Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tương tác thể loại trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÙI VĂN TĨNH

TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN ĐẤU


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Đấu. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Bùi Văn Tĩnh


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy giáo hướng dẫn, TS
Nguyễn Văn Đấu, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu, thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Tổ Văn học
Việt Nam, Khoa KHXH&NV, Thư viện, Phòng Đào tạo sau Đại học trường


Đại học Quy Nhơn đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và
nghiên cứu.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và
bạn bè trong suốt thời gian qua.
Quy Nhơn, ngày 20 tháng 8 năm 2020
Học viên thực hiện

Bùi Văn Tĩnh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 6
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI VÀ TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ..................................................................... 7
1.1. Khái quát về tương tác thể loại ................................................................ 7
1.1.1. Thể loại văn học ............................................................................. 7
1.1.2. Tương tác thể loại......................................................................... 21
1.2. Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ......................... 24
1. 2.1. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ........................................................ 24
1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .................................................. 27
Chương 2. CÁC KIỂU TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP ............................................................................... 36

2.1. Tương tác thể với loại............................................................................ 36
2.1.1. Trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ............................. 36
2.1.2. Kịch trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .................................. 40
2.2. Tương tác giữa thể với thể ..................................................................... 53
2.2.1. Thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................... 53
2.2.2. Tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ........................ 63


Chương 3. HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT TỪ SỰ TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .................................... 68
3.1. Sự mở rộng quan niệm nghệ thuật về con người .................................... 68
3.1.1. Con người cá nhân, đời thường .................................................... 68
3.1.2. Con người lưỡng diện, đa trị ......................................................... 69
3.1.3. Con người đa diện, khơng hồn bị ................................................ 70
3.2. Sự đa dạng về điểm nhìn ....................................................................... 72
3.2.1. Điểm nhìn ngơi thứ nhất đậm chất trữ tình ................................... 72
3.2.2. Điểm nhìn của tư duy tiểu thuyết .................................................. 74
3.2.3. Sự gia tăng điểm nhìn trần thuật ................................................... 74
3.3. Sự pha trộn của ngôn ngữ nhiều thể loại ................................................ 75
3.3.1. Ngơn ngữ đậm chất trữ tình .......................................................... 75
3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất kịch ............................................................... 77
3.3.3. Ngôn ngữ đậm chất tiểu thuyết ..................................................... 79
3.4. Sự đan xen nhiều giọng điệu.................................................................. 81
3.4.1. Giọng điệu trữ tình sâu lắng ......................................................... 81
3.4.2. Giọng điệu triết lí ......................................................................... 84
3.4.3. Giọng điệu hoài nghi, giễu nhại .................................................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................. 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 97
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Văn học Việt Nam từ sau năm 1986 chính thức được “cởi trói”,
bước vào chặng đường đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện. Sự đổi mới về
tư duy và cách tiếp cận, phản ánh con người và hiện thực đời sống của nhà
văn là những yếu tố then chốt giúp cho nền văn học vận động theo khuynh
hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Có thể nói, văn
học ở chặng đường này đạt được thành tựu rực rỡ trên rất nhiều phương diện
như: đề tài, chủ đề, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại... Đặc biệt, trong
bức tranh thể loại văn học sau năm 1986, văn xuôi thực sự là mảng màu nổi
bật với hai thể loại trụ cột là tiểu thuyết và truyện ngắn. Trong hai thể loại
này, truyện ngắn vẫn là thể loại đạt được nhiều thành công nhất.
1.2. Sự vận động, phát triển mạnh mẽ của văn xi nói chung và truyện
ngắn nói riêng của văn học Việt Nam sau năm 1986 đã đặt ra vấn đề cần phải
tiếp cận, nghiên cứu thành tựu của thể loại này một cách toàn diện và thấu
đáo. Một trong những hướng tiếp cận mới mẻ nhưng khả dĩ làm rõ thành tựu
văn học của chặng đường này là từ góc nhìn tương tác thể loại. Với góc nhìn
này, các nhà nghiên cứu có thể nhận thấy và kiến giải được đặc điểm cấu trúc,
tương quan riêng và vận động nội tại của hệ thống thể loại trong tiến trình
của một thời đại, một giai đoạn văn học. Không chỉ vậy, vận dụng hướng
nghiên cứu từ góc nhìn tương tác thể loại cịn khám phá lí giải được những
vấn đề văn học ở cấp độ tác giả, tác phẩm văn học cụ thể.
1.3. Việc vận dụng góc nhìn tương tác thể loại để tìm hiểu, khám phá thể
loại truyện ngắn của một nhà văn mang hơi thở mạnh mẽ của tư duy đổi mới
như Nguyễn Huy Thiệp hứa hẹn mang đến nhiều điều thú vị. Bởi khơng phải
ngẫu nhiên mà trong nhiều truyện ngắn của mình Nguyễn Huy Thiệp đã có sự



2
xâm nhập và sự hòa phối các thể loại. Điều này chắc chắc là có chủ ý của nhà
văn nhằm mang lại hiệu quả bất ngờ, độc đáo cho tác phẩm.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tương tác thể loại
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” để nghiên cứu. Qua đề tài này, dưới góc
nhìn tương tác thể loại, chúng tôi mong muốn làm rõ thêm giá trị đặc sắc trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời, góp phần lý giải về sự vận động của
thể loại truyện ngắn trong bức tranh văn học Việt Nam sau 1986.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về tương tác thể loại trong văn học
Việt Nam
Cơng trình nghiên cứu mang ý nghĩa phác họa diện mạo và đặc điểm văn
học trong một giai đoạn từ hướng nhìn tương tác thể loại có thể kể đến là Sự
tương tác giữa các thể loại trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm
1945 của Tơn Thất Dụng. Ở cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định
sự tương tác sâu sắc giữa hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết: “Thể loại
phóng sự đã thúc đẩy cho thể loại tiểu thuyết phát triển nhanh bằng cách
cung cấp cho những nhà viết tiểu thuyết cách nhìn mới gắn bó với thực tiễn
cuộc sống, và sau đó tiểu thuyết thâm nhập vào phóng sự làm cho nó gắn bó
với đời sống văn học hơn” [74].
Tiếp đó, trong Tiểu luận, phê bình Văn học thế giới mở, Nguyễn Thành
Thi đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bổ sung lý thuyết tương tác
thể loại. Ở bài viết thứ nhất: “Lược đồ” văn học quốc ngữ Việt Nam trước
năm 1945 nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại, tác giả khơng
những đưa ra cách hiểu về thể loại và tương tác thể loại mà cịn tập trung mơ
tả một số biểu hiện cụ thể của quá trình hình hình thành và tương tác thể loại
trong văn học quốc ngữ Việt Nam [68]. Ở bài viết thứ hai: “Lược đồ” văn học
quốc ngữ Việt Nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại,



3
Nguyễn Thành Thi tập trung mô tả những đột phá kĩ thuật và thành tựu quan
trọng của văn học Quốc ngữ Việt Nam từ góc nhìn tương tác thể loại.
Trong chuyên luận Tương tác thể loại trong văn xuôi đương đại, tác giả
Trần Viết Thiện “đã cố gắng giúp bạn đọc hình dung về một bức tranh tồn
cảnh văn xi đương đại, đã / đang tác động lên các thể loại khác khiến cho
chúng vận động theo xu hướng “tiểu thuyết hóa”, mặt khác, tiểu thuyết, đến
lượt nó, cũng hấp thu tinh hoa ưu thế riêng của các thể loại khác từ truyện
ngắn, kịch, ký,…đến các thể phi hư cấu, văn biên sử, văn tư liệu,…để làm
giàu chính gương mặt riêng của mình…Tác giả chuyên luận đã trang bị cho
mình và mang lại cho người đọc thêm một công cụ, một cơ sở lý luận để cắt
nghĩa sự vận động của các thể loại văn xuôi Việt Nam đương đại từ cái nhìn
lịch đại” (PGS, TS Trần Hữu Tá) [74]. Đồng thời, ở cơng trình này, Trần Viết
Thiện đã vừa nhìn bao qt cả một chặng đường dài văn xi Việt Nam
đương đại vốn rất phong phú sinh động vừa tập trung một cách nhất quán
vào trọng tâm nghiên cứu là: nhìn văn xi Việt Nam đương đại dưới giác độ
tương tác thể loại (PGS, TS Trần Hữu Tá) [74].
Trong bài viết Sự tương tác thể loại trong truyện ngắn Việt Nam đương
đại, tác giả Lê Hương Thủy đã giúp người đọc nhận thấy được sự giao thoa,
tương tác giữa các thể loại: truyện ngắn và thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết và
tính kịch trong truyện ngắn Việt Nam đương đại. Tác giả đi đến kết luận: sự
pha trộn, tương tác của những thể loại như thơ, kịch, nhật ký trong truyện
ngắn và tiểu thuyết đã tạo nên sự mới mẻ cho bản thân mỗi thể loại và mỗi
tác phẩm. Mỡi thể loại trong q trình phát triển đã thu hút vào mình những
yếu tố ưu việt của những thể loại tương cận, thậm chí những thể loại khơng
tương cận để tạo nên sức hấp dẫn mới [84].
2.2. Những công trình nghiên cứu về sự tương tác thể loại trong tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp
Trong bài viết Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp - chiều tương tác độc



4
đáo, Trần Viết Thiện khẳng định: cảm quan thơ thể hiện bàng bạc trong tác
phẩm của cây bút này: từ ngôn từ đến cấu trúc, từ huyền thoại đến những bài
thơ, từ tiêu đề đến những kết thúc [69]. Người viết cũng đã chỉ ra tính chất và
tần số của việc sử dụng thơ trong văn tạo nên một đặc trưng rất độc đáo, một
kỹ thuật viết rất riêng của Nguyễn Huy Thiệp. Điều này, giúp cho thơ và văn
xuôi xích lại gần nhau...trở nên sâu sắc hơn, vừa dễ hiểu hơn [69].
Đồng tình với quan điểm trên, trong bài viết Sự tương tác thể loại trong
truyện ngắn Việt Nam đương đại, Lê Hương Thủy cũng đã đề cập đến sự
tương tác thể loại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: Truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp có sự hịa phối của nhiều thể loại khác nhau (có cả thơ,
văn xi và kịch). Ở góc độ tương tác giữa truyện và thơ, Lê Hương Thủy cho
thấy Nguyễn Huy Thiệp có ý thức rõ về sự xâm nhập của thơ vào truyện ngắn,
về sự mở rộng ranh giới của truyện bằng thơ [84]. Bên cạnh đó, tác giả bài
viết cũng khẳng định nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được viết
bằng tư duy tiểu thuyết hay có tính chất tiểu thuyết hóa. Ngồi sự giao thoa
tương tác của thơ và tiểu thuyết trong truyện ngắn thì tính kịch cũng là “một
đặc điểm dễ nhận thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp [84].
Như vậy, cho đến nay, đã có nhiều cơng trình đề cập đến tương tác thể
loại văn học cũng như vận dụng góc nhìn này để khảo sát, lý giải sự vận động
phát triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay, nhất là văn học sau
đổi mới. Tuy nhiên, việc vận dụng góc nhìn tương tác thể loại để khảo sátnhững
tác phẩm truyện ngắn của một nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Huy Thiệp thì
chưa có cơng trình nào tiến hành nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện. Với sự
kế thừa và phát huy kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước, chúng tơi
mong muốn được góp phần làm rõ thêm sự những đóng góp của truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp trong bức tranh thể loại văn học đương đại.



5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề tương tác thể loại trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Đó là các kiểu tương tác như: tương tác
giữa thể với loại và tương tác giữa thể với thể.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn khảo sát và nghiên cứu sự tương tác
thể loại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên không phải tất
cả truyện ngắn của nhà văn đều thể hiện sự tương tác thể loại. Do vậy, chúng
tôi tập trung nghiên cứu những truyện ngắn có sự tương tác thể loại một cách
rõ nét.
Ngoài ra, một số truyện ngắn tiêu biểu của các tác giả trong văn học hiện
đại có sự tương tác thể loại cũng sẽ được liên hệ, đối sánh để làm nổi bật nét
tương đồng, dị biệt so với sự tương tác thể loại trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Tương tác thể loại trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, chúng tôi vận dụng tổng hợp và thống nhất các phương pháp sau:
4.1.Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp chúng tôi
tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản và đưa ra những luận điểm mang tính
khái quát.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nhằm làm nổi bật sự tương đồng
và khác biệt của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp so với các nhà văn khác trên
các phương diện thể loại.
4.3. Phương pháp loại hình: Chúng tơi dùng phương pháp này để khảo
sát, phân loại và xác định các đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

4.4. Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Xem xét sự tương tác thể loại



6
trong cấu trúc tác phẩm, giúp chúng tơi có thể chỉ ra được cách thức, vai trị của nó
đối với chỉnh thể tác phẩm.

5. Đóng góp của luận văn
Với đề tài này, chúng tôi sẽ làm rõ các kiểu tương tác thể loại trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời chỉ ra những hiệu quả nghệ thuật
từ sự tương tác thể loại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Qua đó, góp
phần vào việc lý giải sự vận động của thể loại truyện ngắn nói riêng và văn
học nói chung ở chặng đường đổi mới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận
văn bao gồm các chương:
Chương 1. Khái quát về tương tác thể loại và truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp
Chương 2. Các kiểu tương tác thể loại trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp
Chương 3. Hiệu quả nghệ thuật từ sự tương tác thể loại trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp
.


7

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TƯƠNG TÁCTHỂ LOẠI
VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
1.1. Khái quát về tương tác thể loại

1.1.1. Thể loại văn học
1.1.1.1. Khái niệm thể loại văn học
Trong quá trình phát triển lâu dài của văn học, loại thể là một yếu tố mà
bên cạnh mặt biến động đổi thay lại có những yếu tố tương đối ổn định.
Những yếu tố tương đồng và tương đối ổn định đó trong văn học biểu hiện
nhiều mặt và loại thể văn học là một yếu tố quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu
lí luận văn học đều thống nhất rằng: mọi tác phẩm văn học đều tồn tại trong
các hình thức thể loại nhất định.“Tác phẩm văn học luôn tồn tại trong những
hình thức của các thể loại văn học: một cuốn tiểu thuyết,một thiên kí, một bài
thơ. Khơng có tác phẩm nào tồn tại ngồi hình thức quen thuộc của thể loại
[18, tr. 157]. Tác phẩm văn học bao giờ cũng gắn với loại thể của chúng. Đó
là một bài thơ, một truyện ngắn, một vở kịch hay một bút kí. Thường đi liền
với tên tác phẩm là tên thể loại của tác phẩm đó: Chiến tranh và hịa bình
(tiểu thuyết); Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết); truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan; Việt Bắc (thơ); bài thơ Tây Tiến; Rô- mê -ô và Giu- li- ét (kịch),
… Trong văn học trung đại Việt Nam, tên thể loại thường gắn liền với nhan
đề tác phẩm: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình Ngơ đại cáo, Hồng lê
thống nhất chí, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…
Do vậy, nói đến thể loại văn học là nói đến quy luật loại hình của tác
phẩm. Tức là một sự hệ thống hóa có tính chất ước lệ những tác phẩm có
phương thức tổ chức, phương thức tái hiện đời sống gần gũi nhau. Chẳng hạn,
phải có cách tổ chức phương thức tái hiện đời sống như thế nào đó mới gọi là


8
thơ, là truyện, là tiểu thuyết hay kịch, … Và đến lượt mình, tên gọi thể loại lại
có chức năng phân định loại hình của tác phẩm, hình thức tồn tại của nó, kiểu
giao tiếp, kiểu tái hiện nghệ thuật của tác phẩm. Thể loại tác phẩm văn học là
khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội
dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình

thức tồn tại chỉnh thể.
Thể loại là phạm trù về chỉnh thể tác phẩm. Bất cứ tác phẩm nào được
sáng tác đều thuộc về một chỉnh thể nhất định, không tác phẩm nào “siêu thể
loại”. Bởi mỗi thể loại thể hiện một kiểu quan hệ đối với cuộc sống và đối với
người đọc, tức là một kiểu quan hệ giao tiếp. Một kiểu giao tiếp kép, vừa giao
tiếp với người đọc lại vừa giao tiếp với đời. Qua giao tiếp với cuộc sống trong
tác phẩm, tác giả và người đọc hiểu nhau.
Trong thể loại tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất, quy
định về loại đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và
hình thức lời văn. Ví dụ, nhân vật kịch thì kết cấu kịch, hành động với lời văn
kịch. Nhân vật trữ tình thì kết cấu thơ trữ tình với lời thơ, luật thơ... Sự thống
nhất này lại do những phương thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau với quy
định, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, mang
những khả năng khác nhau trong tái hiện đời sống. Vì thể loại là cách tổ chức
tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và một kiểu giao tiếp nghệ thuật.
Cho nên, chúng ta có thể hiểu thể loại văn học “là một hiện tượng loại
hình của sáng tác và giao tiếp văn học, hình thành trên cơ sở sự lặp lại có
quy luật của các yếu tố tác phẩm. Đó là cơ sở để người ta tiến hành phân loại
tác phẩm. Nhưng thể loại tác phẩm khơng giản đơn chỉ là loại hình và lặp lại.
Bản chất của sáng tạo nghệ thuật là tính độc đáo không lặp lại. Sự vận động
cuộc sống cũng luôn luôn sản sinh và làm biến động các giới hạn phản ánh,
đổi mới các kênh giao tiếp và làm cho chứng tác động vào nhau, đan bện vào


9
nhau trong các tác phẩm nghệ thuật độc đáo” [36, tr.340].
Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác
phẩm. Đó là quy luật về các kiểu phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm, giao
tiếp nghệ thuật của tác giả. Trong đó, ứng với một nội dung nhất định có một
loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Đó

là“dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tồn tại tương đối ổn
định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học,thể hiện ở sự giống nhau
về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của hiện tượng đời sống được
miêu tả và tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng của
đời sống ấy” [22, tr.252-253].
Thể loại là sản phẩm được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài, nó
được khái qt và cơ đúc lại để tồn tại trong những hình thức ổn định bền
vững, ít biến đổi. “Trong q trình phát triển lâu dài của văn học, loại thể là
một yếu tố mà bên cạnh mặt biến động đổi thay lại có những yếu tố tương đối
ổn định” [18, tr 157]. Khơng có một thể loại nào có cuộc hành trình số phận
trong vài ba năm mà là thập niên, thế kỷ. Các thế hệ nhà văn khi cầm bút sáng
tác đều phải tuân theo những chuẩn mực đã định sẵn từ bao đời của cổ nhân
mà viết trên tinh thần kế thừa và sáng tạo. Với các thể loại cách luật có giá trị
như những “khn vàng thước ngọc” thì ở đó người sáng tác phải nương theo
những quy cách truyền thống của thể loại như một giá trị mẫu mực, bất biến.
“Các thể loại văn học tuy thay đổi qua các thời kì lịch sử song vẫn có những
mặt ổn định tiếp nối nhau từ giai đoạn này đến giai đoạn khác” [18, tr 159].
Chẳng hạn, các thể thơ Đường luật từ bao đời nay vẫn cơ bản giữ nguyên các
hình thái niêm luật, cấu trúc hình thức vốn có của nó. Tiểu thuyết phương
Đơng hay phương Tây thường có dung lượng lớn, gắn bó với tính chất tự sự...
Phóng sự ghi chép các biến cố sự kiện giàu tính thời sự cập nhật và chân
xác... Hệ thống thể loại cần có sự ổn định nhất định, nếu khơng sẽ sinh ra


10
“loạn chuẩn” cho quá trình sáng tác và tiếp nhận văn học, đời sống văn học
sẽ mất đi trạng thái tồn tại cân bằng cần thiết.
Mặt khác, do quy luật không ngừng đổi mới và sáng tạo của văn học, thể
loại văn học cũng luôn luôn phát sinh, đổi mới để thích ứng với nội dung hiện
thực cuộc sống. “Các thể loại văn học không phải là nhất thành bất biến. Có

những yếu tố sẽ bị xưa cũ đi, khơng thích hợp để biểu hiện những chất liệu và
nội dung trong văn học của thời đại mới. Có những yếu tố bền vững và năng
động có khả năng cải biến để đáp ứng những yêu cầu mới” [18, tr.159]. Trước
sự đổi thay mạnh mẽ của hiện thực cuộc sống, những thể loại khơng có khả năng
thích ứng được với mơi sinh văn hoá mới sẽ bị triệt tiêu để nhường chỗ cho sự ra
đời của các thể loại văn học mới có ưu thế hơn. Sự cáo chung của các thể thơ
văn một thời thịnh vượng trong nền văn học trung đại như: cáo, chiếu, biểu,
phú... và sự ra đời của các thể loại tân thời hồi đầu thế kỷ trước như: tiểu thuyết
tâm lý, kịch nói, phóng sự, thơ tự do, phê bình văn học... là những minh chứng
tiêu biểu cho tính chất cách tân, đổi mới của văn học.
Cần lưu ý rằng: sự cách tân đổi mới của thể loại khơng diễn ra trong sự
đoạn tuyệt hồn tồn với truyền thống vốn có của nó. Nghĩa là khơng có sự
đổi mới tồn diện cấu trúc hình thức thể loại theo lối phủ nhận sạch trơn cấu
trúc truyền thống của thể loại. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có những
cách tân mới mẻ về nhịp phách thể loại lục bát, song lục bát trong Truyện
Kiều hay lục bát biến thể sau này vẫn kế thừa, bảo lưu những nét đẹp dịu
dàng, uyển chuyển của lục bát cổ xưa. Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tuỳ
bút... trong văn học đổi mới sau 1986 có những đột phá lớn về sự cách tân
hình thức thể hiện song khơng làm mất đi những thuộc tính cố hữu của các
thể loại này. Ngay cả một số thể loại cổ xưa như thần thoại, sử thi, truyền
thuyết... đã “một đi không trở lại” về hình thức thể hiện dưới dạng ngun
thuỷ của nó, song những dấu ấn đặc trưng về hình thức của chúng đây đó vẫn


11
cịn được “tạo dáng” lại trong hình thức tác phẩm của nhiều thể loại văn học
hiện đại như: tiểu thuyết, trường ca, truyện ngắn, truyện vừa... Như vậy thể
loại không mất đi trước sự biến thiên của lịch sử mà chúng chuyển hố phẩm
chất của mình để ký sinh vào các thể loại khác. Trong lịch sử văn học nhân
loại, những nghệ sĩ lớn thường tiếp thu tinh hoa của các thể loại khác nhau (cả

trong đồng đại và lịch đại) để hợp sinh phẩm chất của nhiều thể loại trong
cùng một tác phẩm văn học. Tính chất đa thanh phức điệu trong tiểu thuyết
của L.Tơnxtơi; tính chất hiện thực huyền ảo của tiểu thuyết Ban dắc,
Huêmingway, Máckét... là những biểu hiện tích cực của sự cách tân đổi mới
văn học bằng con đường kế thừa sức mạnh của các thể loại văn học liên đới
trong cùng một tác phẩm. Mơi trường sinh thái văn hố mới ở Việt Nam kể từ
1986 đến nay đã mở ra cho hệ thống các thể loại văn học của ta những cơ hội
cách tân, đổi mới toàn diện. Thơ ca giàu chất triết lý, đào sâu vào thế giới tâm
linh của con người, tổ chức câu thơ, dịng thơ, tứ thơ ít nhiều mang màu sắc
hậu hiện đại. Văn xuôi tự sự (tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, ký...)
hướng tới sự đa thanh phức điệu, xuất hiện nhiều biểu trưng nghệ thuật đa
nghĩa... Hầu hết các thể loại đều có xu hướng giảm thiểu tối đa dung lượng tác
phẩm (tiểu thuyết ngắn, truyện ngắn cực ngắn, thơ một câu...). Thể loại văn
học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh
hằng của văn học và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới thường
xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó thể loại văn học vừa mới, vừa cũ, vừa
biến đổi, vừa ổn định [22, tr. 253].
Thể loại văn học rất có ý nghĩa đối với thưởng thức và phê bình văn
học, mỗi thể loại văn học khơng chỉ có ý nghĩa đối với người sáng tác mà cịn
có ý nghĩa đối với người thưởng thức và phể bình. Phê bình văn học là sự
phán đốn, phẩm bình đánh giá và giải thích tác phẩm văn học. Nó vừa là một
hoạt động, vừa là một bộ mơn khoa học về văn học. Nó vừa tác động tới sự


12
phát triển của văn học, vừa tác động tới độc giả, góp phần hình thành thị hiếu
thẩm mĩ cho quần chúng. Còn thưởng thức văn học là một hoạt động xã hội –
lịch sử, mang tính khách quan, chứ khơng phải là một hoạt động cá nhân chủ
quan thuần túy.
1.1.1.2. Các thể loại văn học

Dựa vào yếu tố ổn định, các nhà lý luận văn học chia tác phẩm văn học
thành các loại và các thể. Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại [22, tr. 253].
Bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng thuộc một loại nhất định và có một hình
thức thể nào đó. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều tán thành phân chia các tác
phẩm văn học làm ba loại lớn: trữ tình (lấy cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con
người làm đối tượng thể hiện chủ yếu), tự sự (dùng lời kể, lời miêu tả để xây
dựng cốt truyện, khắc họa tính cách nhân vật, dựng lên những bức tranh về
đời sống) và kịch (thông qua lời thoại và hành động của các nhân vật mà tái
hiện những xung đột xã hội).
Mỗi loại trên bao gồm một số thể chứa bên trong. Loại trữ tình có các
thể: thơ ca, khúc ngâm…, loại tự sự có các thể: tiểu thuyết, truyện ngắn,
truyện vừa, tryện ngụ ngôn, ký…, loại kịch có các thể: chính kịch, bi kịch,
hài kịch...
Thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm. Cùng một loại
nhưng các thể khác nhau rất sâu sắc. Ngồi đặc trưng của loại, các thể cịn phân
biệt nhau bởi hình thức lời văn (thơ và văn xuôi), dung lượng (truyện dài,
truyện ngắn…), loại nội dung cảm hứng (bi kịch, hài kịch, thơ trào phúng, thơ
ca ngợi…). Một số nhà nghiên cứu còn đề xuất cách chia thể loại theo đề tài,
chủ đề, chẳng hạn: thơ tình, thơ điền viên, truyện lịch sử, truyện tâm lý xã hội,
truyện phong tục…Điều này cho thấy thể loại văn học là sự thống nhất giữa
loại nội dung với dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
Các thể loại văn học “là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai


13
đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế” (D.
Likhasốp), vì vậy khi tiếp cận với các thể loại văn học cần tính đến thời đại lịch
sử của văn học và những biến đổi thay thế chúng.
Chính vì tính chất đa dạng và luôn phát triển của các thể loại văn học
nên việc phân chia các loại thể cũng có nhiều dạng. Sự phân loại tác phẩm là

bước đầu tiên để nhận thức các quy luật thể loại chứ chưa phải là tất cả. Các
giáo trình chủ yếu dựa theo phân loại của phương Tây, trình bày thành 4 loại
chủ yếu: thơ, tiểu thuyết, kí và kịch. Có người chia làm 5 loại: tự sự, trữ tình,
kịch, kí, trào phúng. Trong Lí luận văn học (Tập 2, NXB. Đại học Sư phạm
Hà Nội, năm 2014), Trần Đình Sử lại phân chia thành: tự sự, trữ tình, kịch, kí
và chính luận.
Các sự phân loại trên đều có tính chất tương đối. Bởi vì, thực tế văn
học vốn đa dạng, phong phú, khó có một sự khái quát nào đầy đủ và trùng
khít với thực tế được. Vì vậy, chúng tơi chọn cách phân văn học thành năm
loại: loại tác phẩm trữ tình, loại tác phẩm tự sự, loại tác phẩm kịch, loại tác
phẩm kí văn học và loại tác phẩm chính luận. Do nó có ưu điểm là kết hợp
truyền thống phân loại phương Tây với đặc điểm của văn học cổ xưa và hiện
đại của phương Đông, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cách chia
làm bốn loại. Dựa vào sự phân loại trên, có thể sắp xếp các thể loại vào các
loại tương ứng: Loại tự sự bao gồm: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thơ, anh
hùng ca, truyện cổ tích, …Loại trữ tình bao gồm: thơ trữ tình, văn xi trữ
tình, …Loại kịch bao gồm: bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch thơ, …Loại kí
bao gồm: kí sự, phóng sự, bút kí, hồi kí, …Loại chính luận bao gồm: các kí
chính luận, nghị luận văn chương, xã hội, chính trị,…
Trong quá trình vận động của văn học, sự hình thành, phát triển và mất
đi của các loại thể văn học là hiện tượng phát triển bình thường. Cở sở xã hội,
nhu cầu của các tầng lớp, giai cấp về mặt nhận thức cuộc sống, thị hiếu thẩm


14
mĩ, … sẽ quy định sự phát triển của các loại thể văn học. Các loại thể văn học
tuy thay đổi qua các thời kì lịch sử, song vẫn có những mặt ổn định tiếp nối
nhau từ giai đoạn này qua giai đoạn khác. Sự tiếp nối ấy ở từng loại thể văn
học thay đổi nhưng phương thức phản ánh cuộc sống ít thay đổi. Việc nghiên
cứu thể loại khơng chỉ nhận ra một tác phẩm thuộc loại văn học nào, mà hơn

nữa, nhận ra cái hình thức thể loại thành hình thức chỉnh thể của nó, quy định
sự thống nhất nội dung và hình thức của nó.
1.1.1.3. Thể loại truyện ngắn
Đặt trong sự tương quan với các thể loại tự sự, nhất là so với tiểu
thuyết, có thể nhận thấy rằng những định nghĩa về thể loại truyện ngắn có tính
thống nhất tương đối cao.
Nhận định của tác giả Lại Nguyên Ân có thể xem là một định nghĩa khá
đầy đủ về thể loại truyện ngắn: “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết
bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã
hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích
hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch khơng nghỉ” [48.
tr.1846 - 1847].
Do đều có chung những đặc trưng của thể loại tự sự nên lằn ranh giữa
truyện ngắn và tiểu thuyết không phải lúc nào cũng tách biệt rạch rịi. Thực tế
đã cho thấy ln có sự giao thoa giữa hai thể loại này. Lại Nguyên Ân cho
rằng truyện ngắn “ít nhiều mang những đặc tính của tư duy tiểu thuyết”. Bùi
Việt Thắng thì quả quyết truyện ngắn là“một bộ phận của tiểu thuyết”.
Vương Trí Nhàn thì lại xem truyện ngắn là “một dạng tiểu thuyết đặc biệt”.
Những nhà văn lớn, bằng sự thông tuệ và trải nghiệm của mình, đã đúc
kết về nhiều phương diện của thể loại truyện ngắn. Pautopxki nhận xét về mặt
dung lượng và cách thức phản ánh của truyện ngắn: “truyện viết ngắn gọn,
trong đó cái khơng bình thường hiện ra như một cái bình thường và cái gì


15
bình thường hiện ra như một cái khơng bình thường” [40, tr.105]. Nhà văn
Aimatov nhấn mạnh đến đặc trưng lao động nghệ thuật: “Truyện ngắn giống
như một thứ tranh khắc gỡ, lao động nghệ thuật ở đây địi hỏi chặt chẽ, cơ
đúc, các phương tiện phải được tính tốn một cách tinh tế, nét vẽ phải chính
xác.” [40, tr. 146]. Nhà văn Nguyễn Công Hoan lại chú ý đến chi tiết trong

truyện ngắn: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây
dựng bằng chi tiết” [66, tr. 186].
Về mặt dung lượng, truyện ngắn là thể loại dung lượng nhỏ. Với đặc
thù “hàm súc, tinh lọc và hay” (Bùi Việt Thắng) của mình, truyện ngắn khơng
có khả năng thâu tóm hiện thực rộng lớn của đời sống xã hội. Tuy nhiên,
cũng không thể dồn ép hoặc gọt đẽo, cắt tỉa nội dung của một tiểu thuyết hay
một truyện dài để thành truyện ngắn được. Sự ngắn gọn trong truyện ngắn đòi
hỏi vừa tinh lọc vừa chặt chẽ. Sekhov, nhà văn nổi tiếng của nước Nga và thế
giới, một cây bút thiên tài về truyện ngắn và kịch đã có cách ví von rất ấn
tượng: truyện ngắn cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả phải đâu
vào đấy, khơng có cái gì được thừa. Rõ ràng khác với truyện dài và truyện
vừa, truyện ngắn phải là “một lát cắt gọn ghẽ”, “toàn truyện là một cái vịng
khép kín khơng dài q, khơng ngắn q, khơng xơ đẩy xộc xệch, thậm chí
khơng thừa một chi tiết nào” [63, tr.122].
Do tính chất dồn nén, cơ đúc về dung lượng, nên truyện ngắn có sức tác
động cơng phán rất cao. Có thể ví mỗi truyện ngắn như một chiếc lò xo đã
được dồn nén đến tận cùng giới hạn ln có một sức bật rất lớn. Chỉ cần một
vài trang văn, tác giả đã có thể làm “nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ của
người đọc những điều rất sâu xa và da diết của con người, khiến người đọc
phải nhớ mãi, suy nghĩ mãi, đọc đi đọc lại mãi không chán” [65, tr.148]. Đỗ
Chu cũng cho rằng: “một truyện ngắn hay có thể làm cho người ta cười lớn
hoặc ứa nước mắt” bởi vì“sức chứa trong truyện có thể rất nhiều, sức nổ rất


16
lớn”. Theo nhà văn Lỗ Tấn: truyện ngắn có thể và cần phải trở thành “tòa đại
lầu” để chứa đựng cả tinh thần của thời đại nhờ phương thức biểu hiện qua
một con mắt mà truyền đạt được cả tinh thần con người vốn có của nó.
Thomas Mann, bằng sự trải nghiệm trong cuộc đời viết văn của mình, khẳng
định: truyện ngắn tuy bé nhỏ, nhưng“những cái bé nhỏ đó cũng có sức chứa

nội tại lớn lao, cũng có thể bao qt được tồn bộ đời sống, có thể đạt được
kích thước anh hùng ca và có được tác dụng nghệ thuật chẳng khác gì một
sáng tác đồ sộ khác” [54]. Xét ở tính chất thưởng thức, truyện ngắn có điểm
khác tiểu thuyết, độc giả có thể đọc truyện ngắn trong một hơi không
nghỉ:“Truyện ngắn là một tác phẩm tuỳ dài tuỳ ngắn, người ta có thể đọc
trong mười phút hoặc một giờ” [65, tr. 157].
Một đặc trưng nổi bật của truyện ngắn là tính nhanh nhạy, cập nhật.
Là một thể loại với đặc thù gọn nhẹ, súc tích, dễ dàng đến với người đọc,
truyện ngắn có tác động mạnh mẽ, kịp thời tới cuộc sống. Ở truyện ngắn,
người viết không hướng đến độ dài mà chú trọng độ căng của tác phẩm. Nó
thực sự phải “như mũi tên mà dây cung đã bật, phải bay vụt về tới đích
khơng thể có một phần nghìn dây trù trừ” [65, tr. 162]. Để đạt được điều
này, điều cốt yếu của truyện ngắn là phải “nhạy bén trước những đổi thay
của cuộc sống [65, tr. 146]. Là thể loại mang đậm hơi thở đời sống, bắt
nhịp nhanh với hiện thực đời sống nên truyện ngắn là thể loại giúp nhà văn
tìm hiểu về những vấn đề mới đang được đặt ra trong cuộc sống một cách
hiệu quả. Nếu như ở tiểu thuyết, với những lợi thế của mình, nó có có thể
phục dựng lại hoặc khái quát lại một chặng đường một giai đoạn đã qua
nhưng truyện ngắn thì khơng thể có được khả năng đó. Truyện ngắn với thế
mạnh của mình, nó trực tiếp đề cập đến những vấn đề con người đang quan
tâm, suy nghĩ trong cuộc sống hôm nay.
Truyện ngắn thuộc thể tự sự nên nó gần với tiểu thuyết và các thể loại


17
truyện kể dân gian: truyện cổ tích, thần thoại, truyện cười … Tuy nhiên, ở
truyện ngắn có những nét đặt thù riêng biệt.
Ở góc độ cốt truyện, có thể thấy cốt truyện của truyện ngắn “thường tự
giới hạn về thời gian, không gian”(Lại Nguyên Ân). Nếu tiểu thuyết thường
dõi theo nhiều số phận nhân vật cũng như tái hiện một bức tranh xã hội rộng

lớn với nhiều diễn biến, mâu thuẫn, xung đột phức tạp thì truyện ngắn lại tập
trung chủ yếu vào một khoảnh khắc, một tình huống truyện. Trong những bài
giảng của mình, Hégel nhấn mạnh:“Tình huống là một trạng thái có tính chất
riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình
huống góp phần biểu lộ nội dung, là cái phần có được một sự tồn tại bên ngồi
bằng sự hiểu biết nghệ thuật…”[65, tr. 202]. Tình huống trong truyện ngắn là
điểm giao cắt của nhiều yếu tố cùng một lúc. Nó chính là chỗ mà qua đó suy
nghĩ, tính cách của các nhân vật tức thì bộc lộ, vấn đề tức khắc được phơi bày.
Khái niệm tình huống với tình thế có khi được các nhà văn, nhà nghiên cứu ở
Việt Nam đồng nhất. Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với
một tác giả có kinh nghiệm viết… đơi khi người ta nghĩ ra được một cái tình
thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa… tình thế truyện khơng cần đến
những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cớ hết sức chắc chắn, hết
sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào nhau
để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả, ví như một cây cọc vững chắc để
cho cây bí leo lên mà ra hoa trái …”[9, tr. 114]. Rõ ràng, cốt truyện trong tiểu
thuyết và cốt truyện trong truyện ngắn tương đối khác biệt. Điều này xuất phát
từ chính đặc trưng của mỗi thể loại. Nếu tiểu thuyết là cuộc đời mang tính

trọn vẹn thì truyện ngắn được coi là “mặt cắt của dòng đời”, là lát cắt của
thân cây nhưng “có thể thấy cả cuộc đời của thảo mộc”. Nếu tiểu thuyết
thường“diễn tả một quá trình vận động của cuộc sống” thì truyện ngắn tập
trung vào “một tình thế thể hiện một bước ngoặt”. Nếu tiểu thuyết thường “mở


18
ra một diện” thì truyện ngắn chủ yếu“tập trung xốy vào một điểm”. [65, tr.
73].
Cách thức tiếp cận cuộc sống của truyện ngắn so với tiểu thuyết cũng
có những nét khác biệt. Với thế mạnh về dung lượng, tiểu thuyết “thường

vươn tới cái tồn thể”[65, tr. 378]. Trong khi đó, truyện ngắn lại hay “hướng
về cái đơn nhất” [65, tr. 378]. Bởi vì truyện ngắn “khái quát cuộc sống theo
chiều sâu, lấy điểm nối diện, lấy cái khoảnh khắc để nối cái vĩnh cửu” [63,
tr.149]. Một cách so sánh khá thú vị đó là: “Nếu ví tiểu thuyết như một căn
phịng ấm áp thì truyện ngắn có lẽ chỉ nên là một ngọn lửa nhiệt lượng tập
trung thật mạnh ở nhiệt độ cao. Nếu tiểu thuyết là một con người với đầy đủ
phục sức, đường nét… thì truyện ngắn chỉ nên là một đôi mắt nhưng đây là
cửa sổ tâm hồn - hoặc thậm chí là một cái ngước mắt, một ánh mắt vừa có
sức cuốn hút mà độ sâu thẳm lại không thể lường được” [65, tr. 378]. Trong
quá trình sáng tác, nhiều nhà văn ln chú ý đến việc lựa chọn những khoảnh
khắc giá trị cho truyện ngắn của mình. Những khoảnh khắc đó tuy ngắn ngủi
nhưng có sức phơi mở, bộc lộ trọn vẹn tính cách nhân vật. Điều đặc biệt ở
truyện ngắn là cốt truyện của nó khơng phải lúc nào cũng rõ nét, có thể dễ
dàng nắm bắt được. Có những truyện ngắn cốt truyện mờ nhạt hoặc thậm chí
khơng có cốt truyện.
Ngồi cốt truyện, chi tiết là một trong những yếu tố không thể thiếu trong
truyện ngắn. Thông qua chi tiết, nhà văn tạo dựng trong tác phẩm cảnh trí, khơng
gian, thời gia nghệ thuật; xây dựng những tình huống và khắc họa hành động,
ngơn ngữ, tâm tư, tính cách...của các nhân vật. Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng:
“Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, khơng kể được nhưng
truyện ngắn khơng thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã” [44, tr.33]. Nhà văn
Vũ Thị Thường lại ví von một cách hình ảnh về chi tiết trong truyện ngắn: “viết
truyện dài như làm một căn nhà đồ sộ, còn bắt tay viết truyện ngắn là nhận lấy


19
việc chạm trổ một cái khay, một tấm tranh khắc gỗ” [40, tr. 128]. Rõ ràng,
truyện ngắn không thể thiếu vắng chi tiết. Ở các truyện ngắn đặc sắc, nhà văn
ln lựa chọn những chi tiết cực kì đắt giá. Những chi tiết ấy có thể ví như
những hạt cườm óng ánh tạo nên vẻ đẹp cho cả chuỗi hạt. Nó có thể nâng tác

phẩm lên một cấp độ cao hơn “cấp độ tượng trưng, tạo sức ám ảnh” [65, tr. 84].
Cách kết thúc tác phẩm cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên
sự thành công của truyện ngắn. Nhà văn Nga, D. Phuốcmanôp đề cao kết thúc
truyện ngắn:“sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối”. Bởi
lẽ, với đặc thù khiêm tốn về dung lượng và sức công phá cao của truyện ngắn,
nhà văn thường dồn nén, chuẩn bị để bộc lộ tư tưởng tác phẩm trong phần
cuối của thiên truyện. Điều này tạo sự bất ngờ, hấp dẫn lôi cuốn của tác phẩm,
vừa tạo dư ba trong cảm nhận của chính người đọc. Hòa cùng dòng chảy của
truyện ngắn thế giới, truyện ngắn Việt Nam hiện đại có sự tiếp thu những tinh
hoa và có sự cách tân độc đáo. Nhiều truyện ngắn hiện đại đã khơng cịn lối
kết thúc đóng khung suy nghĩ của độc giả theo ý muốn chủ quan của nhà văn.
Truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới hầu hết đã chuyển sang kiểu kết thúc mở.
Nhà văn đã kéo người đọc vào quá trình đồng sáng tạo trong phần kết thúc tác
phẩm. Những cây bút truyện ngắn lão luyện còn tạo ra những khoảng trống tự
do ở cuối truyện thỏa sức cho trí tưởng tượng của người đọc bay bổng.
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn tài năng trong cách kết thúc truyện ngắn. Ơng
khơng chỉ tạo ra cách kết thúc bất ngờ, tạo những khoảng trống, mà còn đưa
ra nhiều cái kết để bạn đọc lựa chọn. Cách kết thúc truyện ngắn, xét ở góc độ
nào đó cũng giống như kết thúc một bài thơ hay “ ngôn tận ý bất tận”. Tức là
phải mở ra một trường liên tưởng rộng lớn, để lại sức ám gợi sâu sắc cho
người đọc.
Ở góc độ kết cấu tác phẩm, truyện ngắn có những nét riêng biệt. Nhà
văn Nguyễn Minh Châu cho rằng “truyện ngắn địi hỏi người viết một cơng


20
việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt. Quả thực có một thứ kĩ
thuật tinh xảo - kỹ thuật viết truyện ngắn. Nó cũng giống như kĩ thuật của
người làm pháo, dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, tự
nhiên” [9, tr. 251]. Kết cấu truyện ngắn có vai trị tổ chức, liên kết, xâu chuỗi

các yếu tố nhằm tập trung làm rõ chủ đề, tư tưởng trong tác phẩm. Cách kết
cấu trong truyện ngắn cũng hết sức phong phú, đa dạng: kết cấu theo không
gian, thời gian; kết cấu theo hai tuyến nhân vật; kết cấu theo hành động, tâm
lí… Nhiều cây bút truyện ngắn tên tuổi trước 1945 ln có cách kết cấu độc đáo,
như: Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân... Đặc biệt trong văn học sau đổi mới,
những tác giả truyện ngắn ln tìm cách làm mới cách viết của mình ở kết câu
tác phẩm có thể kể đến là: Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Lê Minh Khuê,
Nguyễn Huy Thiệp...
Một phương diện rất quan trọng làm nên sự thành cơng của truyện ngắn
đó chính là nhân vật. Những truyện ngắn hay bao giờ cũng gắn với những nhân
vật có sức sống lâu dài trong lòng độc giả. Nhiều nhân vật đó trở thành điển hình
trong văn học, chẳng hạn: Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến (Chí Phèo – Nam Cao),
Lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao), Quan huyện Hinh ( Đồng hào có ma - Nguyễn
Cơng Hoan), tướng Thuấn (Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp), Quỳ (Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…). Khác với số lượng
nhân vật đông đảo trong tiểu thuyết, truyện ngắn thường “khơng có mấy nhân
vật” [40, tr. 125], hoặc nếu có nói đến nhiều nhân vật thì chỉ có “một hoặc hai
nhân vật chính, kèm theo đơi ba nhân vật phụ” [40, tr. 26]. Với đặc thù của thể
loại tự sự cỡ nhỏ, truyện ngắn chỉ hướng tới việc “thể hiện một bước ngoặt, một
trường hợp, một trạng thái nhân vật [65, tr. 73]. Điều này là một thế mạnh của
truyện ngắn. Bởi vì “phân tích một nỡi lịng, một cảnh ngộ, một sự việc, phân
tích một hiện tượng, một lời nói, một bức ảnh thì rất có thể viết từ đầu đến cuối
bằng một thái độ, bằng tâm tình của mình và viết ngắn được”. [40, tr. 121].


×