Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Đánh giá tác động của môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập ba lai cầu sập tỉnh bến tre và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

ĐOÀN VĂN PHÚC
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SAU
KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỐNG ĐẬP
BA LAI - CẦU SẬP TỈNH BẾN TRE VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC
ĐỘNG TIÊU CỰC
Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trường
Mã số: 60.85.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS.TS HỒNG HƯNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề
xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

MỤC LỤC
Trang
Chương I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


VI. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN
VII. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NC
1. Cách tiếp cận
2. Phương pháp nghiên cứu
Chương II. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
A. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
II. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU KHÍ TƯỢNG
1. Chế độ nhiệt
2. Lượng mưa
3. Gió
4. Chế độ ẩm
5. Chế độ bốc hơi
III. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỦY VĂN NGUỒN NƯỚC
1. Đặc điểm mạng lưới sông rạch
2. Chế độ thủy văn
IV. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO
V. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, THỔ NHƯỠNG
1. Địa chất
2. Thổ nhưỡng
VI. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Tài nguyên đất
2. Tài nguyên nước
3. Tài nguyên sinh vật và sinh thái
4. Tài nguyên khóang sản
5. Tài nguyên thủy sản
6. Tài nguyên rừng ngập mặn
B. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

I. DÂN CƯ
II. QUY HỌACH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
III. QUY HỌACH THỦY LỢI NÔNG LÂM NGƯ
1. Hiện trạng quy họach thủy lợi tỉnh Bến Tre
2. Tình hình sản xuất nơng lâm thủy sản
GVHD:PGS.TS. HỒNG HƯNG

9
10
11
11
11
14
15
16
16
16
18
18
18
19
19
20
20
20
20
21
21
22
31

35
35
42
43
43
43
44
45
46
46
48
48
48
49
49
50

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC
1


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề
xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

2.1. Cây trồng
50
2.2. Chăn nuôi
51
2.3. Thủy sản
51

2.4. Tình hình phát triển lâm nghiệp
53
2.5. Cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp
53
IV. TÌNH HÌNH GIAO THƠNG NƠNG THƠN
54
V. TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC SINH HỌAT
54
Chương III. DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG SAU KHI XÂY DỰNG HỆ
THỐNG THỦY LỢI BA LAI CẦU SẬP
55
I. HIỆN TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH HỌAT ĐỘNG CỦA HỆ
THỐNG THỦY LỢI BA LAI - CẦU SẬP
55
1. Hiện trạng các công trình thủy lợi
60
1.1. Hiện trạng cơng trình tưới
60
1.2. Hiện trạng cơng trình tiêu
60
1.3. Hiện trạng cơng trình ngăn mặn
60
2. Vận hành của hệ thống các cơng trình thủy lợi 63
II. DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
64
1. Tổng hợp kết qủa điều tra
64
1.1. Kết quả điều tra, đo đạc
64
1.2. Kết qủa thu thập

65
2. Diễn biến chất lượng nước mặt
67
2.1. Diễn biến pH
67
2.2. Diễn biến mặn
70
2.3. Diễn biến sắt tổng
72
2.4. Diễn biến chất rắn lơ lững
75
2.5. Diễn biến Sulphat
76
2+
2+
2.6. Diễn biến Ca , Mg
77
2.7. Diễn biến đục
77
2.8. Diễn biến Clorua
78
2.9. Diễn biến BOD5
79
2.10. Diễn biến DO
81
2.11. Diễn biến Nitrat-Nitrit
81
2.12. Diễn biến photphat
83
2.13. Diễn biến vi sinh trong nước

84
2.14. Nước biển ven bờ
86
2.15. Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
86
3. Kết quả điều tra chất lượng môi trường nước năm
2007-2008
88
3.1 Chất lượng nước các sơng, kênh rạch chính
88
3.2 Chất lượng nước cửa sơng ven biển
92
3.3 Chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
95
3.4. Chất lượng nước kênh rạch nội đồng
98
GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC
2


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề
xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

4. Diễn biến môi trường đất
101
4.1. Diễn biến chua
101
4.2. Diễn biến mặn

102
2
4.3. Độc tố sắt trong đất Fe
102
3+
4.4. Độc tố nhôm trong đất Al
102
5. Diễn biến môi trường sinh thái
104
5.1. Động vật phù du
104
5.2. Thực vật phù du
104
6. Diễn biến lòng dẫn
105
6.1. Khu vực cống Ba Lai
105
6.2. Cống Sơn Đốc
107
Chương IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẾN VÙNG
DỰ ÁN BA LAI – CẦU SẬP
109
I. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
109
II. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
109
1. Đối với nước mặt
109
2. Đối với nước ngầm
113

III. TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ SINH THÁI
113
1. Hệ địa sinh thái trong vùng dự án
113
2. Hệ địa sinh thái ngòai vùng dự án
114
3. Hệ thủy sinh trong vùng dự án
114
4. Hệ thủy sinh ngịai vùng dự án
115
IV. TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
115
V. TÁC ĐỘNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
122
VI. TÁC ĐỘNG ĐẾN GIAO THÔNG
124
VII. TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ XÃ HÔI
124
1. Tác động đến y tế cộng đồng
124
2. Tác động đến cấp nước sinh họat
124
3. Tác động đến tái định cư
125
4. Tác động do chuyển đổi cơ cấu sản xuất
125
5. Tác động do đầu tư xây dựng
125
6. Tác động do phát triển hạ tầng
126

Chương V. DỰ BÁO DIỂN BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
127
I.
DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG
127
1. Dự báo diễn biến nguồn nước
127
2. Dự báo diễn biến môi trường sinh thái
129
3. Dự báo diễn biến lòng dẫn
131
II.
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
133
1. Xác định vùng nhạy cảm
133
2. Các giải pháp
135
GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC
3


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề
xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

Chương VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.

KẾT LUẬN
II.
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

140
140
142
144

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC
4


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề
xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

BẢNG CHỬ VIẾT TẮC
BT

Bến Tre

BL

Ba Lai

CS


Cầu Sập

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

TW

Trung ương

HTTL

Hệ thống thủy lợi

MT

Môi trường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


QHMT

Qui hoạch môi trường

QLMT

Quản lý môi trường

PTBV

Phát triển bền vững

ĐTH

Đô thị hố

KTXH

Kinh tế xã hội

CNH

Cơng nghiệp hố

HĐH

Hiện đại hố

TX


Thị xã

DA

Dự án

DO

Ơxy hồ tan

BOD

Nhu cầu ơxy sinh học

COD

Nhu cầu ơxy hố học

GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC
5


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề
xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
1. Hình 2.1: Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu

18
2. Hình 2.2: Bản đồ mạng lưới song rạch
22
3. Hình 2.3: Bản đồ địa hình Bến Tre
32
4. Hình 2.4: Bản đồ địa mạo Bến Tre
33
5. Hình 2.5: Bản đồ địa chất Bến Tre
36
6. Hình 2.6: Bản đồ thổ nhưỡng Bến Tre
37
7. Hình 2.7: Bản đồ đất đai Bến Tre
38
8. Hình 2.8: Hiện trạng thủy lợi Bến Tre
50
9. Hình 3.1: Hiện trạng hệ thống cơng trình thủy lợi vùng dự án ngọt
hóa Ba Lai – Cầu Sập
58
10. Hình 3.2: Hiện trạng thủy lợi Cầu Sập
59
11. Hình 3.3: Sơ đồ vị trí lấy mẩu nước
66
12. Hình 3.4: Kết quả phân tích và biểu đồ pH
68-69
13. Hình 3.5: Kết qủa phân tích và biểu đồ diễn biến mặn
71-72
14. Hình 3.6: Kết qủa phân tích và biểu đồ sắt tổng
73-74
15. Hình 3.7: Kết qủa phân tích và biểu đồ chất rắn lơ lững
75-76

16. Hình 3.8: Diễn biến Sulphat
77
17. Hình 3.9: Diễn biến Canxi
77
18. Hình 3.10: Diễn biến độ đục
78
19. Hình 3.11: Diễn biến Clorua
78
20. Hình 3.12: Kết qủa phân tích và biểu đồ BOD5
79-80
21. Hình 3.13: Diễn biến DO
81
322. Hình 3.14: Kết qủa phân tích và biểu đồ N-NO
81-83
23. Hình 3.15: Diễn biến Nitrit
83
24. Hình 3.16: Diễn biến Photphat
84
25. Hình 3.17: Kết quả phân tích và biểu đồ Coliforms
85
26. Biểu đồ pH nước sơng rạch chính 2007-2008
89
27. Biểu đồ SS nước sơng rạch chính 2007-2008
89
28. Biểu đồ Fe nước sơng rạch chính 2007-2008
90
29. Biểu đồ Mn nước sơng rạch chính 2007-2008
90
+
30. Biểu đồ NH4 nước sơng rạch chính 2007-2008

90
31. Biểu đồ NO3 nước sơng rạch chính 2007-2008
91
32. Biểu đồ BOD5 nước sơng rạch chính 2007-2008
91
33. Biểu đồ Coliforms nước sơng rạch chính 2007-2008
92
34. Biểu đồ pH nước cửa song ven biển 2007-2008
92
35. Biểu đồ SS nước cửa song ven biển 2007-2008
92
36. Biểu đồ Fe nước cửa song ven biển 2007-2008
93
37. Biểu đồ Mn nước cửa song ven biển 2007-2008
93
GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC
6


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề
xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

38. Biểu đồ NH4+ nước cửa song ven biển 2007-2008
94
39. Biểu đồ dầu mở nước cửa song ven biển 2007-2008
94
40. Biểu đồ BOD5 nước cửa song ven biển 2007-2008
94

41. Biểu đồ Coliforms nước cửa song ven biển 2007-2008
95
42. Biểu đồ pH nước cửa nuôi trồng thủy sản 2007-2008
95
43. Biểu đồ SS nước cửa nuôi trồng thủy sản 2007-2008
96
44. Biểu đồ Fe nước cửa nuôi trồng thủy sản 2007-2008
96
45. Biểu đồ Mn nước cửa nuôi trồng thủy sản 2007-2008
96
+
46. Biểu đồ NH4 nước cửa nuôi trồng thủy sản 2007-2008
97
47. Biểu đồ BOD5 nước cửa nuôi trồng thủy sản 2007-2008
97
48. Biểu đồ dầu mở nước cửa nuôi thủy sản 2007-2008
98
49. Biểu đồ Coliforms nước cửa nuôi thủy sản 2007-2008
98
50. Biểu đồ pH nước kênh rạch nội đồng 2007-2008
99
51. Biểu đồ SS nước kênh rạch nội đồng 2007-2008
99
52. Biểu đồ Fe nước kênh rạch nội đồng 2007-2008
99
53. Biểu đồ Mn nước kênh rạch nội đồng 2007-2008
100
+
54. Biểu đồ NH4 nước kênh rạch nội đồng 2007-2008
100

55. Biểu đồ NO3 nước kênh rạch nội đồng 2007-2008
100
56. Biểu đồ BOD5 nước kênh rạch nội đồng 2007-2008
101
57. Biểu đồ Coliforms nước kênh rạch nội đồng 2007-2008
101
58. Một số hình ảnh về mơ hình sản xuất
145-147

GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC
7


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề
xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG
Trang
1. Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình

19

2. Bảng 2.2: Độ ẩm trung bình

20

3. Bảng 2.3: Bốc hơi trung bình


21

4. Bảng 2.4: Mực nước bình quân tháng lũ lớn nhất

22

5. Bảng 2.5: Mực nước cao nhất theo thiết kế

22

6. Bảng 2.6: Biên độ triều tại một số vị trí trên sơng Tiền

23

7. Bảng 2.7: Kết quả các đợt đo lưu lượng

23

8. Bảng 2.8: Phân bổ diện tích theo các cấp cao độ

31

9. Bảng 2.9: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất ven sông HL

35

10. Bảng 2.10: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất ven sông Tiền

39


11. Bảng 2.11: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất ven sông BT

40

12. Bảng 2.12: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất ven cầu An Hóa

41

13. Bảng 2.12: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đất ven cống Ba Lai

41

14. Bảng 2.14: Tình hình sử dụng các lọai đất

43

15. Bảng 2.15: Trử lượng cát cấp C2 thượng nguồn

45

16. Bảng 2.16: Trử lượng cát cấp P1 thượng nguồn

45

17. Bảng 2.17: Trử lượng cát cấp P1 hạ nguồn

45

18. Bảng 2.18: Trử lượng cát cấp P2 hạ nguồn


45

19. Bảng 2.19: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản

52

20. Bảng 3.1: Tình hình các cống trong vùng

61-63

21. Bảng 3.2: Kết quả phân tích dầu

86

22. Bảng 3.3: Kết quả phân tích thuốc bảo vệ thực vật

87

23. Bảng 3.4: Kết quả phân tích mơi trường đất

103

24. Bảng 3.5: Độ sâu, thể tích đất bị xói của kênh dẫn thượng lưu
106
25. Bảng 3.6: Độ sâu, thể tích đất bị xói của kênh dẫn hạ lưu

107

26. Bảng 3.7: Độ sâu, thể tích đất bị xói của kênh dẫn thượng lưu
cống Sơn Đốc

107
27. Bảng 3.8: Độ sâu, thể tích đất bị xói của kênh dẫn hạ lưu cống
Sơn Đốc
108
GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC
8


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

CHƯƠNG I:

PHẦN MỞ ĐẦU
--------------Cũng như các quốc gia trên thế giới, môi trường sinh thái ở nước ta đã
và đang là vấn đề nóng bỏng, là quốc sách hàng đầu của Nhà nước. Trong
những năm gần đây, sự khai thác bất hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ở
nước ta đã làm cho tại nhiều nơi một số nguồn tài nguyên bị cạn kiệt đe dọa
nghiêm trọng môi trường sinh thái .
Riêng tại các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL), do tình hình
xâm nhập mặn đang có nguy cơ lan rộng làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh
hoạt đã đặt ra một vấn đề hết sức cấp bách đòi hỏi ngành thuỷ lợi cần phải
xây dựng nhiều hệ thống cơng trình thủy lợi, trong đó cống đập và hệ thống
đê ngăn mặn nhằm: kiểm soát mặn; tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ cho
sinh hoạt , sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian qua
nhiều dự án thủy lợi đã được thực hiện để cải tạo hệ sinh thái tự nhiên của
ĐBSCL, trong đó hệ thống cơng trình thuỷ lợi Ba Lai và Cầu Sập (BL-CS)
thuộc tỉnh Bến Tre (BT) là một trong số rất ít hệ thống có qui mơ và tầm cỡ

lớn nhất ở khu vực ĐBSCL với mục đích đáp ứng được việc cung cấp nguồn
nước ngọt cho các nhu cầu về sản xuất lương thực, thực phẩm và dân sinh
kinh tế.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, có nhiều cơng trình thủy lợi lớn, vừa và
nhỏ đã được xây dựng ở vùng BL-CS để phục vụ cho phát triển nông nghiệp và
cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân các huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng
Trơm, Châu Thành và thị xã BT. Khu vực hưởng lợi của dự án thuỷ lợi BL-CS
được bao bọc bởi các sông lớn, cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt nên trong
các tháng mùa khô hầu như nước mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng làm
cho nhiều vùng bị thiếu nước ngọt trầm trọng, tình trạng hạn hán xảy ra thường
xuyên nhất là thời kì từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm khi các con sông BT Chẹt Sậy - Giao Hịa bị mặn xâm nhập làm cho tồn bộ phía Đơng của các
sơng nói trên khơng có đủ nước để sản xuất và sinh hoạt, sản lượng cây trồng
và năng suất đều thấp. Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch cũng là một
vấn đề rất đáng quan tâm bởi vì, do tập quán của người dân từ lâu đời sinh sống
dọc bờ sông, các hoạt động giao thông thủy, các hoạt động nuôi trồng và chế
biến hải sản, các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, trong đó rất đáng chú ý
là trong những năm gần đây tình trạng sử dụng bừa bãi các loại phân bón,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đã làm nguồn đất và hầu như nguồn nước mặt của
các sông rạch trong tỉnh nói chung bị ơ nhiễm nặng nề. Thêm vào đó là nguồn
nước ven biển cũng như trong các vùng nuôi trồng thủy sản cũng bị ơ nhiễm do
q trình khai thác và nuôi trồng không tuân thủ theo các quy định cũng như
luật bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, nước thải của các cơ sở sản xuất, lò mổ súc
vật đều thải ra sông, rạch cũng như hiện tượng sạt lở, gây nhiễm mặn v.v… đã

GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

9

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC



Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

và đang làm cho môi trường nước và hệ sinh thái ngày càng có xu hướng xấu
đi.
Mặt khác, một số vùng rộng lớn ven biển trên địa bàn tỉnh BT đã
chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa một vụ sang nuôi tôm hay kết hợp cả
trồng lúa và ni tơm đã làm cho tình hình xâm nhập mặn diễn biến rất phức
tạp. Nếu như không có các biện pháp kiểm sốt thì trong tương lai có thể
mang lại những hậu quả khơng lường trước được. Thực tế cho thấy, mơ hình
trồng lúa một vụ, ni tôm một vụ hay trồng lúa và nuôi tôm kết hợp trong
thời gian vừa qua đã mang lại những kết quả tích cực, tuy nhiên mức độ rủi ro
cũng rất lớn làm cho nhiều cơ sở kể cả của Nhà nước và tư nhân gặp rất nhiều
khó khăn. Hơn nữa, nhiều nơi đã dẫn nước mặn vào trong nội đồng để nuôi
tôm, hay khai thác nguồn tài nguyên nước bộc phát khơng theo quy hoạch đã
góp phần làm cho khơng những nguồn nước bị nhiễm mặn mà cả đất cũng bị
nhiễm chua, nhiễm phèn không thể canh tác được. Tất cả những vấn đề trên
đã làm cho hệ sinh thái và mơi trường có những biến đổi tiêu cực và có nguy
cơ đe dọa mơi trường ở các vùng ven biển.
Thực hiện quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ trong chiến
lược phát triển toàn diện ĐBSCL gồm ba vấn đề lớn về chống lũ cấp bách,
phát triển các vùng ngọt hố và xây dựng các tuyến giao thơng cũng như khu
dân cư, Dự án thủy lợi ngọt hóa Bắc tỉnh BT bao gồm cống đập BL và 1 số
hạng mục hệ thống thủy lợi CS đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, đặc
biệt cống đập BL được đưa vào vận hành tháng 9 năm 2002.
Sau khi cống đập BL và một số cơng trình thuỷ lợi khác đi vào hoạt
động trong lúc dự án BL-CS chưa hoàn chỉnh sẽ có phát sinh diễn biến phèn,
tiêu chua, xâm nhập mặn ô nhiễm môi trường đất, nước, hệ sinh thái, hiện
tượng phú dưỡng hố... có tác động đến sản xuất, đời sống và hệ sinh thái khu

vực dự án. Để đánh giá một cách khách quan cái được và những tồn tại, cần
thiết điều tra diễn biến tác động của môi trường sau khi xây dựng hệ thống
cống đập BL-CS , từ đó định hướng các giải pháp tổng hợp để khai thác hợp
lý tối ưu vùng dự án và hạn chế diễn biến môi trường các vùng nhạy cảm là
vấn đề cần thiết tất yếu hình thành đề tài.
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
ĐBSCL là một hệ thống hở, thấp chịu tác động của chế độ thủy văn bán
nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây. Tồn bộ diện tích của 8 tỉnh ven
biển ĐBSCL là 2,86 triệu ha. Trước đây diện tích bị xâm nhập mặn ở vùng
ven biển ở mức 1g/l là 2,1 triệu ha, mức 4g/l là 1,7 triệu ha, hiện nay đã giảm
và đang biến đổi nhiều do sự phát triển hạ tầng thủy lợi và thay đổi mơ hình
canh tác. Các hệ thống thủy lợi được xây dựng đã đóng góp khá nhiều cho
việc phát triển nền kinh tế xã hội, gia tăng các sản phẩm nông nghiệp cho
vùng hưởng lợi. Tuy nhiên, sau khi các hệ thống thủy lợi (HTTL) xuất hiện
cũng tồn tại nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu giải quyết, trong đó
GVHD:PGS.TS. HỒNG HƯNG

10

HVTH: ĐỒN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước là một vấn đề rất cần quan tâm khi
chuyển đổi từ hệ sinh thái nước mặn, lợ sang hệ sinh thái nước ngọt của một
khu vực.
Đánh giá được thực trạng nguồn nước, đề xuất giải pháp phù hợp cho
việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước cho tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh tế xã hội và bảo vệ mơi trường trong tình hình hiện nay của cả nước
nói chung.
HTTL Ba Lai đã được vận hành cũng là một trong các HTTL lớn của
tỉnh Bến Tre cũng sẽ mang lại hiệu quả thấp nếu giải pháp sử dụng và bảo vệ
nguồn nước tại đây không được chú trọng. Luận văn này nhằm nghiên cứu
đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển, bảo vệ nguồn nước HTTL
Ba Lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
trong vùng nghiên cứu.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI :
- Đánh giá đầy đủ, chính xác diễn biến mơi trường nước trong vùng sau khi
các cơng trình của hai hệ thống BL-CS đưa vào sử dụng.
- Kiến nghị các giải pháp kỹ thuật để khai thác các mặt tích cực và hạn
chế các mặt tiêu cực để bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững trong
vùng nghiên cứu.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là diễn biến chất lượng môi trường
nước và sinh thái cũng như các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, suy giảm môi
trường.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài này ngoài khu vực nghiên cứu là hệ
thống thủy lợi Ba Lai - Cầu sập còn xem xét đến các khu vực lân cận có liên
quan, ảnh hưởng đến vùng hưởng lợi của hệ thống Ba Lai - Cầu Sập.
VI. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:
1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Từ những năm cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, điều tra, đánh giá
tác động môi trường Môi trường đã là mối quan tâm của quốc tế bởi vì suy
thối mơi trường ngày càng gia tăng trên thế giới. Đánh giá tác động môi
trường đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển như
Pháp, Mỹ, Nga … và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và
Trung Quốc … Ngoài ra, lĩnh vực này cũng được các tổ chức tài chính lớn
như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan

tâm trong việc ra quyết định hỗ trợ tài chính cho các nước trong q trình phát
triển kinh tế.
GVHD:PGS.TS. HỒNG HƯNG

11

HVTH: ĐỒN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

Tại châu Mỹ La Tinh: báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng
được thực hiện bởi cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này
chỉ rõ sự cần thiết phải kết hợp quản lý môi trường (QLMT) vào trong phát
triển bền vững (PTBV) kinh tế vùng ngay từ đầu.
Tại châu Á: trong khoảng thời gian trùng với các dự án QLMT tại Châu
Mỹ La Tinh cũng nổi lên mối quan tâm về việc kết hợp các khía cạnh kinh tế
và mơi trường. Các dự án tương đối khác nhau về mức độ kết hợp kinh tế –
môi trường đã diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và Thái
Lan.
Bảng: Tóm tắt một số dự án nghiên cứu vùng tại Châu Á
Dự án
Quy hoạch tổng thể
quản lý chất lượng
nước hồ Laguna
(Philipin)
Dự án phát triển
tổng hợp vùng
Palawan (Philipin)

Nghiên cứu quy
hoạch lưu vực hồ
Songkhla
(Thái
Lan)
Nghiên cứu quy
hoạch lưu vực hồ
Songkhla
(Thái
Lan)
QHTTMT lưu vực
sơng Hàn (Hàn
Quốc)

Năm
Dân số
2
Đặc tính hồn Diện tích (km ) (1.000
thành
người)

Trình bày tốt
bước chuẩn bị
cho QHMT
vùng
Ít chú ý mơi
trường đơ thị,
cơng nghiệp

Lưu vực

hồ

1984

3.820

1.840

Vùng
đảo

1985

12.000

318

Lưu vực
hồ

1985

9.119

1.250

Dự án có chất
lượng tốt

Lưu vực

hồ

1985

9.119

1.250

Dự án có chất
lượng tốt

Lưu vực
sơng

1986

24.000

Dự án PTBV vùng
Vùng
ven biển phía Đơng
ven biển
(Thái Lan)

1986

13.000

Vùng
đầm lầy


1986

200

Thung
lũng

1987

2.842

QH sử dụng đất tối
ưu và QHMT vùng
Segara
Anakan
(Indonesia)
Dự án cải thiện môi
trường thung lũng
Klang (Malaysia)

Chú ý

GVHD:PGS.TS. HỒNG HƯNG

12

Hạn chế về
14.000 kiểm sốt mơi
trường đơ thị

Thiếu kết nối
với các nhà ra
1.200
quyết định về
kinh tế
Dự án tốt về
bảo tồn tài
7,6
nguyên sinh
thái
Thiếu sự tham
2.465 gia của các tổ
chức chính
HVTH: ĐỒN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

phủ
Dự án quản lý và
Vùng
Thiếu về kiểm
kiểm sốt ơ nhiễm
cơng
sốt ơ nhiễm
cơng nghiệp vùng
1987
890
700

nghiệp
mơi trường
Samatprakarn
hóa
nước
(Thái Lan)
Nguồn: ADB, Guidelines for Intergrated Regional Economic-cumEnvironmental Development Planning- A Review of Regional Environmental
Development Planning Studies in Asia,1991
Tại thời điểm thập niên 80, có 8 dự án QHMT, đánh giá tác động mơi
trường tại châu Á thì đã có 5 dự án vùng; 02 dự án lồng ghép trong phát triển
kinh tế và 01 dự án quy hoạch cải thiện chất lượng mơi trường vùng. Nhìn
chung mỗi nghiên cứu đều có một số thiếu sót nhất định, nhất là chưa đề cập
một cách đầy đủ các khía cạnh mơi trường, thể chế và kinh tế của vùng quy
hoạch.
2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
Tại Việt Nam nói chung cịn tương đối mới mặc dù vấn đề này đã được
quan tâm từ lâu. Kể từ năm 1998, 1999, Cục Môi trường (nay là Tổng cục
Môi trường) đã tổ chức thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về Đánh giá tác
động môi trường:
- Phương pháp luận ĐTM.
- Các hướng dẫn về ĐTM (Nghị định của Chính Phủ, Thơng tư của Bộ
Tài ngun và Môi trường).
Tất cả các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường kết
hợp với các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện.
Tiếp theo các nghiên cứu này, hàng loạt các đề tài, dự án liên quan đến
ĐTM đã và đang được triển khai thực hiện, bao gồm:
- Nghiên cứu điều tra đánh giá tình hình ơ nhiễm và suy thối mơi
trường vùng đồng bằng sơng Cửu Long do q trình cơng nghiệp hóa (CNH)
và đơ thị hóa (ĐTH) làm cơ sở xây dựng QHMT phục vụ PTBV kinh tế xã
hội (KTXH) do Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC thực hiện năm

2000.
- ĐTM vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) (giai đoạn I) do Cục Môi trường
phối hợp với Viện Môi trường & Tài nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi
trường – ENTEC, Trung tâm Công nghệ & Quản lý Môi trường – CENTEMA
thực hiện trong giai đoạn 2000 - 2001.
- ĐTM các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng
Tháp, huyện Đức Hòa - tỉnh Long An cũng đã được Trung tâm Kỹ thuật Mơi
trường thực hiện và hồn thành trong năm 2007.

GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

13

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

- Và nhiều các nghiên cứu khác về ĐTM các dự án, các lưu vực sông
như Sông Nhuệ, Sơng Đáy, Sơng Đồng Nai, Sơng Cữu Long...
Nhìn chung các nghiên cứu trên chỉ chú trọng nghiên cứu về mặt mơi
trường tự nhiên mà cịn yếu về phân tích kinh tế, chưa làm rõ mối quan hệ
giữa chính sách kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT).
Đặc biệt là mới đây có 2 đề tài thuộc chương trình "Bảo vệ Mơi trường
và Phịng tránh thiên tai" (KC-08) và 1 nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước đã
được nghiệm thu cấp cơ sở và cấp Nhà nước là:
- Đề tài: Nghiên cứu xây dựng ĐTM phục vụ phát triển KTXH vùng
đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) (KC.08.02) do cố GS.TS Lê Quý An làm chủ
nhiệm đề tài.

- Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung (KTTĐMT) (TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi) (KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài.
- Nhiệm vụ trọng điểm: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ PTBV
vùng Đông Nam Bộ do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài.
Đây là ba đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứu QHMT, ĐTM. Trong
đó, mỗi đề tài tiếp cận theo mỗi hướng tương đối khác nhau nhưng về cơ bản
đã thống nhất về khái niệm, mục tiêu, nội dung và các kỹ thuật, công cụ sử
dụng để xây dựng QHMT, ĐTM.
Trong thời gian qua, Bến Tre có khá nhiều đề tài nghiên cứu đánh giá
diễn biến chất lượng tài nguyên, môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ,
trong đó có các đề tài như: Đề tài nghiên cứu điều tra diễn biến môi trường
sau khi xây dựng hệ thống Quới Điền - kiến nghị các giải pháp tổng hợp cải
thiện tình hình ơ nhiễm do Viện Tài ngun và Mơi trường, Thành phố Hồ
Chí Minh thực hiện năm 2005; Đề tài điều tra diễn biến lịng dẫn trên các
sơng chính tỉnh Bến Tre do Viện kỹ thuật Nhiệt đới thực hiện, các đề tài do
ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện và quản lý. Hàng năm, Ngành Tài
nguyên và Môi trường đều thực hiện việc đánh giá diễn biến mơi trường trên
tồn tỉnh. Trong đó, vấn đề mơi trường nước được đặc biệt quan tâm. Tuy
nhiên, các đề tài trước đây nghiên cứu một cách tổng quát, nhiều lĩnh vực như
đất, nước, khơng khí, đa dạng sinh học, sạt lỡ, bồi tụ... Chưa chuyên sâu về
diễn biến môi trường nước do cơng trình thủy lợi tác động đến các yếu tố về
kinh tế, xã hội trong vùng. Đề tài này sẽ đi sâu vào hướng nghiên cứu diễn
biến chất lượng môi trường nước sau khi xây dựng xong một cơng trình cống
đập, phân tích mặt lợi hại của cơng trình và đề xuất giảm thiểu các tác động
tiêu cực, nhằm phát triển bền vững khu vực dự án.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện địa lý, khí tượng địa chất và
thủy văn, cơ sở hạ tầng, điều kiện dân sinh kinh tế xã hội trong vùng nghiên cứu.
GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG


14

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

- Thu thập các tài liệu về tình hình hoạt động của các cơng trình của hai
hệ thống.
- Điều tra khảo sát đánh giá chất lượng môi trường nước trong vùng
nghiên cứu.
- Điều tra về tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái vùng nghiên cứu.
- Điều tra về hiện trạng kinh tế xã hội như các hoạt động sản xuất (nông
nghiệp, chăn nuôi, khai thác tài ngun, cơng nghiệp…) đời sống dân sinh và
tình hình sử dụng nguồn nước và sinh hoạt trong vùng.
- Điều tra khảo sát đánh giá tình hình hoạt động của các cơng trình của
hai hệ thống trong vùng nghiên cứu.
- Điều tra khảo sát đánh giá tình hình thủy văn dịng chảy của vùng
nghiên cứu.
- Đánh giá tác động của các hoạt động cơng trình thủy lợi, sản xuất, dân
sinh tới chất lượng nước cũng như tác động của môi trường đến các hoạt động
sản xuất dân sinh, nuôi trồng thủy sản.
- Đưa ra dự báo diễn biến về chất lượng môi trường nước trong vùng.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến diễn biến môi
trường trong vùng nghiên cứu.
- Đề xuất phướng hướng phát triển cần thiết để cải thiện nhằm khai thác
và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng.
VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

1. Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài cho ta một bức tranh
tổng hợp diễn biến môi trường, các tác động mơi trường từ xây dựng cơng
trình của dự án BL-CS , đây là cơ sở khoa học bước đầu cho việc đề xuất các
nhiệm vụ nghiên cứu trong giai đoạn sau cũng như các bước trong hoạch định
đầu tư dự án, quy hoạch sử dụng đất, nước.
2. Về mặt kinh tế - xã hội: Kết quả đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý có
cách tiếp cận và cách nhìn đúng hơn về thực trạng môi trường và các nghiên cứu
tác động môi trường để quy hoạch và phát triển hợp lý các tiểu vùng cho phù hợp
thực tế, tránh quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng bất hợp lý.
3. Về môi trường sinh thái:
- Từ kết quả đánh giá thực trạng chất lượng mơi trường khu vực nghiên
cứu qua đó có cách nhìn tổng quát và thực tế hơn.
- Các kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở cải tạo, hạn chế các tác động
môi trường xấu trong thời gian tới.
- Cảnh báo các hiện tượng, các nguồn gốc ô nhiễm môi trường, từ đó góp
phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ mơi trường sinh thái chung.
GVHD:PGS.TS. HỒNG HƯNG

15

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

VII. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cách tiếp cận.
Cách tiếp cận vấn đề để thực hiện đề tài được thể hiện qua các bước sau:
1.1. Tiếp cận toàn diện, hệ thống, thực tiễn và tổng hợp

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài này ngồi khu vực nghiên cứu cịn xem
xét đến các khu vực lân cận có liên quan, ảnh hưởng đến vùng hưởng lợi của
hệ thống Ba Lai - Cầu Sập.
- Diễn biến môi trường được xem xét bao gồm: môi trường nước và
sinh thái cũng như các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, suy giảm môi trường...
1.2. Tiếp cận kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm, tri thức cơ sở dữ liệu và
các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Đề tài đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu về dự án ngọt hoá Bắc Bến
Tre, đồng thời tổng hợp các số liệu từ các dự án điều tra cơ bản, dự án khác
có liên quan.
1.3. Tiếp cận quan điểm phát triển bền vững
Vấn đề quản lý, khai thác phát triển bền vững khu vực hưởng lợi được
xem xét đồng thời cả hai khía cạnh: thời gian và lãnh thổ. Nhưng diễn biến có
lợi này hiện nay không được mâu thuẫn phát triển về sau. Phát triển bền vững
khu vực hưởng lợi không được ảnh hưởng đến phát triển lâu dài về sau của
các khu vực xung quanh.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Những phương pháp sau sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu thực
hiện đề tài:
- Phương pháp hồi cứu các tài liệu liên quan đến địa hình khí tượng thủy văn,
chất lượng nước, nơng hố thổ nhưỡng, các tài liệu về hiện trạng các công trình
thủy lợi thuộc vùng nghiên cứu đã có tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến
Tre và các cơ quan quản lý trong và ngoài tỉnh.
- Phương pháp thống kê nhằm thu thập, xử lý các số liệu về khí tượng,
thuỷ văn, dịng chảy, kinh tế xã hội trong vùng.
- Phương pháp nghiên cứu ngồi thực địa:

GVHD:PGS.TS. HỒNG HƯNG

16


HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

+ Điều tra hiện trạng về tình hình sử dụng nước sinh hoạt nơng thơn, hiện
trạng sản xuất nông ngư thủy hải sản, hiệu quả của các cơng trình thủy lợi
được thực hiện.
+ Thu thập số liệu, điều tra thực tế.
+ Quan trắc trực tiếp lấy mẫu.
- Phương pháp Bản đồ
- Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm.
- Phương pháp phân tích đánh giá số lượng, dự báo và lập báo cáo.
- Phương pháp chuyên gia.

GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

17

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

CHƯƠNG II:

TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

-----------------------A. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Hệ thống thủy lợi BL-CS có tọa độ địa lý tự nhiên được giới hạn từ 9o48’
đến 10o19’10’’ vĩ độ Bắc; 106o09’ đến 106o35’ kinh độ Đơng và có tổng diện tích
tự nhiên là 136.250 ha. Phạm vi dự án được xác định bởi: phía Đơng Bắc giáp sơng
Mỹ Tho, sơng cửa Đại; phía Tây Nam giáp sơng Hàm Lng; phía Đơng Nam giáp
biển Đơng.
Hình 2.1: Vị trí khu vực nghiên cứu

GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

18

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

II. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU KHÍ TƯỢNG:
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu điều
hịa theo năm và có các đặc trưng sau:
1. Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm giữa các khu vực trong vùng biến đổi tương đối ổn
định, bình qn nhiệt độ cả năm 27,09oC; nóng nhất vào tháng IV: 29,1oC, mát nhất
vào tháng XII: 25,2oC.
Kết quả quan trắc trong thời kỳ 1991 - 2002, xu thế biến động nhiệt độ ở BT
bình quân 0,085oC/năm, diễn ra không đồng nhất giữa các mùa (mùa khô và mùa
mưa). Nền nhiệt độ vào mùa mưa và mùa khơ có xu thế tăng cao từ 0,3 - 1,9oC.
Trong mùa mưa, nền nhiệt độ tăng đột biến vào tháng VII, VIII khoảng 1,2 - 1,9oC.

Vào mùa khô nền nhiệt độ tăng tương đối đều.
Trong kỳ khảo sát 1996 - 2003, nền nhiệt độ ở BT trong 5 năm (1997, 1998,
1999, 2000, 2001 và 2002) có nhiệt độ trung bình cả năm vượt trên trung bình
nhiều năm, các năm cịn lại ở mức dưới trung bình nhiều năm trở xuống. Dự báo
đến năm 2010, nền nhiệt độ BT sẽ tăng lên 0,85oC, tức nhiệt độ trung bình cả năm
vào năm 2010 đạt 28,43oC.
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình (oC) tháng trạm Bến Tre
1997

1998 1999 2000 2001

2002

2003

2004

2005

I

24,1

26,7

26,0

26,1

26,0


25,4

25,3

25,6

24,7

II

26,3

26,6

25,8

26,2

26,0

25,7

26,4

25,1

26,1

III


26,7

28,2

27,8

27,5

27,8

27,1

27,8

27,1

27,0

IV

28,1

29,2

27,5

28,2

29,3


29,3

29,1

29,2

28,8

V

28,7

30,1

27,7

28,1

28,4

29,1

28.0

28,7

29,0

VI


28,3

28,5

27,2

27,6

27,3

27,9

28.3

27,4

28,1

VII

27,0

28,1

26,8

27,1

27,6


25,2

26.9

27,3

26,6

VIII 27,2

27,4

27,0

27,2

27,0

26,8

27.3

27,0

27,4

IX

27,4


27,2

27,4

27,3

27,6

27,3

27,0

27,2

27,1

X

27,1

27,0

26,7

26,6

27,1

27,0


26.6

26,6

27,2

XI

27,0

26,4

26,7

26,7

25,9

27,2

27,1

27,5

26,8

XII

26,6


25,3

24,6

26,2

25,9

27,1

25.2

25,2

25,4

27,09

27,08

26,99

27,02

Cả 27,04 27,58 26,77 27,07 27,16
năm

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Bến Tre
GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG


19

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

2. Lượng mưa:
Trong kỳ khảo sát 1991 - 2002, lượng mưa trung bình năm của tồn tỉnh
khơng cao so với cả nước, biến động từ 966mm - 2.084,6mm, phân bố thành 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng V đến XI và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau.
Trong các năm 2001 và 2002, mùa mưa đến sớm hơn trung bình nhiều năm vào
khoảng 5 - 20 ngày. Trong suốt mùa khô lượng mưa chỉ đạt 1,5 - 5,7% tổng lượng
mưa cả năm. Mùa mưa năm 2008 đến sớm hơn mọi năm gần 1,5 tháng và lượng
mưa đầu mùa cũng nhiều hơn. Có nơi trong tháng IV lượng mưa rất cao như: Thị
xã là 421,5mm, gấp 10 lần so với cùng kỳ hàng năm và cao nhất trong suốt 21 năm
qua. Lượng mưa trung bình 24 giờ có xuất hiện đến 144mm vào ngày 04/04/1999
tại Thị xã BT. Nguyên nhân theo đánh giá của Trung tâm Dự báo phục vụ khí
tượng thủy văn BT, là do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. Lượng mưa hàng
năm có xu thế cao, mật độ mưa dày hơn.
3. Gió:
Trong mùa mưa, từ tháng V - XI, gió hình thành theo hướng Tây - Tây Nam
chiếm 60 - 70%, tốc độ trung bình 2 - 3,9m/s, tối đa 20m/s. Trong mùa khơ có gió
Chướng, hướng gió thống trị là Đông - Đông Bắc xảy ra từ tháng XII - IV năm sau.
Mặc dù tỉnh BT không bị ảnh hưởng trực tiếp các cơn bão và áp thấp nhiệt đới tồn
khu vực Bắc biển Đơng (ngoại trừ cơn bão số 5 xảy ra vào năm 1997) nhưng cũng
làm thay đổi đáng kể tình hình thời tiết. Những tháng có nhiều bão và áp thấp nhiệt
đới ảnh hưởng đến BT có xu thế lùi gần về cuối mùa mưa bão, từ tháng IX đến XI.

Vào các thời điểm giao mùa mùa khô với mùa mưa và ngược lại xuất hiện các cơn
gió xốy làm nước biển dâng cao, tần xuất xuất hiện ngày càng cao và đã gây thiệt
hại lớn đối với cây trồng và vật nuôi.
4. Chế độ ẩm:
Độ ẩm trung bình hàng năm ít thay đổi. Thống kê qua nhiều năm cho thấy
độ ẩm trung bình là 80%. Tháng IV là tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm (74,8%),
tháng VIII có độ ẩm lớn nhất trong năm (83%). Nhìn chung, khơng có sự chênh
lệch lớn về độ ẩm, độ ẩm của các tháng mùa khô thấp hơn từ 5 - 10% độ ẩm của
các tháng mùa mưa.
Bảng 2.2: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại trạm Mỹ Tho
Tháng I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII IX

X

XI


XII

Độ ẩm 78,7
(%)

77,5 76,0 74,8 79,0 81,0 82,0 83,0 82,0 82,0 80,0 80,0 80,0

5. Chế độ bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm đo bằng ống Piche tại Mỹ Tho là
1.117mm, bình quân là 3,3mm/ngày. Tháng III có lượng bốc hơi lớn nhất là
133mm, bình qn là 4mm/ngày. Tháng X có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 72mm,
trung bình là 2,5mm/ngày.
GVHD:PGS.TS. HỒNG HƯNG

20

HVTH: ĐỒN VĂN PHÚC

TB
năm


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

Bảng 2.3: Bốc hơi trung bình nhiều năm tại trạm Mỹ Tho
Tháng

I


II

III

IV

V

VI VII VIII IX X

Bốc
hơi 111 126 133 129 93 87 90
(mm/tháng)

90

XI XII Năm

75 72 81 90

1.117

III. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỦY VĂN NGUỒN NƯỚC:
1. Đặc điểm mạng lưới sông rạch.
* Sông lớn: khu vực nghiên cứu đề tài có 3 sơng lớn nằm trong hạ lưu sông
Cửu Long chảy ra biển Đông là: Sông Mỹ Tho, sông BL, sông Hàm Luông với
tổng chiều dài 232 km và sơng Giao Hịa - Chẹt Sậy dài khoảng 18 km. Các sông
này nối với hệ thống kênh rạch nội đồng khá phát triển. Thông số của các sông lớn
như sau:
- Sông Mỹ Tho - Cửa Đại: Là phân giới phía Bắc của vùng dự án có chiều

dài 90 km, lịng sơng rộng từ 550m đến 2300 m, cao trình đáy sông từ (-7.0) đến (14.0) m.
- Sông Ba Lai: Chảy theo hướng Tây - Đông qua trung tâm vùng BL có
chiều dài 70 km, lịng sơng bị thối hóa rất nhanh sau khi có kênh đào Giao Hồ Chẹt Sậy cắt ngang qua, từ ngã tư An Hóa đến thượng nguồn lịng sơng hẹp và
nơng, độ rộng trung bình là 18 - 20 m, cao trình đáy sơng từ (-4) đến (+0.4) m ở
phía đơng lịng sơng mở rộng từ 400 đến 1200 m, cao độ đáy sông từ (-5.0) đến (8.0) m.
- Sông Hàm Luông: Là giới hạn phía Nam vùng dự án có chiều dài 72 km,
lịng sơng rộng và sâu, rộng trung bình từ 500 - 700 m, cao trình đáy sơng từ (-9.0)
đến (-13.0) m.
- Sơng BT- Giao Hịa - Chẹt Sậy: Là sơng đào nối giữa sông Hàm Luông với
sông Mỹ Tho và cắt ngang qua sông BL theo hướng Bắc Nam thành trục gia thông
thủy Quốc gia, chiều dài sông là 18 km, lịng sơng rộng trung bình từ 200 đến 300
m, cao trình đáy sơng từ (-5.0) đến (-6.0) m, chỗ sâu nhất tới (-12.0) m.
* Hệ thống kênh rạch nội đồng: phần lớn chảy theo hướng Bắc - Nam,
trung bình cứ 1 km có 1 cửa rạch rộng từ 30 đến 60 m và thu hẹp nhanh về
phía nội đồng, độ sâu trung bình từ 2.5 đến 3.0m, tổng chiều dài gần 300 km.
BT là tỉnh duy nhất ở ĐBSCL có rất nhiều cửa sông lớn như cửa Đại,
cửa BL, Hàm Luông, Cổ Chiên - Cung Hầu. Với hệ thống nhiều cửa như thế
kết hợp với địa hình bằng phẳng, cho nên vào mùa gió chướng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa tỉnh. Vào mùa
khô, lượng mưa trong tỉnh hầu như không có hoặc rất thấp, lượng nước
thượng nguồn về ít thì hầu như tồn bộ diện tích của tỉnh bị nhiễm mặn cho
nên các chế độ về thủy văn của tỉnh BT là khá phức tạp so với các tỉnh khác.
Thủy triều biển Đông với chế độ bán nhật triều không đều tác động vào
khu vực dự án có hai dạng:
GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

21

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC



Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

Hình 2.2: Bản đồ mạng lưới song rạch

Nguồn: Trung tâm bản đồ tài nguyên tổng hợp (IRMC)
2. Chế độ thuỷ văn:
Chế độ thuỷ văn trong khu vực nghiên cứu hàng năm bị chi phối mãnh
liệt bởi chế độ thuỷ triều Biển Đơng và dịng chảy thượng nguồn sông Mê
Kông qua 2 sông Mỹ Tho và Hàm Luông.
Chế độ thuỷ triều Biển Đơng có dạng bán nhật triều không đều với chu
kỳ 24h50’, chu kỳ nửa tháng 13 -14 ngày. Ngày có 2 đỉnh, 2 chân, chênh lệch
giữa 2 đỉnh triều khoảng 0.2 - 0.3m, chênh lệch giữa 2 chân triều khá lớn 1 2m.
Thuỷ triều Biển Đông tác động mạnh quanh năm trên phạm vi toàn
vùng dự án ngay cả trong mùa lũ, tháng X và tháng XI (thời kỳ đỉnh lũ sông
Mê Kông) ảnh hưởng mạnh nhất của lũ sông Mê Kông, biên độ thuỷ triều tại
Mỹ Tho, Mỹ Thuận, Chợ Lách đạt trị số lớn nhất vào tháng IX và X nhưng
các trạm ở phía đơng Bình Đại, Vàm Kênh, Bến Trại đạt trị số mực nước lớn
nhất tháng XII, tháng I và thấp nhất vào tháng VI và VII. Trị số mực nước lớn
nhất năm và tần suất như bảng sau:
Bảng 2.4 : Mực nc bỡnh quõn thỏng l ln nht
Trạm
Mỹ
Mỹ
Chợ
Bình
Vàm
Đặc trng
Tho Thuận Lách

Đại
Kênh
Zmax (cm) 173
173
178
169
180
Tháng
X
X
X
X
I

Tân
Thuỷ
172
XI

Bến
Trại
180
X

Bng 2.5 : Mc nc cao nht nm theo tn sut TK - Hmax (cm)
Trạm - Đặc trng
Hbq
H1%
H3%
H5%

H10%
Mỹ Tho
171
194
189
186
183
Bình §¹i
168
203
194
190
180
GVHD:PGS.TS. HỒNG HƯNG

22

HVTH: ĐỒN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

Mực nước đỉnh triều bình quân ngày của hầu hết các tháng trong năm
thường đạt trị số lớn hơn +1.0 m, tạo điều kiện tưới tự chảy thuận lợi cho các
khu vực đất có cao độ thấp hơn +0.7 m.
Mực nước chân triều bình quân ngày các tháng IX, X ở Mỹ Tho thường
đạt trị số lớn nhất trong năm, chỉ có Hmin < -50 cm, tháng IX có Hmin < 93cm, tháng X có Hmin < -80 cm, nên vùng dự án hầu như tiêu tự chảy quanh
năm.
Bảng 2.6: Biên độ triều tại một số vị trí trên sơng Tiền (đơn vị: cm)

VÞ trÝ

Mïa kiƯt

Mïa lị

Ghi chú

Bình Đại
Mỹ Tho
Chợ Lách
Mỹ Thuận
Tân Châu

241
222
199
241
73

229
214
182
229
13

Cửa sông
56km
105km
120km

220km

Ngun: S Ti nguyờn và Môi trường Bến Tre
Biên độ triều giảm nhanh từ cửa sông lên thượng lưu, từ mùa kiệt sang
mùa lũ.
Xu thế mực nước Hbqmax, Hbqmin, Hbq trên sông Mỹ Tho (ngang từ
Mỹ Tho sang Mỹ Hố) thường cao hơn phía sông Hàm Luông, điều này
chứng tỏ trên sông Mỹ tho ngồi lượng dịng chảy 10.5% . 8.6% trên sơng
Hàm Lng, còn một phần lượng dòng chảy từ các kênh rạch vùng Đồng
Tháp Mười bổ sung thêm. Mặt khác, khi triều lên dịng chảy theo các kênh
rạch từ sơng Mỹ Tho vào sông BL mạnh hơn và chân triều ở Mỹ Hoá thấp
hơn lại gần biển nên phần lớn rút theo hướng này khi triều xuống, phần cịn
lại rút ra sơng Mỹ Tho, cửa Đại. Đợt đo 5-10/III-1990 và 21/V-5/VI-1999,
như bảng sau sẽ thể hiện nội dung trên.
Bảng 2.7 : Kết quả các đợt đo lưu lượng
Thêi gian
VÞ trÝ
Qmax(+) Qmax (-)
5-10/IIIAn Hãa
594
-752
1990
Ba Lai
699
-794
ChĐt SËy
1727
-1360
21/V ®Õn Ba Lai 1
1302

-1504
5/VI-1999 Ba Lai 2
622
-807
Ba Lai 3
252
-208

Qbq
22.2
31.2
6.2
29.1
53.4
10.6

Hớng chảy
Từ sông Cửa Đại về Ba
Lai ra biển
Về phía sông Ba Lai
Từ sông Cửa Đại về Ba
Lai ra biển
Từ sông Cửa Đại về
BL

Ngun: S Ti nguyờn v Mụi trường Bến Tre
Ta thấy tuy Qmax (+) nhỏ hơn Qmax (-) nhưng thời gian lưu lượng
chảy từ sông Cửa Đại và sơng Hàm Lng về phía sơng BL nhiều hơn. Tại
GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG


23

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC


Luận văn” Đánh giá tác động môi trường sau khi xây dựng hệ thống cống đập Ba Lai - Cầu Sập tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực”

Chẹt Sậy có lưu lượng chảy xi 1727m³/s và chảy ngược -1360m³/s khá lớn
do khi triều lên dịng chảy từ sơng Cửa Đại và sơng BL vào khu vực rộng lớn
của lưu vực sông Giồng Trôm, khi triều xuống lượng dịng chảy của sơng
Giồng Trơm rút ra cịn lượng dịng chảy từ sơng Hàm Lng rút theo sơng BL
(độ sâu lớn và gần biển hơn), địa hình thấp hơn. Do khoảng cách từ sông Mỹ
Tho đến sông BL gần hơn từ sông Hàm Luông đến sông BL, sơng Cửa Đại có
dịng chảy lớn hơn lại được bổ sung thêm nên lưu lượng từ phía sơng Mỹ
Tho và sông Cửa Đại chảy vào sông BL gấp 3 - 4 lần từ sông Hàm Luông vào
sông BL .
Thống kê tài liệu thủy văn cho thấy trong mùa cạn, sông Tiền được
phân phối 52% tổng lượng nước từ thương nguồn đổ về. Tài liệu thực đo mùa
kiệt cho thấy lưu lượng chảy vào đồng bằng là 5.920m3/s, trong đó sơng Tiền
nhận được một lưu lượng là 3.078m3/s, tương đương với 52% và được phân
phối vào các sông như sau:
* Phân phối dịng chảy vào mùa cạn:
- Sơng Mỹ Tho:

710,4 m3/s

tương đương với 12%.

+ Sông Cửa Tiểu:


236,8 m3/s

tương đương với 4%.

+ Sông Cửa Đại:

473,6 m3/s

tương đương với 8%.

59,0 m3/s

tương đương với 1%.

- Sông Ba Lai:
- Sông Hàm Luông:
- Sông Cổ Chiên:

828,8 m3/s

tương đương với 14%.

1480, 0 m3/s

tương đương với 25%.

+ Cửa Cổ Chiên:

710,0 m3/s


tương đương với 12%.

+ Cửa Cung Hầu:

769,6 m3/s

tương đương với 13%.

* Phân phối dòng chảy vào mùa lũ:
Vào mùa lũ thì lưu lượng nước của tồn ĐBSCL là 24.000m3/s, trong
đó lưu lượng sơng Tiền là 12.480m3/s và được phân phối vào các sông như
sau:
- Sông Mỹ Tho:

2.880m3/s

tương đương với 12%.

960m3/s

tương đương với 4%.

+ Sông Cửa Đại: 1.920m3/s

tương đương với 8%.

+ Sông Cửa Tiểu:
- Sông Ba Lai:


240m3/s

tương đương với 1%.

- Sông Hàm Luông:

3.360m3/s

tương đương với 14%.

- Sông Cổ Chiên:

6.000m3/s

tương đương với 25%.

+ Cửa Cổ Chiên: 2.880m3/s

tương đương với 12%.

+ Cửa Cung Hầu: 3.120m3/s

tương đương với 13%.

GVHD:PGS.TS. HOÀNG HƯNG

24

HVTH: ĐOÀN VĂN PHÚC



×