Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Thảo luận nhóm TMU vấn đề chủ yếu của điều tra thống kê, xây dựng phương án điều tra thống kê về thời gian sử dụng điện thoại di động của sinh viên năm 2 khoa kinh tế luật trường đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.11 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CỦA ĐIỀU TRA THỐNG KÊ, XÂY
DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VỀ THỜI GIAN SỬ
DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA SINH VIÊN NĂM 2 KHOA
KINH TẾ - LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thị Thư
Nhóm: 2
Mơn: Ngun lý thống kê


HÀ NỘI – 2021

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐIỀU TRA THỐNG KÊ.....................................................6
1.1.

Khái niệm, ý nghĩa nhiệm vụ và yêu cầu của điều tra thống kê....6

1.2.

Phân loại điều tra thống kê............................................................8

1.3.

Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê.............10

1.3.1.



Phương pháp đăng ký trực tiếp.................................................11

1.3.2.

Phương pháp phỏng vấn...........................................................11

1.4.

Hình thức tổ chức điều tra thống kê............................................12

1.4.1.

Báo cáo thống kê định kỳ.........................................................12

1.4.2.

Điều tra chuyên môn................................................................14

1.5.

Xây dựng phương án điều tra thống kê.......................................14

1.6.

Xây dựng bảng hỏi trong điều tra thống kê.................................16

1.6.1.Bảng hỏi và yêu cầu xây dựng bảng hỏi trong điều tra thống kê...16
1.6.2.
1.7.


Các loại câu hỏi và kỹ thuật đặt các loại câu hỏi......................16
Sai số trong điều tra thống kê......................................................18

CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP THỐNG KÊ.................................................21
2.1.

Phân tổ thống kê..........................................................................21

2.1.1.

Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê................21

2.1.2.

Các bước tiến hành phân tổ thống kê.......................................21

2.1.3.

Dãy số phân phối......................................................................23

2.2.

Bảng và đồ thị thống kê...............................................................24
1


2.2.1.

Bảng thống kê...........................................................................24


2.2.2.

Đồ thị thống kê:........................................................................24

CHƯƠNG 3: THỐNG KÊ MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG..................26
3.1.

Số trung bình trong thống kê.......................................................26

3.1.1.

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa...................................................26

3.1.2.

Các loại số trung bình:..............................................................27

3.1.3.

Điều kiện vận dụng số trung bình.............................................33

3.2.

Độ biến thiên của tiêu thức..........................................................33

3.2.1.

Ý nghĩa nghiên cứu..................................................................33


3.2.2.

Các chỉ tiêu...............................................................................33

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VỀ THỜI GIAN
SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA SINH VIÊN NĂM 2 KHOA
KINH TẾ - LUẬT.......................................................................................36
4.1.

Mục đích điều tra.........................................................................36

4.2.

Đối tượng và đơn vị điều tra........................................................36

4.3.

Nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra...............................36

4.3.1.

Chọn thời điểm, thời kỳ và quyết định thời hạn điều tra..........40

4.3.2.

Loại điều tra và phương pháp thu thập dữ liệu.........................40

4.3.3.

Lập kế hoạch tổ chức điều tra...................................................40


4.3.4.

Tổ chức điều tra........................................................................41

CHƯƠNG V: XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ...................44
5.1.
5.1.1.

Tổng hợp và phân tích thống kế..................................................44
Lựa chọn tiêu thức phân tổ.......................................................44
2


5.1.2.

Xác định số tổ và khoảng cách tổ.............................................44

5.1.3.

Phân phối các đơn vị vào từng tổ.............................................44

5.1.4.

Tính các chỉ tiêu trung bình......................................................45

5.1.5.

Tính các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức.......................46


5.2.

Đánh giá và nhận xét về kết quả điều tra.....................................50

5.3.

Đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên sử dụng điện thoại di

động hợp lý hơn...........................................................................................53

3


LỜI MỞ ĐẦU

Thống kê học ra đời, phát triển theo nhu cầu thực tiễn của xã hội và là
mộttrong những mơn khoa học xã hội có lịch sử lâu đời nhất. Trước khi trở
thành mộtmôn khoa học độc lập, thống kê học đã có một lịch sử phát triển
khá lâu. Đó là một q trình tích lũy kinh nghiệm từ đơn giản đến phức tạp,
được rút dần thành lý luậnkhoa học và ngày càng hồn chỉnh.
Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là thu
thậpnhững thông tin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện
lịch sử cụ thể, trên cơ sở đó phát hiện bản chất quy luật phát triển của hiện
tượng, giải quyết được một vấn đề lý thuyết hoặc một yêu cầu nhất định
của thực tiễn. Tất cả các công việc này được gọi là hoạt động thống kê.
Điều tra thống kê là giai đoạn mở đầu của quá trình hoạt động thống kê.
Là một khâu rất quan trọng trong hoạt động thống kê điều tra thống kê có
nhiệm vụ thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu. Đây
là những thông tin sơ cấp, nếu làm tốt giai đoạn này thì các thơng tin, số
liệu mới thu thập được một các trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ

và kịp thời, tạo điều kiện để thực hiện tốt các giai đoạn tiếp theo. Điều tra
thống kê được thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực với quy mô, phạm vi,

4


nguồn lực, kinh phí khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu, đặc điểm
của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều tra thống kê, tôi quyết định lựa
chọn đề tài: “Những vấn đề cơ bản của điều tra thống kê và vận dụng để
xây dựng phương án điều tra.” Việc nghiên cứu bao gồm điều tra thống kê
và sử dụng số liệu thu được từ điều tra để phân tích.

5


CHƯƠNG 1: ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
1.1.

Khái niệm, ý nghĩa nhiệm vụ và yêu cầu của điều tra thống kê

Khái niệm: Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một
kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện
tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian, không gian.
Ý nghĩa:
 Là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên
cứu,đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
của từng đơn vị, từng địa phương và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
 Cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện những yếu
tố tác động, những yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượng nghiên

cứu, trên cơ sở đó tìm biện pháp thích hợp thúc đẩy hiện tượng phát triển
theo hướng có lợi nhất.
 Căn cứ cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện
tượng trong tương lai.
Nhiệm vụ: Điều tra thống kê có nhiệm vụ cung cấp tài liệu ban đầu về các
đơn vị tổng thể cần thiết cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu
thống kê.
Yêu cầu:
6


 Tính chính xác: Trong điều tra thống kê nghĩa là tài liệu thu thập được phản
ánh đúng tình hình thực tế khách quan của hiện tượng nghiên cứu. Tài liệu
được điều tra chính xác mới có thể dùng làm căn cứ tin cậy tổng hợp, phân
tích thống kê và rút ra kết luận đúng đắn về bản chất, thực trạng, các yếu tố
ảnh hưởng và quy luật biến động của hiện tượng. Có thể nói, tính chính xác
là một yếu tố cơ bản quyết định chất lượng của công tác thống kê.
 Tính kịp thời: Tính kịp thời của điều tra thống kê được hiểu theo hai khía
cạnh. Thứ nhất, các tài liệu thu thập được phải phản ánh được mọi sự biến
động của hiện tượng nghiên cứu đúng lúc cần thiết, từ đó thấy được những
bước ngoặt quan trọng nhất trong quá trình phát triển của hiện tượng nghiên
cứu. Thứ hai, các tài liệu thu thập được phải cung cấp đúng thời hạn để
phục vụ các yêu cầu nghiên cứu và quản lý.
 Tính đầy đủ: Trong điều tra thống kê bao gồm sự đầy đủ về nội dung
nghiên cứu cũng như đầy đủ về các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu. Đảm
bảo yêu cầu này, tài liệu điều tra thống kê giúp cho việc phân tích, đánh giá
hiện tượng nghiên cứu một cách đúng đắn, tránh đưa ra những kết luận
phiến diện, chủ quan.

7



1.2.

Phân loại điều tra thống kê

Điều tra thống kê có nhiều loại khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu,
đặc điểm của đối tượng điều tra và đ iều kiện th ực tế mà người ta có thể sử
dụng loại nào cho phù hợp. Sau đây là một số cách phân loại điều tra chủ yếu:

 Điều tra thường xuyên và khơng thường xun
Căn cứ vào tính liên tục của việc thu thập thơng tin, ta có thể phân biệ t hai
loại điều tra thống kê: điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên.
Điều tra thường xuyên là việc tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu
của hiện tượng nghiên cứu một cách liên tục, có hệ thống và thường là theo
sát quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.
Tài liệu của điều tra thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập báo cáo thống kê
định kỳ, là công cụ quan trọng để theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.
Điều tra khơng thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban
đầu của hiện tượng một cách không liên tục, không gắn với quá trình phát
sinh, phát triển của hiện tượng.
Tài liệu của điều tra không thường xuyên phản ánh trạng thái của hiện
tượng ở một thời điểm nhất định.

 Điều tra tồn bộ và khơng tồn bộ
8


Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điề u tra thực tế, điều tra thống kê
được phân thành điều tra tồn bộ và điều tra khơng tồn bộ.

Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn
vị thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ bất kỳ đơn vị nào.
Điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho các nghiên cứu
thống kê. Do tài liệu được thu thập trên toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng
nghiên cứu, nên nó vừa là cơ sở để tính được các chỉ tiêu tổng hợp cho cả
tổng thể, lại vừa cung cấp số liệu chi tiết cho từng đơn vị. Tuy nhiên, với
những hiện tượng lớn và phức tạp, điều tra tồn bộ thường địi hỏi phải có
nguồn tài chính lớn, số người tham gia đơng, thời gian dài. Vì vậy, điều tra
tồn bộ ít được tiến hành thường xuyên và thường được giới hạn ở một số nội
dung chủ yếu.
Điều tra khơng tồn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số
đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung.
Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra, có thể phân chia
điều tra khơng toàn bộ thành 3 loại khác nhau:
- Điều tra chọn mẫu: là loại điều tra khơng tồn bộ, trong đó chọn ra một
số đơn vị đại diện để điều tra thực tế theo những nguyên tắc khoa học nhất

9


định để đảm bảo tính đại diện của chúng cho tổng thể chung. Kết quả điều tra
thường được dùng để tính tốn, đánh giá, suy rộng cho tồn bộ hiện tượng.
- Điều tra trọng điểm: là loại điều tra không tồn bộ, trong đó chỉ điều tra ở
bộ phận chủ yếu nhất của tổng thể chung. Kết quả điều tra không được dùng
để suy rộng thành các đặc điểm chung của tồn bộ tổng thể, mà chỉ tính tốn,
phân tích, đánh giá, giúp ta nhận thứ được tình hình cơ bản của hiện tượng
nghiên cứu.
- Điều tra chuyên đề: là loại điều tra khơng tồn bộ, trong đó chỉ tiến hành
thu thập tài liệu trên một số rất ít, thậm chí chỉ một đơn vị của tổng thể, nhưng
lại đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh khác nhau nhằm rút ra vấn đề

cốt lõi, tìm những bài học kinh nghiệm chung để chỉ đạo phong trào. Tài liệu
thu được không dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ đánh giá tình hình cơ bản
của hiện tượng nghiên cứu mà chỉ tìm ra các đơn vị tiên tiến để nghiên cứu
kinh nghiệm của các đơn vị đó hoặc tìm hiểu những vấn đề mới phát sinh
1.3.

Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê

Để thu thập thông tin trong điều tra thống kê, có thể sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau. Tùy theo điều kiện thực tế (khả năng về tài chính, nhân lực,
thời gian, đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu) để lựa chọn phương pháp điều
tra thích hợp. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu trong điều tra thống kê:
10


1.3.1. Phương pháp đăng ký trực tiếp
Theo phương pháp này, nhân viên điều tra trực tiếp tiếp xúc với đối tượng
điều tra, trực tiếp tiến hành hoặc giám sát việc cân, đong, đo, đếm và ghi chép
thông tin thu được vào phiếu điều tra. Phương pháp này thường thực hiện gắn
liền với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.
Tài liệu thu thập được từ phương pháp này thường có độ chính xác cao
nhưng tốn kém về nhân lực, thời gian. Mặt khác, rất nhiều hiện tượng trong
thực tế không cho phép cân, đong, đo, đếm trực tiếp theo q trình phát sinh,
phát triển của hiện tượng nên khơng thể áp dụng phương pháp này được. Như
vậy, phạm vi áp dụng của phương pháp này có nhiều hạn chế.
1.3.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp điều tra được sử dụng nhiều nhất, theo đó việc
ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi đáp
giữa người điều tra và người cung cấp thơng tin.
Căn cứ vào tính chất của sự tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời, có thể

chia ra: phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.
Phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu
được thực hiện thơng qua q trình hỏi đáp trực tiếp giữa người điều tra và

11


người cung cấp thông tin. Người điều tra trực tiếp đến địa bàn điều tra, trực
tiếp hỏi và ghi chép thông tin vào phiếu điều tra.
Tài liệu thu thập được từ phương pháp này có độ tin cậy chính xác khá cao
do người điều tra có thể phát hiện sai sót và chỉnh sửa kịp thời. Tuy nhiên,
phỏng vấn trực tiếp tốn kém về thời gian, chi phí, nhân lực.
Phỏng vấn gián tiếp: là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu được thực
hiện bằng cách gửi phiếu điều tra cho người được hỏi, người được hỏi tự mình
ghi câu trả lời vào phiếu điều tra rồi gửi lại cho người điều tra.
Phương pháp này dễ tổ chức và tiết kiệm về thời gian, chi phí, nhân lực.
Tuy nhiên, phương pháp này khó kiểm tra, đánh giá được độ chuẩn xác của
các câu trả lời, tỷ trọng thu hồi phiếu khơng cao và hạn chế về nội dung điều
tra.
1.4.

Hình thức tổ chức điều tra thống kê

1.4.1. Báo cáo thống kê định kỳ
Khái niệm: Là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường xuyên, có định
kỳ theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan có
thẩm quyền quy định.
Đặc điểm:
12



 Nội dung ổn định theo biểu mẫu, thường gồm các chỉ tiêu liên quan đến
quản lý kinh tế vĩ mơ
 Mang tính hành chính bắt buộc
 Điều tra tồn bộ, thường xuyên và gián tiếp
 Phạm vi áp dụng còn hạn chế
Phân loại:
 Báo cáo thống kê quốc gia: thực hiện nhằm thu thập những thông tin thuộc
hệ thống chỉ tiêu thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia. Báo cáo thống kê quốc
gia được thực hiện bởi các đơn vị, cơ quan như: Bộ, Ngành, cơ quant rung
ương của tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan, tổ chức khác theo quy định
của Pháp luật.
 Báo cáo thống kê Bộ, Ngành: thực hiện nhằm thu thập những thông tin
thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống
kê bộ, ngành, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện và tổng hợp
các thông tin thống kê khác phục vụ yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực. Cơ
quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành gồm: Cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, Tịa án nhân dân,
Viện kiểm sốt nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan chuyên môn thuộc
13


bộ, cơ quan ngang bộ đặt tại địa phương; Cơ quan, tổ chức khác theo quy
định của Pháp luật.
1.4.2. Điều tra chun mơn
Khái niệm: là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, tiến hành
theo kế hoạch nội dung và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra.
Đặc điểm:
 Nội dung thay đổi sau mỗi lần điều tra
 Điều tra khơng thường xun, tồn bộ hoặc khơng toàn bộ, phương pháp

trực tiếp hoặc gián tiếp
 Kiểm tra chất lượng Báo cáo thống kế định kỳ
 Áp dụng linh hoạt đối với các thành phần kinh tế
1.5.

Xây dựng phương án điều tra thống kê

Khái niệm: Phương án điều tra là văn bản hướng dẫn thực hiện cuộc điều
tra, trong đó xác định rõ các bước tiến hành, những vấn đề cần được hiểu
thống nhất và cần được giải quyết trong toàn bộ cuộc điều tra.
Các nội dung chủ yếu của phương án điều tra:
 Xác định mục đích điều tra:
 Điều tra nhằm tìm hiểu vấn đề gì? Phục vụ yêu cầu nghiên cứu nào?
14


 Là căn cứ để xác định đối tượng, đơn vị, nội dung điều tra, …
 Xác định đối tượng và đơn vị điều tra:
 Đối tượng điều tra: Bao gồm các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu cần






được thu thập tài liệu.
Đơn vị điều tra: Thuộc đối tượng điều tra và được điều tra thực tế.
Nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra:
Nội dung điều tra: Các đặc điểm cơ bản cần thu thập ở từng đơn vị điều tra.
Phiếu điều tra (Bảng hỏi): Tập hợp các câu hỏi của nội dung điều tra, được


sắp xếp theo trình tự logic nhất định.
 Chọn thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra:
 Thời điểm điều tra: Mốc thời gian quy định thống nhất thu thập thông tin về
hiện tượng tồn tại vào thời điểm đó.
 Thời kỳ điều tra: Khoảng thời gian quy định để thu thập số liệu về hiện
tượng được tích lũy trong cả thời kỳ đó.
 Thời hạn điều tra: Độ dài thời gian tiến hành thu thập thông tin về hiện









tượng.
Lựa chọn loại điều tra và phương pháp điều tra:
Loại điều tra: Toàn bộ, chọn mẫu… hay kết hợp
Phương pháp ĐT: Trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp
Lập kế hoạch và tổ chức tiến hành điều tra:
Thành lập BCĐ, phân công trách nhiệm cho các đơn vị, cá nhân,...
Các bước tiến hành điều tra – điều tra thử nghiệm
Xây dựng phương án tài chính - Tổ chức điều tra …

1.6.

Xây dựng bảng hỏi trong điều tra thống kê


1.6.1. Bảng hỏi và yêu cầu xây dựng bảng hỏi trong điều tra thống kê
Bảng hỏi (phiếu điều tra) là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở
các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định nhằm giúp cho người
15


điều tra có thể thu thập thơng tin về hiện tượng nghiên cứu một cách đầy đủ,
đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Bảng hỏi là một công cụ giúp truyền tải yêu cầu thông tin từ người điều tra
đến đối tượng được điều tra (câu hỏi) và thu nhận thơng tin ngược lại (câu trả
lời). Ngồi ra, nó cũng là một công cụ đo lường quan trọng, nhờ đó ta có thể
đo được các biến số nhất định có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Hơn nữa
bảng hỏi còn giữ vai trò cầu nối giữa nhân viên điều tra với người trả lời câu
hỏi.
1.6.2. Các loại câu hỏi và kỹ thuật đặt các loại câu hỏi
Các loại câu hỏi:

 Câu hỏi theo nội dung bao gồm:
 Câu hỏi về sự kiện: là những câu hỏi nhằm thu thập những thông tin
thực tế gắn với đối tượng điều tra và những sự kiện xảy ra đối với đối tượng
điều tra
 Câu hỏi tri thức: là câu hỏi nhằm đánh giá trình độ hiểu biết của người
hỏi về một vấn đề
 Câu hỏi theo chức năng bao gồm:
 Câu hỏi tâm lý: mục đích của việc đặt câu hỏi này là mang tính chất
làm quen, để giảm bớt sự căng thẳng, gạt bỏ những nghi ngờ có thể nảy sinh,


16



 Câu hỏi lọc: loại câu hỏi này có tác dụng tìm hiểu xem người được hỏi
có thuộc nhóm người dành cho những câu hỏi tiếp sau hay không
 Câu hỏi kiểm tra: dung để kiểm tra tính chính xác của thông tin thu
dược, thường được sử dụng khi gặp một câu trả lời bị nghi ngờ về tính xác
thực.

 Câu hỏi theo cách biểu hiện bao gồm:
Theo biểu hiện của câu trả lời:
 Câu hỏi đóng: là dạng câu hỏi có trước phương án trả lời, chỉ việc chọn
một trong số các phương án trên
 Câu hỏi mở: là câu hỏi khơng có phương án trả lời được nêu trước mà
nó hồn tồn do người trả lời tự nghĩ ra
Theo cách biểu hiện của câu hỏi:
 Câu hỏi trực tiếp: là cách hỏi thẳng ngay vào nội dụng vấn đề, người
được hỏi khơng bị quanh co và có thể trả lời chính vào nội dung đó
 Câu hỏi gián tiếp: là cách hỏi khôn khéo, không đi trực tiếp vào vấn đề
mà thông qua vấn đề liên quan để thu thập thông tin về vấn đề cần hỏi
Kỹ thuật đặt câu hỏi
 Cần lựa chọn câu hỏi đúng loại và phù hợp với vấn đề
 Phải sắp xếp các câu hỏi cho hợp lý, logic
 Một trình tự câu hỏi hợp lý, theo logic suy nghĩ của đối tượng trả lời sẽ
tạo ra tâm lý hứng thú trong việc tham gia trả lời câu hỏi
17


 Cần chú ý đến khía cạnh tâm lý, tránh gây ra những mệt mỏi, căng
thẳng đối với đối tựng trả lời
1.7.


Sai số trong điều tra thống kê

Khái niệm: Là chênh lệch giữa số liệu thu thập được trong điều tra với trị
số thực tế của hiện tượng nghiên cứu
Phân loại: Dựa vào nguyên nhân gây ra sai số có thể chia làm 2 loại:
Sai số do đăng ký: là sai số phát sinh trong việc ghi chép tài liệu khơng
chính xác, do các ngun nhân như: Phương án điều tra khơng khoa học,
khơng sát thực tế; Trình độ và ý thức, trách nhiệm của nhân viên điều tra;
Công tác tuyên truyền, vận động không tốt; Các đơn vị điều tra không trung
thực khách quan hay do Dụng cụ đo lường khơng chính xác; Các đơn vị điều
tra sơ ý hiểu sai câu hỏi; Lỗi in ấn trên biểu mẫu, phiếu và bản giải thích sai;
… Sai số này có thể khắc phục được.
Sai số do tính chất đại biểu: Chỉ xảy ra đối với điều tra khơng tồn bộ (điều
tra chọn mẫu). Nguyên nhân là do việc lựa chọn mẫu điều tra thực tế khơng
đảm bảo tính chất đại biểu.
Biện pháp hạn chế sai số:

18


 Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra, cụ thể: Xây dựng phương án điều tra
khoa học, khả thi; Tuyên truyền, phổ biến cho các đơn vị điều tra; Đào tạo
huấn luyện điều tra viên; In ấn chính xác phiếu điều tra và các tài liệu
hướng dẫn;…
 Kiểm tra một cách có hệ thống tồn bộ cuộc điều tra: Kiểm tra tài liệu thu
thập được có đầy đủ hay không về số lượng và số đơn vị điều tra; Kiểm tra
tính chính xác về con số và mặt logic; Kiểm tra về mặt tính tốn; Kiểm tra
tính đại biểu của mẫu điều tra.
 Phúc tra lại kết quả điều tra: thu thập lại thông tin với các đối tượng đã
được điều tra nhằm đánh giá mức độ chính xác làm cơ sở để có thể chỉnh lý

lại số liệu đã có.
 Kiểm tra q trình nhập số liệu vào máy tính

19


CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP THỐNG KÊ
2.1.

Phân tổ thống kê

2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê
Khái niệm: Là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành
phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ( các tiểu tổ) có
tính chất khác nhau.
Ý nghĩa: Được sử dụng trong các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống
kê. Sử dụng rộng rãi trong thực tế, nghiên cứu kinh tế - xã hội
Nhiệm vụ:
 Phân chia các loại hình Kinh tế - Xã hội của hiện tượng nghiên cứu  phân
tổ phân loại.
 Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu  phân tổ kết cấu
 Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức  phân tổ liên hệ
2.1.2. Các bước tiến hành phân tổ thống kê
2.1.2.1.

Lựa chọn tiêu thức phân tổ

Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ
thống kê


20


Việc phân tổ chính xác và khoa học trước hết phụ thuộc vào việc lựa chọn
tiêu thức phân tổ, để làm được điều này cần phải dựa trên cơ sở phân tích lý
luận chọn ra tiêu thức bản chất nhất phù hợp mục đích nghiên cứu và điều
kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu. Có thể phân tổ theo 1 tiêu thức
(giản đơn) hoặc nhiều tiêu thức (kết hợp)
2.1.2.2.

Xác định số tổ và khoảng cách tổ

 Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính
 Tiêu thức thuộc tính có ít biểu hiện
 Tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện
 Phân tổ theo tiêu thức số lượng
 Tiêu thức số lượng có ít biểu hiện: Khi lượng biến biến thiên ít và biến
thiên rời rạc → mỗi lượng biến hình thành 1 tổ
 Tiêu thức số lượng có nhiều biểu hiện: Khi lượng biến biến thiên lớn
hoặc liên tục → ghép tổ theo nguyên lý “Lượng biến dẫn đến chất biến”.
Khi đó mỗi tổ có 1 khoảng lượng biến.
Giới hạn dưới (đầu): là lượng biến nhỏ nhất của tổ (xi min)
Giới hạn trên (cuối): là lượng biến lớn nhất của tổ (xi max)
Khoảng cách tổ: (hi)

TH1: Khoảng cách tổ đều nhau: khi lượng biến của các đơn vị thay đổi
tương đối đều đặn. Trị số khoảng cách tổ:
21



Trong đó: n là số tổ dự định chia
TH2: Khoảng cách tổ khơng đều nhau:
Trường hợp phân tổ khơng có giới hạn dưới của tổ đầu tiên, giới hạn dưới
của tổ cưới cùng được gọi là phân tổ mở
2.1.2.3.

Xác định chỉ tiêu giải thích

Chỉ tiêu giải thích là các chỉ tiêu nêu các đặc trưng của các tổ cũng như của
toàn bộ tổng thể. Muốn xác định các chỉ tiêu giải thích, chủ yếu phải căn cứ
vào mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của phân tổ.
Các chỉ tiêu giải thích cần phải phục vụ mục đích nghiên cứu. Các chỉ tiêu
có mối liên hệ với nhau được xếp gần nhau
2.1.3. Dãy số phân phối
Dãy số phân phối là dãy số trình bày có thứ tự số lượng đơn vị của từng tổ,
trong một tổng thể đã được phân tổ theo một tiêu thức nhất định.
Tùy thuộc vào tiêu thức phân tổ người ta chia dãy số phân phối thành 2
loại:
 Dãy số phân phối theo tiêu thức thuộc tính.
 Dãy số phân phối theo tiêu thức lượng biến.
22


2.2.

Bảng và đồ thị thống kê

2.2.1. Bảng thống kê
Bảng thống lê là phương pháp trình bày các tài liệu thống kê một cách có
hệ thống, hợp lý, rõ ràng nhằm nêu lên những đặc trưng về mặt lượng của

hiện tượng nghiên cứu.
Cấu tạo bảng thống kê:


Về hình thức: Bảng thống kê gồm tiêu đề, các hàng ngang, cột dọc, số

liệu nguồn số liệu
 Về nội dung: gồm phần chủ đề và phần giải thích
Các loại bảng thống kê: Căn cứ theo kết cấu của phần chủ đề, có thể chia
làm ba loại bảng thống kê: bảng giản đơn, bảng phân tổ, bảng kết hợp.
2.2.2. Đồ thị thống kê:
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có
tính chất qui ước các tài liệu thống kê. Nhằm hình tượng hố về hiện tượng
nghiên cứu, cụ thể như: Sự phát triển của hiện tượng qua thời gian; Kết cấu và
biến động kết cấu của hiện tượng; Tình hình thực hiện kế hoạch; Mối liên hệ
giữa các hiện tượng
Các loại đồ thị:

23




Căn cứ theo nội dung phản ánh: Đồ thị phát triển, đồ thị kết cấu, đồ thị

liên hệ, đồ thị so sánh, đồ thị phân phối, đồ thị hoàn thành kế hoạch
 Căn cứ vào hình thức biểu hiện: Đồ thị hình cột, đồ thị tượng hình, đồ
thị diện tích, đồ thị đường gấp khúc, bản đồ thống kê
Đặc điểm:



Sử dụng các con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình

bày và phân tích các đặc trưng số lượng của hiện tượng.
 Trình bày một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu
hướng phát triển của các hiện tượng.
Do các đặc điểm trên mà đồ thị thống kê có tính quần chúng, có sức hấp
dẫn và linh động, làm cho người hiểu biết ít về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn
đề chủ yếu một cách dễ dàng.

24


×