Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN NGỌC HÀ

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGỒI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bình Định – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN NGỌC HÀ

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGỒI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số
: 8140114


Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỆ


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Đệ. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố bất kỳ hình thức
nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi
rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hà


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn,
giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức.
Em trân trọng cảm ơn các thầy, các cơ đã tham gia giảng dạy chương
trình đào tạo cao học ngành Quản lý giáo dục Trường Đại học Quy Nhơn.
Em chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Đệ đã tận tình hỗ trợ và
định hướng nghiên cứu trong suốt quá trình em thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.
Em xin cảm ơn cơ quan và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ và viết luận văn thạc sĩ ngành
Quản lý giáo dục.

Bình Định, tháng 07 năm 2020
Học viên

Nguyễn Ngọc Hà


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 5
6. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 5
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 6
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................................. 8
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 8
1.3. Công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thơng qua hoạt động
ngồi giờ lên lớp cho học sinh ở trường trung học phổ thông ............................. 20

1.4. Lý luận về quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường trung học
phổ thông .............................................................................................................. 33


1.5. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống
cách mạng địa thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh
trường trung học phổ thông.................................................................................. 38
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGỒI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ..... 42
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ................................................... 42
2.2. Khái quát vài nét về sự phát triển kinh tế - xã hội – giáo dục của huyện Tây
Sơn........................................................................................................................ 44
2.3. Thực trạng công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ
thông huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ................................................................. 49
2.4. Thực trạng quản lý cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung
học phổ thơng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ................................................... 59
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ....................................................................... 81
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ..... 85
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................................. 85
3.2. Các biện pháp quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa
phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường
trung học phổ thơng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định .......................................... 88



3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo
dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp... ................................................................................................................ 88
3.2.2. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục truyền thống cách mạng địa
phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên và người
làm cơng tác Đồn................................................................................................ 92
3.2.3. Kết hợp đa dạng các hình thức, nội dung giáo dục truyền thống cách mạng
địa phương cho học sinh trong nhà truờng .......................................................... 95
3.2.4. Huy động các nguồn lực để thực hiện hiệu quả nội dung, chương trình
GDTTCMĐP thơng qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .......................... 98
3.2.5. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong cơng tác giáo
dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ................................................................................................................. 101
3.2.6. Tăng cường kiểm tra – đánh giá công tác giáo dục truyền thống cách mạng
địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp............................. 104
3.2.7. Ứng dụng cơng nghệ thông tin vào quản lý công tác giáo dục truyền thống
cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .......... 107
3.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp ...................................................................112
3.5. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................... 110
3.5.1. Tổ chức khảo nghiệm ........................................................................ 113
3.5.2.Kết quả thăm dò ................................................................................ 114
3.5.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp .......................................................................................... 117
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 122
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Bảo hiểm y tế

BHYT

Cách mạng địa phương

CMĐP

Cán bộ quản lý

CBQL

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Điểm trung bình

ĐTB


Đồng bằng

ĐB

Giáo dục

GD

Giáo dục đạo đức

GDĐĐ

Giáo dục ngồi giờ lên lớp

GDNGLL

Giáo dục truyền thống cách mạng địa phương

GDTTCMĐP

Giáo dục và đào tạo

GD&ĐT

Giáo viên chủ nhiệm

GVCN

Học sinh


HS

Hiệu trưởng

HT

Phụ huynh

PH

Quản lý giáo dục

QLGD

Giáo dục

GD

Quản lý

QL

Trung học phổ thông

THPT

Ủy ban nhân dân

UBND


Xã hội chủ nghĩa

XHCN


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô phát triển GD THPT huyện Tây Sơn giai đoạn 2016 – 2019
....................................................................................................................... 47
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại giai đoạn 2016 - 2019 của HS các trường THPT huyện
Tây Sơn, tỉnh Bình Định ........................................................................................ 49
Bảng 2.3. Nhận thức của HS và GV về GDTTCMĐP .................................... 52
Bảng 2.4. Nhận thức của HS các khối về GDTTCMĐP ................................. 53
Bảng 2.5. Nội dung GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ................ 54
Bảng 2.6. Mức độ hiệu quả của các nội dung GDTTCMDP ........................... 56
Bảng 2.7. Hình thức GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ............... 57
Bảng 2.8. Yếu tố ảnh hưởng đến GDTTCMĐP cho HS THPT ....................... 59
Bảng 2.9. Hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến GDTTCMĐP cho HS THPT
....................................................................................................................... 61
Bảng 2.10. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của QL
công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL .................................. 62
Bảng 2.11. Thực trạng mức độ thực hiện QL công tác GDTTCMĐP thông qua
hoạt động GDNGLL cho HS .......................................................................... 63
Bảng 2.12. Thực trạng mức độ quan trọng của các chức năng quản lý liên quan
đến hoạt động QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ..... 64
Bảng 2.13. Thực trạng lực lượng tham gia lập kế hoạch công tác GDTTCMĐP
thông qua hoạt động GDNGLL ...................................................................... 65
Bảng 2.14. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung trong việc lập kế hoạch
công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS ..................... 67
Bảng 2.15. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung trong việc tổ chức - thực
hiện công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS .............. 69

Bảng 2.16. Thực trạng lực lượng chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức –
thực hiện công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL .................. 70


Bảng 2.17. Thực trạng hình thức ra quyết định cơng tác GDTTCMĐP thông
qua hoạt động GDNGLL ................................................................................ 71
Bảng 2.18. Mức độ thực hiện các nội dung trong việc chỉ đạo/lãnhđạo công tác
GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh ........................... 73
Bảng 2.19. Thực trạng các lực lượng thực hiện kiểm tra - đánh giá công tác
GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ................................................ 74
Bảng 2.20. Mức độ thực hiện các nội dung trong việc kiểm tra – đánh giá công
tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS .............................. 76
Bảng 2.21. Thực trạng mức độ thường xuyên phối hợp giữa nhà trường với các
lực lượng có liên quan đến QL công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động
GDNGLL ....................................................................................................... 77
Bảng 2.22. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhà trường trong công tác QL
GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS ................................... 79
Bảng 2.23. Các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến HS trong QL công tác
GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ................................................ 81
Bảng 2.24. Sự ảnh hưởng của một số yếu tố khác đến QL đến công tác
GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ................................................ 83
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp QL công tác
GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ................................................ 115
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp QL công tác
GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ................................................ 117
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa các mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp
....................................................................................................................... 120
Bảng 3.4. Hiệu số thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi .......................... 122



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Thực trạng lực lượng tham gia lập kế hoạch công tác GDTTCMĐP
thông qua hoạt động GDNGLL ............................................................................... 66
Biểu đồ 2.2. Thực trạng lực lượng tham gia tổ chức - thực hiện công tác
GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ......................................................... 70
Biểu đồ 2.3. Thực trạng các hình thức ra quyết định cơng tác GDTTCMĐP thông qua
hoạt động GDNGLL ................................................................................................ 72
Biểu đồ 2.4. Thực hiện các lực lượng thực hiện kiểm tra - đánh giá công tác
GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ......................................................... 75
Biểu đồ 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến nhà trường trong QL
công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS ............................... 80
Biểu đồ 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến HS trong QL công tác
GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL .........................................................
Biểu đồ 2.7. Thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng khác đến công tác GDTTCMĐP .
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất .................... 81
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất ....................... 83
Biểu đồ 3.3. Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp QL
công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ........................................... 116


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo
dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ luôn được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm và chú trọng. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ, phải: “…Lựa chọn những
nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục cơng dân, giáo dục
lịng u nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo

đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì
tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước…”.
Giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao tinh thần yêu nước, phát huy
chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là một nội dung rất
quan trọng trong giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân nói chung và
thanh niên, học sinh trung học phổ thơng nói riêng, vì nó giúp cho các em
những hiểu biết cơ bản của quê hương mình, từ tình cảm gắn bó với quê hương
sẽ khơi dậy trong các em tình cảm, tình dân tộc máu thịt và các em thấy có
trách nhiệm trong việc nỗ lực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt để góp phần
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển ngày càng
nhanh. Kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong q trình phát triển
lực lượng sản xuất. Đảng và Nhà nước ta đã xác định, phát triển giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, sau gần 35 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn, giáo
dục và đào tạo của Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề rất đang quan tâm.
Trong đó, đáng chú ý là chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa mở rộng quy
mô với yêu cầu nâng cao chất lượng; giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống,
tư duy sáng tạo,… còn nhiều bất cập. Do mặt trái của cơ chế thị trường tác


2

động, nên một bộ phận khơng nhỏ thanh niên, có xu hướng chạy theo lối sống
thực dụng, ham hưởng thụ vật chất, lười lao động, khơng có chí tiến thủ, dễ bị
sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm thường, khơng có lý tưởng cách
mạng, sa vào các tệ nạn xã hội, thờ ơ với những giá trị truyền thống của dân
tộc, ít quan tâm đến vận mệnh của đất nước, đến tương lai của thế hệ trẻ.

Trước những vấn đề được đặt ra trên thực tế hay nói cách khác là trước
những thay đổi, yêu cầu của xã hội, việc giáo dục truyền thống cách mạng,
nâng cao tinh thần yêu nước, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế
hệ trẻ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa là vấn đề cần thiết và cấp bách. Vấn đề giáo dục truyền thống cách
mạng địa phương cho học sinh được quy định tại Điều 5, Luật Giáo dục Việt
Nam và Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 về việc ban hành
Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm
định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường
xun, trong đó tiêu chuẩn 4, tiêu chí 3 cũng đề cập đến. Như vậy, về mặt lý
luận, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên đều đã được quán triệt đầy đủ về
những quy định cũng như ý nghĩa của việc giáo dục truyền thống cách mạng
địa phương cho học sinh.
Tại tỉnh Bình Định, cơng tác giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống
cách mạng địa phương ln được đặc biệt quan tâm. Ngày 28/2/2002, Ban Bí
thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 15-CT/TW, về “Tăng cường và nâng
cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Trên
cơ sở đó, ngày 08/5/2003, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định ra Thông tri 05TT/TU về “Tiếp tục nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, truyền thống cách
mạng xã, phường, thị trấn”. Thực hiện chủ trương của Trung ương và Tỉnh ủy,
đến nay việc tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho cán
bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã phát huy tác dụng. Đặc biệt, Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh đã chủ động biên soạn tác phẩm “Bình Định những chặng
đường lịch sử” và đưa vào chương trình giảng dạy trong trường phổ thơng trên


3

địa bàn tỉnh từ năm học 1998 - 1999. Từ đó đến nay, cơng tác giáo dục truyền
thống cách mạng địa phương cho học sinh trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm
qua dần đi vào nền nếp và đạt hiệu quả thiết thực.

Tỉnh Bình Định nói chung, huyện Tây Sơn nói riêng là vùng đất giàu truyền
thống cách mạng, ở giai đoạn cách mạng nào cũng có những danh nhân, anh
hùng tài năng và đức độ. Trong tổng số 30 di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc
gia của Bình Định, vùng đất Tây Sơn chiếm 1/3; nơi sinh ra anh hùng dân tộc
Quang Trung - Nguyễn Huệ và nhiều danh tướng như Võ Văn Dũng, Bùi Thị
Xuân,… Đặc biệt đây cũng là nơi Bác Hồ (lúc bấy giờ là Nguyễn Tất Thành)
đã dừng chân trước khi ra nước ngồi tìm đường cứu nước trong lần đến thăm
cha tại Bình Khê (tức huyện Tây Sơn ngày nay). Đó là niềm vinh dự lớn lao,
niềm tự hào của nhân dân huyện Tây Sơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói
chung. Song hiện nay việc giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho
học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tây Sơn chưa
được các cấp quản lý quan tâm đầy đủ, cũng như chưa có một cơng trình
nghiên cứu qui mơ về cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương
ngoài giờ lên lớp cho thế hệ trẻ huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Cùng với đó, qua thực tiễn nắm bắt, theo dõi việc giảng dạy và quản lý các
trường, chúng tôi nhận thấy, hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên
các cấp quản lý giáo dục chưa quan tâm đúng mức đối với cơng tác này, cũng
như các chế độ, chính sách cho các hoạt động tổ chức giáo dục truyền thống
cách mạng địa phương, nhất là đối với các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho
học sinh các trường trung học phổ thơng trên địa bàn tỉnh. Mặc dù có một số
trường đã tiến hành giáo dục nhưng nội dung thường tích hợp trong bài giảng
các bộ mơn văn hóa trên lớp có liên quan, hoặc thơng qua các bài diễn thuyết,
chưa có nội dung chương trình cụ thể; học sinh lại ít hứng thú với môn học
lịch sử, đặc biệt là lịch sử địa phương. Thực tế cho thấy, công tác giáo dục
truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ
thơng, nếu chỉ có thuyết giảng thì trở nên cứng nhắc, khơng lơi cuốn học sinh,


4


dẫn đến việc nhàm chán vì vậy cách tốt hơn là thơng qua hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp để giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho các em
học sinh một cách tự nhiên, hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi quyết định lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa
phương thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho học sinh các
trường trung học phổ thơng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định” để thực hiện
đề tài luận văn Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương
thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho học sinh các trường trung
học phổ thơng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất một số biện
pháp quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ
thơng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thơng qua
hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ
thông huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường trung học phổ thông.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học
sinh các trường trung học phổ thông huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định chưa tốt.
Nếu xây dựng được khung lý thuyết về quản lý công tác giáo dục truyền
thống cách mạng địa phương thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp



5

cho học sinh trung học phổ thông và đánh giá đúng thực trạng công tác này tại
các trường trung học phổ thơng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định thì sẽ đề xuất
được các biện pháp quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa
phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các
trường trung học phổ thơng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định một cách hợp lý,
khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần nâng cao
chất lượng quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương
thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho học sinh các trường trung
học phổ thông trên địa bàn huyện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng hệ thống lý luận về hoạt động giáo dục truyền thống cách
mạng địa phương và quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa
phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung
học phổ thơng.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công tác giáo dục
truyền thống cách mạng địa phương thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ
lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác
giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thơng huyện Tây
Sơn, tỉnh Bình Định.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý giáo dục truyền thống cách
mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học
sinh tại các trường trung học phổ thông huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Thời
gian khảo sát từ năm 2016 đến năm 2019.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận


6

Sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa,…để nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước, các tài liệu và các cơng trình nghiên cứu về công tác giáo
dục truyền thống cách mạng địa phương, quản lý giáo dục để xây dựng cơ sở
lý luận về quản lý cơng tác giáo dục
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp này để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và
xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp quản lý công tác giáo dục
truyền thống cách mạng địa phương thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ
lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định trong giai đoạn hiện nay, gồm:
7.2.1. Phỏng vấn, trao đổi, xin ý kiến chuyên gia
Gặp gỡ, phỏng vấn, trao đổi, xin ý kiến các đối tượng học sinh, cán bộ
quản lý, một số lãnh đạo, người am hiểu sâu về công tác giáo dục truyền
thống cách mạng địa phương ngoài giờ lên lớp cho học sinh .... và quan sát
thực tế các hoạt động được tổ chức nhằm có cơ sở nghiên cứu thực trạng về
giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh và hoạt động
quản lý giáo dục truyền thống cách mạng địa phương ở huyện Tây Sơn,
tỉnh Bình Định.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng hỏi Anket
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket, tác giả khảo sát
200 HS và 110 cán bộ quản lý, giáo viên ở 03 trường trung học phổ thơng
ở địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (THPT Tây Sơn; THPT Võ Lai;
THPT Nguyễn Huệ).

7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn công tác quản lý hoạt động giáo dục
truyền thống cách mạng địa phương thơng qua hoạt động giáo dục ngồi
giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Tây Sơn,


7

tỉnh Bình Định Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý cơng
tác này.
7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ
Nghiên cứu sản phẩm, lấy ý kiến chuyên gia, thống kê tốn học,...
8. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo dục truyền thống cách
mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học
sinh trường trung học phổ thông.
Chương 2. Thực trạng quản lý công tác giáo dục truyền thống cách
mạng địa phương thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho học
sinh các trường trung học phổ thông huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Chương 3. Biện pháp quản lý cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng
địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh
các trường trung học phổ thông huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.


8

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA HOẠT

ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến đạo đức, giáo
dục đạo đức và giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc được tiếp cận dưới
nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. Dưới đây là một số nghiên cứu
tiêu biểu được nhiều nghiên cứu đề cập đến.
Nói về tầm quan trọng của GDĐĐ tác giả Mohammad Chowdhury (2018)
nhấn mạnh rằng: “Dân chủ tự do chỉ có thể phát triển nếu cơng dân của họ
nắm giữ những giá trị đạo đức và công dân nhất định, và biểu lộ những đức
tính nhất định (Althof & Berkowitz, 2006). Trong thời kỳ hiện đại, công nghệ
đang ảnh hưởng đến xã hội, những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học và
công nghệ và sự phức tạp xã hội cũng tăng lên đòi hỏi củng cố tầm quan trọng
của đạo đức, giá trị và đạo đức và lợi ích của chúng đối với xã hội” [43].
Kang & Glassman (2010) lập luận rằng: Đạo đức và đạo đức là một phần của
lối sống và không thể tách rời khỏi tất cả các khía cạnh khác của cuộc sống
kinh nghiệm [49]. Tác giả Han (2014) giải thích: GDĐĐ nhằm mục đích thúc
đẩy sự phát triển đạo đức của học sinh và hình thành nhân sinh quan. Khung
lý thuyết của giáo dục đạo đức được hỗ trợ bởi triết lý đạo đức, đạo đức tâm
lý và thực hành giáo dục đạo đức [46]. Tương tự, một số tác giả khác cũng
nhấn mạnh vượt ra ngoài phạm vi thúc đẩy xã hội hợp lý kỹ năng hay đức
tính, GDĐĐ giá trị thực của con người nên trau dồi ý nghĩa và cá nhân kiến
thức hình thành vượt trội hoặc tránh sự hiểu biết khoa học tự nhiên và hoặc xã
hội và giải thích (Carr, 2014) [42], (Halstead, 2007) [45].
Plato, người sáng lập ra Chủ nghĩa duy tâm, tuyên bố rằng mục đích của
giáo dục là phát triển khả năng của mỗi cá nhân để phục vụ cho xã hội tốt


9


hơn. Theo như ông, giáo dục là một yếu tố quan trọng cho một xã hội [44].
Theo Nur Yeliz (2015) cho rằng: ở Hy Lạp cổ đại, giáo dục được coi là một
chức năng của nhà nước và mục đích của nó là phục vụ cho sự kết thúc của
nhà nước. Ngày nay, giáo dục cũng phục vụ cả nhu cầu của nhà nước hoặc xã
hội và công dân. Do đó, giáo dục rất quan trọng, nó xây dựng tính cách, cung
cấp kiến thức và giúp tiến bộ của nhà nước. Giáo dục làm cho một người đàn
ơng hồn thành và nó cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển
xã hội và nhà nước [44].
Nhà triết học Socrate (470-399 TCN) đã hướng triết học vào mục đích
giáo dục con người sống có đạo đức. Socrate cho rằng, đạo đức hay cái thiện
cũng là một loại tri thức, mà ta có thể tự trau dồi. Một kẻ ác đơn giản chỉ là
một kẻ dốt nát, chứ bản chất anh ta khơng ác. Đó là quan điểm tiến bộ vào
thời bấy giờ. Tiến bộ vì theo ơng, con người có thể tự hồn thiện bản thân qua
giáo dục và việc "tự suy xét". Bởi thế, triết học của ông quan tâm nhiều đến
con người, dạy đạo đức cho con người [23].
Rabơle (1494-1553) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa
nhân đạo Pháp và tư tưởng giáo dục thời kì Phục hưng. Ơng địi hỏi việc giáo
dục phải bao hàm các nội dung: “trí dục, đạo đức, thể chất và thẩm mĩ và đã
có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như ngồi việc học ở lớp và ở
nhà, cịn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các
nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trị về sống ở nơng
thơn một ngày” [8].
A.S.Makarenco, nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga Xô-viết vào thập
niên 20, 30. Ông đã vận dụng sáng tạo lý luận Mác-xít vào thực tế để rút ra
những kinh nghiệm làm phong phú cho lý luận giáo dục XHCN nói riêng và
giáo dục nhân loại nói chung. Theo Makarenco, một trong những logic của
quá trình sư phạm là: “quá trình tổ chức hợp lý hoạt động của học sinh tham
gia vào cách mạng xã hội, lao động sản xuất, các hoạt động tập thể như vui
chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, văn hoá nghệ thuật” [9]. Ở Cộng



10

hịa Séc, GDĐĐ là mơn học một phần khơng thể thiếu trong các chương trình
giảng dạy trong tất cả các trường cơ bản, trung học và đại học. Mục đích của
là tạo ra một con người phát triển toàn diện, sự khoan dung, phát triển sự
đồng cảm, quyết đoán và dẫn đến lối sống lành mạnh [48].
Ở Hàn Quốc, mỗi học sinh phải học các lớp GDĐĐ hai giờ một tuần trong
suốt 12 năm ở lại, từ tiểu học đến cao cấp THPT. Lớp GDĐĐ là bắt buộc đối
với tất cả học sinh bởi chương trình giảng dạy tập trung của GDĐĐ. GDĐĐ ở
Hàn Quốc được hướng dẫn bởi các văn bản pháp lý của chương trình giảng
dạy quốc gia ban hành bởi chính phủ trung ương (Bộ Giáo dục). Trong
chương trình giảng dạy, mọi khía cạnh của GDĐĐ được quy định cụ thể: mục
đích, mục tiêu, giảng dạy phương pháp, nội dung, đánh giá và phân bổ thời
gian cho mọi cấp lớp và trường học [52].
1.1.2. Một số nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến GDĐĐ. Năm 1979
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra nghị
quyết về cải cách giáo dục. Ủy ban Cải cách Giáo dục Trung ương đã ra quyết
định số 01 về cuộc vận động tăng cường GDĐĐ cách mạng trong trường học.
Quyết định ghi rõ “Nội dung đạo đức cần được giáo dục cho học sinh từ mẫu
giáo đến đại học nội dung chủ yếu dựa vào 5 điều Bác Hồ dạy” [37]. Nghị
quyết Trung ương 2 còn nhấn mạnh “Phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ
bản quan trọng nhất cho sự toàn diện của đất nước, coi trọng nhân cách lý
tưởng và đạo đức, trí lực và thể lực, gắn học với hành, lý thuyết với thực
hành” [4].
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Phạm Tất Dong (1990) với đề tài
“Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học
sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân” tác giả đã đi sâu vào

nghiên cứu cơ sở tâm lý học của hoạt động giáo dục lao động, giáo dục hướng
nghiệp, gắn kết các hoạt động này với hoạt động GDĐĐ nhằm đạt được mục
tiêu GDĐĐ nghề nghiệp và lý tưởng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ; đã mang lại


11

nhiều nội dung mới về GDĐĐ, chính trị tư tưởng trong các trường từ tiểu học
đến đại học những năm đầu 90 [27].
Về những nghiên cứu liên quan đến GDNGLL cũng được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu:
Giai đoạn từ năm 1979 trở về trước: Điểm nổi bật ở giai đoạn này là khái
niệm “Hoạt động GDNGLL” chưa được định hình và chưa có tên gọi như
ngày nay. Tuy nhiên, nội hàm cơ bản của khái niệm đã được Hồ Chủ Tịch đề
cập trong “Thư gửi cho học sinh” nhân ngày khai trường tháng 9/1945, Người
viết “…nhưng các cháu, ngoài giờ học ở trường, cũng nên tham gia vào các
Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ
một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc giữ gìn đất nước” [8].
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956) đã nêu rõ mục tiêu của cuộc cải
cách giáo dục là “Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành
những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung thành với Tổ
quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà, có tài có đức để
phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta…”. Phương châm của giáo dục là lý luận liên hệ với thực tiễn, gắn chặt nhà
trường với đời sống xã hội. Cuộc vận động xây dựng nhà trường XHCN năm
1958 có yếu tố đặc trưng là lao động sản xuất phải trở thành yếu tố cơ bản
trong mục đích, phương châm, phương pháp giáo dục của nhà trường. Trong
dịp hè, các trường tổ chức cho HS tham gia lao động sản xuất, HS sơi nổi tỏa
về các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã, đi về các bản làng, thơn xóm, tham gia
lao động trong các cơng trường, các cơng trình thủy lợi, cầu đường…[7].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Trâm (2003) về “Các biện pháp nâng
cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng
các trường THPT các tỉnh phía Nam”, luận văn thạc sỹ năm 2003, đã tập
trung làm rõ: lịch sử vấn đề nghiên cứu về đề tài này ở các nước trên thế giới
và Việt Nam. Tác giả đã có nhiều cơng phu khi phân tích cơ sở lý luận của
hoạt động NGLL như: Khái niệm, xác định nội dung hoạt động GDNGLL,


12

thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL và đề ra các biện pháp nâng cao
chất lượng quản lý hoạt động GDNGLL [36]. Trong luận văn thạc sỹ năm
2005 “Thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
trung học cơ sở bán công thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Trần Thị Minh Thi
đã đi sâu phân tích thực trạng thể hiện qua các mặt nhận thức, kế hoạch, phân
công, sử dụng thời gian, tổ chức các loại hình hoạt động, tổ chức tiết sinh hoạt
NGLL, kiểm tra đánh giá,… Qua nghiên cứu thực trạng, tác giả cũng đã đề
xuất một số giải pháp để quản lý hoạt động GDNGLL của các trường
THCS.BC thành phố Hồ Chí Minh [35].
Bên cạnh những nghiên cứu trên đã có những bài viết, tạp chí và cơng
trình nghiên cứu nói về tầm quan trọng của GDTTCMĐP cho HS:
Nói về tầm quan trọng của GDTT dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
"Dân ta phải biết sử ta". Lớp học sinh ngồi trên ghế nhà trường không thuộc
sử, sau này khi ra trường bị cuốn hút vào công việc hằng ngày làm sao cịn có
điều kiện học sử nữa. Ngồi việc học tại trường lớp cịn có nhiều hoạt động
khác để hiểu biết về lịch sử đất nước [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng
định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay
suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm
người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần
và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó" [22].

Trong nghiên cứu về “Hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho
sinh viên hiện nay” của tác giả Lê Cao Thắng (2013) nhận định rằng: “Những
năm qua, công tác giáo dục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho sinh viên
trong cả nước đã được sự định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan
tâm kịp thời, thường xuyên của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu các nhà trường, các
bộ phận chức năng trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, giáo
dục truyền thống cho sinh viên đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tuy vậy,
cơng tác giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên vẫn cịn khơng ít
tồn tại, vướng mắc, bất cập. Một bộ phận sinh viên thiếu ý thức rèn luyện, do


13

đó nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực và hành vi trái pháp luật, trái với đạo lý
dân tộc. Những kết quả và hạn chế của công tác giáo dục giá trị văn hóa
truyền thống cho sinh viên hiện nay có cả nguyên nhân khách quan và chủ
quan trong đó chủ yếu là nguyên nhân chủ quan” [34].
Trong nghiên cứu về “Tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống
cách mạng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay” tác giả Nguyễn Thị Minh
Hiền (2017) cho rằng: “Thế hệ thanh niên là thế hệ kế tục sự nghiệp cách
mạng, là lực lượng chủ yếu xây dựng XHCN. Việc giáo dục, bồi dưỡng và
rèn luyện, hình thành truyền thống cách mạng trong họ có liên quan đến vấn
đề sống cịn của dân tộc, đến sự thành bại của cách mạng, đến sự giữ vững
định hướng XHCN. Sinh viên lại là một bộ phận thanh niên có học vấn cao,
sẽ là lực lượng lao động trí tuệ của đất nước, là những trí thức tương lai, thì
việc giáo dục đó lại càng cấp thiết để mỗi hoạt động của họ hiện nay và sau
này đều hướng tới sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích dân tộc, lợi ích
giai cấp” [10].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tú Quyên (2017) với đề tài: “Quản lý hoạt
động giáo dục truyền thống cách mạng ĐP cho học sinh Trung học phổ thông

thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau” cho kết quả đó là: Phần lớn nhận thức được
sự cần thiết và rất cần thiết của cơng tác GDTTCMĐP cho HS nói chung và
HS bậc THPT nói riêng. Các em cho rằng khi tham gia vào các hoạt động
nhằm GDTTCMĐP thì các em được tham quan, gặp gỡ trực tiếp những nhân
chứng lịch sử hay di tích lịch sử của địa phương, các em mở mang thêm được
kiến thức, hiểu biết thêm về đất nước, con người và văn hóa địa phương, tạo
cho các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp và thể hiện được năng lực cá nhân
trong các hoạt động... Nhưng thơng qua khảo sát thì chúng ta cũng thấy một
điều đáng lo ngại là số lượng khơng ít các em cho là ít cần thiết; khơng cần
thiết, các em khơng thích tham gia các hoạt động, với lý do là khơng
có thời gian, các em cho rằng dành thời gian nhiều để học tốt là được
rồi [31, tr. 57].


×