Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá kết quả điều trị Erlotinib trong ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến EGFR tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.4 MB, 9 trang )

PHỔI - LỒNG NGỰC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ERLOTINIB TRONG
UNG THƯ PHỔI KHƠNG TẾ BÀO NHỎ DI CĂN NÃO
CĨ ĐỘT BIẾN EGFR TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
LÊ THU HÀ1, NGUYỄN HỒNG GIA2, LÊ THỊ LỆ QUN2
TĨM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị erlotinob (Tarcevar) ung thư phổi khơng tế bào nhỏ di căn não có đột
biến EGFR.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng khơng đối chứng, có theo
dõi dọc. Từ 01/2009 đến tháng 06/2018 có 28 BN UTP khơng tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR nhạy cảm
thuốc, di căn não được điều trị bằng erlotinib tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội; bệnh nhân được đánh giá mức
độ đáp ứng theo “Tiêu chuẩn Đánh giá Đáp ứng cho U đặc“ (RECIST), độc tính của phác đồ theo tiêu chuẩn
NCI 2.0-WHO và thời gian sống thêm.
Kết quả:
Tỷ lệ đáp ứng tổn thương ngoài não là 60,7%; tỷ lệ kiểm soát bệnh 72,7%. Tỷ lệ đáp ứng tổn thương não
64,2%, kiểm soát tổn thương não là 89,3%.
Thời gian STKTT trung bình là: 6,5±4,7 tháng (min: 2,3; max: 19,3). STKTT 3 tháng là: 81,5%; 6 tháng:
51,1%; 1 năm: 17,9%.
STKTT tại não trung vị là 9,1 tháng (min: 3,5; max: 28,9). STKTT tại não 3 tháng là 100%; 6 tháng là
91,0%; 1 năm là 30,2%.
Thời gian STTB trung bình là 11,9tháng. BN tử vong sớm nhất là sau 3,1 tháng; sống lâu nhất là 48,9
tháng. STTB 3 tháng là 100%; 6 tháng là 81,1%; 1 năm là 59,5%; 2 năm là 25,5%.
Thuốc dung nạp tốt. Độc tính chủ yếu là nổi ban và tiêu chảy, đa số là độ I và II, rất ít gặp độc tính độ III
và IV.
Kết luận: Điều trị thuốc erlotinib (Tarcevar) là một lựa chọn trong ung thư phổi tế bào nhỏ di căn não có
đột biến EGFR, với tỷ lệ kiểm soát bệnh cao và dung nạp thuốc tốt.
Từ khóa: Ung thư phổi khơng tế bào nhỏ di căn não, non-small cell lung cancer, đột biến EGFR.
ABSTRACT
Results of erlotinob for brain metastasis in EGFR mutated non-small cell lung cancer
Objectives: to evaluate results of erlotinib (Tarcevar) for brain metastasis in EGFR mutated non-small cell


lung cancer
Patients and Methods:
Clinical trial, no control group. From January 2009 to June 2018, we enrolled 28 EGFR mutated non-small
cell lung cancer patients with brain metastasis. All patients were treated erlotinib (Tarcevar) 150mg/day. We
assessed response rate and toxicity.
1
2

TS. Trưởng Khoa Nội 1-Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
ThS. BS. Khoa Nội theo yêu cầu 1-Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

104

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


PHỔI - LỒNG NGỰC
Results:
Efficacy: Overall response rate of brain metastasis was 64,2% and disease control rate was 89,3%. Extra
brain lesions have overall response rate 60,7% and disease control rate 72,7%.
Median of progession free survival of extra brain lesions was 6,5 months (mode 6,0 months, min: 2,3; max:
19,3) and overall survival was 11,9 months. Progession-free survival of brain metastasis was 9,1 months.
Toxicity: Treatment was very well tolerated. The most common toxicity was rash (71,3%) and diarrhea
(39,3%), almost grade I and II, other toxicities were less common.
Conclusion: Erlotinib is an optional treatment for brain metastasis in EGFR mutated non-small cell lung
cancer, with hight disease control rate and well tolerated.
Keywords: brain metastasis, non-small cell lung cancer, EGFR mutated, erlotinib (Tarcevar).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư phổ biến và
là nguyên nhân gây tử vong do ung thư thường gặp

nhất. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu
ung thư quốc tế IARC (GLOBOCAN 2012), ước tính
có khoảng 1,8 triệu ca UTP mới mắc, chiếm 12,9%
trong tổng số tất cả các bệnh ung thư và chiếm gần
27% trong tổng số ca tử vong do ung thư nói
chung[1],[2]. Ở nam giới, UTP là ung thư có tỷ lệ
mắc cao nhất (1,2 triệu ca mới mắc, chiếm 16,7%
trong tổng số ung thư mới mắc ở nam giới), đặc biệt
ở đông Âu và đông Á. Ở nữ giới tỷ lệ mắc thấp hơn
và khác nhau ở từng vùng, cao nhất ở Bắc Mỹ và
Bắc Âu.
UTP chia làm hai loại chính, ung thư phổi khơng
tế bào nhỏ (UTPKTBN) và ung thư phổi tế bào nhỏ
(UTPTBN). Trong đó UTPKTBN chiếm 85%-90%.
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, phần
lớn bệnh nhân UTP đến bệnh viện ở giai đoạn
muộn, bệnh đã lan tràn di căn xa. Tỷ lệ sống thêm 5
năm ở giai đoạn muộn rất thấp (4%) [3]. Điều trị UTP
giai đoạn muộn là điều trị tồn thân do tính chất lan
tràn của bệnh.
Đặc điểm của ung thư phổi giai đoạn tiến triển
là thường di căn vào não, xương, tuyến thượng
thận… Khoảng 60 - 70% các trường hợp ung thư di
căn não là từ ung thư phổi. Trước đây, điều trị ung
thư phổi di căn não gặp nhiều khó khăn do phần lớn
các thuốc hóa chất khơng hoặc ít qua được hàng rào
máu não. Di căn não là một trong những yếu tố tiên
lượng xấu của ung thư phổi. Theo April F. Eichler,
nếu bệnh nhân không được điều trị đặc hiệu
(chỉ chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đơn thuần bằng

các thuốc chống phù não, chống co giật,…) thì thời
gian sống thêm trung bình là 1 - 2 tháng. Xạ trị toàn
não là phương pháp được dụng nhiều để giảm kích
thước khối di căn não, chống phù não, giải phóng
chèn ép. Tuy nhiên, xạ trị tồn não cũng có nhược
điểm là các tác dụng phụ như mất trí nhớ ngắn hạn
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

và nếu có tái phát thì khơng sử dụng lại được trong
vịng 1 năm.
Erlotinib (Tarceva) là thuốc dùng đường uống
có cơ chế là ức chế tyrosin kinase receptor (TKI) của
yếu tố phát triển biểu mô (EGFR). Đây là thuốc đầu
tiên trong nhóm được chứng minh đem lại lợi ích
sống cịn cho bệnh nhân ung thư phổi không phải tế
bào nhỏ (UTPKTBN) có đột biến EGFR[4],[5],[6]. Thuốc
Erlotinib có khả năng xuyên qua hàng rào máu não,
nên có khả năng sử dụng cho những bệnh nhân
UTPKTBN di căn não[7],[8],[9],[10].
Hiện tại Erlotinib đang được sử dụng trên các
bệnh nhân UTP di căn não tại bệnh viện Ung bướu
Hà Nội và cho những kết quả khả quan trên lâm
sàng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên
cứu về hiệu quả và độc tính của phác đồ trong điều
trị ung thư phổi di căn não. Vì vậy chúng tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả Erlotinib
(Tarceva) trong điều trị ung thư phổi không tế bào
nhỏ di căn não” với 2 mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả Erlotinib (Tarceva) trong điều
trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não

Nhận xét một số tác dụng không mong muốn
của đơn trị liệu Erlotinib.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Chẩn đoán xác định UTPKTBN di căn não.
Chẩn đốn mơ bệnh học là UTPKTBN.
Có đột biến gen EGFR nhạy cảm thuốc trên
exon 19 và 21.
Trên 18 tuổi, PS ECOG 1,2,3.
Có tổn thương di căn não đo được bằng MRI sọ
não, đánh giá đáp ứng theo tiêu chuẩn RECIST 1.1.

105


PHỔI - LỒNG NGỰC
Di căn não khơng có triệu chứng lâm sàng (hội
chứng TALNS hay hội chứng thần kinh,…) hoặc các
trường hợp tổn thương tại não tiến triển sau xạ trị.
Được dùng tối thiểu 2 tháng Tarceva tính đến
thời điểm kết thúc nghiên cứu.
Chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Có hồ sơ lưu trữ đầy đủ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Đột biến gen EGFR trên exon 18 và 20 hoặc
khơng rõ tình trạng đột biến gen EGFR.
Được điều trị erlotinib (Tarceva) kết hợp với xạ
trị não.
Được điều trị với các TKIs khác như gefitinib.

Suy gan, suy thận nặng.
Mắc ung thư thứ 2.
Bệnh nhân dị ứng với thuốc.
BN bỏ dở điều trị khơng vì lý do chuyên môn
(khi bệnh chưa tiến triển và không có tác dụng phụ
trầm trọng) hay từ chối hợp tác, không theo dõi
được.
Phương pháp nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng không đối chứng, theo
dõi dọc.
Các bước tiến hành
Bước 1: Lựa chọn đánh giá bệnh nhân theo
đúng các tiêu chuẩn lựa chọn.
Bước 2: Điều trị thuốc erlotinib (Tarcevar)
Liều lượng: 150mg/ ngày dùng đường uống,
uống liên tục ngày 1 lần, (1 viên 150mg) cho đến khi
tiến triển rõ rệt trên lâm sàng và chẩn đốn hình ảnh
hay có tác dụng khơng mong muốn nặng, uống 1
tiếng trước ăn hoặc sau ăn 2 tiếng, không hút thuốc
lá trong thời gian uống thuốc.
Sau mỗi đợt (1 tháng) điều trị bệnh nhân được
khám lại để đánh giá lâm sàng, xét nghiệm máu và
các tác dụng không mong muốn để có thể điều chỉnh
liều thuốc trường hợp nặng cho thích hợp (mỗi lần
giảm 50mg).
Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu sau mỗi 2
đợt (2 tháng) điều trị hay khi có triệu chứng nghi ngờ
trên lâm sàng đều được đánh giá đáp ứng lâm sàng
và cận lâm sàng, nếu bệnh tiến triển có triệu chứng
hay khơng chịu được tác dụng khơng mong muốn

sau chăm sóc hoặc giảm liều ở bất kỳ thời điểm nào
sẽ chuyển điều trị triệu chứng, còn lại sẽ điều trị đến
khi bệnh tiến triển.
106

Bệnh nhân được xử trí các tác dụng phụ, giảm
liều hoặc dừng thuốc theo hướng dẫn điều trị
NCI 2.0
Bước 3: Đánh giá hiệu quả điều trị
Đánh giá đáp ứng chủ quan bằng hỏi bệnh
nhân, người nhà, quan sát khi thăm khám. Đánh giá
sự thay đổi các triệu chứng chủ quan theo 4 mức độ:
+ Đáp ứng hoàn toàn: Các triệu chứng biến mất
hoàn toàn.
+ Đáp ứng một phần: Triệu chứng biến mất
hoặc giảm nhẹ, không xuất hiện triệu chứng mới.
+ Bệnh giữ nguyên: Các triệu chứng không thay
đổi về số lượng và mức độ.
+ Bệnh tiến triển: Xuất hiện triệu chứng mới
hoặc có trên 1 triệu chứng nặng hơn.
Đánh giá đáp ứng khách quan tổn thương tại
não và ngoài não theo “Tiêu chuẩn Đánh giá Đáp
ứng cho U đặc“ (RECIST).
Đánh giá các độc tính của phác đồ theo tiêu
chuẩn của WHO – NCI 2.0.
Đánh giá thời gian sống thêm không tiến triển,
thời gian sống thêm toàn bộ, và thời gian sống thêm
không tiến triển tại não bằng phương pháp
Kaplan-Meier
Xử lý số liệu

Nhập số liệu, làm sạch, mã hóa số liệu: dùng
phần mềm SPSS 16.0.
Phương pháp thống kê được sử dụng bao gồm:
Thống kê mơ tả: Trung bình, độ lệch chuẩn.
So sánh trung bình: Test ANOVA (p< 0,05).
So sánh tỷ lệ: Test Chi square (p<0,05).
KẾT QUẢ
Chúng tôi thu thập được 28 bệnh nhân đủ tiêu
chuẩn nghiên cứu. Kết quả thu được:
Đặc điểm lâm sàng
Tuổi, giới
Tuổi trung bình là 58,8 ± 10,3. BN trẻ nhất là 37
tuổi, già nhất là 82 tuổi.
Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ
nam/nữ=2,2.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


PHỔI - LỒNG NGỰC
Triệu chứng lâm sàng

Nhận xét:

Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng
Triệu chứng,
hội chứng
thần kinh


n

%

Hội chứng tăng áp lực nội sọ

20

23,6

Liệt nửa người

1

3,6

Khơng có triệu chứng
thần kinh

20

72,8

Ho khan

16

59,3

Ho có đờm


7

25,0

Triệu chứng,
hội chứng hơ
hấp

Rất ít gặp các hội chứng thần kinh, 72,8% các
trường hợp khơng có triệu chứng
Đau ngực là triệu chứng chèn ép lồng ngực hay
gặp nhất với >50% trường hợp.
Đặc điểm di căn
Bảng 2. Vị trí di căn ngồi não
Vị trí cơ quan di căn

n

%

Phổi

10

38,5

Ho ra máu

1


3,6

Gan

8

30,8

Khơng có triệu chứng hơ hấp

4

12,5

Thượng thận

6

23,1

Đau ngực

15

53,1

Hạch động mạch chủ bụng

1


3,8

Khàn tiếng

2

7,2

Phần mền

Triệu chứng,
hội chứng do
chèn ép,
Triệu chứng
toàn thân

Mệt mỏi, chán ăn

16

57,1

Hạch cổ

2

7,2

Tổng


1

3,8

26

100

Nhận xét: Phổi là vị trí di căn ngoài não thường
gặp nhất (38,5%).

1u
2u

14.3%
53.6%

32.1%

Biểu đồ 1. Số lượng di căn não được chỉ định điều trị
Nhận xét: Có 15/28 BN di căn não 1 u, chiếm 53,6%
Kết quả điều trị

10.7%

10.7%

25.0%


Đáp ứng hoàn toàn
Đáp ứng một phần
Bệnh ổn định
Bệnh tiến triển

53.6%

Biểu đồ 2. Đáp ứng khách quan tại não
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

107


PHỔI - LỒNG NGỰC
Nhận xét:
Có 18/28 BN đáp ứng tại não, chiếm 64,2%.
Có 25/28 BN kiểm sốt khối u tại não (bao gồm đáp ứng và ổn định), chiếm 89,3%.

Biểu đồ 3. Đáp ứng khách quan ngồi não
Nhận xét: Có 17/28 BN đáp ứng khách quan ngoài não với điều trị, chiếm 60,7%; trong đó khơng có
trường hợp nào đáp ứng hồn tồn
Độc tính
Độc tính
(n=308 chu kì)

Độ 0

Độ I

Độ II


Độ III

Độ IV

n

%

n

%

N

%

n

%

n

%

Hạ huyết sắc tố

229

74,4


72

23,4

7

2,3

0

0,0

0

0,0

Hạ bạch cầu

297

96,4

6

2,0

5

1,6


0

0,0

0

0,0

Hạ bạch cầu trung tính

301

97,8

4

1,3

3

0,9

0

0,0

0

0,0


Hạ tiểu cầu

294

95,4

10

3,5

4

1,1

0

0,0

0

0,0

Tăng men gan

304

98,8

4


1,2

0

0,0

0

0,0

0

0,0

Tăng creatinine

306

99,4

2

0,6

0

0,0

0


0,0

0

0,0

Nổi ban (n=28)

8

28,7

14

50,0

4

14,2

2

7,1

0

0

Khơ da(n=28)


19

67,9

6

21,4

3

10,7

0

0

0

0

Viêm kẽ móng (n=28)

26

92,9

2

7,1


0

0

0

0

0

0

Tiêu chảy (n=28)

17

60,7

7

25,0

3

10,7

1

3,6


0

0

Nhận xét:
Độc tính nổi ban trên da hay gặp với tỷ lệ 71,3%. Chủ yếu mức độ I và II (chiếm 64,2%). Độc tính độ III
gặp 2/28 bệnh nhân, chiếm 7,1%. Khơng có bệnh nhân nào nổi ban độ IV. Khơ da gặp 32,1%, viêm kẽ móng
gặp 7,1% các trường hợp. Khơng gặp độc tính khơ da và viêm kẽ móng độ III và IV.
Tiêu chảy gặp 39,3% các trường hợp, độ III chiếm 3,6%.
Độc tính lên huyết học, chức năng gan thận ít gặp, chỉ gặp độc tính độ nhẹ, khơng gặp trường hợp nào
độc tính nặng độ III và IV.

108

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


PHỔI - LỒNG NGỰC
Thời gian sống thêm
Sống thêm không tiến triển (STKTT)
Tỷ
lệ
%

Thời gian (tháng)

Biểu đồ 4. Sống thêm không tiến triển
Nhận xét
Thời gian STKTT trung bình là: 6,5 ± 4,7 (tháng) thấp nhất là 2,3 tháng và cao nhất là 15,3). Tỷ lệ STKTT

3 tháng là: 81,5%; 6 tháng: 51,1%; 1 năm: 17,9%.
Sống thêm toàn bộ (STTB)
Tỷ
lệ
%

Thời gian (tháng)

Biểu đồ 5. Thời gian sống thêm toàn bộ
Nhận xét:
Thời gian STTB trung vị là 10,9 tháng, trung bình là 15,8 ± 15,0 tháng. BN tử vong sớm nhất là sau 3,1
tháng; sống lâu nhất là 48,9 tháng và hiện còn sống.
STTB 3 tháng là 100%; 6 tháng là 81,1%; 1 năm là 59,5%; 2 năm là 25,5%.
Sống thêm không tiến triển tại não
Tỷ
lệ
%

Thời gian (tháng)

Biểu đồ 6. Sống thêm không tiến triển tại não
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

109


PHỔI - LỒNG NGỰC
STKTT tại não trung vị là 9,1 tháng (min: 3,5 tháng; max: 28,9 tháng).
STKTT tại não 3 tháng là 100%; 6 tháng là 91,0%; 1 năm là 30,2%.
BÀN LUẬN

Tuổi, giới bệnh nhân
Trong số 28 BN nghiên cứu, phần lớn BN ở
nhóm tuổi trên 40 (93,9%), trong đó lứa tuổi thường
gặp là 50 - 70, chiếm 71,7%. Tuổi trung bình là 58,8
± 10,3. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu
trước đây về UTP[11],[12].
Triệu chứng lâm sàng
Do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các
BN UTP giai đoạn muộn đã có di căn xa nên các
triệu chứng lâm sàng đa dạng. Chúng tôi chia các
triệu chứng này thành 4 nhóm: Triệu chứng hơ hấp;
triệu chứng thần kinh; triệu chứng chèn ép, xâm lấn
trong lồng ngực và nhóm triệu chứng khác. Kết quả
phân tích cho thấy, nhóm triệu chứng hô hấp là
những dấu hiệu thường gặp nhất, có ở 90,1% số BN
nghiên cứu. Trong đó ho khan là triệu chứng phổ
biến nhất, gặp ở 59,3% BN, tiếp theo là ho có đờm
(17,3%), ho ra máu (8,6%). Triệu chứng do chèn ép,
xâm lấn trong lồng ngực thì đau ngực là hay gặp
nhất với 53,1%.
Nghiên cứu của chúng tôi thấy 72,8% BN khơng
có triệu chứng thần kinh, mặc dù có tổn thương di
căn não. Có thể thấy tỷ lệ bệnh nhân khơng có triệu
chứng là rất cao, điều này là hồn tồn phù hợp do
nghiên cứu của chúng tơi chủ yếu là các bệnh nhân
được dùng thuốc, khi có triệu chứng bệnh nhân sẽ
được điều trị xạ trị. Các bệnh nhân có triệu chứng
chủ yếu là các bệnh nhân tiến triển sau xạ não. Các
bệnh nhân này không thể xạ trị lại do đã xạ trị trước
đó hoặc từ chối xạ não.

Đặc điểm di căn
Đặc điểm về tổn thương di căn não: Trong số
28 BN nghiên cứu, di căn não 1 u chiếm 53,6%, cao
hơn so với loại 2 u (32,1%) và 3 u (14,3%).
Trong số 28 BN, có 64,3% trường hợp ngồi
tổn thương di căn não cịn kết hợp với tổn thương ở
các vị trí khác. Trong đó, di căn phổi thường gặp
nhất, chiếm 38,5%, tiếp theo là gan (30,8%). Số
lượng cơ quan bị di căn trung bình là: 1,79 ± 1,03;
ít nhất là 1 cơ quan bị di căn (não), nhiều nhất là
5 cơ quan.
Kết quả điều trị
Đáp ứng tổn thương ngoài não: Đánh giá đáp
ứng theo RECIST qua khám lâm sàng, cận lâm
sàng, chúng tôi thu được tỷ lệ đáp ứng khách quan
110

ngoài não là 60,7%. Một trong các mục đích của
điều trị UTP giai đoạn muộn là kiểm sốt được bệnh
để khơng tiến triển (khơng xuất hiện tổn thương mới,
tổn thương cũ không phát triển). Tỷ lệ kiểm soát
bệnh trong nghiên cứu này là 72,7% (bao gồm đáp
ứng và bệnh ổn định). Kết quả nghiên cứu này
tương tự với kết quả nghiên cứu trên các bệnh nhân
có đột biến được sử dụng với tỷ lệ đáp ứng từ
41,1% đến 65% như trong các thử nghiệm lâm sàng
WJOG 5108L (2016)[13] hay EURTAC (2012)[6].
Tương tự các nghiên cứu trong nước của Nguyễn
Tuyết Mai (2013)[14] hay Lê Thượng Vũ và CS
(2013)[15]. Có thể nhận thấy, tỷ lệ đáp ứng của thuốc

cao hơn hẳn hóa trị.
Đáp ứng điều trị tại não: Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy: có 18/28 trường hợp có đáp
ứng, cao hơn một chút so với đáp ứng chung
(64,2% so với 61,6%), có 2 trường hợp bệnh giữ
nguyên (chiếm 14,3%), chỉ có 4 trường hợp tiến
triển. Tỷ lệ kiểm soát bệnh là 73,4%. Kết quả nghiên
cứu này của chúng tôi tương tự với kết quả của một
số nghiên cứu trên thế giới những năm gầy đây.
Phân tích gộp trên 16 thử nghiệm lâm sàng với 464
BN UTPKTBN có di căn não cũng cho kết quả đáp
ứng tổn thương não và tỷ lệ kiểm soát bệnh tương
đương với nghiên cứu của chúng tôi (51,8% và
55,7%)[9,10]. Phân tích gộp dựa trên các nghiên cứu
hiệu quả điều trị erlotinib cho di căn não của
UTPKTBN có đột biến EGFR cũng cho kết quả đáp
ứng rất cao (60 - 80%), cao hơn nhóm khơng có đột
biến và cao hơn đáp ứng tổn thương ngồi
não[9,10,16,17].
Sống thêm khơng tiến triển tại não
Trong nghiên cứu này, việc điều trị các tổn
thương di căn não được điều trị hầu như ngay từ
ban đầu chiếm đến 21/28 bệnh nhân, chỉ có 7 bệnh
nhân tiến triển sau xạ trị, không thể điều trị xạ trị tiếp
do độc tính của xạ trị. Mặc dù vậy, kết quả thu được
cũng rất khả quan, thời gian sống thêm bệnh không
tiến triển tại não trung vị là 9,1 tháng. Thực sự con
số này là rất ấn tượng. Đa phần bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi được điều trị thuốc ở bước
2, khơng phải bước đầu. Trước đó các bệnh nhân

được điều trị bằng hóa trị, kiểm tra sau các đợt xuất
hiện tổn thương di căn não nhưng không có triệu
chứng mới chuyển điều trị bằng erlotinib.
Các bệnh nhân có tổn thương tại não chưa có
triệu chứng được điều trị bằng thuốc có lợi điểm kéo
dài thêm thời gian trước khi phải xạ não. Đây cũng
chính là cơ sở để các tác giả trên thế giới áp dụng
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


PHỔI - LỒNG NGỰC
điều trị tổn thương di căn não. Xu hướng mới nhất
hiện nay là điều trị xạ phẫu với các tổn thương di
căn não nhỏ, chưa có triệu chứng sau đó điều trị với
các thuốc TKIs nhằm kéo dài tác dụng trên tổn
thương di căn não. Khi tiến triển có triệu chứng mới
xạ não tồn não. Tuy nhiên với đặc điểm hiện nay tại
nước ta, xạ phẫu chưa phổ biến thì việc điều trị
trước bằng TKIs với các tổn thương di căn não cũng
là một sự lựa chọn.
Đối với các bệnh nhân tiến triển tổn thương não
sau xạ trị, việc lựa chọn điều trị bằng thuốc là điều trị
vớt vát, hầu như bệnh nhân khơng có sự lựa chọn
nào khác. Trong 7 bệnh nhân có chỉ định điều trị
này, có 3 bệnh nhân có đáp ứng tổn thương ngoài
não, 2 bệnh nhân giữ nguyên tổn thương và 2 bệnh
nhân tiến triển. Với số lượng bệnh nhân còn hạn chế
tuy nhiên tỷ lệ kiểm soát bệnh cũng đạt 5/7 bệnh
nhân. So với một số nghiên cứu trên thế giới với
nhóm bệnh nhân tiến triển sau xạ trị tổn thương não

cho thấy, tỷ lệ đáp ứng dao động khoảng 30 - 40%,
thời gian sống thêm không tiến triển tại não trên các
bệnh nhân này khoảng 4 - 5 tháng.
Sống thêm khơng tiến triển ngồi não:
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian STKTT
trung bình là: 6,5 ± 4,7 (tháng) thấp nhất là 2,3 tháng
và cao nhất là 15,3). Tỷ lệ STKTT 3 tháng là: 81,5%;
6 tháng: 51,1%; 1 năm: 17,9%. Kết quả này còn thấp
hơn so với thời gian sống thêm khơng tiến triển
tại não. Điều này có thể giải thích do trong nghiên
cứu của chúng tơi, phần lớn các bệnh nhân là điều
trị khi có tổn thương xạ não chưa có triệu chứng, và
được điều trị ngay từ đầu. Khi theo dõi điều trị, tổn
thương ngoài não tiến triển trong khi tổn thương tại
não vẫn ổn định. Các trường hợp này sẽ tiếp tục
được theo dõi tổn thương tại não. Khi tổn thương tại
não tiến triển có triệu chứng, bệnh nhân sẽ được
điều trị xạ trị.
Sống thêm toàn bộ
Theo Eichler, Loeffler (2007), các BN di căn não
nói chung trong đó có UTP khơng tế bào nhỏ có thời
gian STTB trung vị là 1 tháng nếu không điều trị; 2
tháng nếu điều trị steroid và 3 - 6 tháng nếu xạ trị
tồn não[5]. Nghiên cứu của chúng tơi đã mang lại
thời gian STTB trung vị là 10,9 tháng. Tính từ
thời điểm lúc bắt đầu điều trị, BN tử vong sớm nhất
sau 3,1 tháng, BN sống lâu nhất là 48,9 tháng
(>4 năm) và hiện còn sống. Tỷ lệ sống thêm 3 tháng
là 96,2%; 6 tháng là 81,2%; 12 tháng là 59,5%;
2 năm là 25,5%. Kết quả này thực sự là một tiến bộ

lớn trong điều trị, trước kia đối với bệnh nhân
ung thư phổi di căn não, dù được điều trị tích cực
bao gồm cả hóa chất và xạ trị thì thời gian sống
thêm toàn bộ dao động từ 6-8 tháng. So với
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

thời gian sống thêm trung bình có thể lên tới hơn 1
năm (trung bình 17,7 tháng).
Độc tính
Độc tính trên da và tiêu chảy là thường gặp khi
nói đến tác dụng phụ của thuốc TKIs nói chung và
erlotinib nói riêng. Độc tính trên da khá đa dạng,
nhưng thường gặp nhất là ban dạng sẩn mủ, khơ da,
viêm kẽ móng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng cho thấy, tác dụng phụ hay gặp nhất của thuốc
là nổi ban trên da và tiêu chảy chiếm tỷ lệ lần lượt là
71,3% và 39,3%. Tuy nhiên, chủ yếu là độ nhẹ I và
II. Ban trên da độ III gặp ở 2 bệnh nhân, không gặp
bệnh nhân nào ban trên da độ IV cần giảm liều hoặc
dừng điều trị do dùng thuốc. Độc tính trên da thường
xuất hiện tuần thứ 1 và thứ 2 sau điều trị và nặng
dần lên, tăng nặng nhất khoảng tuần thứ 3. Khoảng
2 đến 3 tháng triệu chứng cũng dần cải thiện.
Các độc tính trên hệ huyết học, gan thận của
thuốc gặp phải là thấp. Hơn nữa, có gặp cũng chỉ
gặp ở mức độ nhẹ I và II, không cần thiết phải
ngừng hay giảm liều điều trị của thuốc. Đây cũng là
một đặc điểm rất khác biệt và là lợi thế của thuốc so
với hóa trị, phù hợp với mục tiêu nâng cao chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn

muộn di căn não.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 28 bệnh nhân ung thư phổi
không tế bào nhỏ di căn não được điều trị bằng
erlotinib được điều trị tại bệnh viện UBHN từ tháng 1
năm 2009 đến tháng 06 năm 2018, chúng tôi rút ra
một số kết luận sau:
Đáp ứng điều trị
Tỷ lệ đáp ứng tổn thương ngoài não là 60,7%;
tỷ lệ kiểm soát bệnh 72,7%.
Tỷ lệ đáp ứng tổn thương não 64,2%, kiểm soát
tổn thương não là 89,3%.
Thời gian sống thêm
Thời gian STKTT trung bình là: 7,5 ± 4,7
(tháng), trung vị là: 6,0 (tháng) (min: 2,3; max: 19,3).
STKTT 3 tháng là: 81,5%; 6 tháng: 51,1%; 1 năm:
17,9%.
STKTT tại não trung vị là 10,8 tháng (min: 3,5
tháng; max: 28,9 tháng). STKTT tại não 3 tháng là
100%; 6 tháng là 91,0%; 1 năm là 30,2%.
Thời gian STTB trung vị là 11,9 tháng, trung
bình là 17,8 ± 15,0 tháng. BN tử vong sớm nhất là
sau 3,1 tháng; sống lâu nhất là 48,9 tháng. STTB 3
tháng là 100%; 6 tháng là 81,1%; 1 năm là 59,5%; 2
năm là 25,5%.

111


PHỔI - LỒNG NGỰC

Tác dụng phụ không mong muốn
Thuốc dung nạp tốt. Độc tính chủ yếu là nổi ban
và tiêu chảy, đa số là độ I và II, rất ít gặp độc tính độ
III và IV. Tỷ lệ tạm ngừng điều trị và giảm liều do độc
tính là rất thấp lần lượt là 1,3% và 5,1%. Khơng có
trường hợp nào bỏ điều trị do độc tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. International Agency for Research on Cancer
World Health Organization (2013), GLOBOCAN
2012: Estimated Cancer Incidence, Mortality and
Prevalence Worldwide in 2012. Lung Cancer,
truy
cập
ngày-2013,
tại
trang
web
/>aspx.
2. Torre L. A., Bray F., Siegel R. L. et al (2015),
Global cancer statistics, 2012, CA Cancer J Clin.
65(2), tr. 87-108.
3. R Ma J, Jemal A (2014), Cancer statics, CA
Cancer J Clin. 64, tr. 9-29.
4. Gridelli C., Ciardiello F., Gallo C. et al (2012),
First-line erlotinib followed by second-line
cisplatin-gemcitabine chemotherapy in advanced
non-small-cell lung cancer: the TORCH
randomized trial, J Clin Oncol. 30(24), tr. 300211.
5. Lê Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Bảo Hoàng (2014),
Erlotinib so với hóa trị trong điều trị bước một 53

bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai
đoạn tiến xa, Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1,
tr. 7.
6. Rosell R Carcereny E, Gervais R, et al. (2012),
Erlotinib versus standard chemotherapy as firstline treatment for European patients with
advanced EGFR mutation-positive non-small-cell
lung cancer (EURTAC): a multicentre, openlabel, randomised phase 3 trial, Lancet Oncol 13,
tr. 239-246.
7. Li H., Zhang X., Cao J. et al (2015), Exon 19
deletion of epidermal growth factor receptor is
associated with prolonged survival in brain
metastases from non-small-cell lung cancer,
Tumour Biol. 36(12), tr. 9251-8.
8. Mujoomdar A., Austin J. H., Malhotra R. et al
(2007), Clinical predictors of metastatic disease
to the brain from non-small cell lung carcinoma:
primary tumor size, cell type, and lymph node
metastases, Radiology. 242(3), tr. 882-8.

112

9. Porta R., Sanchez-Torres J. M., Paz-Ares L. et al
(2011), Brain metastases from lung cancer
responding to erlotinib: the importance of EGFR
mutation, Eur Respir J. 37(3), tr. 624-31.
10. Sekine A., Kato T., Hagiwara E. et al (2012),
Metastatic brain tumors from non-small cell lung
cancer with EGFR mutations: distinguishing
influence of exon 19 deletion on radiographic
features, Lung Cancer. 77(1), tr. 64-9.

11. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn và
cộng sự (2010), Tình hình mắc ung thư tại Việt
Nam qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn
2004-2008 Tạp chí ung thư học Việt Nam,.
1/2010, tr. 75-77.
12. Nguyễn Bá Đức, Bùi Cơng Tồn và Trần Văn
Thuấn (2007), "Ung thư phổi", Chẩn đoán và
điều trị bệnh ung thư, NXB Y học, Hà Nội, tr.
176-187.
13. Urata Y., Katakami N., Morita S. et al (2016),
Randomized Phase III Study Comparing
Gefitinib With Erlotinib in Patients With
Previously
Treated
Advanced
Lung
Adenocarcinoma: WJOG 5108L, J Clin Oncol.
34(27), tr. 3248-57.
14. Nguyễn Tuyết Mai, Đỗ Huyền Nga (2013), Đánh
giá hiệu quả điều trị của erlotinib trong bệnh ung
thƣ phổi thể biểu mô tuyến tiến triển sau hóa trị
phác đồ chuẩn, Tạp chí Lao và Bệnh phổi. 3, tr.
5.
15. Lê Thượng Vũ, Trần Văn Ngọc (2013), Kết quả
điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn
tiến xa bằng erlotinib (Tarceva) tại khoa Phổi
bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí
Minh. 1(17), tr. 5.
16. Lee S. M., Lewanski C. R., Counsell N. et al
(2014), Randomized trial of erlotinib plus wholebrain radiotherapy for NSCLC patients with

multiple brain metastases, J Natl Cancer Inst.
106 (7).
17. He Y., Sun W., Wang Y. et al (2016),
Comparison of erlotinib and pemetrexed as
second-/third-line
treatment
for
lung
adenocarcinoma patients with asymptomatic
brain metastases, Onco Targets Ther. 9, tr.
2409-14.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM



×