Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai năm 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐINH THỊ ĐÀO

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI
NĂM 2019-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Bình Định – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐINH THỊ ĐÀO

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI
NĂM 2019-2020

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114

Người hướng dẫn: PGS TS. Võ Văn Toàn




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả điều tra trong luận văn là trung thực và chưa từng cơng bố ở bất kỳ
cơng trình nào khác.
Bình Định, tháng 7 năm 2020
Tác giả

Đinh Thị Đào


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học
Trường Đại học Quy Nhơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS TS. Võ Văn Toàn, người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn tại nhà trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy, cô giáo Khoa Khoa học tự nhiên
đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp,
Khoa Khám, Khoa Xét nghiệm Trung tâm y tế thành phố Pleiku đã hết sức
hợp tác, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình cùng tập thể anh chị em
học viên lớp cao học K21 đã động viên, ủng hộ tơi rất nhiều trong q trình
hồn thành luận văn này./.
Bình Định, tháng 7 năm 2020
Tác giả


Đinh Thị Đào


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 4
1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ........................................... 4
1.1.1. Vị trí, cấu tạo và chức năng của tuyến Tụy ............................... 4
1.1.2. Cấu tạo và chức năng của Isulin ................................................. 6
1.1.3. Bệnh đái tháo đường .................................................................... 7
1.2. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG .................... 17
1.2.1 Biến chứng tăng huyết áp ......................................................... 18
1.2.2 Biến chứng mắt ......................................................................... 18
1.2.3 Biến chứng thận ........................................................................ 19
1.2.4 Biến chứng thần kinh ................................................................ 19
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNGTRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM ................................................................................. 20
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................... 20
1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................... 21
1.4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG ............................ 22



Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............. 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 24
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................... 24
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CÚU .................................................................. 24
2.2.1. Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường ........................................ 24
2.2.2. Một số biến chứng của đối tượng nghiên cứu ........................... 24
2.2.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường .................... 24
2.2.4. Đánh giá hiểu biết của đối tượng nghiên cứu
về bệnh đái tháo đường ............................................................. 25
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 25
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................. 25
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu .................................................................... 25
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 25
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................... 31
2.3.5. Đạo đức nghiên cứu ................................................................. 32
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................... 33
3.1. THỰC TRẠNG MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ............................. 33
3.1.1. Tỷ lệ giới tính trong số người bệnh đái tháo đường .................. 33
3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi ................................................. 34
3.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh theo nghề nghiệp .............................................. 36
3.1.4. Tỷ lệ mắc bệnh theo dân tộc ...................................................... 38
3.1.5. Tỷ lệ mắc bệnh theo địa bàn ...................................................... 40
3.2. MỘT SỐ BIẾN CHỨNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........... 425
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ................................................................ 45
3.3.1. Di truyền .................................................................................... 45



3.3.2. Thời gian mắc bệnh .................................................................. 47
3.3.3. Chỉ số khối cơ thể (BMI ............................................................ 49
3.3.4. Thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập thể lực .................................. 51
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỂU BIẾT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ........................................................... 54
3.4.1. Hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường .............. 54
3.4.2. Hiểu biết về triệu chứng bệnh đái tháo đường........................... 55
3.4.3. Hiểu biết về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường ........... 57
3.4.4. Hiểu biết về các biến chứng bệnh đái tháo đường .................... 59
3.4.5. Hiểu biết về chế độ ăn uống trong điều trị bệnh đái tháo đường ..... 61
3.4.6. Hiểu biết về chế độ tập thể lực đối với bệnh đái tháo đường .... 63
3.4.7. Hiểu biết về điều trị bệnh đái tháo đường ................................. 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Chữ

Chữ viết đầy đủ

viết tắt

1


ADA

American diabetes Association (Hiệp hội ĐTĐ Mỹ)

2

BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

3

ĐTĐ

Đái tháo đường

4

ĐTNC

5

IDF

International Diabetes Federation (Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế)

6

SD


Standard deviation (Độ lệch chuẩn)

7

WHO

Đối tượng nghiên cứu

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo giới

33

Bảng 3.2

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo nhóm tuổi

35


Bảng 3.3

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo nghề nghiệp

37

Bảng 3.4

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo dân tộc

38

Bảng 3.5

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo địa bàn

40

Bảng 3.6

Tỷ lệ một số biến chứng trên đối tượng nghiên cứu

42

Bảng 3.7

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo di truyền

46


Bảng 3.8 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh
Bảng 3.9 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI
Bảng 3.10 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo thói quen
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về yếu tố nguy cơ gây
Bảng 3.11
bệnh đái tháo đường

47
49
51
54

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về triệu chứng bệnh

56

Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17

đái tháo đường
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về tiêu chuẩn chẩn

57

đoán bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về các biến chứng


60

bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết chế độ ăn uống trong

61

điều trị bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về chế độ tập luyện

63

thể dục đối với bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về điều trị bệnh đái
tháo đường

64


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo giới


33

Biểu đồ 3.2

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo nhóm tuổi

35

Biểu đồ 3.3

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo nghề nghiệp

37

Biểu đồ 3.4

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo dân tộc

39

Biểu đồ 3.5

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo địa bàn

41

Biểu đồ 3.6

Tỷ lệ một số biến chứng trên đối tượng nghiên cứu


42

Biểu đồ 3.7

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo di truyền

46

Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh
Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI
Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo thói quen
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về yếu tố nguy cơ
Biểu đồ 3.11
gây bệnh đái tháo đường

48
50
52
55

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về triệu chứng bệnh

56

Biểu đồ 3.12
Biểu đồ 3.13
Biểu đồ 3.14
Biểu đồ 3.15
Biểu đồ 3.16

Biểu đồ 3.17

đái tháo đường
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về tiêu chuẩn chẩn

58

đoán bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về các biến chứng

60

bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết chế độ ăn uống

62

trong điều trị bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về chế độ tập luyện

63

thể dục đối với bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về điều trị bệnh đái
tháo đường

65


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

Hình vẽ 1.1

Cấu tạo của tuyến tụy

5

Hình vẽ 1.2

Cấu tạo tụy nội tiết

5

Hình vẽ 1.3

Vai trò của Insulin

6


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa thì bệnh đái tháo

đường (ĐTĐ) là một bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp nhất và là một
bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu. Bệnh ĐTĐ là một
trong những vấn đề sức khỏe của thế kỷ 21 [47]. Tổ chức y tế thế giới
(WHO) dự đoán bệnh ĐTĐ sẽ là một trong những vấn đề sức khỏe chính
trong thế kỷ 21 và ước tính 80% các ca bệnh mới sẽ là ở những nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam [3].
Năm 2015, theo báo cáo của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế
(IDF), trên tồn cầu ước tính có khoảng 8,8% dân số trưởng thành mắc
bệnh ĐTĐ. Tại Việt Nam, năm 2015 có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh
ĐTĐ chiếm tỷ lệ 5,6%. Việt Nam đứng trong top 5 nước có số lượng bị
mắc ĐTĐ cao nhất trong khu vực Tây Thái Bình Dương.
Năm 2017, IDF ước tính, 1trong 11 người trưởng thành (20-79 tuổi)
bị ĐTĐ (425 triệu người). 1 trong 2 người trưởng thành (20-79 tuổi) bị
ĐTĐ không được chẩn đốn (trên 212 triệu người). IDF ước tính, năm
2045, một trong 10 người trưởng thành (20-79 tuổi) sẽ bị ĐTĐ (629 triệu
người); Chi phí y tế liên quan đến ĐTĐ sẽ vượt quá 776 tỷ USD.
Những con số trên chỉ là ước tính, thực sự chúng ta cịn chưa biết số
bệnh nhân hiện nay chính xác là bao nhiêu. Bệnh có thể diễn biến thầm
lặng trong vịng 5-10 năm, có tới 65% bệnh nhân mắc bệnh nhưng khơng
được phát hiện. Tuy nhiên, bệnh ĐTĐ có thể được ngăn chặn nếu cải
thiện được các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh [1]. Những người bị bệnh
ĐTĐ cũng có thể sống lâu và khỏe mạnh nếu được phát hiện, quản lý và
chăm sóc tốt tình trạng bệnh của mình. Do vậy, việc đánh giá đúng tình
hình thực trạng bệnh tại địa phương, sự hiểu biết của người dân về bệnh


2
ĐTĐ để có chiến lược, biện pháp phịng chống bệnh một cách có hiệu quả
là hết sức cần thiết.
Ngày 2 tháng 9 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt


Chương trình Sức khoẻ Việt Nam tại quyết định Số 1092/QĐ-TTg, đặt
mục tiêu đến năm 2025, sẽ có ít nhất 50% bệnh nhân ĐTĐ được phát hiện
bệnh và tiếp tục tăng lên 70% vào năm 2030, đồng thời tăng tỉ lệ bệnh
nhân được quản lý tại các cơ sở y tế lên 30-40% trong 10 năm tới.
Gia Lai là một tỉnh miền núi điều kiện kinh tế, xã hội còn thấp, việc
tiếp cận các thơng tin bệnh tật cịn hạn chế, người dân chưa có điều kiện
để tìm hiểu về bệnh ĐTĐ nhiều. Số lượng bệnh nhân tại cộng đồng chưa
được phát hiện là rất lớn so với số người đã được chẩn đoán và điều trị,
nhiều người được phát hiện bệnh chưa từng nghĩ rằng mình có thể mắc
bệnh ĐTĐ. Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai nói riêng cũng khơng nằm
ngồi hiện trạng bệnh và các yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ đang ngày càng có
chiều hướng gia tăng, số lượng bệnh nhân mắc bệnh tương đối nhiều, tuy
nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào để đánh giá tình hình mắc bệnh
và các yếu tố nguy cơ liên quan tại địa bàn. Trên cơ sở đó, chúng tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại
Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai năm 2019 - 2020”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định thực trạng mắc bệnh đái tháo đường trên các bệnh nhân
mắc bệnh đái tháo đường đến khám và điều trị tại Trung tâm y tế thành
phố Pleiku.
- Xác định tỷ lệ một số biến chứng xảy ra trên các bệnh nhân mắc
bệnh đái tháo đường.
- Điều tra, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thực trạng mắc
bệnh đái tháo đường và đánh giá hiểu biết của bệnh nhân mắc bệnh đái
tháo đường về bệnh đái tháo đường.


3
3. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp một số thông số thống kê khoa học về thực trạng bệnh
ĐTĐ bao gồm đặc điểm phân bố, một số biến chứng, một số yếu tố liên
quan và đánh giá hiểu biết về bệnh ĐTĐ của ĐTNC tại địa bàn thành phố
Pleiku, tỉnh Gia lai năm 2019 – 2020, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp
theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Mô tả thực trạng bệnh ĐTĐ tại địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia
lai năm 2019– 2020 góp phần nâng cao hiểu biết về hiện trạng bệnh ĐTĐ
ở địa phương. Từ đó đề xuất một số biện pháp phịng chống bệnh ĐTĐ
phù hợp hiệu quả.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Vị trí, cấu tạo và chức năng của tuyến Tụy
1.1.1.1. Vị trí của Tụy
Tụy là một cơ quan sau phúc mạc trãi dài từ độ cong bên trong của
tá tràng đi đến đến cuống lách, nằm cắt ngang trước cột sống, chếch lên
trên sang trái. Phần dài nhất của tuyến tụy nằm dài phía sau dạ dày, đuôi
của tuyến tụy nằm liền kề với lá lách. Phần lớn tụy ở tầng trên mạc treo
đại tràng ngang, chỉ có một phần nhỏ ở dưới mạc treo [24].
1.1.1.2. Cấu tạo của Tụy
Cấu tạo của tụy gồm có ba phần: đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy.
Đầu tụy nằm sát đoạn tá tràng D2, đi tụy thì kéo dài đến sát nách. Ống
tụy là một ống nằm dọc suốt chiều dài của tụy có chỗ nối vào tá tràng
gọi là bóng Vater dẫn lưu dịch tụy đổ vào đoạn D2 của tá tràng. Ống mật
chủ kết hợp với ống tụy gần bóng Vater cịn cơ vịng Oddi là nơi đổ ra

của ống tụy và ống túi mật. Tụy được cung cấp máu bởi các động mạch
tá tụy là nhánh của động mạch mạc treo tràng trên. Tĩnh mạch đưa máu
đổ về các tĩnh mạch lách rồi đổ vào tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch cửa được
hợp thành bởi sự hợp thành của hai tĩnh mạch là tĩnh mạch mạc treo
tràng trên và tĩnh mạch lách. Đối với một số người thì tĩnh mạch mạc
treo tràng dưới cũng đổ vào tĩnh mạch lách, phía sau tuyến tụy [13],
[24].
1.1.1.3. Chức năng của Tụy
Tuyến tụy sản xuất dịch tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất
cả các thành phần thức ăn gồm tụy ngoại tiết và tụy nội tiết:


5

Hình 1.1 Cấu tạo của tuyến tụy

Tụy ngoại tiết
Tụy được bao bọc bởi bao tụy có tác dụng phân chia tụy thành các tiểu
thùy. Nhu mô của tụy được cấu tạo bởi các tế bào tụy ngoại tiết chứa đựng rất
nhiều các hạt nhỏ chứa enzyme tiêu hóa dưới dạng tiền chất chủ yếu là
trypsinogen, chymotrysinogen, lipase tụy và amylase [13], [24].
Tụy nội tiết

Hình 1.2 Cấu tạo tụy nội tiết

Nhu mơ của tụy nội tiết là các nhóm nhỏ tế bào gọi là tiểu đảo tụy hay
tiểu đảo Langerhans gồm từ 1-2 triệu đảo, là những tế bào tụ thành từng đám,
chiếm 1g tổ chức tụy, thường ở gần mạch máu và đổ vào tĩnh mạch cửa.
Các tiểu đảo này là phần nội tiết của tuyến tụy có chức năng tiết các
hormone quan trọng là Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết; glucagon

có tác dụng làm tăng đường huyết và tăng cường phân giải glycogen thành


6
glucose; cịn các hormone khác như Lipocain có tác dụng oxy hóa các chất
đặc biệt là axit béo. Nếu nhiều mỡ được đưa về gan mà khơng được oxy hóa
có thể tích tụ gây nhiễm mỡ gan.
Ba loại tế bào chính của tiểu đảo tụy là tế bào alpha, tế bào beta, và tế
bào delta. Trong ba loại này thì tế bào beta chiếm số lượng nhiều nhất và sản
xuất Insulin. Các tế bào alpha sản xuất glucagon và tế bào delta sản xuất
somatostatin có tác dụng làm giảm nồng độ của glucagon và Insulin trong
máu [13], [24].
1.1.2. Cấu tạo và chức năng của Isulin
1.1.2.1. Cấu tạo Insulin
Insulin là một polypeptide bao gồm một chuỗi A với 21 amino acid và
một chuỗi B với 30 amino acid, có một cầu nối disulfide trong chuỗi A và 2
cầu nối disulfide nối giữa hai chuỗi A và B. Gene mã hóa insulin nằm trên
nhiễm sắc thể số 11 [27].
1.1.2.2. Chức năng của Insulin

Hình 1.3 Vai trị của Insulin

Insulin có tác dụng lên chuyển hóa lipid, điều hịa bài tiết và đặc biệt là
tác dụng lên chuyển hóa glucid, là hormon duy nhất có tác dụng giảm đường
máu với cơ chế cụ thể như sau:
Tăng tính thấm glucose qua màng tế bào, đồng thời cũng làm tăng sự
thẩm thấu của các ion K+ và phosphate vô cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự


7

phosphoryl hóa và sử dụng glucose. Cần chú ý rằng, có một số tổ chức khơng
nhạy cảm với insulin, do vậy ở những tổ chức này insulin không làm thay đổi
nồng độ glucose trong tế bào (như tổ chức thần kinh, bạch cầu, phổi, thận và
nhất là gan). Ở gan, glucose thấm qua màng tế bào một cách tự do dù có hay
khơng có mặt insulin.
Tăng thối hóa glucose ở cơ vì màng tế bào cơ bình thường chỉ cho
glucose khuếch tán qua rất ít trừ khi có Insulin. Thường sau ăn vài giờ, khi
nồng độ glucose máu tăng, tăng tiết Insulin làm tế bào cơ sử dụng nhiều
glucose. Khi lao động nặng hoặc luyện tập thì tế bào cơ cũng có thể sử dụng 1
lượng lớn glucose mà ko cần 1 lượng Insulin tương ứng. Tăng dự trữ
glycogen ở cơ: nếu sau bữa ăn mà cơ ko vận động thì glucose vẫn chuyển vào
tế bào cơ và tích trữ dưới dạng glycogen.
Tăng thu nhập, dự trữ, sử dụng glucose ở gan: Hầu hết lượng glucose
hấp thu từ ruột vào gan chuyển thành glycogen, nếu dư thừa sẽ chuyển thành
acid béo vận chuyển đến mô mỡ dưới dạng lipoprotein cholesterol tỷ trọng
thấp và lắng đọng dưới các mô mỡ dự trữ ức chế quá trình tạo đường mới:
Insulin làm giảm hoạt tính và số lượng các enzym tham gia tạo đường mới,
kích thích sự tổng hợp glucosekinase ở gan, ức chế tổng hợp một số enzyme
xúc tác sự tân tạo đường như pyruvat carboxylase… giảm giải phóng acid
amin từ cơ và mơ khác vào gan do đó giảm ngun liệu của quá trình tạo
đường mới.
Giảm tác dụng của glucose 6 – phosphatase.
Ức chế phân hủy lipid, cho nên tăng cường đốt cháy glucose [27],
[39].
1.1.3. Bệnh đái tháo đường
1.1.3.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ được Tổ chức Y tế thế giới (WHO – World Heath
Orgnization) định nghĩa là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng



8
glucose máu mạn tính do hậu quả của thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của
Insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn
thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là
tổn thương ở mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [55] .
Tại Việt Nam, theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm
2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, bệnh ĐTĐ được định nghĩa là bệnh rối loạn
chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm
khuyết về tiết Insulin, về tác động của Insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn
tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate,
protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và
mạch máu, thận, mắt, thần kinh [11].
1.1.3.2. Sơ lược lịch sử bệnh đái tháo đường
Người Hy Lạp và người La Mã đã biết về bệnh ĐTĐ. Người La Mã đã
khám phá ra rằng: Nước tiểu của một số người thì mellitus, nghĩa của nó
trong tiếng La-Tinh là “ngọt”. Người Hy Lạp nhận ra rằng khi người bệnh
ĐTĐ uống nước, dịch tiết vào nước tiểu hầu như rất nhanh khi nước đi vào
miệng, y hệt như “xifơng” – gọi là bình thơng đáy. Họ đã gọi đó là Siphon vì
nghĩa của nó trong tiếng Hy Lạp là Diabetes. Đây là nguồn gốc của tên hiện
nay cho chứng bệnh Diabetes mellitus. Có những sự mơ tả về triệu chứng bởi
người Ba Tư, người Ấn Độ và người Ai Cập cổ. Nhưng một sự hiểu biết
chính xác về trạng thái của căn bệnh này đã được phát triển hơn 100 năm qua .
Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Aretaeus mô tả về những người mắc bệnh
đái nhiều. Dobson (1775) lần đầu tiên hiểu được vị ngọt của nước tiểu ở
những bệnh nhân ĐTĐ là do sự có mặt glucose [31], [37], [46].
Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài
tiết ra Insulin và Glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1889,
Minkowski và Von Mering gây ĐTĐ thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ tụy, đặt cơ
sở cho học thuyết ĐTĐ do tụy [31]. Năm 1921, Banting và Best cùng các



9
cộng sự đã thành công trong việc phân lập Insulin từ tụy [9]. Nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng về kiểm sốt bệnh và biến chứng ĐTĐ, được cơng bố năm
1993 và nghiên cứu dự báo bệnh tiểu đường của Anh được công bố năm 1998
đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị bệnh ĐTĐ, là kỷ nguyên của sự kết
hợp y tế chuyên sâu và y học dự phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự
xuất hiện và phát triển bệnh [55] .
1.1.3.3. Đặc điểm biểu hiện bệnh đái tháo đường
Do nồng độ glucose trong máu tăng cao rõ rệt nên đã xuất hiện những
biểu hiện lâm sàng sau:
+ Đi tiểu nhiều, khát nước, uống nhiều nước: Do đường huyết tăng cao,
áp lực thẩm thấu nước tiểu tăng cao mà khả năng hấp thu lại của tiểu thận
giảm, nên lượng nước tiểu tăng thêm nhiều đã dẫn tới đi tiểu nhiều. Mỗi ngày
có thể đi tiểu đến 20 lần, lượng nước tiểu mỗi ngày từ 2-3 lít trở lên. Do
lượng nước tiểu tăng thêm nhiều, nên làm cho cơ thể bị mất nước, đã dẫn tới
hiện tượng khát nước và uống nhiều nước.
+ Ăn nhiều: Sau khi ăn, lượng đường trong máu tăng cao, do lượng
Insulin giảm làm cho lượng đường được chuyển hóa và dự trữ trong gan và
trong cơ thể giảm, vì vậy lượng đường được cơ thể hấp thụ ít, phần lớn bị thải
ra ngoài cùng nước tiểu, làm cho cơ thể thiếu nhiệt năng, bệnh nhân thường
thấy đi tiểu và ăn nhiều hơn bình thường khá nhiều.
+ Sút cân: Do cơ thể thiếu chất Insulin nên sự phân giải và chuyển hóa
các chất lipit, prôtêin gia tăng, lượng đường được hấp thụ giảm mà phần lớn
bị thải ra ngoài, nhiệt lượng của cơ thể chủ yếu dựa vào sự phân giải của lipit,
nên đã làm cho trọng lượng của bệnh nhân giảm dần.
Những triệu chứng trên ở mỗi bệnh nhân cụ thể có những biểu hiện
nhiều ít hoặc nặng nhẹ khác nhau. Có một số bệnh nhân lại xuất hiện ngay
những triệu chứng bệnh tiểu đường dạng cấp hoặc mạn tính, nên có thể chẩn
đốn phát hiện ra ngay bệnh tiểu đường, cũng có một số người triệu chứng



10
bệnh biểu hiện không rõ ràng, mà qua khám sức khỏe hoặc chữa trị các bệnh
khác đã phát hiện ra bệnh tiểu đường [4].
1.1.3.4. Phân loại bệnh đái tháo đường
- Năm 1999, WHO phân loại như sau: Phân loại theo nguyên nhân bệnh
ĐTĐ [31]:
Bệnh ĐTĐ loại 1: Tế bào β bị phá vỡ thường dẫn tới thiếu chất Insulin
tuyệt đối. Đây là dạng miễn dịch của tự thân, phát sinh đặc biệt.
Bệnh ĐTĐ loại 2: Chủ yếu do đề kháng Insulin kèm theo Insulin tương
đối thiếu, hoặc do Insulin tiết ra ít có kèm theo hoặc khơng kèm theo đề
kháng Insulin
Những dạng đặc thù khác như: bệnh tiểu đường khi mang thai; bệnh do
dùng thuốc hoặc các chất hóa học khác; chứng tổng hợp di truyền khác kèm
theo bệnh ĐTĐ:chứng tổng hợp Down, chứng tổng hợp Twner’s, chứng tổng
hợp Wolfram’s,..
- Năm 2017, Theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT của Bộ Y Tế, bệnh

ĐTĐ được phân thành các loại sau [11]:
ĐTĐ tip I do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu Insulin tuyệt đối.
ĐTĐ típ II do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền
tảng đề kháng Insulin.
ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng
cuối của thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ tip 1, típ 2 trước đó.
Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ
sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid,
điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô...
- Năm 2019, Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ, bệnh ĐTĐ được phân thành
các loại như sau [48]:

ĐTĐ típ 1: Do tự miễn, phá hủy tế bào β ở tụy dẫn đến thiếu Insulin
tuyệt đối.


11
ĐTĐ típ 2: Do đề kháng Insulin, dần dần giảm tiết Insulin do suy chức
năng tế bào β tụy.
ĐTĐ thai kỳ: ĐTĐ được chẩn đoán trong tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3
của thai kỳ.
Típ đặc biệt: ĐTĐ khởi phát ở người trẻ Bệnh lý tụy Do thuốc
(glucocorticoid, điều trị HIVAIDS, hay sau ghép tạng).
ĐTĐ týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ thế giới.
Nguyên nhân do tế bào β bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt Insulin tuyệt đối
cho cơ thể (nồng độ Insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn). Các kháng
nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan chặt chẽ với sự
phát triển của ĐTĐ týp 1. ĐTĐ týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và
thường được phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và
trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Đa số các trường hợp được chẩn đoán bệnh ĐTĐ týp 1 thường là người có thể
trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng khơng loại trừ. Người bệnh ĐTĐ týp 1 sẽ
có đời sống phụ thuộc Insulin hoàn toàn [3].
ĐTĐ týp 2 chiếm 90-95% bệnh ĐTĐ. Trước đây người ta gọi là bệnh
ĐTĐ không phụ thuộc Insulin. Đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là kháng Insulin đi
kèm với thiếu hụt tiết Insulin tương đối. ĐTĐ týp 2 thường được chẩn đốn
rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm khơng có triệu
chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về
chuyển hóa lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận, …
Nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng [18].
1.1.3.5. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Cùng với sự phát triển của khoa học ngành y, căn cứ vào kết quả

nghiên cứu khoa học về bệnh tiểu đường, giới y học đã tiến hành sửa đổi về
tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường do tổ chức y tế thế giới
(WHO) đã xác định năm 1985. Vào năm 1997 Hiệp hội về bệnh ĐTĐ Hoa Kỳ


12
cơng bố tiêu chuẩn cho việc chẩn đốn ĐTĐ, bao gồm bất kỳ một trong ba
tiêu chuẩn sau [39] :
- Glucose trong huyết tương ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/L)
- Glucose trong huyết tương của bệnh nhân nhịn đói ≥ 126 mg/dl (7
mmol/L) nhịn đói có nghĩa là bệnh nhân khơng dùng bất kỳ thức ăn nào 8
tiếng trước khi thử nghiệm.
- Hàm lượng Glucose trong máu ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/L) khi được
xét nghiệm 2 giờ sau khi uống 75g Glucose. Thử nghiệm này được gọi là thử
nghiệm dung nạp Glucose. Mặc dù thử nghiệm này hiếm khi được thực hiện
vì mất thời giờ và nặng nề nhưng nó vẫn là tiêu chuẩn vàng cho việc chẩn
đoán bệnh ĐTĐ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ theo kiến nghị của ADA (Hiệp hội
ĐTĐ Mỹ) năm 1997 và được WHO công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng
vào năm 1999 được Bộ Y tế ra Quyết định áp dụng tại Việt Nam năm 2011.
Bệnh ĐTĐ được chẩn đốn xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chí sau:
[1]

- Tiêu chí 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl), kèm theo
các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân khơng có ngun nhân.
- Tiêu chí 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (126mg/dl), xét nghiệm
lúc bệnh nhân đã nhịn đói ít nhất 6-8 giờ không ăn.
- Tiêu chí 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp
tăng glucose máu bằng đường uống ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).
Năm 2017, Theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT của Bộ Y Tế, Tiêu

chuẩn chẩn đoán ĐTĐ (theo Hiệp Hội ĐTĐ Mỹ - ADA) dựa vào 1 trong 4
tiêu chuẩn sau [11]:
- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân
phải nhịn ăn (khơng uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sơi để
nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc:


13
- Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung
nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200
mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
* Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước
khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose,
hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó
bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
- HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện
ở phịng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc
mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm
tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân khơng rõ ngun nhân), xét nghiệm
chẩn đốn ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời
gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản
và hiệu quả để chẩn đoán ĐTĐ là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2
lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phịng xét nghiệm
được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.
Theo hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2018, chúng ta có 4 lựa chọn cho tiêu
chuẩn chẩn đoán ĐTĐ [48].

- HbA1C>= 6.5%
Thực hiện ở labo bằng phương pháp chuẩn theo chứng chỉ NGSP và
tiêu chuẩn để khảo nghiệm DCCT (Kiểm soát tiểu đường và các biến chứng
có thể)
- Glucose huyết lúc đói >= 126 mg/dL (7.0 mmol/L)
(Lúc đói được xác định là khơng dung nạp calo trong 8h)


14
- Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp 75g
glucose ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L).
(Thực hiện như mơ tả của WHO, sử dụng đường có chứa tương đương
với glucose khan 75g hòa tan trong nước)
- Glucose huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L).
(Ở những người có triệu chứng tăng đường huyết hay tăng đường
huyết đột ngột).
1.1.4. Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ có liên quan chặt chẽ với với các yếu tố như: Di truyền,
tuổi tác, thời kỳ mang thai, tăng huyết áp, béo phì, thuốc, độc chất,
Stress, lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống, vận động .. Tuổi càng cao tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ càng lớn, đặc biệt là độ tuổi 50 trở lên, khi ở lứa tuổi trên
70 thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tăng gấp 3-4 lần so với tỷ lệ chung của
người lớn; Đối với những người có bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh
ĐTĐ thì khả năng mắc bệnh của người đó cao gấp 4-6 lần so với người
trong dịng họ khơng mắc bệnh ĐTĐ, nếu một dòng họ mà cả 2 bên nội,
ngoại, bố, mẹ, con cái đều có người mắc bệnh ĐTĐ thì khả năng mắc
bệnh ĐTĐ của những người trong gia đình này là 40% [5].
1.1.4.1. Yếu tố di truyền
Hiện nay người ta chưa rõ bệnh ĐTĐ sinh ra do sự di truyền hay vì một
tác động nào đó ảnh hưởng đến sự biến dưỡng của cơ thể mà sinh ra bệnh. Tuy

nhiên bằng những kết quả theo dõi lịch sử của bệnh nhân và bệnh ĐTĐ ở trẻ
em một chứng minh khá rõ ràng tính di truyền ảnh hưởng đến sự xuất hiện của
bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ phụ thuộc vào loại bệnh ĐTĐ mà bố mẹ mắc
phải. Nếu bố mẹ đều mắcbệnh ĐTĐ týp 1 thì tỷ lệ di truyền sang con sẽ
khoảng 1/4. Với bệnh ĐTĐ týp 2, là loại bệnh liên quan đến cân nặng, tỷ lệ di
truyền lại càng cao. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh ĐTĐ týp 2, tỷ lệ di truyền sang


×