Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HUỲNH NGỌC ĐIỆN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG XĨI LỞ BỜ SƠNG KIM SƠN,
HUYỆN HỒI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHỊNG CHỐNG

Chun ngành

: Địa lí tự nhiên

Mã số

: 8440217

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, các số
liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chƣa
đƣợc công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Bình Định, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Huỳnh Ngọc Điện


LỜI CẢM ƠN


Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS. Nguyễn
Thị Huyền đã chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời
gian thực hiện và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm khoa
Địa lí – Địa chính, các Thầy, Cơ giáo khoa Địa lí – Địa chính, trƣờng Đại Học
Sƣ Phạm Quy Nhơn.
Tôi xin cảm ơn Sở tài ngun mơi trƣờng Bình Định, Sở Cơng Thƣơng
Bình Định, Phịng tài ngun mơi trƣờng, Chi cục Thống kê huyện Hoài Ân, Ủy
ban nhân dân huyện Hoài Ân, và các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn
tƣ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, những ngƣời thân và bạn bè luôn động
viên, ủng hộ, giúp tôi tập trung nghiên cứu và hồn thành luận văn của mình.
Bình Định, tháng 4 năm 2019
Học viên

Huỳnh Ngọc Điện


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 2

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 3
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 3

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 8
6. CƠ SỞ TÀI LIỆU ......................................................................................... 9
7.CẤU TRÚC LUẬN VĂN ........................................................................... 10
Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................ 11
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 11
1.1.1. Trên thế giới................................................................................... 11
1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 13
1.1.3. Thực tiễn nghiên cứu ở Bình Định và sơng Kim Sơn thuộc
huyện Hồi Ân ......................................................................................... 16
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU XĨI LỞ BỜ SƠNG ............... 18
1.2.1. Một số quan niệm liên quan đến tai biến tự nhiên và xói lở bờ
sơng ............................................................................................................. 18
1.2.2. Các tác nhân gây xói lở bờ sơng ....................................................... 22
1.2.3. Ngun nhân gây xói lở bờ sơng ...................................................... 24
1.3. MỘT SỐ DẠNG TAI BIẾN TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN XĨI LỞ
BỜ SƠNG ....................................................................................................... 32


Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 35
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
HOÀI ÂN VÀ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XĨI LỞ BỜ SƠNG KIM SƠN ........... 36
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN HUYỆN HỒI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ....... 36
2.1.1. Vị trí địa lý huyện Hồi Ân ............................................................... 36
2.1.2. Đặc điểm địa chất .............................................................................. 38
2.1.3. Địa hình - địa mạo ............................................................................. 39
2.1.4. Khí hậu .............................................................................................. 43
2.1.5. Thủy văn ........................................................................................... 45
2.1.6. Thổ nhƣỡng ....................................................................................... 50
2.2. THẢM THỰC VẬT RỪNG: .................................................................. 54

2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HOÀI ÂN.. 56
2.3.1. Dân cƣ và lao động ........................................................................... 56
2.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế ............................................................. 56
2.3.3. Cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội ....................................................... 59
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 63
CHƢƠNG 3.HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHỊNG
CHỐNG XĨI LỞ BỜ SƠNG KIM SƠN, HUYỆN HỒI ÂN, TỈNH
BÌNH ĐỊNH ................................................................................................... 64
3.1. Hiện trạng và đặc điểm xói lở bờ sơng Kim Sơn .................................... 64
3.1.1. Hiện trạng xói lở bờ sơng .................................................................. 64
3.1.2. Đặc điểm xói lở bờ sơng Kim Sơn .................................................... 68
3.2. Ảnh hƣởng của xói lở đến đời sống và sản xuất của ngƣời dân trong
vùng ................................................................................................................ 69
3.3. Phân tích ngun nhân xói lở bờ ở sơng Kim Sơn .................................. 70
3.3.1. Xói lở bờ sông do các tác nhân tự nhiên ........................................... 70
3.3.2. Tác nhân con ngƣời ........................................................................... 79
3.4. Một số giải pháp phịng chống tai biến xói lở bờ ở sơng Kim Sơn ......... 83


3.4.1. Các nguy cơ tai biến do biến động lòng sơng và các giải pháp
phịng tránh. ................................................................................................ 83
3.4.2. Dự báo hành lang xói lở bờ ở lƣu vực sơng Kim Sơn ..................... 85
3.4.3. Một số giải pháp phịng chóng xói lở bờ sông Kim Sơn .................. 86
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 97
Kết luận .................................................................................................... 97
Kiến nghị .................................................................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 99
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)



DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

CQ

Cảnh quan

GIS

Geographic Information System

LVS

Lƣu vực sông

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

SDHL

Sử dụng hợp lý

PRA
KHCN
NC


Participatory Rapid Assessment
Khoa học cơng nghệ
Nghiên cứu

UBND

Ủy ban nhân dân

KTTV

Khí tƣợng thủy văn

PHĐN

Phịng Hộ đầu nguồn

VĐV

Vận động viên

VHTT

Văn hóa thơng tin

THPT

Trung Học Phổ Thông



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Phân loại các kiểu lịng sơng trên cơ sở tải lƣợng trầm tích ........ 30
Bảng 2.1: Lƣợng mƣa của đợt mƣa lớn năm 2017 tại các trạm trên tồn bộ lƣu
vực sơng Kim Sơn .......................................................................... 49
Bảng 3.1: Hiện trạng xói lở bờ sơng Kim Sơn giai đoạn năm 2017 ............. 64
Bảng 3.2: Đặc điểm một số điểm xói lở bờ sơng Kim Sơn giai đoạn 2011 –
2017.68
Bảng 3.3: Lƣợng mƣa tổng cộng trong đợt mƣa lớn 3-4 ngày tại Hoài Ân
(2007 – 2017) ................................................................................. 75
Bảng 3.4: Lƣu tốc dòng chảy lũ của trạm TV37 Kim Sơn – Hoài Ân ........... 76
Bảng 3.5: Độ đục của nƣớc tại trạm TV37 Kim Sơn – Hoài Ân.................... 76
Bảng 3.6: Biến động tổng diện tích các loại rừng của các huyện trong lƣu vực....81
Bảng 3.7: Dự báo hành lang xói lở bờ sơng vùng hạ lƣu sơng Kim Sơn đến
năm 2022 ........................................................................................ 85


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ các tác nhân gây xói lở bờ sơng ........................................... 23
Hình 1.2: Sơ đồ q trình xói lở bờ sơng ....................................................... 25
Hình 1.3: Sơ đồ nguyên nhân và các tác nhân ảnh hƣởng đến xói lở bờ sơng26
Hình 1.4: Nhiều đoạn, lịng sơng chỉ cịn cách ĐT638B gần 1m ................... 33
Hình 2.2. Mơ số độ cao (DEM) của huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định [phịng tài
ngun mơi trƣờng huyện Hồi Ân]............................................................... 40
Hình 2.3: Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình nhiều năm từ 1997 - 2016 ............. 44
Hình 2.4: Bản đồ sơng Kim Sơn ..................................................................... 47
Hình 2.6: Bản đồ hiện trạng rừng huyện Hồi Ân, 2017................................ 55
Hình 2.7: HTXNN 2 Ân Tín đầu tƣ xây dựng kênh mƣơng bê tơng.............. 61
Hình 3.1: Xói lở bờ sơng Kim Sơn - Xã Ân Tƣờng Tây, Huyện Hồi Ân.... 65
Hình3.5 : Một số điểm xói lở bờ sơng Kim Sơn ............................................ 67
Hình 3.2: Các đoạn sơng uốn cong xen kẽ nhau của sông Kim Sơn [Ủy ban

nhân dân huyện Hồi Ân] ............................................................................... 72
Hình 3.3: Xói lở bờ sơng tại xã Ân Nghĩa, Huyện Hồi Ân .......................... 78
Hình 3.6: Sơ đồ các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tai biến xói lở ............ 87
Hình 3.8: Cơng trình Kè kiên cố bảo vệ bờ sông Thị trấn Tăng Bạt Hổ ....... 92
Hình 3.9: Khu vực nên xây dựng cơng trình bảo vệ bờ sơng Kim Sơn ......... 95


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, dƣới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai
không chỉ xảy ra thƣờng xuyên hơn mà cịn xảy ra nhanh, bất ngờ với cƣờng
độ cao, có sức tàn phá lớn gây tổn thất nghiêm trọng về ngƣời, tài sản và môi
trƣờng sinh thái. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, thiệt hại do tai biến tự
nhiên gây ra ở các nƣớc đang phát triển chiếm từ 1 - 3% tổng sản phẩm quốc
dân. Theo đó, miền Trung nƣớc ta đã hứng chịu rất nhiều loại thiên tai nhƣ
bão – lũ, hạn hán, hoang mạc hố, xói lở bờ sông, bờ biển, gây ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến đời sống của ngƣời dân. Đặc biệt, xói lở bờ sông kết hợp
với lũ lụt đã để lại hậu quả hết sức nặng nề, hàng trăm gia đình đã phải sống
cảnh “màn trời chiếu đất”, hàng nghìn hộ dân đã phải di dời ra khỏi các vùng
xói lở, hàng trăm cơng trình dân sinh – kinh tế bị biến mất. Vì vậy, việc nhận
thức đầy đủ các tai biến thiên nhiên (TBTN), tìm hiểu nguyên nhân hình
thành và các biện pháp phịng tránh thích hợp, có hiệu quả trở thành một u
cầu cấp bách.
Sơng Kim Sơn thuộc huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định, với có chiều dài
khoảng 64 km, là một trong 2 phụ lƣu chính của hệ thống sơng Lại Giang.
Tuy diện lƣu vực không lớn (khoảng 575 km²), nhƣng là nơi có nhiều tiềm
năng và thế mạnh trong phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội (KTXH) của
huyện. Sông là nguồn cung cấp nƣớc tƣới cho hơn 5.000 ha của 7 xã ở huyện

Hoài Ân, cung cấp nƣớc mặt cho hầu hết các hoạt động sống của huyện và
còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc ổn định nguồn nƣớc ngầm cho cả khu
vực. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, tình trạng xói lở, xâm thực bờ
sông Kim Sơn ngày một nghiêm trọng. Theo nhiều cƣ dân trong khu vực, mỗi
mùa mƣa lũ, nƣớc từ trên thƣợng nguồn cuồn cuộn đổ về, cuốn trôi nhiều


2

phần đất dọc mép sông và ăn sâu vào bên trong. Nguy hiểm nhất, những trận
lũ lớn liên tiếp xảy ra vào các năm 2016 và 2017 khiến một số đoạn, nƣớc
sơng chỉ cịn cách nhà dân 2 - 3m, có nhà dân nằm chênh vênh bên mép sơng.
Cứ mỗi mùa mƣa lũ, nƣớc sông “ngoạm” dần, cuốn phăng hệ thống mƣơng
bê tông, hàng dừa trồng bảo vệ đƣờng cũng bị kéo xuống sông, gây ảnh
hƣởng rất nghiêm trọng không chỉ đến đời sống của ngƣời dân mà cịn cả
mơi trƣờng sinh thái trong khu vực.
Do vậy, việc nghiên cứu hiện trạng, nắm vững quy luật của tai biến, nhằm
tìm ra các nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp phòng chống nhằm giảm nhẹ
những thiệt hại do thiên tai gây ra là một vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát
từ lí do trên tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng xói lở
bờ sơng Kim Sơn, huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định và đề xuất giải pháp phòng
chống”
2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài nhằm đạt đƣợc một số mục tiêu cụ thể sau
- Nghiên cứu đƣợc cơ sở khoa học của xói lở bờ sơng, từ đó phân tích đƣợc
ngun nhân, diễn biến và ảnh hƣởng chúng đến đời sống dân cƣ thuộc lƣu vực
sơng Kim Sơn.
- Làm rõ hiện trạng xói lở bờ sơng Kim Sơn, huyện Hồi Ân tỉnh Bình Định,
từ đó đề xuất các biện pháp phịng chống xói lở, nhằm hạn chế tổn thất đến đời

sống của ngƣời dân.
- Ngồi ra, thực hiện đề tài cịn với mục đích nghiên cứu sâu hơn về các
loại hình tai biến thiên nhiên, phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy Địa lí
tại các trƣờng THPT.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan các cơng trình về nghiên cứu xói lở bờ sông trên thế giới và ở


3

Việt Nam. Từ đó, xác định cơ sở lí luận, quan điểm, phƣơng pháp vận dụng
để nghiên cứu tai biến xói lở bờ sơng, phục vụ phát triển bền vững huyện
Hoài Ân.
- Nghiên cứu đƣợc đặc điểm tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định.
- Nghiên cứu hiện trạng, phân tích xu thế xói lở bờ sơng Kim Sơn, tỉnh Bình
Định và đề xuất các biện pháp phịng chống nhằm phát triển bền vững khu vực
nghiên cứu.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Hiện trạng xói lở bờ sơng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: Tồn bộ sơng Kim Sơn, huyện Hồi Ân, tỉnh Bình
Định. Tuy nhiên do là một trong 2 phụ lƣu chính của hệ thống sơng Lại Giang
nên có mối quan hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu vực của một hệ
thống sông, nên trong một số quá trình và đặc điểm nghiên cứu, đề tài xét trên
tồn bộ lãnh thổ lƣu vực sơng Lại Giang.
- Phạm vi về nội dung: Xói lở bờ sơng là một dạng tai biến tự nhiên phức
tạp, liên quan đến nhiều nhân tố tác động. Trong khuôn khổ một luận văn thạc
sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiện trạng xói lở theo khơng gian, phân tích
xu hƣớng xói lở theo thời gian và phân tích nguyên nhân tác động. Khơng

nghiên cứu sâu về cơ chế và tính tốn biến động lòng dẫn cũng nhƣ các yếu tố
thủy văn động lực tác động đến biến động bờ. Chỉ sử dụng các chuỗi số liệu
cũng nhƣ kết quả đã đƣợc nghiên cứu về biến động lịng dẫn trong phân tích
ngun nhân và xu thế của xói lở, làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng chống.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Quan điểm nghiên cứu
Luận văn tiếp cận một số quan điểm sau:


4

4.1.1. Quan điểm hệ thống:
Cơ sở của quan điểm hệ thống là quan niệm về sự hoàn chỉnh của các đối
tƣợng nghiên cứu và sự thống nhất về động lực bên trong của chúng. Hệ
thống là "một tập hợp các phần tử, có liên hệ với nhau để đạt tới mục đích
chung”. Xói lở bờ sơng xảy ra là do kết quả tác động tổng hịa của các q
trình địa lý, địa mạo, địa chất, địa động lực, khí hậu, thủy văn, địa chất thủy
văn, diễn biến lớp phủ thực vật và họat động dân sinh ở khu vực có dịng sơng
chảy qua. Các q trình này lại có mối tƣơng quan hữu cơ, tƣơng tác qua lại
với nhau trong một hệ thống nhất, tuân theo quy luật tự nhiên và chịu sự chi
phối sâu sắc của con ngƣời. Do vậy, xói lở bờ sơng phải đƣợc đặt trên cơ sở
nghiên cứu trong một hệ thống các tác nhân gây xói lở nêu trên.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp:
Quan điểm tổng hợp coi môi trƣờng tự nhiên không phải là ngẫu nhiên
gồm nhiều vật thể và hiện tƣợng tự nhiên mà là một tổ hợp có tổ chức của
chúng. Từng tổng thể lãnh thổ các cấp là một thể thống nhất giữa các thành
phần và bộ phận cấu tạo nên nó. Sự tác động của con ngƣời vào một hợp phần
hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động
của cả tổng thể, đồng thời do tính chất mở của các hệ địa lý và tính chất liên
tục của tự nhiên mà những tác động có thể đƣợc truyền theo những kênh khác

nhau. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất
cả các thành phần, mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trị chủ đạo, là
những nhân tố có tính chất quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng
thể.
Xói lở bờ sơng là một dạng tai biến đƣợc hình thành do sự tác động tổng
hợp của nhiều nhân tố. Chúng phụ thuộc và quy định lẫn nhau nhƣng tác động
chính vẫn là vai trò của dòng nƣớc. Dòng nƣớc với các tính chất đặc biệt là
ln biến động về tính chất, cƣờng độ, hƣớng vận động và có năng lƣợng rất


5

lớn. Nó có thể gây ra những tác động làm phá hủy lớn đất đá ở hai bên bờ
sông, gây nên hiện tƣợng xói, sạt lở ven sơng. Do vậy, tai biến xói lở bờ sơng
Kim Sơn đƣợc tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở những tác động của dòng nƣớc
đóng vai trị chủ đạo.
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ:
Mỗi một cơng trình nghiên cứu địa lý tự nhiên nói riêng cũng nhƣ nghiên
cứu địa lý nói chung đều đƣợc gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự
nhiên ngồi có sự thay đổi theo thời gian cịn có sự phân hóa theo khơng gian.
Vì vậy, khi nghiên cứu, một khu vực cần xác định sự phân hóa theo lãnh thổ và
đánh giá phải đƣợc gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể các lãnh thổ đƣợc phân
chia.
Thực chất đây là quan điểm nghiên cứu sự phân hố khơng gian của các
đối tƣợng và các tổng thể tự nhiên. Các thành phần của môi trƣờng tự nhiên
với những biểu hiện đa dạng, phức tạp trong khơng gian có kết hợp khác nhau
và kết quả là tạo nên sự phân hoá lãnh thổ của các thể tổng hợp của chúng.
Mỗi đơn vị lãnh thổ có những thuộc tính riêng, khơng lặp lại ở một đơn vị
lãnh thổ khác. Với quan điểm này, đề tài đã chọn đơn vị tổng thể lãnh thổ tự
nhiên là vùng hạ lƣu sông để nghiên cứu.

4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững:
Quan điểm phát triển bền vững đang là một trong những quan điểm bao
trùm đối với sự phát triển KT - XH trên thế giới và ở nƣớc ta.Vận dụng vào
luận văn, hiện trạng xói lở bờ sơng Kim Sơn và định hƣớng phát triển bền
vững, phải dựa trên cơ sở đảm bảo khả năng hoạt động sản xuất ổn định, năng
suất, chất lƣợng sản phẩm ngày càng gia tăng, số lƣợng, chất lƣợng tài
nguyên đất, nƣớc, sự đa dạng sinh học không bị suy giảm theo thời gian và
không ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời và giới sinh vật, hạn chế tối đa
những mặt trái của tự nhiên tất yếu phát sinh làm ảnh hƣởng xấu tới môi


6

trƣờng sinh thái trong quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông - lâm
nghiệp.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu
Phƣơng pháp thống kê, xử lí số liệu đƣợc sử dụng nhằm xử lí số liệu điều tra,
kết quả phân tích đánh giá tình hình và xác định nguyên nhân diễn biến xói
lở bờ sơng.
Đối với thơng tin thứ cấp: Sau khi thu thập đƣợc các thông tin thứ cấp,
tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan
trọng của thông tin. Đối với các thơng tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng,
biểu để phân tích
Đối với các thơng tin sơ cấp: Sau khi điều tra số liệu thông qua phỏng
vấn, phiếu điều tra đƣợc kiểm tra về độ chính xác, sau đó đƣợc nhập vào máy
tính và tiến hành tổng hợp, xử lí thơng qua phần mềm micosoft Excel.
Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, KT - XH của huyện nghiên cứu
cũng nhƣ các kết quả nghiên cứu đƣợc kế thừa là những thông tin cơ sở quan
trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu thống kê bao gồm: Dữ liệu

từ các tài liệu, báo cáo, niên giám thống kê qua các năm. Dữ liệu từ các phiếu
điều tra đƣợc xử lí, thống kê.
4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa
Phƣơng pháp này nhằm xác định ngoài hiện trƣờng theo tuyến điểm
khu vực về hiện trạng xói lở bờ sơng nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết
quả nghiên cứu. Đây là phƣơng pháp truyền thống nhƣng có độ chính xác cao
trong nghiên cứu tai biến tự nhiên nói chung và tai biến sạt lở nói riêng. Các
kết quả thu đƣợc trong phƣơng pháp này là cơ sở thiết yếu để xác định
nguyên nhân, dự báo và đề xuất các giải pháp giảm phòng tránh và giảm thiểu
thiệt hại do tai biến thiên nhiên.


7

4.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS
Hệ thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS ) là công
nghệ để lƣu trữ, xử lý thông tin và thành lập bản đồ trên máy tính. GIS đƣợc
sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đồ) gắn với
các thơng tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt
động phát triển theo lãnh thổ.
Trong nghiên cứu, luận văn đã ứng dụng GIS thông qua phần mềm
MapInfo, ArGIS để lƣu trữ, biên tập, chuẩn hóa, phân loại, tích hợp các lớp
dữ liệu, xây dựng các bản đồ chuyên đề trong nghiên cứu.
4.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh (PRA )
Phƣơng pháp này nhằm thu thập, điều tra thông tin từ ngƣời dân địa
phƣơng về các vấn đề có liên quan của khu vực nghiên cứu (có thể dùng
phiếu, bảng điều tra, phỏng vấn dân và cán bộ địa phƣơng,..). PRA có tính ƣu
việt là cập nhật đƣợc một khối lƣợng thông tin khá lớn trong thời gian ngắn,
đáp ứng thơng tin nhanh, kịp thời, ít tốn kém. Phƣơng pháp này còn thu đƣợc
một lƣợng kiến thức, kinh nghiệm từ lực lƣợng lớn các cán bộ khoa học, cán

bộ quản lí tại địa phƣơng. Nó khơng chỉ cho ta các thơng tin chi tiết về định
tính cũng nhƣ định lƣợng mà còn biết đƣợc đặc thù của địa phƣơng để định
hƣớng cho các giải pháp sử dụng và bảo vệ.
4.2.5. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và hệ thống
Dựa vào các cơ sở dữ liệu có đựơc đề tài tiến hành phân tích đánh giá
từng nhân tố trong mối quan hệ tƣơng hỗ tổng hợp và lãnh thỗ, kết hợp với
các phƣơng pháp đã nêu, đề tài nhận định và kết luận theo nhiệm vụ nghiên
cứu đã đề ra. Phƣơng pháp đƣợc xây dựng trên cơ sở nguyên lý phổ biến cho
rằng hệ thống là một tập hợp các phần tử tác động qua lại lẫn nhau. Môi
trƣờng tự nhiên đƣợc coi là một hệ thống hồn chỉnh và phức tạp nhất, trong
đó nhiều yếu tố của mơi trƣờng: đất, khí quyển, sinh vật… tƣơng tác lẫn


8

nhau, tạo ra những biến đổi vô cùng vô tận của thế giới vật chất. Bản thân địa
hình bề mặt Trái đất cũng là một trong những hệ thống tự nhiên của mơi
trƣờng. Nó đƣợc hình thành và phát triển bởi tác động tƣơng hỗ của các quá
trình nội sinh và ngoại sinh. Do đó, phƣơng pháp phân tích hệ thống giúp
ngƣời ta nghiên cứu, nhìn nhận, đánh giá các quá trình và các tai biến thiên
nhiên một cách tổng thể và toàn diện trong mối quan hệ tƣơng hỗ lẫn nhau
của các yếu tố tự nhiên cũng nhƣ nhân tạo có liên quan tới chúng.
Trong phạm vi đề tài, phƣơng pháp phân tích hệ thống đƣợc sử dụng để
đánh giá tai biến xói lở bờ sơng trong mối liên quan phức tạp và nhiều chiều
của chúng với địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhƣỡng cũng nhƣ với hoạt động
của con ngƣời nhằm làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp ứng phó và giảm
nhẹ thiệt hại do tai biến xói lở gây ra. Ngồi ra đề tài còn tham khảo những
phƣơng pháp, kinh nghiệm của các nhà khoa học nghiên cứu về tai biến xói ạt
lở đất nhằm hồn thiện phƣơng pháp nghiên cứu của mình.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu làm phong phú thêm cơ sở khoa học trong nghiên
cứu tai biến xói lở bờ sơng nói riêng và tai biến thiên nhiên nói chung. Góp
phần nâng cao năng lực trong giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ
trong lĩnh vực chỉnh trị sơng ngịi, phịng chóng và giảm nhẹ thiên tai.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là một cơ sở khoa học giúp nâng cao hiệu quả
trong quản lý, bảo vệ và khai thác dịng sơng, chống xói lở bờ, đảm bảo an
tồn tài sản và tính mạng của nhân dân, góp phần ổn định dân sinh kinh tế
cho cả huyện.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa
phƣơng.


9

6. CƠ SỞ TÀI LIỆU
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các tƣ liệu, số liệu và các bản đồ
liên quan sau:
- Các tư liệu liên quan: Chuỗi số liệu khí hậu, thủy văn các trạm Hồi
Ân giai đoạn 1990 đến năm 2018; Các báo cáo và đề án Quy hoạch tổng thể
các ngành Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp tỉnh của huyện trong những năm gần
đây; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 – 2020 tỉnh Bình
Định; Số liệu thống kê năm 2018 của huyện Hoài Ân; Các số liệu về dân cƣ,
kinh tế, xã hội qua các năm và niên giám thống kê từ năm 2015 - 2018 của
huyện; Các tƣ liệu ghi chép, quan sát, phân tích, các ảnh chụp của tác giả
qua các đợt khảo sát thực địa; Niên giám thống kê Bình Định các năm từ
2015 – 2018 Chi cục thống kê Bình Định phát hành; Các tài liệu đã có của
các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây (địa chất, địa mạo, địa chất cơng trình
kiến tạo địa chấn, thuỷ văn, khoan thăm dò, địa chất thuỷ văn, đo đạc trắc

địa...) của các cơ quan trong Tỉnh; Ngoài ra đề tài còn sử dụng nhiều báo
cáo, tƣ liệu của các ban ngành trong Tỉnh, huyện Hoài Ân và tài liệu tham
khảo khác.
- Các bản đồ: - Bản đồ địa chất - thủy văn tỉnh Bình Định tỷ lệ
1:50.000 do Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Bình Định chủ trì thành lập
năm 2000; Bản đồ địa chất, địa mạo (tờ Tăng Bạt Hổ - Bồng Sơn) tỷ lệ
1:50.000 lƣu trữ tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Bản đồ địa hình
tỉnh Bình Định tỷ lệ 1/50.000; Bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Bình Định và tỉnh
Quảng Ngãi tỷ lệ 1:100000 và 1:50.000, Viện Nơng hóa thổ nhƣỡng Việt
Nam thành lập năm 2005; Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định; Bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2018, Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Bình
Định năm 2018; Sơ đồ phân vùng đầu nguồn LVS Lại Giang, Viện Điều tra
Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên thành lập 1986.


10

7. CẤU TRƯC LUẬN VĂN
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm những nội dung chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội và những ảnh hưởng đến
xói lở bờ sơng Kim Sơn huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định
Chƣơng 3: Phân tích ngun nhân, xu thế xói lở bờ sơng Kim Sơn và đề xuất
một số giải pháp phòng chống
Kết luận và kiến nghị


11

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
Từ nửa đầu của thế kỷ XIX, đứng trƣớc những tác động mạnh mẽ của
tai biến thiên nhiên, đặc biệt những tổn thất hết sức nặng nề do tai biến xói
lở bờ sơng, bờ biển, nhiều nghiên cứu liên quan tới vấn đề xói lở bờ sơng, bờ
biển nhƣ xác định nguyên nhân, cơ chế và hậu quả của nó và đề xuất các giải
pháp phòng chống thiệt hại do xói lở đã phát triển mạnh ở các nƣớc Châu Âu
và Châu Mỹ. Điển hình là các nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp nhƣ
Du Boys, Barre de Saint – Venant về dịng sơng khơng ổn định gây xói lở
vẫn đƣợc sử dụng cho đến ngày nay. Từ đó, nghiên cứu xói lở bờ đã trở
thành một mối quan tâm toàn cầu, của cả các nhà khoa học và quản lý. Bởi,
ảnh hƣởng của q trình xói lở - bồi tụ là vấn đề xã hội, thách thức khả năng
kinh tế và quản lý của các quốc gia và địa phƣơng.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, có những đóng góp lớn của các nhà khoa
học Xơ Viết nhƣ V.M. Lotchin, N.M. Bernadxki, N.M.Kariukin về tính ổn
định của lịng sơng với xói lở bờ sơng. Cũng trong thời gian này, có rất nhiều
quan điểm khác nhau liên quan đến việc nghiên cứu vai trò năng lƣợng của
dòng chảy đến q trình xói lở đới bờ.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, do ứng dụng những tiến bộ trong
kĩ thuật tính tốn, xói lở bờ sơng có những bƣớc nghiên cứu và phát triển
mới, sâu sắc và hồn thiện hơn trong việc mơ hình hóa các q trình và tác
nhân gây xói lở bờ sơng. Một số mơ hình tính tốn, mơ phỏng dịng chảy
nhƣ Mike11, Mike 21, Mike21C, …cho kết quả việc tính tốn dịng chảy, dự
báo đƣợc hiện tƣợng biến hình lịng dẫn từ đó đƣa ra đƣợc các dự báo về tai
biến xói lở bờ sơng khá chính xác. Bên cạnh các nghiên cứu các tác động của


12

dịng chảy, việc nghiên cứu xói lở bờ sơng, bờ biển cịn đƣợc xác định dƣới

góc độ của địa mạo học. Việc đánh giá xói lở bờ dựa trên phân tích các q
trình địa mạo đã đƣợc đề cập với các phân tích về tiến hóa địa hình và quan
niệm về tính cân bằng động và tự điều chỉnh của địa hình trong q trình
phát triển điển hình là cơng trình của Zencovich, Chorley, Hack và Strahler
(1962). Đặc biệt từ sau năm 1970, khi vệ tinh quan trắc trái đất Landsat đầu
tiên đƣợc phóng lên quỹ đạo, cùng với sự phát triển của công nghệ vũ trụ, đã
cung cấp những dữ liệu hỗ trợ quan trọng cho nghiên cứu bờ sông, bờ biển.
Việc sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh trong nghiên cứu cho phép phát hiện xu thế
hỗ trợ ra quyết định quản lý bờ sông, bờ biển, nhất là khi những biến động
đƣợc tích lũy là đáng kể.
Có thể nói, từ sau 1990 việc tích hợp các thơng tin về địa chất, địa mạo và
địa tin học (geomatics) mở ra một thời kỳ mới, với rất nhiều công trình đã
đƣợc cơng bố rộng rãi trên thế giới. Các tác giả tiêu biểu nhƣ Crowel,
Weide; Woodroffe; Cook và Doornkamp, Panizza; Kay và Alder; Dolan
(1980), Rohdenburg, Tuner, Woodroffe, Jones, Ontgomery, Meadowcroft
và nnk đã có hàng loạt các nghiên cứu theo các hƣớng tiếp cận khác nhau
nhƣ địa chất môi trƣờng, chỉ thị thực vật, địa mạo hiện đại, quản lý bờ sông,
bờ biển viễn thám, mô phỏng.. cho mục tiêu đƣa đƣợc các kết quả nghiên
cứu địa mạo vào quản lý bờ sơng, bờ biển. Trong đó, các nhà khoa học nhƣ
J.A.Cunge (Pháp), W. Mamak (Ba Lan),…. và một số các tập thể tác giả ở
các tổ chức, cơ quan nghiên cứu về tai biến thiên nhiên khác nhau trên thế
giới nhƣ DELFT (Hà Lan), DHI (Đan Mạch),… đã ứng dụng Viễn Thám và
GIS trong việc nghiên cứu dự báo xâm thực ngang của lịng dẫn sơng gây
nên hiện tƣợng xói lở bờ rất thành cơng. Ngồi ra, các tổ chức quốc tế
nghiên cứu tai biến thiên nhiên thuộc Liên hiệp quốc hàng năm thƣờng tổ
chức các hội nghị quốc tế và có những tập san và tuyển tập hội nghị chuyên


13


đề về tai biến thiên nhiên, đặc biệt là việc áp dụng các công nghệ mới. Một
số các tác giả đƣợc đánh giá cao trong nghiên cứu tai biến sạt lở, trƣợt lở
nhƣ: Ketrilz (1992), Innocenti (1992) [1], [19].
Sau năm 2000, bên cạnh các nội dung truyền thống nhƣ đã phân tích, trong
nghiên cứu biến động phục vụ quản lý bờ sông, vùng cửa sông và bờ biển,
xuất hiện xu thế mới và liên tục đƣợc phát triển về lý luận và thực tiễn. Các
quốc gia tiên tiến trên thế giới hƣớng đến việc tính tốn định lƣợng, bán định
lƣợng, sử dụng các chỉ số đánh giá tổn thƣơng nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết
định với các hành động phát triển tại vùng. Đáng kể đến là các mô hình
nghiên cứu trƣợt lở điển hình của trƣờng ITC ở Mêhico, trên cơ sở mã nguồn
của phần mềm ILWIS, đã đƣợc chuyển thành các phần mềm riêng, đóng gói
thành các mơ hình chuyển giao cơng nghệ nhƣ mơ hình GISSIZ [19] - Mơ
hình này đƣợc xây dựng trên quan điểm tiếp cận địa lý - địa mạo. Bên cạnh
đó là mơ hình SINMAP lại đƣợc xây dựng theo quan điểm địa chất cơng
trình. Nhìn chung, đó là những nghiên cứu kỹ lƣỡng và có cơ sở khoa học để
chúng ta học hỏi và áp dụng cho thực tế nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên,
hƣớng giám sát tai biến đến thời gian thực vẫn cịn tiếp tục đƣợc nghiên cứu.
Tóm lại, nghiên cứu tai biến xói lở bờ sơng trên thế giới đƣợc bắt đầu từ
lâu nhằm đƣa ra những dự báo, cảnh báo về các hiểm họa của tự nhiên đối với
con ngƣời. Đồng thời xây dựng cơ sở khoa học, tạo tiền đề cơ sở cho sự phát
triển của khoa học về môi trƣờng.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu động lực học lịng sơng tác động đến xói lở bờ
đã đƣợc bắt đầu vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, với các cơng trình
nhƣ phịng chống lũ lụt, giao thơng thủy với việc chống sạt lở và bồi lắng
cửa sông trên các sông miền Bắc. Các nghiên cứu ban đầu thƣờng đƣợc tiến
hành bởi các cơng trình của Viện Khoa học Thủy lợi, Viện Thiết kế Giao


14


thơng vận tải, Trƣờng Đại học Thủy lợi. Sau đó cịn có sự tham gia của Viện
Cơ học Việt Nam, Viện Khí tƣợng Thủy văn,..
Trong những năm gần đây, hƣớng nghiên cứu xói lở và chỉnh trị sơng
ngịi đã đƣợc đƣa vào các đề tài trong chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà
nƣớc.
Trong giai đoạn 1970 đến nay, xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu
về động học lịng sơng, xói bồi, sạt lở mái bờ sơng hoặc diễn biến lịng sơng
và chỉnh trị sơng ngịi nhƣ: nghiên cứu của Vũ Tất Un, Nguyễn Văn
Tốn, Tơn Thất Vĩnh về các vấn đề của các sơng vùng đồng bằng Bắc Bộ;
Lê Ngọc Bích, Nguyễn Ân Niên, Hoàng Văn Huân, Lê Xuân Thuyên,
Nguyễn Mạnh Hùng về các vấn đề của các sông của đồng bằng sơng Cửu
Long, sơng Đồng Nai; Ngơ Đình Tuấn, Nguyễn Bá Quỳ, Lƣơng Phƣơng
Hậu, Trịnh Việt An, Nguyễn Văn Tuần về sơng ngịi miền Trung. Trong đó
điển hình là “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới (Mike21) vào đánh giá và
dự báo phịng chống xói lở bờ sơng (miền Bắc, miền Trung, miền Nam)” của
Hoàng Văn Huân, “Nghiên cứu sạt lở và giải pháp phòng chống sạt lở, bảo
vệ các sơng biên giới phía Bắc Việt Nam - Nghiên cứu bản chất và ngun
nhân sạt lở sơng biên giới phía Bắc” của Nguyễn Đăng Giáp, “Nghiên cứu
đề xuất các giải pháp KHCN để ổn định lòng dẫn hạ du hệ thống sơng Đồng
Nai - Sài Gịn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ - Nghiên
cứu qui hoạch chỉnh sơng hạ du sơng Đồng Nai-Sài Gịn tại khu vực biến đổi
lịng dẫn trọng điểm” của Hồng Văn Huân,“Nghiên cứu tổng quan về
nguyên nhân cơ bản và giải pháp tổng thể dối với vấn đề xói lở bờ sơng Cửu
Long” của Trịnh Phi Hồnh, Trần Văn Thƣơng, Nguyễn Siêu Nhân, Nguyễn
Thám. Trên cơ sở xác định nguyên nhân cơ bản gây xói lở bờ sơng Cửu
Long, là tải lƣợng phù sa mịn giảm và thiếu hụt lƣợng cát sỏi; bài báo đề
xuất các giải pháp tổng thể giải quyết vấn đề xói lở bờ sơng Cửu Long. Đó là



15

đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân; nâng cao
hiệu quả công tác cảnh báo và di dời ngƣời dân ra khỏi khu vực có nguy cơ
xói lở cao; làm tốt cơng tác quản lí khai thác và sử dụng dịng sơng; quy
hoạch chỉnh trị sông tổng thể gắn liền với quy hoạch lãnh thổ; tăng cƣờng
vai trị của Ủy ban sơng Mekong Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ.
“Nghiên cứu các loại tai biến môi trƣờng tự nhiên ở tỉnh Đồng Tháp và giải
pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại” Trịnh Phi Hồnh.
Đồng Tháp nằm ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) tuy
khơng có nhiều thiên tai nhƣ khu vực miền Trung nhƣng những tai biến môi
trƣờng tự nhiên diễn ra trên lãnh thổ nhƣ lũ lụt, xói lở bờ sơng, giông, lốc, hạn
hán và xâm nhập mặn… đã, đang gây ra nhiều thiệt hại về sinh mạng, tài sản
của ngƣời dân. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân, đặc điểm các tai biến tự
nhiên, bài báo đề xuất những giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại. Các
giải pháp đƣợc đề xuất theo hƣớng tiếp cận tai biến và hƣớng tiếp cận cộng
đồng dân cƣ.
“Nghiên cứu, dự báo, đề xuất giải pháp phịng chống hiện tƣợng xói lở, bồi
lấp vùng trung – hạ lƣu sông Gianh và Nhật Lệ phục vụ phát triển bền vững
lãnh thổ nghiên cứu” Đỗ Quang Thiên.
Đã đánh giá đƣợc hiện trạng, phân vùng xói lở - bồi lấp, xác định nguyên
nhân, dự báo xu thế xói lở - bồi lấp lịng dẫn đoạn trung - hạ lƣu sơng Gianh,
sơng Nhật Lệ. Trên cơ sở đó xác định vành đai xói - bồi và định hƣớng các giải
pháp phịng chống, giảm thiểu thiệt hại góp phần bảo vệ môi trƣờng và phát
triển bền vững kinh tế - xã hội địa phƣơng. “Nghiên cứu đánh giá ổn định
tuyến bờ sông hồng trong địa phận hà nội” Nguyễn Công Kiên, Nguyễn Văn
Tá.
Hiện trạng mất ổn định tuyến bờ, phân tích và đánh giá nguyên nhân tác động
dẫn đến nguy cơ sạt lở bờ sông Hồng trong địa phận Hà Nội. Bằng phƣơng



16

pháp tích hợp các yếu tố điều kiện kỹ thuật tự nhiên, nguy cơ sạt lở mất ổn
định tuyến bờ đã đƣợc đánh giá và đƣợc chia làm 4 cấp độ theo nguy cơ mất
ổn định.
Hầu hết các đề tài nói trên khơng chỉ đóng góp một vai trị hết sức quan
trọng trog việc chỉnh trị sơng ngịi phục vụ phát triển kinh tế mà còn là cơ sở
khoa học và thực tiễn hết sức quý báu cho các thế hệ nghiên cứu tiếp theo.
1.1.3. Thực tiễn nghiên cứu ở Bình Định và sơng Kim Sơn thuộc huyện
Hồi Ân
Có thể nói, từ lâu tỉnh Bình Định đã thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học, kinh tế, quân sự trong và ngoài nƣớc.Với điều kiện tự nhiên đa
dạng, nên việc nghiên cứu tổng hợp địa lí tự nhiên đã đƣợc tiến hành khá chi
tiết nhƣ: nghiên cứu của Giả Tấn Đỉnh trong “Một vài nét về địa chất và
khoáng sản Bình Định”; “Khí hậu, thủy văn Bình Định” “Đặc điểm thủy chế
hạ lƣu các con sơng của tỉnh Bình Định”, “Đánh giá hậu quả lũ lụt ở vùng hạ
lƣu của tỉnh Bình Định” của trung tâm khí tƣợng thủy văn Bình Định, “Đặc
điểm thủy văn đồi núi Bình Định” của Lƣơng Thị Vân, “Xây dựng bản đồ
nguy cơ ngập lụt Tỉnh Bình Định” Sở Khoa học cơng nghệ và Đài KTTV
khu vực Nam Trung bộ.
Các cơng trình nói trên có ý nghĩa rất lớn về mặt điều tra cơ bản, tổng
hợp số liệu, mơ tả định tính các thành phần tự nhiên với nguồn thơng tin
đáng tin cậy, có cơ sở khoa học đặt ra một số vấn đề về mặt khai thác sử
dụng tự nhiên phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển các tỉnh miền Trung
nói chung cũng nhƣ Bình Định nói riêng, đồng thời đã tạo tiền đề cơ sở cho
các nghiên cứu khoa học sau này.
Trong đó, có thể nhìn nhận tác giả Lƣơng Thị Vân với cơng trình
"Đánh giá u cầu phịng hộ đầu nguồn và bảo vệ đất vùng núi tỉnh Bình
Định" (2001) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm các thành phần tự nhiên theo



×