Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi dồn điền đổi thửa ở huyện kim bảng tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ðINH XUÂN THÔNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ðẤT SAU KHI DỒN ðIỀN ðỔI THỬA
Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ðẤT ðAI
MÃ SỐ: 60850103
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS. TS. NGUYỄN KHẮC THỜI

HÀ NỘI, NĂM 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


Lêi cam ®oan
Tơi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong lun vn ủu ủó ủc ch
rừ ngun gc.
Tác giả luận văn

inh Xuõn Thụng

Trng i hc Nụng nghip H Ni Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



ii


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thày giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Thời
giảng viên trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - người đã hướng dẫn, giúp đỡ
rất tận tình trong thời gian tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Tài nguyên và Mơi
trường đã giảng dạy, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tơi học tập và hồn
thành luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Kim Bảng, phịng Nơng nghiệp và
phát triển nơng thơn, phịng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bảng, Sở Tài
nguyên và Mơi trường tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số
liệu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND, cán bộ địa chính, các hộ gia đình thuộc
các xã Kim Bình, Khả Phong, ðồng Hóa huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã giúp
đỡ tơi trong việc cung cấp tài liệu của địa phương, của các hộ gia đình để tơi
nghiên cứu và hồn thành luận văn này./.
Tác giả luận văn

ðinh Xn Thơng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


MỤC LỤC
Trang

Bìa…………………………………………………………………………………i
Lời cam đoan…………………………………………………………….……….ii
Lời cảm ơn……………………………………………………………………….iii
Mục Lục……………………………………………………………….…………iv
Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………...viii
Danh mục bảng ...….…………………………………….…………………..…..ix
Danh mục ảnh…………………………………………………………………….x
MỞ ðẦU …………………………………………………………………….…..1
1

Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………...1

2

Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………..4

3

u cầu…………….……………………………………………………...4

4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài……………………………….....4

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ………………………………….…...6
1.1

Chính sách quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp Việt Nam ………………6

1.1.1 Chính sách đất nơng nghiệp trước thời kỳ đổi mới…………………………..6

1.1.2 Chính sách đất nơng nghiệp trong thời kỳ ñổi mới từ năm 1981 ñến nay...8
1.2

Tổng quan về dồn ñiền, ñổi thủa………………………………………...11

1.2.1

Thực trạng ruộng ñất nơng nghiệp ở miền Bắc nước ta…………………..11

1.2.2

Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở nước ngồi…………………….......17

1.2.3 Nghiên cứu dồn điền ñổi thửa ở Việt Nam………………………………..…21
1.3

Hiệu quả sử dụng ñất…………………………………………………....26

1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp…..………31

1.4.1 Yếu tố về ñiều kiện tự nhiên…………………………………………….……..31
1.4.2 Yếu tố về kinh tế xã hội……………………………………………………..….32
1.4.3 Yếu tố về tổ chức cơ sở vật chất kỹ thuật………………………………..…..34
Chương 2 PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…....36
2.1

Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………......36


2.2

Nội dung nghiên cứu…………………………………………………….36

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


2.2.1 ðiều tra ñánh giá khái quát ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình
hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam……....36
2.2.2

Thực trạng và q trình dồn điền đổi thửa của huyện Kim Bảng ……....36

2.2.3

Ảnh hưởng của cơng tác dồn điền đổi thửa ñến sử dụng ñất sản xuất
nông nghiệp trên ñịa bàn nghiên cứu……………….………………….......36

2.2.4

ðánh giá hiệu quả sử dụng ñất sau khi thực hiện chính sách dồn điền
đổi thửa…………...………………………………………………….………….36

2.2.5

So sánh hiệu quả trước và sau khi dồn ñiền ñổi thửa về kinh tế xã hội,
môi trường……………………………………………………………………….36


2.2.6

ðề xuất các giải pháp thực hiện liên quan ñến vấn ñề tập trung
ruộng ñất nhằm thúc ñẩy phát triển sản xuất nông nghiệp……………..…37

2.3

Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..37

2.3.1 Phương pháp chọn ñiểm chọn hộ nghiên cứu …………………………..37
2.3.2

Phương pháp thu thập thơng tin……………………………………………..38

2.3.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả ………………………………………..38
2.3.3.1 Hiệu quả kinh tế…………………………………………………….………….38
2.3.3.2 Các chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả xã hội…………………………………..…..39
2.3.3.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường…………………………………...…...40
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu bằng phần mềm Excel…………….....40
3.3.5 Phương pháp chuyên gia………………………………………………………40
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...…………………………………......41
3.1

ðiều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội………………………………………41

3.1.1 ðiều kiện tự nhiên huyện Kim Bảng………………………………………….41
3.1.2

ðiều kiện kinh tế- xã hội của huyện Kim Bảng………………………….....46


3.2

Thực trạng công tác dồn ñiền ñổi thửa trên ñịa bàn huyện Kim Bảng......50

3.2.1 Các văn bản pháp lý về dồn ñiền ñổi thửa ở Hà Nam……………...……...50
3.2.2

Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa……………………………………....51

3.2.3

Kết quả dồn ñiền ñổi thửa tại ở huyện Kim Bảng………………………….53

3.3

Kết quả dồn ñiền ñổi thửa tại các xã nghiên cứu………………………...56

3.3.1 Một số ñặc ñiểm chung của các xã nghiên cứu……………………….........56
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


3.3.2 Tình hình manh mún đất đai tại các xã nghiên cứu………………………..56
3.3.3

Kết quả dồn ñiền ñổi thửa ở 3 xã nghiên cứu……………………………...59

3.3.4


So sánh một số chỉ tiêu trước và sau dồn ñiền ñổi thửa ở 3 xã
Nghiên cứu……………………………………………………………………….62

3.4

Những ảnh hưởng cơ bản sau dồn ñiền ñổi thửa………………………...64

3.4.1

Dồn ñiền ñổi thửa làm thay đổi diện tích đất nơng nghiệp bình qn
trên khẩu……………………………………………………………...………….64

3.4.2 Dồn ñiền ñổi thửa làm thay ñổi hệ thống giao thơng thủy lợi…………....65
3.4.3

Dồn điền đổi thửa tác động đến hệ thống sản xuất nơng nghiệp…….….67

3.5

Hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa.....74

3.5.1 Dồn ñiền ñổi thửa mang lại hiệu quả kinh tế………………………………..74
3.5.2 Dồn điền đổi thửa góp phần nâng cao hiệu quả xã hội……………..……..81
3.5.3 Dồn đổi ruộng đất góp phần bảo vệ mơi trường……..……………...……..82
3.6

Nhận xét chung………………………………………………………….83

3.7


ðề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nơng nghiệp
khi ruộng đất được tập trung……………………………………………..85

3.7.1

Giải pháp về cơ chế chính sách………………………………………...........86

3.7.2

Giải pháp kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu sản xuất

.

86

3.7.3 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ñất ñai………………………....87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………..88
1.

Kết luận…………………………………………………………………..88

2.

Kiến nghị..……………………………………………………………… 89

TÀI LIỆU THM KHAO………………………………………………………...90

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Chú giải

BCð

: Ban chỉ ñạo

CðRð

: Chuyển ñổi ruộng ñất

CN - TTCN

: Công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp

CNH - HðH

: Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hố

ðBSH

: ðồng bằng sơng Hồng

DððT

: Dồn điền đổi thửa


GCNQSDð

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng ñất

GO

: Giá trị sản xuất

HðND

: Hội đồng nhân dân

HTXNN

: Hợp tác xã nơng nghiệp

IC

: Chi phí trung gian

MI

: Thu nhập hỗn hợp

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

NLN


: Nơng lâm nghiệp

SDð

: Sử dụng đất

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

TDTT

: Thể dục – Thể thao

TW

: Trung ương

UBND

: Uỷ ban nhân dân

VA

: Giá trị gia tăng

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Thay đổi quy mơ đất nơng nghiệp ở nơng hộ (%)…………………….13
Bảng 1.2 Mức độ manh mún ruộng ñất ở các vùng trong cả nước……………...14
Bảng 1.3 Mức ñộ manh mún ruộng ñất ở một số tỉnh vùng DBSH…………...15
Bảng 1.4 Tích tụ ruộng đất ở một số nước Âu, Mỹ ……………………….......18
Bảng 1.5 Tình hình tích tụ đất ở một số nước Châu Á………………………...19
Bảng 3.1 Kết quả dồn ñiền ñổi thửa ở huyện Kim Bảng………………………54
Bảng 3.2 Kết quả thực hiện dồn đổi nhóm thửa ở huyện Kim Bảng…………..55
Bảng 3.3 Thực trạng manh mún ruộng ñất các xã nghiên cứu trước khi thực
hiện dồn điền đổi thửa (theo bình qn diện tích; số thửa/hộ)……...57
Bảng 3.4 Thực trạng manh mún ruộng ñất các xã nghiên cứu trước khi thực
hiện dồn ñiền đổi thửa (theo quy mơ nhóm hộ có cùng số thửa)….…58
Bảng 3.5 Một số kết quả chính sau dồn điền ñổi thửa ở các xã nghiên cứu…..59
Bảng 3.6 Một số kết quả chính sau dồn điền đổi thửa ở các xã nghiên cứu…...60
Bảng 3.7 So sánh một số chỉ tiêu trước và sau dồn điền đổi thửa……………..63
Bảng 3.8 Bình qn diện tích đất SXNN trên nhân khẩu trước và sau CðRð..65
Bảng 3.9 Diên tích giao thơng thủy lợi trước và sau CðRð…………………..66
Bảng 3.10 Quyết định đầu tư máy móc sau khi dồn ñiền ñổi thửa…………. 69
Bảng 3.11 Tác ñộng về mức cơ giới hóa sau dồn điền đổi thửa………………..70
Bảng 3.12 Một số mơ hình sản xuất tổng hợp sau chuyển ñổi ruộng ñất………71
Bảng 3.13 Giá trị cơ cấu sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2012…………….72
Bảng 3.14 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất một số cây trồng chính của
ba xã nghiên cứu (theo giá hiện hành)……………………………....75

Bảng 4.15 Mức ñộ ñầu tư, chi phí của các hộ trên 1 sào lúa trước và sau
dồn ñiền ñổi thửa……………………………………………………76
Bảng 4.16 Hiệu quả kinh tế sử dụng ñất trên 1 ha ñất nông nghiệp tại xã……...79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… viii


DANH MỤC ẢNH
Trang
Hình 1. Bê tơng hóa giao thơng nội ñồng sau dồn ñiền ñổi thửa………………..67
Hình 2. Sau dồn ñiền ñổi thửa ñưa cơ giới hóa vào phục vụ SXNN …………..68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
ðất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, trong sản xuất nơng
nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng gì thay thế được, đất nơng
nghiệp là nguồn lực quyết định để người nơng dân tồn tại và phát triển trong nền
kinh tế thị trường hiện nay. ðất đai là nguồn tài ngun có giới hạn, có vị trí cố định
trong khơng gian, khơng thể di chuyển ñược theo ý muốn chủ quan của con người.
ðất ñai có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia.
Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn, ðảng và Nhà đã có
hàng loạt chính sách mới về ñất ñai nhằm thúc ñẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết
vấn đề lương thực của cả nước, điển hình là Luật ñất ñai năm 1993, Nghị ñịnh số
64/1993/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định việc giao đất nơng nghiệp cho

hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nơng nghiệp.
Với chính sách mới về quyền sử dụng ñất ñã làm thay đổi hồn tồn quan hệ sản
xuất ở nơng thơn, người nơng dân đã thực sự trở thành người chủ mảnh đất của
riêng mình - đó là động lực cho sự phát triển vượt bậc của nền nơng nghiệp sau giải
phóng miền Nam. Sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang đa dạng hàng hố,
hướng mạnh ra xuất khẩu. Một số hàng hố nơng nghiệp đã vươn lên cạnh tranh
mạnh và có vị thế trên thị trường thế giới, ñem lại hiệu quả kinh tế cho người nông
dân như gạo, cà phê, hạt điều, cá, tơm.
Vai trị to lớn của việc giao chia ruộng đất cho hộ nơng dân như đã nói trên
là khơng thể phủ nhận. Song với bối cảnh ngày nay, ñất nước ñang trên ñà phát triển
theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, trong mơi trường hội nhập kinh tế quốc
tế, ngành nông nghiệp không những có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia mà cịn phải đảm bảo tối ña nguyên liệu cho ngành công
nghiệp, tăng khối lượng nông sản xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, khi chia ruộng đất
cho nơng dân theo tình thần của Nghị định 64/CP của Chính phủ, đã thực hiện
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


phương châm công bằng xã hội, ruộng tốt cũng như ruộng xấu, ruộng xa cũng như
ruộng gần được tính chia ñều trên một nhân khẩu cho các gia ñình, dẫn đến tình
trạng ruộng đất bị phân tán manh mún, khơng thể đáp ứng nhu cầu phát triển của
nền nơng nghiệp trong thời kỳ ñổi mới.
Sự manh mún ruộng ñất ñã dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả của sản xuất
thấp, hạn chế khả năng ñổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Tình rạng manh mún phân tán ruộng đất cịn gây nên những khó khăn trong
quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài ngun đất.
ðể khắc phục tình trạng manh mún phân tán ruộng đất như đã nói trên, thì
việc dồn đổi ruộng đất nhiều ơ thửa nhỏ thành ơ thửa lớn, liền khu, liền khoảnh

là việc làm hết sức cần thiết, đáp ứng được địi hỏi của sự nghiệp ñổi mới, xây
dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hố, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào đồng ruộng, ñáp ứng ñược nguyện vọng của nhân dân khai thác sử dụng đất
nơng nghiệp có hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
Nhà nước về đất đai.
Từ đó, ðảng và Nhà nước ta đã ñưa ra chủ trương "Dồn ñiền ñổi thửa" ñể
việc quản lý và sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Thời gian qua một số tỉnh đã thực hiện khá tốt cơng tác dồn ñiền ñổi thửa
như tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), Hồ Bình, Bắc Ninh, …… Tuy nhiên cũng có
những địa phương chưa thành cơng, mức độ thành cơng ở mỗi ñịa phương là khác
nhau. Vậy nên cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại các kinh
nghiệm, những vấn ñề tồn tại của các ñịa phương ñã thực hiện việc dồn ñổi ruộng
ñất ñể ñưa ra những kiến nghị hữu ích cho các ñịa phương khác thực hiện việc dồn
ñổi ruộng ñất ñược hiệu quả hơn.
Tỉnh Hà Nam nằm trong khu vực ñồng bằng sơng Hồng là tỉnh sớm triển khai
việc giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nơng
nghiệp. Hệ quả là sau khi chia ruộng, bình qn mỗi hộ nơng dân nhận trên 12 mảnh
ruộng. Có thửa diện tích chỉ có 50 m2 nên việc ñầu tư cho sản xuất bị hạn chế năng
suất thấp, chí phí lao động cao vì vậy hiệu quả không cao.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


Năm 1999 Thường trực tỉnh ủy Hà Nam ñã chỉ đạo làm điểm mơ hình chuyển
đổi ruộng đất nơng nghiệp ở 3 xã thuộc 3 huyện trên ñịa bàn tỉnh. Năm 2000 Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Nam ban hành Chỉ thị số 15/TU ngày 04/5/2000 Về việc
chuyển ñổi ruộng đất nơng nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán
ruộng ñất; UBND tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch số 08/KH-UB ngày 10/5/2000 về
tổ chức chuyển ñổi ruộng đất nơng nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân

tán ruộng ñất. Sau hơn 1 năm thực hiện việc dồn điền đổi thửa thì mỗi hộ sản xuất nơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn cịn trung bình 3-4 thửa, diện tích đất nơng nghiệp bình
qn đầu người thấp, trong khi số thửa ruộng vẫn còn nhiều như vậy nên dù ruộng đã
liền vùng, liền khoảnh nhưng số hộ có ruộng liền khoảnh rộng trên một mẫu không
nhiều. Sau khi có Chỉ thị số 15/TU ngày 04/5/2000 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về
khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh, trong qúa trình dồn điền, ñổi
thửa cùng với việc mỗi hộ ñược dồn ñổi theo quy định thì các hộ đã chú ý đến việc tự
dồn đổi cho nhau để những hộ mạnh dạn, có ý chí, nghị lực, ham làm giàu đề nghị cấp
có thẩm quyền cho phép chuyển đổi sang làm mơ hình kinh tế trang trại
Từ một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, phân tán, thu nhập thấp, với những
giải pháp phù hợp, ñến nay sản xuất trên ñịa bàn tỉnh dần hình thành các vùng
chuyên canh, thâm canh tập trung, số lượng, chất lượng sản phẩm nơng nghiệp từng
bước đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa và xuất khẩu. Năm 2010, giá trị thu nhập
bình qn 1ha canh tác đạt gần 80 triệu đồng, đặc biệt có mơ hình đạt 100-120 triệu
đồng/ha. Tồn tỉnh có trên 5.000 mơ hình trang trại, gia trại, trong đó có 250 trang
trại đạt tiêu chí của Bộ Nơng nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kê. Cơ giới hóa
trong sản xuất nơng nghiệp được ñẩy mạnh, trong ñó khâu làm ñất ñạt 90%, khâu
vận chuyển đạt 90%. Cơ giới hóa trong thu hoạch được áp dụng ngày càng nhiều ở
các vùng nông thôn như máy gieo sạ lúa, máy gặt ñật liên hợp... Nhiều diện tích
được chuyển sang các vùng chun canh trồng trọt, chăn nuôi như trồng hoa, cây
cảnh, cây ăn quả cây công nghiệp, cây dược liệu, cây hương liệu, vùng chăn ni
tập trung... những kết quả đã đạt được đó nhờ có hiệu quả của cơng tác dồn điền,
đổi thửa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


Tuy nhiên, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay, cơng tác dồn
điền đổi thửa tuy đã bớt phần manh mún nhưng mới chỉ là bước khởi ñầu quy mơ

diện tích hiện tại chưa đủ để có một nền sản xuất nơng nghiệp theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau một thời gian thực hiện cơng tác dồn điền, đổi thửa đến
nay, tỉnh Hà Nam chưa có một chun đề hoặc một cơng trình hay đề tài nào nghiên
cứu cụ thể, chi tiết ñánh giá về hiệu quả sử dụng đất của hộ nơng dân, quy mơ tích tụ
diện tích đất ở các mơ hình sản xuất sau khi dồn ñiền ñổi thửa trên ñịa bàn tỉnh Hà
Nam một cách bài bản và khoa học, ñể từ ñó áp dụng vào thực tế.
Xuất phát từ những lý do nêu trên ñược sự ñồng ý của Khoa Tài nguyên và
Môi trường – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội và sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Khắc Thời tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ñất sau khi dồn ñiền
ñổi thửa ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”
2. Mục ñích nghiên cứu
- ðánh giá thực trạng và ảnh hưởng của dồn ñiền ñổi thửa ñến hiệu quả sử
dụng ñất sản xuất nơng nghiệp.
- ðề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nơng
nghiệp.
3. u cầu
ðánh giá được những ảnh hưởng của cơng tác dồn điền đổi thửa đến hiệu
quả sử dụng đất nơng nghiệp, đến cơng tác quản lý Nhà nước về đất ñai.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Thơng qua việc nghiên cứu đề tài và thực tiễn đề xuất các giải pháp giúp hộ
nơng dân có hướng ñầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng
hàng hóa, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp, từng bước hình thành các mơ hình sản xuất hàng hóa trên cơ sở tích tụ
ruộng đất nơng nghiệp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4



Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Chính sách quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp Việt Nam
1.1.1. Chính sách ñất nông nghiệp trước thời kỳ ñổi mới.
Quan hệ ruộng ñất trước khi thực hiện các chính sách của ðảng và Nhà nước:
Dưới chế ñộ phong kiến, ở Việt Nam, quan hệ sở hữu ruộng đất tồn tại dưới
ba hình thức: sở hữu nhà nước; sở hữu làng, xã; sở hữu tư nhân. Sở hữu dưới dạng
đất cơng của nhà nước quy ñịnh ñất ñai thuộc quyền sở hữu của nhà vua, hoa lợi do
ñất ñai này mang lại chủ yếu dùng vào việc công như ban thưởng, lễ hội, cơng trình
xây dựng, an ninh, quốc phịng ... đất cơng của làng, xã gọi là sở hữu cộng ñồng
xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Hình thức sở hữu này gắn liền với văn hóa làng, xã
của Việt Nam, nhất là ở ðồng bằng sơng Hồng. Về mặt hình thức thì đất cơng của
làng, xã vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nhưng quyền sử dụng hoàn toàn do
làng, xã quy định. Việc sử dụng đất cơng của làng, xã được thực hiện theo 2 cách:
cho nơng dân cấy rẽ hoặc sử dụng lao dịch của nông dân thu hoa lợi trang trải cho
việc công của làng, xã. Ruộng ñất tư: Trong lịch sử nước ta có hai thời kỳ ruộng ñất
tư khá phát triển là trước thế kỷ 14 và trong thế kỷ 17. Sở dĩ hai thời kỳ này ñất tư
phát triển là do trước thế kỷ 14 tầng lớp q tộc phong kiến đang hình thành, còn
trong thế kỷ 17, chiến tranh liên tiếp xẩy ra giữa các phe phái làm cho nhà nước suy
yếu ñến mức khơng thể kiểm sốt được phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Ngồi ba hình thức sở hữu truyền thống đó, trước cách mạng Tháng Tám, ở
Việt Nam cịn hiện hữu hình thức sở hữu ruộng đất của tư bản Pháp dưới dạng các
ñồn ñiền.
Mặc dù tồn tại sở hữu tư nhân về ñất ñai nhưng vào ñầu thế kỷ 20, nông dân
lao ñộng Việt Nam làm chủ được rất ít đất đai, 95% dân số là nơng dân nhưng chỉ
sở hữu 30% diện tích đất nơng nghiệp, đặc biệt 60% nơng dân là bần nơng chỉ có
10% đất canh tác. (Trần Thị Minh Châu, 2005).
- Chính sách ruộng ñất của ðảng và Nhà nước trước năm 1945
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5


Quan điểm về chính sách ruộng đất của ðảng ta là "Tịch ký hết thảy ruộng ñất của
bọn ñịa chủ ngoại quốc, bản xứ và các giáo hội, giao ruộng ñất ấy cho trung nông
và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất thuộc về chính phủ cơng nơng”. ðảng phát
động nơng dân chống lại địa chủ cường hào bóc lột, trả đất lại cho dân cày, trả cơng
điền lại cho dân. Thời kỳ này chính sách ruộng đất chưa có ñiều kiện triển khai
nhưng quan ñiểm và ñường lối của ðảng trong vấn ñề ruộng ñất ñã tạo sự ủng hộ
lớn trong giai cấp nơng dân.
- Chính sách ruộng đất của ðảng và Nhà nước sau cách mạng Tháng Tám
Sau khi được thành lập, chính quyền cách mạng đã ban hành nhiều sắc luật về
ruộng đất và chính sách đối với nông dân như Sắc lệnh giảm 25% tô (ngày
20.10.1945), Sắc lệnh giảm thuế ruộng 25% (ngày 26.10.1945) ... ðồng thời ñem
những ñồn ñiền ấp trại tịch thu của thực dân Pháp và bọn phản động chia cho nơng
dân tá ñiền. Năm 1952, Chính phủ ban hành ðiều lệ về sử dụng cơng điền, cơng thổ
để cho cơng bằng và có lợi cho người nghèo. Chính phủ cũng chia lại ruộng đất cho
nơng dân. Tháng 12 năm 1953 Quốc hội thơng qua Luật cải cách ruộng đất với mục
tiêu cải thiện đời sống nơng dân, động viên kháng chiến. Sau năm 1954 ñất nước
chia cắt 2 miền, ðảng ta tiếp tục lãnh đạo nơng dân Miền Nam đấu tranh bảo vệ
thành quả của chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống Pháp. Chính sách cải
cách ruộng đất ở hai miền ñã gặt hái ñược nhiều thành công, lần ñầu tiên dân nghèo
ở nơng thơn được làm chủ q nửa số diện tích đất canh tác. Thắng lợi cải cách
ruộng đất tạo ñiều kiện cho ðảng ta vững tin bước vào cơng cuộc xây dựng nơng
thơn theo mơ hình kinh tế XHCN (Trần Thị Minh Châu, 2005)
- Chính sách đất nơng nghiệp trong thời kỳ tập thể nông nghiệp trước năm 1981
Cơng cuộc tập thể hóa được thực hiện từ tháng 8 năm 1955 ở Miền Bắc và sau năm
1975 trong cả nước. ðến năm 1960, miền Bắc ñã căn bản hồn thành HTXNN bậc
thấp, thu hút 2,4 triệu hộ nơng dân (85,8%), 76% diện tích đất nơng nghiệp. ðến
năm 1965 về cơ bản miền Bắc đã đưa nơng dân vào con đường làm ăn tập thể với

90,3% số hộ nơng dân là xã viên HTXNN. Do nóng vội nên mơ hình HTXNN sử
dụng đất kém hiệu quả, làm hao hụt hàng vạn héc ta ruộng ñất, năng suất lúa giảm,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


thu nhập của xã viên càng giảm thấp. Từ đó ñòi hỏi ðảng và Nhà nước ta phải cải
cách các HTXNN, mà trước hết là chính sách ruộng đất trong các HTXNN.
1.1.2. Chính sách đất nơng nghiệp trong thời kỳ đổi mới từ năm 1981 đến nay
- Chính sách khốn sản phẩm tới các hộ nông dân trong các HTXNN
Ngày 13 tháng 1 năm 1981 ðảng ra Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương về
cải tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong
nơng nghiệp. Chủ trương đổi mới bắt đầu bằng việc trao quyền quản lý và sử dụng đất
nơng nghiệp cho các hộ xã viên HTXNN. Khốn 100 đã tạo động lực khuyến khích lợi
ích vật chất đối với người nhận khốn, nơng dân phấn khởi, đầu tư thêm công sức, tiền
vốn, vật tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tận dụng ñất ñai ñể phát triển sản xuất. Sau hơn 4
năm thi hành Chỉ thị 100, sản xuất nơng nghiệp đã có bước phát triển đáng kể. Trong 5
năm 1981-1985, sản lượng quy thóc tăng 27%, năng suất lúa tăng 23,8%, diện tích
trồng cây cơng nghiệp hàng năm tăng 62,1%, tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 6%, thu
nhập quốc dân trong nông nghiệp tăng 5,6% (Trần Thị Minh Châu, 2005).
Tuy nhiên sau một thời gian phát huy tác dụng là động lực thúc đẩy sản xuất,
cơ chế khốn theo Chỉ thị 100 ñã bộc lộ những hạn chế. Cơ chế khoán 100 về cơ
bản vẫn dựa trên sở hữu tập thể, quản lý tập trung vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, xã
viên chưa thực sự làm chủ trong q trình sản xuất vì tư liệu sản xuất, đặc biệt là ñất
ñai vẫn do hợp tác xã quản lý tập trung, thu nhập của nông dân từ kinh tế tập thể
cịn thấp, mức khốn khơng ổn định ...
Nhằm khắc phục nhược điểm của khốn 100, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết
10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về ñổi mới cơ chế quản lý trong nơng nghiệp. Theo cơ
chế khốn 10, ruộng ñất ñược giao ổn ñịnh ñến hộ xã viên trong khoảng 15 năm,

sản lượng khốn ổn định trong 5 năm, các hộ xã viên nhận khốn được hưởng
khoảng 40% sản lượng khốn. Tiếp theo đó Hội nghị TW 6 (khóa VI) đã ra Nghị
quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là ñơn vị kinh tế tự chủ. Việc khẳng ñịnh hộ
gia ñình xã viên là ñơn vị kinh tế tự chủ và được nhận khốn đất nơng nghiệp sử
dụng lâu dài ñã tạo ra ñộng lực mới trong sản xuất, khuyến khích hộ nơng dân bỏ
thêm vốn liếng, cơng sức, vật tư vào sản xuất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


Sau một thời gian tạo ra ñộng lực mạnh mẽ cho sản xuất nơng nghiệp, chính
sách quản lý đất đai dựa trên cơ chế khoán thể hiện một số hạn chế như cơ chế quản
lý và phân phối kết quả sản xuất do nông dân làm ra chưa công bằng; Về mặt pháp
lý đất nơng nghiệp vẫn thuộc quyền quản lý của HTXNN. Cơ chế này làm cho hộ
nhận khoán khơng thỏa mãn, họ cảm thấy bị thiệt thịi, từ đó khơng thấy hấp dẫn để
đầu tư tăng năng suất. Từ đó ðảng và Nhà nước ta tiếp tục tìm kiếm những quyết
sách nhằm ñổi mới mạnh mẽ hơn về quan hệ của hộ xã viên với ruộng đất nhận
khốn tạo động lực mới trong nơng nghiệp.
- Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân trong sở hữu và sử dụng ñất theo tinh
thần ñổi mới từ năm 1993 ñến nay
Luật ñất ñai 1993 ra ñời bước tiếp tục ñổi mới quan trọng trong hệ thống các
chính sách quản lý, sử dụng đất nơng nghiệp ở nước ta. Theo đó, hộ nơng dân được
giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài với 5 quyền: chuyển nhượng, chuyển ñổi, cho
thuê, thừa kế và thế chấp. Các quyền này chỉ có giá trị trong thời hạn giao ñất. Luật
cũng quy ñịnh thời gian giao ñất ñược ổn ñịnh trong 20 năm ñối với cây hàng năm,
50 năm ñối với cây lâu năm. Hết thời hạn giao đất nơng dân có thể được gia hạn sử
dụng tiếp nếu có nhu cầu và chấp hành tốt các quy ñịnh quản lý ñất ñai khác của Nhà
nước. Luật cũng quy ñịnh hạn mức giao ñất tới 3ha áp dụng cho 16 tỉnh, thành phố, ở
Miền Nam, hạn mức 2 ha ñối với các tỉnh thành khác. ðiểm mới của Luật ñất ñai

năm 1993 ñi cùng với việc giao ñất ổn ñịnh ñã quy ñịnh cụ thể về nghĩa vụ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất của Nhà nước, để người nơng dân có quyền tự
chủ cá nhân trong việc canh tác trên mảnh đất được giao, nhờ đó đã có tác dụng
khuyến khích nơng dân tìm phương thức sử dụng đất nơng nghiệp hiệu quả hơn.
Luật ñất ñai năm 1993 ñược tiếp tục sửa ñổi, bổ sung vào các năm 1998, năm 2001
và ñặc biệt sau 10 năm thực hiện Luật ñất ñai 1993 được sửa đổi căn bản vào năm
2003, trong đó phân ñịnh rõ hơn quyền và nghĩa vụ của cả Nhà nước và nơng dân
sử dụng đất nơng nghiệp. Với việc ban hành Luật ñất ñai năm 2003, Nhà nước ta ñã
ñặt nền tảng pháp lý cơ bản cho việc xây dựng chính sách đất nơng nghiệp thích
hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường ñịnh hướng XHCN trên các điểm
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


sau: thừa nhận quyền tự do kinh doanh trên ñất của nơng dân; quyền sử dụng đất có
đủ điều kiện pháp lý trở thành hàng hóa; thiết lập thể chế pháp lý cần thiết để đất
nơng nghiệp tham gia thị trường bất động sản; bảo hộ thích đáng lợi ích của người
sử dụng đất.
- Chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ñất
Luật ðất ñai năm 1993, Luật ðất ñai sửa ñổi năm 1998 và Luật ðất ñai năm
2003 ñều quy ñịnh chế ñộ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp
được giao cho các hộ gia ñình, cá nhân sử dụng theo tinh thần: tất cả những hộ gia
đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, cơ sở
tơn giáo, tổ chức nước ngồi có quyền sử dụng ñất ñều ñược Nhà nước cấp
GCNQSDð. Việc giao ñất, cấp GCNQSDð nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
sử dụng nhằm tạo ñiều kiện cho họ yên tâm ñầu tư thâm canh trên diện tích đã được
giao, là vật bảo ñảm về mặt pháp lý ñể người sử dụng ñất thực hiện các quyền của
họ mà pháp luật ñã quy định.
- Chính sách tích tụ và tập trung ruộng ñất nông nghiệp

Luật ðất ñai năm 1993 cũng như các luật sửa ñổi sau này mới chú trọng ñến
vấn ñề giao đất và tạo cơ sở pháp lý cho nơng dân sử dụng đất để kinh doanh nơng
nghiệp mà chưa chú trọng đúng mức đến việc tích tụ, tập trung ñất cho sản xuất
nông nghiệp theo quy mô hiệu quả. Do diện tích đất nơng nghiệp nước ta nhỏ, cách
giao đất lại theo kiểu bình qn, có tốt, có xấu, có gần, có xa dẫn đến tình trạng đất
nơng nghiệp ñược phân chia rất manh mún. Tình trạng các hộ chỉ có 0,2 - 0,3 ha đất
canh tác nằm rải rác trên nhiều xứ ñồng vẫn rất phổ biến, nhất là ở Miền Bắc. Các
quy ñịnh của Luật ðất ñai về chuyển ñổi, chuyển nhượng, cho thuê, ñấu thầu ñất là
cơ sở pháp lý quan trọng, tạo ñiều kiện từng bước cho tích tụ ruộng đất, nhưng chưa
đủ để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Do đó “dồn ñiền ñổi thửa” ñược coi
là một trong những việc cần thiết của chính sách đất nơng nghiệp của Nhà nước ta
trong một số năm gần đây.
Những thay đổi trong chính sách ñất ñai của Việt Nam từ năm 1981 ñến nay đã góp
phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển khu vực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai ñoạn 19941999 và khoảng 4,6% trong giai ñoạn 2000-2003. An tồn lương thực quốc gia
khơng cịn là vấn ñề nghiêm trọng nữa và nghèo ñói ñang từng bước ñược ñẩy lùi
(Ban Kinh tế, năm 2004).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


1.2. Tổng quan về dồn ñiền, ñổi thửa
1.2.1. Thực trạng ruộng đất nơng nghiệp ở miền Bắc nước ta

Manh mún ñất ñai nghĩa là một hộ nông dân canh tác nhiều thửa đất diện tích
nhỏ vị trí riêng lẻ xa rời nhau (từ 3 thửa ñất trở lên). Ở miền Bắc nước ta, theo con
số ước tính, tồn quốc có khoảng 75 triệu mảnh ruộng, trung bình một hộ nơng dân
có khoảng 7-8 mảnh. Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của
phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, cho nên rất nhiều nước
đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất đai. Việt Nam cũng
đang thực hiện chính sách này trong mấy năm gần đây. Dưới quan ñiểm kinh tế nếu
manh mún ñất ñai làm cho lao ñộng và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn
thì việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ tạo ñiều kiện ñể các nguồn lực này ñược
sử dụng có hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi
ta giảm mức ñộ manh mún ñất ñai. Tuy nhiên, mức ñộ manh mún đất đai cũng
mang lại một số lợi ích nhỏ, trước mắt cho nơng dân. Do đó ở nhiều nơi nơng dân
muốn duy trì một mức độ nào đó của tình trạng này.
a. Thực trạng manh mún ruộng đất ở đồng bằng sơng Hồng (ðBSH)
* Tình trạng manh mún ruộng đất ở cấp nơng hộ
Muốn có được những giải pháp triệt để khắc phục tình trạng manh mún ở
ðBSH trước hết phải nghiên cứu những ñặc ñiểm của manh mún ruộng đất và những
ngun nhân gây nên tình trạng này. Manh mún ruộng ñất ở ðBSH là một hiện tượng
mang tính lịch sử. Tình trạng manh mún thể hiện trên cả 2 góc độ: manh mún về ơ thửa
và bình qn quy mơ ruộng đất/hộ gia đình nơng dân. Vào những năm 30 của thế kỷ
trước, ðBSH đã có đến 16,0 triệu thửa ruộng to nhỏ khác nhau. Diện tích trung bình
mỗi thửa ở tỉnh Bắc Ninh lúc bấy giờ là 680 m2. Nếu tính riêng diện tích phải giành ra
làm bờ vùng, bờ thửa thì ðBSH đã mất đi trên 3% diện tích đất canh tác. ðến năm
1997, tình trạng manh mún ruộng ñất ở ðBSH vẫn ñứng ở vị trí thứ 2 trong 7 vùng
sinh thái cả nước, chỉ sau miền núi phía Bắc.
Ở đồng bằng sơng Hồng hiện nay sự manh mún ruộng đất cấp nơng hộ thể
hiện ở các đặc điểm sau:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11



- Diện tích canh tác bình qn trên hộ hay trên lao ñộng rất thấp (chỉ khoảng
0,25 ha/hộ).
- Số lượng các hộ có diện tích từ 1ha trở lên khơng đáng kể (chưa đầy 15%)
đa số có diện tích nhỏ hơn 0,50 ha.
- Bình qn diện tích canh tác trên hộ và trên khẩu có xu thế giảm do mất ñất
nông nghiệp và sự gia tăng của dân số nông thơn.
Bảng 1.1 Thay đổi quy mơ đất nơng nghiệp ở nông hộ (%)
Loại quy mô hộ

2005

1994

So sánh
2005/1994

1. Hộ không sử dụng đất

4,16

1,15

3,01

2. Hộ có dưới 0,2 ha

25,15


26,59

- 1,44

3. Hộ có từ 0,2 ha đến dưới 0,5 ha

39,19

43,96

- 4,77

4. Hộ có từ 0,5 ha đến dưới 1 ha

16,42

16,23

0,19

5. Hộ có từ 1 ha đến dưới 3 ha

13,06

10,52

2,54

6. Hộ có từ 3 ha đến dưới 5 ha


1,57

0,98

0,59

7. Hộ có từ 5 ha ñến dưới 10 ha

0,40

0,19

0,21

8. Hộ có từ 10 ha trở lên

0,05

0,02

0,03

(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2006)

* Tình trạng manh mún về số ơ thửa
Như đã nêu ở phần đặt vấn ñề, tại thời ñiểm chia ruộng năm 1993 ñể ñảm
bảo công bằng, các hộ nông dân ñược chia ruộng cao-thấp, xa-gần, tốt-xấu khiến
ruộng ñất bị phân chia thành rất nhiều thửa loại, hạng ñất khác nhau và manh mún
rất cao. Tình trạng manh mún ở ðBSH cũng như các vùng kinh tế khác trong cả
nước tập trung chủ yếu trên các loại ñất trồng cây hàng năm và mức ñộ manh mún

thể hiện ở 2 mặt:
Diện tích/thửa: Với cây lúa, diện tích/thửa có thể diễn biến từ 200 đến 400
m2, với cây màu nhỏ hơn 100-200 m2 ñặc biệt, với cây rau thì rất nhỏ chỉ từ 20 – 50
m2, tỷ lệ thửa có diện tích < 100 m2 chiếm ñến 5 - 10% tổng số thửa.
Số thửa/hộ: Số hộ có từ 7 đến 10 thửa là phổ biến, thậm chí có nơi lên tới 25 thửa,
cá biệt có hộ có 47 thửa (Vĩnh Phúc). Về số thửa/hộ giữa các vùng cũng có sự khác nhau.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


Ví dụ: ở Nam ðịnh là 5,7 thửa, ở Hà Nam là 8,3 thửa, ở Hải Dương là 11 thửa.
Bảng 1.2 Mức ñộ manh mún ruộng ñất ở các vùng trong cả nước
Diện tích bình

Tổng số thửa/hộ
TT

Vùng sinh thái

Trung



bình

biệt

10 – 20


quân(m2)/thửa
ðất lúa

ðất rau

150

150 - 300

100 - 150

7

25

300 - 400

100 - 150

3 Duyên hải Bắc Trung bộ

7 – 10

30

300 - 500

200 - 300

4 Duyên hải Nam Trung bộ


5 – 10

30

300- 1000

200 - 1000

5 Tây Nguyên

5

25

200 - 500

1000 - 5000

6 ðông Nam bộ

4

15

1000 - 3000

1000 - 5000

7 ðồng bằng sông Cửu Long


3

10

3000 - 5000

500 - 1000

1 Trung du miền núi Bắc bộ
2 ðồng bằng sơng Hồng

(Nguồn: Tổng cục ðịa chính năm 1997)

Kết quả ñiều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp cũng phản
ánh rõ mức độ manh mún đất nông nghiệp ở 5 tỉnh thuộc vùng ðBSH, kết quả cụ
thể ñược tổng hợp ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Mức ñộ manh mún ruộng ñất ở một số tỉnh vùng ðBSH
Diện tích bình qn/thửa (m2)

Tổng số thửa/hộ
STT

Tỉnh

Ít nhất

Nhiều

Trung


Nhỏ

Lớn

Trung

nhất

bình

nhất

nhất

bình

1

Hải Phịng

5,0

18

6-8

20

-


-

2

Hải Dương

9,0

17

11,0

10

-

-

3

Vĩnh Phúc

7,1

47

9,0

10


5968

228

4

Nam ðịnh

3,1

19

5,7

10

1000

288

5

Ninh Bình

3,3

24

8,0


5

3224

-

(Nguồn: Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn năm 2003)

Kết quả ở bảng 1.3 cho thấy mức ñộ manh mún ruộng đất thuộc một số tỉnh
đồng bằng sơng Hồng rất khác nhau; ở các tỉnh đơng dân, diện tích đất nơng nghiệp
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


ít thì mức độ manh mún càng cao và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp ñến sản
lượng các loại cây trồng.
b. Ngun nhân dẫn đến tình trạng manh mún
Nguyên nhân ñầu tiên, quan trọng nhất dẫn ñến tình trạng manh mún ruộng
đất là sự phức tạp của ñịa hình ñất ñai ở mỗi ñịa phương trong ðBSH; hầu như
trong mỗi làng, xã đều có 3 loại đất: ñất cao, ñất vàn và ñất thấp. ðây chính là hệ
quả của việc xây dựng ñê ñiều từ rất sớm trong ñồng bằng.
Nguyên nhân thứ 2 là chế ñộ thừa kế chia ñều ruộng ñất cho tất cả con cái. Ở
Việt Nam ruộng ñất của cha mẹ thường ñược chia ñều cho tất cả các con sau khi ra ở
riêng, vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ.
Nguyên nhân thứ 3 là tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy mô
sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nơng dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên quan ñến
ruộng ñất.
Nguyên nhân thứ tư liên quan ñến phương pháp chia ruộng bình qn theo

ngun tắc xuất có tốt có xấu khi thực hiện Nghị định 64/Nð-CP năm 1993. Việc
chia nhỏ các thửa ruộng để có sự cơng bằng giữa các hộ đã góp phần khơng nhỏ làm
tăng tình trạng manh mún ruộng đất ở ðBSH. Quan điểm muốn bảo vệ sự cơng
bằng cho những người dân được chia ruộng và nhiều lý do sau ñây khiến ña số các
địa phương chia nhỏ ruộng cho nơng dân, đó là:
+ Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy mới
thể hiện tính cơng bằng.
+ ðộ phì tự nhiên của đất của các khu khác nhau phải chia ñều cho các hộ.
+ Do hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng ñất khác nhau nên phải chia ñều
ñất cho các hộ.
+ Các chân đất thường khơng an tồn do các vấn đề như: úng, hạn, chua... do
đó việc chia đều rủi ro cho các hộ là chỉ tiêu quan trọng trong khi chia ruộng.
+ Ngồi ra, giá đất ln biến động, tăng cao, ñặc biệt là các khu ñất gần các
trục ñường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đơ thị, khu cơng
nghiệp... vì thế đất ở đó phải ñược chia ñều cho các hộ ñể mọi người đều có thể
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


hưởng "thành quả" ñền bù ñất hay cùng chịu "rủi ro" nếu đất đai bị chuyển mục
đích sử dụng.
c. Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản xuất
nông nghiệp
- Hạn chế khả năng áp dụng cơ giới hố nơng nghiệp, khơng giảm được chi
phí lao ñộng ñầu vào.
- Thửa ruộng quá nhỏ khiến nông dân ít khi nghĩ ñến việc ñầu tư tiến bộ kỹ
thuật (TBKT) ñể tăng năng suất. Theo họ, ñầu tư TBKT có thể giúp tăng năng suất
nhưng trên diện tích q nhỏ thì sản lượng tăng khơng đáng kể.
- Thửa ruộng ñã nhỏ, nhiều thửa lại phân tán làm tăng rất nhiều cơng thăm

đồng, vận chuyển phân bón và thu hoạch, mặt khác nơng dân khơng muốn trồng cây
hàng hố do phải tăng cơng bảo vệ.
- Quy mơ ruộng đất nhỏ làm giảm lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm
nơng nghiệp trong bối cảnh giá nơng sản ln có xu thế giảm.
- Nhiều thửa ruộng dẫn tới lãng phí ñất canh tác do phải làm nhiều bờ ngăn,
tính trung bình vùng ðBSH mất khoảng 2,4% - 4% đất canh tác dùng để đắp bờ
vùng, bờ thửa.
- Khó khăn trong quản lý đất và khơng phù hợp với sản xuất hàng hố
1.2.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở nước ngồi
a. Ruộng đất ở một số nước châu Âu, châu Mỹ
Ở các nước Âu, Mỹ bình qn ruộng đất trên đầu người khá cao, tốc độ đơ thị
hóa nhanh, nhu cầu lao động cho cơng nghiệp nhiều, chính quyền khuyến khích
việc đẩy nhanh tốc độ tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mơ trang trại bằng các chính
sách và biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh của các trang trại
lớn. Tuy nhiên, để tránh tích tụ ruộng ñất vượt hạn mức trong từng ñịa phương, một
số nước như Anh, Pháp có biện pháp quản lý thơng qua Hội đồng quy hoạch đất đai
của từng tỉnh, huyện, với Hội ñồng quản trị gồm những ñại diện nơng dân địa
phương, những chun viên ruộng đất và hai ủy viên của Chính phủ (thuộc Bộ
Nơng nghiệp và Bộ Tài chính). Hội đồng này mua đất trên thị trường tạo ra quỹ đất
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


dự trữ và bán lại công khai cho các hộ nơng dân theo giá thị trường.
Ở Pháp, tuy khơng đề ra các hạn mức cụ thể, nhưng để đề phịng tích tụ ruộng
đất q mức, Nhà nước đã có biện pháp can thiệp vào thị trường ruộng đất, thơng
qua Hội ñồng quy hoạch ruộng ñất ñịa phương ñể mua bán ñất của nông dân, lập
quỹ ñất dự trữ, ñiều tiết thị trường bất động sản.
Bảng 1.4. Tích tụ ruộng đất ở một số nước Âu, Mỹ

Quy mô trang trại (ha)
Tên nước

Năm 1950

Năm 1970

Năm 1990

Mỹ

86,00

151,00

185,00

Anh

36,00

55,00

75,00

Pháp

14,00

23,00


29,00

(Nguồn: Hội khoa học kinh tế Việt Nam,1998)

Ở châu Âu và châu Mỹ, kể từ ngày sau cách mạng nông nghiệp lần thứ 2 cuối
thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX, một loạt các trang trại nhỏ, manh mún năng suất thấp ñã
bị loại thải, thay vào đó là các trang trại quy mơ vừa, năng suất lao động cao. Ví dụ
ở Pháp năm 1955 có xấp xỉ 2,3 triệu nơng hộ quy mơ đất 14 ha/hộ, đến năm 1993
chỉ cịn 800 ngàn hộ với quy mơ 35 ha/hộ. Ở Mỹ năm 1950 cả nước có 5,65 triệu hộ
với quy mơ bình qn 86 ha/hộ đến năm 1992 chỉ cịn 1,92 triệu, quy mơ 198,9
ha/hộ. Tiến trình tích tụ ruộng đất và vốn nhanh chóng của các nông hộ ở châu Âu
chủ yếu là nhờ áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ phát triển trong q trình
cơ giới hố nơng nghiệp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2.
- Sự phù hợp giữa quy mơ các thửa (trong trồng trọt) và các đàn gia súc trong
q trình chăn ni với khả năng đầu tư thâm canh và áp dụng hiệu quả tiến bộ
khoa học kỹ thuật. Phương thức tăng quy mơ ơ thửa có thể hỗ trợ q trình đầu tư,
thâm canh, cơ giới hố, qua đó có thể làm tăng hiệu quả sản xuất/đơn vị diện tích.
Nhưng nhiều ý kiến cho rằng q trình tập trung thâm canh trên đây chỉ phát huy
tác dụng khi sản xuất hàng hố phát triển. Nói cách khác, quy mơ của các ơ thửa,
đàn gia súc… phụ thuộc vào quy mơ sản xuất, trình độ sản xuất và khả năng đầu tư
của nơng hộ. Trong trường hợp lao động dư thừa nhiều và sản xuất cịn nhiều rủi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16


×