Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư xây dựng và bất động sản niêm yết trên thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐỖ THỊ MỸ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THƠNG TIN KẾ TỐN
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ,
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀBẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kế tốn “ Nghiên cứu ảnh hưởng của thơng
tin kế tốn trên Báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư xây dựng và bất động sản niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của chính tơi thực hiện.
Tơi đã hồn thành bài luận văn của mình thơng qua việc tìm hiểu, vận dụng
các kiến thức đã học, trao đổi với giáo viên hướng dẫn, kết hợp với quá trình
nghiên cứu thực tiễn.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hồn tồn trung thực,
chưa từng được ai cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các tài liệu tham
khảo đã được cơng bố đầy đủ.
Bình Định, ngày 24 tháng 04 năm 2021
Người thực hiện đề tài

Đỗ Thị Mỹ



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 4
7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu:......................................................................... 4
8. Xác định khe hổng nghiên cứu: ................................................................. 5
9. Điểm mới của luận văn: .......................................................................... 19
10. Kết cấu luận văn: ................................................................................... 19
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................20

1.1 Tổng quan về thơng tin kế tốn trên BCTC .......................................... 20
1.1.1 Tổng quan về BCTC ....................................................................... 20
1.1.2 Vai trị của thơng tin kế tốn trên BCTC ........................................ 21
1.1.3 Nghĩa vụ cơng bố thông tin BCTC của các công ty niêm yết.......23

1.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán ................................................ 304
1.2.1 Khái niệm cổ phiếu ......................................................................... 31
1.2.2 Các loại cổ phiếu ............................................................................ 31
1.2.3 Giá cổ phiếu .................................................................................... 32
1.3 Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu ............ 32



1.3.1 Ảnh hưởng của thơng tin kế tốn đến giá cổ phiếu ........................ 32
1.3.2. Các mơ hình nghiên cứu vềảnh hưởng của thông tin kế toán đến
giá cổ phiếu: ............................................................................................. 33
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................. 39
CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................40

2.1 Quy trình nghiên cứu: ............................................................................ 40
2.2 Trình tự nghiên cứu: .............................................................................. 41
2.3 Mơ hình nghiên cứu............................................................................... 42
2.4 Mơ tả các biến và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 44
2.4.1 Giá thị trường của mỗi cổ phiếu (P) ............................................... 44
2.4.2 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) ................................................. 44
2.4.3 Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phần (BVPS).............. 44
2.4.4.Cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS) ...................................................... 45
2.4.5 Quy mô công ty (SIZE) .................................................................. 46
2.4.6 Tỷ số giá trên lợi nhuận của một cổ phiếu (P/E) ............................ 46
2.4.7Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) .................................... 46
2.4.8 Sự tăng trưởng (SALEGROWTH) ................................................. 47
2.4.9Tỷ số Nợ trên Tài sản (DAR): ......................................................... 47
2.5 Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 49
2.5.1 Chọn mẫu nghiên cứu: .................................................................... 49
2.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................... 50
2.5.3 Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................. 50
2.6 Các kiểm định trong mơ hình dữ liệu bảng: .......................................... 52
2.6.1. Kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp ........................................... 52
2.6.2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy: ................................................. 53
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................57



3.1 Phân tích thống kê mơ tả giữa các biến trong mơ hình ......................... 57
3.2 Kiểm định sự tương quan các biến trong mơ hình ............................... 58
3.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson ..... 58
3.3 Kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp. .................................................. 59
3.3.1 Kiểm định lựa chọn mơ hình Pooled OLS và FEM ....................... 59
3.3.2 Kiểm định lựa chọn mơ hình Pooled OLS và REM ....................... 61
3.3.3 Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và REM .................................. 62
3.4 Kết quả đa cộng tuyến trong mơ hình ................................................... 63
3.4.1 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liệu
bảng - Greene (2000) ............................................................................... 64
3.4.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng
Wooldridge (2002) và Drukker (2003).................................................... 64
3.5 Khắc phục khuyết tật tự tương quan và phương sai thay đổi................ 65
3.6. Phân tích kết quả hồi quy .................................................................... 66
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................. 70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN ...............71

4.1 Bàn luận kết quả: ................................................................................... 71
4.2 Kết luận: ................................................................................................ 73
4.3 Hạn chế của đề tài: ................................................................................ 76
4.4 Hướng nghiên cứu trong tương lai ........................................................ 77
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................. 79
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................81
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung

BCĐKT

Bảng cân đối kế tốn

BCTC

Báo cáo tài chính

BKQHĐKD

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

TTCK

Thị trường chứng khoán

CMKT VN

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

CP

Cổ phiếu

CTNY


Cơng ty niêm yết

OLS

Mơ hình bình phương tối thiểu nhỏ nhất

FEM

Mơ hình tác động cố định

FGLS

Mơ hình bình phương nhỏ nhất tổng qt

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

HNX

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

P

Giá cổ phiếu


EPS

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

BVPS

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

DPS

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

ROE

Tỷ số lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu

SALEGROWTH

Sự tăng trưởng

SIZE

Quy mô công ty

P/E

Tỷ số Giá trên Lợi nhuận

DAR


Tỷ số Nợ trên Tài sản

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VN

Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các biến sử dụng trong mơ hình ..........................................48
Bảng 3.1. Bảng thống kê sắp xếp dữ liệu ..................................................................57
Bảng 3.2. Thống kê mô tả giữa các biến trong mơ hình ...........................................57
Bảng 3.3. Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến .............................59
Bảng 3.4. Kết quả hồi quy mơ hình Pooled OLS ......................................................60
Bảng 3.5. Kết quả hồi quy mơ hình FEM và kiểm định lựa chọn mơ hình Pooled
OLS và FEM ............................................................................................60
Bảng 3.6. Kiểm định mơ hình REM .........................................................................61
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled OLS và REM...................................62
Bảng 3.8. Kiểm định lựa chọn mơ hình FEM và REM ............................................62
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai .........63
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của mơ hình ................................64
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra tự tương quan mơ hình FEM ......................................64
Bảng 3.12. Khắc phục khuyết tật tự tương quan và phương sai thay đổi .................65
Bảng 3.13. Kết quả hồi quy mơ hình với biến phụ thuộc bằng phương pháp Pooled
OLS, REM, FEM,FGLS ..........................................................................66
Bảng 4.1. Tổng hợp tác động của các nhân tố trong mơ hình ..................................71



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khốn (TTCK) những năm qua đã thể hiện vai trị đắc
lực trong việc thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước. Cùng với dòng vốn
ngân hàng, TTCK tạo ra kênh dẫn vốn ngắn, trung và dài hạn cho sự tăng
trưởng, phát triển đất nước.
Tính đến ngày 26/6/2019, mức vốn hóa thị trường TTCK Việt Nam đạt
4,37 triệu tỷ đồng, tương đương 79% GDP/2019. 6 tháng đầu năm 2019, thị
trường chứng khốn đã có nhiều đóng góp trong việc huy động vốn cho nền
kinh tế với tổng mức huy động vốn đạt 147,2 nghìn tỷ đồng.Có thể thấy TTCK
là nơi tập trung thị trường vốn hóa lớn nhất của nền kinh tế, tài chính.
Ngày 15/6/2020 TTCK Việt Nam chứng kiến một phiên giao dịch chưa
từng có, lần đầu tiên trong lịch sử giá trị giao dịch vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Trong đó, cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
ghi nhận gần 202 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 15 ngàn tỷ đồng được chuyển
nhượng trong phiên.
Có thể thấy khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK, doanh nghiệp có
thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành
cổ phiếu, trái phiếu.. dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của doanh nghiệp
được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách này, doanh nghiệp khơng
phải thanh tốn lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó
sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và
chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết
định niêm yết cổ phiếu trên TTCK.
Giá cả cổ phiếu là một chỉ tiêu rất nhạy cảm chịu ảnh hưởng từ các
thông tin và đầy những sự kiện bất ngờ mà chúng ta khó đốn trước được. Các
nhà đầu tư cần phải hiểu được tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cổ



2
phiếu để dự đoán được tương lai của thị trường chứng khốn.Thơng tin kế tốn
trên báo cáo tài chính các công ty niêm yết (CTNY) là một trong những cơ sở
quan trọng không thể thiếu cho việc đưa ra các quyết định của các nhà đầu tư
trên TTCK. Tầm quan trọng của thơng tin kế tốn được thể hiện ở việc nó giải
thích các cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà quản lý thường phụ
thuộc vào thông tin kế toán để đo lường hiệu suất của doanh nghiệp và các nhà
đầu tư tiềm năng dùng để lựa chọn cổ phiếu phù hợp.
Mối quan hệ giữa thông tin kế tốn trên BCTC và giá cổ phiếu ln
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Theo Ball và Brown
năm 1968 đã chứng minh những thay đổi của giá cổ phiếu chịu nhiều ảnh
hưởng của thông tin kế toán, cụ thể là xác nhận mối quan hệ giữa lợi nhuận và
giá cổ phiếu. Tiếp đó Ohlson, 1995 cũng xây dựng cơ sở lý thuyết để giải thích
cho mối quan hệ giữa các thơng tin kế tốn và giá cổ phiếu (mơ hình Ohlson).
Để tìm mối liên hệ giữa thơng tin kế tốn và giá cổ phiếu cũng như lượng hóa
mức độ giải thích biến động giá cổ phiếu của một số biến thơng tin kế tốn
cũng như ảnh hưởng của những thông tin đến các đối tượng trên TTCK ,vì vậy,
tác giả chọn đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của thơng tin kế tốn trên
BCTC đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đầu tư xây dựng và bất động sản niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là nghiên cứu ảnh hưởng
của thơng tin kế tốn trên BCTC đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư xây dựng và bất động sản niêm yết trên Sàn
Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn đưa ra một số mục
tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:



3
Thứ nhất, xác định các thơng tin kế tốn trên BCTC ảnh hưởng tới giá
cổ phiếu tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư xây dựng
và bất động sản trên sàn HOSE .
Thứ hai, đo lường mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của thông tin trên
BCTC đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
đầu tư xây dựng và bất động sản niêm yết trên sàn HOSE.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi như sau:
(1) Xác định các thơng tin nào trên báo cáo tài chính có ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu các công ty niêm yết?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các thông tin trên báo cáo tài chính ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết như thế nào?
4. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin trên BCTC đến giá cổ phiếu các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư xây dựng và bất động sản
niêm yết trên sàn HOSE bao gồm: thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ
sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS), tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), cổ
tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), Tỷ lệ Nợ trên Tổng tài sản (DAR), Tăng trưởng
(SALEGROWTH), quy mô công ty (SIZE),Tỷ số giá trên lợi nhuận của mỗi cổ
phiếu (P/E).
5. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Kiểm định chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của thông tin
trên BCTC đã được kiểm toán của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đầu tư xây dựng và bất động sản niêm yết.
Về không gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư xây dựng và bất động sản niêm yết trên
sàn chứng khoán HOSE



4
Về thời gian: Số liệu được tác giả thu thập trong giai đoạn từ năm 20152019.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn sử dụng các
phương pháp như sau:
Nghiên cứu định tính:
Tổng hợp và kế thừa các mơ hình nghiên cứu đã được cơng bố trước đây và
điều chỉnh mơ hình nghiên cứu Ohlson (1995) để xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu.
Nghiên cứu định lượng:
Thực hiện thu thập số liệu các công ty niêm yết với các mẫu nghiên cứu được
chắt lọc khoảng thời gian từ năm 2015-2019 với các thơng tin của các biến
trong mơ hình nghiên cứu (EPS), (DPS), (ROE), (DAR), (SALEGROWTH),
(BVPS), (P/E) , (SIZE) và giá cổ phiếu đang lưu hành trên sàn HOSE vào thời
điểm t. Dữ liệu được sắp xếp trình bày dạng bảng theo chuỗi không gian (các
doanh nghiệp) qua các năm (thời gian). Nguồn dữ liệu được thu thập từ trang
thông tin các doanh nghiệp, website sàn giao dịch, vietstock.vn và trang
cafef.vn.
Từ số liệu thu thập được, thông qua phần mềm STATA 14.2 phân tích
mơ hình hồi quy nhỏ nhất thơng thường (OLS), mơ hình hồi quy tác động ngẫu
nhiên (REM), mơ hình hồi quy tác động cố định (FEM), để xác định các nhân
tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến giá cổ phiếu.
7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu:
Đóng góp về mặt khoa học: Luận văn cung cấp thêm bằng chứng cho
thấy mức độvà chiều hướng ảnh hưởngcủa một số các thông tin kế tốn đến giá
cổ phiếu của các cơng ty niêm yết.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở tham khảo cho các nhà



5
đầu tư, nhà quản trị. Nghiên cứu đưa ra mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của
thơng tin kế tốn trên BCTC đến giá cổ phiếu. Điều này giúp nhà đầu tư dự
đoán được giá của cổ phiếu mà họ quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư
đem lại lợi nhuận cao khi đầu tư chứng khốn hoặc có chiến lược M&A.
8. Xác định khe hổng nghiên cứu:
8.1-Các nghiên cứu nước ngoài:
Nghiên cứu Ball và Brown (1968) nghiên cứu đề tài: “An empirical
evaluation of accounting income numbers” . Nghiên cứu sử dụng mơ hình
hồi quy OLS với hai biến thu nhập ròng và lợi nhuận trên mỗi cổ phần, mẫu
được chọn gồm 261 công ty tại TTCK New York (NYSE) trong giai đoạn
1944-1966. Bằng việc kiểm định tác động của lợi nhuận hằng năm có tương
quan tới tỷ suất sinh lời bất thường của cổ phiếu hay không, nghiên cứu chỉ ra
rằng lợi nhuận kế tốn có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và thông tin lợi nhuận là
một trong các thơng tin kế tốn hữu ích để xác định giá cổ phiếu.
Nghiên cứu của giáo sư James Ohlson (1995) trường Đại học New York
đưa ra mơ hình Ohlson. Đã đưa ra mơ hình về ảnh hưởng của thơng tin kế tốn
trên BCTC đến giá cổ phiếu thơng qua hai biến lợi nhuận trên mỗi cổ phần
(EPS) và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BVPS). Mơ hình Ohlson mở rộng
các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thơng tin kế tốn và giá cổ phiếu thể hiện
qua tài sản thuần và các chỉ tiêu của BC KQ HĐKD, đưa ra một nền tảng lý
thuyết vững chắc và tác động mạnh đến các nghiên cứu về mối liên hệ giữa
thơng tin kế tốn và giá cổ phiếu sau này.
Tại Mỹ, Collins và cộng sự (1997) với đề tài:“ Changes in the
valuerelevance of earnings and book values over the past forty years”.
Nghiên cứu mức độảnh hưởng của thông tin về lợi nhuận và giá trị sổ sách đến
giá cổ phiếu của các CTNY trên thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn
1953 – 1993. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giải thích chung của mơ



6
hình là 54% và khơng suy giảm theo thời gian. Tuy nhiên, mức độ giải thích
của lợi nhuận có xu hướng giảm theo thời gian trong khi giá trị sổ sách có biến
động ngược lại. Kết quả nghiên cứu này được ủng hộ bởi các nghiên cứu sau
đó của Hand và Landsman (2005) cũng được thực hiện trên thị trường chứng
khoán Mỹ trong giai đoạn 1984 – 1995 và Glezakos và cộng sự (2012) trên
thị trường chứng khoán Hy Lạp trong giai đoạn 1996 -2008.
Tiếp theo là nghiên cứu của King và Langli (1998): “ Accounting
diversity and firm valuation”. Tác giả kế thừa mơ hình Ohlson (1995) để
nghiên cứu ảnh hưởng của thơng tin kế tốn đến giá của các cổ phiếu ở ba
nước có hệ thống kế tốn khác nhau, đó là Anh, Đức và Na Uy, trong giai đoạn
1982 – 1996. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giải thích của thơng tin kế
tốn cho sự thay đổi giá của các cổ phiếu tại ba thị trường chứng khoán này lần
lượt là 70%, 40% và 60%. Mức độ giải thích của lợi nhuận và giá trị sổ sách
cũng có sự khác biệt theo thời gian và giữa các quốc gia. Cụ thể là, giá trị sổ
sách giữ vai trị lớn hơn lợi nhuận trong việc giải thích cho sự thay đổi giá của
các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Đức và Na Uy, nhưng lợi nhuận lại giữ vai
trò lớn hơn giá trị sổ sách trên thị trường chứng khốn Anh.
Tại khu vực Châu Á có nghiên cứu của Graham và King (2000): “
Accounting practices and the market valuation of accounting numbers:
Evidence from Indonesia, Korea, Malaysia, the Phillipones, Taiwan, and
Thailand” .Đo lường ảnh hưởng của thông tin kế toán và sự khác biệt trong hệ
thống kế toán đến giá của các cổ phiếu ở 6 quốc gia, bao gồm: Đài Loan,
Indonesia ,Hàn Quốc, Philippines, Malaysia và Thái Lan trong giai đoạn 19871996. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giải thích của các thơng tin kế toán
đến sự thay đổi giá của cổ phiếu ở các quốc gia này lần lượt là 68,3%, 68%,
39,7%, 30,8%, 27,7% và 16,9%. Về cơ bản, khả năng giải thích của mơ hình chịu
ảnh hưởng bởi thơng tin trên BCTC đối với các nhà đầu tưở mỗi quốc gia.



7

Tại Trung Quốc, Chen và cộng sự (2001):“ Is accounting information
value-relevant in the emerging Chinese stock market?”. Sử dụng mô hình
Ohlson (1995) cho các cổ phiếu trên TTCK Trung Quốc trong giai đoạn 1991
– 1998. Các tác giảđã chỉ ra rằng lợi nhuận và giá trị sổ sách là các biến số có
mối tương quan thuận với sự thay đổi giá của các cổ phiếu. Ngoài ra, kết quả
của nghiên cứu này cịn cho thấy các cơng ty có tần suất lỗ tăng lên sẽ làm suy
giảm mạnh mối liên hệ giữa lợi nhuận và giá cổ phiếu (kết quả này cũng ủng
hộ nghiên cứu của Collins và cộng sự, 1997) mối liên hệ giữa thơng tin kế tốn
và giá cổ phiếu chặt chẽ hơn đối với các công ty nhỏ và các thơng tin kế tốn
có vai trị lớn hơn trong việc giải thích biến động giá cổ phiếu đối với những
cổ phiếu có tính thanh khoản cao.
Tại TTCK Châu Âu, A.Ballas và Dimosthenis L.Hevas (2005):
“European Differences in the Valuation of Earnings and Book Value:
Regulation Effects or Industry Effects?”áp dụng mơ hình Ohlson vào các
nước thành viên EU: Pháp, Đức, Hà Lan, Anh. Dù sử dụng các đồng tiền và
chế độ kế tốn khác nhau nhưng nhóm tác giả đã chứng minh mơ hình Ohlson
phù hợp trong việc định giá cổ phiếu ở mức 74%.
MSA Mondal, MS Imran (2010):“ Determinants of Stock Price: A
Case Study On Dhaka Stock Exchange”. Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố
tính thanh khoản, địn bẩy tài chính, lợi nhuận, tăng trưởng, quy mơ của công
ty và tỷ lệ cổ tức đến giá cổ phiếu của một số CTNY trong sàn giao dịch chứng
khoán Dhaka (DSE). Nghiên cứu sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
nhằm nghiên cứu về các yếu tố quyết định giá cổ phiếu trên sàn DSE. Mục tiêu
của nghiên cứu này là để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trong việc xác
định giá cổ phiếu của một số CTNY trên sàn DSE. Dữ liệu sơ cấp được thu
thập từ 55 nhà đầu tư chứng khoán bằng bảng câu hỏi. Dữ liệu thứ cấp được
lấy từ sàn (DSE) và các báo cáo hàng năm của doanh nghiệp mẫu.Nghiên cứu



8
cũng phân tích ảnh hưởng của tính thanh khoản, địn bẩy, lợi nhuận, tăng
trưởng, quy mô của công ty và tỷ lệ cổ tức đến giá thị trường mỗi cổ phần phổ
thông. Nghiên cứu cho thấy rằng một số các yếu tốđịnh tính : uy tín cơng ty,
tâm lý thị trường, công bố của công ty, phương tiện truyền thông, quảng cáo,
thay đổi chính sách của chính phủ, tình hình quốc tế, chính trị bất ổn… cũng
như một số yếu tốđịnh lượng như : cổ tức, tỷ lệ giá trên lợi nhuận, EPS, lợi
nhuận sau thuế, thu nhập trên vốn đầu tư (ROI), lợi nhuận giữ lại, chia tách cổ
phiếu, lạm phát, lãi suất , tỷ giá hối đoái … đều ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Nghiên cứu chứng minh rằng 65% sự thay đổi trong giá cổ phiếu được giải
thích bởi dịng tiền, địn bẩy, lợi nhuận, tăng trưởng, vốn hóa thị trường và cổ
tức. Như vậy , có thểnhìn thấy thơng tin trên BCTC có ảnh hưởng khơng
nhỏđến giá cổ phiếu.
DR. Sanjeet sharma (2011): “Stock market behaviour: evidence from
asian stock markets”.Nghiên cứu này đã được thực hiện để kiểm tra các mối
quan hệ giữa giá cổ phiếu và giải thích như sau: BVPS, DPS, EPS, tỷ lệ giá
trên thu nhập, tỷ lệ trả cổ tức, quy mô công ty và giá trị ròng cho 115 CTNY
trên sàn giao dịch chứng khoán Ấn Độ giai đoạn 1993 – 1994 đến 2008 – 2009.
Tác giảđã tiến hành phân tích mơ hình hồi quy đa biến về mối quan hệ giữa giá
cổ phiếu và các biến giải thích và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các thông tin
trên BCTC, cụ thể : EPS, DPS và BVPS có tác động đáng kểđến giá thị trường
của cổ phiếu. Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng DPS và EPS là yếu
tố quyết định mạnh đến giá thị trường. Các biến còn lại chỉảnh hưởng trong
một vài năm như: tỷ lệ giá trên thu nhập, tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức hoặc
không ảnh hưởng đáng kế như : quy mơ cơng ty, giá trị rịng.
Nghiên cứu của Kabajeh và cộng sự (2012): “ The Relationship
between the ROA, ROE and ROI Ratios with Jordanian Insurance Public
Companies Market Share Prices” Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định



9

mối quan hệ giữa tỷ lệ ROA, ROE và ROI với nhau và riêng biệt với giá cổ
phiếu của các công ty bảo hiểm Jordan trong giai đoạn (2002-2007). Dựa trên
bằng chứng thực nghiệm, kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ
ROA, ROE và ROI cùng với giá cổ phiếu của các công ty bảo hiểm Jordan.
Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ tích cực nhưng thấp giữa từng tỷ lệ ROA
riêng biệt và tỷ lệ ROI riêng biệt với giá cổ phiếu của các công ty bảo hiểm
Jordan. Tuy nhiên, kết quả cho thấy khơng có mối quan hệ giữa tỷ lệ ROE
riêng với giá cổ phiếu của các công ty bảo hiểm Jordan. Bốn mơ hình hồi quy
đã được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết của nghiên cứu. Dựa trên kết quả
nghiên cứu, có thểđưa ra kết luận sau: Thứ nhất, phân tích tổng hợp ba tỷ lệ
ROA, ROE và ROI cùng nhau cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ và tích cực với
giá cổ phiếu và khả năng giải thích mạnh mẽ 45,9%. Thứ hai, phân tích gộp
chung cho thấy mối quan hệ tích cực nhưng thấp giữa mỗi tỷ lệ ROA và ROI
với giá cổ phiếu của các công ty bảo hiểm Jordan. Giá trị R-Square được điều
chỉnh bằng 11,9%, thấp hơn giá trị R-Square đã điều chỉnh cho tổng các biến
(hồi quy gộp). Tuy nhiên, phân tích gộp chung cho thấy khơng có mối quan hệ
giữa tỷ lệ ROE với giá cổ phiếu của các công ty bảo hiểm Jordan.
Nghiên cứu của Asma Rafique Chughtai, Aamir Azeem, Amara, Shahid
Ali (2013): “Determining the Impact of Dividends, Earnings, Invested
Capital and Retained Earnings on Stock Prices in Pakistan: An Empirical
Study”. Bài viết đề cập đến ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu,
bao gồm các biến: cổ tức trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, vốn
được sử dụng và lợi nhuận giữ lại. Các tác giả sử dụng phương pháp thống kê
mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính, thu thập số liệu của 99 công ty niêm yết
trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2011 trên TTCK Pakistan. Kết quả cho
thấy: cổ tức trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có mối quan hệ
tích cực và quan trọng với giá cổ phiếu. Tuy nhiên, vốn được sử dụng và lợi



10
nhuận giữ lại có sự tác động khơng đáng kể.
Nghiên cứu của Arslan Iqbal, Farooq Ahmed, Ali Raza Shafi
(2014):“The Effect of Dividend Bubble on Share Price: Evidence from
KSE-30 Index”. Bài viết sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính (OLS) nghiên
cứu tác động của cổ tức đến giá cổ phiếu của 30 công ty trên TTCK Karachi
trong giai đoạn 2003-2012. Các biến được đưa vào mô hình bao g ồm: tỷ suất
sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận, cổ tức, tỷ lệ giá trên thu nhập, lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu. Kết quả cho thấy rằng 97.16% biến động về giá thị
trường cổ phiếu được giải thích theo mơ hình. Nghiên cứu cho thấy rằng tất cả
các biến đều có tác động tích cực đáng kể đến giá cổ phiếu ngoại trừ biến cổ
tức và giá trên thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến sự thay đổi giá cổ phiếu của
các công ty.
Yoosuf Mohamed Irsath,

Athambawa Haleem

and Samsudeen

Thowfeek Ahamed (2015): “Value relevance of accounting information and
stock price reaction of listed companies-empirical evidence from the
colombo stock exchange Srilanka”; 5th International Symposium 2015 –
IntSym 2015, SEUSL Nghiên cứu này xem xét tác động của các giá trị liên
quan của thơng tin kế tốn về giá cổ phiếu của các công ty niêm yết sản xuất
thực phẩm đồ uống và thuốc lá ở sàn chứng khoán Colombo (CSE), Sri Lanka.
Số lượng nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện bởi các quốc gia khác
nhau để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Các nghiên cứu trong
quá khứ cho thấy rằng những biến động của giá cổ phiếu phụ thuộc vào yếu tố

bên trong và bên ngoài. Trong số các yếu tố nội bộ, các yếu tố kế toán cụ thể
như lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS) và giá
trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu (NAVPS) ảnh hưởng đến quyết định của giá
cổ phiếu. Các mẫu của nghiên cứu này bao gồm hai mươi hai công ty niêm yết
trong CSE và khoảng thời gian 5 năm 2010-2014. Các dữ liệu và thông tin


11
cần cho nghiên cứu này được thu thập từ các báo cáo công bố hàng năm và các
trang web của các công ty niêm yết trong CSE từ năm 2010 đến năm 2014.
Các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy
được sử dụng để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các thơng tin
kế tốn có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu cụ thể là các thông tin như: lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phần và tài sản ròng trên
mỗi cổ phiếu (NAVPS) có tác động tương quan đáng kể vào giá cổ phiếu.
Nghiên cứu của Sharif và cộng sự (2015): “Analysis of Factors
Affecting Share Prices: The Case of Bahrain Stock Exchange”.Nghiên cứu
đã thu thập dữ liệu của 41 CTNY trên TTCK Bahrain trong giai đoạn 20062010.Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), hồi quy tác
động cốđịnh (FEM) và hồi tác động ngẫu nhiên (REM). Tám biến được nghiên
cứu cụ thể là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), giá trị sổ sách trên mỗi cổ
phiếu (BVPS), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phiếu
(DPS), tỷ suất cổ tức (DY), tỷ lệ giá trên thu thập mỗi cổ phiếu (P/E), nợ trên
tài sản (DA)và quy mô doanh nghiệp (SIZE) để suy ra tác động của chúng đối
với giá cổ phiếu trên TTCK Bahrain. Kết quả chỉ ra rằng các biến ROE,
BVPS, DPS, DY, P/E, SIZE là ảnh hưởng đáng kểđến giá cổ phiếu trên thị
trường Bahrain với R2 cao (0,80). Điều này cho thấy rằng nhà đầu tư có
thểđưa ra quyết định đầu tư tối ưu và được đảm bảo lợi nhuận nếu họ xem xét
các yếu tốảnh hưởng này.
Udayan Kachchhy, Dr. Bhavik U Swadia (2015): “Accounting
information and stock price reaction of listed conpanies- Empirical

evidence from all listed companies from NSE in Private sector Banks”;
IRC’s

international

journal

of

multidisciplinary

research

in

social

&management sciences, vol.3 issue 1, ISSN: 2320-8236 january-march 2015
.Bài viết này đề cập với các mối quan hệ giữa thị trường vốn và báo cáo tài


12
chính. Nghiên cứu lặp lại mơ hình của Udayan S Kachchhy và cộng sự (2014)
thực hiện trong các ngân hàng ở Ấn Độ.Đầu tiên, bài viết xem xét các chỉ số
đại diện của các thông tin công bố báo cáo hàng năm, sau đó phát hiện ra các
chỉ số phù hợp theo số liệu của các năm khác nhau; Cuối cùng, xây dựng và
kiểm tra mơ hình hồi quy của thơng tin kế tốn và phản ứng của giá cổ phiếu.
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa các thơng tin kế toán và giá cổ phiếu
dựa trên 14 ngân hàng khu vực tư nhân niêm yết trên sàn chứng khoán quốc
gia 2013-2014, Và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (1) mối quan hệ tích cực tồn

tại giữa thơng tin kế toán và giá cổ phiếu, nhưng mức độ có ý nghĩa khác nhau;
(2)Tỷ lệ P/E (giá trên lợi nhuận) có tương quan đáng kể nhất.
Nghiên cứu của Hassan, N., & Haque, H.M.M.U. (2017): “Role of
Accounting Information in Assessing Stock Prices in Bangladesh” . Nghiên
cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách trên
mỗi cổ phiếu (BVPS) với giá cổ phiếu của 93 CTNY trong giai đoạn từ năm
2012 - 2016 của 6 ngành khác nhau ngân hàng, xây dụng, hóa chất dược phẩm,
dệt may, nhiên liệu &điện, và kỹ thuật. Tất cả những công ty này được niêm
yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Dhaka (DSE) , Bangladesh. Dữ liệu thứ
cấp đã được thu nhập từ trang web của công ty, và Sàn giao dịch chứng khoán
(DSE). Sử dụng phương pháp định lượng dựa trên mơ hình Ohlson (1995),
phân tích mơ hình hổi quy . Kết quả nghiên cứu cho thấy EPS và BVPS đều tác
động mạnh cùng chiều đến giá cổ phiếu với mưc ý nghĩa là 5% , chứng minh
được ảnh hưởng của các biến giải thích EPS và BVPS trong dự báo giá cổ
phiếu.
Gần đây nhất là nghiên cứu của Al-Malkawi, H.A.N., AlShiab, M. S., &
Pillai, R. (2018): “The impact of company fundamentals on common stock
prices: evidence from MENA region”. Bài nghiên cứu kiểm định tác động
của các thơng tin kế tốn như tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, giá trị sổ


13

sách trên mỗi cổ phiếu, cổ tức trên mỗi cổ phiếu, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ
lệ giá trên thu nhập , tỷ lệ chi trả cổ tức, quy mô công ty đến giá cổ phiếu
(MPS) ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Bài viết sử dụng bộ dữ
liệu do OSIRIS cung cấp, mẫu bao gồm 277 công ty với 1919 quan sát ở bảy
quốc gia MENA trong giai đoạn 2000-2015, sử dụng dữ liệu bảng mô hình hồi
quy với phương pháp ước lượng GLS. Kết quả cho thấy các thông tin như lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, cổ tức trên mỗi cổ

phiếu, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ giá trên thu nhập, quy mô cơng ty
ảnh hưởng tích cực đên giá cổ phiếu (MPS), trong khi đó tỷ lệ cổ tức có tác
động tiêu cực đến MPS.
8.2- Các nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam cũng đã có các nghiên cứu về mối quan hệ thơng tin kế tốn
và giá cổ phiếu. Cụ thể là nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009): “Mối liên
hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu: Vận dụng linh hoạt lý thuyết hiện
đại vào trường hợp Việt Nam”. Sử dụng mơ hình Ohlson (1995) kết hợp với
phương pháp điều chỉnh giá của Aboody và cộng sự (2002) cho phép nới lỏng
giả thiết thị trường hiệu quả, bài viết kiểm chứng mối liên hệ giữa thông tin
BCTC và giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Dữ liệu thu thập bao gồm 135
công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn TP.HCM trong thời gian 2003
– 2007. Ngồi phương pháp bình phương tối thiểu thơng thường (OLS), mối
liên hệ này cịn được kiểm định bằng mơ hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mơ
hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Kết quả cho thấy giá cổ phiếu có mối liên
hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thuần trên cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách trên cổ
phiếu (BPS) với mức ý nghĩa thống kê ở mức cao nhất (1%). Hai loại thông tin
trên BCTC này cùng với các ảnh hưởng cố định giải thích được 48% biến động
giá cổ phiếu. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trong điều kiện thị
trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự phát triển và khung pháp lý về


14
trình bày và cơng bố thơng tin kế tốn chưa hồn chỉnh, cịn nhiều lỗ hổng.
Hơn nữa, số lượng quan sát của nghiên cứu này còn khá hạn chế nên kết quả
nghiên cứu chưa có tính bao qt và có thể sẽ thay đổi nhiều so với điều kiện
hiện tại.
Nguyễn Thị Thục Đoan (2011): “ Ảnh hưởng của thông tin kế tốn và
các chỉ số tài chính đến giá cổ phiếu TTCK khốn Việt Nam”. Nghiên cứu
này sử dụng thơng tin kế tốn và các chỉ số tài chính của 474 công ty niêm yết

trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội Và TP.HCM trong năm 2009. Sử
dụng phương pháp định lượng, dữ liệu bảng và phân tích mơ hình hồi qui. Kết
quả kiểm định cho thấy, với bốn biến độc lập được đưa vào mơ hình, chỉ có hai
biến EPS và ROE có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa đối với giá cổ
phiếu, chỉ tiêu hệ số địn bẩy khơng có mối quan hệ ý nghĩa với giá cổ phiếu,
giá trị sổ sách trên vốn chủ sở hữu chỉ có ý nghĩa với gía cổ phiếu khi xét được
ảnh hưởng của quy mô trong doanh nghiệp.
Trần Ngọc Lina 2013: “Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
giá cổ phiếu và thông tin trên BCTC của các công ty Việt Nam – Khảo sát
thực nghiệm trên mơ hình Ohlson”; Luận văn thạc sĩ trường đại học kinh tế
năm 2013. Luận văn ứng dụng mơ hình Ohlson 1995 để nghiên cứu mối quan
hệ giữa giá cổ phiếu và thơng tin kế tốn trên BCTC của các cơng ty niêm yết
trên thị trường chứng khốn Hồ Chí Minh. Luận văn tiến hành thực nghiệm
với số liệu được sử dụng là các công ty niêm yết trên HSX giai đoạn từ năm
2007 đến năm 2012 gồm 458 quan sát với hai biến độc lập: lợi nhuận và giá trị
sổ sách trên mỗi cổ phiếu và một biến phụ thuộc là giá cổ phiếu. Luận văn sử
dụng cả ba mơ hình hồi qui là mơ hình hồi qui tuyến tính thơng thường (OLS),
mơ hình ảnh hưởng cố định (FEM), mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để
kiểm định mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin kế tốn. Kết quả kiểm
định theo các mơ hình trên cho thấy giá cổ phiếu có liên quan tích cực đến


15
thông tin trên BCTC, cụ thể là lợi nhuận và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu,
trong đó mơ hình FEM cho kết quả cao nhất. Hai loại thơng tin trên BCTC này
cùng với các ảnh hưởng cố định giải thích được 39,7% biến động giá cổ phiếu.
Nghiên cứu củaTạ ThịĐông Phương (2015): “ Bằng chứng về tác động
của lợi nhuận kế toán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu và các nhân tố tác động
đến mối quan hệ này TTCK khốn Việt Nam”.Sử dụng mơ hình của Easton
và Harris (1991) và kiểm định lại mơ hình này đểđo lường tác động của lợi

nhuận kế toán đến tỷ suất sinh lời(TSSL) của cổ phiếu của 1992 quan sát tại
Việt Nam giai đoạn từ 2009-2014. Phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ
liệu bảng và phân tích mơ hình hồi quy. Kết quả cho thấy lợi nhuận kế tốn có
tác động thuận chiều với TSSL cổ phiếu. Ngoài ra tác giả còn đưa thêm ba đặc
trưng của doanh nghiệp là quy mô, tỷ lệ nợ và tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị
trường để xem xét tác động các ba nhân tố này đến mối quan hệ lợi nhuận kế
tốn đến TSSL. Trong đó quy mơ và tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều, cịn tỷ
số giá sổ sách trên giá thị trường lại có tác động thuận chiều lên mối quan hệ
lợi nhuận kế toán đến TSSL.
Nguyễn Thị Khánh Phương (2015): “Nghiên cứu mối quan hệ giữa
thông tin kế tốn và giá cổ phiếu các cơng ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”; Luận án tiến sĩ trường trường ĐH kinh tế quốc dân
năm 2015. Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tác giả kiểm định mối
quan hệ giữa thơng tin kế tốn đến giá cổ phiếu. Mẫu nghiên cứu gồm 326
công ty niêm yết trên thị trường chứn khốn Việt Nam (147 cơng ty trên sàn
GDCK TP.HCM, 179 công ty trên sàn GDCK Hà Nội) trong thời gian 7 năm
từ năm 2008 – 2014 với sáu biến độc lập: giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
trên mỗi cổ phiếu (BVS), lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), địn bẩy tài chính
(FL) ,cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE), và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (CFO) và biến phụ thuộc


16
là giá cổ phiếu (MPS). Luận án đã xây dựng và kiểm định được các giả thuyết
nghiên cứu của đề tài khơng chỉ bằng mơ hình hồi quy đơn tuyến tính và đa
tuyến tính bình phương nhỏ nhất (OLS) mà sử dụng thêm mơ hình hồi quy tác
động ngẫu nhiên (REM) và mơ hình tác động cố định (FEM). Kết quả kiểm
định đã chỉ ra rằng các chỉ tiêu giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ
phiếu (BVS), lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu (ROE) là ba chỉ tiêu có ảnh hưởng đáng kể trong việc dự báo giá thị

trường của mỗi cổ phiếu. Đối với các cơng ty phi tài chính niêm yết trên
SGDCK Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu dòng tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh (CFO) cũng có tác động đến giá cổ phiếu. Qua khảo sát, ở
Việt Nam đã có những cơng trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của
thơng tin kế tốn đến giá cổ phiếu tại các công ty niêm yết.
Nghiên cứu củaTrương Đông Lộc, Nguyễn Minh Nhật (2016):“Ảnh
hưởng của thơng tin kế tốn đến giá của các cổ phiếu: bằng chứng thực
nghiệm từ sở giao dịch chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh”.Dựa vào mơ
hình của Ohlson (1995) và điều chỉnh giá theo Aboody (2002). Mẫu nghiên cứu
gồm 102 CTNY trên HOSE trong giai đoạn 2008 -2013, giá cổ phiếu sẽ lấy vào
thời điểm kết thúc niên độ và sau đó 1, 3, 6 tháng, thơng tin kế tốn sử dụng cho
nghiên cứu là EPS và BVPS. Sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng dữ liệu
bảng, sử dụng cả mơ hình hiệu ứng cốđịnh ( FEM), mơ hình hiệu ứng ngẫu
nhiên (REM) và dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình phù hợp nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thơng tin kế tốn ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
thông qua 2 biến là BVPS và EPS tại các thời điểm kết thúc niên độ và sau đó
1,3,6 tháng, mức độ giải thích thơng tin kế toán đến giá cổ phiếu đạt giá cao nhất
sau khi kết thúc niên độ kế toán 1 tháng 76,24 %.
Huỳnh Thiên Trang (2016): “Nghiên cứu ảnh hưởng của thơng tin
trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu tại sàn Giao dịch Chứng khoán


17

thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu thực hiện kiểm tra mối quan hệ giữa
giá cổ phiếu với các biến giải thích như : EPS, BVPS, DPS, tỷ lệ giá trên thu
nhập, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên mỗi cổ phiếu, tỷ suất thanh
toán hiện hành trong giai đoạn 2010 -2015. Sử dụng phương pháp định lượng
kiểm định sựảnh hưởng của các thông tin trên BCTC đến giá cổ phiếu, trên dữ
liệu bảng và phần mềm STATA. Kết quả cho thấy rằng EPS, BVPS, tỷ lệ giá

trên thu nhập, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên mỗi cổ phiếu có
tác động đáng kểđến giá của cổ phiếu, có thể giải thích 45% biến động giá thị
trường của cổ phiếu.
Nghiên cứu của Trần Ngọc Tòng (2017): “ Nghiên cứu ảnh hưởng của
thơng tin kế tốn trên Báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu – Bằng chứng
thực nghiệm các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp và bất động sản niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh” Dựa vào mơ hình của
Ohlson (1995) và nghiên cứu của Aboody và cộng sự (2002).Mức độ ảnh
hưởng của thơng tin kế tốn trên BCTC đến giá cổ phiếu của các công ty niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM . Các biến nghiên cứu của thông
tin trên BCTC là EPS và BVPS được lấy tại thời điểm kết thúc niên độ của các
năm 2011- 2015 và giá cổ phiếu sẽ được lấy thời điểm kết thúc niên độ đó và
sau khi kết thúc niên độ 3, 6, 9, 12 tháng. Kết quả cho thấy thơng tin trên
BCTC có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu với hai chỉ tiêu EPS và BVPS tại các
thời điểm của giá cổ phiếu trong bài nghiên cứu, mức độ giải thích cao nhất
khoảng 54,91% biến động của giá cổ phiếu tại thời điểm sau kỳ kết thúc niên
độ 9 tháng. Bên cạnh đó, khi xem xét mức độ ảnh hưởng của từng lĩnh vực
công nghiệp và bất động sản thì thơng tin trên BCTC vẫn ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu và mức độ tác động của từng lĩnh vực khác nhau do đặc thù về thơng tin
kế tốn khác nhau. Với kết quả nghiên cứu thực nghiệm này, giúp cho nhà đầu
tư có thêm cơ sở để đưa quyết định đầu tư, đa dạng hóa danh mục đầu tư, đồng


18
thời tăng chất lượng nghiên cứu, phân tích đối với các doanh nghiệp thuộc hai
lĩnh vực công nghiệp và bất động sản.
Nghiên cứu củaNguyễn Thành Phước (2017):“Nghiên cứu tác động của
thơng tin kế tốn đến giá cổ phiếu của các cơng ty niêm yết trên sở giao dịch
chứng khốn TP. Hồ Chí Minh”. Vận dụng mơ hình Ohlson (1995) có điều
chỉnh theo đề xuất của Brown (1999) khi kiểm soát tác nhân quy mô, đồng thời

cũng xem xét cách xử lý biến phụ thuộc giá cổ phiếu của Aboody, Hughes và
Liu ( 2002) do ảnh hưởng của giả thuyết thị trường hiệu quả. Sử dụng phương
pháp định lượng phân tích mơ hình hồi quy và dữ liệu bảng trên phần mềm
STATA. Kết quả phân tích hồi quy bằng OLS cho thấy thông tin trên BCTC cụ
thể là EPS và BVPS có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến sự biến động giá cổ phiếu
của các CTNY trên sàn HOSE. EPS và BVPS cùng với nhau có khả năng giả
thích được 28,3 % biến động giá cổ phiếu trong khoảng thời gian nghiên cứu với
biến phụ thuộc được sử dụng là giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên độ.
Trong trường hợp sử dụng giá cổ phiếu có điều chỉnh khả năng giả thích biến
động EPS cùng với BVPS lần lượt là 27,7%và 31,1%.
8.3- Khe hổng nghiên cứu
Qua việc tổng quan các nghiên cứu trước trên thế giới và ở Việt Nam tác
giả nhận định được một số vấn đề như sau:
Mối quan hệ giữa thơng tin kế tốn và giá cổ phiếu đã được thực hiện
nghiên cứu bởi nhiều tác giảở các thị trường chứng khoán khác nhau và họđã
sử dụng các chỉ số thơng tin kế tốn trên BCTC khác nhau như EPS, BVPS,
DPS, ROE, P/E.. để đo lường mức độảnh hưởng đến giá cổ phiếu .
Các nghiên cứu trên thế giới cũng nhưở Việt Nam đã được kế thừa quy
trình từ các nghiên cứu trước như nghiên cứu định lượng, các lý thuyết nền và
đặc điểm kinh tế xã hội để xây dựng mơ hình nghiên cứu và tiến hành kiểm
định mơ hình đó.


×