Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THÀNH KHƢƠNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) –
CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. TRỊNH THỊ THÚY HỒNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu nêu trong luận văn này đƣợc thu thập từ nguồn
thực tế tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Chi nhánh ACB Bình Định.
Những thơng tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế
và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn.
Tác giả đề tài: Nguyễn Thành Khƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS. Trịnh Thị Thúy Hồng
đã rất nhiệt tình hƣớng dẫn cho tơi trong q trình thực hiện luận văn này. Tôi
cũng rất biết ơn tập thể Giảng viên của Trƣờng Đại Học Quy Nhơn về


những kiến thức đã truyền đạt cho tơi trong chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị
kinh doanh.
Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo cơ quan, các nhà chuyên môn, các đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến quý báu giúp đỡ tơi
trong q trình nghiên cứu đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, đồng nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Á Châu và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ cũng
nhƣ những ý kiến đóng góp để tơi hồn thành bản luận văn này.
Mặc dù đã nỗ lực nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Tuy nhiên, Luận
văn không thể tránh khỏi các thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp
tận tình của các thầy cô và các bạn quan tâm tới đề tài.
Trân trọng !


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
6. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 4
7. Những đóng góp của luận văn ................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................................ 6

1.1. Rủi ro tín dụng ........................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm và phân loại ..................................................................... 6
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ............................................. 10
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại .............................. 13
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu .................................................................... 13
1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng .................................................... 15
1.2.3. Những tiêu chí đánh giá kết quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng . 34
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng một số ngân hàng thƣơng mại
trong nƣớc và bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi Nhánh
Bình Định ..................................................................................................... 37


1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số NHTM ............... 37
1.3.2. Bài học đối với hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu nói chung và
Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định nói riêng .................. 42
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 44
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH .................... 45
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh tỉnh
Bình Định ..................................................................................................... 45
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển ............................................................. 45
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng chủ yếu ............................................ 46
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB Bình Định giai đoạn .... 50
2016 - 2020 ............................................................................................... 50
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ACB - Chi nhánh Bình Định
giai đoạn 2016 - 2020................................................................................... 55
2.2.1. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Bình Định
theo nội dung quản trị rủi ro tín dụng ....... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng tại
ACB - Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2016 – 2020................................ 69

2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu – Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2016-2020 .................................... 76
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................. 76
2.3.2. Công tác sàng lọctín dụng ............................................................... 77
2.3.2. Những hạn chế và ngun nhân trong cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng tại ACB Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 ...................................... 78
Kết luận Chƣơng 2 .......................................................................................... 85
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI


NHÁNH BÌNH ĐỊNH..................................................................................... 86
3.1. Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu –
Chi nhánh Bình Định ................................................................................... 86
3.1.1. Định hƣớng chung .......................................................................... 86
3.1.2. Định hƣớng tăng cƣờng quản trị RRTD ......................................... 87
3.2. Giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu – Chi nhánh Bình Định. ...................................................................... 88
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng cơng tác thẩm định tín dụng ......................... 88
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng xếp hạng, đánh giá khách hàng .................... 90
3.2.3. Tăng cƣờng quản lý, giám sát khách hàng, khoản vay ................... 91
3.2.4. Nâng cao hiệu quả của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ ........... 93
3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự ................................................ 94
3.2.6. Tăng cƣờng cơng tác xử lý rủi ro tín dụng ..................................... 95
3.2.7. Tách bạch các khâu trong hoạt động tín dụng ................................ 97
3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Á Châu. ...................................... 97
3.3.1. Giám sát và kiểm soát hoạt động các chi nhánh ............................. 97
3.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin cho các chi nhánh ............... 98
3.3.3. Thực hiện hỗ trợ chi nhánh trong việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ . 99
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 100

KẾT LUẬN ................................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 103
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nguyên nghĩa

ACB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

CBTĐ

Cán bộ thẩm định

CBTD

Cán bộ tín dụng

CP

Cổ phẩn

DMS

Phần mềm xử lý nợ


KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

Loan CSR

Nhân viên hỗ trợ tín dụng

NQH

Nợ quá hạn

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

QTRRTD


Quản trị rủi ro tín dụng

RA/RO

Nhân viên/Chuyên viên quan hệ KHDN

RA-CB/RO-CB

Nhân viên/Chuyên viên quan hệ KHCN

RRTD

Rủi ro tín dụng

SCORING

Phần mềm chấm điểm

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

TTS

Tổng tài sản


UBTD

Ủy ban tín dụng

XHTD

Xếp hạng tín dụng


PGD

Phòng giao dịch

TK

Tài khoản

Phòng QLN

Phòng quản lý nợ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các tiêu chuẩn xếp hạng mẫu cho doanh nghiệp ..................................... 19
Bảng 1.2. Bảng đánh giá, phân loại khách hàng của Standard & Poor‟s và Moody‟s20
Bảng 1.3. Các hạng mục xác định chất lƣợng tín dụng và cho điểm ........................ 23
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn ACB Bình Định giai đoạn 2016 - 2020...................... 50
Bảng 2.2: Dƣ nợ tín dụng ACB Bình Định giai đoạn 2016 - 2020........................... 52
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh ACB Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 ................... 54
Bảng 2.4. Thống kê xếp hạng doanh nghiệp ACB Bình Định giai đoạn

năm 2016 - 2020 ........................................................................................................ 59
Bảng 2.5. Phân loại khách hàng theo kết quả chấm điểm......................................... 60
Bảng 2.6. Thống kê về khách hàng đƣợc xếp hạng tín dụng ACB Bình Định giai
đoạn 2016 - 2020 ....................................................................................................... 62
Bảng 2.7. Tình hình nợ quá hạn ACB Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 ................. 69
Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn ACB Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 ........ 69
Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn ............................................................ 70
Bảng 2.10. Phân loại nợ theo nhóm ACB Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 ........... 71
Bảng 2.11. Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế qua các năm .......................... 72
Bảng 2.12. Hiệu suất sử dụng vốn (H1) ACB Bình Định giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng ....................................................................................................... 73
Bảng 2.13. Hiệu suất sử dụng vốn (H2) ACB Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 .... 74
Bảng 2.14. Kết quả và tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD ACB Bình Định
giai đoạn 2016 - 2020 ................................................................................................ 75
Bảng 2.15. Kết quả hỉnh thu nợ xử lý rủi ro ACB Chi Nhánh Bình Định giai đoạn
2016 - 2020 ............................................................................................................... 77
Bảng 2.16. Tỷ lệ nợ xấu bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng của ACB Bình Định
giai đoạn 2016 - 2020 ................................................................................................ 78


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của ACB - Chi nhánh Bình Định ........................... 47
Hình 2.2. Tình hình nguồn vốn huy động ACB Bình Định giai đoạn
2016 – 2020..................................................................................... 52
Hình 2.3. Phân loại nợ theo kỳ hạn ................................................................. 53


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động ngân hàng thƣơng mại, tín dụng ln là nghiệp vụ
quan trọng nhất, mang lại nguồn thu nhập chính để duy trì hoạt động của bộ
máy quản lý, đồng thời tích lũy lợi nhuận cho ngân hàng. Nhƣng hoạt động
tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đây là một loại rủi ro mà các Ngân hàng
thƣơng mại (NHTM) phải đặc biệt quan tâm, vì rủi ro tín dụng là ngun
nhân gây cản trở sự phát triển, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh, làm
suy giảm năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.
Trong một số trƣờng hợp, rủi ro tín dụng dẫn đến sự phá sản của ngân
hàng. Qua nhiều sự kiện rủi ro xảy ra đối với hệ thống ngân hàng trong thời
gian gần đây càng cho thấy trƣớc thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam không ngừng mở cửa để thu hút nguồn
vốn từ bên ngoài đã mở ra những cơ hội phát triển cho thị trƣờng tài chính nói
chung cũng nhƣ hệ thống ngân hàng nói riêng, thì song song với đó cơng tác
quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức gấp nhiều
lần từ áp lực của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, cũng nhƣ
sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng nƣớc ngồi với tình hình thanh
khoản căng thẳng, lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng cao, rủi ro tín dụng ngày
càng phức tạp hơn về ngun nhân, hình thức và phạm vị tác động. Vì vậy,
việc nghiên cứu rủi ro tín dụng ngân hàng và đƣa ra các giải pháp, kiến nghị
nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại là một điều vô
cùng cấp thiết. Thực tế cho thấy, tính đến nay, mức độ lây lan và trầm trọng
của dịch bệnh COVID -19 vẫn chƣa xác định đƣợc sâu xa đến đâu. Sự thay
đổi của dịch bệnh không xác định đƣợc, nên tác động và ảnh hƣởng đến nền
kinh tế tồn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, đã ảnh hƣởng


2

rất lớn đến các đơn vị Công ty, doanh nghiệp, hộ cá thể, cá nhân vay vốn,

chúng ta chỉ có thể phân tích đơn giản dựa trên thực tế đã xảy ra. Cộng với
những tác động khách quan về diễn biến kinh tế vĩ mô trong nƣớc và yếu tố
chủ quan khác, trong đó có nguyên nhân quan trọng là những hạn chế, yếu
kém trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đã làm cho nợ xấu của hệ thống
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam tăng cao, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự an
toàn, hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Đồng thời ngân hàng nhà nƣớc cũng
ban hành nhiều văn bản yêu cầu các ngân hàng thƣơng mại triển khai hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II.
Với vị thế 27 năm tồn tại và phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu từng
đạt rất nhiều giải thƣởng: “Ngân hàng dịch vụ tốt nhất Việt Nam”, “Ngân
hàng tăng trƣởng bền vững‟‟ “Bank of the year in Viet Nam 2019”... Tuy
nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng, thì rủi ro khơng thể tránh khỏi mà đặc biệt
là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây
lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp, mà trong đó rủi ro trong hoạt động tín
dụng là rủi ro phổ biến và khó lƣờng nhất.
Xuất phát từ thực tế hoạt động tín dụng và cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định, đồng thời xác
định đƣợc tính cấp thiết của việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm
đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu – Chi nhánh Bình Định” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu là luận văn thạc sỹ, tiến sỹ liên quan
đến đề tài trong thời gian gần đây:
Nguyễn Tất Lê Ngân (2016) Quản trị rủi ro tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế - Học Viện Hành
Chính Quốc Gia. Nghiên cứu đã phân tích đƣợc thực trạng quản trị RRTD tại


3


Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Thừa
Thiên Huế bao gồm các nội dung nhƣ: nhận diện rủi ro, đo lƣờng rủi ro, quản
lý và kiểm sốt rủi ro tín dụng, xử lý và phịng ngừa rủi ro. Từ đó đề xuất một
số giải pháp hồn thiện cơng tác này tại Chi nhánh.
Nguyễn Chí Trung (2017), Về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM đƣợc
đăng trên thời báo Ngân hàng, tác giả này đã đƣa ra quan điểm: Công tác
quản trị RRTD ở NHTM thƣờng đƣợc thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ
khâu phát hiện rủi ro, đo lƣờng rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro. Bốn
bƣớc trong quy trình RRTD có quan hệ chặt chẽ lẫn nhau và quyết định rất
lớn tới hiệu quả quản trị RRTD. Trong 4 bƣớc này, bƣớc 1 và bƣớc 3 đƣợc
coi là bƣớc quan trọng nhất. Bởi vì, khi phát hiện rủi ro càng sớm, chủ động
trong quản lý và kiểm sốt rủi ro thì càng giảm thiểu đƣợc tổn thất trong
hoạt động tín dụng. Từ đó, có thể thấy vấn đề cốt lõi trong quản trị tín dụng
ngân hàng chính là đƣa ra các giải pháp, cách thức để phát hiện sớm rủi ro.
Hiện nay nhiều ngân hàng đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, thực
hiện thẩm định tín dụng, củng cố hệ thống báo cáo thơng tin quản trị tín dụng
MIS… Đây chính là những cách thức nhằm phát hiện sớm RRTD.
Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ
phần Quốc Dân – Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam. Phạm Thị Thúy
Hằng (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam – Viện Đại học Mở Hà Nội. Nguyễn Quang Huy (2018),
Quản trị rủi ro trong tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Kỹ
Thƣơng Việt Nam - Chi Nhánh Chƣơng Dƣơng, Trƣờng Đại học Thƣơng Mại.
Các nghiên cứu trên đã hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về quản trị rủi ro
tín dụng tại NHTM. Phân tích thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại
một chi nhánh hoặc tại một ngân hàng cụ thể, từ đó chỉ ra những kết quả đạt
đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đề xuất các giải pháp và
kiến nghị để giải quyết các hạn chế đã nêu ra nhằm hoàn thiện công tác quản



4

trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh hoặc NHTM đó. Nhƣ vậy, đề tài này là đề
tài truyền thống. Tuy nhiên nó là vấn đề quan trọng liên quan đến kết quả,
hiệu quả kinh doanh của một chi nhánh NHTM nói riêng và của NHTM nói
chung. Chính vì vậy nó ln đƣợc các học viên cao học cũng nhƣ các nghiên
cứu sinh quan tâm, tìm hiểu và chọn làm đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích
Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu – Chi nhánh Bình Định, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn
chế và nguyên nhân từ đó đƣa ra các giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định.
*Nhiệm vụ
Hệ thống những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.
Phân tích, đánh giá từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân về quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định. Đề xuất các
giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh
Bình Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định và tín dụng đƣợc nghiên cứu trong
luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động cho vay.
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Bình Định.



5

* Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2016 – 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
nhƣ: thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh.
6. Kết cấu của luận văn: Ngoài các phần phụ, luận văn gồm 3 chƣơng:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại.
+ Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu – CN Bình Định.
+ Chương 3: Giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Á Châu – CN Bình Định.
7. Những đóng góp của luận văn:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.
Thứ hai, phân tích thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Á Châu – CN Bình Định, từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc,
những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị để giải quyết các hạn chế đã
nêu ra nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Á Châu – CN Bình Định.


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm và phân loại
1.1.1.1. Khái niệm

Rủi ro tín dụng
Theo ủy ban Basel (Hiệp ƣớc quốc tế về an tồn vốn giảm sát hoạt động
ngân hàng) thì “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối
tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã
cam kết. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao
ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm
nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khỉ hoàn trả nợ và lãi”.
Theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của
Thống đốc NHNN Việt Nam thì “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tẩn thất trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Theo Joel Bessis (2012) cho rằng: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng
nhất trong ngân hàng. Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Theo
các quy định, RRTD chia thành một vài thành phần rủi ro tín dụng:
+ Rủi ro vỡ nợ.
+ Rủi ro giảm uy tín.
+ Rủi ro nguy cơ, tức là sự bất trắc về giá trị tƣơng lai của khoản tiền có
thể thua lỗ vào thời điểm vỡ nợ chƣa biết.
+ Thua lỗ do vỡ nợ (LGD) thƣờng ít hơn lƣợng tiền phải trả bởi vì sự
phục hồi nhờ đảm bảo hay thế chấp của bên thứ ba.


7

+ Rủi ro đối tác là hình thức RRTD cụ thể xuất phát từ phái sinh, có thể
chuyền đổi từ đối tác này sang đối tác khác”.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2010) thì “Rủi ro tín dụng ngân hàng phát sinh
trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay,
hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn”.[18]

RRTD xảy ra khi khách hàng sai hẹn hoặc khơng có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình theo cam kết. Biểu hiện nhƣ: ngân hàng sẽ không thu đƣợc lãi
đúng hạn, không thu đƣợc vốn đúng hạn, không thu đủ lãi, không thu đủ vốn.
Trong hoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tín dụng
thì đó mới chỉ là một giao dịch chƣa hồn thành. Giao dịch tín dụng chỉ đƣợc
coi là hoàn thành khi ngân hàng thu hồi đƣợc khoản tín dụng gồm cả gốc và
lãi. RRTD ln tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Điều này có nghĩa là
một khoản vay dù chƣa quá hạn nhƣng vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất,
một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng chƣa thể nói RRTD thấp, nguy
cơ RRTD sẽ cao nếu danh mục đầu tƣ tập trung vào một nhóm khách hàng
hoặc một ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, ngân hàng không thể loại trừ
khả năng rủi ro, ln chủ động phịng ngừa, ngăn chặn và hạn chế tối đa
những thiệt hại tổn thất khi rủi ro xảy ra.
RRTD có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Khi RRTD xảy ra nó có thể gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đối với hoạt động
kinh tế - xã hội của một quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi tồn
cầu. Có thể nói, RRTD giống nhƣ là “ngịi nổ” tự mình nó phá hoại và kích nổ
sự phá hoại lan truyền.
Thứ nhất, RRTD gây ra hậu quả nặng nề đối với các chủ thể tham gia
trực tiếp vào quan hệ tín dụng đó là: NHTM và khách hàng. Đối với các
khách hàng khi phát sinh RRTD thì phần lớn đều trong tình trạng kinh doanh
sa sút hoặc nằm trên bờ vực phá sản... Còn đối với các NHTM, hậu quả to lớn


8

tác động trên nhiều phƣơng diện:
Chi phí gia tăng do việc phải trích lập dự phịng tồn thất hoặc các chi phí
liên quan trong vấn đề xử lý các khoản rủi ro đó. Bên cạnh đó, do e ngại rủi ro
sẽ làm cho các ngân hàng hạn chế cho vay, doanh thu hạn chế khiến hậu quả

kinh doanh giảm, thậm chí bị thua lỗ, uy tín và vị thế trên thị trƣờng giảm sút
có thể dẫn đến phá sản.
RRTD kéo dài làm thất thốt lƣợng vốn lớn: vì ngân hàng có chức năng
là đi vay để cho vay, do khơng thu hồi đƣợc nợ trong khi ngân hàng vẫn phải
chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, mất cân đối trong thu chi làm cho lợi
nhuận bị giảm sút và có thể bị rơi vào mất khả năng chi trả thanh tốn hoặc có
thể trầm trọng hơn thì dẫn đến tình trạng phá sản.
Thứ hai, RRTD có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính của cả
quốc gia. Vì giữa các ngân hàng ln có sự ràng buộc và liên quan với nhau.
Sự ràng buộc tất yếu và ngày càng chặt chẽ này mà RRTD có thể châm ngòi
cho hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền khiến hệ thống trung gian tài chính bị khủng
hoảng nghiêm trọng mà một số trƣờng hợp điển hình là khủng hoảng đã xảy
ra ở một số nƣớc Đông Nam Á hay Argentina. Neu một ngân hàng bị phá sản
sẽ có những tác động dây chuyền và vơ hình chung các ngân hàng khác cũng
bị ảnh hƣởng nghiêm trọng.
Thứ ba, RRTD có thể gây ra hậu quả tiêu cực tới mọi đối tƣợng trong xã
hội. Vì bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một trung gian
tài chính, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động ngân
hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế và mang tính chất xã hội cao nên
khi mà RRTD gây ra sự phá sản của một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế
mất ổn định, làm giảm lòng tin của ngƣời dân vào sự vững chắc và lành mạnh
của hệ thống tài chính, cũng nhƣ hiệu lực chính sách tiền tệ của Chính phủ.
Tóm lại RRTD là loại rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng của


9

ngân hàng, biểu hiện thực tế qua việc khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả
nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
1.1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng

Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh
rủi ro, RRTD đƣợc chia thành: rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch.
+ Rủi ro danh mục: là loại hình RRTD phát sinh trong việc quản lý danh
mục cho vay của ngân hàng, vừa mang tính chất chủ quan, lại vừa tác động
của các nhân tố khách quan, bao gồm: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
- Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang

tính riêng biệt trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc nghành, lĩnh vực kinh tế. Nó
xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng
vay vốn. Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố bên trong của mỗi khách hàng
vay vốn, nghành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động.
- Rủi ro tập trung: là rủi ro phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng tập

trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều
doanh nghiệp hoạt động trong cùng một nghành, lĩnh vực kinh tế; hoặc cùng
một vùng địa lý nhất định; hoặc cũng một loại hình cho vay rủi ro cao.
+ Rủi ro giao dịch: là một hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,
đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là: rủi ro lựa chọn,
rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro lựa chọn: rủi ro có liên quan đến q trình đánh giá và phân tích

tín dụng, phƣơng án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng.
- Rủi ro bảo đảm: rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ mức

cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo...
- Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và

hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ



10

thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
Nếu căn cứ vào tính chất tác động, rủi ro tín dụng đƣợc chia thành: rủi
ro khách quan và rủi ro chủ quan.
+ Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan nhƣ thiên
tai, địch họa, ngƣời vay chết, mất tích và các biến động ngồi dự kiến khác
làm thất thoát vốn vay trong khi ngƣời vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ
chính sách.
+ Rủi ro chủ quan: là rủi ro do nguyên nhân chủ quan thuộc về ngƣời
vay và ngƣời cho vay vơ tình hay cố ý làm thất thốt vốn vay hay vì những lý
do chủ quan khác.
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Kinh doanh ngân hàng giống nhƣ bất kỳ các hoạt động kinh doanh khác
ln ln đối diện rủi ro. Vì vậy, việc nhận diện những nguyên nhân gây ra
rủi ro rất quan trọng, trên cơ sở đó mà ngân hàng đƣa ra các biện pháp phòng
ngừa hiệu quả và giảm thiệt hại cho chính ngân hàng. Có các nhóm ngun
nhân cơ bản sau:
1.1.2.1. Nguyên nhân khách quan
Do môi trường kinh tế ổn định chưa cao:
Nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn lệ thuộc vào sản xuất nơng nghiệp và
cơng nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm,...), đặc
thù những lĩnh vực này thƣờng rất nhạy cảm với rủi ro bất ổn của thời tiết và
giá cả thƣờng xuyên biến động trên thị trƣờng thế giới, nên thƣờng bị tổn
thƣơng khi thị trƣờng thế giới có nhiều thay đổi theo diễn biến xấu.
Chính sách kinh tế của Nhà nƣớc (chính sách lãi suất, tỷ giá...) phải thay
đổi cho phù hợp với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới vì nếu
nền kinh tế có biến động mà Nhà nƣớc khơng có những chính sách điều hành
đúng đắn, kịp thời nhằm can thiệp vào nền kinh tế thì tình hình hoạt động



11

kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ gốc
và lãi cho ngân hàng bị hạn chế và nguy cơ xảy ra RRTD là cao.
Do mơi trường pháp lý cịn nhiều bất cập:
Hiện nay các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhƣ Quốc hội, ủy ban
thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan ban nghành liên quan
đã rất quan tâm, ban hành nhiều văn bản luật và hƣớng dẫn thi hành liên quan
đến hoạt động tín dụng NHTM. Tuy nhiên, việc triển khai và thực thi pháp
luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng chƣa đƣợc tiến hành đồng
bộ, chậm chạp và có nhiều vƣớng mắc, bất cập. Đặc biệt trong công tác xử lý
tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.
Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay
Khách hàng gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh do trình độ và khả
năng quản lý yếu kém. Việc xây dựng và triển khai các phƣơng án, dự án đầu
tƣ sản xuất kinh doanh chƣa khoa học, việc dự tốn chi phí và xác định mức
sản lƣợng khơng phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế thị trƣờng.
Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích: ngân hàng cấp tín
dụng cho khách hàng trên cơ sở phƣơng án sử dụng vốn vay có hiệu quả. Tuy
nhiên, trên thực tế khi nhận đƣợc vốn vay từ ngân hàng, khách hàng không sử
dụng vốn đúng mục đích ban đầu, mà đem số tiền đó đầu tƣ vào mục đích
khác nhàm đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn.
Thiếu minh bạch và chính xác trong việc cung cấp báo cáo tài chính:
phần lớn các doanh nghiệp có đến hai hoặc ba báo cáo tài chính khác nhau về
tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Một báo cáo theo dõi tình hình thực
tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, một báo cáo gửi cơ quan thuế và
một báo cáo gửi cho ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Báo cáo gửi ngân
hàng số liệu không chính xác, hơn nữa số liệu ở báo cáo tài chính chỉ mang

tính chất thời điểm. Vì vậy khi CBTD phân tích tình hình tài chính và kết quả


12

kinh doanh dựa vào số liệu doanh nghiệp cung cấp sẽ khơng đánh giá chính
xác đƣợc.
1.1.2.2. Ngun nhân chủ quan
Chính sách tín dụng khơng hợp lý, q nhấn mạnh hay chú trọng vào
mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tƣ quá mạo hiểm hoặc tập trung
nguồn vốn quá nhiều chủ yếu vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế
nào đó. Quy trình tín dụng, cơng cụ đánh giá rủi ro... còn hạn chế, lỏng lẻo,
bất cập...
Do thiếu am hiểu thị trƣờng, thiếu thơng tin hoặc phân tích thông tin
không đầy đủ kịp thời dẫn đến cho vay hoặc đầu tƣ không hợp lý.
Do cạnh tranh các ngân hàng mong muốn có chiếm đƣợc thị trƣờng cao
hơn các ngân hàng khác nên mở rộng cho vay và đầu tƣ mạo hiểm, chạy theo
quy mô số lƣợng mà bỏ qua các tiêu chuẩn điều kiện trong cho vay, không
chú ý đến chất lƣợng.
Do trình độ của cán bộ nhân viên, sự tuân thủ và ý thức và trách nhiệm
của cán bộ nhân viên: CBTD yếu kém về trình độ, nghiệp vụ và kinh nghiệm
thực tế. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Ý thức tuân thủ kém hoặc không tuân
thủ, khơng chấp hành các quy trình và chính sách cho vay của ngân hàng.
Định giá tài sản khơng chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục
pháp lý cần thiết; hoặc tài sản nhận đảm bảo không đảm bảo đƣợc các yêu cầu
cần thiết của tài sản đảm bảo là: dễ tiêu thụ, dễ chuyển nhƣợng...
Công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay chƣa hiệu quả: trong quá
trình cho vay, ngân hàng thƣờng chủ yếu tập trung vào việc thẩm định trƣớc
khi cho vay mà xem nhẹ q trình kiểm tra, kiểm sốt vốn sau khi cho vay.
Điều này tiềm ẩn rủi ro khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, dẫn

đến nguồn tiền khơng về đúng thời điểm trả nợ. Hoặc có trƣờng hợp khách
hàng, khi nhận nợ lần đầu thì sử dụng vốn đúng mục đích, nhƣng khi tiền về


13

không trả nợ ngân hàng mà sử dụng vào mục đích khác, tiềm ẩn rủi ro cho
việc trả nợ ngân hàng. Do đó, việc theo dõi, quản lý khoản vay trong suốt quá
trình khách hàng vay vốn là rất cần thiết nhằm đảm bảo khách hàng tuân thủ
các điều khoản của hợp đồng tín dụng, từ đó khả năng trả nợ đƣợc đảm bảo.
Tuy vậy, công tác kiểm tra giám sát khoản vay vẫn chƣa đƣợc thực hiện
thƣờng xuyên và có hiệu quả, nguyên nhân có thể xuất phát từ khối lƣợng
công việc của CBTD quá nhiều, không đủ thời gian để đến gặp từng khách
hàng, hoặc tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, hoặc một phần do hệ
thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp còn lạc hậu,
chƣa cung cấp đƣợc kịp thời, đầy đủ các thơng tin mà NHTM u cầu.
Tóm lại, RRTD luôn hiện diện và phát sinh do rất nhiều lý do ở cả khía
cạnh chủ quan lẫn khách quan. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều đang quan
tâm đến việc thiết lập các cơng cụ, biện pháp phịng vệ để phòng ngừa rủi ro
hoạt động nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống trong dài hạn. Việc nhận
thức và phân loại các loại rủi ro đồng thời xác định nguyên nhân của từng loại
rủi ro để xác định biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết nhằm hạn chế tổn
thất. Trong đó, việc đào tạo con ngƣời về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ và
đạo đức là một trong những biện pháp quan trọng nhất.
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu
Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng.
Tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ
xuất nhập khẩu, tài trợ dự án và bảo lãnh đều chứa đựng rủi ro tín dụng. Tuy

nhiên, khi bàn đến rủi ro và quản trị RRTD ngƣời ta thƣờng xem RRTD phát
sinh khi cho vay là ví dụ điển hình. Vì vậy, rủi ro tín dụng đƣợc đề cập trong
luận văn này là rủi ro trong cho vay.


14

Rủi ro nói chung và RRTD nói riêng là thực trạng luôn tồn tại trong kinh
doanh. Vậy tại sao cần phải quản trị rủi ro? Vì rủi ro và lợi nhuận bao giừo
cũng chứa đựng trong bản thân chúng hai nghịch lý: (1) Lợi nhuận cao thì rủi
ro cao, và (2) ngƣợc lại khơng có rủi ro cao lợi nhuận sẽ khơng cao, tức là
khơng có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp (Nguyễn Minh Kiều, 2012).
Trong hoạt động tín dụng cũng vậy, ngân hàng biết rằng cho vay là rủi
ro, vậy tại sao ngân hàng phải cho vay để rồi phải quản lý rủi ro? Tƣơng tự
trong cuộc sống ai cũng biết rằng chơi hụi là rủi ro, thế nhƣng tại sao nhiều
ngƣời vẫn cứ chơi hụi? Có ít nhất hai lý do để giải thích cho điều này. Thứ
nhất, do rủi ro là sự không chắc chắn. Nếu biết chắc chắn cho vay sẽ mất vốn
thì ngân hàng sẽ không cho vay. Thứ hai, do rủi ro vừa tiềm ẩn thiệt hại vừa
tiềm ẩn lƣợi nhuận. Nếu biết chắc cho vay khơng có lợi nhuận thì ngân hàng
đã khơng cho vay.
Do đó, cấp tín dụng là việc ngân hàng cần làm để tìm kiếm lợi nhuận.
Nhƣng rủi ro của việc tìm kiếm lợi nhuận này là khả năng khách hàng khơng
trả đƣợc vốn gốc và lãi. Vì thế cần quản trị RRTD để quản lý thiệt hại, đồng
nghĩa là để tối đa hoá lợi nhuận và tối đa hố giá trị cho cổ đơng (Nguyễn
Minh Kiều, 2012).
Dựa vào lý luận trên, có thể hiểu Quản trị RRTD liên quan đến việc
quản lý chặt chẽ mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận; kiểm soát và giảm
thiểu RRTD bằng các biện pháp và các công cụ của ngân hàng như: nhận
dạng rủi ro, đo lường rủi ro, sàng lọc và giám sát, xử lý rủi ro, hạn chế và
phòng ngừa rủi ro.

Mục tiêu của quản trị RRTD là tối đa hố tỷ lệ thu hồi vốn, duy trì một
mức độ rủi ro có thể chấp nhận đƣợc, hạ thấp rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín
dụng và mức độ an toàn trong kinh doanh. Đồng thời đảm bảo RRTD trong
phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc thơng qua các chính sách, biện


15

pháp quản lý, giám sát hoạt động tín dụng hiệu quả, khoa học.
1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị RRTD hƣớng tới mục tiêu hạ thấp RRTD, nâng cao mức độ an
toàn trong kinh doanh bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát
các hoạt động tín dụng khoa học và hiệu quả. Cũng nhƣ qui trình quản trị rủi
ro nói chung, việc quản trị RRTD đƣợc thực hiện gồm các bƣớc cơ bản: Nhận
diện rủi ro, đo lƣờng rủi ro, sàng lọc giám sát rủi ro, xử lý rủi ro, phòng ngừa
và hạn chế RRTD.
1.2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện RRTD bao gồm các bƣớc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi
trƣờng hoạt động và quy trình cho vay, từ đó thống kê các dạng RRTD, nguyên
nhân từng thời kỳ và dự báo đƣợc nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.
Để nhận diện rủi ro, các nhà quản trị phải lập đƣợc bảng liệt kê tất cả các
dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phƣơng pháp: lập bảng
câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt
quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu
hiệu, biểu hiện, ngun nhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu
nhất để phòng chống rủi ro.
Việc nhận diện rủi ro tín dụng là một hoạt động xuyên suốt trong q
trình thẩm định và đóng vai trị quan trọng bởi nó là tiền đề giúp cho ngân
hàng có thể đƣa ra quyết định có nên cấp tín dụng cho khách hàng hay không.
Các phƣơng pháp sử dụng để nhận diện rủi ro bao gồm: dựa vào khả năng bản

thân CBTD, sử dụng bảng câu hỏi điều tra, sử dụng dữ kiện trong quá khứ,
tham khảo ý kiến chuyên gia. Thông tin giúp cho Ngân hàng có thể nhận diện
RRTD là các thông tin về môi trƣờng vi mô, vĩ mô, các thơng tin về hoạt
động ngành. Nói tóm lại tất cả các thơng tin có ảnh hƣởng đến doanh nghiệp
và dự án mà ngân hàng có thể thực hiện cấp tín dụng sẽ đƣợc Ngân hàng thu


×