Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Tranh chấp quần đảo trường sa giữa việt nam và các bên liên quan từ năm 1909 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 182 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VƯƠNG QUỐC KHANH

TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
TỪ NĂM 1909 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VƯƠNG QUỐC KHANH

TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
TỪ NĂM 1909 ĐẾN NAY

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60.22.50

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN NGỌC DUNG



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009


1

MỤC LỤC
ƒ Trang phụ bìa
ƒ Mục Lục
ƒ Danh mục bản đồ:
ƒ Danh mục các cụm từ viết tắt trong luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu ............................................... 7
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài................................ 8
3. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu sử dụng của luận văn ...... 11
5. Kết cấu luận văn .................................................................................. 12
6. Những đóng góp của luận văn............................................................. 13
NỘI DUNG :
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ QUẦN ĐẢO
TRƯỜNG SA.................................................................................................. 14
1.1 Tên gọi và địa lý tự nhiên Biển Đông. .............................................. 14
1.1.1 Tên gọi............................................................................................ 14
1.1.2 Địa lý tự nhiên Biển Đông ............................................................. 15
1.2 Tài nguyên thiên nhiên Biển Đơng ................................................... 20
1.3 Biển Đơng - dưới góc nhìn địa - chiến lược...................................... 23
1.4 Tên gọi và vị trí địa lý của quần đảo Trường Sa............................... 29
1.4.1 Tên gọi ........................................................................................... 29
1.4.2 Địa lý quần đảo Trường Sa ............................................................ 30
1.5 Điều kiện tự nhiên và thảo mộc quần đảo Trường Sa....................... 31



2

CHƯƠNG 2. TÌNH TRẠNG TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO TRƯỜNG
SA GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1909 ĐẾN 1975. ................................................ 35
2.1 Giai đoạn từ 1909 - 1945................................................................... 35
2.1.1 Đơi nét về tình hình ở Biển Đơng trước năm 1909........................ 35
2.1.2 Tình hình Biển Đông từ năm 1909 - 1945 ..................................... 40
2.1.3 Việt Nam với vấn đề chủ quyền ở Biển Đông thời thuộc Pháp..... 44
2.1.4 Tình hình tranh chấp quần đảo Trường Sa 1909 - 1945 ................ 46
2.2 Giai đoạn từ năm 1945- 1975............................................................ 50
2.2.1 Tình hình Biển Đơng từ 1945 - 1975 ............................................. 50
2.2.2 Việt Nam với vấn đề chủ quyền ở Biển Đơng giai đoạn 1945 - 1975
......................................................................................................................... 51
2.2.3 Tình hình tranh chấp quần đảo Trường Sa từ 1945 - 1975 ............ 53
CHƯƠNG 3. TÌNH TRẠNG TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO TRƯỜNG
SA GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN NAY VÀ KHUYNH HƯỚNG GIẢI
QUYẾT ........................................................................................................... 62
3.1.Tính pháp lý quốc tế của sự xác lập và tiếp tục chủ quyền của Việt
Nam đối với quần đảo Trường Sa ................................................................... 62
3.2 Việt Nam đấu tranh với Trung Quốc để thực hiện chủ quyền của
mình ở quần đảo Trường Sa............................................................................ 66
3.3. Việt Nam đấu tranh với các nước Philippines, Malaysia, Bruney để
bảo vệ chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa ...................................... 76
3.3.1. Tình hình chiếm đóng của các nước Philippines, Malaysia, Bruney
tại quần đảo Trường Sa ................................................................................... 76
3.3.2 Việt Nam đấu tranh với các các nước Philippines, Malaysia,
Bruney để bảo vệ chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa .................... 79
3.4 .Khuynh hướng giải quyết vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa.. 86



3

3.4.1 Vài nét sơ lược về Luật biển của Liên Hợp Quốc 1982 và Quy tắc
ứng xử Biển Đông năm 2002 ................................................................. 86
3.4.2 Triển vọng giải quyết vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa. ..... 97
3.4.3 Về giải pháp “khai thác chung”.................................................... 102
KẾT LUẬN ......................................................................................... 105
PHỤ LỤC ............................................................................................. 110
HÌNH ẢNH........................................................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO


4

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Hình 1 - Sơ đồ Biển Đơng.......................................................................... 129
Hình 2 – Sơ đồ đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam
.................................................................................................... 130
Hình 3 – Sơ đồ thềm lục địa Việt Nam....................................................... 131
Hình 4 -

Hồng Sa- Trường Sa ................................................................ 132

Hình 5 – Bản đồ quần đảo Trường Sa với địa danh Việt Nam................... 133
Hình 6 - Biển Đơng với Hồng Sa- Trường Sa và một số địa danh quan trọng
.................................................................................................... 134
Hình7 - Vị trí Biển Đơng và thế giới. ........................................................ 135
Hình 8 - Sơ đồ đảo Song Tử Đơng............................................................. 135

Hình 9 – Sơ đồ đảo Song Tử Tây................................................................ 136
Hình 10 – Sơ đồ đảo Thị Tứ ....................................................................... 136
Hình 11 –Sơ đồ đảo Loại Ta ....................................................................... 137
Hình 12 – Sơ đồ đảo Nam Yết .................................................................... 137
Hình 13 – Sơ đồ đảo Ba Bình ..................................................................... 138
Hình 14 – Sơ đồ đảo Sinh Tồn.................................................................... 138
Hình 15 – Sơ đồ đảo Trường Sa.................................................................. 139
Hình 16 Sơ đồ đảo An Bang ...................................................................... 139
Hình 17 - Về mơi sinh, Biển Đông thuộc về Việt Nam: Đường Wallace Huxley
cắt Philippines ra khỏi Biển Đơng....................................................... 140
Hình 18 - Bản đồ về đường căn bản (baselines) của duyên hải Việt Nam tuyên
bố ngày 12/11/1982 ............................................................................. 141
Hình 19 - Bảng liệt kê các đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa .................. 142
Hình 20 - Bản đồ ghi các vị trí chiếm đóng qn sự ở Trường Sa ............. 143
Hình 21 - Hải phận Việt Nam .................................................................... 144


5

Hình 22 - Các lơ phân chia để khai thác dầu hỏa ngoài khơi. Lưu ý khu vực
tranh chấp Việt Nam – Trung Quốc tại vùng Bãi Tư Chính (Vạn An) và
vị trí các giếng dầu: Rồng, Dừa, Bạch Hổ, Đại Hùng......................... 145
Hình 23 - Vùng Việt Nam – Trung Quốc – Philippines tranh chấp ........... 146
Hình 24 - Các nhóm đảo quan trọng của quần đảo Trường Sa................... 147


6

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


-

ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South- East

Nations)
-

ARF: Diễn đàn khu vực hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN

Regional Forum)
-

UNCLOS: Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển (United Nations

Convention on Law of Sea.)
-

DOC: Quy tắc ứng xử (Biển Đông) ( Declaration on the Conduct)

-

COC: Bộ quy tắc ứng xử ( Biển Đông) ( Code of Conduct)

-

UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc

( United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
-


FAO: Tổ chức lương thực- nông nghiệp của Liên Hợp Quốc ( Food and

Argiculture Organization)
-

OMM: Tổ chức khí tượng thế giới (Oganiser Meteone De Monde)


7

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu.
Từ lâu hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông vốn dĩ là lãnh
thổ của Việt Nam. Do đó vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo trên là khơng có gì chối bỏ được. Ngày nay, với sự phát triển ngày càng
mạnh mẽ của khoa học- kỹ thuật đã gây ra những phát hiện to lớn về nguồn
tài ngun trên Biển Đơng nói chung và hai quần đảo Hồng Sa, Trường Sa
nói riêng cùng với vai trò địa - kinh tế, địa - chiến lược quan trọng vốn có của
nó đã làm cho nơi đây xuất hiện những “chứng cớ” chủ quan lẫn khách quan
của các quốc gia muốn có chủ quyền của mình trên hai quần đảo này. Hiện
nay, quần đảo Hoàng Sa là nơi diễn ra tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt
Nam, còn quần đảo Trường Sa là cuộc tranh chấp đa phương giữa các 5 nước,
1 bên trong khu vực là Philippinnes, Malaysia, Bruney, Trung Hoa đại lục và
Đài Loan với Việt Nam. Và điều này đã trở thành điểm nóng chính trị, ảnh
hưởng đến hịa bình an ninh khu vực. Giải quyết thế nào để không ảnh hưởng
đến xu thế chung của nhân loại là hịa bình, ổn định, cùng phát triển là nhiệm
vụ của các quốc gia có liên quan tới tranh chấp phải giải quyết nhằm đi đến
một giải pháp thỏa đáng nhất.
Trước hết đây là luận văn kết thúc chương trình cao học. Và với niềm
say mê nghiên cứu những vấn đề liên quan tới đất nước là động lực để học

viên thực hiện đề tài này. Do vậy học viên cố gắng thức hiện đề tài “Tranh
chấp quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam với các bên liên quan từ năm
1909 đến nay” để là bài kết thúc chương trình cao học của mình.
Với đề tài này, luận văn sẽ cố gắng đi vào phân tích lịch sử tranh chấp ở
quần đảo Trường Sa từ năm 1909 đến nay giữa các bên liên quan. Do vậy,
luận văn sẽ cung cấp cho người đọc một cái nhìn khách quan về bản chất


8

tranh chấp quần đảo Trường Sa của các bên liên quan với chủ quyền không
thể chối cãi của Việt Nam.
Dựa trên nhận thức rõ ràng về bản chất tranh chấp quần đảo Trường Sa
hiện nay giữa các bên liên quan, luận văn mạnh dạn đưa ra một số gợi ý nhằm
giải quyết cuộc tranh chấp trên tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử và các tập
quán, luật pháp quốc tế.
2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình tranh chấp quần đảo
Trường Sa giữa Việt Nam và các bên liên quan giai đoạn từ năm 1909 đến
nay. Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử ở
quần đảo này.
Như tên của đề tài, luận văn chỉ thực hiện nghiên cứu tranh chấp riêng
trên quần đảo Trường Sa, lấy năm 1909 để làm mốc giới hạn của đề tài. Thực
ra đây là năm ít có sự kiện ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế, nhưng đối với
Biển Đơng có thể coi như là mốc xuất phát cho những manh nha tranh chấp
căng thẳng sau này. Đối với Trung Quốc, với vấn đề Biển Đông từ trước năm
1909, họ dường như không quan tâm lắm; sự kiện đô đốc Lý Chuẩn theo lệnh
của chính quyền tỉnh Quảng Đơng dẫn 3 chiến hạm đến Hoàng Sa năm 1909,
cập vào một số đảo, bắn vài phát pháo biểu dương lực lượng trước khi trở về
nước được coi như là mốc cho việc “khai hỏa” của những diễn biến tranh

chấp ngày sau.
Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa có liên hệ mật thiết
với tranh chấp quần đảo Hồng Sa, vì thế, luận văn sẽ đề cập đến vấn đề
Hoàng Sa khi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình.


9

3.Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
trước năm 1909 chưa bị Trung Quốc và các nước khác xâm phạm. Năm 1907
là năm xảy ra sự kiện Nhật chiếm đảo Pratas. Trung Quốc đã phản đối sự
chiếm đảo Pratas này của người Nhật cho rằng đảo vô chủ. Để ngăn chặn sự
bành tướng của Nhật xuống phía Nam, Trung Quốc đã tiến hành đặt tên một
loạt các đảo ở Biển Nam Hải trong đó có Tây Sa và Nam Sa mà Trung Quốc
cho là đảo vô chủ. Lúc này, Nam Sa chưa xuống dưới vị trí của Trường Sa
của Việt Nam mà chỉ ở vị trí Trung Sa. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh đã
thấy xuất hiện những thư tịch cổ Việt Nam đề cập chung chung đến Hồng
Sa. Xưa nhất, ít ra vào cuối thế kỷ XVII của Đỗ Bá Công Đạo (1686), (Bửu
Cầm dịch), “Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư quyển 1”, Hồng Đức
bản đồ, tủ sách Viện Khảo Cổ, Sài Gòn, 1962, tr.70 – 102, có vẽ và ghi chú
về “bãi Cát Vàng” tức Hồng Sa, tiếp đó là của Lê Q Đôn (1776) (Lê Xuân
Giáo dịch), Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 (tập I), Tủ sách Cổ Văn Ủy Ban Dịch
Thuật, Sài Gịn, 1972, mơ tả chi tiết về các hoạt động của các đội Hoàng Sa,
Bắc Hải minh chứng sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần
đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Sang thời nhà Nguyễn, từ triều Gia Long, cả
một hệ thống biên niên sử và địa dư chí của Quốc Sử Quán,sách hội điển,
châu bản của Nội Các triều đình nhà nguyễn đã ghi chép những hoạt động của
đội Hoàng Sa một cách rất kỹ và rõ ràng thể hiện sự xác lập và bảo vệ chủ
quyền của Nhà nước Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa

như là Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (1844) (Tổ phiên dịch viện Sử Học), Đại
Nam Thực Lục Tiền Biên, quyển 8&10, tập I, Nxb Sử Học, Hà Nội 1962, đã
đề cập đến việc dựng bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bằng
chứng xác đáng về việc triều đình Việt Nam quan tâm và bảo vệ chủ quyền
đối với hai quần đảo này.


10

Ngay nay, vấn đề Biển Đông (tên gọi của Việt Nam) hay South China Sea
(tên gọi quốc tế) đã có nhiều cơng trình đề cập tới cả trong và ngồi nước. Đó là
những bài báo, những bài tham luận, những cơng trình được các tác giả thực
hiện. Sau đây có thể kể tới những cơng trình như: Vũ Hữu San “Địa lý Biển
Đơng với Trường Sa và Hồng Sa, Ủy ban bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt
Nam, xuất bản năm 1995 tác giả đã trình bày một cách chi tiết về địa lý Biển
Đông, địa lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tài nguyên thiên nhiên và khái
quát thực trạng tranh chấp của các quốc gia có liên quan ở khu vực này; Bộ
ngoại giao nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cơng bố tài liệu “chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” tháng 2 năm
1979 đến tháng 1 năm 1982, Bộ ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam lại công bố cuốn sách trắng “quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa, lãnh thổ Việt Nam”, tháng 4 năm 1988, Bộ ngoại giao nước Cộng hồ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam lại cơng bố tài liệu “Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và
luật pháp quốc tế”, tất cả các cơng trình này đều đưa ra những chứng cứ lịch sử
và pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo; Vũ Phi Hoàng, “Vùng biển và quyền làm chủ”, Nhà xuất bản quân đội
nhân dân, 1978; Với cơng trình này tác giả đã trình bày một cách rõ nét về tiềm
năng tài nguyên biển mà Việt Nam có được, khả năng khai thác hiệu quả sẽ hóp
phần rất lớn cho sự phát triển đất nước; Lưu Văn Lợi, “Cuộc tranh chấp ViệtTrung về hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa”, Nhà xuất bản cơng an nhân
dân, 1995. Với cơng trình này tác giả đã đưa ra những chứng cớ lịch sử về việc

chiếm dụng và khai thác lâu đời của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng như
nghĩa vụ quốc tế mà các chính quyền phong kiến đã thực hiện ở đây, đồng thời
tác giả đã nêu một cách biên niên những sự kiện chính xảy ra trên hai quần đảo
từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XX Nguyễn Hồng Thao, “Ô nhiễm môi trường
biển Việt Nam, luật pháp và thực tiễn”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2003 tác


11

giả đã trình bày khái quát về những khái niệm về những định nghĩa của biển và
đại dương theo công ước quốc tế về luật biển năm 1982, Đặc khảo về Hoàng Sa
và Trường Sa của Tập san sử địa số 29 do một số học giả viết là một cơng trình
quy mơ đã đưa ra những tài liệu, chứng cứ quý giá để củng cố lại chủ quyền trên
hai quần đảo này của Việt Nam; Monique Chemillier – Gendreu ,Chủ quyền trên
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, Bà
là chủ tịch Hội luật gia châu Âu, đây là một công trình khoa học có quan điểm
khách quan cho rằng Việt Nam là nước có đầy đủ danh nghĩa thực thi chủ quyền
tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và gần nhất là cơng trình nghiên cứu của
Tiến Sĩ Nguyễn Nhã với đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, TP.HCM- 2002. Với luận án này tác giả
dày công nghiên cứu đã đưa ra những chứng cứ lịch sử dựa trên những thư tịch
cổ, tài liệu trong nước, của các nước phương Tây và của cả chính Trung Quốc để
chứng minh hai quần đảo này của Việt Nam là không có gì phải chối cãi được…
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu diễn biến
tranh chấp 2 quần đảo này một cách đầy đủ. Để hồn thành đề tài này, tác giả đã
ít nhiều kế thừa những cơng trình đi trước để làm rõ hơn xuất phát và diễn biến
tranh chấp trên hai quần đảo này, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá toàn
cục từ lúc bắt đầu cho đến nay.
4.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu sử dụng của luận văn
Để thực hiện luận văn này, học viên chủ yếu sử dụng phương pháp lịch

sử kết hợp với phương pháp logic. Bên cạnh đó học, viên cịn sử dụng phương
pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích.
Cơng tác sưu tầm sử liệu đóng vai trị hàng đầu. Đó là q trình mà học
viên tìm tịi những tài liệu của những cơng trình đã có trước, các tổng mục
sách, báo, sách dẫn và các nguồn từ trên mạng Internet, chủ yếu bao gồm các
tài liệu của Ban biên giới chính phủ,các cơng trình nghiên cứu của các tác giả


12

Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây; tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam.
5.Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
ƒ Phần mở đầu gồm 6 mục
ƒ Phần nội dung gồm 3 chương
ƒ Phần kết luận
Và phần sau cùng là tài liệu tham khảo, chú thích, hình ảnh và phụ lục.
Chương I: Luận văn trình bày khái quát về vị trí địa lý Biển Đơng, quần
đảo Trường Sa và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông. Thơng qua
đó nêu lên vai trị, vị trí hàng hải quan trọng của vùng biển này đối với khu
vực và quốc tế làm cho nơi đây tiềm ẩn những tranh chấp “quyền lực ảnh
hưởng” của các cường quốc nói chung và sự tham vọng bành trướng của
Trung Quốc.
Chương II: Luận văn trình bày lịch sử tranh chấp từ quần đảo Trường Sa
năm 1909 đến 1975, được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ năm
1909 đến năm 1945 và giai đoạn thứ hai từ năm 1945 đến 1975. Giai đoạn thứ
nhất, luận văn sẽ nêu lên sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử và
những luận điểm của Trung Quốc về chủ quyền của họ ở Biển Đơng. Giai
đoạn thứ hai, luận văn trình bày chủ quyền của Việt Nam dưới thời Pháp
thuộc và những hành động xâm phạm của các quốc gia và vùng lãnh thổ đối

với chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .
Chương III: Luận văn trình bày tình hình tranh chấp quần đảo Trường Sa
từ năm 1975 đến nay. Trong giai đoạn này luận văn nêu ra tính pháp lý quốc
tế của sự xác lập chủ quyền và sự tiếp tục chủ quyền của Việt Nam trên quần
đảo Trường Sa sau khi nước nhà được thống nhất, những hành động xâm
phạm chủ quyền của các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, luận văn trình
bày khuynh hướng giải quyết tranh chấp về vấn đề này. Đồng thời, luận văn


13

cũng mạnh dạn đưa ra những giải pháp “hiện thời” có thể thực hiện nhằm tạo
ra bước chuẩn bị để củng cố vị thế của Việt Nam khi thực thi giải quyết tranh
chấp ở đây.
6. Những đóng góp của luận văn
- Trước hết, luận văn cung cấp một số lượng tài liệu tham khảo bổ ích
cho việc nghiên cứu vấn tranh chấp ở Biển Đơng.
- Góp phần làm rõ q trình tranh chấp quần đảo Trường Sa kể từ năm
1909, từ đó góp phần thêm tiếng nói khẳng định chủ quyền không thể chối cãi
được của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa nói riêng và cả Hồng Sa nói
chung.
- Làm tài liệu nghiên cứu học tập cho những ai quan tâm đến vấn đề
Biển Đông, nhất là đối với thế hệ trẻ Việt Nam.


14

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
1.1. Tên gọi và địa lý tự nhiên Biển Đông

1.1.1. Tên gọi
Đã từ lâu, Biển Đông là cái tên hết sức quen thuộc đối với con người
Việt Nam. Nó đã đi vào chuyện cổ tích như “dã tràng xe cát Biển Đông”, hay
truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” với “bọc trăm trứng” và những câu
ca dao tục ngữ như “thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn; thuận bè
thuận bạn tát cạn Biển Đông”, ở Trung Quốc có câu như “Phước như Nam hải
thọ tỷ Nam sơn”… Biển Đông là cách gọi của người Việt Nam theo hướng, là
hướng Đông của phần lục địa nước ta, cũng như Đông hải của Trung Hoa,
Bắc hải của Tây Âu... Nam hải có thể hiểu đó là biển của người (Việt) Nam.
Vùng biển này quốc tế gọi là biển Nam Trung Hoa (South China Sea), có
lẽ từ thời phát kiến địa lý các nhà hàng hải đã gọi như thế với mục đích là xác
định phía Bắc của Biển Đơng là đất nước Trung Hoa hay nói cách khác vì
thời bấy giờ Trung Hoa là đất nước rộng lớn nhất, phát triển nhất, nổi tiếng
nhất trong khu vực và đã có đường giao thương với phương Tây qua “con
đường tơ lụa” và các nhà hàng hải phương Tây gọi như vậy để dễ xác định
phương hướng. Người Trung Hoa gọi là Nam Hải (फ⍋
hay biển Nam Trung
Quốc Hải (फЁ೟⍋
. Song tùy từng thời kỳ lịch sử người Trung Hoa gọi
khác nhau như Giao Chỉ Dương (biển của quận Giao Chỉ) [57, tr.3]. Ngồi ra
ven tỉnh Quảng Đơng, người Trung Hoa còn gọi là Việt Hải hay Việt Dương.
Philippinnes thì gọi vùng biển này là biển Luzon theo tên gọi của hịn đảo lớn
Luzon của Philippinnes.
Khơng những thế, trong tài liệu cổ về hàng hải của Bồ Đào Nha vào thế
kỷ XV, XVI cịn gọi Biển Đơng là biển Champa (Ciampa), hay biển Trung


15

Hoa hay biển Nam Trung Hoa. Cũng như người ta thường gọi biển kế cận Ấn

Độ là Ấn Độ Dương. Song chẳng bao giờ Ấn Độ Dương là của người Ấn Độ
cũng như biển Nam Trung Hoa là của nước Trung Hoa. Mà thực ra, Biển
Đông bao quanh hầu hết các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines,
Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, nên phải gọi
là Biển Đông Nam Á mới đúng [57, tr.3].
1.1.2. Địa lý tự nhiên Biển Đông
Biển Đông là một biển lớn, lớn nhất trong các biển ở Đông Nam Á và
đứng thứ hai trên thế giới sau biển San Hơ ở phía Đơng nước Austraylia [67,
tr.5]. Đó là một biển rìa lục địa (marginal sea), ở trung tâm Đông Nam Á,
thuộc bờ tây của Thái Bình Dương, có hình dạng một lưu vực điển hình với
một cửa vào chính là eo Basi ở phía tây Thái Bình Dương và một cửa lớn ra
biển Java xuống Ấn Độ Dương. Biển nằm giữa các vĩ độ 30 – 250 B và các
kinh độ 1000 – 1210 Đ, kéo dài theo trục Tây Nam - Đông Bắc, từ Singapore
đến Đài Loan, dài khoảng 3.000 km và chiều rộng cũng khá lớn, nơi hẹp nhất
từ bờ biển Nam Bộ nước ta đến đảo Kalimantan (Indonesia) cũng gần
1000km [1, tr.9]. Phía Bắc và phía Tây là bờ lục địa, bao gồm lãnh thổ nước
ta, đảo Hải Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia. Phía Đơng và Nam được
án ngữ bởi bức bình phong khổng lồ hình cung bởi các đảo và quần đảo, tạo
cho Biển Đơng gần như được khép kín lại. Đó là đảo Đài Loan, quần đảo
Philippines, Borneo và Sumatra (Hình 1). Như vậy, biển có một diện tích khá
lớn gần 3,4 triệu km2. Độ sâu bình quân của biển là 1140 m và độ sâu lớn nhất
là 5.420m, gấp 1.7 lần độ cao của đỉnh Phăng-xi-păng, là núi cao nhất nước
ta. Khối nước của Biển Đông chiếm tới 3.928.10 km3 [1, tr.11] và giả sử ta có
những cái hộp hình vng với mỗi cạnh dài 100m để chứa khối nước ấy rồi
xếp chồng lên nhau thì ta sẽ được một cái thang cao gấp 2.5 lần khoảng cách
từ trái đất tới mặt trời [67, tr.6]]. Biển Đơng có một vùng thềm lục địa rộng


16


lớn vào loại nhất thế giới với hai vịnh lớn ăn sâu vào lục địa là vịnh Bắc Bộ
và vịnh Thái Lan. Ngồi ra, dọc bờ biển Việt Nam cịn có các vịnh nhỏ như:
Vịnh Nha Trang, vịnh Rạch Giá…
Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc Biển Đơng với diện tích mặt nước
khoảng 150.000km2. Trong đảo có nhiều đảo và quần đảo nhỏ. Đảo lớn nhất là
đảo Hải Nam và các đảo nhỏ hơn nằm dọc theo bờ tây của vịnh như: Vĩnh
Thực, Cái Bầu, Cái Bàn, Cát Bà… và các quần đảo nằm xa bờ như: Bạch
Long Vĩ, Cơ Tơ…
Vịnh Thái Lan nằm ở phía tây nam Biển Đơng với diện tích mặt nước
khoảng 460.000 km2 [43, tr.5]. Đảo lớn nhất trong vịnh là đảo Phú Quốc, nhỏ
hơn là Thổ Chu, Hòn Nhọn và một số đảo khác nằm dọc bờ biển Campuchia,
Thái Lan, Malaysia…
Dọc theo bờ biển từ Hà Tĩnh trở vào tới mũi Cà Mau có tới hàng nghìn
hịn đảo nhỏ như Cồn Cỏ, Lý Sơn, Hịn Đơi, Hịn Hải, Cơn Sơn, Hịn Đá lẻ…
Khu vực Bắc Biển Đơng, ngồi một số đảo nhỏ như Paratas, Halen…, cịn có
quần đảo san hơ Hồng Sa với những đảo, đá, bãi nhỏ như Hoàng Sa, Hữu
Nhật, Quang Ánh, Xà Cừ, Chim Yến, Đá Lớn, Đá Nhỏ…
Khu vực phía Nam Biển Đơng có quần đảo san hơ Trường Sa với những
đảo, đá, đụn, bãi nhỏ như Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, Vĩnh Viễn, Bình Yên,
Thị Tứ…
Việt Nam nằm trên bờ phía tây của Biển Đơng với đường bờ biển dài
3260 km từ mũi Ngọc – Móng Cái (Quảng Ninh) tới Hà Tiên (Kiên Giang)
[43, tr.8]. Với việc áp dụng luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (United
Nations Convention on Law of Sea – UNCLOS) thì lãnh thổ nước ta mở rộng
ra biển gần một triệu km2. Như vậy vùng đặc quyền kinh tế nước ta mở rộng


17

đến 200 hải lý 1 tính từ đường cơ sở. (Hình 2) . Đặc biệt quan trọng trong Biển

Đơng là hai quần đảo Hoàng Sa (Paracel islands) và Trường Sa (Spratly
islands) thuộc chủ quyền Việt Nam đã mở rộng nước ta về phía đơng với kinh
tuyến 1170 Đơng và xuống phía nam tới vĩ độ 60 Bắc. Mà với tình hình hiện
nay đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam ở quần đảo Hoàng
Sa và Trung Quốc, Đài Loan, Philippinnes, Malaysia, Bruney với Việt Nam ở
quần đảo Trường Sa.
Biển và đại dương bao gồm hai phần, phần nước và phần địa hình đáy.
Trong các phần lại chia ra các đơn vị nhỏ hơn dựa trên những đặc trưng về
các điều kiện tự nhiên.
Thềm lục địa Biển Đông là phần kéo dài dưới mực nước biển với độ sâu
từ 0 m đến 200 m. Nhìn chung bề mặt đáy của thềm có độ dốc nhỏ (từ 3 đến
50) [43, tr.8]. Tương ứng với độ sâu này là có tầng nước mặt. Đây là khu vực
nước luôn luôn xáo động, trong nước giàu oxy, các chất muối khoáng mang ra
từ lục địa, ánh sáng và nhiệt độ cao… nên rất thuận lợi cho các giống loài
sinh vật phát triển phong phú và đa dạng.
Với diện tích khoảng gần 2.640.000 km2 thềm lục địa Biển Đông chiếm
khoảng 76% tổng diện tích bề mặt đáy biển. Phía Bắc và Tây Bắc thềm lục
địa chiếm tồn bộ diện tích vịnh Bắc Bộ, trải dài qua phía Đơng và Đơng
Nam đảo Hải Nam [43, tr.9]. Bề mặt thềm hơi bị uốn cong dạng hình máng
với độ sâu trung bình khơng q 100 m sau đó thềm thu hẹp dần ở những
vùng biển miền Trung nước ta từ Đà Nẵng tới Nha Trang. Qua mũi Nạy thềm
lục địa lại mở rộng dần ở vùng biển miền Nam và chiếm tồn bộ diện tích của
vịnh Thái Lan và trải dài tới phía tây đảo Cơn Sơn, tiếp giáp với thềm lục địa
Indonesia và Malaysia. Bề mặt thềm tương đối bằng phẳng còn in dấu vết
lòng sông cổ của sông cửu long và các con sông chảy từ Indonesia ra. Còn ở
1

1 hải lý dài tương đương 1.7823km



18

phía Đơng, dọc theo vịng cung đảo từ Calimantan tới bắc quần đảo
Philippinnes, diện tích thềm lục địa thu hẹp, độ dốc bề mặt thềm lớn.(Hình 3)
Sườn lục địa là phần kế tiếp của thềm lục địa, có độ sâu từ 200 m đến
2000 m. Bề mặt đáy thềm lục địa thường dốc từ 60 đến 70, đôi khi đạt tới 400
và phân dị thành những bề mặt có độ cao khác nhau. Tương ứng với độ sâu
này là tầng nước sâu [43, tr.10].
Đây là khu vực ở xa lục địa, các chất muối khống ít, lượng oxy tự do
trong nước nhỏ, lượng ánh sáng rất nhỏ, nhiệt độ thấp, áp suất cao… Sườn lục
địa phía tây Biển Đơng cấu tạo bởi nhiều bậc có độ cao khác nhau: 400m,
500m và 700m và trên đó có phủ các ám tiêu san hơ hình thành nên các quần
đảo Hồng Sa, Trường Sa.
Và phần kế tiếp bên dưới nữa của sườn lục địa là đáy đại dương với độ
sâu từ 2000m đến 6000m [43, tr.10]. Bề mặt địa hình đáy tương đối thoải, độ
dốc rất nhỏ. Ở một số nơi, do hình thành các dãy núi ngầm nên bề mặt địa
hình bị phân dị mạnh. Tương ứng với độ sâu này là tầng nước thẳm sâu. Đáy
đại dương của biển Đông tương đồi bằng phẳng với độ sâu trung bình 3291m.
Do có độ sâu lớn, áp suất rất lớn, lượng oxy hòa tan không đáng kể, ánh sáng
không tới được… nên sự sống của sinh vật rất nghèo nàn.
Về hải lưu, hải lưu là dòng nước chảy ở giữa biển mà nguyên nhân chính
là phát sinh ra gió, sau đó là sự khác biệt về tỷ trọng, nhiệt độ nước biển, sự
quay của thủy triều…
Hải lưu trong Biển Đông không chảy thường trực, cố định suốt năm một
chiều như các đại hải lưu của Thái Bình Dương. Gió mùa địa phương tạo nên
những dịng hải lưu chuyển theo chiều gió thổi, khi gió mùa đổi ngược chiều
thì hải lưu chảy ngược lại.
Trong mùa gió Đơng - Bắc, hải lưu Biển Đơng chảy ngược chiều kim
đồng hồ. Dòng nước biển chảy mạnh từ Đài Loan ngang qua Hoàng Sa với



19

vận tốc chừng 1 nút 2 và càng xuống phía Nam vận tốc càng tăng dần, có khi
tối đa tới 3,4 nút trên mặt nước. Các nhân viên khí tượng Việt Nam ở Hồng
Sa (sau vụ Nhật đảo chính Pháp tháng 3.1945) và quân nhân hải quân Việt
Nam cộng hòa (sau khi Trung Quốc tấn công chiếm đảo tháng 1.1974) đã nhờ
dịng nước này thả bè trơi về được tới Quy Nhơn và ngoài khơi Cù Lao Ré để
được cứu vớt. Ở phía tây vùng Trường Sa, nước chảy ngược như một đối lưu
hướng về phía Đơng Bắc. Vận tốc đối lưu thường thấp. Vùng gần Palawan
(Philippines) nước chảy theo chiều Tây Nam.
Trong gió mùa Tây Nam, hải lưu chảy theo hướng chiều kim đồng hồ, từ
phía Malaysia đi dọc bờ biển miền trung nước ta ra Hoàng Sa với vận tốc
chừng 5 nút. Đối lưu từ phía Đơng của quần đảo Hoàng Sa chảy về Trường Sa
rất yếu.[62, tr. 43]
Hải lưu Biển Đơng khơng hồn tồn là một vịng kín. Khi gió mùa thổi
mạnh, những khối lượng nước biển lớn được đẩy ra ngồi qua các eo biển.
Vào gió mùa Đơng Bắc, nước Biển Đơng thốt ra Ấn Độ Dương, vào mùa gió
Tây- Nam, nước biển thốt ra Thái Bình Dương.
Theo tác giả Matthias Tomczak và J. Stuart Godfrey thì dịng nước chảy
qua chảy lại như một máy điều hịa làm nồng độ muối ở Hồng Sa và Trường
Sa trong suốt năm giữ nguyên trong mức độ 33.5%0 và 33%0. [62, tr. 44]
Như vậy, mỗi năm hải lưu vùng Hồng Sa và Trường Sa thay đổi chiều
hai lần. Dịng nước vùng Trường Sa khơng mạnh bằng dịng nước vùng
Hồng Sa.
Sau trận chiến năm 1988, khi chiến hạm bị chìm các thủy thủ Việt Nam
sống sót trên các bè nổi khơng trơi đi đâu xa. Vì nước chảy chỉ chừng 0.25
đến 0.5 nút, sự cấp cứu đã được thực hiện trong khu vực gần nơi trận chiến
diễn ra.
2


nút là đơn vị đo tốc độ hải lưu, 1nút = 1 hải lý/ giờ= 0,51m/ giây


20

Sự vận hành của hải lưu liên hệ đến những thay đổi về thời tiết, khí
tượng trong vùng, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của người và sinh
vật dưới biển cũng như trên bờ.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên Biển Đơng
Biển Đơng có diện tích rộng lớn lại ở vào vị trí đặc biệt nên đã trở thành
một nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với quốc gia có chủ quyền nơi đây
cũng như trong tương lai. Đó là một điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển
một nền kinh tế biển phong phú và đa dạng, từ việc đánh bắt đến nuôi trồng
và chế biển hải sản, khai thác dược liệu và các khoáng sản, đồng thời cũng
phù hợp cho việc phát triển du lịch và nghỉ mát nội địa cũng như quốc tế.
Ngoài ra cũng dễ dàng trong việc sử dụng giao thông đường biển trong nước
và nhất là đường hàng hải quốc tế…
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các tác giả như: Liu
(1953), Bougois (1959), Tiews (1959), Gulland (1970), Shomuva (1971), Lê
Đăng Phơn (1972), Shindo (1973), Lê Minh Viễn (1974), Trần Hữu Cương và
Nguyễn Văn Bối (1975), Vũ Trung Tạng (1979), Vũ Hữu San (1995),
Nguyễn Nhã (2003), Nguyễn Quang Thắng (2008)…cho thấy nguồn lợi hải
sản ở Biển Đông là vô cùng phong phú. Theo tài liệu của FAO , đáy biển và
vùng thềm lục địa Việt Nam trong Biển Đông rộng khoảng 1.3.106km2, cùng
với các vùng nước trồi trên đó là 1.6.106 km2 với tổng lượng cá nổi và cá đáy
vào khoảng 10.106 tấn. Cụ thể ở đó có thể khai thác khoảng 4 triệu tấn/năm và
sản lượng hữu hiệu cũng tới hơn 2 triệu tấn/năm. Còn cá nổi, với diện tích gần
1.7 triệu km2 với sản lượng tối đa cũng hơn 5 triệu tấn/năm. Riêng vùng biển
ven bờ nước ta, trữ lượng sơ bộ cũng vào khoảng 2-3 triệu tấn và khả năng

khai thác có thể tới 1.2- 1.4 triệu tấn/năm, trong đó cá nổi khoảng 0.6 triệu
tấn/năm và cá đáy cũng vào khoảng 1 triệu tấn/năm. [1, tr.17]
Còn về muối, Biển Đông cũng là một kho vô cùng phong phú với tổng


21

lượng khoảng 130 tỷ tấn, ngoài ra vẫn được cân bằng với Thái Bình Dương
và sơng ngịi từ lục địa chảy ra. Đồng thời, Biển Đông cũng chưa nhiều kim
loại và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nữa. Khối lượng nước lớn trong
biển hàm chứa khoảng 1493 tỷ tấn crom, 396 triệu tấn sắt, 11 triệu tấn đồng
và khoảng 15712 tấn vàng… Ngồi ra cịn có một số khống sản hòa tan khác
với nồng độ thấp hơn như: bạc với nồng độ 0.0003mg/l, coban: 0.0005mg/l,
uran: 0.003mg/l và iot:0.06 mg/l [1, tr.18]. Ngoài ra cũng tồn tại một số tàii
nguyên khác nữa như: cát thủy tinh, immerit, dầu mỏ và khí đốt…
Về hải sản, điều kiện tự nhiên của Biển Đơng khá thuận lợi, nằm trong
vùng nhiệt đới và xích đạo, lại mang tính chất á nhiệt do ảnh hưởng của các
dịng nước lạnh từ phương Bắc xuống. Biển Đơng có nhiều loại cá đáng kể là
những mối lợi lớn về kinh tế.
Một số học giả cho rằng báo cáo đầu tiên về sự hiện hữu dầu khí ở Biển
Đơng là kết quả của các đồn nghiên cứu thăm dị của Liên Hợp Quốc trong
những năm cuối thập niên 1960. Thời gian trước đó, nhiều giáo sư địa chất
thuộc viện Đại học Sài Gòn đã quả quyết là theo kiến thức của họ, Việt Nam
khơng có dầu lửa. Cho đến đầu thập niên 1970, một số học giả vẫn không tin
rằng dầu hỏa có nhiều như những năm báo cáo thăm dị cho biết. Họ cho rằng
dầu hỏa nếu có thì chỉ như những hạt sương buổi sáng đọng trên khắp ngọn
cỏ, lá cây ngồi đồng. Do đó một vấn đề khơng tưởng nữa là với kỹ nghệ nào
để có thể khai thác hết những “giọt sương” ấy đem đi bán thương mại.
Tuy vậy, gần đây niềm tin tưởng lại khác hẳn. Câu chuyện Biển Đơng có
dầu khơng những được coi là hiển nhiên mà cịn có những tin tưởng rằng trữ

lượng dầu khí ở Biển Đơng lớn khơng thua gì trữ lượng tồn thể vùng Trung
Đơng.
Dầu lửa là một chất hữu cơ. Việt Nam là vùng mà thực vật và sinh vật
phát triển rất phong phú. Nhiều cây cối và sinh vật chỉ có ở nơi đây mà khơng


×