Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học cơ sở nhìn từ giá trị đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐINH THỊ Ý LAN

TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ
NHÌN TỪ GIÁ TRỊ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN ĐẤU


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố
trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào.

Người cam đoan

ĐINH THỊ Ý LAN


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Đấu – người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu để
tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới q thầy cơ trong khoa Ngữ văn –


Trường Đại học Quy Nhơn, quý thầy cô thỉnh giảng đã truyền thụ kiến thức
và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và những người thân đã luôn động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................... 8
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 9
Chương 1. TÁC PHẨM VĂN HỌC VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CON NGƯỜI ............................................................................................... 10
1.1. Tác phẩm văn học - từ nhận thức cuộc sống, cái đẹp đến giáo dục
đạo đức con người .................................................................................... 10
1.1.1. Tác phẩm văn học - cuốn “bách khoa toàn thư” về đời sống........ 10
1.1.2. Tác phẩm văn học - nơi kết tinh những sáng tạo thẩm mỹ ........... 13
1.1.3. Tác phẩm văn học – khả năng hướng thiện, trau dồi nhân cách
con người .............................................................................................. 16
1.1.3.1.Tác phẩm văn học nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người.. 16
1.1.3.2. Tác phẩm văn học giúp con người hoàn thiện nhân cách ...... 18
1.2. Tác phẩm văn học – thông điệp mang giá trị giáo dục đạo đức .............. 19
1.2.1. Tác phẩm văn học - nơi tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp .......... 19

1.2.2. Tác phẩm văn học - nơi cái xấu, cái ác bị phê phán, phủ nhận ..... 21
1.2.3. Tác phẩm văn học – Những điển hình về lẽ sống làm người........ 26
Tiểu kết chương 1. .................................................................................... 30


Chương 2. TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG
TRÌNH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CON NGƯỜI
CƠNG DÂN................................................................................................. 32
2.1. Giáo dục tình u q hương, đất nước .............................................. 32
2.1.1. Từ văn học truyền thống… .......................................................... 34
2.1.2. … Đến văn học hiện đại .............................................................. 47
2.2. Giáo dục niềm tự hào dân tộc ............................................................. 57
2.2.1. Từ văn học truyền thống… .......................................................... 57
2.2.2. …Đến văn học hiện đại ............................................................... 65
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 76
Chương 3. TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG
TRÌNH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CON NGƯỜI
CÁ NHÂN ................................................................................................... 77
3.1. Từ văn học truyền thống… ................................................................ 77
3.1.1. Tình cảm gia đình ........................................................................ 77
3.1.2. Tình cảm xã hội ........................................................................... 82
3.2…. Đến văn học hiện đại...................................................................... 84
3.2.1. Tình cảm gia đình ........................................................................ 84
3.2.2. Tình cảm xã hội … ...................................................................... 94
Tiểu kết chương 3. .................................................................................. 101
KẾT LUẬN ................................................................................................ 103
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS

: Giáo sư

HS

: Học sinh

Nxb

: Nhà xuất bản

NQ

: Nghị quyết

NQ/TW

: Nghị quyết Trung ương

PGS.TS

: Phó giáo sư – Tiến sĩ



: Quyết định


QH

: Quốc Hội

THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

SGK

: Sách giáo khoa


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đạo đức xã hội là một phạm trù lịch sử ra đời cùng với sự hình
thành xã hội lồi người. Theo triết học Mác – Lê-nin, đạo đức được hiểu là hệ
thống các quy tắc của đời sống xã hội và hành vi con người, là những quan
niệm, những nguyên tắc, chuẩn mực, hành vi ứng xử của con người đối với
con người, đối với xã hội, đối với tự nhiên và đối với chính bản thân mình, có
ý nghĩa tích cực thúc đẩy xã hội phát triển, hướng con người tới chân - thiện mĩ. Và văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức đóng vai trị quan trọng,
tham gia tích cực vào việc xây dựng đạo đức xã hội [28, 78].
Lịch sử văn học, nghệ thuật nhân loại từ Đơng sang Tây, từ cổ chí kim,
trong tất cả ý nghĩa chân chính và cao cả của nó, đều trực tiếp hoặc gián tiếp

tìm đến phản ánh, cảnh báo, dự báo và bộc lộ khát vọng về đạo đức con
người. Nó phản ánh đạo đức xã hội, đấu tranh chống cái ác, cái thấp hèn, bảo
vệ cái cao thượng, cái tốt đẹp là nhiệm vụ tự thân của văn học, nghệ thuật.
Qua văn học nghệ thuật, đạo đức được hun đúc, ý thức đẩy lùi cái ác được bồi
đắp, cổ vũ khát vọng hướng tới cái thiện, cái đẹp, mang lại niềm tin yêu con
người và cuộc sống.
1.2. Ý nghĩa giáo dục của văn học là đặc tính tất yếu, khách quan, độc
lập với ý muốn của nhà văn cũng như người đọc. Văn học mở rộng sự hiểu
biết cũng chính là văn học cải biến thế giới bên trong, thế giới tinh thần con
người, tạo điều kiện cho nó ý thức được chính bản thân mình, tự lựa chọn cho
mình một thái độ sống đúng đắn. Vì thế các nhà văn lớn xứng đáng với danh
hiệu nhà giáo dục với ý nghĩa sâu sắc nhất. Nhận thức rõ mối quan hệ biện
chứng giữa đạo đức và văn học, các nhà giáo dục đã đưa các tác phẩm văn
chương vào chương trình giảng dạy ở nhà trường nhằm giáo dục nhân cách


2

cho đối tượng học sinh ngay từ sớm, ở tất cả các cấp học. Không phải ngẫu
nhiên mà môn ngữ văn thường chiếm dung lượng thời gian lớn trong chương
trình học của học sinh. Bởi môn học này vừa là môn học cơ sở giúp ta học tốt
các môn khác, vừa là mơn học giúp giáo dục tư tưởng, tình cảm con người, là
môn học làm đẹp tâm hồn, làm cho tâm hồn tình cảm thêm phong phú, nhạy
cảm, rung động trước cái đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời, góp phần giáo
dục tư tưởng, bồi dưỡng và hồn thiện nhân cách cho học sinh.
1.3. Chương trình Ngữ văn THCS hiện hành nêu lên ba mục tiêu, trong
đó mục tiêu đầu tiên là “cung cấp cho HS những kiến thức phổ thơng, cơ bản,
hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học
(trọng tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi
và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước”. Mục tiêu thứ hai là hình thành và phát triển năng lực sử dụng
tiếng Việt đã hình thành ở cấp tiểu học, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ…
Mục tiêu thứ ba là bồi dưỡng tinh thần, tinh cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu
thiên nhiên, yêu quê hương đất nước; ý thức đối với cội nguồn, tự hào về lịch
sử dân tộc; lòng nhân ái, vị tha; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc
lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; có tinh thần tự học và ý
thức nghề nghiệp; trung thực và có trách nhiệm, có ý thức cơng dân, tơn trọng
pháp luật, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam qua vẻ đẹp
của ngôn từ nghệ thuật, qua lời ăn tiếng nói khi giao tiếp, qua vẻ đẹp nhân văn
của đề tài, chủ đề, của tư tưởng và hình tượng nghệ thuật…Ba mục tiêu này
đã thể hiện rõ chức năng giáo dục, chức năng nhận thức và chức năng thẩm
mĩ của văn học ở chương trình Ngữ văn THCS.
Vì thế, việc đi vào tìm hiểu giá trị giáo dục đạo đức trong chương trình
Ngữ văn THCS là hết sức quan trọng và cần thiết, vừa góp phần định hướng
phát triển nhân cách, năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ


3

thẩm mĩ, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm như tình u tiếng Việt, u thiên
nhiên, gia đình, lịng tự hào dân tộc, vừa giúp khắc phục tình trạng dạy học
Ngữ văn thiếu hiệu quả trong nhà trường phổ thông hiện nay. Đó cũng là lí do
chúng tơi chọn vấn đề Tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ
văn Trung học cơ sở nhìn từ giá trị giáo dục đạo đức làm đề tài cho luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Chức năng giáo dục thường được xem là giáo dục phẩm chất đạo đức,
nhân cách cho con người. Ngay từ thời cổ đại Hi Lạp, Arixtot đưa ra phạm trù
thanh lọc khi người ta xem kịch nếu có khóc thì sẽ làm người ta trong sạch và
cao thượng hơn. Nhà mĩ học Letsxing của Đức cho rằng sân khấu phải trở

thành “một trường học đạo đức”. Ở Việt Nam, việc coi văn học có chức năng
giáo dục đã có từ lâu. Trong bài tựa Lĩnh Nam chích quái, Vũ Quỳnh và Kiều
Phú đã viết: “Việc tuy kì dị mà khơng qi đản, văn tuy thần bí nhưng khơng
nhảm nhí, tuy nói những chuyện hoang đường mà tung tích vẫn có bằng cứ,
há chẳng phải là chẳng khuyên điều thiện, trừng điếu ác, bỏ giả theo thật”. Và
từ xưa đến nay văn học vẫn được coi như một thứ vũ khí giáo dục, tuyên
truyền phục vụ sự nghiệp đấu tranh giữ nước, dựng nước.
Bàn về giá trị đạo đức trong văn chương nghệ thuật từ trước đến nay,
đã có rất nhiều cơng trình, tài liệu của các nhà nghiên cứu, phê bình, lí luận
văn học, các nhà giáo dục đề cập đến. Chúng tôi xin điểm qua những cơng
trình, tài liệu tiêu biểu có liên quan đến đề tài.
Luật giáo dục và đào tạo được Quốc Hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 đã nêu rõ mục
tiêu của giáo dục đào tạo “là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện,
có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân


4

cách, phẩm chất và năng lực của con người đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo
vệ tổ quốc...”. Luật giáo dục đã định hướng mục tiêu cần đạt của giáo dục nói
riêng và vấn đề đạo đức học sinh nói chung, tất cả đều thơng qua một phương
tiện là chương trình, nội dung kiến thức cần truyền đạt, trong đó mơn Ngữ
văn là một trong những mơn học quan trọng, chiếm nhiều dung lượng và thời
gian nhất.
Cùng với Luật giáo dục và đào tạo, các Nghị quyết của Đảng và Quốc
hội cũng đã đề cập một cách toàn diện và sâu sắc về vấn đề này: Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII năm 1998 đã xác định văn học nghệ thuật là một
trong 10 nhiệm vụ trọng tâm. Nghị quyết số 33 năm 1998 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” tiếp tục khẳng định
phát triển văn học, nghệ thuật là một trong các nhiệm vụ then chốt góp phần
xây dựng, phát triển văn hóa, con người: mỗi văn nghệ sỹ bên cạnh tài năng,
năng khiếu, phải là những nhà tư tưởng, vừa có tài, vừa có tâm, có tầm, phải
là những nhà đạo đức làm gương cho xã hội, là những công dân với đầy đủ ý
thức trách nhiệm, bổn phận đối với dân tộc, nhân dân, đất nước; người tiếp
nhận, cần thường xuyên bồi dưỡng năng lực cảm thụ nghệ thuật, định hướng
thị hiếu, thẩm mỹ lành mạnh cho công chúng; đối với các nhà quản lý, lãnh
đạo, tham mưu văn hóa, văn nghệ cần nâng cao năng lực, hiểu biết về lĩnh
vực nhạy cảm và tinh tế này, tránh tình trạng có những xử lý, ứng xử chưa
đúng đối với tác giả, tác phẩm, làm mất đi mơi trường thuận lợi, mất sự kích
thích sức sáng tạo đối với văn nghệ sỹ.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung và phát triển năm 2011) tiếp tục bổ sung: Xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thấm nhuần
tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; Kế thừa và phát huy những truyền thống


5

văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa
văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi
ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực
và thẩm mỹ ngày càng cao, khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện,
mĩ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện
phản văn hoá.
Đến năm 2014, nhận thấy sự xuống cấp về đạo đức xã hội, trong đó đặc
biệt là sự suy thối về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên và cả trong nhân dân trở thành một lực cản đối với công

cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Nghị quyết Trung ương 4 và Nghị
quyết Trung ương 9, khóa XI, số 33 cũng đã đặt ra mục tiêu riêng đối với văn
học, nghệ thuật, đó là hồn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người
Việt Nam, tạo mơi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí
tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công
dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước; tự hào dân tộc,
lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng
đồng, xã hội và đất nước. Tiếp đó, NQ 88 QH khóa 13/ 2014 và quyết định số
1501/QĐ ngày 28/08/2015 ra đời trên tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI nêu rõ trong đề án Tăng cường giáo dục lí tưởng Cách mạng,
đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên của ngành giáo dục: giáo dục đào tạo là
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống thông qua việc học, nhất là
môn Ngữ văn “Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để tự
khẳng định mình” góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng,
hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam toàn diện về Đức, Trí,
Thể, Mỹ.
Vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách con người cũng đã được các nhà


6

nghiên cứu giáo dục đặc biệt quan tâm. Trong Văn học và đạo đức - nhìn từ
lịch sử văn chương Việt, GS Phong Lê đã điểm qua vấn đề văn học - nghệ
thuật qua từng giai đoạn lịch sử gắn bó rất sâu với chức năng giáo dục, trong
đó chủ yếu là giáo dục lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, tính đảng và
tính giai cấp, nêu gương con người mới. GS cho rằng văn học có quan hệ với
đạo đức, ít ra là trên hai phương diện: đạo đức là đối tượng phản ánh rộng lớn
của văn học (bởi đạo đức là một phương diện sống cơ bản của con người. Là
những quy ước – thành văn hoặc không thành văn mà con người phải tuân

thủ, từ đó kiến tạo nên xã hội người); văn học từng có chức năng giáo dục đạo
đức, hoặc ít ra phải có hiệu quả đạo đức, xét theo lịch sử tồn tại của nó. Vì
vậy GS nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức hội thảo: Văn học và đạo
đức xã hội. Một hội thảo cần thiết và có ích. Bởi, dẫu văn học hôm nay đứng
trước đa chức năng, trong đó chức năng giải trí đang nổi lên, có lúc gần như
lấn át, thì chức năng nhân đạo hóa của văn học nhằm gây dựng hoặc trả
lại chất người cho con người, nhằm làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn.
GS cho rằng văn học là sự hướng thiện cho cả người viết và người đọc, nhất
là khi con người đứng trước nguy cơ bị xâm hại và tha hóa, khi các cộng đồng
người có nguy cơ tan vỡ. Và GS cũng khẳng định nếu sự tha hóa, xâm hại,
hủy hoại của cá nhân con người đã đến mức báo động, thì sự tồn tại của văn
chương - nghệ thuật khơng cịn có ý nghĩa gì nữa cả!
Cịn theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, thông qua hoạt động đọc, viết, nói
và nghe các kiểu loại văn bản, nhất là văn bản văn học, mơn Ngữ văn hình
thành và phát triển cho HS những phẩm chất cao đẹp: yêu quê hương, đất
nước, con người, chăm học, chăm làm, sống trung thực và có trách nhiệm.
Qua những tác phẩm văn học chọn lọc và đặc sắc, giúp học sinh có cơ hội
khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng
cảm sẻ chia, có lịng trắc ẩn, vị tha; có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú,


7

có quan niệm sống và ứng xử nhân văn. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối
với tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp
phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam. [7]
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác
như: Trần Đình Sử, Trở về với văn bản văn học – Con đường đổi mới căn bản
phương pháp dạy học Văn (Báo Văn nghệ số 10/2009); Bùi Mạnh Hùng, Về
định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa mơn Ngữ văn, Đỗ Ngọc

Thống, Dạy học Ngữ văn trong nhà trường Việt Nam – hiện trạng, hướng
phát triển và những vấn đề liên quan (Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về
dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức tại Huế, 2013)…Các cơng trình nói trên đã định hướng tiếp cận, chỉ ra
vai trò và tầm quan trọng của những giá trị đạo đức trong tác phẩm văn
chương ở nhà trường phổ thơng, giúp chúng tơi có thêm cái nhìn sâu sắc và
tồn diện hơn cho luận văn của mình.
Những quan điểm trên đã xác định được vai trị và vị trí mơn Ngữ văn,
một mơn học rất quan trọng trong trường phổ thơng, có ý nghĩa trong việc
hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học
làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một
môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của
người học góp phần giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp như:
tình yêu đối với thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước; ý thức đối với cội
nguồn, tự hào về lịch sử dân tộc; lịng nhân ái, vị tha; u thích cái đẹp, cái
thiện và có cảm xúc lành mạnh…Đó chính là những giá trị đạo đức, giá trị
nhân văn mang thông điệp giáo dục giàu ý nghĩa trong tác phẩm nghệ thuật.
Việc lĩnh hội những giá trị, những ý nghĩa ấy và truyền thụ đến học sinh là
một con đường nan giải, phức tạp đòi hỏi người dạy – người truyền thụ kiến
thức cần có nghệ thuật.


8

Trên cơ sở những thành tựu của những người đi trước, chúng tơi sẽ tiếp
tục kế thừa, đi sâu tìm hiểu và tiếp cận một cách toàn diện vấn đề giá trị đạo
đức của tác phẩm văn chương đặc sắc được chọn lọc trong chương trình Ngữ
văn THCS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu giá trị giáo dục đạo đức và những biểu hiện

của giá trị đạo đức trong những tác phẩm văn học Việt Nam trong chương
trình Ngữ văn trung học cơ sở.
Mặc dù đã hệ thống phần phụ lục các văn bản văn học trong chương
trình ngữ văn THCS nhưng với thời lượng cho phép thực hiện các mục tiêu
đặt ra của đề tài, chúng tơi chọn khảo sát, phân tích, hệ thống một số các văn
bản nghệ thuật tiêu biểu mang các giá trị đạo đức con người công dân, con
người cá nhân trong chương trình Ngữ văn THCS hiện hành, Nxb giáo dục,
Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi sử dụng phối hợp linh hoạt một số
phương pháp cơ bản sau:
4.1. Phương pháp hệ thống: Góp phần giúp người nghiên cứu xem xét
tồn bộ các vấn đề liên quan đến đề tài trong quan hệ chỉnh thể thống nhất.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng kết hợp suốt quá
trình thực hiện đề tài, giúp làm sáng rõ các vấn đề ở các phạm vi khác nhau.
4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu: được sử dụng khi so sánh các tác
giả, tác phẩm, các giai đoạn văn học… qua đó mang lại cái nhìn tồn diện cho
các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
5. Đóng góp của luận văn
Tìm hiểu tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn


9

THCS nhìn từ giá trị giáo dục đạo đức, luận văn đã giúp người dạy, người học
nhìn lại các giá trị đạo đức trong tác phẩm văn học ở nhà trường THCS một
cách có hệ thống, bao qt và tồn diện. Luận văn còn mở ra cho người tiếp
nhận những hướng khai thác nội dung tác phẩm văn học mới hơn, khác hơn,
khơng dựa vào lối mịn sẵn có từ những sách hướng dẫn dành cho giáo viên
và bài soạn văn dành cho học sinh. Từ đó, rèn luyện cho người dạy, người học

một ý thức sáng tạo trong quá trình lĩnh hội sản phẩm của quá trình sáng tạo
nghệ thuật.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn chia thành ba chương:
Chương 1: Tác phẩm văn học với vấn đề giáo dục đạo đức con người
Chương 2: Tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình trung học cơ sở
với vấn đề giáo dục con người công dân
Chương 3: Tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình trung học cơ sở
với vấn đề giáo dục con người cá nhân


10

Chương 1
TÁC PHẨM VĂN HỌC
VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI
1.1. Tác phẩm văn học - từ nhận thức cuộc sống, cái đẹp đến giáo dục đạo
đức con người
Con người là chủ thể của mọi sự phát triển, cịn văn hóa tạo ra hệ thống
các giá trị chuẩn cho con người vươn tới, từ đó hình thành nên phẩm chất con
người. Văn hóa hình thành nên nhân cách con người mà con người chính là
chủ thể của mọi sự phát triển. Trong văn hóa, văn học nghệ thuật là loại hình,
lĩnh vực quan trọng, đặc biệt, tinh tế, là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng
chân, thiện, mĩ của con người. Như vậy, có thể nói văn học nghệ thuật là một
trong những động lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần
của xã hội và xây dựng, phát triển văn hóa con người.
Trong các chức năng cơ bản của văn hóa - văn nghệ thì chức năng nhận
thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục là những chức năng quan
trọng hàng đầu; đồng thời chức năng giao tiếp, tổ chức, điều chỉnh xã hội

cũng góp phần quan trọng khơng kém nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh,
với các thành tố lành mạnh tạo nên các giá trị ổn định làm nền tảng cho phát
triển, góp phần điều chỉnh xã hội, xây dựng một xã hội lành mạnh hơn.
1.1.1. Tác phẩm văn học - cuốn “bách khoa toàn thư” về đời sống
Văn chương phát sinh và phát triển từ lâu trong đời sống xã hội lồi
người, nhưng khơng phải ai cũng thấy được giá trị nhận thức của nó. Mĩ học
Mác - Lênin cho nghệ thuật là phương tiện mà con người dùng để nhận thức
thế giới. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác luôn thấy rõ và nhấn mạnh ý nghĩa
nhận thức của văn học nghệ thuật. Mác và Ăng-ghen đã nhiều lần nêu rõ ý
nghĩa nhận thức của văn chương. Về bộ tiểu thuyết Tấn trò đời của Balzac, bộ


11

bách khoa toàn thư về cuộc sống của xã hội Pháp trong nửa đầu thế kỷ XIX,
Ăngghen viết: “Balzac mô tả tồn bộ lịch sử xã hội Pháp, trong đó ngay cả
những chi tiết kinh tế (thí dụ như việc phân phối lại quyền tư hữu thực tế về
quyền tư hữu cá nhân sau cách mạng), tôi đã học tập được nhiều hơn là tất cả
các sách của các nhà sử học, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê chuyên
nghiệp thì ấy cộng chung lại”.
Cũng như C. Mác và F.Ăng-ghen, Lênin đánh giá cao khả năng hiểu
biết, khám phá, sáng tạo của văn học. Một ví dụ tiêu biểu là Người đã đánh
giá rất cao Lev Tolstoy ở khả năng nhận thức và phản ánh đời sống xã hội qua
tác phẩm của ông. Người xem “Tolstoi là tấm gương phản chiếu cách mạng
Nga”. Maxim Gorki, nhà văn của giai cấp vơ sản Nga, người ln kính cẩn
học hỏi Lev Tolstoy, đã khẳng định: “Lev Tolstoy đã nói cho chúng ta biết về
đời sống của nước Nga, gần như khơng thua kém tồn bộ nền văn học Nga”.
Ở Việt Nam, thủ tướng Phạm Văn Ðồng cũng đã từng phát biểu rất chí lí
rằng: “Văn học nghệ thuật là cơng cụ để hiểu biết. Khám phá, sáng tạo lại
thực tại xã hội”.

Có người cho rằng, “Văn học là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống”,
là tấm gương phản chiếu đời sống. Văn học nghệ thuật có chức năng nhận
thức cuộc sống. Vì sao vậy? Vì trước hết văn học là một kho chứa khổng lồ
về tri thức, mang đến sự hiểu biết, giúp con người khám phá hiện thực, có thể
tìm thấy trong văn học những tri thức về thiên nhiên, vũ trụ, về đời sống xã
hội...những cuốn tiểu thuyết lịch sử như Tam quốc diễn nghĩa của La Qn
Trung, Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái đưa ta về với quá khứ
xa xăm của dân tộc. Thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu
làm sống lại cuộc sống đau thương và những kì tích anh hùng của người xưa.
Đọc những tác phẩm văn học hiện thực giao đoạn 1930-1945 (Lão Hạc của
Nam Cao, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng…), ta thường bắt


12

gặp hình ảnh người nơng dân bỏ làng ra đi vì sự bần cùng hóa của nơng thơn
đang diễn ra khốc liệt [30,243].
Văn học miêu tả các hiện tượng, đối tượng thuộc thế giới tự nhiên và
đời sống xã hội chính là nhằm khám phá đời sống của con người trong các
mối quan hệ phức tạp. Qua hình tượng nhân vật, nhất là nhân vật điển hình,
văn học giúp ta tìm hiểu thân phận con người, khám phá các tính cách xã hội
của một giai đoạn lịch sử, của một tầng lớp giai cấp nào đó (ví dụ tính cách
nhân vật trong kịch của Môlie mang đặc điểm phổ quát của bản chất người,
hay nhân vật trong sáng tác của Nam Cao mang đặc điểm khái quát cho tầng
lớp giai cấp trong xã hội). Mục đích cuối cùng của nhận thức là hướng tới
khái quát, khám phá ra bản chất, quy luật của hiện tượng, đối tượng. Cho nên,
ngoài việc hiểu biết sâu sắc, rộng rãi về thế giới, văn chương còn phải phát
hiện ra bản chất quy luật của thế giới nhưng không phải bằng những tư duy
lo-gic của khoa học mà là bằng phương thức thể hiện riêng, phương tiện đặc
thù. Ðó là những hình tượng nghệ thuật. Chính hình tượng đã mang đến cho

con người những tri thức và sự hiểu biết riêng qua con đường thẩm mĩ, bằng
con đường tình cảm thẩm mĩ. Một “làn ao lóng lánh bóng trăng loe” trong bài
Thu ẩm của Nguyễn Khuyến đã làm dậy lên nỗi nhớ quê của người xa xứ, một
anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Cơng Hoan, một Chí Phèo trong
tác phẩm cùng tên của Nam Cao… ta vẫn nhận ra số phận và tính cách của
người nơng dân Việt Nam trước Cách mạng. Đó là những điều bình thường,
chân thực, giản dị trong cuộc sống hàng ngày được văn học phát hiện khiến
người tiếp nhận phải bật thốt lên: “Đúng, cuộc đời là như vậy, con người là
như vậy, thế mà trước đây ta khơng hề nhận thấy được”. Văn học ln mở
mang trí tuệ, mài sắc cái nhìn của ta, mang lại cho ta cái nhìn nhạy bén, dạy
cho ta biết cách phân biệt đâu là thật, đâu là giả, đâu là thiện, đâu là ác. Qua
miêu tả thiện - ác, đẹp - xấu, nhà văn đã giúp ta nhận ra ý nghĩa, giá trị của


13

cuộc sống: Mình là ai? Mình sống để làm gì? Vì sao con người phải sống
trong đau khổ? Làm thế nào để có cuộc sống sung sướng, hạnh phúc? Đó là
những câu hỏi đặt ra với người tiếp nhận. Đọc Hịch tướng sĩ, Bình Ngơ đại
cáo, thơ văn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân
Hương…ta hiểu điều gì là đáng yêu, đáng ghét trong xã hội cũ, ta hiểu được
khát vọng vươn lên sống cuộc sống xứng đáng của họ. Văn học giúp ta hiểu
được giá trị của mình, thấy được vị trí của mình, biết được cần phải làm gì để
nâng cao giá trị và năng lực của bản thân [30,214].
Tóm lại, văn chương có khả năng nhận thức vơ cùng to lớn trên nhiều
bình diện của hiện thực đời sống về tự nhiên cũng như về xã hội. Nó là “cuốn
sách giáo khoa về đời sống”. Chức năng đó diễn ra trong q trình nhà văn
nhận thức hiện thực bằng tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật đến lượt
mình trở thành một cơng cụ thẩm mĩ giúp người đọc nhận thức cuộc sống và
hiện thực qua những khám phá và sáng tạo của nhà văn.

1.1.2. Tác phẩm văn học - nơi kết tinh những sáng tạo thẩm mỹ
Từ thời xa xưa, khi chưa có nghệ thuật, nhu cầu hưởng thụ cái đẹp và
quan hệ thẩm mĩ giữa con người với đời sống đã xuất hiện, đến khi nghệ thuật
phát triển rực rỡ, nhu cầu thẩm mĩ cũng không giới hạn trong phạm vi nghệ
thuật. Trong bất cứ phạm vi, lĩnh vực nào, con người cũng sáng tạo theo quy
luật của cái đẹp. Chính vì thế, Biêlinxki nói rằng: “Cái đẹp là điều kiện khơng
thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì khơng có và khơng thể có
nghệ thuật. Đó là một chân lí”. Sáng tạo ra cái đẹp là chức năng quan trọng
nhất của văn nghệ. Cái đẹp không chỉ thể hiện ở hình thức bên ngồi mà
chính là nội dung. Với ý nghĩa như thế, văn học nghệ thuật là lĩnh vực hoạt
động có khả năng thỏa mãn tối đa nhu cầu hưởng thụ cái đẹp.
Nghệ thuật thực hiện chức năng thẩm mĩ rất riêng. Nghệ thuật làm thỏa
mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc bằng việc miêu tả và phản ánh cái đẹp


14

trong tự nhiên và xã hội. Có thể tìm thấy trong văn học muôn vàn vẻ đẹp của
cỏ, cây, hoa, lá, sông, núi, mây trời: “Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây
khói biếc, non phơi bóng vàng”, “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng
điểm một vài bông hoa” (Nguyễn Du, Truyện Kiều) hay “Hoa giãi nguyệt,
nguyệt in từng tấm/ Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông” (Đặng Trần Côn,
Chinh phụ ngâm), “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ,
bóng lồng hoa” (Hồ Chí Minh, Cánh khuya). Cái đẹp có khả năng đưa đến
cho chúng ta một khối cảm, một thích thú, một niềm xúc động. Tiếp xúc với
tác phẩm văn học có giá trị, người đọc có cảm giác như đang lạc vào khu rừng
đầy hoa, hương thơm tỏa ngát, khiến ta như quên hết sự tồn tại của thời gian,
quên hết những nhọc nhằn của cuộc sống hàng ngày. Ví dụ qua cái thanh
trong của ao thu, của cái cần câu bé tí teo, của tiếng lá rơi nhẹ động chân bèo,
của tầng mây lơ lửng… tất cả hợp thành thần thái của bức tranh thu rất đặc

sắc của làng quê Bắc Bộ Việt Nam, người đọc như đang dạo gót, thơ thẩn tận
hưởng khí trời mát mẻ, cảnh sắc thanh nhẹ, tinh tế của đất trời [30,208].
Việc phản ánh thường có chọn lọc, do đó cái đẹp của đời sống khi đã
được đưa vào nghệ thuật nó trở nên đẹp bội phần. Vốn ngồi đời sống, nó đã
đẹp, khi đi vào nghệ thuật, qua bàn tay trau chuốt gọt giũa của nhà văn lại
càng đẹp hơn. Thử đơn cử một ví dụ, bài thơ sau của Bảo Định Giang: “Trong
đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng/ Nhị vàng, bông
trắng, lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nói đến sen là nói đến
cái đẹp. Sen rất đẹp nhưng chỉ nhìn nó ở ngồi đời thì chưa thấy hết cái đẹp
của nó. Phải nhìn nó trong nghệ thuật ta mới thấy hết, càng nhìn càng thấy
đẹp, đẹp từ màu sắc, hương vị, hình thức đến phẩm chất.
Nghệ thuật làm cho cảm xúc thẩm mĩ của con người được thăng hoa và
dần trở nên tinh tế. Khi tiếp xúc với nghệ thuật, các giác quan của con người
được mài sắc, trở nên tinh tế, nhạy bén hơn khi phân biệt cái thẩm mĩ và phi


15

thẩm mĩ. Nghệ thuật đào tạo năng khiếu thẩm mĩ, tức là tạo ra năng lực sáng
tạo, đánh giá cái đẹp của con người. Hay nói cách khác nghệ thuật có khả
năng hình thành thị hiếu thẩm mĩ là vì thế. Khơng ai có thể sáng tạo hay
thưởng thức được nghệ thuật nếu khơng biết đến nghệ thuật. Chỉ có tơi luyện
trong nghệ thuật thì năng lực nghệ thuật mới phát triển.
Nghệ thuật đã chọn cho mình một đối tượng đặc biệt: tinh hoa của trời
đất, “Người ta là hoa đất” (Tục ngữ), “Con người là cái đẹp nhất trong thế
giới mà chúng ta cảm giác được” (Tchernychevski), “Con người là lí tưởng
của cái đẹp” (Kant). Nhưng nghệ thuật vẫn xây dựng những con người mang
lí tưởng thẩm mĩ bằng nhiều cách: khi thì phản ánh trực tiếp phương diện tích
cực của đời sống; lúc thì phản ánh những phương diện tiêu cực của hiện thực
và hình tượng các nhân vật phản diện. Dù phản ánh trực tiếp hay gián tiếp về

cái đẹp, nhà văn ln đứng ở góc độ lí tưởng thẩm mĩ để ngợi ca, để soi sáng
những cuộc đời tối tăm, vỗ về những kiếp người đau khổ và làm thay đổi
gương mặt cuộc sống như nó cần phải có.
Tóm lại, văn học ln khơi dậy những khối cảm thẩm mĩ cao đẹp,
hình thành thị hiếu, lí tưởng thẩm mĩ cho con người “Tác phẩm văn học chân
chính giúp cho con người phát triển những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, nâng
cao năng lực cảm nhận cái đẹp, nâng cao thị hiếu và lý tưởng thẩm mĩ, hiệu
chỉnh những sai lầm, uốn nắn những sự không lành mạnh hay thấp kém trong
quá trình cảm thụ cái đẹp” [30,210]. Lâu nay chúng ta vẫn nói bộ mơn Ngữ
văn trong nhà trường từ trước tới nay vẫn mang trong mình sự mơ mộng, sáng
tạo. Khi học văn, mọi thứ dường như khơng có giới hạn, và cũng nhờ văn học
mà con mắt của HS được mở rộng, được hiểu biết nhiều và khám phá nhiều
hơn đặc biệt là khám phá thế giới thẩm mĩ, kết tinh sáng tạo thẩm mĩ.


16

1.1.3. Tác phẩm văn học – khả năng hướng thiện, trau dồi nhân cách
con người
1.1.3.1. Tác phẩm văn học nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người
Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù trong hình thái ý
thức xã hội, nó nằm trong quy luật nhận thức chung của con người. Vì vậy,
văn học khơng chỉ có chức năng nhận thức thế giới mà cịn có chức năng cải
tạo thế giới. Tác dụng cải tạo của văn học, vì vậy là một thuộc tính tất yếu, là
một đặc điểm mang tính quy luật, tính bản chất.
Văn học cung cấp tri thức, giúp con người nhận thức được giá trị và
năng lực để phấn đấu, sáng tạo. Tác phẩm văn học bao giờ cũng thể hiện nhiệt
tình khẳng định điều này, phủ định điều kia, khát khao nhìn thấy lẽ phải, chân
lí ở đời được thực hiện. Cho nên văn học mang đến sự hưởng thụ thẩm mĩ,
khơi gợi cảm xúc, mở mang trí tuệ, giáo dục con người, thức tỉnh lương tri,

lương tâm, dạy con người biết yêu thương căm giận. Với ý nghĩa như thế, văn
học nghệ thuật là vũ khí tinh thần sắc bén, giúp con người hình thành nhân
cách tồn vẹn, nâng đỡ nhân cách con người phát triển. Chúng ta biết rõ
truyện ngắn Đơi mắt của Nam Cao có ảnh hưởng sâu sắc tới lập trường công
dân, quan điểm tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của giới văn nghệ sĩ ở giai
đoạn “nhận đường” của văn nghệ Cách mạng. Có lẽ vì vậy, Tố Hữu gọi Đơi
mắt của Nam Cao là một “tuyên ngôn nghệ thuật” của thế hệ nhà văn cùng
thời với Nam Cao trong những ngày đầu tham gia Cách mạng.
Văn học từ cổ chí kim, từ đơng sang tây bao giờ cũng coi trọng chức
năng hướng thiện. Văn học hướng con người tới cái thiện thông qua việc hình
thành quan điểm đạo đức. Chính những phẩm chất đạo đức như lịng nhân ái,
đức vị tha hi sinh, tính cần cù nhẫn nại, ý chí vượt khó…là hạt nhân tính cách
của các hình tượng nghệ thuật ưu tú: hình tượng con cị trong ca dao, hình


17

tượng Thạch Sanh trong truyện cổ tích, hình tượng Thúy Kiều, Nguyệt Nga
trong văn học Trung đại đến hình tượng chị Dậu, anh Núp, mẹ Suốt… có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới quan điểm đạo đức cuả các thế hệ người Việt Nam.
Văn học khơng chỉ hình thành quan niệm sống mà cịn khơi gợi tình
cảm đạo đức. Văn học khơng chỉ tả lại, kể lại sự việc mà còn kể và tả sao cho
người đọc phải suy ngẫm, phải bộc lộ thái độ, bày tỏ tình cảm trước sự việc
đó. Văn học kéo người đọc vào mạch tình cảm của tác phẩm, khiến người đọc
không thể dửng dưng. Đọc Tắt đèn, Ngô Tất Tố, ta hả hê chứng kiến cảnh chị
Dậu vật nhau với người nhà lí trưởng, túm lấy cổ Cai lệ ấn dúi ra cửa ngã
chỏng quèo, khiến cho hai kẻ tay chân bọn thực dân phải một phen mất mặt,
thất kinh hồn vía. Ta khơng thể dửng dưng khi thấy bọn thực dân bóc lột tiền
sưu thuế của nhân dân, dửng dưng khi chứng kiến cảnh vợ chồng Nghị Quế
chèn ép chị Dậu phải bán gánh khoai, ổ chó và cả đứa con gái đầu lịng do chị

rứt ruột sinh ra với cái giả rẻ mạt để “trang trải món nợ nhà nước”, hay dửng
dưng nhìn chị Dậu bị tên Tri phủ giở trò đồi bại, bị cụ cố Thượng trên tỉnh
ngồi tám mươi tuổi mị vào phòng làm chuyện xấu xa. Cảnh anh Dậu bị đánh
đập cùm kẹp ngồi đình trong khi người đang ốm rề rề suốt mấy tháng trời,
nhà văn đã cho thấy sự tàn bạo của bọn cầm quyền. Khơng ai có thể dửng
dưng khi đọc những trang văn như thế. Với những chi tiết nghệ thuật sống
động, lời nói chân thực, hàm súc, Ngơ Tất Tố khơi dậy ở ta lịng xót xa
thương cảm trước số phận con người, ni mãi lịng căm thù bọn tay sai, thực
dân và lũ cường hào địa chủ phong kiến.
Văn học là nơi ni dưỡng tình cảm nhân ái, tạo sự đồng cảm khiến ta
vui, buồn, hờn, giận trước buồn vui của con người. Văn học dạy cho ta biết
yêu, biết ghét, biết khinh bỉ sự phản trắc, cái tầm thường, thói lười biếng, ích
kỷ… văn học khơi dậy cho ta niềm tin vào sự tất thắng của cái thiện, dạy cho
ta dám xả thân vì nghĩa lớn, đóng góp cho xã hội phần có ích của cuộc đời.


18

1.1.3.2. Tác phẩm văn học giúp con người hoàn thiện nhân cách
Văn học ln tác động đến sự hình thành nhân cách con người bằng
hình tượng nghệ thuật. Qua hình tượng nghệ thuật, văn học giúp con người
hình thành nhân cách toàn vẹn. Tiếp xúc với tác phẩm, ta như ta như được
tiếp xúc với cuộc đời thật, biết yêu thương, căm giận, thành kính, ngưỡng mộ
hay căm phẫn…tất cả trỗi dậy rất tự nhiên qua từng câu, chữ được sử dụng để
xây dựng hình tượng. Ta khinh ghét Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tơn Hiến
vì nhận ra bản chất thật bọn chúng dù chúng cố tình giấu đi qua cái vẻ bề
ngoài sang trọng, học thức, danh giá (“ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, “Rẽ song đã
thấy Sở Khanh lẻn vào”, “lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”), các từ “tót”,
“lẻn”, “ngây” được Nguyễn Du dùng rất đắc đã tố giác bản chất của bọn
người dã tâm ấy. Hình tượng nghệ thuật khơng chỉ gợi dậy sự đồng cảm mà

cịn có khả năng đưa ta vào những cuộc đối thoại trong truyện với các nhân
vật trong truyện, thậm chí tự diễn ra một cuộc đấu tranh, vật lộn giữa cái cao
cả thánh thiện với cái dục vọng thấp hèn. Do đó có thể nói hình tượng nghệ
thuật là tấm gương để con người tự soi mình, tự làm theo lí tưởng dù tác giả
khơng kêu gọi. Bằng cách đó, văn học nghệ thuật nâng đỡ cho nhân cách phát
triển, khơi gợi khả năng tự giáo dục, tự hồn thiện con người mà khơng cần
phải cưỡng bức, bắt buộc, biến nhưng tư tưởng tình cảm, chuyển những nhận
thức thành những hành động thực tiễn [30, 220].
Tóm lại, văn học nghệ thuật là cơng cụ đắc lực góp phần giáo hóa, giáo
dưỡng con người, có vai trị quan trọng trong việc hình thành và tự hồn thiện
nhân cách. Là tấm gương phản chiếu sinh động cuộc sống muôn màu, các tác
phẩm văn học nghệ thuật giúp mỗi người định hướng giá trị, chuẩn mực trong
hành vi, ứng xử, điều chỉnh mọi quan hệ trong đời sống xã hội, hướng tới
những giá trị đích thực của cuộc sống.


19

1.2. Tác phẩm văn học – thông điệp mang giá trị giáo dục đạo đức
1.2.1. Tác phẩm văn học - nơi tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp
Từ bao đời nay, văn học luôn lấy con người làm tâm điểm phản ánh và
vẻ đẹp con người kết tinh nên tác phẩm hay. Có phải vì thế mà có ý kiến cho
rằng: “Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tơn vinh con người
qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”. Hay “Cuộc đời là nơi xuất phát
cũng là nơi đi đến của văn học” (Tố Hữu). Đích đến của cuộc hành trình văn
chương mn thuở chính là cuộc sống của con người. Ra đời từ đời sống, văn
học chân chính mang thiên chức lớn lao cao cả – đó là trở về bồi đắp thêm
phần phù sa màu mỡ cho cuộc đời, làm đẹp thêm con người.
Tác phẩm Những người khốn khổ của V. Huy-gô vượt qua thời gian
vẫn đã cho người đọc biết rằng: Bao nhiêu con người khốn khổ kia đang kêu

đòi một cuộc sống tốt đẹp hơn, dù khốn khổ nhưng họ vẫn khát khao được
sống lương thiện, được cứu giúp người khác. Chẳng phải V. Huỵ-gô đã nâng
con người lên khỏi những nghèo đói tăm tối để thắp sáng cho họ tình u
thương cao cả sao?
Chúng ta đồng cảm cùng Đỗ Phủ nỗi đau cao cả trong Mao ốc vị thu
phong sở phá ca (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá). Tuy nhà thơ có nỗi đau
cho riêng mình vì nhà bị gió thu tốc mái, mình cùng vợ con phải chịu cảnh
mưa lạnh suốt đêm trường nhưng trên tất cả là nỗi đau chung: Ước có ngơi
nhà chắc chắn ngàn vạn gian để không chỉ cho riêng ông mà cho tất cả người
dân nghèo hèn, đói rách đều khơng phải chịu cảnh đói rét. Một tấm lịng vị
tha, một tinh thần nhân đạo cao cả vĩ đại đã làm nên một ao ước vĩ đại mà
ngàn đời trân trọng.
Trở về văn học dân tộc, ta thêm yêu kính Nguyễn Du, người đã bằng
kiệt tác Truyện Kiều nâng con người khỏi những ràng buộc khắt khe của lễ


×