chất lượng
khai thác mới của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã tăng lên đáng kể.
Năm 2012, doanh thu phí bảo hiểm đạt 18.397 tỷ đồng, tăng 15%, thấp hơn
1,16% so với mức tăng của năm 2011. Số lượng hợp đồng khai thác mới của các
sản phẩm bảo hiểm chính đạt 999.684 hợp đồng, tăng 12,05% với tổng doanh thu
phí khai thác mới đạt 4.949 tỷ đồng, tăng 16,58%. Nhóm sản phẩm có tỷ trọng cao
là bảo hiểm hỗn hợp (66,53%), bảo hiểm liên kết đầu tư (24,19%). Đặc biệt, với sự
gia tăng cả về số lượng hợp đồng khai thác mới (chiếm 27,5% số lượng hợp đồng
khai thác mới) và phí bảo hiểm đạt 1.965 tỷ đồng (chiếm 39,7% tổng phí khai thác
mới) cho thấy nhóm sản phẩm bảo hiểm đầu tư đang dần trở thành sản phẩm quan

trọng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
Mặc dù nền kinh tế - xã hội năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn, doanh thu phí
bảo hiểm vẫn tăng trưởng khá tốt, đạt 23.330 tỷ đồng, tăng 26,81%. Với số lượng
hợp đồng khai thác mới tăng khoảng 18,5% so với năm 2012, doanh thu phí khai
thác mới tăng khoảng 46%. Xét về nghiệp vụ, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư
vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,8%), nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp (43,3%),
tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ và các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Năm 2013,
cả thị trường đã có thêm 43 sản phẩm bảo hiểm mới được phê chuẩn và Bộ Tài
chính đã phê duyệt cho 4 doanh nghiệp triển khai các sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự
nguyện. Nhóm dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ là Prudential, Bảo Việt Nhân
thọ, PVI Sunlife, Manulife…


×