Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Tác động của truyền thông đại chúng đến kiến thức, thái độ và hành vi của trẻ vị thành niên ở thành phố hồ chí minh liên quan đến hiv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------

HOÀNG HOA MỸ TÚ

TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA TRẺ
VỊ THÀNH NIÊN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS
(NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 6 VÀ QUẬN GÒ VẤP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------

HOÀNG HOA MỸ TÚ

TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA TRẺ
VỊ THÀNH NIÊN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS
(NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 6 VÀ QUẬN GÒ VẤP)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ KIM XUYẾN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và chưa có
ai cơng bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Các số liệu và dẫn chứng được phân tích trong đề tài là kết quả nghiên
cứu thực địa tôi đã tiến hành tại phường 15 quận Gò Vấp và phường 9 và 14
của Quận 6 trong năm 2007.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2008
Tác giả luận văn

Hoàng Hoa Mỹ Tú


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các cán bộ Khoa Xã hội học – Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã tạo điều kiện cho các học viên
chúng tôi trong suốt thời gian tham gia học tập và nghiên cứu tại trường. Cám
ơn Quý Thầy Cô đã tham gia giảng dạy chúng tôi trong suốt ba năm qua.

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Cô – PGS.TS. Trần Thị Kim
Xuyến. Cám ơn Cơ đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ em trong suốt quá trình
làm luận văn. Những nhận xét và góp ý của Cơ giúp cho em có hướng đi đúng

và hoàn thành bản luận văn một cách khoa học hơn.
Cám ơn Gia đình đã ln bên cạnh động viên tơi trong suốt q trình
học và viết luận văn. Gia đình chính là nguồn động viên lớn nhất giúp tơi có đủ
nghị lực để hồn thành khóa học. Cám ơn các bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ
tôi trong q trình thu thập thơng tin và có những ý kiến đóng góp cho bản
luận văn này.
Xin chân thành cám ơn tất cả!
Hoàng Hoa Mỹ Tú


BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

UNAIDS

:

Chương trình Hợp tác Liên Hiệp quốc về HIV/AIDS

WHO

:

Tổ chức Y tế Thế giới

UNFPA


:

Quỹ Dân số Liên Hợp quốc

HIV

:

Human Immunodeficiency Virus (vi rút gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)

AIDS

:

Accquired ImmuneDefficiency Syndrome (triệu chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải)

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông


PVS

:

Phỏng vấn sâu

VTV

:

Đài Truyền hình Việt Nam

HTV

:

Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

KHHG

:

Kế hoạch hóa gia đình


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………..……....... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………........ 3

2.1 Mục tiêu tổng quát .……………………………………………................ 3
2.2 Mục tiêu cụ thể ……………………………………………….................. 3
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ……….………... ……......... 4
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn …………………………….…........... 5
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………. 6
5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính …………………………………….…6
5.1.1 Phân tích tư liệu sẵn có ………………………………………………... 6
5.1.2 Phỏng vấn sâu ……………………………………………………….… 6
5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ………………………………….....6
5.3 Phương pháp xử lý thông tin ………………………………..................... 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài …….…………. 8
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình
Dương ……………………………………………………………………….. 8
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về HIV/AIDS và trẻ vị thành niên ở Việt Nam...10
1.2 Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu ………………….….…... 15
1.2.1 Lý thuyết chức năng .………………………………………………….15
1.2.2 Giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức” …………………... ….…..…18
1.2.3 Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý ……………………………….…... 19
1.3 Các khái niệm liên quan …………………………………….……......... 20
1.3.1 Khái niệm truyền thông ………………………………….…….…….. 20


1.3.2 Truyền thông đại chúng ………………………………………….…...22
1.3.3 Phương tiện truyền thông đại chúng ………………..……….………. 22
1.3.4 Khái niệm kiến thức ……………………………………..….……….. 23
1.3.5 Khái niệm thái độ ……………………………………………………. 24
1.3.6 Khái niệm hành vi …………………………………………………… 24
1.3.7 Vị thành niên ………………………………………………………… 25
1.3.8 HIV/AIDS …..……………………………………………………….. 26

1.4 Nội dung nghiên cứu …………………………………………..………. 26
1.5. Các giả thuyết nghiên cứu …………………………………………..… 27
1.6. Cách thức chọn mẫu và thu thập thông tin ………….………………….27
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN
THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA
TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VỀ HIV/AIDS ..29
I.1 Tổng quan tình hình phát triển HIV/AIDS và những nỗ lực của nhà nước
và cộng đồng ………………………………………………………………. 29
I.1.1 Chính sách và chương trình can thiệp phịng chống AIDS ….………...29
I.1.2 Vài nét về quận Gò Vấp ……...…………………………….………... .32
I.1.3 Vài nét về Quận 6 ………….….…….………………...………….…... 33
I.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .…………………….…………………..….…34
I.3 Nhận thức của trẻ vị thành niên trên địa bàn nghiên cứu về HIV/AIDS.. 36
I.3.1 Nhận thức của trẻ vị thành niên liên quan đến HIV/AIDS.……………36
I.3.2 Thái độ của trẻ vị thành niên liên quan đến HIV/AIDS ……….………40
I.3.3 Hành vi của trẻ vị thành niên liên quan đến HIV/AIDS …………........46
I.3.4 Cảm xúc của trẻ vị thành niên trước những thơng tin về HIV/AIDS… 49
II. VAI TRỊ CỦA TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHÚNG TRONG CÔNG TÁC


TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS CHO VỊ THÀNH NIÊN
II.1 Truyền thơng đại chúng ở thành phố Hồ Chí Minh….………….............52
II.2 Tần suất và tính chất các loại hình tun truyền phịng chống AIDS trên
các phương tiện thông tin đại chúng…….…………….……………….........55
II.3 Hiệu quả của truyền thông đại chúng trong việc phổ biến các kiến thức về
HIV/AIDS ……………………………………………………...………...…60
II.3.1 Hiệu quả của truyền thông qua tivi.…………………………………...63
II.3.2 Hiệu quả của truyền thông trên báo và tạp chí ….……………………67
II.3.3 Hiệu quả của đài phát thanh.….…………………………….…………69

II.4 Các nguồn thơng tin khác……………………...…….……………….....70
II.4.1 Gia đình là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao nhận thức của trẻ vị
thành niên liên quan đến HIV/AIDS………………………….……….….…70
II.4.2 Vai trò của nhà trường và các nhóm bạn bè………………...……..….72
II.4.3 Đặc điểm và tính ưu việt của phương pháp tuyên truyền đồng đẳng
……………………………………………………………………………….74
II.4.4 Internet và các hình thức khác…...………………………………..…..78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
• PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS
• PHỤ LỤC 2 : BẢNG HỎI PHỎNG VẤN
• PHỤ LỤC 3 : BIÊN BẢN GỠ BĂNG PVS
• PHỤ LỤC 4: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS VÀ CÁC
VĂN BẢN PHÁP QUY CÓ LIÊN QUAN


9

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1981,
đến nay, với tốc độ lây lan nhanh chóng, HIV/AIDS trở thành đại dịch của thế
kỷ, thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia trên thế
giới. Tính đến cuối năm 2007, Chương trình Hợp tác Liên Hiệp quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố có
khoảng 33,2 triệu người nhiễm HIV đang cịn sống trên tồn thế giới. Chỉ
riêng năm 2007, có đến 2,5 triệu người nhiễm mới và hơn 2 triệu người đã tử
vong do AIDS. Phụ nữ chiếm phân nửa (50%) số người trưởng thành bị
nhiễm HIV/AIDS. Những người trẻ dưới 25 tuổi chiếm phân nửa số nhiễm

HIV mới trên toàn cầu (theo www.globalhealthreporting.org).
Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp quốc
(UNESCAP) đang khẩn thiết kêu gọi chính phủ các nước trong khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương phải đặt giới trẻ là mục tiêu trong cuộc chiến chống
HIV/AIDS. Báo cáo cũng cho biết gần 60% số người bị nhiễm mới HIV ở
Thái Lan và Việt Nam mỗi năm là nằm trong giới trẻ. (Nguồn: Thơng cáo báo
chí của UNESCAP 2007).
Ở Việt Nam, HIV/AIDS tuy xuất hiện muộn hơn (trường hợp nhiễm
HIV/AIDS đầu tiên ở Việt Nam được ghi nhận vào tháng 12 năm 1990)
nhưng đã bùng phát và lây lan nhanh chóng. Hiện nay, đại dịch HIV/AIDS
lan rộng ở 100% tỉnh, thành phố, 93% số huyện, thị xã và 50% số xã, phường,
thị trấn. Theo báo cáo của Bộ Y tế, ước tính mỗi ngày có thêm 100 người
nhiễm HIV. Tính đến tháng 5 năm 2007, luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV
được báo cáo trên tồn quốc là 126.543 người, trong đó 24.788 trường hợp đã


10

Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố đông dân nhất cả nước
với tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập xã hội diễn ra nhanh chóng, ắt hẳn
khơng tránh khỏi tình trạng lây nhiễm HIV. Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ
nhất trong cả nước về số người bị nhiễm HIV và thứ tư về tỷ lệ lây nhiễm
HIV/AIDS tính trên đầu người. Trong đó, vị thành niên, những mầm non
tương lai của đất nước đang là nạn nhân của đại dịch này. Ngày nay, có nhiều
yếu tố cho thấy sẽ bùng phát những đợt dịch mới trong đó phụ nữ, vị thành
niên là những đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng. Họ đang sống, học tập và làm
việc trong một môi trường đầy biến động dưới tác động của q trình đơ thị
hóa nhanh chóng, sự dịch chuyển lao động, và sự bùng phát của các tệ nạn xã
hội như mại dâm, ma túy, mang thai sớm, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
v.v.. Tất cả những điều trên, cùng với những hạn chế trong nhận thức, thái độ

và hành vi đã đẩy họ vào nhóm đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS
cao. Bên cạnh đó, trẻ em là đối tượng duy nhất bị nhiễm HIV/AIDS qua cả ba
đường lây.
HIV/AIDS cho tới thời điểm này vẫn chưa có thuốc điều trị dứt bệnh
hay vắc xin phịng ngừa, nó vượt khỏi khả năng kiểm soát của ngành Y tế trở
thành mối quan tâm chung của tất cả các ngành và các thành phần trong xã
hội. Chương trình các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của thế giới, trong đó
có Việt Nam tham gia ký kết, đã lấy mục tiêu phòng chống HIV/AIDS là mục
tiêu thứ sáu trong tám mục tiêu phát triển. Chúng ta đang nổ lực, bằng nhiều
cách khác nhau, nhằm hạn chế tác động và khả năng lây lan của căn bệnh này


11

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mặc dù bùng phát cách đây gần ba thập kỷ song HIV/AIDS vẫn làm
đau đầu các nhà khoa học, các bác sĩ, nhà nghiên cứu và toàn xã hội bởi tốc
độ lây lan nhanh chóng và khả năng dẫn đến tử vong của nó. Chính vì vậy,
bênh cạnh việc khơng ngừng tìm tòi, nghiên cứu thuốc điều trị cho căn bệnh
“thế kỷ”, thì việc tun truyền phịng chống HIV/AIDS đang được đặt lên
hàng đầu nhằm làm giảm thiểu tốc độ lây lan và ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Đề tài tập trung tìm hiểu và đánh giá tác động của truyền thơng đại
chúng trong cơng tác tun truyền phịng chống HIV/AIDS đối với trẻ vị
thành niên nói riêng và trong cộng đồng nói chung trong giai đoạn hiện nay.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của trẻ vị thành niên về HIV/AIDS
trong thời đại bùng nổ thơng tin hiện nay. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu
xem họ có thực sự biết cách tự bảo vệ mình trước đại dịch AIDS và



12

- Tìm hiểu tần suất và tính chất của các loại hình tuyên truyền kiến thức về
HIV trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Thông qua việc lấy ý kiến đánh giá của trẻ vị thành niên về các loại hình và
nội dung tuyên truyền trên các phương tiện truyền thơng đại chúng
khác nhau, so sánh tính hiệu quả của 3 phương tiện truyền thơng:
truyền thanh, truyền hình và báo in trong cơng tác tun truyền phịng
chống HIV/AIDS trong trẻ vị thành niên.
- So sánh tính hiệu quả của truyền thơng đại chúng với mơ hình tun truyền
đồng đẳng hay truyền thông trực tiếp được nhắc tới như một hình thức
thơng tin hiệu quả hiện nay.
- Tìm hiểu “hố chênh lệch kiến thức” trong việc tiếp nhận các thông điệp
truyền thơng giữa nhóm trẻ vị thành niên trong trường học và trẻ vị
thành niên trong cộng đồng, và trẻ vị thành niên giữa hai quận với
nhau.
- Đề xuất các khuyến nghị liên quan nhằm đẩy mạnh loại hình truyền thông
phù hợp.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của truyền thông đại chúng.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tơi giới hạn ở ba loại hình truyền
thơng là truyền thanh, truyền hình và báo in. Các hình thức truyền
thơng khác cũng được xem xét nhưng dưới hình thức tham khảo để so
sánh, đối chiếu.
- Khách thể nghiên cứu là trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 14 đến 17 trong
trường học và ngoài cộng đồng.


13


- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được tiến hành tại Quận Gò Vấp và Quận 6.
Đây là hai địa bàn có tốc độ đơ thị hóa và dịch chuyển lao động khá
cao, bên cạnh các tệ nạn xã hội đang diễn ra rất phức tạp.
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Cho tới thời điểm này, các nghiên cứu về HIV/AIDS phần lớn là các
nghiên cứu y khoa nhằm tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng cùng những khía
cạnh y học của vấn đề. Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu của các tổ
chức phi chính phủ với mục đích chủ yếu nhằm đánh động cho tồn xã hội về
đại dịch HIV/AIDS, đồng thời tìm hiểu nhu cầu thực tế của từng địa bàn để
đưa ra những can thiệp kịp thời và phù hợp.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi áp dụng các cách thức
tiếp cận của xã hội học để đánh giá vấn đề. Đề tài sẽ góp phần làm phong phú
thêm lý luận và những hiểu biết thực tiễn của trẻ vị thành niên về HIV/AIDS.
Đồng thời, nó bổ sung vào kho dữ liệu của các cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho các trường học
để nhận diện rõ hơn về mối quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội.
Đề tài sẽ rất hữu ích cho các trường trong việc thiết kế và áp dụng các hình
thức tun truyền phịng chống HIV/AIDS cho học sinh. Nó giúp họ nắm bắt
tâm lý và nguyện vọng của học sinh để có hướng truyền thơng hiệu quả và
thiết thực.


14

5.

Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài chúng tôi sử dụng hai phương pháp cơ bản trong nghiên


cứu xã hội học là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
5.1

Phương pháp nghiên cứu định tính
5.1.1 Phân tích tư liệu sẵn có

Sử dụng những tư liệu có sẵn như số liệu thống kê, các văn bản, các bài
báo, tạp chí và kết quả của các cơng trình nghiên cứu có liên quan đã đươc
thực hiện trước đây. Công tác này giúp cho chúng tơi có cái nhìn tổng qt
hơn về vấn đề mình đang tìm hiểu, đồng thời giúp đưa ra những đánh giá so
sánh với các cơng trình nghiên cứu trước đó để làm phong phú thêm cho đề
tài.
5.1.2 Phỏng vấn sâu
Chúng tơi tiến hành phỏng vấn sâu (có ghi âm) 6 đối tượng vị thành
niên trên cả hai quận thông qua bảng phỏng vấn bán cấu trúc. Tuy nhiên,
trong q trình phỏng vấn, người thực hiện phỏng vấn có thay đổi trật tự câu
hỏi cho phù hợp với từng đối tượng, cũng có khi người phỏng vấn đi xa hơn
vấn đề cần quan tâm để khai thác thông tin sâu hơn dựa trên những biến đổi
về tâm lý và trạng thái của đối tượng trả lời.
5.2

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Bên cạnh hai phương pháp trên, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng
vấn bằng bảng hỏi đối với 240 trẻ vị thành niên từ 14 - 17 tuổi trong trường
học và ngoài cộng đồng trên địa bàn Quận 6 và Quận Gò Vấp.


15


Với công cụ thu thập thông tin bằng bảng hỏi giúp chúng tôi tiếp cận
đối tượng với số lượng đông hơn và thu thập thơng tin nhanh chóng hơn. Cịn
các phương pháp nghiên cứu định tính giúp cho việc tìm hiểu các thơng tin có
chiều sâu và có cái nhìn đa dạng về đối tượng và vấn đề quan tâm.
5.3

Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin thu thập được từ các nguồn được phân thành hai loại:
thông tin định lượng và thơng tin định tính. Đối với thơng tin định lượng,
chúng tơi sử dụng chương trình SPSS trong nghiên cứu khoa học xã hội để xử
lý các thông tin đã được mã hóa. Ở đây, chúng tơi chủ yếu sử dụng các bảng
tần suất (frequency) và bảng tổng hợp ( general table) để thống kê các trường
hợp trả lời và để so sánh giữa các nội dung có liên quan với nhau. Các câu hỏi
mở trong bảng hỏi cũng được mã hóa và xử lý như thơng tin định lượng.
Thơng tin định tính được tổng hợp và phân loại dựa trên các nội dung
nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng hai phương pháp phân tích thơng tin: các
phương pháp khái quát, tổng hợp, so sánh, đối chiếu; phương pháp mô tả,
thống kê, phân tích tương quan các biến số.
Các phỏng vấn sâu được gỡ băng và xử lý như thông tin định tính. Các
dữ kiện thu được sẽ được khái quát và phân loại. Thông tin từ phỏng vấn sâu
minh họa và làm rõ thêm cho các thông tin định lượng. Đồng thời, các trả lời
hay sẽ được trích dẫn nhằm tăng tính thuyết phục của vấn đề lập luận.


16

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và khu vực châu Á - Thái
Bình Dương
Thế giới bắt đầu quan tâm đến HIV/AIDS từ những năm 80 của thế kỷ
trước và phần lớn các nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào đối tượng
mại dâm và những người có quan hệ tình dục đồng giới. Những năm gần đây,
các nhà khoa học trên thế giới chuyển hướng sang nghiên cứu về sinh bệnh
học và cố gắng tìm kiếm phác đồ điều trị HIV. Gần đây nhất là Hội nghị lần
thứ 4 về HIV/AIDS do Hội Quốc tế AIDS (IAS) đã diễn ra tại thành phố
Sydney, Australia, từ ngày 22 - 25 tháng 7 năm 2007. Hội nghị quy tụ hơn
5.000 đại biểu gồm các khoa học gia, các chuyên viên thượng thặng về
HIV/AIDS đến từ 133 quốc gia. Các nhà chuyên môn đã trình bày kết quả
nhiều nghiên cứu mới nhất về sinh bệnh học, điều trị và phòng ngừa HIV
đồng thời cũng tìm cách áp dụng một cách thực tế các kết quả đó, đặc biệt là
tại các quốc gia trên đường phát triển, nơi mà dịch bệnh đang hoành hành
trầm trọng (theo www.ykhoanet.com).
Ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương, mặc dù cách đây vài năm đại
dịch AIDS được coi là cịn ở giai đoạn phơi thai (UNAIDS 2004) trong tương
quan so sánh với tỷ lệ người nhiễm ở khu vực cận Sahara, song các con số
thống kê cho thấy các trường hợp nhiễm HIV không ngừng tăng lên với tỷ lệ
năm sau cao hơn năm trước. Lý do của sự gia tăng HIV/AIDS ở khu vực này
có thể do đây là khu vực tập trung nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ đói nghèo
cịn cao và là một trong những nơi sản xuất nhiều ma tuý trên giới, đó là


17

Tình hình đó khiến cho những người quan tâm cảm thấy lo lắng và họ
bắt đầu đi sâu tìm hiểu về căn bệnh này dưới nhiều giác độ và cách thức tiếp
cận khác nhau. Một vài nghiên cứu được tiến hành ở châu Á tập trung chủ yếu
vào những thay đổi đối với nền kinh tế ở tầm vĩ mô (Bunna và Myers 1999;

Bloom và Godwin 1997; Godwin 1997; Viravaidya và đồng nghiêp, 1992.
Dẫn lại theo Wijingaarden và Shaeffer, tr.2). Theo Wijingaarden và Shaeffer,
mục đích của những nghiên cứu này dường như chỉ để hỗ trợ các nỗ lực
thuyết phục các nhà ra chính sách phải chú tâm vào vấn đề AIDS. Tuy nhiên,
một số nghiên cứu đã xem xét các ảnh hưởng của AIDS ở tầm vi mô - đa số
do các tổ chức phi chính phủ (NGO) tiến hành.
Sean Devine đã thực hiện một số nghiên cứu về tác động tâm lý - xã
hội của nạn dịch này đối với trẻ em trong các gia đình bị ảnh hưởng bởi
AIDS. Ơng mơ tả các gia đình Thái có những cha mẹ tự cách ly mình khỏi
con cái khi biết mình nhiễm HIV vì sợ hãi một cách nhầm lẫn rằng họ có thể
truyền bệnh sang con họ. Thơng thường các cha mẹ không để lộ cho con cái
họ biết là họ đã thử nghiệm dương tính HIV, khiến cho các em cảm thấy bị bỏ
rơi và không được yêu quý nữa ở trẻ em bị ảnh hưởng bởi AIDS. Sau khi có
người nhà chết, trẻ em và người khác trong gia đình khơng có cơ hội làm đám
tang tử tế. Do nỗi nhục và tủi hổ đi kèm AIDS, người ta thường bảo bọn trẻ lờ
đi và cố quên càng sớm càng tốt những gì đã xảy ra, dẫn đến những vấn đề
tâm lý trong cuộc sống sau này (Devine 2001. Dẫn lại theo Wijingaarden và
Shaeffer, tr.2)
Nghiên cứu Giấc mơ bé nhỏ ngoài tầm với: Cuộc sống của trẻ em và
thanh niên di cư dọc biên giới Trung Quốc, Miến Điện và Thái Lan, được Tổ
chức Cứu trợ Trẻ em Anh (SC-UK) thực hiện với tư cách “hoạt động nghiên


18

Cơng trình nghiên cứu của Wijingaarden và Shaeffer “Điểm lại các
nghiên cứu và ý nghĩa quan trọng đối với ngành giáo dục tại châu Á” tổng
quan về dịch AIDS đối với trẻ em của các nước trong khu vực. Đây là một
cơng trình tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó ở châu Á về HIV/AIDS, các
tác giả xem xét kỹ hơn ảnh hưởng của đại dịch đối với trẻ em (0-18 tuổi) bằng

cách điểm qua và tổng hợp một số nghiên cứu được tiến hành ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương trong nhiều năm. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập
trung vào ảnh hưởng của HIV/AIDS đối với ngành giáo dục, trong đó trẻ em
là đối tượng quan tâm.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về HIV/AIDS và vị thành niên ở Việt
Nam
Việt Nam xuất hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên muộn hơn so với
thế giới (năm 1990), do đó việc quan tâm và tìm hiểu về căn bệnh này cũng
muộn hơn. Có thể nhận thấy, từ sau Chỉ thị số 52 CT/TW về lãnh đạo cơng
tác phịng chống HIV/AIDS của Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành
ngày 11 tháng 3 năm 1995, vấn đề này mới thực sự nhận được sự quan tâm,
nghiên cứu từ các đơn vị chức năng khác nhau. Tuy nhiên, cũng như tình hình
chung của thế giới, chúng ta quan tâm nhiều đến tầm vĩ mô và những tác động


19

Theo Nguyễn Thị Ngân Hoa, ở vùng Nam bộ từ năm 1995 đến nay có
bốn nhóm nghiên cứu chính về HIV/AIDS, đó là:
1. Mơ tả và dự báo xu hướng phát triển của dịch bệnh HIV/AIDS,
2. Hiểu biết về HIV/AIDS trong các cộng đồng,
3. Các cộng đồng và các hành vi nguy cơ cao, và
4. Các cản ngại hay những thách thức đối với những người nhiễm
HIV/AIDS [43]
Đây cũng là bốn khuynh hướng nghiên cứu chính về HIV/AIDS ở nước
ta nói chung. Có thể nói rằng, có khơng nhiều tác giả và cơng trình nghiên
cứu đi sâu tìm hiểu vai trị của truyền thơng đại chúng đối với việc nâng cao
nhận thức cho trẻ vị thành niên về HIV/AIDS, dù ai cũng biết truyền thông là
công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh chưa có thuốc chữa
này.

Từ những đề tài đã tham khảo, có thể chia thành các nhóm nội dung
sau:
♦ Các nghiên cứu trên diện rộng về vị thành niên, thanh niên và HIV/AIDS
nói chung trên phạm vi tồn quốc, có thể kể đến:
-

Điều tra mẫu các chỉ tiêu dân số và AIDS năm 2005 do Tổng cục
Thống kê và Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương tiến hành. Điều tra
Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam với sự phối hợp
giữa Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ
Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thực hiện năm 2003 và công bố
năm 2005.
Cả hai cuộc điều tra có đặc điểm chung là đều sử dụng giàn mẫu của

Tổng cục Thống kê với số lượng lớn trên phạm vi cả nước. Điều tra mẫu các


20

Cả hai cuộc điều tra này đều nhằm mục đích cung cấp cho các nhà
quản lý chương trình và các nhà lập chính sách về HIV/AIDS những thơng tin
chiến lược cần thiết đối với công tác lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá sự
can thiệp trong tương lai một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, Điều tra mẫu các chỉ tiêu dân số và AIDS năm 2005 tập
trung thu thập thơng tin về hành vi tình dục, hiểu biết và hành vi liên quan đến
HIV/AIDS ở nhiều độ tuổi khác nhau (từ 13-50). Ở thành phố Hải Phòng,
cuộc điều tra còn thu thập mẫu máu của đối tượng điều tra để ước lượng mức
nhiễm HIV. Trong khi đó, Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên
Việt Nam là một cơng trình nghiên cứu cấp quốc gia đầu tiên về thanh thiếu
niên trong độ tuổi 14-25 ở Việt Nam. Kết quả của cuộc điều tra nhằm cung

cấp thông tin cho chương trình trong tương lai để thúc đẩy sự phát triển của
thanh thiếu niên trên cả nước không chỉ trong lĩnh vực sức khỏe mà các lĩnh
vực khác như giáo dục, việc làm, văn hóa thơng tin và vai trị của gia đình.
♦ Nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ phục vụ cho các dự án can thiệp
trong cộng đồng. Trong các nghiên cứu thuộc dạng này có thể kể đến:
-

Le Vinh and Dang Le Hanh Dung (2003), Survey Report:
Knowledge, Attitude, Practice of Adolescents and Children on
HIV/AIDS and Sex Education, Reported to Save The Children UK
and European Union.


21

-

Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến HIV/AIDS của
trẻ trong và ngoài trường học và Đánh giá Nhu cầu của trẻ nhiễm
và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Bình Thạnh, Gị Vấp và Hóc Mơn
(2006) do Trung tâm Sức khỏe Cuộc sống (Life) thực hiện cho dự
án của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh
Các công trình này đều có đặc điểm chung là tìm hiểu kiến thức, thái

độ và thực hành của trẻ em và vị thành niên về HIV/AIDS và sức khỏe sinh
sản nhằm phục vụ cho việc xây dựng dự án của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh.
Mặc dù cùng quan tâm tới vấn đề HIV/AIDS và sức khỏe sinh sản,
nhưng cuộc khảo sát thứ nhất tập trung đánh giá hiệu quả của chương trình
giáo dục đồng đẳng sau khi tiến hành chương trình thí điểm. Cịn khảo sát thứ
hai lại nhấn mạnh đến nhu cầu của trẻ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

♦ Nhóm các nghiên cứu mơ tả cắt ngang về những hiểu biết về HIV/AIDS và
sức khỏe sinh sản, trong đó có đề cập đến nguồn thơng tin, bao gồm các
nghiên cứu về:
-

Khảo sát kiến thức, thái độ, lòng tin và thực hành về AIDS của học
sinh cấp III tỉnh Bạc Liêu (Võ Minh Phúc, 2005).

-

Quan tâm của sinh viên đối với HIV/AIDS qua các loại hình truyền
thơng (Ngơ Thanh Thủy, 2005).

-

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi tính dục của học sinh phổ
thơng trung học tại TP.HCM, trong Luận văn Thạc sỹ Y dược
chuyên ngành Sản - phụ khoa do Nguyễn Đức Trí Dũng thực hiện.

-

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Hồng Thủy
Long, Roger Detels và Phạm Quốc Vinh về Tác động của nguồn
thông tin đến hiểu biết, nhận thức nguy cơ, hành vi về HIV/AIDS
trên những đối tượng nghiện ma túy.


22

Các nghiên cứu trên nhìn chung chỉ dừng lại ở mức thống kê mô tả

hiểu biết của các đối tượng học sinh và người nghiện ma túy về HIV/AIDS,
trong đó truyền thông đại chúng được đề cập một cách vắn tắt như là nguồn
cung cấp thông tin chủ yếu giúp cho các đối tượng trên nắm bắt được thông
tin một cách cụ thể hơn.
Về phương pháp, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng các kỹ thuật thu
thập thông tin của phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như
phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bảng hỏi, bảng ankét, thảo luận nhóm, kết
hợp quan sát. Việc sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin sẽ làm giảm
thiểu những hạn chế của một kỹ thuật thu thập thông tin nào đó (Bowling,
1997; Liamputtong và Ezzy, 2005. Dẫn lại theo Nguyễn Thi Ngân Hoa
(2007), tr.31).
Nhưng trong hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này việc trình bày về
phương pháp nghiên cứu ít được chú trọng. Nhiều bài viết chỉ trình bày phần
phương pháp nghiên cứu vơ cùng vắn tắt, ví dụ chỉ nêu tên các phương pháp
nghiên cứu mà họ dùng (Dũng, 2005; Ngọc, 2005; và một số nghiên cứu
khác. Dẫn lại theo Nguyễn Thị Ngân Hoa (2007), tr.31). Việc nêu tên những
phương pháp mà họ sử dụng không cho phép người đọc có thể hình dung ra
được làm thế nào nhà nghiên cứu có thể tiếp cận với đối tượng nghiên cứu, có
những khó khăn hay thuận lợi gì mà nhà nghiên cứu có được khi tiến hành thu
thập thông tin. Việc cung cấp những thông tin này sẽ giúp cho người đọc có
thể lượng giá những hạn chế cũng như cách thức để khắc phục các hạn chế
này trong việc tiếp cận đối tượng để thu thập thơng tin. Thậm chí trong một số
bài viết phần này chỉ được trình bày sơ sài trong vài câu ngắn. Các thơng tin
như vậy là khơng đủ trong việc trình bày kết quả của một chương trình nghiên
cứu. [43].


23

Hơn thế nữa, trong phần trình bày phương pháp nghiên cứu về

HIV/AIDS, việc chỉ ra lý do vì sao các nhà nghiên cứu sử dụng các biện pháp
nghiên cứu là rất cần thiết bởi vì với mỗi câu hỏi nghiên cứu, với mỗi dạng
thơng tin cần thu thập sẽ có những phương pháp thu thập khác nhau. Đây
cũng là khoảng trống trong các bài trình bày các nghiên cứu về HIV/AIDS.
[43].
Từ các kết quả nghiên cứu trên giúp cho chúng tơi có cơ sở để đối
chiếu với kết quả thu thập được từ nghiên cứu của luận văn và tin tưởng rằng
đề tài nghiên cứu của mình là thiết thực. Nó sẽ rất hữu ích trong việc phát
triển hình thức và loại hình phù hợp trong cơng tác tun truyền phòng chống
lây nhiễm HIV/AIDS.
1.2 Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết chức năng *
Theo lý thuyết chức năng (functionalism), xã hội được quan niệm như
một tổng thể trong đó bao gồm nhiều bộ phận có liên hệ với nhau, mỗi bộ
phận đều có chức năng riêng của mình; trong số các bộ phận đó có các
phương tiện truyền thông đại chúng. Quan điểm chức năng luận thường nhấn
mạnh tới “nhu cầu” của một xã hội. Truyền thông đại chúng được coi như là
một định chế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì tính ổn định, tính liên tục
của một xã hội, cũng như nhu cầu hội nhập và thích nghi của các cá nhân
trong xã hội ấy.
Theo Robert Merton, chúng ta không bao giờ được phép kết luận về
những ảnh hưởng xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng nếu chỉ
căn cứ vào những tuyên bố và những ý định công khai của các tổ chức này.
Merton luôn luôn nhấn mạnh rằng, đối với mỗi hoạt động xã hội, chúng ta cần
*

Lý thuyết này được trích lược lại từ tác phẩm Xã hội học Báo chí (2006) của Trần Hữu Quang


24


Merton gọi những hiệu quả mà người ta muốn đạt được là những chức
năng cơng khai (manifest), cịn những hiệu quả xảy ra mà người ta không ngờ
tới là chức năng tiềm ẩn (latent).
Cịn theo Charles Wright, người ta có thể liệt kê ra 5 chức năng của
truyền thông đại chúng như sau:
Chức năng đầu tiên dễ thấy nhất là báo động cho mọi người dân một
mối hiểm nguy nào đó để họ tìm cách đối phó. Chức năng này rất gắn kết với
đề tài ở khía cạnh: truyền thơng đại chúng “báo động” cho trẻ vị thành niên
nói riêng và cả xã hội nói chung về đại dịch HIV/AIDS. Từ đó giúp cho mọi
người nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc hơn và có những hành động tích
cực để phòng tránh.
Chức năng thứ hai là đáp ứng nhu cầu thực tế hàng ngày của người dân
trong xã hội.
Chức năng thứ ba của truyền thông đại chúng, theo Charles Wright, là
củng cố uy tín của những người ln cố gắng theo dõi tin tức thời sự. Chúng
ta biết là những ai càng nắm được nhiều thơng tin thì thường càng được kính
nể, càng có uy tín. Và những người này chính là những người “lãnh đạo dư
luận” (opinion leader) trong các nhóm xã hội của mình (như gia đình, nhóm
bạn bè, nhóm đồng nghiệp…)
Chức năng thứ tư là nâng cao một hình ảnh xã hội nào đó, hay hợp
thức hóa (legitimation) một vị trí xã hội nào đó.


25

Chức năng thứ năm là củng cố sự kiểm soát của xã hội, thúc đẩy việc
tôn trọng các quy tắc và chuẩn mực của xã hội. Đưa các thông tin về các
trường hợp nhiễm HIV/AIDS để nó trở thành một sự kiện công khai, được
nhiều người biết đến và bàn tán đến. Từ đó hình thành một áp lực xã hội đối

với những hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, và áp lực này trở thành một thứ
rào cản hữu hiệu giúp các cá nhân tránh rơi vào những hành vi tương tự.
Chính nhờ q trình này mà truyền thơng đại chúng củng cố vai trị kiểm sốt
của xã hội lên trên cá nhân, góp phần hạn chế những hành vi “lệch chiều”
(deviant) trong xã hội.
Trong xu hướng nghiên cứu chức năng luận, có một lối tiếp cận thường
được gọi là lối tiếp cận “sử dụng và hài lòng” (“use and gratification”
approach). Thay vì đặt câu hỏi trước đây là các phương tiện truyền thơng đại
chúng đã làm gì cho cơng chúng, thì lối tiếp cận này đặt một câu hỏi ngược
lại: cơng chúng đã làm gì với các phương tiện truyền thơng đại chúng? Jean
Cazeneuve tóm tắt lối tiếp cận này như sau: “Điều này có nghĩa là các thông
điệp chỉ tác động trong chừng mực mà người nhận thực sự tiếp nhận thơng
điệp, và do đó trước hết cần khảo sát sự tiếp nhận này, nói khác đi, cần khảo
sát xem cơng chúng chờ đợi gì, địi hỏi gì nơi các phương tiện truyền thơng
đại chúng, và các phương tiện này có thể đáp ứng được những nhu cầu nào
của họ” (Dẫn lại theo Trần Hữu Quang (2006), tr. 357-358).
Elihu Katz cho rằng công chúng là những tác nhân xã hội có khả năng
chọn lọc và sử dụng các thông tin mà họ tiếp nhận từ các phương tiện truyền
thông đại chúng, chứ không phải là những người chỉ biết nhìn và nghe một
cách thụ động. Các nhóm cơng chúng có thể có cách hiểu khác nhau khi tiếp
nhận cùng một sản phẩm thông tin, hay cùng một nội dung thông điệp. Xu
hướng nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát mức độ chú ý của công
chúng, cách họ chọn lựa chương trình, cách họ hiểu, cách họ chấp nhận và


×