Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Quản lý công tác phối hợp trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non giữa nhà trường và gia đình tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN THỊ TUYẾT NHUNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SINH SẢN
CỦA CÁC CHỦNG MUỖI AEDES VÀ ANOPHELES TRONG
ĐIỀU KIỆN NUÔI NHÂN TẠO BẰNG MÁY HEMOTEK TẠI
PHỊNG THÍ NGHIỆM VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG CÔN TRÙNG QUY NHƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Bình Định – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN THỊ TUYẾT NHUNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SINH SẢN
CỦA CÁC CHỦNG MUỖI AEDES VÀ ANOPHELES TRONG
ĐIỀU KIỆN NUÔI NHÂN TẠO BẰNG MÁY HEMOTEK TẠI
PHỊNG THÍ NGHIỆM VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG CÔN TRÙNG QUY NHƠN

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số

: 8420114

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Quang




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân và nhóm
nghiên cứu với sự trợ giúp của các cán bộ khoa côn trùng, Viện sốt rét- Ký sinh
trùng - Côn trùng Quy Nhơn. Các số liệu sử dụng trong phân tích luận văn do tơi
tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn.
Kết quả này là trung thực chưa hề được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào khác.
Tác giả

Phan Thị Tuyết Nhung


LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới ban giám
hiệu Trường Đại học Quy Nhơn, quý thầy cô khoa Sinh-KTNN đã tạo điều
kiện cũng như truyền thụ những kiến thức quý báu để em có thể hồn thành
khóa học.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy TS. Nguyễn Xuân
Quang, người thầy đầy tâm huyết đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn
thành luận văn này. Thầy đã tận tình giúp đỡ, nhắc nhở trong quá trình thực
hiện đề tài, tạo nhiều cơ hội để em được học tập và trải nghiệm những kiến
thức mới.
Em xin cảm ơn các anh, chị, đang công tác tại Tổ nuôi và tồn thể cán
bộ khoa Cơn trùng, Viện Sốt rét - Ký Sinh Trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã
hết lịng giúp đỡ, tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt
luận văn này.
Lời cảm ơn thiêng liêng nhất con muốn gửi tới Ba Mẹ đã luôn yêu

thương, động viên, là chỗ dựa vững chắc những lúc con gặp khó khăn nhất.
Quy Nhơn, ngày 24 tháng 7 năm 2019
Tác giả

Phan Thị Tuyết Nhung


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 3
5. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 4
7.1.Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 4
7.2.Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 5
1.1. Tình hình sốt xuất huyết, sốt rét trên thế giới và Việt Nam....................... 5
1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết và sốt rét trên thế giới ..................................... 5
1.1.2. Tình hình sốt xuất huyết và sốt rét ở Việt Nam ...................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu muỗi Aedes và Anopheles ...................................... 7

1.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh thái của muỗi Aedes ....................... 7
1.2.1.1. Đặc điểm nhận dạng hình thái ngoài của Aedes .................................. 7
1.2.1.2. Chu kỳ phát triển của muỗi Aedes ....................................................... 8
1.2.1.3. Đặc điểm sinh thái của muỗi Aedes ................................................... 10


1.2.2.Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh thái của muỗi Anopheles ............... 11
1.2.2.1. Đặc điểm nhận dạng hình thái ngoài của Anopheles ......................... 11
1.2.2.2. Chu kỳ phát triển của muỗi Anopheles .............................................. 12
1.2.2.3. Đặc điểm sinh thái của muỗi Anopheles............................................ 14
1.3. Các nghiên cứu về các biện pháp nuôi muỗi .......................................... 15
1.4. Hệ thống máy cho ăn nhân tạo Hemotek ................................................. 24
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
2.4.1. Thử nghiệm với các phương pháp cho muỗi ăn khác nhau .................. 27
2.4.2. Theo dõi sự ảnh hưởng của các phương pháp cho ăn khác nhau lên các
giai đoạn phát triển của muỗi .......................................................................... 27
2.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 27
2.5.1. Phương pháp xác định khả năng sinh sản ............................................. 27
2.5.2. Phương pháp xác định tỷ lệ trứng nở .................................................... 28
2.5.3. Phương pháp xác định thời gian sống ................................................... 28
2.5.4. Cơng thức tính chu kỳ sinh thực ........................................................... 28
2.5.5. Kỹ thuật nuôi bọ gậy, muỗi Aedes (Ae. aegypti, Ae. albopictus) ......... 29
2.5.6. Kỹ thuật nuôi bọ gậy, muỗi Anopheles (An. dirus, An. epiroticus) ..... 33
2.5.7. Kỹ thuật cho ăn nhân tạo ....................................................................... 37

2.5.7.1. Giai đoạn chuẩn bị ............................................................................. 37
2.5.7.2. Quy trình thực hiện ............................................................................ 37


2.6. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 39
2.7. Các biến số trong nghiên cứu ................................................................... 39
2.8. Xử lý số liệu ............................................................................................. 40
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 40
Chương 3.KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................ 41
3.1. Tỷ lệ hút máu no, chu kỳ tiêu sinh và tuổi thọ của các loài muỗi Aedes và
Anopheles trong điều kiện nuôi nhân tạo bằng máy Hemotek ....................... 41
3.1.1. Tỷ lệ hút máu no của các loài muỗi Aedes và Anopheles khi đốt máu
trên chuột và đốt máu qua các loại màng ........................................................ 41
3.1.1.1. Tỷ lệ đốt máu qua các loại màng của muỗi Aedes và Anopheles ..... 41
3.1.1.2. Tỷ lệ hút máu no của các loài muỗi Anopheles và Aedes ............... 445
3.1.2. Chu kỳ tiêu sinh của muỗi Aedes và Anopheles qua các phương pháp
cho ăn khác nhau ............................................................................................. 49
3.1.3. Tuổi thọ trung bình của muỗi Aedes và Anopheles khi cho ăn qua các
phương pháp khác nhau .................................................................................. 54
3.1.3.1. Tuổi thọ trung bình của muỗi Aedes khi cho ăn qua các phương pháp
khác nhau......................................................................................................... 54
3.1.3.2. Tuổi thọ trung bình của muỗi Anopheles khi cho ăn qua các phương
pháp khác nhau ................................................................................................ 57
3.2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến khả năng cho trứng, tỷ lệ nở đến
muỗi cái trưởng thành của các dịng muỗi trong quy trình ni muỗi bằng hệ
thống máy Hemotek ........................................................................................ 60
3.2.1. Khả năng cho trứng, tỷ lệ trứng nở đến muỗi trưởng thành của loài
muỗi Ae. aegypti ............................................................................................ 60
3.2.2. Khả năng cho trứng, tỷ lệ trứng nở đến muỗi trưởng thành của loài
muỗi Ae. albopictus ....................................................................................... 62



3.2.3. Khả năng cho trứng, tỷ lệ trứng nở đến muỗi trưởng thành của loài
muỗi An. dirus ................................................................................................. 64
3.2.4. Khả năng cho trứng, tỷ lệ trứng nở thành muỗi trưởng thành của loài
muỗi An. epiroticus ......................................................................................... 65
3.2.5. Tỷ lệ muỗi đực, cái khi cho ăn ở các phương pháp khác nhau ............. 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 72
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
An

Anopheles

Ae

Aedes

ACD

Acid citrate dextrose

BSA

Bovine Serum Albumin


CPD

Citrate phosphate dextrose

DDT

Dichlorodiphenyltrichloethane

EDTA

Ethylenediaminetetraacetic acid

PTFE

Polytetrafluoroethylene

SXH

Sốt xuất huyết

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

WHO

World Health Organization



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ muỗi Aedes đốt máu no qua các loại màng khác nhau............ 41
Bảng 3.2. Tỷ lệ muỗi Anopheles đốt máu no qua các loại màng khác nhau .... 42
Bảng 3.3. Tỷ lệ muỗi Ae. aegypti đốt no máu khi cho đốt qua các loại màng và
đốt trực tiếp trên chuột .......................................................................................... 46
Bảng 3.4. Tỷ lệ muỗi Ae. albopictus đốt no khi đốt máu qua các loại màng và
cho đốt chuột ......................................................................................................... 47
Bảng 3.5. Tỷ lệ muỗi An. dirus đốt no máu khi cho đốt chuột và đốt máu qua các
loại màng .............................................................................................................. 48
Bảng 3.6. Tỷ lệ muỗi An. epiroticus đốt no máu khi cho đốt chuột qua các loại
màng .................................................................................................................... 48
Bảng 3.7.Thời gian trung bình hồn thành chu kỳ sinh thực của muỗi Ae. aegypti
................................................................................................................................ 49
Bảng 3.8. Thời gian trung bình hồn thành chu kỳ sinh thực của muỗi Ae.
albopictus............................................................................................................... 51
Bảng 3.9. Thời gian trung bình hồn thành chu kỳ sinh thực của muỗi An. dirus
................................................................................................................................ 52
Bảng 3.10. Thời gian trung bình hồn thành chu kỳ sinh thực của muỗi An.
epiroticus ............................................................................................................... 53
Bảng 3.11. Khả năng cho trứng, tỷ lệ trứng nở đến muỗi trưởng thành của loài
muỗi Ae.aegypti .................................................................................................. 60
Bảng 3.12. Khả năng cho trứng, tỷ lệ trứng nở đến muỗi trưởng thành của loài
muỗi Ae.albopictus ............................................................................................. 62
Bảng 3.13. Khả năng cho trứng, tỷ lệ trứng nở đến muỗi trưởng thành của loài
muỗi An.dirus ....................................................................................................... 64
Bảng 3.14. Khả năng cho trứng, tỷ lệ trứng nở đến muỗi trưởng thành của loài
muỗi An.epiroticus ............................................................................................. 65


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Hình thái ngồi của muỗi Aedes albopictus,Aedes

8

Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của muỗi Aedes

9

Hình 1.3. Hình thái ngồi của muỗi Anopheles

12

Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của muỗi Anopheles

13

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ đốt máu no của các loài muỗi khi cho đốt
máu qua các loại màng Hemotek, parafilm và ruột heo

44

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn tuổi thọ trung bình của muỗi Ae. aegypti khi đốt
máu qua các loại màng và đốt

54

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn tuổi thọ trung bình của lồi muỗi Ae. albopictus khi
đốt máu qua các loại màng và đốt chuột

55


Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn tuổi thọ trung bình của lồi muỗi An. dirus khi đốt
máu qua các loại màng và đốt chuột

57

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tuổi thọ trung bình của lồi muỗi An. epiroticus khi
đốt máu qua các loại màng và đốt chuột

58

Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ đực, cái của các loài muỗi khi cho đốt trực
tiếp trên chuột và đốt máu qua màng ăn nhân tạo

68


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt rét chủ yếu do 2 chủng muỗi Aedes và
Anopheles truyền. Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh nên trong hoạt
động phòng chống sốt xuất huyết và sốt rét chúng ta vẫn đang thực hiện 2 biện
pháp đó là vừa điều trị bệnh nhân vừa phịng chống muỗi truyền bệnh. Sốt xuất
huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ gia tăng nhanh nhất trên
thế giới. Trên 2,5 tỷ người (trên 40%) dân số thế giới hiện có nguy cơ mắc sốt
xuất huyết, tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết cũng tăng đột biến trên khắp thế giới
trong những thập kỷ gần đây. Theo WHO tình hình nhiễm sốt xuất huyết ở Việt
Nam khơng ổn định nhưng thời kỳ cao điểm của dịch sốt xuất huyết là từ tháng 6

đến tháng 10 hàng năm. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng liên tục, năm 2000
(24.434 ca) lên năm 2009 (105.37 ca) và năm 2011 (69.680 ca). Dịch sốt xuất
huyết tại Việt Nam thường xảy ra theo chu kỳ từ 3 đến 5 năm một lần và diễn
biến phức tạp bất thường. Vào đầu thế kỉ 20, bệnh sốt rét phát triển tới mức rộng
nhất trên thế giới. Trong những năm 30 toàn thế giới có 700 triệu bệnh nhân sốt
rét và 6 - 7 triệu người chết hàng năm, trong những năm 50 có 200 - 300 triệu
bệnh nhân và 2 - 3,5 triệu người chết hàng năm. Bệnh sốt rét hiện nay vẫn còn là
một vấn đề sức khỏe lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam [6].
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết dengue là dịch bệnh lưu hành địa phương
với số ca mắc tăng cao trong những năm gần đây, khi nghiên cứu về vai trò
truyền bệnh của muỗi Aedes với bệnh này cho thấy rằng 100% các ổ dịch trong
nghiên cứu đều có mặt của muỗi Ae. aegypti, trong khi tỷ lệ có mặt của muỗi
Ae. albopictus chỉ là 50% [15] . Vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi Anopheles
đã được xác minh từ cuối thế kỷ 19. Trong suốt thế kỷ 20, muỗi Anopheles luôn
là đối tượng nghiên cứu của các nhà côn trùng học sốt rét. Qua nghiên cứu đã
xác định được các véc tơ chính truyền bệnh sốt rét An. minimus, An. dirus, An.
aconitus, An. Maculatus [16].


2

Khi tiến hành các nghiên cứu về muỗi như: Đặc điểm sinh lý, sinh thái,
vòng đời, nghiên cứu về độ nhạy cảm và hiệu lực hóa chất xua diệt muỗi địi
hỏi một số lượng muỗi lớn. Do đó, việc ni giữ muỗi trong labo để tạo nên
các dòng thuần và nhân lên số lượng lớn phục vụ nghiên cứu khoa học và đào
tạo là cần thiết.
Trong quy trình ni giữ chủng muỗi, việc cho muỗi ăn trực tiếp trên
động vật có vú thường tiềm ẩn một số nguy cơ và liên quan đến vấn đề y đức
nghiên cứu trên động vật thí nghiệm. Do đó, chúng tơi đã cố gắng cho muỗi
cái ăn nhân tạo để thay thế cho ăn trực tiếp từ người hoặc chuột và so sánh

ảnh hưởng của việc ăn máu trực tiếp và cho ăn nhân tạo lên đặc điểm sinh
trưởng và sinh sản của hai loài muỗi Aedes và Anopheles. Giai đoạn trưởng
thành của muỗi cái, đòi hỏi phải được no máu đều đặn mỗi ngày để cơ thể
chiết xuất protein và sắt từ máu rồi tạo ra các amino axit và từ đó phát triển
trứng [20]. Nguồn máu dùng để cung cấp hằng ngày cho muỗi ni trong
phịng thí nghiệm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
và sinh sản của chúng. Chính vì thế, nghiên cứu cho muỗi ăn qua màng ăn
nhân tạo bằng hệ thống máy Hemotek để thay thế việc cho muỗi đốt máu trực
tiếp trên động vật thí nghiệm là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao,
góp phần làm giảm việc sử dụng động vật thí nghiệm sống trong nghiên cứu
khoa học đồng thời giảm các chi phí khi duy trì một số lượng lớn động vật thí
nghiệm trong một thời gian dài và các chi phí trong nghiên cứu khoa học liên
quan đến hoạt động phòng chống véc tơ [25], [21]. Xuất phát từ các lý do
trên, đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản của các chủng
muỗi Aedes và Anopheles trong điều kiện nuôi nhân tạo bằng máy
Hemotek tại phịng thí nghiệm Viện Sốt rét – Ký Sinh Trùng - Côn
Trùng Quy Nhơn, được thực hiện với các mục tiêu:


3

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1. Xác định tỷ lệ hút máu no, chu kỳ tiêu sinh và tuổi thọ của các chủng
muỗi Aedes và Anopheles trong điều kiện nuôi nhân tạo bằng máy Hemotek.
2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến khả năng cho trứng, tỷ lệ trứng nở
của các loài muỗi cái trưởng thành trong quy trình ni muỗi bằng hệ thống
máy Hemotek.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Muỗi Aedes (Ae. aegypti, Ae. albopictus)
- Muỗi Anopheles (An. dirus, An. epiroticus)

- Chuột bạch
4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Địa điểm nghiên cứu
Phịng thí nghiệm khoa Côn Trùng, Viện Sốt rét- KST-CT Quy Nhơn.
* Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 7/2019.
5. Nội dung nghiên cứu
- Tiến hành kỹ thuật ni muỗi trong phịng thí nghiệm cho muỗi đốt
máu chuột và có sử dụng hệ thống màng cho ăn nhân tạo từ máy Hemotek,
thực hiện trên 3 loại màng: màng Hemotek, màng ruột heo, màng parafilm.
- Khả năng sinh sản của muỗi Aedes và Anopheles.
- Chu kỳ tiêu sinh của muỗi Aedes và Anopheles.
- Tỷ lệ nở trứng của muỗi Aedes và Anopheles.
- Thời gian sống của muỗi Aedes và Anopheles.
- So sánh hiệu quả sử dụng hệ thống máy cho ăn nhân tạo Hemotek trên
3 loại màng.
- So sánh khả năng sinh sản, tỷ lệ nở trứng, thời gian sống khi cho muỗi
đốt máu chuột và khi cho muỗi ăn bằng hệ thống máy Hemotek.


4

6. Phương pháp nghiên cứu
Kỹ thuật phịng thí nghiệm
7. Ý nghĩa của đề tài
7.1.Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin về hệ thống máy cho ăn nhân tạo Hemotek, hiệu
quả ứng dụng trong kỹ thuật ni muỗi tại phịng thí nghiệm.
7.2.Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng màng cho ăn nhân tạo để thay thế cho ăn trực tiếp từ chuột

trong kỹ thuật ni muỗi tại phịng thí nghiệm, ứng dụng vào kỹ thuật gây
nhiễm thực nghiệm nhằm tạo ra số lượng lớn thoa trùng phục vụ cho nghiên
cứu. Giải quyết được vấn đề y đức trên động vật thí nghiệm trong nghiên cứu
khoa học.
8. Cấu trúc luận văn
- Mở đầu
- Chương 1. Tổng quan tài liệu
- Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sốt xuất huyết, sốt rét trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết và sốt rét trên thế giới
Những vụ dịch sốt xuất huyết đầu tiên được ghi nhận xảy ra vào những
năm từ 1778 - 1780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng
thời của các vụ dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng
như vector truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới đã từ hơn 200 năm
trước [27]. Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những
năm gần đây. Bệnh này hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia ở châu Phi,
châu Mỹ, khu vực phía Đơng Địa Trung Hải, Đơng Nam Á và Tây Thái Bình
Dương. Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 50 đến 100
triệu người mắc bệnh [14].
Nhiều năm qua bệnh sốt rét có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã

hội trên thế giới với khoảng một nửa dân số thế giới nằm trong vùng có nguy cơ
mắc bệnh sốt rét, đặc biệt ở những nước có thu nhập thấp như châu Phi. Hàng
năm, trên thế giới có khoảng 300-500 triệu ca sốt rét và ít nhất một triệu người
trong số đó tử vong. Ở châu Á, đặc biệt là các nước trong khu vực tiểu vùng
sơng Mê Kơng tính đa dạng sinh học của Anopheles phong phú hơn nhiều
so với châu Phi. Có tới 20 lồi khác nhau có thể tìm thấy ở các vùng sâu,
xa của khu vực này cùng với một số lồi thứ yếu. Có 3 lồi véc tơ chính có
mặt, vùng rừng núi có An.dirus và An.minimus, vùng biển nước lợ là
An.epiroticus (trước đây gọi là An.sundaicus). Trong đó An.dirus là loài
véc tơ nguy hiểm ở phạm vi toàn cầu nhưng chỉ giới hạn ở sinh cảnh rừng
rậm. Sốt rét ảnh hưởng chủ yếu đến những nhóm người có các hoạt động
liên quan đến rừng. Trong đó quan trọng là các nhóm dân tộc thiểu số và
dân di cư [9].


6

1.1.2. Tình hình sốt xuất huyết và sốt rét ở Việt Nam
Ở Việt Nam, năm 1913 Gaide đã thông báo về bệnh sốt Dengue cổ điển tại
miền Bắc và miền Trung. Năm 1929, Boyé có viết về một vụ dịch sốt Dengue cổ
điển (1927) ở miền Nam [10]. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2010 dịch SXH
xảy ra trên diện rộng, cả nước ghi nhận 128.831 ca mắc và 109 trường hợp tử
vong và dịch bùng phát ở nhiều vùng. Số ca mắc tập trung chủ yếu ở miền Nam
58%, miền Trung 28%, Tây Nguyên 10% và miền Bắc 4%. Đặc biệt là miền
Trung với số ca mắ c mới 35.865/11.519 tăng 3,1 lần, số tử vong 24/8 tăng 3 lần
so với năm 2009. Năm 2012, số người mắc bệnh SXH ở khu vực phía Nam là
67.158 người, trong đó có 61 người chết, tình hình dịch bệnh năm sau tăng hơn
năm trước. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành quanh năm ở Việt Nam
nhưng thường tăng cao từ tháng 6 đến tháng 11. Trong năm 2013, đã ghi nhận
khoảng 66.000 trường hợp mắc bệnh SXHD và 42 trường hợp tử vong liên quan

đến SXHD [8]. Tại khu vực miền Trung tính đến 11/2015, đã ghi nhận 13.917
trường hợp mắc và 5 trường hợp tử vong. Số mắc/chết tập trung chủ yếu ở các
tỉnh Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng trở vào: Khánh Hịa 5.498/02; Bình Thuận
1.729/01; Quảng Ngãi 1.299/0; Phú Yên 1.106/01[9].
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Đông Nam Á
thuộc cực Đông của bán đảo Đông Dương. Năm 2001, trong số khoảng 80 triệu
dân cả nước lúc bấy giờ có khoảng 40 triệu dân sinh sống trong vùng sốt rét lưu
hành [35].Các vùng lưu hành bệnh bao gồm vùng rừng núi phía Bắc, ven dọc
Trường sơn, cao nguyên miền Trung, khu vực Đông nam, Tây nam và các miền
Duyên Hải. Trước năm 1992, tình hình sốt rét rất nghiêm trọng, hàng nghìn ca
chết mỗi năm, tỷ lệ mắc sốt rét tăng và nhanh chóng làm cho sốt rét kháng
thuốc. Tuy nhiên sau hơn 10 năm, chương trình quốc gia phịng chống sốt rét
của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, tỷ lệ chết do bệnh sốt rét giảm 96% và tỷ lệ
mắc giảm 78%. Năm 2000, số ca mắc sốt rét tại Việt Nam là 293.016 ca trong


7

đó có 148 ca tử vong. Đến năm 2007, số ca sốt rét đã giảm xuống cịn 70.910
ca trong đó 20 ca tử vong. Tình hình sốt rét hiện nay tương đối ổn định nhưng
vẫn còn là mối đe dọa sức khỏe với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên
giới và dân di cư [3].
Tuy nhiên, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, tình trạng kháng
thuốc của ký sinh trùng cũng như kháng hố chất diệt cơn trùng của véc tơ sốt
rét đang đặt ra đòi hỏi phải phát triển các nghiên cứu trong tương lai, cung
cấp các cơng cụ mới trong phịng chống sốt rét ở Việt Nam [13].
1.2. Tình hình nghiên cứu muỗi Aedes và Anopheles
1.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh thái của muỗi Aedes
1.2.1.1. Đặc điểm nhận dạng hình thái ngồi của Aedes
Hình thái muỗi Aedes aegypti trưởng thành rất dễ nhận biết, với kích

thước trung bình, chân và bụng có các khoang đen trắng rõ rệt. Thân có nhiều
vẩy trắng bạc tập trung thàng từng cụm hay tạo thành đường trên thân muỗi.
Vịi khơng có băng trắng, đỉnh pan trắng. Trên mặt lưng của ngực có 2 đường
vẩy trắng bạc phình ra, như hai nữa vịng cung ơm hai bên lưng nên gọi là
hình đàn (Harwood và James, 1979; WHO, 1995) [2] .
Trên mặt lưng ở gốc các đốt II đến VIII đều có những đường vẩy ngang
từng đốt, gốc các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân
thứ V trắng hồn tồn, nên cịn gọi là muỗi vằn. Mỗi lồi đều có những đặc
tính sinh học khác nhau, hình thái khác nhau vì vậy việc nhận biết véc tơ là
việc làm có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đưa ra các biện pháp phòng chống và
kiểm soát véc tơ đem lại hiệu quả cao hơn. Vũ Đức Hương (1997) [2].
Đặc điểm bọ gậy Aedes aegypti có đốt bụng VIII khơng có tấm kitin. Các
răng lược đốt bụng VIII xếp thành một hàng, có gai giữa và gai bên. Siphon có
chiều dài khơng q 4 lần chiều rộng, khơng có gai ở đỉnh. Chùm lơng siphon
nằm ngồi khoảng lược siphon. Lơng siphon khơng có dạng gai tù. Mặt lưng của


8

ngực khơng có lơng dạng gai. Tấm n khơng có gai ở phía ngồi. Các lơng đầu
trên, dưới lơng trước anten có ít gai nhỏ. Muỗi Aedes albopictus về hình thái rất
giống muỗi Aedes aegypti, chỉ khác trên mặt lưng có một vạch trắng chạy dọc
lưng [2].

(Nguồn ích dẫn ngày 12/3/2109).
Hình 1.1. Hình thái ngồi của muỗi Aedes albopictus, Aedes aegypti

1- Cánh costa không gián đoạn
2- Các đốt bàn chân sau có băng trắng rõ
3- Ngực có hình vịng cung (Aedes aegypti)

4- Ngực có một vạch trắng chạy dọc lưng (Ae. albopictus)
1.2.1.2. Chu kỳ phát triển của muỗi Aedes
Muỗi Aedes có đặc điểm đẻ trứng trên những diện tích ẩm ướt ngay trên
thành hoặc gần sát với mặt nước ở trong những dụng cụ chứa nước tạm thời hoặc
những nơi có nước. Trứng muỗi chịu đựng được độ khơ trong nhiều tháng và chỉ
nở thành bọ gậy muỗi khi bị ngập nước. Ở những vùng có mùa đơng với khí hậu
lạnh, trứng muỗi có thể tồn tại, sống sót qua thời kỳ này. Trong điều kiện thuận
lợi, trứng muỗi sẽ nở thành bọ gậy, sau đó bọ gậy phát triển thành lăng quăng và
muỗi trưởng thành [14].


9

( Nguồn . Truy cập ngày 23/5/2019)
Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của muỗi Aedes

Trứng: Trứng muỗi Aedes có kích thước nhỏ (dưới 1mm), hình bầu dục
(oval) khơng đều một mặt phẳng một mặt cong, màu nâu sẫm, một cực nhỏ
hơn, ở một cực to của trứng có lỗ trứng được bao bọc bởi một lớp globulin
trong suốt. Bên ngoài trứng được phủ bởi màng chrion màu trắng sữa, có thể
thấy màng này khi trứng được ngâm trong nước, khi khô màng chrion co sát
vào vỏ trứng làm mặt vỏ trứng gồ ghề. Khác với trứng muỗi Anopheles,
Culex v.v… Loài này đẻ trứng rời từng chiếc trên những diện tích ẩm ướt,
ngay trên thành hoặc gần sát với mặt nước, trong những dụng cụ chứa nước
tạm thời, hoặc những nơi có nước lên xuống. Trứng muỗi Aedes chịu được độ
khơ trong nhiều tháng và chỉ nở khi bị ngập nước.
Bọ gậy: Bọ gậy muỗi Aedes có dạng hình trụ, thon dần về phía đi và có
màu trắng sữa. Cơ thể chia ra làm ba phần: đầu, ngực và bụng. Đặc điểm đặc trưng



10

của bọ gậy muỗi Aedes là có một chùm lơng nằm ở giữa ống thở. Tỷ lệ giữa chiều
dài và chiều rộng của ống thở gọi là chỉ số ống thở (chỉ số si phon) cũng hay được
sử dụng để định loại.
Quăng: Quăng của muỗi Aedes giống như một dấu hỏi lớn. Bên ngoài
quăng được bao bọc một lớp vỏ màu xẫm nhưng có thể nhận thấy mầm của những
phần phụ của muỗi trưởng thành sau này. Cơ thể quăng được chia làm hai phần:
đầu ngực và bụng.
Muỗi trưởng thành: So với các chi muỗi khác, muỗi Aedes có kích
thước trung bình, độ dài của sải cánh vào khoảng từ 4,5 - 5mm. Muỗi Aedes
thường có màu đen, điểm nhiều vảy bạc, cho nên được gọi là muỗi vằn. Cơ thể
muỗi được chia ra làm ba phần: đầu, ngực và bụng
1.2.1.3. Đặc điểm sinh thái của muỗi Aedes
- Sự phân bố:
Ở Việt Nam muỗi Aedes chủ yếu tập trung ở thành phố, rồi đến các đồng
bằng ven biển và các làng mạc gần đường giao thơng. Đó là những nơi có dân cư
đơng đúc, có nhiều dụng cụ chứa nước và các phương tiện giao thông thường
xuyên qua lại. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế phát triển (rác thải bia, đồ hộp….) và
việc đơ thị hóa nhanh chóng nhưng khơng đồng bộ (cấp thốt nước chưa đầy đủ,
vệ sinh mơi trường kém), sự thờ ơ của một số người dân với giáo dục sức khỏe
cho cộng đồng, làm cho vùng phân bố của Ae. aegypti ngày càng mở rộng. Sự
phát tán của Ae. aegypti được thuận lợi do sự chuyên chở trứng (trứng chịu đựng
được mùa khô) và bọ gậy trong các thùng chứa nước, tàu bè, túi đựng nước của
những người du mục, hành hương và sự chuyên chở muỗi trưởng thành bằng các
phương tiện như: xe ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy [15].
- Mùa phát triển: Phát triển quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa
ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Với những đặc điểm sinh lý, sinh thái
của muỗi truyền bệnh đã được nêu ở trên; mùa hè thường kéo dài từ tháng 5



11

đến tháng 8 hàng năm có những yếu tố, điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi để
dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue xuất hiện và bùng phát cụ thể như năm 2017.
Nước ta ở trong vùng nhiệt đới, mặc dù miền Bắc và miền Nam có sự khác biệt
về khí hậu, thời tiết nhưng khơng nhiều nên vẫn có điều kiện, yếu tố phù hợp
để muỗi truyền bệnh sinh sôi, nảy nở gây bệnh trong mùa hè. Theo quy luật,
bệnh sốt xuất huyết Dengue tại nước ta thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và
phát triển mạnh từ tháng 7 đến tháng 10 nhưng hiện nay do sự biến đổi khí hậu
nên quy luật này cũng có thể thay đổi, bệnh lại xuất hiện và lưu hành vào mùa
hè bắt đầu từ tháng 5. Trong mùa hè nắng nóng, các cơn mưa giông bất chợt
thường tạo nên những thủy vực mới cho muỗi đẻ trứng và sinh sôi, nảy nở
ngồi những chỗ truyền thống bình thường; theo đó mật độ hoạt động của muỗi
truyền bệnh cũng gia tăng để đảm nhận vai trò truyền bệnh làm cho dịch bệnh
bùng phát từ mầm bệnh virut có sẵn tại địa phương [16].
1.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh thái của muỗi Anopheles
1.2.2.1. Đặc điểm nhận dạng hình thái ngồi của Anopheles
Chiều dài của pan bằng chiều dài của vòi, trên cánh muỗi có các vẩy đen
trắng, muỗi đậu chếch một góc 45o so với giá thể. Ngoại trừ Anopheles
Culicifacies, một loài truyền bệnh ở Nam Á khi muỗi đậu thân gần như song
song với giá thể, nhìn giống như muỗi Culex. Costa có các điểm đen trắng rõ
rệt. Trứng Anopheles được đẻ từng chiếc, trứng có hai phao ở hai bên, nổi
trên mặt nước cho tới khi nở.Trứng nở sau 2-3 ngày. Ở vùng nhiệt đới, thời
gian từ khi trứng nở tới khi muỗi trưởng thành khoảng 11-13 ngày. Bọ gậy
Anopheles khơng có ống xiphơng, nằm ngang trên mặt nước. Nơi cư trú của
bọ gậy thay đổi theo từng lồi, nhưng đa số chúng thích nơi có ánh sáng mặt
trời, nước đọng hay chảy chậm, hai bên bờ có cây cỏ, rong rêu [15].



12

Nguồn (Truy cập ngày 28/5/2019)
Hình 1.3. Hình thái ngồi của muỗi Anopheles

1.2.2.2. Chu kỳ phát triển của muỗi Anopheles
Vòng đời sinh trưởng muỗi Anopheles cũng sẽ trải qua gồm 4 giai đoạn
phát triển: trứng, bọ gậy, quăng và muỗi trưởng thành. Ba giai đoạn đầu tiên
sống trong nước và kéo dài từ 5 đến 14 ngày tùy thuộc vào lồi và nhiệt độ
mơi trường xung quanh. Giai đoạn trưởng thành chính là lúc muỗi Anopheles
cái hoạt động như một vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Muỗi cái trưởng
thành có thể sống khoảng 40 ngày nhưng hầu hết trong tự nhiên chúng chỉ
sống được 1-2 tuần [11].


13

Nguồn (Truy cập ngày 28/5/2019)
Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của muỗi Anopheles

Trứng: Muỗi cái trưởng thành đẻ từ 50 đến 200 trứng cho một lần sinh
sản. Trứng đẻ đơn lẻ trực tiếp vào nước và đặc biệt hơn những lồi khác,
trứng Anopheles có phao nổi ở hai bên. Trứng khơng chịu được khơ hạn và nở
chỉ trong vịng 2 đến 3 ngày.
Bọ gậy: Bọ gậy muỗi có phần đầu phát triển mạnh, ngực lớn và bụng lớn
và bụng được phân đoạn. Chúng khơng có chân. Khác với những lồi muỗi
thơng thường, bọ gậy muỗi Anopheles khơng có vịi hô hấp. Bọ gậy hô hấp qua
lổ thở nằm ở đốt thứ 8 của bụng, vì thế chúng phải ngoi lên mặt nước thường
xuyên. Bọ gậy bơi nhờ lực đẩy với bàn chải quanh miệng. Bọ gậy trải qua 4 lần
lột xác trở thành quăng, có sự tham gia của hormone sinh trưởng và hormone lột

xác, 2 hormone này tồn tại song song trong quá trình phát triển. Khi Hormon lột
xác được tiết ra làm vỏ kitin dày lên từ đó kích thích hormone sinh trưởng phát
triển, bọ gậy lớn lên qua 4 lần lột xác. Bọ gậy diễn ra ở nhiều môi trường sống


14

khác nhau nhưng đa số các lồi đều ưa thích nguồn nước sạch sẽ không bị ô
nhiễm. Bọ gậy Anopheles được tìm thấy ở đầm lầy, nước ngọt, nước mặn, đầm
ngập mặn, ruộng, mương, suối, sông và ở vũng nước mưa tạm thời.
Quăng: Quăng có hình dấu hỏi. Đầu và ngực được nối với phần bụng uốn
cong. Giống với bọ gậy quăng thường ngoi lên mặt nước để thở thông qua cặp
vịi hơ hấp trên đầu ngực. Sau một vài ngày mặt lưng của phần đầu ngực tách ra
và muỗi trưởng thành xuất hiện.
Quá trình phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành khác nhau giữa các loài và
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiệt độ xung quanh.
Muỗi trưởng thành: Giống với những lồi muỗi khác, muỗi trưởng thành
Anopheles có thân hình mảnh dẻ với 3 phần: đầu, ngực, bụng. Phần đầu có cấu
tạo đặc biệt để cảm nhận thơng tin. Đầu bao gồm mắt, cặp râu dài và được phân
thành nhiều đoạn. Râu rất quan trọng trong việc phát hiện mùi của vật chủ cũng
như mùi của khu vực sinh sản nơi muỗi cái đẻ trứng. Phần đầu có một vòi dài để
hút máu và 2 xúc tu cảm giác. Ngực có chức năng hoạt động. Ba cặp chân và cặp
cánh được gắn với phần ngực. Bụng có chức năng tiêu hóa thức ăn và phát triển
trứng. Phần đốt trên cơ thể sẽ phình ra khi muỗi cái hút no máu. Máu được tiêu
hóa qua thời gian cung cấp protein cho sản sinh trứng.
Muỗi Anopheles có thể phân biệt với những lồi muỗi khác thơng qua cặp xúc tu
dài bằng vịi và có những khối màu đen và vảy trắng trên cánh. Muỗi Anopheles
cũng có thể được nhận diện thông qua tư thế nghỉ, muỗi đực và muỗi cái hướng
cơ thể chếch một góc 45o so với bề mặt phẳng. Muỗi trưởng thành thường giao
phối trong vòng một vài ngày sau khi phát triển qua giai đoạn quăng.

1.2.2.3. Đặc điểm sinh thái của muỗi Anopheles
- Sự phân bố: Muỗi Anopheles phân bố rộng khắp trên thế giới. Ở Việt Nam có
62 lồi muỗi Anopheles trong đó khoảng 10 lồi Anopheles có vai trị truyền bệnh
sốt rét, quan trọng nhất là An. minimus, An. dirus, An. epiroticus và An. subpictus.


×