Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn đức linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HỒ THỊ THÙY TRANG

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THIẾU NHI
CỦA NGUYỄN ĐỨC LINH

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số:

8 22 01 21

Người hướng dẫn: TS. LÊ NHẬT KÝ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu cơng trình này là của riêng tơi. Các
số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất
cứ một cơng trình nghiên cứu nào.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 7


Chương 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ VÙNG ĐẤT VĂN CHƯƠNG .. 8
1.1. Hành trình sáng tác ............................................................................... 8
1.1.1. Sự hạnh ngộ với nghề văn .............................................................. 8
1.1.2. Viết để góp phần thỏa mãn nhu cầu đọc sách của thiếu nhi .......... 14
1.2. Vùng đất văn chương ......................................................................... 20
1.2.1. Tây Nguyên kì thú ........................................................................ 21
1.2.2. Nha Trang huyền thoại ................................................................. 25
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 29
Chương 2. CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI
NGUYỄN ĐỨC LINH ................................................................................. 31
2.1. Đặc điểm cốt truyện ........................................................................... 31
2.1.1. Các kiểu cốt truyện ....................................................................... 32
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ........................................ 38
2.2. Đặc điểm nhân vật .............................................................................. 46
2.2.1. Hệ thống nhân vật ........................................................................ 46
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................... 57
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 66
Chương 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN THIẾU NHI
NGUYỄN ĐỨC LINH ................................................................................. 67


3.1. Đặc điểm ngôn ngữ ............................................................................ 67
3.1.1. Sự phối hợp giữa ngôn ngữ kể với tả và biểu cảm ........................ 67
3.1.2. Khai thác triệt để các phương tiện và biện pháp tu từ ................... 73
3.2. Giọng điệu .......................................................................................... 84
3.2.1. Giọng điệu hài hước ..................................................................... 84
3.2.2. Giọng điệu phê phán..................................................................... 88
3.2.3. Giọng điệu trữ tình ....................................................................... 91
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 93
KẾT LUẬN .................................................................................................. 95

CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi có một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt
Nam hiện đại. Lâu nay, thành tựu của bộ phận văn học này thường được biết
đến qua các sáng tác của Tơ Hồi, Võ Quảng, Phạm Hổ và những nhà văn,
nhà thơ khác. Theo đà vận động chung của nền văn học, ở mỗi một giai đoạn,
bạn đọc lại được đón nhận thêm những tác giả - tác phẩm mới. Trong số đó,
chúng tơi muốn nói đến Nguyễn Đức Linh, nhà văn hiện đang sống và sáng
tác tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Nguyễn Đức Linh là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Hơn 30 năm
viết cho thiếu nhi, ông đã xuất bản 6 tập truyện, được dư luận đánh giá cao về
tài năng và tâm huyết với tuổi thơ. Truyện thiếu nhi của ông dù kể về loài vật
hay con người cũng lấp lánh niềm vui và chuyên chở giá trị giáo dục sâu sắc.
Bằng sự hồn hậu và hóm hỉnh trong cách thể hiện, thế giới tuổi thơ nơi núi
rừng Tây Nguyên và phố biển Nha Trang hiện lên thật ấn tượng và lôi cuốn
trên những trang văn của ông. Với niềm đam mê và nỗ lực viết cho thiếu nhi
trong hơn ba thập kỷ qua, đã đến lúc thành tựu sáng tác của Nguyễn Đức Linh
cần phải được tổng kết, đánh giá nhằm xác lập phong cách đồng thời ghi nhận
những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì
đổi mới.
1.2. Thời gian gần đây, ngành giáo dục và đào tạo Khánh Hịa có chủ
trương đưa văn học địa phương vào giảng dạy trong nhà trường phổ thơng.

Đây là một chủ trương đúng đắn, có tác dụng mở rộng vốn hiểu biết cho học
sinh về văn học, văn hóa địa phương. Hơn nữa, là giáo viên Ngữ Văn làm
việc tại Khánh Hịa, bản thân tơi nhận thấy việc tìm hiểu về truyện thiếu nhi
của Nguyễn Đức Linh là rất cần thiết, có ý nghĩa về nhiều mặt.


2
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài cho luận văn là
Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn Đức Linh. Đề tài được thực hiện
nhằm mục đích ghi nhận thành tựu sáng tác cũng như chỉ ra đặc điểm riêng
trong phong cách sáng tác Nguyễn Đức Linh, một tác giả không chọn cách
xuất hiện ồn ào trước bạn đọc như vẫn thường thấy ở một số cây bút khác.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay, nguồn tài liệu nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Đức Linh còn
rất khiêm tốn, chủ yếu là các bài viết ngắn đăng tải trên báo Văn nghệ (Hội
Nhà văn Việt Nam), báo Khánh Hòa, hoặc một vài trang mạng khác. Dựa vào
nguồn tài liệu này, chúng tơi mơ tả thành hai nhóm ý kiến, như sau:
2.1. Những ý kiến về con đường trở thành nhà văn viết cho thiếu nhi
của Nguyễn Đức Linh
Liên quan đến nhóm ý kiến này có các bài viết sau: Nhà văn Nguyễn
Đức Linh: “Với tôi, viết cho thiếu nhi mãi là niềm đam mê!” (Thế Dũng), Bí
mật của sáng tạo (Ngô Xuân Hội) …
Trên báo Văn chương Việt, địa chỉ , có đăng
bài viết Nhà văn Nguyễn Đức Linh: “Với tôi, viết cho thiếu nhi mãi là niềm
đam mê!” của Thế Dũng. Bài viết được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn,
nội dung là những chia sẻ của Nguyễn Đức Linh về cơ duyên đến với văn học
thiếu nhi. Theo như lời kể của nhà văn thì nghề khảo sát cầu đường đã đưa
ông đến nhiều nơi, biết được nhiều chuyện, nhiều người. Đặc biệt, vì lịng quý
mến trẻ con mà Nguyễn Đức Linh đã đến với văn học thiếu nhi như một
duyên lành. Trên cơ sở quan sát và nhớ kĩ diễn biến của sự việc, nhà văn đã

“tưởng tượng và nối dài hoặc mở rộng các sự kiện đã xảy ra” [8]. Đó cũng
chính là cảm hứng và cách thức sáng tác ở nhiều tác phẩm thiếu nhi của
Nguyễn Đức Linh. Qua những lời tâm sự của nhà văn, ta thêm phần khẳng


3
định rằng, nếu như những xúc cảm chân thành và trong trẻo dành cho trẻ em
là mẫu sỗ chung làm nên một nhà văn thiếu nhi thì con đường đến với văn
chương của Nguyễn Đức Linh bắt đầu từ những trải nghiệm đáng nhớ và thú
vị của một kĩ sư chuyên nghề khảo sát cầu đường.
Ở bài viết Bí mật của sáng tạo, đăng trên báo Văn nghệ số ra ngày
3/6/2017, tác giả Ngô Xuân Hội đã cung cấp cho đọc giả biết thêm về góc
khuất trong cuộc đời Nguyễn Đức Linh. Đó là có thời gian nhà văn bị bắt đi
tù vì sự cố nhầm lẫn của cấp trên. Nhưng cũng chính nhờ hai tháng ở tù mà
Nguyễn Đức Linh có cơ hội đến với văn chương và dành trọn lịng mình để
viết cho thiếu thiếu nhi [24, tr.12].
Sở dĩ muốn hiểu sâu sắc ý nghĩa tác phẩm, người đọc cần phải biết rõ
về cuộc đời và con người tác giả. Vì thế, theo chúng tơi, những bài viết trên là
thật sự hữu ích trong việc tiếp cận và tìm hiểu truyện thiếu nhi của Nguyễn
Đức Linh.
2.2. Những ý kiến về đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Đức Linh
Ở nhóm ý kiến này, những biểu hiện có tính đặc điểm trong truyện
thiếu nhi của Nguyễn Đức Linh được một vài tác giả đề cập dưới dạng nhận
xét, nhận định ngắn gọn.
Trong bài viết Bí mật của sáng tạo, Ngô Xuân Hội cho rằng, Nguyễn
Đức Linh hội đủ ba phẩm chất để viết cho thiếu nhi là giàu trí tưởng tượng, sự
hồn nhiên và tính hóm hỉnh. Về đặc điểm sáng tác, theo Ngô Xuân Hội
“truyện Nguyễn Đức Linh thường có kết thúc mở” [24, tr.13]. Bên cạnh đó,
nhà phê bình cũng cho rằng, các tác phẩm Người khổng lồ của em tơi, Chuyến

phiêu lưu kì thú trong rừng đại ngàn là những minh họa tiêu biểu cho phong
cách viết truyện độc đáo của Nguyễn Đức Linh. Có được sự riêng biệt ấy,


4
theo Ngô Xuân Hội là do sự kết hợp giữa trí tưởng tượng phong phú cùng với
niềm đam mê sáng tạo khơng ngừng của nhà văn.
Khi Nhìn lại văn học thiếu nhi Khánh Hòa, tác giả Dương My Anh
nhận định Nguyễn Đức Linh là nhà văn “chuyên viết những cuốn truyện dài
mang màu sắc đồng thoại hay động vật, đặc biệt là thú rừng. Nguyễn Đức
Linh có thể xếp sau hai nhà văn nổi tiếng là Võ Hồng và Đồng Xuân Lan
chuyên viết dạng đồng thoại và ngụ ngôn” [2]. Kết luận của Dương My Anh
đã ghi nhận sự thành công của Nguyễn Đức Linh ở thể văn đồng thoại “nhân
cách hóa lồi vật”. Trên cái nhìn so sánh, Dương My Anh còn khẳng định:
“Nguyễn Đức Linh thực sự là cây bút gạo cội viết nhiều nhất cho thiếu nhi
Khánh Hòa” trong hơn 15 năm trở lại đây.
Trong lời giới thiệu về tập truyện dài Chuyến phiêu lưu kì thú trong
rừng đại ngàn của Nguyễn Đức Linh, tác giả Hoàng Nhật Tuyên đã chỉ ra
những điểm độc đáo về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Cụ thể trong bài
viết Nguyễn Đức Linh và “Chuyến phiêu lưu kì thú trong rừng đại ngàn”,
Hoàng Nhật Tuyên cho rằng, Nguyễn Đức Linh “đã dành khá nhiều trang viết
về những tình huống gay cấn” xảy đến với nhân vật chính, đồng thời truyện
còn như vẽ ra trước mắt bạn đọc khung cảnh núi rừng Tây Nguyên với
“những phong tục, tập quán cổ xưa và bao hiện tượng thiên nhiên lạ mắt, lạ
tai” [78]. Hồng Nhật Tun cịn đánh giá Chuyến phiêu lưu kì thú trong rừng
đại ngàn là một trong số những cuốn sách hay nhất của Nguyễn Đức Linh.
Cuối bài viết, tác giả còn nhắc đến nhận xét của nhà văn Cao Duy Thảo nhằm
gia tăng sức thuyết phục cho bài viết của mình về Nguyễn Đức Linh: “Cuốn
sách của Nguyễn Đức Linh có thể sánh ngang những nghiên cứu chuyên biệt
về Tây Nguyên, trong đó có cả những gợi ý về tiềm năng giàu có của vùng

đất chưa được con người khai phá đồng thời cũng cảnh báo các nguy cơ xâm
hại, làm cạn kiệt tài nguyên rừng có thể xảy ra trong tương lai” [78].


5
Cũng bàn về truyện Người khổng lồ của em tôi, tác giả Thụy Oanh qua
bài viết Một chút phép màu làm tuổi thơ thêm đẹp cho rằng: “Bạn đọc nhí sẽ
không thể rời mắt khỏi trang sách bởi cốt truyện hấp dẫn kết hợp cùng lối kể
chuyện dí dỏm, sinh động” [57]. Cũng như Dương My Anh, Thụy Oanh nhận
ra được tình yêu sâu nặng của Nguyễn Đức Linh đối với thành phố Nha
Trang. Vì thế, ơng có những trang viết đầy tình cảm về vùng đất tràn ngập
nắng gió và ấm áp tình người. Có thể nói, đó cũng là một biểu hiện có tính
đặc điểm về nội dung sáng tác trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Đức Linh.
Tuy chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, đánh giá khái quát nhưng các bài
viết trên là tư liệu tham khảo quý báu giúp việc phân tích, lý giải những đặc
sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Đức Linh trở
nên cụ thể, hệ thống và tồn diện hơn.
3. Đới tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những biểu hiện có tính đặc điểm
của truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh, thể hiện ở cả hai phương diện nội
dung và nghệ thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các sáng tác viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Đức Linh. Các tác phẩm gồm: Cún con đã lớn (truyện, Nxb Kim
Đồng – 1997); Thủ lĩnh Min trán đỏ (truyện, Nxb Kim Đồng – 1998); Người
khổng lồ của em tôi (truyện, Nxb Kim Đồng – 1999); Bí mật một kho báu
(truyện, Nxb Kim Đồng – 2001), Kim thần kê (truyện, Nxb Kim Đồng –
2006) và Chuyến phiêu lưu kì thú trong rừng đại ngàn (truyện, Nxb Kim
Đồng – 2016).



6
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi vận dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: Khi khảo sát các sáng tác của Nguyễn Đức
Linh, chúng tôi áp dụng phương pháp thống kê nhằm khảo sát những đặc
điểm nội dung và nghệ thuật trong truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp: Nhằm tìm hiểu những đặc điểm
về nội dung và hình thức trong sáng tác của Nguyễn Đức Linh, chúng tơi đi
vào phân tích những tác phẩm cụ thể để đi đến nhận định có tính chất tổng
hợp các đặc điểm cơ bản trong những sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Đức Linh.
- Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này, chúng tôi nhằm
đối chiếu các sáng tác của Nguyễn Đức Linh với các tác giả khác cùng viết
cho thiếu nhi. Từ đó, phát hiện những nét riêng trong sáng tác của Nguyễn
Đức Linh.
- Phương pháp nghiên cứu tác giả: Sử dụng phương pháp này để có
cái nhìn tổng quan về tiểu sử, phong cách sáng tác của Nguyễn Đức Linh.
- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm: Nhằm khái quát những đặc
điểm nội dung và nghệ thuật tác phẩm, chúng tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu tác phẩm để thấy được lịch sử và giá trị của truyện thiếu nhi
Nguyễn Đức Linh.
- Phương pháp loại hình: Phương pháp này nhằm giúp nghiên cứu,
khảo sát các tác phẩm theo đúng đặc trưng loại hình của tác phẩm.
5. Đóng góp của luận văn
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc
điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Đức Linh. Đóng góp của luận văn



7
thể hiện ở việc giới thiệu chân dung nhà văn Nguyễn Đức Linh cũng như
cung cấp một danh mục đầy đủ các sáng tác viết cho thiếu nhi của tác giả.
Quan trọng hơn, luận văn sẽ làm rõ phong cách sáng tác riêng, độc đáo của
Nguyễn Đức Linh thông qua việc phân tích để thấy được giá trị đặc sắc về
mặt nội dung và nghệ thuật trong từng tác phẩm cụ thể.
Với những nỗ lực trên, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ góp phần làm
giàu thêm thành tựu nghiên cứu về Nguyễn Đức Linh cũng như mảng nghiên
cứu văn học thiếu nhi nước nhà thời kỳ đổi mới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của luận văn sẽ được trình bày thành ba chương:
- Chương 1: Hành trình sáng tác và vùng đất văn chương.
- Chương 2: Đặc điểm về cốt truyện và nhân vật trong truyện thiếu nhi
Nguyễn Đức Linh.
- Chương 3: Đặc điểm về ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện thiếu
nhi Nguyễn Đức Linh.


8

Chương 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ VÙNG ĐẤT VĂN CHƯƠNG

Nguyễn Đức Linh xuất bản tác phẩm thiếu nhi đầu tay vào năm 1986.
Từ đó đến nay, ơng ln nỗ lực viết cho trẻ em bằng tất cả niềm đam mê và
nỗ lực của bản thân. Ở chương viết này, chúng tơi sẽ giới thiệu về hành trình
sáng tác và những vùng đất đã trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác
thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Đức Linh.
1.1. Hành trình sáng tác

1.1.1. Sự hạnh ngộ với nghề văn
Năm 2017, Nguyễn Đức Linh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt
Nam, được thừa nhận là cây bút chuyên viết cho thiếu nhi. Vậy cơ duyên nào
đã đưa ông đến gặp gỡ và gắn bó với văn chương?
Nguyễn Đức Linh sinh ngày 22 – 02 – 1944, tại Phú Yên. Từ khi cịn
nhỏ, ơng đã ra Bắc tập kết, rồi sang Trung Quốc học tập. Ở môi trường mới,
để vơi bớt nỗi nhớ nhà, Nguyễn Đức Linh thường hay tham gia các buổi sinh
hoạt văn nghệ trong Đội thiếu niên tiền phong, những buổi cắm trại ngoại
khóa cùng với bạn bè nước bạn. Sau này, những điều đó trở thành hồi ức tươi
đẹp giúp cho ông thêm thuận lợi trong sáng tác văn chương.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Đức Linh về công tác tại Ty giao
thông vận tải tỉnh Đắk Lắk. Cơng việc chính của ơng là khảo sát cầu đường.
Ông đi đến nhiều nơi, thu hoạch được nhiều hiểu biết và trải nghiệm thú vị.
Ơng từng nói rằng, những chuyến trèo đèo lội suối đã xảy ra không biết bao
nhiêu chuyện kì thú, thậm chí là rất ngộ nghĩnh, thực sự là những kỉ niệm đẹp,
khắc sâu vào trong tâm trí nhà văn.


9
Thế nhưng, nghề khảo sát cầu đường cũng tiềm ẩn lắm mối hiểm họa.
Vì bị hiểu lầm, Nguyễn Đức Linh đã lâm vào vòng lao lý, bị bắt giam gần hai
tháng. Trong lao tù, ông cảm thấy bức bối, nhiều suy nghĩ bị đè nén rất cần
được giải tỏa. Trong cuốn hồi ký gia đình, người con trai của ơng có nói về cơ
dun cha mình trở thành nhà văn: “Nếu não bộ khơng được kích hoạt, ơng
chỉ là một người bình thường. Nhờ đi tù nên ơng mới viết được những trang
sách hay và trở thành nhà văn”. Bản thân Nguyễn Đức Linh cũng coi quãng
thời gian tù đày như một cơ may đặc biệt bởi từ trong cái họa, ông bắt đầu
nhận về quả ngọt văn chương.
Chọn viết văn để giải tỏa nỗi bí bách, cuộc hạnh ngộ giữa Nguyễn Đức
Linh và văn chương không chỉ đến trực tiếp từ biến cố nghề nghiệp mà còn

bắt nguồn từ niềm đam mê văn chương đã ấp ủ từ lâu. Vì thế, sau biến cố,
Nguyễn Đức Linh dành nhiều thời gian hơn cho công việc sáng tác văn học.
Những ngày một mình ở lại Tây Ngun, ơng bắt đầu viết Cún con đã
lớn. Tác phẩm thiếu nhi đầu tay được ông sáng tác dựa trên hồi tưởng về hình
ảnh chú chó con xa mẹ mà ơng bắt gặp trong một lần về thăm quê Tuy Hòa
(Phú Yên). Khi trở lại Nha Trang, ông được nhà thơ Đồng Xuân Lan và nhà
văn Cao Duy Thảo khuyến khích nên mạnh dạn cho xuất bản Cún con đã lớn
(Nxb Kim Đồng, Hà Nội). Ngay lần xuất bản đầu tiên (1986), truyện đã được
in tới 15.000 bản. Trong hai lần tái bản sau đó, số bản in lần lượt đạt 24.200
bản (năm 1997) và 2.000 bản (năm 1998). Với số lượng bản in như vậy, có
thể nói, Cún con đã lớn là một tác phẩm được bạn đọc yêu thích, một khởi
đầu rất thành cơng của Nguyễn Đức Linh.
Thành cơng nói trên đã mở ra hành trình mới trong cuộc đời Nguyễn
Đức Linh – hành trình sáng tác văn chương vì tuổi thơ. Đúng vậy, thời gian
chuyển về sống ở Nha Trang là lúc ngòi bút Nguyễn Đức Linh đạt đến sự


10
thăng hoa và gặt hái được nhiều thành tựu. Ông có viết cho người lớn, song
căn bản là viết nhiều cho thiếu nhi. Ở đây, chúng tơi muốn nói tới Thủ lĩnh
Min trán đỏ (1998) và Kim thần kê (2006), những nối tiếp của Cún con đã lớn
để làm nên mạch văn đồng thoại trong sáng tác của Nguyễn Đức Linh. Ở mỗi
tác phẩm, Nguyễn Đức Linh có những thành công riêng rất cần được ghi
nhận. Với Thủ lĩnh Min trán đỏ (1998), cốt truyện không khác mấy so với
Cún con đã lớn nhưng mạnh về phương diện giáo dục. Hành trình lưu lạc và
trở về đồn tụ với bn làng của chú trâu con trong tác phẩm đã đánh thức và
ni dưỡng ở các em những tình cảm q giá như tình bạn và tình mẫu tử
thiêng liêng. Ngồi ra, với tác phẩm Kim thần kê (2006), Nguyễn Đức Linh
thêm một lần nữa chứng tỏ cái duyên và sở trường viết truyện đồng thoại. Dù
không tạo ra được tiếng vang như Dế Mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi nhưng

các sáng tác viết về thế giới loài vật của Nguyễn Đức Linh đã góp phần làm
phong phú thêm kho tàng truyện đồng thoại cũng như ít nhiều lưu lại ấn
tượng đẹp trong lòng bạn đọc nhỏ tuổi.
Nguyễn Đức Linh có hứng thú đặc biệt với văn chương. Dù rất bận rộn
với cơng việc kinh doanh song ơng vẫn tìm cách sắp xếp thời gian để sáng tác
cho thiếu nhi. Trên cơ sở ghi nhớ các sự việc đã xảy ra, Nguyễn Đức Linh vận
dụng trí tưởng tượng để nối dài và mở rộng các sự kiện. Nhờ vào năng lực
sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú nên các tác phẩm thuộc đề tài phiêu
lưu, trinh thám của Nguyễn Đức Linh thường là những tập truyện dài bao
gồm nhiều chương, tập được nhà văn viết tiếp nối nhau. Cụ thể, đó là các tác
phẩm: Người khổng lồ của em tơi, Bí mật một kho báu và Chuyến phiêu lưu kì
thú trong rừng đại ngàn.
Tác phẩm Người khổng lồ của em tôi của Nguyễn Đức Linh hiện gồm
ba tập. Trong đó, tập 1 mang tên là Năm điều ước được ông viết và cho in vào
năm 1987 với số lượng 25.000 quyển. Đến năm 1999, ông quay trở lại văn


11
đàn với tập 2 là Cây bút thần. Hai năm sau, Nguyễn Đức Linh hoàn thành tiếp
tập 3 với tên gọi Mũi lao của người khổng lồ. Hiện nay, nhà văn đã hoàn
thành thêm hai tập. Dự kiến, tập 4 (Chiếc nhẫn thần) và tập 5 (Người khổng
lồ phục thiện) sẽ được Nguyễn Đức Linh giới thiệu đến bạn đọc trong thời
gian sắp tới.
Cùng với tập 3 truyện Người khổng lồ của em tôi, cũng trong năm
2001, Nguyễn Đức Linh cịn cho xuất bản tác phẩm Bí mật một kho báu với
số lượng 1.000 quyển. Gợi cảm hứng từ cái chết của nhân vật tướng cướp Cẩu
Nẹc trong Người khổng lồ của em tôi, Nguyễn Đức Linh đã viết nên câu
chuyện trinh thám khá kịch tính và hấp dẫn. Tính cách thơng minh, hiếu động
và khát khao đi tìm sự thật của các cậu bé trong tác phẩm đã chinh phục được
số đơng độc giả trong đó có cả độc giả lớn tuổi.

Theo thời gian, Nguyễn Đức Linh càng cho thấy sự trưởng thành của
bút pháp, sự rõ nét của phong cách sáng tác. Chuyến phiêu lưu kì thú trong
rừng đại ngàn (2016) là tập truyện dài ghi lại những sự việc đã xảy ra với nhà
văn trong thời gian tham gia khảo sát những tuyến đường ở Tây Nguyên.
Truyện lúc đầu có tên là Bí mật của rừng xuất bản vào năm 2000. Với tác
phẩm này, nhà văn nhận được giải khuyến khích trong cuộc thi “Hưởng ứng
cuộc vận động sáng tác truyện và truyện tranh cho thiếu nhi” (1999 – 2000)
do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức. Về sau, khi hoàn thành tập 2, tác giả đổi
tên truyện thành Chuyến phiêu lưu kì thú trong rừng đại ngàn.
Với thành tựu sáng tác kể trên, Nguyễn Đức Linh đã khẳng định được
năng lực và phẩm chất của một nhà văn thiếu nhi. Nói về điều kiện để viết
truyện cho thiếu nhi, Ngô Xuân Hội cho rằng, nhà văn cần phải có ba điều cơ
bản. Đó là “trí tưởng tượng phong phú, sự hồn nhiên và tính hóm hỉnh” [24,
tr.12]. Vận vào trường hợp Nguyễn Đức Linh, chúng tôi thấy ông hội đủ ba
phẩm chất cơ bản này.


12
Trong quan niệm hiện hành, tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình
ảnh những cái khơng có ở trước mắt hoặc chưa hề có. Ở Nguyễn Đức Linh,
ơng có xu hướng viết truyện đồng thoại và trinh thám. Vì thế, nhà văn buộc
phải có một trí tưởng tượng phong phú để phát triển sự việc, con người, gắn
nối các không gian tưởng như rời rạc lại với nhau. Nguyễn Đức Linh cịn vận
dụng trí tưởng tượng để miêu tả chi tiết các sự kiện trong tác phẩm dựa trên
những hình ảnh và sự việc từng xảy đến trong đời sống tác giả. Những buổi
sáng đi làm đạp xe ngang qua cầu Xóm Bóng, nhìn thấy tháp Bà Ponagar uy
nghiêm tỏa bóng xuống dịng sơng Cái, Nguyễn Đức Linh tưởng tượng khi
xưa để bảo vệ và mở mang bờ cõi, nữ thần Ponagar chắc phải nhiều lần đánh
nhau chống lại các thế lực gian ác. Cứ thế, các chi tiết dần hiện lên trong trí
tưởng tượng để Nguyễn Đức Linh viết nên tác phẩm Người khổng lồ của em

tôi. Cũng nhờ vào sự tưởng tượng phong phú mà những con vật của đời sống
tự nhiên như chó, gà, chuột, bị, trâu… trở thành những sinh thể mang tâm
hồn và tiếng nói trẻ thơ đi vào các sáng tác đồng thoại của Nguyễn Đức Linh.
Dĩ nhiên, trí tưởng tượng là phẩm chất chung cần có của bất cứ nhà văn nào.
Riêng đối với Nguyễn Đức Linh, việc sáng tạo ra không gian cùng các chi tiết
kì ảo tồn tại giữa đời sống hiện đại là biểu hiện sinh động cho trí tưởng tượng
phong phú và bay bổng của nhà văn.
Cũng như nhiều nhà văn thiếu nhi khác, Nguyễn Đức Linh là người có
tâm hồn lạc quan, thuần hậu. Những chuyến đi khảo sát thực tế vốn nhiều khó
khăn, nguy hiểm nhưng trong cảm nhận của ơng, nó rộn ràng và ngộ nghĩnh
như trẻ thơ. Sau này, công việc kinh doanh bộn bề với những tính tốn thiệt
hơn vẫn khơng làm lu mờ được nét đẹp hồn hậu ở Nguyễn Đức Linh. Ngược
lại, bằng tấm lịng trong sáng và đơn hậu, nhà văn đã viết lên những trang văn
chân thực và giản dị về thế giới tuổi thơ. Có thể nói, viết truyện thiếu nhi,
Nguyễn Đức Linh khơng chỉ giữ gìn vẻ đẹp hồn nhiên cho bạn đọc nhỏ tuổi


13
mà cịn ni dưỡng sự trong trẻo và thiện lành cho chính tâm hồn mình. Để
rồi, nhờ vào những xúc cảm hồn nhiên như trẻ thơ mà Nguyễn Đức Linh lựa
chọn gắn bó với văn học thiếu nhi.
Khơng chỉ hồn nhiên và giàu trí tưởng tượng, Nguyễn Đức Linh cịn là
nhà văn hóm hỉnh, hài hước. Đặc điểm tính cách này in dấu trên hầu hết các
sáng tác thiếu nhi của nhà văn. Theo đó, dù ít hay nhiều, những hành động và
lời nói tinh nghịch, lém lỉnh của các nhân vật trong tác phẩm đều khiến độc
giả cảm thấy sảng khối, thích thú. Sự hài hước và hóm hỉnh trong tính cách
Nguyễn Đức Linh cũng ảnh hưởng đến phong cách viết truyện thiếu nhi của
nhà văn. Nguyễn Đức Linh thường viết về thế giới tuổi thơ với những gam
màu tươi sáng. Trong thế giới đó, các nhân vật có thể lâm vào hồn cảnh khó
khăn hay mắc phải những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động nhưng phần

lớn vẫn ln giữ được nét hồn nhiên, tươi vui. Nhìn chung, tính hóm hỉnh
khiến cho truyện Nguyễn Đức Linh nói riêng và truyện thiếu nhi nói chung
trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Ngoài việc hội tụ đầy đủ những phẩm chất cần có của một nhà văn
thiếu nhi, cơ duyên khiến cho Nguyễn Đức Linh hạnh ngộ và gắn bó sâu sắc
với văn chương cịn đến từ tấm lịng yêu thương con trẻ và niềm đam mê viết
truyện thiếu nhi. Ơng từng chia sẻ: “Với tơi, viết cho thiếu nhi mãi là niềm
đam mê” [8]. Lời khẳng định trên có ý nghĩa như là tun ngơn nghệ thuật
của Nguyễn Đức Linh về công việc sáng tác cho thiếu nhi. Đối với ông, viết
cho thiếu nhi là niềm vui và cũng là cơ hội để sống với thế giới tuổi thơ tinh
khơi, trong trẻo. Cũng vì niềm đam mê mà ông luôn ra sức nỗ lực viết nhiều
và viết hay cho thiếu nhi. Khi cịn là ơng chủ của một cơng ty xây dựng, ơng
vẫn ln tìm cách tận dụng thời gian để hoàn thành các kế hoạch về sáng tác
văn chương. Dần dần, công việc viết văn đối với ông trở thành một thói quen,
một đam mê không thể từ bỏ. Đặc điểm ngòi bút Nguyễn Đức Linh là viết


14
cùng lúc nhiều tác phẩm khác nhau. Hễ mạch truyện này tắt, ông sẽ chuyển
sang viết truyện khác. Cứ thế, ông viết mà không sợ bị lẫn lộn về cốt truyện.
Hiện nay, dù tuổi đã cao nhưng niềm đam mê viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Đức Linh vẫn chưa bao giờ vơi cạn. Khơng những thế, thời gian hưu
trí là cơ hội để ông chuyên tâm hơn với công việc sáng tác. Đến đây, chúng
tôi khẳng định rằng, cuộc hạnh ngộ với văn chương của Nguyễn Đức Linh
diễn ra khá muộn, có liên quan đến một biến cố lao tù nhưng đó là cuộc hạnh
ngộ bền vững, tốt đẹp khi nhà văn ngày càng gắn bó với bạn đọc nhỏ tuổi và
liên tục gặt hái thành cơng.
1.1.2. Viết để góp phần thỏa mãn nhu cầu đọc sách của thiếu nhi
Nguyễn Đức Linh bắt đầu sự nghiệp viết văn từ giữa những năm 80 của
thế kỉ 20. Đây là thời kì văn học Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới tồn

diện. Vì thế, bên cạnh những cơ hội phát triển, nền văn học nói chung và văn
học thiếu nhi thời kì này nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
và thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất phải kể đến chính là đội ngũ tác
giả viết cho thiếu nhi còn mỏng, chưa đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng
để đảm trách sứ mệnh của thế hệ trước để lại. Những tác phẩm đạt đến độ kết
tinh nghệ thuật như Tuổi thơ dữ dội (Phùng Qn), Miền xanh thẳm (Trần
Hồi Dương), Kính vạn hoa (Nguyễn Nhật Ánh) hay Vừa nhắm mắt vừa mở
cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần) vẫn cịn khá ít ỏi trên thị trường sách Việt Nam
nên chưa đủ sức cạnh tranh với nhiều sách truyện nước ngoài đang trở thành
thị hiếu của phần đơng độc giả. Trước thực trạng khó khăn đó, sự xuất hiện
của Nguyễn Đức Linh trên văn đàn thiếu nhi trở nên cần thiết và đáng quý.
Lúc đầu, Nguyễn Đức Linh viết văn xuất phát từ một lý do có tính chất
ngẫu hứng tức thời. Trong những ngày tháng bị giam giữ, văn chương trở
thành niềm cứu cánh giúp ông giải tỏa nỗi oan ức và cơ đơn. Ngồi ra, đối với


15
một người thường xuyên công tác xa nhà như Nguyễn Đức Linh, viết văn cịn
là cách để ơng khỏa lấp nỗi nhớ nhà và bày tỏ tình cảm yêu thương dành cho
các con. Tác phẩm đầu tay Cún con đã lớn được viết từ hoàn cảnh và nỗi
niềm như thế đã khiến cho người con trai cả sau khi đọc xong cũng bùi ngùi
xúc động. Hay từ thắc mắc của các con về nhân vật tướng cướp Cẩu Nẹc
trong truyện Người khổng lồ của em tôi, Nguyễn Đức Linh đã hư cấu thêm
một vài chi tiết về nhân vật này để viết nên truyện Bí mật một kho báu. Chính
tấm lòng yêu thương con cái là nguồn cảm hứng, đồng thời là động lực thôi
thúc Nguyễn Đức Linh viết văn, bước đầu đưa tên tuổi ông đến gần với bạn
đọc thiếu nhi.
Khi trở thành nhà văn, Nguyễn Đức Linh coi việc sáng tác cho thiếu
nhi không chỉ là niềm đam mê mà còn là trách nhiệm của bản thân. Trả lời
phỏng vấn báo chí, Nguyễn Đức Linh cho biết từng chứng kiến cảnh nhiều

em nhỏ trong nhà sách đứng đọc say sưa các tác phẩm của Tơ Hồi, Đồn
Giỏi, Nguyễn Nhật Ánh… Lúc đó, ơng nhận ra rằng, trẻ em hiện nay vẫn cịn
rất thích thú với việc đọc sách văn học. Thế nhưng, nguồn sách thiếu nhi
trong nước lại chưa có nhiều tác phẩm mới, hấp dẫn nên chưa thể đáp ứng
được đầy đủ nhu cầu thưởng thức văn học của trẻ em [8]. Những thuận lợi và
thách thức kể trên khiến cho Nguyễn Đức Linh ý thức sâu sắc hơn trách
nhiệm của người cầm bút. Từ đó, ơng nỗ lực viết nhiều hơn cho thiếu nhi. Các
tác phẩm như Kim thần kê, Thủ lĩnh Min trán đỏ, Bí mật một kho báu và
Chuyến phiêu lưu kì thú trong rừng đại ngàn vì thế là kết tinh của niềm đam
mê và tâm huyết viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Đức Linh.
Với tất cả 6 tập truyện dài, Nguyễn Đức Linh đã góp phần làm phong
phú thành tựu truyện thiếu nhi hiện đại Việt Nam. Tuy số lượng tác phẩm
không nhiều nhưng mỗi sáng tác của Nguyễn Đức Linh đều có giá trị riêng
trong cảm nhận chung của bạn đọc.


16
Nhìn nhận vấn đề một cách sâu xa hơn, Nguyễn Đức Linh không đơn
thuần chỉ thỏa mãn nhu cầu đọc sách của trẻ em mà chính là để thực hiện vai
trò của nhà văn trong việc giáo dục tuổi thơ.
Như đã biết, văn học thiếu nhi giữ vai trò quan trọng đối với việc phát
triển nhân cách trẻ em. Ở lứa tuổi ý thức đang hình thành, sự cảm nhận và
thích ứng với thế giới bên ngồi chủ yếu thể hiện bằng cảm xúc, tưởng tượng
nên thông qua văn học, các em sẽ khám phá ra những nét đẹp của thiên nhiên
và con người. Bàn về tính giáo dục trong văn học thiếu nhi, Lã Thị Bắc Lý có
khẳng định: “Tính giáo dục được coi là đặc trưng cơ bản nhất của văn học
thiếu nhi. Văn học thiếu nhi có vai trị vơ cùng to lớn trong việc giáo dục tồn
diện nhân cách trẻ em, cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ” [39, tr.7].
Để thực hiện chức năng giáo dục, nhà văn khơng nên là người thầy
quen nói những lời triết lý mà là người bạn đồng hành, cùng đối thoại với các

em. Bằng ngôn ngữ gần gũi nhưng giàu xúc cảm, tác phẩm văn học thiếu nhi
ngấm sâu vào thế giới tâm hồn trẻ thơ, bồi đắp cho các em những tình cảm
trong sáng, nhân hậu, làm cho các em biết tôn trọng những điều hay lẽ phải,
khao khát khám phá thế giới và luôn tin yêu vào cuộc đời. Bằng cách đó, văn
học thiếu nhi đã chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục.
Viết cho thiếu nhi, Nguyễn Đức Linh quan niệm, tác phẩm văn học
phải là nơi dung chứa những giá trị tốt đẹp về cách đối nhân xử thế, giúp trẻ
phân biệt được thật – giả, tốt – xấu. Có như vậy, việc thưởng thức văn học của
các em thiếu nhi mới trở nên ý nghĩa. Quan niệm này được nhà văn hiện thực
hóa ở tất cả các sáng tác. Trong đó, Nguyễn Đức Linh đặc biệt chú trọng đến
phương châm giáo dục trẻ em thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. Những đức
tính tốt đẹp cần phải có ở người thiếu niên, nhi đồng như lịng u nước, tinh
thần đồn kết, dũng cảm, cố gắng học tập tốt và thái độ khiêm tốn, thật thà


17
được nhà văn thể hiện cụ thể ở từng nhân vật, đã góp phần định hình và phát
triển nhân cách trẻ em.
Lịng u nước là đức tính q báu nhất của con người. Bác Hồ từng
dạy thiếu nhi phải biết “yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào”. Ở truyện thiếu nhi
Nguyễn Đức Linh, tình yêu quê hương, đất nước được nhà văn gửi vào những
trang văn miêu tả phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người. Vẻ đẹp
hùng vĩ, hoang dại nhưng không kém phần thơ mộng của xứ sở Tây Nguyên
đại ngàn hay cảnh sắc xinh đẹp hiền hòa nơi phố biển Nha Trang qua cách
miêu tả của nhà văn khiến nhiều bạn đọc say lòng và ao ước được một lần ghé
thăm. Ngoài ra, việc tác giả khắc họa bản sắc văn hóa của từng vùng đất
khơng chỉ mang lại hiểu biết bổ ích cho bạn đọc thiếu nhi mà qua đó cịn bồi
đắp ở các em niềm tự hào và trách nhiệm bảo tồn những giá trị văn hóa độc
đáo của dân tộc.
Truyện Nguyễn Đức Linh cịn giáo dục trẻ em tinh thần cố gắng, vươn

lên trong cuộc sống. Không phải là những lời thuyết giảng đạo đức khô cứng,
thông điệp giáo dục này được nhà văn thể hiện khéo léo và nhẹ nhàng thông
qua hệ thống hình tượng nhân vật đa dạng. Từ hình ảnh chú chó con đầy bản
lĩnh, biết vượt qua những thử thách của cuộc sống (Cún con đã lớn) đến
những cậu bé tuy gia cảnh cịn nhiều khó khăn, vất vả nhưng vẫn giữ được
tâm hồn trong sáng, lương thiện và làm được nhiều việc có ích cho xã hội
(Người khổng lồ của em tơi, Bí mật một kho báu) đã đọng lại trong suy nghĩ
các em niềm tin vượt qua chiến thắng nghịch cảnh. Hay ý thức về việc “giữ
gìn vệ sinh thật tốt” mà Bác Hồ từng khuyên dạy thiếu niên, nhi đồng cũng
trở thành nội dung giáo dục hấp dẫn trong tác phẩm của Nguyễn Đức Linh.
Nhà văn mượn chuyện ăn uống khơng hợp vệ sinh của lồi vật để nhẹ nhàng
khuyên dạy các em phải đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm nhằm mục đích
bảo vệ sức khỏe và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Phát đi thông điệp


18
giáo dục này, nhà văn không thể hiện bằng giọng điệu trang trọng, kẻ cả mà
lại rất gần gũi và thân tình.
Nguyễn Đức Linh đặc biệt quan tâm đến sự phát triển toàn diện nhân
cách trẻ em. Ngoài những phẩm chất có giá trị cốt lõi là tinh thần yêu nước và
nghị lực vươn lên trong cuộc sống, nhà văn cịn tập trung khắc họa những đức
tính tốt đẹp khác, cần có ở mỗi người như sự khiêm tốn, thật thà và dũng cảm.
Đây cũng chính là những đức tính quý báu mà Bác Hồ từng dạy thiếu nhi.
Đặc biệt, để giúp các em dễ hình dung, trong các sáng tác đồng thoại, ông
thường xây dựng nên hai tuyến nhân vật đối lập với tính cách tốt – xấu tách
bạch, rõ ràng. Trong khi đó, với hệ thống nhân vật trẻ em, người đọc nhận
thấy sự tinh nghịch, hiếu động nhưng rất dũng cảm và thơng minh. Có thể nói,
với việc khắc họa đa dạng các kiểu tính cách, truyện thiếu nhi Nguyễn Đức
Linh đáp ứng được yêu cầu giáo dục của văn học khi góp phần ni dưỡng và
phát triển những tính cách tốt đẹp của trẻ em.

Văn học thiếu nhi không chỉ thực hiện chức năng giáo dục mà cịn phải
mang đến những phút giây giải trí, thư giãn thoải mái để người đọc có thể
tưởng tượng và đồng sáng tạo với nhà văn. Ngoài ra, trẻ em vốn là lứa tuổi
hồn nhiên, yêu đời nên các em thường tỏ ra hứng thú với những câu chuyện
hài hước, vui vẻ. Vì thế, cùng với chức năng giáo dục, các nhà văn cũng rất
chú trọng đến tính giải trí của tác phẩm.
Chức năng giải trí của truyện thiếu nhi thường được thể hiện thơng qua
giọng kể dí dỏm của nhà văn hoặc qua lời nói và hành động hài hước, lém
lỉnh của nhân vật. Tiếng cười trong truyện thiếu nhi có khi ý vị, kín đáo
nhưng phần nhiều mang lại cảm giác sảng khoái, vui tươi, phù hợp với độ tuổi
và tâm lý tiếp nhận của trẻ em.
Viết cho thiếu nhi, Nguyễn Đức Linh đặc biệt chú ý đến chức năng giải


19
trí của văn học. Bằng sự hóa thân vào nhân vật, nhà văn đã nắm bắt và miêu
tả chính xác trạng thái cảm xúc và suy nghĩ của các em. Vốn đang ở trong độ
tuổi hồn nhiên, vô tư nên suy nghĩ và lập luận của các em còn nhiều ngây thơ,
non nớt. Thế nhưng, chính sự ngây thơ trong lời nói là duyên cớ để tạo ra
tiếng cười. Truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh thường mang lại tiếng cười từ
những câu thoại ngây thơ nhưng rất dễ thương và thành thật như thế. Với sự
lém lỉnh và hay pha trò, những đứa trẻ như thằng Còn, thằng Hải, thằng Hân
và thằng Lam trong Người khổng lồ của em tôi là nhân tố tạo nên tiếng cười
cho tác phẩm. Những đứa trẻ trong câu chuyện đi tìm lá bùa của nữ thần
Ponagar dưới chân núi Tháp Bà. Quá trình tìm kiếm và sử dụng lá bùa của các
bạn nhỏ xảy ra biết bao nhiêu là chuyện vui, trong đó màn tranh luận của
thằng Hải và thằng Còn đã mở đầu cho rất nhiều tình huống gây cười tiếp sau.
Hai đứa trẻ cãi nhau về chuyện bà Ponagar từng sinh ra bao nhiêu người con.
Thế nhưng, truyền thuyết vì thần thánh hóa về cuộc đời và sự nghiệp khai mở
bờ cõi của nữ thần Ponagar nên ai mà biết chính xác bà có bao nhiêu người

con? Cứ thế, hai đứa trẻ lần lượt đưa ra lý lẽ để bảo vệ ý kiến của mình. Lập
luận của hai cậu bé vừa rất xác đáng, chặt chẽ vừa chân thật, vô tư đã mang
đến cảm giác thoải mái cho người đọc khi mới thưởng thức những trang đầu
tiên của tác phẩm. Đặc biệt, tiếng cười bật ra một cách ý vị, duyên dáng đã
phần nào chứng minh được phẩm chất viết văn của tác giả. Phải là con người
hóm hỉnh và thấu hiểu suy nghĩ trẻ em, Nguyễn Đức Linh mới có thể tạo ra
tiếng cười vui tươi và tự nhiên như thế.
Quan sát và miêu tả những hành động bắt chước ngộ nghĩnh và hài
hước của các em nhỏ là một biểu hiện khác của tính giải trí trong truyện thiếu
nhi Nguyễn Đức Linh. Trẻ em ln mang trong mình một người lớn đang dần
hình thành, vì thế các em thường khơng chịu được sự bó buộc mà ln muốn
vươn ra chinh phục thế giới bí ẩn. Hơn nữa, ngay cả chính các em cũng thích


20
được làm người lớn, bởi thế trẻ thường hay bắt chước những hành động của
người lớn, đặc biệt là những người mà các em ngưỡng mộ. Các em nhỏ trong
truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh phần nhiều là những đứa trẻ thơng minh,
năng động. Các em thích trở thành cơng an để phát huy khả năng truy bắt tội
phạm cũng như được hiện thực hóa ước mơ của mình. Hành trình điều tra
băng cướp Cẩu Nẹc của bốn cậu bé là Lương, Tồn, Lẹp và Cần trong tác
phẩm Bí mật một kho báu không chỉ mang lại cho người đọc cảm giác hồi hộp
mà nhiều lần hành động dễ thương của các cậu bé khiến cho chúng ta sau khi
tưởng tượng ra cũng phải bật cười thích thú.
Tính giải trí của truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh chủ yếu tạo ra từ
tiếng cười. Những lời tranh biện dễ thương, những hành động ngộ nghĩnh của
nhân vật đã làm cho tiếng cười vang lên có khi ý vị, nhẹ nhàng có khi thích
thú, sảng khối. Nhờ đó, độc giả được đắm mình trong khơng khí tươi vui,
rộn ràng của tuổi thơ. Đề cao chức năng giải trí khơng có nghĩa truyện thiếu
nhi Nguyễn Đức Linh giảm đi phần chiều sâu nội dung. Ngược lại, tiếng cười

giải trí trong các sáng tác của nhà văn luôn gắn với những thông điệp giáo dục
ý nghĩa, góp phần bồi dưỡng tâm hồn và tính cách trẻ thơ.
1.2. Vùng đất văn chương
Nhiều nhà văn thường có khuynh hướng tạo cho mình một vùng đất
riêng trong sáng tác văn chương. Chẳng hạn, vùng đất Nghĩa Đô – Hà Nội
gắn bó chặt chẽ với đời văn Tơ Hồi thì sơng nước miền Tây là vùng đất văn
chương, làm rạng danh tên tuổi nhà văn Đoàn Giỏi.
Với trường hợp nhà văn Nguyễn Đức Linh, chúng ta cũng có thể nói
được điều tương tự. Như trình bày ở trên, Tây Ngun và Nha Trang là những
nơi ơng có thời gian dài gắn bó. Đó khơng chỉ là khơng gian sinh tồn mà cịn
là khơng gian tâm tưởng, nơi kiến tạo niềm vui, nỗi buồn cũng đồng thời là


21
nơi đi về của hồi niệm. Nói cách khác, hai vùng đất này có ý nghĩa đặc biệt
trong đời văn Nguyễn Đức Linh, bởi nó là nơi khơi nguồn và nuôi dưỡng xúc
cảm văn chương. Xuất hiện thường xuyên trong những sáng tác thiếu nhi của
Nguyễn Đức Linh, Tây Nguyên và Nha Trang hiện lên với vẻ đẹp riêng cả về
địa hình thiên nhiên lẫn bản sắc văn hóa. Nếu Tây Ngun đẹp trong sự bí ẩn,
kì thú thì Nha Trang lại hấp dẫn bởi vẻ đẹp đượm sắc màu huyền thoại.
1.2.1. Tây Nguyên kì thú
Trong cảm nhận của nhiều người, Tây Nguyên là xứ sở của thiên nhiên
hoang dã và là nơi hội tụ văn hóa các cộng đồng dân tộc. Khung cảnh núi
rừng nguyên sơ, hùng vĩ – nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm
cùng với phong tục tập quán của số đông đồng bào Ê Đê đã làm nên linh khí
cho vùng đất này.
Trong cảm quan nghề nghiệp của Nguyễn Đức Linh, Tây Ngun
khơng chỉ là một vùng văn hóa có ý nghĩa sinh tồn mà còn là ngọn nguồn
nghệ thuật tạo nên mối lương duyên tốt đẹp giữa ông và văn chương. Đặc biệt
hơn, Tây Ngun cịn ẩn chứa vơ vàn vẻ đẹp bí ẩn, kì thú.

Khơng ít lần, Nguyễn Đức Linh đã họa trên những trang văn của mình
khơng gian đặc trưng của xứ sở đại ngàn: “Đó là một buổi trưa chủ nhật tháng
mười trên cao nguyên Đắc Lắc. Nắng ấm tràn lênh láng khắp sân. Hoa mười
giờ khoe màu trên miệng các ống lon sữa bị của cơ chủ, bày một hàng ra sân”
hay “Đêm về khuya ánh trăng vằng vặc đổ đầy sân. Tây Ngun đang mùa
khơ, gió lọt qua khe ván vào nhà kêu hu hu. Con chim lợn kêu éc éc trên
không nghe mà buồn” (Cún con đã lớn). Khung cảnh thiên nhiên ở hai đoạn
văn phảng phất tâm trạng nhân vật đồng thời phản ánh được đặc trưng khí hậu
Tây Nguyên – xứ sở đầy nắng và gió. Cùng với đó, những thanh âm quen
thuộc như tiếng chim lợn, tiếng vượn kêu, tiếng chào mào, dồng dộc… vang


×