Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi lưu trú của khách du lịch khi đến đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.98 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CĂN HỘ LÀM NƠI
LƢU TRÚ CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐẾN ĐÀ LẠT
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bình Định - năm 2021


Cơng trình được hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Người hướng dẫn: TS. Trƣơng Thị Ngọc Thuyên

Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Hạnh
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quản trị kinh doanh, ngày 17 tháng 4 năm 2021 tại Trường Đại
học Quy Nhơn.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn
- Khoa Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh




1
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn căn hộ
làm nơi lưu trú của khách du lịch đến Đà Lạt, trên cơ sở đó đề xuất những
giải pháp để tìm kiếm khách hàng và những hàm ý định hướng chiến lược thu
hút khách du lịch đối với loại hình dịch vụ lưu trú này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi
lưu trú của du khách khi du lịch đến Đà Lạt.
Đánh giá tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn căn hộ làm
nơi lưu trú của du khách đến Đà Lạt.
Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm thu hút khách du lịch của các đơn vị
kinh doanh dịch vụ lưu trú căn hộ và định hướng đầu tư.
1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố tác động đến việc lựa chọn căn hộ

làm nơi lưu trú của du khách khi du lịch đến thành phố Đà Lạt.
Đối tượng khảo sát là khách du lịch đã trải nghiệm du lịch thành phố Đà
Lạt.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: Trong phạm vi thành phố Đà Lạt.
+Thời gian nghiên cứu: Số liệu khảo sát du khách trong khoảng thời gian
từ 11/2020 đến 1/2021. Đây là mùa cao điểm du lịch ở Đà Lạt.
1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
1.4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
1.5.

Những đóng góp của luận văn


2
1.5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về dịch vụ lưu trú du lịch, hành vi người
tiêu dùng, quyết định lựa chọn loại hình dịch vụ lưu trú của khách du lịch. Ứng
dụng lý thuyết, lược khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây
dựng mơ hình nghiên cứu quyết định lựa chọn dịch vụ lưu trú căn hộ du lịch
của khách du lịch ở thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.
1.5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Xác định và đánh giá mức độ tác động các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của du khách khi đến TP Đà Lạt, Lâm
Đồng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp quản trị và định hướng đầu tư dịch
vụ lưu trú căn hộ tại TP Đà Lạt.

Đề tài này có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về
việc đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ lưu trú căn hộ.
1.6.

Cấu trúc luận văn
TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chương này nghiên cứu lần lượt trình bày tính cấp thiết của đề tài
từ lý thuyết đến thực tiễn đối với việc thực hiện nghiên cứu. Mục tiêu nghiên
cứu là đánh giá tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi
lưu trú của khách du lịch đến Đà Lạt. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích
thang đo (Cronbach’s Alpha, EFA) bằng phần mềm SPSS 22, phần mềm AMOS
22 sử dụng để phân tích kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đánh giá
và kiểm định giả thiết nghiên cứu. Cấu trúc của đề tài 05 chương theo định
hướng nghiên cứu định lượng ứng dụng.


3
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ LƢU TRÚ DU LỊCH VÀ QUYẾT
ĐỊNH CHỌN LOẠI HÌNH LƢU TRÚ CĂN HỘ CỦA DU KHÁCH
2.1.

Dịch vụ lƣu trú du lịch

2.1.1. Khái niệm du lịch
2.1.2. Khái niệm khách du lịch
2.1.3. Khái niệm dịch vụ
2.1.4. Khái niệm dịch vụ lƣu trú du lịch
2.1.5. Các loại hình lƣu trú trong du lịch

2.2.

Hành vi ngƣời tiêu dùng và quyết định tiêu dùng

2.2.1. Khái niệm hành vi ngƣời tiêu dùng
2.2.2. Khái niệm quyết định tiêu dùng
2.2.3. Lý thuyết giải thích hành vi và quyết định tiêu dùng của khách hàng

2.2.3.1. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý (Theory of Reasoned Action)
2.2.3.2. Lý thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behaviour)
2.2.3.2. Lý thuyết hành vi định hƣớng mục tiêu (Model of Goal Directed
Behaviour)
2.3.

Tổng quan các công trình nghiên cứu

2.3.1. Lƣợc khảo các cơng trình nghiên cứu
2.3.2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu
2.4.

Mơ hình nghiên cứu và các giả thiết

2.4.1. Mơ hình nghiên cứu


4

Hình 2.4. Mơ hình nghiên cứu
2.4.2. Các giả thiết nghiên cứu


2.4.2.1. Tác động của an ninh, an toàn đến quyết định lựa chọn căn hộ làm
nơi lƣu trú của khách du lịch đến Đà Lạt
Giả thiết H1: An ninh, an tồn tác động tích cực đến quyết định lựa chọn
căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến Đà Lạt.
2.4.2.2. Tác động của sự sạch sẽ và thoải mái đến quyết định lựa chọn căn
hộ làm nơi lƣu trú của khách du lịch đến Đà Lạt
Giả thiết H2: Sự sạch sẽ thoải mái tác động tích cực đến quyết định
lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến Đà Lạt.
2.4.2.3. Tác động của nhân viên lựa chọn căn hộ làm nơi lƣu trú của khách
du lịch đến Đà Lạt
Giả thiết H3: Năng lực phục vụ của nhân viên tác động tích cực đến
quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến Đà Lạt.
2.4.2.4. Tác động của thực phẩm và đồ uống đến lựa chọn căn hộ làm nơi
lƣu trú của khách du lịch đến Đà Lạt
Giả thiết H4: Chất lượng thực phẩm và đồ uống tác động tích cực đến
quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến Đà Lạt.
2.4.2.5. Tác động của giá cả đến quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lƣu trú
của khách du lịch đến Đà Lạt
Giả thiết H5: Giá cả phù hợp tác động tích cực đến quyết định lựa chọn


5
căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến Đà Lạt.
2.4.2.6. Tác động của vị trí thuận tiện đến quyết định lựa chọn căn hộ làm
nơi lƣu trú của khách du lịch đến Đà Lạt
Giả thiết H6: Vị trí thuận tiện tác động tích cực đến quyết định lựa chọn
căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến Đà Lạt.
2.4.2.7. Tác động của điều kiện thể thao, thƣ giãn đến quyết định lựa chọn
căn hộ làm nơi lƣu trú của khách du lịch đến Đà Lạt
Giả thiết H7: Điều kiện thể thao, thư giãn tác động tích cực đến quyết

định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến Đà Lạt.
2.4.2.8. Tác động của chiêu thị đến quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lƣu
trú của khách du lịch đến Đà Lạt
Giả thiết H7: Chiêu thị tác động tích cực đến quyết định lựa chọn căn hộ
làm nơi lưu trú của khách du lịch đến Đà Lạt.
2.4.2.9.

Tác động của ý định đến quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lƣu

trú của khách du lịch đến Đà Lạt
Giả thiết H8: Ý định tác động tích cực đến quyết định lựa chọn căn hộ
làm nơi lưu trú của khách du lịch đến Đà Lạt.
TĨM TẮT CHƢƠNG 2
Chương 2 trình cơ sở lý thuyết về dịch vụ lưu trú du lịch, hành vi người
tiêu dùng, quyết định tiêu dùng. Tiến hành lược khảo và đánh giá các cơng trình
nghiên cứu trước làm cơ sở để xây dựng mơ hình nghiên cứu thực nghiệm và
các giả thiết. Mơ hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố: (1) an ninh, an toàn; (2)
thực phẩm đồ uống; (3) sự sạch sẽ và thoải mái; (4) vị trí thuận tiện; (5) điều
kiện giải trí thư giãn; (6) giá cả; (7) nhân viên; (8) chiêu thị ảnh hưởng đến
quyết định thông qua ý định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch
tại TP Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.


6
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Thiết kế nghiên cứu


3.1.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu trải qua nhiều bước từ việc xác định vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu đến các bước xây dựng mơ hình nghiên cứu, xây dựng
thang đo, thiết kế bảng hỏi, thu thập, xử lý phân tích số liệu, đánh giá và thảo
luận kết quả nghiên cứu.

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

3.1.2. Nghiên cứu định tính
3.1.3. Nghiên cứu định lƣợng
3.2.

Xây dựng thang đo, biến số đo lƣờng các nhân tố trong mơ hình


7
nghiên cứu
3.3.

Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu

3.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Phƣơng pháp chọn mẫu
3.3.2. Thực hiện khảo sát nghiên cứu
3.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
3.3.3.1. Thống kê mô tả
3.3.3.2. Kiểm định độ tin cây của thang đo
3.3.3.3. Phân tích các nhân tố khám phá
3.3.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
3.3.3.5. Phân tích mơ hình cấu trúc (SEM)

3.3.3.6. Kiểm định Bootstrap
TĨM TẮT CHƢƠNG 3
Trong chương 3, nghiên cứu lần lượt trình bày thiết kế nghiên cứu, xây
dựng thang đo, biến số đo lường các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu và
phương pháp thu thập, xử lý số liệu nghiên cứu. Nghiên cứu này sử dụng 36
biến quan sát đo lường các nhân tố ảnh hưởng (bao gồm: an ninh, an toàn; thực
phẩm đồ uống; sự sạch sẽ và thoải mái; vị trí thuận tiện; điều kiện giải trí thư
giãn; nhân viên; chiêu thị), 08 biến số đo lường ý định và quyết định lựa chọn
căn hộ làm nơi lưu trú của 300 khách du lịch tại TP Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.
Trình bày cụ thể cấc kỹ thuật phân tích thang đo, kiểm định mơ hình cấu trúc
tuyến tính (SEM) đánh giá và kiểm định giả thiết nghiên cứu.


8
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.

Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu thu về 300 phiếu khảo sát du khách đã từng du lịch đến thành
phố Đà Lạt, Lâm Đồng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng
để thu thập dữ liệu phục vụ phân tích kết quả điều tra thực nghiệm.
Du khách sử dụng dịch vụ căn hộ lưu trú tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
chủ yếu có trình độ đại học với 137 du khách chiếm 45,7%, tiếp đến là du khách
có trình độ cao đẳng (67 người chiếm 22,3%), trình độ trung cấp trở xuống có
60 người chiếm 20%, sau đại học có 36 người chiếm 12%. Có thể thấy đối
tượng du khách tham gia khảo sát có trình độ nhận thức về dịch vụ căn hộ lưu
trú tốt. Nghề nghiệp của du khách chủ yếu là nhân viên văn phòng, cán bộ công
chức, kinh doanh. Du khách sử dụng dịch vụ căn hộ lưu trú trên địa bàn TP Đà

Lạt có thu nhập cao, thu nhập dao động từ 10-30 triệu (trong đó thu nhập từ 2130 triệu có 139 du khách chiếm 46,3%, 68 du khách thu nhập từ 10-20 triệu
chiếm 22,7 %). Du khách thu nhập trên 30 triệu có 52 người chiếm 17,3% trên
tổng số du khách tham gia khảo sát.
4.2.

Đánh giá các thang đo nghiên cứu

4.2.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)

 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lƣu
trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng
Kết quả thống kê Cronbach’s alpha cho thấy 36 biến quan sát đo lường
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách
du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng (bao gồm: an ninh, an toàn; thực phẩm đồ
uống; sự sạch sẽ và thoải mái; vị trí thuận tiện; điều kiện giải trí thư giãn; nhân
viên; chiêu thị) đảm bảo Cronh bach’s alpha >0.6, hệ số tương quan biến tổng
thể < Cronbach's Alpha nếu loại biến này< Cronh bach’s alpha. Như vậy 08
nhân tố trong mơ hình nghiên cứu đảm bảo yêu cầu thống kê về độ tin cậy theo
lý thuyết.
 Nhân tố ý định và quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lƣu trú của
khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng
Tổng kết lại kiểm định Cronbach’s alpha nghiên cứu có 36 phát biểu của


9
08 nhân tố ảnh hưởng (bao gồm: an ninh, an toàn; thực phẩm đồ uống; sự sạch
sẽ và thoải mái; vị trí thuận tiện; điều kiện giải trí thư giãn; nhân viên; chiêu thị)
và 08 biến số đo lường ý định và quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của
khách du lịch đạt độ tin cậy và tạo điều kiện để tiếp tục được sử dụng vào các
phân tích và kiểm định tiếp theo.

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) bảng 4.5 cho thấy tất cả các
thang đo biến số đo lường nhân tố thành phần ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng đều
hội tụ (giải thích 62,946% độ hội tụ của các nhân tố trong mô hinh hồi quy), hệ
số KMO =0,774>0,6 và Sig <0,01, phương sai trích (>2), hệ số tải của các thang
đo >0,5, chênh lệch giữa hệ số tải lớn nhất và hệ số tải lớn thứ hai hay còn gọi là
độ phân biệt của các thang đo >0,3 đáp ứng yêu cầu lý thuyết đề ra. Như vậy,
các nhân tố ảnh hưởng (bao gồm: an ninh, an toàn; thực phẩm đồ uống; sự sạch
sẽ và thoải mái; vị trí thuận tiện; điều kiện giải trí thư giãn; nhân viên; chiêu thị)
đến quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến TP Đà
Lạt, Lâm Đồng trong nghiên cứu này khơng hình thành các khái niệm khác so
với các biến số được đề xuất trong mơ hình nghiên cứu để xuất.
Kết quả cho thấy tất cả các biến số nhân tố ý định và quyết định lựa chọn
căn hộ của du khách tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đều hội tụ (giải thích
63,761% ý nghĩa độ hội tụ của các nhân tố trong mô hinh hồi quy), hệ số KMO
=0,791>0,6 và Sig <0.01, phương sai trích (>2), hệ số tải >0,5, chênh lệch giữa
hệ số tải lớn nhất và hệ số tải lớn thứ hai hay còn gọi là độ phân biệt của các
thang đo >0.3 đáp ứng yêu cầu lý thuyết đề ra.
4.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA



Đối với các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn căn hộ làm

nơi lƣu trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng
Phân tích CFA đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn căn
hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng cho thấy giá trị
kiểm định chiquare/df=1,367<3 với P-value=0,000 và các chỉ số phù hợp với dữ

liệu CFI=0,949 >0.9; TLI=0,943; RMSEA=0,035<0,08. Có thể kết luận sự phù
hợp của các biên số, thang đo các nhân tố ảnh hưởng.


10

Hình 4.1. Phân tích nhân tố khẳng định CFA nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng

(Nguồn: Kết quả phân tích thống kê từ dữ liệu – phụ lục 6)
Theo Hoàng Trọng và Chu Ngun Mộng Ngọc (2008), nếu các nhân tố
của mơ hình không chứng minh độ giá trị và độ tin cậy, việc chạy SEM sẽ
khơng có ích gì, vì rác đầu vào sẽ dẫn đến rác đầu ra. Có một vài biện pháp hữu
ích cho việc xác lập tính hợp lệ và độ tin cậy. Các phương phấp đánh giá bao
gồm Độ tin cậy tổng hợp-Composite Reliability (CR), Phương sai trích Average Variance Extracted (AVE), phương sai riêng lớn nhất (MSV) và hệ số
tương quan giữa các thành phần. Kết quả phân tích CR và AVE cho thấy tất cả
thang đo cho các khái niệm đều có CR>0,6 và AVE>0,5. Phương sai riêng lớn


11
nhất (MSV) nhỏ hơn AVE. Hệ số tương quan giữa các các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến TP Đà
Lạt, Lâm Đồng cho chúng ta thấy các hệ số này lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 nên
các thang đo thành phần các nhân tố đều đạt giá trị phân biệt. Như vậy, các khái
niệm trong thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn căn hộ
làm nơi lưu trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng đều có độ tin cậy
và giá trị hội tụ tốt, đồng thời phù hợp với dữ liệu thực tế.
• Đối với nhân tố ý định và quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lƣu
trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng
Phân tích CFA đối với các nhân tố ý định và quyết định lựa chọn căn hộ

làm nơi lưu trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng cho thấy giá trị
kiểm định chiquare/df=1,862 với P-value=0,000 và các chỉ số phù hợp với dữ
liệu CFI=0,979; TLI=0,969; RMSEA=0,054<0,08. Có thể kết luận sự phù hợp
của các biên số, thang đo các nhân tố ảnh hưởng.

Hình 4.2. Mơ hình phân tích nhân tố khẳng định CFA ý định và quyết định lựa
chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng

(Nguồn: Kết quả phân tích thống kê từ dữ liệu -Phụ lục 6)
Kết quả phân tích CR và AVE cho thấy tất cả thang đo cho các khái niệm
đều có CR>0,6 và AVE>0,5. Phương sai riêng lớn nhất (MSV) nhỏ hơn AVE.
Hệ số tương quan giữa các các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn căn
hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng cho chúng ta


12
thấy các hệ số này lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 nên các thang đo thành phần các
nhân tố đều đạt giá trị phân biệt (bảng 4.10). Như vậy, các khái niệm trong thang
đo của các nhân tố ý định và quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của
khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng đều đạt được giá trị phân biệt và độ tin
cậy và giá trị hội tụ tốt, đồng thời phù hợp với dữ liệu thực tế.
4.3. Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn căn
hộ làm nơi lƣu trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng

Hình 4.3. Mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt

(Nguồn: Phân tích dữ liệu nghiên cứu - Phụ lục 7)
Mơ hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu (một khái
niệm đo lường nhiều biến quan sát) với nhau (Hồng Trọng và Chu Ngun

Mộng, 2008). Phân tích cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy mơ hình có 892 bậc tự
do, giá trị kiểm định chi-square/df=1,809<3 với p-value=0,000 và các chỉ số phù
hợp với dữ liệu CFI=0,901 >0,9; TLI=0,895; RMSEA=0,044 <0,08. Có thể thấy


13
chỉ số CFI>9, TLI ≈ 0,9, nên mơ hình được xem là phù hợp ở mức tốt. Tất cả
các thành phần thang đo các nhân tố ảnh hưởng, hình ảnh doanh nghiệp, ý định
lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú và quyết định lựa chọn căn hộ của du khách tại
thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng khơng có mối tương quan giữa sai số các biến
quan sát nên chúng khơng đạt tính đơn hướng.
Kết quả kiểm định cho thấy có 8/8 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn căn hộ làm nơi lưu trú của khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng bao
gồm an ninh, an toàn; thực phẩm đồ uống; sự sạch sẽ và thoải mái; vị trí thuận
tiện; điều kiện giải trí thư giãn; nhân viên; chiêu thị lần lượt tác động đều đảm
bảo sự tin cậy và ý nghĩa thống kê giải thích ý định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu
trú của du khách. Trong khi đó, ý định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú tác tích
cực đến quyết định lựa chọn căn hộ của du khách tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng.
Phương pháp Bootstrap được sử dụng để kiểm định các ước lượng mơ
hình trong mơ hình cuối cùng với số mẫu lặp lại N=1000. Kết quả kiểm định cho
thấy trị tuyệt đối của CR các cặp mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu rất nhỏ
so với 2 đồng thời kết quả phân tích mơ hình SEM cho kết quả có ý nghĩa thống
kê mức 95% (Malhotra và Dash, 2011). Như vậy, ta có thể khẳng định các ước
lượng trong mơ hình có thể tin cậy được.
4.4.

Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ dữ liệu khảo sát, kết quả kiểm định các giả thiết nghiên cứu cho thấy


các nhân tố (1) Vị trí thuận tiện (2) an ninh, an toàn; (3) chiêu thị; (4) giá cả; (5)
thực phẩm đồ uống; (6) sự sạch sẽ và thoải mái; (7) nhân viên; (8) điều kiện giải
trí thư giãn lần lượt tác động tích cực đến ý định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú
của du khách. Trong khi đó, ý định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú tác động tích
cực đến quyết định lựa chọn căn hộ của du khách tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng.
TĨM TẮT CHƢƠNG 4
Chương 4, trình bày kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 08 nhân tố bao


14
gồm: vị trí thuận; an ninh; chiêu thị; giá cả; thực phẩm đồ uống; sự sạch sẽ và
thoải mái; nhân viên; điều kiện giải trí thư giãn lần lượt tác động tích cực đến ý
định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú của 300 du khách tại TP Đà Lạt, Lâm
Đồng. Trong khi đó, ý định lựa chọn căn hộ làm nơi lưu trú tác tích cực đến
quyết định lựa chọn căn hộ của du khách tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1.

Kết luận

Căn hộ du lịch là một loại hình lưu trú tương đối mới xuất hiện ở VN. Về
bản chất đây là sử dụng các bất động sản có sẵn như một khu chung cư, căn hộ
(cao cấp hoặc trung bình tùy theo từng điều kiện hay hồn cảnh nhất định) để
đón khách du lịch. Căn hộ du lịch là xu hướng hiện nay vì khách hàng có nhu
cầu ngày càng cao. Với tốc độ tăng trưởng du lịch như hiện nay, thị trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt thì việc đáp ứng nhu cầu cũng như sự hài lòng của du
khách là điều đáng được quan tâm, đồng thời cũng là thách thức đối với các

doanh nghiệp/nhà đầu tư kinh doanh loại hình dịch vụ này. Nghiên cứu này làm
đa dạng thêm dòng nghiên cứu về hành vi lựa chọn căn hộ lưu trú của du khách
nhằm tìm ra các giải pháp thu hút khách hàng và kinh doanh dịch vụ lưu trú bền
vững. Trong đó, sử dụng phương pháp phân tích thang đo, kiểm định mơ hình
cấu trúc tuyến tính (SEM) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn căn hộ làm nơi lưu trú của 300 khách du lịch đến TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố vị trí thuận lợi; an ninh; chiêu thị; giá
cả; thực phẩm đồ uống; sự sạch sẽ và thoải mái; nhân viên; điều kiện giải trí thư
giãn lần lượt tác động tích cực từ cao tới thấp đến ý định lựa chọn căn hộ làm
nơi lưu trú của du khách tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng. Trong khi đó, ý định lựa
chọn căn hộ làm nơi lưu trú tác tích cực đến quyết định lựa chọn căn hộ của du
khách tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan
trọng để đề xuất những giải pháp để tìm kiếm khách hàng và những hàm ý định
hướng chiến lược thu hút khách du lịch đối với loại hình dịch vụ lưu trú này.


15
Hàm ý quản trị
5.2.1. Hàm ý quản trị đối với nhân tố vị trí thuận tiện
Xây dựng hồn thiện quy trình dịch vụ đưa đón du khách, đặc biệt chú
trọng đến đội xe vận chuyển, nhân viên phục vụ, công tác đảm bảo an toàn bởi
dịch vụ này được coi là dịch vụ đánh trúng tâm lý khách hàng, cần tạo cho
khách hàng cảm giác được quan tâm, chào đón từ sân bay đến căn hộ lưu trú du
lịch mà họ th khơng phải lo lắng với việc tìm địa chỉ, phương tiện di chuyển
đến khách sạn. Ngoài ra, các đơn vi kinh doanh dịch vụ lưu trú có thể lựa chọn
giải pháp liên kết với các nhà xe trên địa bàn có uy tín để kinh doanh dịch vụ
này.
Các điểm lưu trú có thể bổ sung thêm dịch vụ cho thuê xe tự lái (xe đạp, xe
điện, xe ô tô, xe máy) để thu hút các du khách lựa chọn dịch vụ của doanh
nghiệp để nghỉ dưỡng, thư giãn.

Các cơ sở lưu trú cần thống nhất đồng bộ các biển hiệu, bảng chỉ dẫn sao
cho vừa thu hút sự chú ý của du khách vừa giúp họ dễ dàng tìm kiếm vị trí căn
hộ, tiếp cận các dịch vụ, tiện ích.
Các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú cần nghiên cứu xây dựng app ứng
dụng kết nối, cập nhật thông tin, dịch vụ của khách sạn trên nền tảng Anroid,
ISO. Tuỳ điều kiện phù hợp với điều kiện thì có thể sử dụng các ứng dụng đạt
phịng Agoda, Vntrip.vn… thiết kế đường link, video hướng dẫn trên website
tích hợp trên công cụ nhắn tin di động và mạng xã hội giúp du khách hàng dễ
dàng tìm kiếm thơng tin.
Để thoã mãn nhu cầu ngắm cảnh thiên nhiên của du khách, địa điểm lưu
trú cần chú ý đến tối ưu khu vực ban cơng, các tiện ích như café views, dịch vụ
xe điện chuyên chở du khách ngắm cảnh có kèm nhân viên hướng dẫn.
5.2.

5.2.2. Hàm ý quản trị đối với nhân tố an ninh, an toàn
Tăng cường bố trí lực lượng an ninh đi tuần 24/7 tại tất cả các vị trí trọng
yếu bên trong và bên ngồi khu căn hộ lưu trú đảm bảo an toàn cho du khách.
Bố trí phù hợp và đủ ánh sáng, camera giám sát 24/7 cho các khu vực
khuất, khó quan sát không để lọt những lỗ hổng an ninh bất cứ không gian, thời
gian nào.
Thường xuyên tập huấn cho nhân viên về kỹ năng phòng cháy chữa cháy
& cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH.) Nội dung tập huấn tập trung vào việc: báo


16
động, phân công người gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát qua số
điện thoại 114; cắt điện khu vực cháy, sử dụng thiết bị chữa cháy, huy động lực
lượng tổ chức chữa cháy, cứu người bị nạn, di chuyển tài sản ra khu vực an toàn;
cử người hướng dẫn xe chữa cháy và các lực lượng tham gia chữa cháy. Truyền
thông thương xuyên về PCCC&CNCH tới tất cả CBNV và khách hàng.

Khuyến cáo du khách dành thời gian tìm hiểu các lối thốt nạn và đếm số
cửa nằm giữa phịng của mình và lối thốt nạn. Ln kiểm tra chắc rằng lối thoát
nạn được mở, nếu bị khóa, hãy báo cho nhân viên phục vụ, quản lý khách sạn.
Hướng dẫn chi tiết, đẩy đủ các nội dung cho khách hàng tính huống có sự cố từ
việc dùng nút ấn báo cháy để báo động cho mọi người; rời phòng ngay lập tức,
đi theo chỉ dẫn của đèn chỉ dẫn lối thốt hiểm để nhanh chóng ra khỏi khu vực
có sự cố.
Nhân viên y tế tại điểm lưu trú cần luân phiên thay ca, trực 24/7 thường
xuyên theo dõi và đảm bảo cho khách lưu trú luôn ở tình trạng sức khỏe tốt nhất.
Đầu tư mua sắm các dụng cụ y tế chuyên nghiệp hỗ trợ nhân viên y tế chẩn đoán
cơ bản đến phức tạp để định ra hướng giải quyết sơ cứu khẩn cấp, sau đó lập tức
liên hệ và chuyển du khách đến bệnh viện gần nhất. Đồng thời chịu trách nhiệm
theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho đến khi khách hồn tồn hồi phục. Nhân viên
cơ sở lưu trú cần được tham gia vào các khóa học sơ cứu cơ bản để ln sẵn
sàng hỗ trợ nhân viên y tế và du khách bất kì lúc nào.
5.2.3. Hàm ý quản trị đối với nhân tố giá cả
Chiến lược định giá theo phân khúc khách hàng và cung cấp các gói đặt
căn hộ du lịch trọn gói được sử dụng khá nhiều trong kinh doanh khách sạn hay
dịch vụ lưu trú. Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều mức giá
khác nhau có thể được đưa ra cho mỗi phân khúc khách hàng mặc dù cùng sử
dụng một dịch vụ.
Xây dựng danh mục giá dịch vụ với mức giá ở mức lẻ, ví dụ như: thay vì
đặt phịng giá 2,300,000 VND thì chủ doanh nghiệp nên đặt mức giá 2,299,000
VND. Chiến lược đặt mức giá lẻ tuy đơn giản nhưng lại rất có ích. Đây là một
trong những chiến lược giá, chiến thuật tâm lý ngày luôn hiệu quả, phổ biến và
hiệu quả nhất hiện nay.
Cài đặt mã giảm giá: Một chiến lược hiệu quả cao để khuyến khích đặt
thuê căn hộ du lịch trực tiếp trong tương lai là mã giảm giá. Thực hiện chính



17
sách chia sẻ mã giảm giá với khách cũ hoặc với khách thông qua kênh đặt căn
hộ của bên thứ ba để khuyến khích đặt phịng trực tiếp trong tương lai.
Thường xuyên theo dõi, phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp các doanh
nghiệp đưa ra được những chiến lược, chính sách, giải pháp cụ thể trong hoạt
động kinh doanh của mình. Đó chính là những yếu tố về giá cả, các chương trình
khuyến mãi, dịch vụ… để từ đó có thể đưa ra những chiến lược giá, chương
trình khuyến mãi, dịch vụ… với một mức giá, chương trình thu hút du khách
hiệu quả.
Cung cấp tới du khách những gói dịch vụ khi khách hàng đặt thuê căn hộ
du lịch như: trải nghiệm miễn phí dịch vụ fitness, yoga, spa, bữa sáng miễn
phí,…
Cải thiện chính sách hủy: Chính sách hủy cũng có thể là một yếu tố trong
chiến lược giá và giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ căn hộ lưu trú tăng
doanh thu. Giá có thể được hạ xuống theo thỏa thuận rằng khơng có khoản hồn
trả trong trường hợp hủy bỏ. Ngoài ra, mức giá cao hơn cung cấp cho khách linh
hoạt hơn với hủy bỏ. Đơn vị kinh doanh dịch vụ có nhu cầu cao thực sự có thể
được hưởng lợi từ việc khơng hồn trả hủy. Bằng cách tính giá thấp hơn để đổi
lấy việc hồn lại tiền, doanh nghiệp có thể bán cùng một căn hộ du lịch hai lần
trong trường hợp hủy.
Việc theo dõi những phản hồi của du khách về dịch vụ sẽ giúp doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ nâng cao chất lượng dịch vụ, hồn thiện chiến lược
giá; từ đó, gia tăng mức độ hài lòng về trải nghiệm dịch vụ của khách hàng.
Thực tế, khách hàng cũng chính là một trong những đại sứ thương hiệu miễn phí
nếu họ có được những trải nghiệm dịch vụ tốt đối với căn hộ lưu trú du lịch.
5.2.4. Hàm ý quản trị đối với nhân tố chiêu thị
Đẩy mạnh thực hiện đa dạng hóa các công cụ marketing kỹ thuật số,
không nên chỉ tập trung vào một công cụ là website. Đối với website cũng cần
xây dựng các phương án phát triển website, cập nhật tin tức liên tục để duy trì
lượng truy cập thơng tin và tạo ra nhiều tiện ích cho người dùng. Cập nhật thông

tin phải đầy đủ, cập nhật, hữu ích đối với khách du lịch, cần đảm bảo tính chính
xác, chi tiết, hữu ích, có thể hiển thị bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, đặc
biệt là tiếng Việt và tiếng Anh
Nội dung tiếp thị, nội dung trực tuyến, thường xuyên đổi mới, cập nhật


18
mang đến triển vọng mới, giúp chuyển đổi, tạo niềm tin vào thương hiệu du
lịch,căn hộ du lịch, của khách hàng. Để làm được điều này cần chú trọng đến
việc sản xuất nội dung có giá trị trên cơ sở nhất quán, sử dụng 80% nội dung
không quảng cáo. Đẩy nội dung tùy chỉnh thông qua nhiều nền tảng xã hội và sử
dụng nội dung trực quan, bao gồm video, đồ họa thơng tin và hình ảnh để thêm
sự quan tâm đến nội dung của du lịch trong kỷ nguyên số.
Tăng cường sử dụng công cụ truyền thông xã hôi hay mạng xã hội (social
media/social network) để tận dụng ưu thế của công cụ này là truyền bá thông tin
đến các đối tượng mục tiêu trên một phạm vi lớn. Phương thức trao đổi, chia sẻ
thông tin hoặc giao lưu trực tuyến có thể được thực hiện trên cơ sở các mạng xã
hội này. Tăng cường chia sẻ thông tin để trở thu hút các đối tượng người xem
khác nhau, những người có thể trở thành khách hàng trong tương lai của doanh
nghiệp.
Cải thiện chất lượng thiết kế, chất lượng hình ảnh video cao, đảm bảo tính
mỹ thuật nhưng đồng thời cũng cần truyền tải được hình ảnh du lịch trong từng
giai đoạn định vị. Màu sắc tươi vui, phù hợp tạo cảm giác thoải mái, yên bình và
thấy được sự lạc quan trong cuộc sống của du khách tại các điểm lưu trú căn hộ
du lịch tại TP Đà Lạt. Các video B2B (doanh nghiệp hướng tới doanh nghiệp)
cần được đầu tư kỹ lưỡng nhằm gia tăng sức thu hút và làm hài lòng khách hàng
của doanh nghiệp ở mọi giai đoạn trên hành trình mua hàng của họ.
Tiếp nhận các đánh giá phản hồi và tăng cường quảng bá nội dung của
fanpage để thu hút sự quan tâm của người dùng. Khuyến khích và đề cao sự
tương tác của khách du lịch trước và sau chuyến đi của mình lên Fanpage.

Thường xuyên tương tác lại và trả lời, giải đáp thắc mắc của du khách, bao gồm
các thông tin về giá vé, tình hình giao thơng, thời tiết, nơi nghỉ ngơi…để họ thấy
được sự chuyên nghiệp, sự nhiệt tình, chân thành, chào đón nồng hậu của du lịch
các quốc gia đối với khách du lịch.
Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phân tích
thị hiếu khách hàng và lên phương án kinh doanh hiệu quả. Xu hướng ứng dụng
công nghệ và phân tích dữ liệu số trong hoạt động marketing khơng những đảm
bảo tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình tiếp cận sản phẩm mà còn giúp
doanh nghiệp tối ưu hóa các mơ hình kinh doanh truyền thống.
Vận dụng linh hoạt các phương pháp, công cụ tương tác. Tận dụng tối đa


19
các dạng nội dung tương tác như dạng câu hỏi, khảo sát, bình chọn, thậm chí
video hay các infographic (hình ảnh) tương tác, để dễ dàng lắng nghe nhu cầu và
suy nghĩ của khách hàng. Việc lựa chọn các công cụ như trên sẽ giúp Vntrip
thấu hiểu được nhu cầu cũng như những suy nghĩ về sản phẩm hiện tại, những ý
tưởng cho sản phẩm trong tương lai, từ đó phát triển thêm trong chuỗi sản phẩm
của mình.
Cần phải xem xét áp dụng nhiều phương thức tiếp cận và tương tác thông
qua mạng xã hội, cho phép người dùng tham khảo và có nhiều lựa chọn hơn khi
quyết định sử dụng một dịch vụ nào đó.
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả thiết kế những bài viết PR, lên kế hoạch
quảng cáo banner cho website trong chiến dịch trực tuyến cụ thể thơng qua các
kênh truyền thơng, các góc nhìn PR, các bài viết hay bài phân tích có giá trị,
cung cấp hình ảnh quảng cáo sáng tạo hay những mẫu quảng cáo sinh động, đặc
sắc (rich media)
Cần nghiên cứu tâm lý, xu hướng tâm lý của khách hàng để đưa ra những
nội dung tương tác thu hút, sáng tạo mà vẫn phù hợp với trình độ, văn hóa của
khách hàng mục tiêu.

5.2.5. Hàm ý quản trị đối với nhân tố thức ăn và đồ uống
Dịch vụ nhà hàng tại cơ sở lưu trú cần cung cấp đầy đủ các món ăn dành
cho bữa ăn sáng, trưa, tối cho du khách khơng chỉ là du khách trong nước mà
cịn có cả du khách nước ngoài. Đặc biệt là bữa sáng, du khách có thói quen ăn
sáng ln tại điểm lưu trú nên bữa sáng vô cùng quan trọng để thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng.
Thực đơn cần mang đến cho khách hàng những trải nghiệm món ăn đặc
sản tại địa điểm đó cũng như phong cách ẩm thực của các quốc gia Âu, Á khác
nhau, như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Mexico…Các món ăn cần đặc
biệt, mang đậm bản chất truyền thống Việt Nam và bản sắc địa phương và thiết
kế đồ ăn bắt mắt, hấp dẫn du khách.
Xây dựng, hồn thiện quy trình quản lý chất lượng thực phẩm/đồ uống
chuyên nghiệp nhằm quản lý chặt chẽ từ khâu nhận thực phẩm, kiểm tra chất
lượng thực phẩm, chế biến thực phẩm và bảo quản thực phẩm/đồ uống cho đúng
cách.
Tăng cường hiệu quả công tác đào tạo nhân viên để theo dõi chất lượng


20
của thực phẩm là cách tốt nhất để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Tầm quan trọng của đào tạo cũng tương đường với việc đảm bảo chất lượng của
các nhân viên phục vụ. Một nhà hàng chất lượng cần nhiều hơn việc chỉ đơn
giản là phục vụ thức ăn tốt, mà cịn phải giúp khách hàng có được một trải
nghiệm ăn uống thú vị.
Chú trọng công việc soát chất lượng thực phẩm/đồ uống bắt đầu ngay từ
giây phút mà nó được chuyển vào nhà hàng/Bar, và điều đó có nghĩa là tất cả
các lơ hàng phải được nhân viên kiểm tra xem có bị hư hỏng khơng, chỉ có
những nguyên liệu tốt nhất mới được đi vào nhà hàng. Khi đã được kiểm tra và
thông qua, các nguyên liệu cần phải được lưu trữ đúng cách , đúng quy trình để
duy trì chất lượng cao và tối đa hóa tuổi thọ.

Quản lý phải theo dõi một cách thường xuyên, thiết kế và lên thực đơn
hiệu quả hơn giảm được các chi phí cho các món mà khách không sử dụng
thường xuyên.
Thiết kế không gian quán café sao cho du khách có thể thư giãn khơng khí
ngồi trời hay trong nhà bằng những không gian thoải mái, trong lành, điều này
thực sự thu hút du khách muốn ở lại đây lâu hơn.
5.2.6. Hàm ý quản trị đối với nhân tố sự sạch sẽ, thoải mái
Thường xuyên theo dõi giám sát chỉ tiêu công việc và thái độ làm việc
của nhân viên buồng phòng nhằm phát huy tối đa cơng suất làm việc để đảm bảo
phịng ln sạch sẽ phục vụ cho lượng khách lưu trú ra vào liên tục.
Tổ chức thường xuyên hoạt động đào tạo, tập huấn và nâng cao tay nghề
cho nhân viên buồng phòng nhằm giúp họ cải thiện những thao tác nhanh chóng
và chuyên nghiệp; giảm áp lực cơng việc, hồn thành tốt chỉ tiêu cơng việc được
giao.
Hồn thiện quy trình cung cấp dịch vụ buồng phòng dựa trên quy định
chất lượng áp dụng quy chuẩn chất lượng được quốc tế công nhận như ISO đối
với lĩnh vực lưu trú du lịch; xây dựng chi tiêu KPI đánh giá kết quả thực hiện
công việc của nhân viên và chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ buồng phòng
nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.
Để mang lại sự thích thú, mới mẻ cho khách du lịch, đơn vị kinh doanh
dịch vụ lưu trú có thể thay đổi mền, chăn gối mỗi mùa một màu sắc, hoa văn và
ưu tiên chọn một vỏ chăn màu trung tính làm nền. Sau đó, tùy thích thêm các ý


21
tưởng cho giường ngủ từ hoa văn của chăn, gối, rèm cửa...
Trong q trình dọn dẹp, nhân viên buồng phịng luôn luôn phải chú ý
kiểm tra chất lượng và sự đầy đủ của các trang thiết bị trong phòng như điều
hòa, tivi, tủ lạnh mini, hệ thống điện, nước, tủ để quần áo, các trang thiết bị
khác,…; kiểm tra rác và xử lý rác ở các phòng;… Gỡ bỏ ga, vỏ chăn, vỏ gối bẩn

rồi tiến hành thay mới; phân loại đồ bẩn và thu dọn. Chú trọng đến việc lựa chọn
vải chất lượng cho chăn ga, vỏ gối, ưu tiên sử dụng chất liệu cotton.
Kết hợp hình thức giặt mền, chăn ga, vỏ gối thủ công bằng tay và giặt
cơng nghiệp, duy trì thường xun đúng ngun tắc, trình tự, đảm bảo chất
lượng sạch sẽ. Ngoài hương thơm từ nước xả vải, nhân viên buồng phịng có thể
tạo hương thơm dịu nhẹ thủ công kết hợp tinh dầu và nước xịt lên chăn ga, gối,
mền.
Để có thể lau sạch bụi bẩn, nhân viên buồng phòng tại điểm lưu trú cần
chọn giẻ lau có chất liệu phù hợp với từng vị trí, đồ đạc, dụng cụ cần được lau
chùi trong phịng nghỉ của khách hàng. Loại vải có sợi siêu nhỏ sẽ giúp làm
giảm bụi bẩn nhanh chóng; mà khơng cần phải lau đi lau lại nhiều lần. Trong
khi, việc sử dụng khăn lau với chất liệu cotton sẽ giúp làm sạch bụi bẩn nhanh
chóng.
Giải pháp dùng giấm trắng và nước – loại thường thấy trong bếp được
xem là giải pháp an tồn, thân thiện với mơi trường, hỗ trợ đắc lực cho cơng
việc của nhân viên dọn phịng. Ngun tắc thực hiện là cho một ít giấm trắng và
nước theo tỉ lệ 1:3 lên các vết cặn, bị vẩn đục, hoen ố; đợi vài phút; trong thời
gian đó để tiết kiệm thời gian, nhân viên buồng phịng có thể tranh thủ đi lau
kính, cửa sổ,…rồi quay trở lại lau chùi tiếp.
5.2.7. Hàm ý quản trị đối với nhân tố nhân viên
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú cần xây dựng quy trình tuyển
dụng khoa học, nhà quản trị cần đưa ra hệ thống các yêu cầu đối với mỗi vị trí,
khi tuyển dụng cần kiểm tra các kỹ năng đầy đủ để đảm bảo người lao động có
trình độ phù hợp công việc và với yêu cầu đề ra.
Cần tăng cường các biện pháp động viên, khuyến khích nhân viên làm
việc bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như lương, thưởng. Luôn kiểm tra
đánh giá nhân viên một cách cơng bằng và chính xác nhất sử dụng KPIs cho các
phịng ban chun mơn một cách cụ thể có hệ thống. Các ý kiến đánh giá khơng



22
chỉ dựa vào cảm nhận và ý chí chủ quan của nhà quản lý mà phải là cả từ phía
khách hàng và nội bộ nhân viên trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Cần có một bảng mức thưởng hàng quý, hàng tháng và phát cho toàn thể
nhân viên để họ có căn cứ phấn đấu trong cơng việc. Song song đó là các hình
thức kỷ luật nghiêm khắc, như: trừ lương, cắt thưởng khi không đảm bảo chất
lượng cơng việc được giao. Ngồi chế độ tiền lương, nhà quản trị cần có thêm
các chế độ phúc lợi, như: đi du lịch, đóng bảo hiểm đầy đủ, các chế độ trợ cấp
đau ốm, thai sản… để đảm bảo sự gắn bó của nhân viên với cơng ty.
Thường xun nâng cao nghiệp vụ quản lý đối với từng nhân viên và từng
bộ phận, xây dựng quy trình làm việc với từng công việc giám sát và phương
pháp báo cáo chuẩn. Giao thêm cho các nhân viên kiêm nhiệm các công việc
khác nhằm nâng cao tính tự chủ và cũng làm giảm chi phí nhân sự. Tăng cường
trau dồi, cải thiện kỹ năng ngoại ngữ chính là Tiếng Anh, bên cạnh đó nên học
tập thêm các ngơn ngữ khác ở mức độ cơ bản để tránh bị động trong giao tiếp
với khách hàng, đối tác nước ngoài đến từ các quốc gia không phổ biến Tiếng
Anh.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú cần thường xuyên quán triệt
CBNV luôn luôn tỏ thái độ niềm nở đối với khách hàng, tăng tính hài hước thú
vị cho cuộc trò chuyện, cố gắng trao đổi hỗ trỡ thông tin tối đa cho khách hàng
khi được yêu cầu. Cần cố gắng nhận biết được thói quen, thái độ, phong cách
sống và tâm lý cũng như những nhu cầu của khách hàng để hướng khách hàng
có cái nhìn về sự quan tâm, chu đáo của khách sạn và nhận thức tầm quan trọng
của họ.
Thường xuyên mở các lớp về chuyên môn nghiệp vụ và khả năng giao
tiếp cho cán bộ nhân viên bằng cách mời các chun gia, giáo viên có uy tín về
lĩnh vực kinh doanh, tài chính, đầu tư và bất động sản đến giảng dạy trực tiếp
cho nhân viên.
Cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề cho nhân viên trong
phạm vi cơng ty, qua đây các nhân viên có thể biết được trình độ chuyên nghiệp

vụ của mình đạt ở mức nào. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để nhân viên học hỏi,
trau dồi kinh nghiệm với nhau, tăng thêm tình đồn kết trong nội bộ. Phát hiện
kịp thời và giải quyết nhanh chóng, dứt điểm những mâu thuẫn trong nội bộ vì
kéo dài rất ảnh hưởng đến cơng việc của nhân viên.


23
Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên về chuyên môn nghiệp
vụ, quản lý, doanh ngiệp cần thường xuyên và tăng cường hơn nữa việc giáo dục
ý thức và trách nhiệm và tác phong làm việc của nhân viên.
5.2.8. Hàm ý quản trị đối với nhân tố điều kiện thể thao thƣ giãn
Bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ spa, chăm sóc tóc và
làm đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ cũng như tăng
cường trải nghiệm dịch vụ căn hộ du lịch tại điểm lưu trú. Trong đó cần chú
trọng đến việc khâu thiết kế, bố trí mặt bằng công năng chuẩn quốc tế, đầu tư
trang thiết bị máy móc, nội thất, phụ kiện… đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của du
khách. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động Marketing, chăm sóc khách
hàng, đào tạo nhân viên spa, nhân viên chăm sóc tóc và làm đẹp về kỹ năng, tay
nghề, ngoại ngữ để giúp dịch vụ được vận hành chuyên nghiệp và hiệu quả.
Bể bơi cần phải được đầu tư thiết kế hiện đại, sang trọng, đẳng cấp, với
khơng gian n bình, thư giãn, có thể điều chỉnh được mức nước, xả nước, lọc
nước, cường độ phun nước tự động, có hệ thống đèn chiếu sáng để bơi vào ban
đêm và hệ thống làm nóng và sưởi vào mùa đông hoặc gặp thời tiết sương, lạnh.
Bổ sung thiết kế bể bơi dạng bồn tắm lớn giúp trẻ em thỏa thích bơi lội. Huấn
luyện viên, nhân viên phục vụ bể bơi phải túc trực thường xuyên, quan tâm,
hướng dẫn tận tình khách hàng, sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp. Thường
xuyên tổ chức các hoạt động tại bể bơi như: hoạt động dạy bơi, hay tổ chức các
cuộc thi bơi lội cho du khách, hoặc các trò chơi dưới nước hấp dẫn,…Các hoạt
động bên bể bơi sẽ gắn kết khăng khít mối quan hệ giữa các du khách và điểm
lưu trú.

Đối với tập thể hình (Fitness), cần tuân thủ nguyên tắc cơ bản nhất khi
chọn máy tập thể hình là đủ máy cho đủ nhóm cơ. lưu ý nên đầu tư vào các loại
máy nhiều người thích như máy chạy bộ, máy rung và mua sắm thêm các máy
tập đa dạng khác. Điều này giúp máy móc của phịng gym trở nên phong phú và
dễ hấp dẫn, thu hút khách hàng. Thiết kế nội thất cho phịng tập sẽ có ít nhất hai
khu vực, đó là khu vực máy tập và khu vực nghỉ ngơi. Ngoài ra, cần xây dựng,
nâng cấp cả hệ thống phòng tắm khang trang, kèm theo một số dịch vụ như căn
tin ăn uống, hồ bơi… được sắp đặt ở những vị trí tốt, có tầm nhìn đẹp. Phải định
hướng xây dựng đội ngũ HLV, nhân viên phục vụ thật chuyên nghiệp, có thái độ
thân thiện và sự kỷ luật cao độ, ln chăm sóc bám sát du khách đến tập luyện


×