Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bộ câu hỏi thi môn Tố tụng Hình sự 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.24 KB, 13 trang )

1. Tội phạm và tình hình tội phạm là hai khái niệm đồng nhất với nhau
=> Nhận định này sai. Theo điều 8 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS. Cịn tình hình tội
phạm là diễn biến và thực trạng của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị thời gian và
không gian nhất định. Vậy tội phạm và tình hình tội phạm khơng thể là hai khái
niệm đồng nhất.
2. Để xác định tội phạm ẩn các nhà tội phạm học thường chỉ dựa vào phương
pháp phỏng vấn
=> Nhận định này sai. Phỏng vấn thuộc phương pháp điều tra để nghiên cứu về tội
phạm ẩn. Ngoài phương pháp phỏng vấn cịn có phương pháp điều tra, hỏi trả lời
để nghiên cứu về tình hình tội phạm.
3. Tình hình tội phạm khơng có tính phụ thuộc pháp lý
=> Nhận định này sai. Vì đây là một trong những đặc điểm của tội phạm. Tội phạm
ln có tính phụ thuộc pháp lý vì được phản ánh trong Luật hình sự. Khi quy định
của Luật hình sự có sự thay đổi thì tội phạm cũng có xu hướng thay đổi theo.
4. Tội phạm rõ là những tội phạm chỉ bao gồm các tội phạm đã qua xét xử
=> Nhận định này sai. Tội phạm rõ chỉ bao gồm tội phạm đã được xử lí về hình sự
mà trong đó có tội phạm đã được khẳng định qua bản án kết tội của tồ án đã
có hiệu lực pháp luật và được thể hiện trong thống kê tội phạm.
5. Tội phạm rõ là tội phạm đã bị xử lý về hình sự và có trong thống kê tội
phạm
=> Nhận định này đúng. Tội phạm rõ chỉ bao gồm tội phạm đã được xử lí về hình
sự mà trong đó có tội phạm đã được khẳng định qua bản án kết tội của tồ án đã có
hiệu lực pháp luật và được thể hiện trong thống kê tội phạm.
6. Tội phạm ẩn có thể là tội phạm đã xảy ra đã bị xử lý về hình sự và đã có
trong thống kê tội phạm
=> Nhận định này sai. Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng khơng
được thể hiện trong thống kê tội phạm vì khơng được phát hiện, không được xử lý
hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm.



7. Tội phạm ẩn là tội phạm đã xảy ra nhưng khơng có trong thống kê tội
phạm
=> Nhận định này đúng. Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng
không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì khơng được phát hiện, khơng được
xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm.
8. Tội phạm rõ có thể là tội phạm chưa bị xử lí về hình sự
=> Nhận định này sai. Tội phạm rõ chỉ bao gồm tội phạm đã được xử lí về hình sự
mà trong đó có tội phạm đã được khẳng định qua bản án kết tội của toà án đã có
hiệu lực pháp luật và được thể hiện trong thống kê tội phạm.
9. Tội phạm học là khoa học thực nghiệm
=> Nhận định này sai. Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên
cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm
nhằm mục đích phịng ngừa tội phạm.
10. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học chỉ bao gồm: tội phạm hiện thực,
nguyên nhân của tội phạm hiên thực
=> Nhận định này sai. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học bao gồm tội phạm
hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm.
11. Kiểm soát tội phạm không phải là đối tượng nghiên cứu của Tội phạm
học?
=> Nhận định này sai. Theo khái niệm của Tội phạm học thì đối tượng nghiên
cứu của Tội phạm học bao gồm tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm
hiện thực và kiểm soát tội phạm.
12. Tội phạm học và khoa học Luật hình sự khơng có mối quan hệ với nhau
=> Nhận định này sai. Vì khoa học LHS nghiên cứu tội phạm và hình phạt. Các kết
quả nghiên cứu của khoa học LHS phục vụ cho việc giải thích việc nhận thức đúng
các quy định của luật để áp dụng.
13. Tội phạm học và khoa học luật tố tụng hình sự khơng có mối quan hệ với
nhau



=> Nhận định này sai. Khoa học luật TTHS nghiên cứu các thủ tục TTHS trong đó
LHS được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể để xác định tội phạm và truy cứu
TNHS đối với người phạm tội. Các kết quả nghiên cứu của khoa học luật TTHS
phục vụ cho việc quy định của pháp luật TTHS giải thích và nhận thức đúng các
quy định để áp dụng.
14. Tội phạm học và tâm lý học khơng có mối quan hệ với nhau
=> Nhận định này sai. Vì xã hội học, tâm lý học và tâm thần học tội phạm cũng là
bộ phận của Tội phạm học bởi khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm về
các đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học, buộc Tội phạm học phải dựa vào các
ngành khoa học về xã hội và con người nêu trên.
15. Thuật ngữ Tội phạm học theo nghĩa đen là nghiên cứu về tội phạm và hình
phạt
=> Nhận định này sai. Tội phạm học là khoa học liên ngành thực nghiệm nghiên
cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội
phạm nhằm mục đích phịng ngừa tội phạm.
16. Thực trạng của tội phạm xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ sở
nghiên cứu các cơ cấu của tội phạm
=> Nhận định này đúng. Vì thơng qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định
có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm.
17. Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện có thể chia nguyên nhân của tội phạm
thành nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
=> Nhận định này sai. Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện có thể chia nguyên nhân
của tội phạm thành nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống và nguyên nhân
xuất phát từ người phạm tội.
18. Nguyên nhân của tội phạm chỉ bao gồm nguyên nhân từ môi trường sống
và nguyên nhân xuất phát từ người phạm tội
=> Nhận định này sai. ở mức độ tổng quan có thể chia nguyên nhân của tội phạm
thành: nhóm nguyên nhân từ moi trường sống, nhóm nguyên nhân xuất phát từ
người phạm tội và tình huống cụ thể.



19. Tình huống cụ thể khơng đóng vai trị gì trong cơ chế hình thành hành vi
phạm tội
=> Nhận định này sai. Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ
thể đóng vai trị như là ngun nhân phát sinh tội phạm. Một số tình huống đã trực
tiếp tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động cơ, từ đó hình thành hành vi
phạm tội.
20. Nạn nhân khơng đóng vai trị gì trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
=> Nhận định này sai. Trong một số trường hợp vai trò của nạn nhân là nguyên
nhân làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được thực hiện.
Ví dụ: Trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (theo
quy định của điều 124 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017).
21. Trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội, nạn nhân ln đóng vai trị là
ngun nhân làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được thực hiện
=> Nhận định này sai. Vì vai trị của nạn nhân của tội phạm có thể hạn chế được
phần nào tội phạm xảy ra trên thực tế.
Ví dụ: hạn chế đi đến những nơi vắng vẻ sẽ hạn chế nguy cơ tội cướp tài sản.
22. Nhân thân người phạm tội hỉ bao gồm các đặc điểm sinh học và đặc điểm
tâm lý của cá nhân người phạm tội
=> Nhận định này sai. Nhân thân người phạm tội bao gồm các đặc điểm thuộc 3
nhóm sau: đặc điểm sinh học, đặc điểm tâm lý và đặc điểm xã hội.
23. Nhóm dấu hiệu sinh học thuộc nhân thân người phạm tội bao gồm giới
tính, độ tuổi và các đặc điểm thể chất khác
=> Nhận định này đúng. Trong nhóm dấu hiệu sinh học sẽ bao gồm giới tính, tuổi
và một số đặc điểm thể chất khác.
24. Nghề nghiệp là một đặc điểm tâm lý thuộc nhân thân người phạm tội
=> Nhận định này sai. Nghề nghiệp là một đặc điểm xã hội thuộc nhân thân người
phạm tội.



25. Tội phạm gây thiệt hại cho nạn nhân luôn ln có yếu tố lỗi của nạn nhân
trong cơ chế hình thanh hành vi phạm tội
=> Nhận định này sai. Có những trường hợp tội phạm gây thiệt hại cho nạn nhân
mà nạn nhân khơng có lỗi trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội.
26. Số liệu tội phạm được thống kê đồng nhất với số liệu tội phạm rõ?
=> Nhận định này sai. Vì chỉ có số liệu thống kê tội phạm được quy định tại điều
5 Luật tố cáo VKSND năm 2002 và thông tư liên tịch số 01/2005 giữa VKSTCTATC-BCA thì số liệu tội phạm được thống kê mới đồng nhất với số liệu tội phạm
rõ.
27. Để đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm chỉ cần căn cứ vào tỷ lệ tăng,
giảm số tội phạm và người phạm tội đã bị phát hiện, xử lý
=> Nhận định này sai. V phòng ngừa tội phạm bao gồm: tiến hành các hoạt động
phòng ngừa tội phạm (phòng ngừa XH) khôi phục ng nhân và điều kiện phạm tội
và phát hiện xử lý tội phạm mà trọng tâm là hoạt động điều tra xét xử cải tạo người
phạm tội. Do đó nếu đánh giá hiệu quả phịng ngừa tội phạm chỉ căn cứ vào tỷ lệ
tăng, giảm số tội phạm và người phạm tội đã bị phát hiện xử lý là chưa đầy đủ.
28. Sự thay đổi của pháp luật hình sự ko làm thay đổi cơ cấu tình hình tội
phạm
=> Nhận định này sai. Cơ cấu THTP là thành phần, tỷ trọng sự tương quan giữa
các tội phạm, loại tội phạm trong 1 chỉnh thể THTP. Hiện nay BLHS thường được
sử dụng làm căn cứ, tiêu chí xác định cơ cấu THTP do đó nếu có sự thay đổi của
pháp luật hsự cũng làm thay đổi cơ cấu THTP.
29. Tất cả những tội phạm được thực hiện đều có vai trị khía cạnh nạn nhân
trong ngnhân và điều kiện phạm tội
=> Nhận định này sai. Không phải bất cứ tội phạm nào trong thực tế cũng có vai
trò của nạn nhân. Trong thực tiễn phòng chống tội phạm chỉ có 1 số loại tội phạm
mới có vai trò của nạn nhân như: tội xâm phạm sở hữu, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm mới phải xem xét đến vai trò của nạn nhân; còn như tội xâm phạm an
ninh quốc gia, tội về chức vụ…ko có vai trị của nạn nhân.



30. Không phải tội phạm nào được thực hiện cũng có khâu hình thành động
cơ và khâu thực hiện tội phạm
=> Nhận định này đúng. Vì căn cứ vào mức độ hồn thành của cơ chế tâm lý XH
thì có 2 loại cơ chế là cơ chế bộc lộ đầy đủ và cơ c hế bộ lộ ko đầy đủ. Trong cơ
chế bộc lộ ko đầy đủ có 2 trường hợp: 1 là hình thành động cơ và kế hoạch hố
việc thực hiện tội phạm (nhưng ko có khâu thực hiện tội phạm trong thực tiễn) và 2
là chỉ có khâu thực hiện tội phạm trong thực tế như với lỗi vơ ý: vơ ý vì q tự tin,
vơ ý do cẩu thả TD: vô ý làm chết người…
31. Chữa bệnh ko được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm
=> Nhận định này sai. Đối với các bịên pháp chữa bệnh nhằm giúp đỡ các thành
viên trong cộng đồng, xố bỏ các tình huống, hồn cảnh phạm tội, loại trừ khả
năng làm phát sinh, tái phạm các tội phạm cụ thể cũng được coi là biện pháp phòng
ngừa tội phạm (TD: Chữa cai nghiện ma tuý tại các trung tâm cai nghiện hoặc chữa
cho các bệnh nhân tâm thần).
32. Dự báo tình hình tội phạm bằng phương pháp thống kê đều cho kết quả
tin cậy trong mọi điều kiện dự báo và đối với tất cả các loại tội phạm được dự
báo.
=> Nhận định này sai. Vì dự báo THTP bằng phương pháp thống kê chỉ cho kết
quả chính xác đối với dự báo trong đkiện ngắn hạn và chỉ có thể dự báo với các
loại tội phạm có độ ẩn thấp trong xh (như tội giết người, gây thương tích,…) và
phải đầy đủ thơng tin về THTP trong quá khứ và hiện tại và THTP trên địa bàn
phải có mức độ ổn định tương đối (nếu có biến động thì cũng phải ổn định về mặt
thời gian).
33. Tội phạm là đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học cũng giống như tội
phạm là đối tượng nghiên cứu của luật hình sự.
=> Nhận định này sai. Vì luật hình sự nghiên cứu những vấn đề trừu tượng, lý
luận về tội phạm. Còn Tội phạm học nghiên cứu những vấn đề tội phạm cụ thể
(dựa trên những người, những vụ phạm tội cụ thể đã xảy ra).
34. Chỉ số tội phạm phản ánh tính chất của tình hình tội phạm



=> Nhận định này sai. Vì chỉ số tội phạm chỉ phán ánh tình hình tội phạm, cịn cơ
cấu tội phạm mới phản ánh tính chất của tình hình tội phạm.
35. Việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm khơng cần nghiên cứu
tình hình tội phạm
=> Nhận định này sai. Vì cần phải nghiên cứu tình hình tội phạm mới biết nguyên
nhân, từ đó mới đưa ra biện pháp phịng ngừa được.
36. Tình huống cụ thể đóng vai trị là nhân tố hình thành động cơ của người
phạm tội
=> Nhận định này sai. Chỉ có 1 số tình huống cụ thể mới hình thành động cơ của
ng phạm tội, cịn các tình huống khác thì có vai trị khác.
37. Tội phạm học cổ điển coi nhẹ vai trò của hình phạt trong hoạt động phịng
ngừa tội phạm
=> Nhận định này sai. Tội phạm học cổ điển đề cao vai trị của Hình phạt
theo quan điểm của Cesare Beccaria.
1. Tố giác của công dân là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào K1 Đ100 BLTTHS thì tố giác của cơng dân khơng phải là căn cứ để khởi tố
VAHS mà là cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm.
2. Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án là cơ quan tiến hành tố tụng.
NĐ sai, tại vì:
Ngồi CQTHTT thì một số cơ quan khác cũng có thẩm quyền KTVA như: Bộ đội biên
phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác trong CAND,
QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều
111.
3. Mọi hành vi phạm tội do cán bộ thuộc cơ quan tư pháp thực hiện đều do cơ
quan điều tra thuộc VKSNDTC khởi tố vụ án.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại K1 Đ18 Pháp lệnh số 23 về tổ chức điều tra hình sự quy định về thẩm



quyền điều tra của VKSNDTC thì CQĐT VKSNDTC điều tra các VAHS về một số loại
tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp
khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Như vậy, hành vi phạm tội do cán bộ
tư pháp thực hiện không thuộc các loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp và các tội này
khơng thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì CQĐT thuộc VKSNDTC khơng có quyền
điều tra và do đó cũng khơng có quyền khởi tố vụ án.
4. Trong mọi trường hợp việc KTVAHS khơng phụ thuộc vào ý chí của người bị hại.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ vào Điều 105 BLTTHS thì những vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các
Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 171 BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu
cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa
thành
niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Và trong trường hợp người đã yêu
cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
5. KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng.
NĐ sai, tại vì:
Theo quy định tại k1 Đ105 BLTTHS thì KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại được
áp dụng đối với những vụ án án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105,
106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 171 BLHS. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 111 có
mức hình phạt tù tối đa là 7 năm và khoản 1 Điều 113 có mức hình phạt tù tối đa là 5 năm
đã thuộc loại tội nghiêm trọng được quy định tại Điều 8 BLHS .
Như vậy, KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại không chỉ được áp dụng đối với tội ít
nghiêm trọng mà cịn đối với tội nghiêm trọng.
6. Trong mọi trường hợp khi người bị hai rút yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì
vụ án phải được đình chỉ.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ K2 Đ105 BLTTHS: trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố
rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc cưỡng bức thì tuy người đã yêu
cầu



khởi tố rút yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố một cách hợp pháp thì
cơ quan có thẩm quyền phải đình chỉ vụ án. NĐ sai, tại vì: tùy vào giai đoạn mà người bị
hại rút yêu cầu để ra quyết định. Nếu trong giai đoạn điều tra thì ra quyết định đình chỉ
điều
tra theo quy định tại đa k2 Đ164 BLTTHS. Nếu trong giai đoạn truy tố thì ra quyết định
đình chỉ vụ án theo quy định tại k1 Đ169 BLTTHS. Nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
thì
ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 180 BLTTHS.
7. HĐXX có thể thực hiện đồng thời việc yêu cầu VKS khởi tố và tự mình khởi tố
vụ án đó.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ đoạn 3 k1 Đ104 BLTTHS thì HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu viện
kiểm sát KTVAHS nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc
người
phạm tội mới cần phải điều tra. Như vậy, Tịa án chỉ có thể thực hiện một trong hai hành
vi
là yêu cầu VKS khởi tố hoặc tự mình khởi tố chứ khơng được đồng thời thực hiện hai
hành
vi trên.
8. Tất cả các hoạt động chứng minh tội phạm chỉ được thực hiện sau khi có quyết
định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan có thẩm quyền.
NĐ sai, tại vì:
Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động chứng minh tội phạm và căn cứ vào k2
Đ150 thì hoạt động khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi KTVAHS.
9. Trong mọi trường hợp, căn cứ khởi tố vụ án hình sự là dấu hiệu tội phạm.
NĐ sai, tại vì:
Đối với trường hợp KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Đ105 thì căn

cứ để KTAHS khơng chỉ là dấu hiệu tội phạm mà cịn có căn cứ là u cầu khởi tố của


người bị hại.
10. Khi thực hiện chức năng công tố, VKS có quyền hủy bỏ mọi quyết định khơng
khởi tố khơng có căn cứ của các cơ quan có thẩm quyền.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ khoản 1 Điều 108 BLTTHS thì HĐXX có quyền ra quyết định khơng KTVA và
căn cứ vào khoản 3 Điều 109 BLTTHS thì cũng tương tự như quyết định KTVA khơng có
căn cứ thì đối với quyết định khơng KTVA khơng có căn cứ của HĐXX thì VKS khơng

quyền hủy bỏ mà chỉ được kháng nghị lên Tòa án cấp trên.
Tuy nhiên, trên thực tế HĐXX không ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
11. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì có quyền thay
đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án khơng có căn cứ.
NĐ sai, tại vì:
Căn cứ Điều 104 BLTTHS thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định KTVAHS bao gồm:
CQĐT, VKS, HĐXX và ngoài ra căn cứ vào Điều 111 BLTTHS thì các cơ quan như Bộ
đội
biên phịng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của CAND,
QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có quyền ra quyết
định KTVA. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định KTVA nhiều như vậy nhưng không
phải tất cả các cơ quan trên đều có quyền thay đổi bổ sung mà theo quy định tại Điều 106
BLTTHS thì chỉ có CQĐT và VKS mới có quyền thay đổi, bổ sung quyết định KTVAHS.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 109 BLTTHS thì đối với các quyết định KTVA khơng
có căn cứ của HĐXX thì VKS kháng nghị với TA cấp trên cịn đối với các quyết định
khởi
tố khơng có căn cứ của các chủ thể cịn lại thì VKS ra quyết định hủy bỏ đối với các
quyết
định khởi tố đó chứ không phải thay đổi, bổ sung. Việc thay đổi bổ sung chỉ áp dụng đối

với những quyết định khởi tố có căn cứ nhưng khởi tố khơng đúng với hành vi phạm tội
được quy định tại Điều 106 BLTTHS.


Bài tập:
Bài tập 1: Nêu hường giải quyết của VKS khi:
a) Phát hiện dấu hiệu tội phạm.
Khi phát hiện dấu hiệu tội phạm, căn cứ vào K1 Đ 103 BLTTHS VKS có trách nhiệm
chuyển ngay các thơng tin về dấu hiệu tội phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và
kiến nghị khởi tố theo quy định tại k4 Đ103 BLTTHS.
Lưu ý: VKS chỉ được khởi tố vụ án trong hai trường hợp là hủy quyết định không khởi
tố khơng có căn cứ và trong trường hợp hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.
b) Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự của CQĐT khơng có căn cứ.
Căn cứ vào k 2 Đ109 BLTTHS thì trong trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình
sự của cơ quan điều tra khơng có căn cứ thì VKS hủy quyết định khơng khởi tố đó và ra
quyết định khởi tố vụ án.
c) Khi nhận được yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của HĐXX thì Viện Kiểm Sát sẽ xem
xét nếu có căn cứ thì VKS sẽ ra quyết định khởi tố vụ án theo quy định tại K1 Đ104
BLTTHS và trong 24 h kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự VKS phải gửi quyết
định đó đến cơ quan điều tra để tiến hành điều tra theo quy định tại k3 Đ104 BLTTHS.
Bài tập 2:
A là bị cáo trong một vụ trộm cắp tài sản. Biết được B sẽ là thẩm phán được phân cơng
chủ tọa phiên tịa xét xử A. Người nhà A đã mang tiền đưa hối lộ cho B ( 10 triệu đồng)
với ý định nhờ B xem xét, xử theo hướng có lợi cho A. Hãy xác định thẩm quyền
KTVAHS
trong những trường hợp sau:
+ Trường hợp B không nhận tiền: Chỉ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với người
nhà của A. Trong trường hợp này căn cứ vào k1 Đ110 BLTTHS thuộc thẩm quyền điều
tra
trong cơng an nhân dân do đó cơ quan điều tra trong cơng an nhân dân có thẩm quyền

khỏi
tố vụ án đối với người nhà của A.
+ Trường hợp B nhận tiền nhưng xét xử đúng người đúng tội: Trong trường hợp này


khởi tố vụ án đối với B và người nhà của A. Căn cứ vào k1 Đ110 BLTTHS trường hợp
này
thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong cơng an nhân dân do đó cơ quan
điều
tra trong cơng an nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án đối với B và người nhà của A.
+ Trường hợp B nhận tiền và xét xử theo yêu cầu của người nhà của A: Trong trường
hợp này B phạm tội nhận hối lộ thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong
công
an nhân dân, B vừa phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của
cơ quan điều tra trong viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp này chưa có văn
bản hướng dẫn cụ thể về việc phân định thẩm quyền, trên thực tế thuộc thẩm quyền điều
tra trong công an nhân dân.
Bài tập 3:
A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của B, tài sản trị giá 3 triệu đồng. B đã tố giác hành
vi phạm tội của A với cơng an.
a) Xác định trình tự khởi tố vụ án hình sự.
Căn cứ vào Đ103, Đ104 BLTTHS trình tự khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp trên
như sau:
- Khi B tố giác hành vi phạm tội của A với cơ quan công an, cơ quan công an có trách
nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác do B báo.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác của B về hành vi phạm tội của
A, cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra xác minh nguồn
tin
và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
- Trong trường hợp sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết ohuwcs tạp hoặc phải kiểm tra

xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn nhưng không
quá hai tháng.
- Kết quả giải quyết tố giác của cơ quan điều tra phải được gửi cho viện kiểm sát cùng
cấp và cơ quan công an phải thong báo cho B biết.


- Cơ quan công an phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ B.
- Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố đối
với A theo quy định tại k1 Đ104 BLTTHS.
b) Sau khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố, trong quá trình điều tra A và B đã tự thỏa
thuận phần bồi thường. B làm đơn yêu cầu CQĐT đình chỉ điều tra. Hướng giải quyết:
Trong trường hợp này cơ quan điều tra vẫn tiếp tục điều tra vì căn cứ vào Điều 164
BLTTHS quy định về đình chỉ điều tra thì đơn yêu cầu của B không phải là căn cứ để cơ
quan điều tra đình chỉ vụ án.
Bài tập 4:
A gây thương tích cho B, hành vi gây thương tích ứng với K1 Đ104 BLHS. B đã làm
đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền KT A, và CQĐT đã KTVAHS đối với A về tội danh
trên. Trong khi VKS đang lập bản cáo trạng để truy tố bị can A thì Btự nguyện rút đơn
yêu
cầu khởi tố với lý do hai bên đã tự thỏa thuận để giải quyết sự việc. Tuy nhiên, VKS nhận
thấy phải tiếp tục tiến hành truy tố và xét xử A để phục vụ cho công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm. Do vậy VKS vẫn giữ nguyên cáo trạng và tòa án đã mở phiên tòa xét xử
sơ thẩm tuyên A một năm tù giam.
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc làm trên của VKS và TA là sai, tại vì:
+Căn cứ vào k2 Đ105 BLTTHS trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu
trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Trong trường hợp trên, khi
VKS đang lập cáo trạng để truy tố bị can A thì B tự nguyện rút đơn yêu cầu khởi tố với lý
do hai bên đã tự thỏa thuận để giải quyết vụ việc. Theo quy định trên thì vụ án phải được
đình chỉ nhưng TA đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm tuyên A một năm tù là sai




×