Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thảo luận hình sự đề tài phạm tội hiếp dâm trẻ em vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.87 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

1

1


MỞ ĐẦU
Xã hội ngày một phát triển, cùng với sự phát triển đó thì đời sống của con người
cũng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên ta cũng không thể phủ nhận một thực tế xã hội
ngày càng phát triển thì số lượng tội phạm ngày càng gia tăng, trong đó phải kể đến các
tội phạm về hiếp dâm đặc biệt là tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, không chỉ gia tăng về
số lượng mà thủ đoạn phạm tội ngày càng đa dạng hơn và xảo quyệt hơn, tinh vi hơn. Để


hiểu rõ hơn về thực trạng này chúng ta cùng nhau giải quyết tình huống số 01 trong danh
mục bài tập học kì.
NỘI DUNG

I.

Tình huống
Để được A cung cấp tiền bạc cho việc ăn chơi, B (16 tuổi 3 tháng) rủ K, N (đều 15

tuổi) tổ chức liên hoan. B lén bỏ thuốc ngủ vào cốc nước uống của K và N làm cho K, N
ngủ say để A quan hệ tình dục với cả hai người này. Vụ việc sau đó bị phát hiện, A và B
bị bắt.

Câu hỏi:

1. Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A và B
2. Hình phạt nặng nhất mà B có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù?
3. Giải sử, A vừa chấp hành xong hình phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 1 điều
171) được 01 năm lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của A
là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.
4. Giả sử khi A quan hệ tình dục với K, N, B đã dùng điện thoại chụp ảnh. Hai tháng sau, A
không chu cấp tiền bạc cho B nữa B dùng những bức ảnh này kèm theo yêu cầu A chuyển
vào tài khoản cho B 20 triệu đồng nếu không muốn vụ việc bị phát hiện. A chưa kịp
chuyển tiền thì B bị bắt. Hành vi của B có phạm tội khơng? Tội gì? Tại sao?
II.

Giải quyết tình huống.
1. Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A và B
Tội danh của A

2

2


A phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi – Điều 142 Bộ luật hình sự 2015 vì có đủ
các dấu hiệu cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cụ thể:
Theo khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự 2015: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực

hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
trái với ý muốn của họ. Tội này có các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm như sau:
Chủ thể: khung hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 142 là bảy năm tù,
thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng nên người từ đủ 16 tuổi trở lên khi thực hiện
hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ở đây A thỏa mãn dấu hiệu chủ thể
của tội hiếp dâm.
Khách thể: Hành vi giao cấu của A trong lúc K và N (đều 15 tuổi) ngủ say (không
được K,N đồng ý) xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ
em, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong
mỹ tục đồng thời, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của
trẻ em.

Hành vi khách quan: hành vi khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có
thể là một trong các hành vi sau:
Hành vi dùng vũ lực thông thường là làm thế nào để buộc nạn nhân phải để cho kẻ
tấn công giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác như: vật lộn, giữ chân tay, bịt
mồm, bóp cổ, đánh đấm, trói,… Những hành vi này chủ yếu làm tê liệt sự kháng cự của
người bị hại để người phạm tội thực hiện việc được giao cấu hoặc hành vi tình dục khác.
Tuy nhiên thực tế có trường hợp người phạm tội đã dùng vũ lực tới mức làm cho người bị
hại bất tỉnh nhưng chưa chết và sau khi người phạm tội đã thỏa mãn dục vọng, người bị
hiếp đã chết thì người phạm tội cịn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người,
ngoài tội hiếp dâm mà họ đã thực hiện.
Đe dọa dùng vũ lực là hành vi của một người dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp
tình thần của người khác, làm cho người bị đe dọa sợ hãi như: dọa giết, dọa đánh, dọa


3

3


bắn,… làm cho người bị hại sợ hãi phải để cho người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi tình dục khác trái với ý muốn của mình. Điều luật không quy định đe dọa dùng
vũ lực ngay tức khắc, nên có thể thiếu hành vi đe dọa dùng vũ lực quy định ở đây bao
gồm cả trường hợp đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và trường hợp đe dọa dùng vũ lực
sau đó cách một thời gian.
Lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân là trường hợp nạn nhân rơi

vào tình trạng nếu như bị người khác giao cấu thì khơng thể chống cự lại được. Tình
trạng này, có thể do chính người phạm tội tạo hoặc từ chính nạn nhân như việc lợi dụng
nạn nhân bại liệt, bệnh tật để thực hiện hành vi.
Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài những hành vi đã được quy định trong cấu
thánh. Đây là những quy định mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội
phạm này. Những thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện hoặc lợi dụng phải là những thủ
đoạn nhằm nhằm đưa người bị hại lâm vào tình trạng khơng cịn khả năng làm chủ bản
thân như: cho uống thuốc kích dục hoặc lợi dụng sự kém hiểu biết của nạn nhân để thực
hiện hành vi giao cấu, quan hệ tình dục trái với ý muốn của nạn nhân.
Trong trường hợp này, hành vi khách quan của A là hành vi lợi dụng tình trạng
khơng thể tự vệ được K, N để giao cấu. Vì K,N bị cho uống thuốc ngủ dẫn đến ngủ say
không thể nhận thức được khi A thực hiện hành vi giao cấu với K, N.

Độ tuổi của người bị hại: người bị hại trong tội hiếp dâm dưới 16 tuổi phải là
người từ dưới 16 tuổi. Ở đây K,N 15 tuổi nên A đã phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự
2015, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đặc biệt
nghiêm trọng trong đó có tội phạm quy định tại điều 142, và người từ đủ 16 tuổi trở nên
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội pham, trừ trường hợp tội phạm mà Bộ luật hình
sự có quy định khác.
Như vậy A chỉ cần từ đủ 14 tuổi trở nên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị
xử lý hình sự về tội phạm này, chỉ khác nhau ở mức độ hình phạt áp dụng tùy vào độ tuổi

4


4


thực tế khi A thực hiện hành vi phạm tội. Trong tình huống trên khơng xét đến trường
hợp A dưới 14 tuổi, vì nếu A dưới 14 tuổi thì hành vi của A không thuộc phạm vi xử lý
của Bộ luật hình sự, khi đó theo căn cứ của pháp luật sẽ chuyển hồ sơ giải quyết theo thủ
tục hành chính bằng các biện pháp xử lý hành chính khác, do đó ở tình huống này khơng
xét trường hợp A dưới 14 tuổi, nên chỉ giải thiết các trường hợp A từ đủ 14 tuổi trở lên, có
3 trường hợp:
+ Trường hợp A từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
+ Trường hợp A từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
+ Trường hợp A từ đủ 18 tuổi trở lên

3 trường hợp này A đều đáp ứng năng lực chủ thể của tội phạm( mặt chủ thể), đều đủ tuổi
bi truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý hình sự theo quy đinhh tại Bộ luật hình sự 2015.
Tội danh của B
Đồng phạm theo quy định của BLHS Việt Nam hiện hành quy định về đồng phạm
tại Khoản 1, Điều 17: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý thực hiện một
tội phạm”. Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mơ tội phạm, trong một vụ
án có nhiều người tham gia. Đồng thời nhiều người đó phải cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.
B bỏ thuốc vào cố nước của K và N, làm cho K và N ngủ say để A thực hiện hành
vi giao cấu với K và N một cách dễ dàng. Hành vi của B là hành vi giúp sức, tạo điều
kiện cho A thực hiện hành vi giao cấu. Vì vậy B là đồng phạm với A về tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi với vai trò là người giúp sức.

Lỗi của A và B là lỗi cố ý
Căn cứ vào Điều 10 Bộ luật hình sự 2015 quy định về cố ý phạm tội:
“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

5

5


1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy

trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức
để mặc cho hậu quả xảy ra”.
Thứ nhất, A và B nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội- hành
vi B bỏ thuốc ngủ vào cốc nước K và N ( 15 tuổi) để A xâm hại K và N.
Thứ hai, A và B hồn tồn có khả năng để dừng việc phạm tội lại. Trong trường
hợp này A và B chắc chắn nhận thức được hậu quả và cố tình thực hiện việc phạm tội.
Xét về mục đích phạm tội: Dấu hiệu này chỉ đòi hỏi phải chứng minh trong trường
hợp đồng phạm những tội có dấu hiệu mục đích được mơ tả trong cấu thành tội phạm.
Mục đích phạm tội của B là để được A cung cấp tiền bạc cho việc ăn chơi nên B đã nén
bỏ thuốc ngủ vào cốc nước của K và N để A có thể tiến hành quan hệ một cách dễ dàng.
Như vậy B là đồng phạm về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với vai trò là người
giúp sức.

Khung hình phạt đối với hành vi của A và B
Căn cứ vào Điều 142 thì Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có 3 khung hình phạt.
khung hình phạt thứ nhất từ 07 đến 15 năm tù, khung hình phạt thứ hai từ 12 đến 20 năm
tù, khung hình phạt thứ ba từ 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình. Ngồi ra người phạm
tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm
đến 05 năm.
Căm cứ vào điểm g, khoản 2 điều 142 Bộ luật hình sự 2015, phạm tội “đối với 02
người trở lên” thì bị phạt tù từ 12 năm tù đến 20 năm.

6

6



Như vậy khung hình phạt mà A phải chịu từ 12 năm tù đến 20 năm tù.
Đối với B trong trường hợp này được xác định là đồng phạm của A với vai trò là
người giúp sức.
Căn cứ vào điều 58 Bộ luật hình sự 2015 quy định về quyết định hình phạt đối với
trường hợp đồng phạm:
“Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tịa án phải xét đến
tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng
phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người
đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”.

Như vậy B là đồng phạm với A về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Hình phạt nặng nhất mà B có thể phải chịu do hành vi phạm tội của

2.

mình.
Trong trường hợp này B là đồng phạm với A về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
với vai trò là người giúp sức.
B 16 tuổi 3 tháng căn cứ vào khoản 1 điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì B phải chịu
mọi trách nhiệm về tội .
Căn cứ vào điều 58 Bộ luật hình sự 2015 quy định về quyết định hình phạt đối với
trường hợp đồng phạm:

“Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tịa án phải xét đến
tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng
phạm.

7

7


Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người
đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”.
Căn cứ vào điều 52 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các tình tiết tăng nặng trách

nhiệm hình sự thì B có tình tiết tăng nặng vì “ động cơ đê hèn” B muốn A cung cấp tiền
ăn chơi( điển đ khoản 1 điều 52); phạm tội đối với người dưới 16 tuổi là K và N đều 15
tuổi( điểm I, khoản 1 điều 52 ), phạm tội đối với người ở trong tình trạng khơng tự vệ
được: K và N bị bỏ thuốc ngủ ngủ say ( điểm k khoản 1 điều 52).
Hình phạt nặng nhất B có thể chịu là 20 năm tù( vì B đồng phạm với A), tuy nhiên
B mới 16 tuổi 3 tháng, nghĩa là B là người chưa thành niên phạm tội. Về hình phạt với
người chưa thành niên phạm tội căn cứ vào khoản 1 điều 101 Bộ luật hình sự 2015 quy
định: “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp
dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp
dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp
dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Như vậy hình phạt nặng nhất mà B phải chịu không quá ba phần tư mức phạt tù.

Hình phạt nặng nhất mà B phải chịu là 15 năm tù.

3. Trường hợp của A là tái phạm vì:
A vừa chấp hành xong hình phạt 03 năm tù về tội cướp giật tài sản( khoản 1 Điều
171) thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 9 Bộ luật hình
sự:
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”.
Được 01 năm A lại thực hiện hành vi phạm tội trên nên A chưa được xóa án tích
căn cứ vào khoản 2 điều 70 Bộ luật hình sự 2015.


8

8


A lại tiếp tục phạm tội về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thuộc khoản 2 điều 142
là loại tội đặc biệt nghiêm trọng căn cứ vào điểm d khoản 1 điều 9 Bộ luật hình sự 2015.
Căn cứ vào điều 53 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tái phạm và tái phạm nguy
hiểm:
“ Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện
hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng,
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”.

Như vậy, trường hợp của A ở đây là tái phạm vì thỏa mãn hai điều kiện là bị kết án
nhưng chưa được xóa án tích sau đó lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý.

4. Trường hợp này B phạm tội cưỡng đoạt tài sản
Căn cứ vào khoản 1 điều 170 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người
khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Tội này có các cấu thành tội phạm như sau:
Chủ thể: mức hình phạt cao nhất là 05 tù thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng
nên người từ đủ 16 tuổi trở nên thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. B đã 16 tuổi 3 tháng nên đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài

sản.
Khách thể: tội này xâm phạm đến khách thể là quyền sở hữu đối với tài sản của
người bị hại. B đã uy hieeos A buộc A phải đuaq 20 triệu là xâm phạm đến quyền sở hữu
số tiền 20 triệu này của A.
Hành vi khách quan:

9

9


Hành vi đe dọa dùng vũ lực: đe dọa dùng vũ lực là hành vi có thể được thực hiện

bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào
thì việc dùng vũ lực cũng khồn xảy ra ngay tức khắc.
Hành vi dũng những thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần người bị hại nhằm chiếm
đoạt tài sản: Ngoài hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản
nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội cịn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy
hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản.
Ở đây B đã dựa vào clip mình quay được để uy hiếp A về mặt tinh thần ( dọa công
khai clip này để mọi người biết hành vi của A) là A sợ, khơng cịn lựa chọn nào khác nào
khác phải đưa 20 triệu cho B.
Mặt chủ quan
B thực hiện tội phạm này đối với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của
A là dấu hiệu cấu thành cơ bản tội phạm này.

Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe dọa dùng vũ
lực hoặc thủ đoạn uy hiếp tinh thần khác. Nhưng cũng có trường hợp chuyển hóa tội
phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện một tội phạm khác nhưng sau đó lại xuất
hiện mục đích chiếm đoạt tài sản.
Vì tội cưỡng đoạt có cấu thành hình thức( khơng u cầu hậu quả chiếm đoạt tài
sản là dấu hiệu bắt buộc), nên ngay sau khi B có hành vi uy hiếp buộc A đưa 20 triệu, tội
phạm này đã hoàn thành. Như vậy, giai đoạn phạm tội mà A đã thực hiện là giai đoạn
phạm tội đã hoàn thành.
KẾT LUẬN
Cùng với tội phạm, vấn đề trách nhiệm hình sự cũng là trung tâm của luật hình sự.
Thơng qua việc tìm hiểu một tình huống cụ thể để giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn
hơn, sâu sắc hơn về luật hình sự nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho mỗi người dân. Vậy


10

10


nên mỗi người cần trang bị kiến thức pháp luật cho bản thân vững vàng, nghiêm túc thực
hiện theo pháp luật nhằm xây dựng đời sống xã hội ngày càng tốt đẹp.

11

11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB. Lao động.
2 Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam Phần các tội phạm, NXB. Công an nhân dân, Hà
Nội năm 2018.
3 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Phần các tội phạm, NXB. Đại học quốc gia Hà
Nội, năm 2007.
4 GS.TS.Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và Cấu thành tội phạm, NXB CAND, Hà Nội,
năm 2010.
5 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học bộ luật Hình sự, NXB. Thơng tin và truyền thông.

6 TS. Trần Văn Biên - TS. Đinh Thế Hưng, Bình luận khoa học bộ luật hình sự 2015
sửa đổi 2017, NXB Thế giới, 2016.
7 Nghị quyết số: 01/HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm Phán TANDTC.

12

12



×