Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tên gọi các loài hải sản vùng biển bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ NỮ

TÊN GỌI CÁC LỒI HẢI SẢN
VÙNG BIỂN BÌNH ĐỊNH

Chun ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Quý Thành


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự
hƣớng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Nguyễn Quý Thành. Các số liệu, kết quả đƣợc
trình bày trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nào. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung luận
văn.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Nữ


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Nguyễn Quý Thành đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
làm luận văn.


Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Phịng Đào tạo SĐH, Trƣờng ĐH Quy Nhơn
đã có những hƣớng dẫn cụ thể và tạo điều kiện giúp tôi hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn ngƣời dân Bình Định, đặc biệt là ngƣ dân trên địa bàn
huyện Phù Mỹ, huyện Phù Cát, huyện Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn
tỉnh Bình Định đã có những góp ý, câu trả lời về những vấn đề liên quan đến
luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã ln ủng hộ, giúp đỡ tôi!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN2
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 1
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu ............................................................ 4
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 5
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 6
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... 7
1.1. Khái quát về định danh ........................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm định danh ........................................................................ 7
1.1.2. Định danh từ vựng ............................................................................ 8
1.1.3. Đặc trƣng ngơn ngữ và văn hố qua định danh ............................. 11
1.2. Các đơn vị từ vựng ............................................................................... 14
1.2.1. Từ ................................................................................................... 14
1.2.2. Ngữ định danh ................................................................................ 17
1.3. Khái quát về vùng biển Bình Định ....................................................... 18

1.3.1. Thềm biển Bình Định ..................................................................... 18
1.3.2. Dân cƣ ven biển Bình Định ............................................................ 20
1.4. Thống kê tên gọi hải sản vùng biển Bình Định .................................... 21
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 22
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO CỦA TÊN GỌI HẢI
SẢN VÙNG BIỂN BÌNH ĐỊNH .................................................................... 24
2.1. Tên gọi hải sản vùng biển Bình Định xét về nguồn gốc ngơn ngữ ...... 24


2.1.1. Tên gọi hải sản có đơn vị cấu tạo thuần Việt ................................. 25
2.1.2. Tên gọi hải sản có đơn vị cấu tạo vay mƣợn ................................. 26
2.2. Tên gọi hải sản vùng biển Bình Định xét về cấu tạo ............................ 31
2.2.1. Đơn vị cấu tạo tên gọi hải sản ........................................................ 31
2.2.2. Phƣơng thức cấu tạo tên gọi hải sản............................................... 35
2.2.3. Sự phân bậc các thành tố cấu tạo trong tên gọi hải sản ................. 40
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 47
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH VÀ SẮC THÁI ĐỊA PHƢƠNG CỦA
TÊN GỌI HẢI SẢN VÙNG BIỂN BÌNH ĐỊNH ........................................... 49
3.1. Đặc điểm định danh của tên gọi hải sản vùng biển Bình Định ............ 49
3.1.1. Phƣơng thức định danh hải sản vùng biển Bình Định ................... 49
3.1.2. Phƣơng thức biểu đạt tên gọi hải sản vùng biển Bình Định .......... 58
3.2. Sắc thái địa phƣơng của tên gọi hải sản vùng biển Bình Định............. 62
3.2.1. Đặc điểm tri nhận hiện thực của ngƣ dân Bình Định qua phƣơng
thức định danh hải sản .............................................................................. 62
3.2.2. Văn hóa tâm linh của ngƣ dân Bình Định qua phƣơng thức định
danh hải sản .............................................................................................. 68
3.2.3. Ngơn ngữ và văn nghệ dân gian Bình Định qua tên gọi hải sản .... 73
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 80
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
BÀI BÁO CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................................... 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 86
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê số lƣợng tên gọi hải sản vùng biển Bình Định ............... 22
Bảng 2.1. Số lƣợng đơn vị cấu tạo tên gọi hải sản theo nguồn gốc ................ 25
Bảng 2.2. Số lƣợng cấu trúc định danh tên gọi sản vùng biển Bình Định ...... 31
Bảng 2.3. Số lƣợng yếu tố Y theo từ loại ........................................................ 33
Bảng 2.4. Số lƣợng tên gọi hải sản theo phƣơng thức cấu tạo........................ 35
Bảng 2.5. Số lƣợng từ ghép chính phụ theo bậc cấu tạo của tên gọi hải sản .. 44
Bảng 3.1. Số lƣợng phƣơng thức định danh hải sản ....................................... 49
Bảng 3.2. Số lƣợng phƣơng thức biểu đạt tên gọi hải sản .............................. 62


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của xã hội, hệ thống tên gọi các
lồi hải sản chiếm một vị trí quan trọng. Việc định danh các lồi hải sản phản
ánh mơi trƣờng tự nhiên và đời sống văn hóa của cộng đồng dân cƣ – chủ thể
định danh. Chính vì vậy, tìm hiểu tên gọi hải sản giúp chúng ta có thể hiểu
đƣợc nhiều mặt liên quan đến kiến thức về ngôn ngữ, địa lí, văn hóa, … của
một cộng đồng dân cƣ hoặc một dân tộc.
Bình Định là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, có đƣờng bờ
biển dài 134 km dọc theo huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và Thành phố
Quy Nhơn. Bình Định có tài ngun biển đa dạng. Cuộc sống của một phần
không nhỏ cƣ dân của tỉnh gắn với biển cả, với nghề khai thác hải sản.

Khảo sát tên gọi các loài hải sản vùng biển Bình Định có thể chỉ ra đƣợc
đặc điểm ngôn ngữ của một lớp từ cụ thể; đồng thời cũng cho thấy những dấu
ấn về văn hóa, tƣ duy, cách nhận thức về thế giới khách quan của ngƣời dân
vùng biển nơi đây.
Đó là lí do chúng tơi chọn đề tài “Tên gọi các lồi hải sản vùng biển
Bình Định” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về định danh trong tiếng Việt
Đã có nhiều cơng trình ngơn ngữ học ở Việt Nam đề cập đến lí luận về
định danh ở góc độ từ vựng ngữ nghĩa, ngơn ngữ - văn hóa, ngơn ngữ học tri
nhận, … Có thể dẫn ra đây một số cơng trình:
Tác giả Đỗ Hữu Châu, trong “Cơ sở ngữ nghĩa học – từ vựng” (1998) và
“Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” (1999), cho rằng định danh đóng vai trị quan
trọng trong q trình giao tiếp và tƣ duy của con ngƣời. Tác giả đã miêu tả cụ
thể quá trình định danh trong tiếng Việt.


2
Nguyễn Thuý Khanh có các bài viết: “Đặc điểm định danh tên gọi động
vật trong tiếng Việt”, “Đặc điểm định danh của trƣờng tên gọi động vật tiếng
Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt” (1994), “Một vài nhận xét về thành
ngữ so sánh có tên động vật tiếng Việt” (1995).
Nguyễn Đức Tồn trong cơng trình nghiên cứu “Đặc trƣng văn hố dân
tộc của ngơn ngữ và tƣ duy” (2002), đã nêu lý thuyết về định danh ngôn ngữ
và đặc trƣng văn hóa – dân tộc của định danh ngơn ngữ; tìm hiểu cụ thể đặc
trƣng văn hóa dân tộc của định danh ngôn ngữ qua một số trƣờng từ vựng chỉ
bộ phận cơ thể ngƣời, động vật, thực vật trong tiếng Việt và so sánh đối chiếu
tiếng Nga. Đây là một cơng trình nghiên cứu theo hƣớng lý thuyết thuộc lĩnh
vực tâm lý ngôn ngữ học tộc ngƣời.
Trịnh Sâm “Đi tìm bản sắc tiếng Việt” (2002), đã đƣa ra một số vấn đề

có liên quan đến định danh trong bài viết “Về cơ chế ngữ nghĩa – tâm lý trong
tổ hợp song tiết chính phụ tiếng Việt”.
Lý Tồn Thắng trong cơng trình “Ngơn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết
đại cƣơng đến thực tiễn tiếng Việt” (2005) có đề cập đến định danh và sự
phân cắt hiện thực của con ngƣời.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề định danh trong
tiếng Việt.
2.2. Nghiên cứu định danh về hải sản
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu về hải sản mà chủ yếu về “cá” chỉ
dừng lại ở mức độ liệt kê, phân loại theo lớp cá, bộ cá, họ cá.
Chẳng hạn, cơng trình “Động vật chí Việt Nam”, Tập 12 “Cá biển”, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật (2001) của PGS.TS. Nguyễn Khắc Hƣờng liệt kê, phân
loại lớp cá lƣỡng tiêm, lớp cá sụn, lớp cá láng sụn.
Sách “Động vật chí Việt Nam”, tập 10, “Cá biển” của PGS.TS. Nguyễn
Hữu Phụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật (2001) là kết quả của quá trình hoạt


3
động điều tra, khảo sát, nghiên cứu về bộ phận cá biển Việt Nam. Nội dung
chính của sách đề cập đến các thông tin cơ bản về thành phần giống, loài và
hệ thống phân loại trong phân bộ: những đặc trƣng sinh thái, sự phân bố sinh
thái và sinh học, giá trị kinh tế, tình trạng nguồn lợi và hình ảnh minh họa của
các loài cá biển: Bộ cá cháo biển, bộ cá chình, bộ cá trích, bộ cá sữa.
Sách “Động vật chí Việt Nam”, Tập 2: “Cá Biển” (Nguyễn Nhật Thi) là
một tài liệu cơ bản thuộc bộ sách “Động vật chí” và “Thực vật chí” nƣớc ta.
Sách là kết quả điều tra khảo sát, nghiên cứu về bộ phận cá bống biển Việt
Nam. Nội dung chính của sách đề cập đến các thông tin cơ bản về thành phần
giống, loài và hệ thống phân loại trong phân bộ; những đặc trƣng sinh thái, sự
phân bố, sinh thái và sinh học giá trị kinh tế, tình trạng nguồn lợi và hình ảnh
minh họa của mỗi lồi cá bống.

Trên lĩnh vực ngôn ngữ học, đáng chú ý trong nghiên cứu định danh về
“cá” là bài “Lớp từ chỉ tên gọi cá ở đồng bằng Tháp Mƣời nhìn từ góc độ định
danh” của tác giả Trần Hoàng Anh, đăng trong tạp chí Ngơn ngữ, số 8, năm
2014. Bài báo đã trình bày vấn đề định danh các loài cá ở vùng đồng bằng
Tháp Mƣời. Tác giả đã chỉ ra phƣơng thức cấu tạo tên gọi cá. Nhìn một cách
tổng quát, từ chỉ tên gọi cá ở vùng Đồng Tháp Mƣời chủ yếu đƣợc cấu tạo
dựa trên hai yếu tố: yếu tố chỉ loại và yếu tố phân loại. Những tên gọi các lồi
cá đều có cấu tạo khá giống một cụm danh từ. Sau trung tâm là danh từ thì có
thể là một danh từ, một động từ, một tính từ, …giới hạn chỉ đặc điểm, tính
chất của sự vật đƣợc định danh. Sự phong phú của lớp từ vựng chỉ tên các loài
cá ở Đồng Tháp Mƣời trƣớc hết phản ánh sự phong phú của môi trƣờng sinh
tồn của cá là sơng ngịi, kênh rạch, ao hồ ở nơi đây. Đồng thời hệ thống tên
gọi phong phú này còn cho thấy sự quan sát, tri nhận hiện thực của ngƣời
Đồng Tháp. Tuy nhiên cơng trình chỉ nghiên cứu định danh dừng lại ở cá
nƣớc ngọt vùng đồng bằng Tháp Mƣời.


4
Về góc độ ngơn ngữ học, chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về tên gọi
các loài hải sản vùng biển Bình Định. Những kết quả nghiên cứu của các tác
giả đã công bố sẽ đƣợc chúng tôi tiếp thu để thực hiện đề tài luận văn.
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tên gọi các loài hải sản là động vật ở vùng biển
Bình Định trên các bình diện cấu tạo, phƣơng thức định danh, ngữ nghĩa, sắc
thái văn hóa địa phƣơng.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản đƣợc đặt ra cho đề tài là: điều tra, thống kê, miêu tả đặc
điểm nguồn gốc và cấu tạo; đặc điểm định danh của tên gọi các lồi hải sản
vùng biển Bình Định; qua đó, bƣớc đầu chỉ ra đặc điểm ngơn ngữ - văn hoá

địa phƣơng đƣợc phản ánh trong tên gọi hải sản.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đã đặt ra các nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu những kiến thức về định danh và văn hóa, làm cơ sở lí luận
cho đề tài.
- Điều tra, xác lập hệ thống tên các loài hải sản vùng biển Bình Định.
- Miêu tả tên các lồi hải sản về đặc điểm nguồn gốc và cấu tạo; đặc
điểm định danh.
- Tìm hiểu sắc thái địa phƣơng của tên hải sản vùng biển Bình Định qua.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Theo Từ điển tiếng Việt, hải sản là sản phẩm động vật, thực vật khai
thác ở biển [32]. Luận văn chỉ giới hạn khảo sát tên các loài hải sản thuộc
động vật. Để tiện cho việc trình bày, trong luận văn, từ hải sản đƣợc sử dụng


5
với nội dung chỉ sản phẩm động vật khai thác ở biển.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đặc điểm nguồn gốc và cấu tạo; đặc
điểm định danh và sắc thái địa phƣơng của tên gọi hải sản vùng biển Bình
Định; chủ yếu là tên gọi các lồi cá, mực, tơm, cua, sị, ốc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp điều tra điền dã
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thống kê tên gọi các lồi hải sản vùng
biển Bình Định. Việc sƣu tầm, thống kê đƣợc dựa trên cách gọi tên các loài
hải sản của ngƣ dân các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và thành phố
Quy Nhơn.

5.2. Phương pháp phân tích ngơn ngữ
Sau khi thống kê và phân loại tên gọi các lồi hải sản vùng biển Bình
Định, chúng tơi tiến hành phân tích để lý giải các vấn đề liên quan nhƣ: đặc
điểm nguồn gốc và cấu tạo, phƣơng thức định danh, ngữ nghĩa… từ đó rút ra
các nhận định, đánh giá và kết luận.
5.3. Phương pháp so sánh
Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh để thấy rõ tính đặc thù, điểm
tƣơng đồng và khác biệt trong tên gọi các loài hải sản ở các địa bàn khác nhau
trong tỉnh Bình Định, làm rõ mối quan hệ định danh với văn hóa và ngơn ngữ
của ngƣời dân địa phƣơng.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn cung cấp bức tranh về hệ thống tên gọi các loài hải sản vùng
biển Bình Định với đầy đủ các đặc trƣng về cấu tạo, phƣơng thức định danh.
Bên cạnh đó, luận văn cũng khảo sát mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các yếu
tố văn hố bên trong ngơn ngữ gắn liền với việc nhận thức về thế giới khách


6
quan của ngƣời dân địa phƣơng qua cách thức định danh. Hệ thống định danh
này đã góp phần tạo nên những đặc trƣng văn hóa – dân tộc, mang dấu ấn lịch
sử của cƣ dân Bình Định.
Kết quả của luận văn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu về hải
sản của tỉnh nhà, đồng thời có thể phục vụ cho việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa,
ngơn ngữ của tỉnh Bình Định.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của Luận văn gồm 3 chƣơng.
Chương 1: Những vấn đề chung, trình bày những kiến thức lí luận và
thực tiễn cơ bản làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài, nhƣ: khái niệm định
danh, phƣơng thức định danh; các đơn vị từ vựng; mối quan hệ giữa ngơn ngữ

và văn hóa; khái qt về vùng biển Bình Định; số liệu thống kê về tên gọi hải
sản vùng biển Bình Định.
Chương 2: Đặc điểm nguồn gốc và cấu tạo của tên gọi hải sản vùng biển
Bình Định, trình bày kết quả miêu tả đặc điểm nguồn gốc; cấu tạo: đơn vị cấu
tạo, phƣơng thức cấu tạo, tên hải sản vùng biển Bình Định.
Chương 3: Đặc điểm định danh và sắc thái địa phương của tên gọi hải
sản vùng biển Bình Định, trình bày kết quả khảo sát tên gọi hải sản vùng biển
Bình Định về phƣơng thức định danh; sắc thái văn hóa địa phƣơng qua tên gọi
hải sản.


7

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về định danh
1.1.1. Khái niệm định danh
Định danh (nomination) là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh với
nghĩa là tên gọi. Thuật ngữ này biểu thị kết quả quá trình gọi tên của các đơn
vị ngôn ngữ. Thuật ngữ định danh đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Ngay từ buổi sơ khai, con ngƣời đã có nhu cầu gọi tên cho sự vật hiện
tƣợng… Bởi vì muốn phân biệt các sự vật, hiện tƣợng thì mỗi sự vật, hiện
tƣợng cần có tên gọi. Theo Đỗ Hữu Châu (1998), trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa
học từ vựng, “Con người cần đến tên gọi các đối tượng xung quanh như cần
đến khơng khí” [6, tr.167]. Vì thế định danh trở thành một trong những chức
năng quan trọng bậc nhất của ngôn ngữ.
Trong Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngơn ngữ và tư duy Nguyễn Đức
Tồn định nghĩa: “Định danh chính là đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng”
[39, tr.162]. Qua q trình nhận thức cảm tính, con ngƣời nhận biết đƣợc sự
vật và qua quá trình nhận thức lý tính, con ngƣời có thể đặt tên cho sự vật.

Định danh là thể hiện tƣ duy của con ngƣời “Tri giác cảm tính cho ta sự vật,
lý tính cho ta tên gọi sự vật” [29, tr.88].
Có thể nói định danh là một nhu cầu của ngôn ngữ, đúng hơn là nhu cầu
của con ngƣời trƣớc thế giới khách quan. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ
ngơn ngữ học do Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) thì định danh có nghĩa là: “Sự
cấu tạo các đơn vị ngơn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các
đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm
tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu” [46, tr.89].
Đối tƣợng của lý thuyết định danh là nghiên cứu, miêu tả những quy luật về


8
cách cấu tạo các đơn vị có nghĩa của ngơn ngữ, về sự tƣơng tác qua lại giữa tƣ
duy - ngôn ngữ - hiện thực khách quan.
Cơ sở định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa hiện thực - khái niệm tên gọi. Lí thuyết định danh nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị định
danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trƣng cần và đủ để phân
biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác.
Hiện thực khách quan đƣợc hình dung nhƣ là cái biểu vật của tên gọi,
cịn tên gọi đƣợc nhận thức nhƣ là một dãy âm thanh đƣợc phân đoạn ứng với
một cấu trúc cụ thể của ngơn ngữ đó. Chính mối tƣơng quan giữa cái biểu vật
và cái biểu nghĩa và xu hƣớng của mối quan hệ này trong những hành vi định
danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh.
Nguyễn Đức Tồn đã xác định một phƣơng thức định danh mà theo tác
giả là rất phổ biến trong tiếng Việt, đó là cách chuyển nghĩa (ẩn dụ, hốn
dụ...), ví dụ: ghẹ - tình nhân, cáo - ranh mãnh, ... Đây là phƣơng thức định
danh gián tiếp “Về thực chất, phương thức định danh gián tiếp gắn bó khăng
khít với sự chuyển nghĩa của các từ...” [39, tr.225].
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chủ yếu nghiên cứu theo phƣơng
thức định danh trực tiếp (sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trƣng nào đó
trong số các đặc trƣng của sự vật, hiện tƣợng; mô phỏng âm thanh tức là

tƣợng thanh; ghép từ; vay mƣợn).
1.1.2. Định danh từ vựng
Thuật ngữ từ vựng đƣợc dùng để chỉ đối tƣợng mà tiếng Anh gọi là
(lexicon). Nếu chiết tự thì “vựng” là sƣu tập, tập hợp. Từ vựng là tập hợp các
từ và các đơn vị tương đương với từ trong một ngôn ngữ. Các đơn vị từ vựng
bao gồm cả các từ lẫn những đơn vị tƣơng đƣơng với từ, tức là cụm từ cố
định. Từ vựng của một ngôn ngữ là cái khách quan, là bộ phận cấu thành
ngôn ngữ. Nhờ sự tri nhận của con ngƣời mà sự vật, hiện tƣợng mới có tên


9
gọi. Sự gọi tên này đã tạo ra các từ, các cụm từ cố định, từ đó hình thành nên
hệ thống từ vựng.
Định danh từ vựng có vai trị quan trọng đối với cuộc sống con ngƣời.
Theo Đỗ Hữu Châu trong Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng: “Với khả năng đặt
tên sự vật, con người hoàn toàn chiếm lĩnh được thế giới tự nhiên cả trong
tồn tại cảm tính và cả trong tồn tại lý tính của nó” [6, tr.194].
Tên gọi sự vật, hiện tƣợng có thể có tính lí do hay khơng lí do, phi võ
đốn hay võ đốn. C. Mác đã nói “Tên gọi của sự vật nào đó khơng có gì
chung với bản chất của nó, tơi hồn tồn khơng biết gì về người này, nếu như
tôi chỉ biết anh ta là Jakov” [39, tr.177]. Theo F.de Saussure “Mối tương
quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là võ đốn” hay “Tín hiệu ngơn
ngữ là võ đoán” [12, tr.141].
Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Đồn Thiện Thuật, Nguyễn Minh
Thuyết trong cuốn Dẫn luận ngơn ngữ học, cho rằng “Những khái niệm được
biểu thị hoàn tồn do qui ước, hay là do thói quen của tập thể qui định chứ
khơng thể giải thích lí do” [14, tr.56].
Đỗ Hữu Châu khẳng định rằng “Nguyên tắc tạo thành các tên gọi là
ngun tắc có lí do” nhƣng “Nguyên tắc chi phối các tên gọi trong hoạt động
bình thường của nó là ngun tắc khơng có lí do” [6, tr.166].

Tác giả Nguyễn Đức Tồn thì nhận định các tên gọi đều có lí do “Tất cả
mọi kí hiệu ngơn ngữ đều có lí do, chứ khơng phải võ đốn” [39; tr.177]. Tác
giả khẳng định: “Khơng có lí do thì có lẽ khó mà đặt được tên cho một sự vật
mới” [39, tr.178]. Nhƣ vậy theo quan điểm của các tác giả, định danh có thể
có lí do hoặc khơng có lí do.
Tham gia vào q trình định danh gồm có hai thành tố là chủ thể định
danh và đối tƣợng đƣợc định danh. Phụ thuộc vào chủ thể định danh và đối
tƣợng đƣợc định danh sẽ có hai loại lí do khác nhau: lí do chủ quan (phụ


10
thuộc vào chủ thể định danh) và lí do khách quan (phụ thuộc vào đối tƣợng
đƣợc định danh).
Lí do khách quan – nghĩa là một đặc trƣng, một thuộc tính nào đó của
bản thân sự vật đƣợc chọn để làm dấu hiệu khu biệt gọi tên – loại lí do dễ
nhận thấy nhất, ví dụ, tên gọi các lồi cá được đặt dựa theo hình dáng: cá cờ,
cá bánh lái, mực ống, ốc móng tay, banh lơng, …
Lí do chủ quan thì khơng phải ai cũng nhận thấy đƣợc. Chỉ có chủ thể
định danh mới biết đƣợc lí do tại sao dùng tên gọi này để gọi tên ngƣời hoặc
sự vật. Ví dụ, khi nhìn vào tên gọi một số lồi hải sản, chúng ta khơng nhận
thấy đƣợc lý do: cá dóc, cá róc, cá cu, cá liệt, vẹm, nhum, so, chem chép, …
Khi có một đối tƣợng cần định danh ngƣời ta sẽ tiến hành các thao tác
sau đây:
Thứ nhất là quy loại đối tƣợng mới vào nhóm đối tƣợng nào đó đã có
tên trong ngơn ngữ.
Thứ hai là vạch ra những đặc trƣng vốn có của đối tƣợng mới rồi chọn
một đặc trƣng đƣợc coi là tiêu biểu mang tính khu biệt của đối tƣợng mới với
đối tƣợng khác.
Thứ ba là sử dụng biện pháp cấu tạo từ theo loại hình ngơn ngữ làm
phƣơng tiện định danh.

Nguyễn Đức Tồn đã nêu ví dụ minh họa cho điều này: để đặt tên lồi cây
cảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có răng cƣa, hoa màu hồng, có hƣơng thơm,
… quá trình định danh diễn ra nhƣ sau: trƣớc hết ngƣời Việt quy nó vào khái
niệm đã có tên gọi trong ngôn ngữ là hoa và chọn đặc trƣng màu sắc đập vào
mắt cũng đã có tên gọi là hồng. Khi đó, loại cây này sẽ có tên gọi là hoa hồng.
Nhƣng sau đó ngƣời ta thấy màu sắc hoa của lồi cây ấy khơng chỉ là màu
hồng, mà cịn có thể là trắng, đỏ thẫm nhung, nên đã có các tên gọi hoa hồng
bạch, hoa hồng nhung, …


11
Đối với tên gọi hải sản cũng vậy, để đặt tên cho lồi cá sống ở rạn san
hơ, hình dáng giống con bƣớm, …quá trình diễn ra nhƣ sau: trƣớc hết ngƣời
dân quy nó về khái niệm đã có tên gọi trong ngơn ngữ là cá và chọn đặc trƣng
hình dáng đập vào mắt cũng đã có tên gọi là bướm. Khi đó, lồi cá này sẽ có
tên gọi là cá bướm. Nhƣng sau đó ngƣời ta thấy màu sắc của lồi cá ấy có rất
nhiều màu ví nhƣ màu trắng, màu nâu nhạt, … nên đã có các tên gọi cá bướm
trắng, cá bướm nâu nhạt, …
Để định danh các sự vật, hiện tƣợng, ngƣời ta thƣờng lựa chọn đặc trƣng
của sự vật, hiện tƣợng để làm cơ sở gọi tên nó. Đặc trƣng của sự vật, hiện
tƣợng thƣờng có đặc điểm nổi bật về hình thức, màu sắc. Tên gọi có vai trị
quan trọng đối với tƣ duy của con ngƣời. Nhờ có tên gọi, con ngƣời phân biệt
đƣợc sự vật, hiện tƣợng này với sự vật, hiện tƣợng khác. Qua tên gọi của sự
vật, hiện tƣợng, chúng ta có thể hiểu về đặc điểm văn hóa của từng dân tộc.
Nhƣ vậy, định danh từ vựng giúp cho chúng ta thấy đƣợc lối tƣ duy của
một cộng đồng ngơn ngữ và tâm lí dân tộc hay nét độc đáo của một cộng
đồng ngôn ngữ.
1.1.3. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hố qua định danh
1.1.3.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một thuật ngữ có tính phổ biến và xuất hiện rất sớm. Trong

lịch sử cổ đại Trung Quốc, văn hóa đƣợc hiểu là cách thức hành xử trong xã
hội của tầng lớp thống trị. Còn ở phƣơng Tây, khái niệm văn hóa bắt nguồn từ
chữ Latinh cultus, có nghĩa là gốc là gieo trồng, đƣợc dùng theo nghĩa Cultus
Agri (gieo trồng ruộng đất) và Cultus Animi (gieo trồng tinh thần). Về sau
khái niệm này phát triển với nhiều nghĩa khác nhau tạo ra sự phong phú về
nội dung cho từ văn hóa. Hiện nay đã có khoảng trên 500 định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Mỗi định nghĩa có cách nhìn nhận và tiếp cận về văn hóa ở
những phƣơng diện khác nhau.


12
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, từ “văn hố” có nhiều nghĩa, nó đƣợc
dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Tuy đƣợc dùng
theo nhiều nghĩa khác nhau, nhƣng suy cho cùng, khái niệm “văn hố” bao
giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa
rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hoá đƣợc giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều
rộng, theo không gian hoặc theo thời gian, … Giới hạn theo chiều sâu, văn
hóa đƣợc hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hố, văn hố
nghệ thuật, …). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá đƣợc dùng để chỉ những
giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh, …). Giới
hạn theo khơng gian, văn hố đƣợc dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng
vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ, …). Giới hạn theo thời gian,
văn hoá đƣợc dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hố Hồ
Bình, văn hố Đơng Sơn, …)
Theo nghĩa rộng, văn hoá thƣờng đƣợc xem là bao gồm tất cả những gì
do con ngƣời sáng tạo ra.
UNESCO đã định nghĩa văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa nên đƣợc đề cập đến
nhƣ là một tập hợp của những đặc trƣng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc
cảm của một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội mà nó chứa đựng,

ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phƣơng thức chung sống, hệ thống
giá trị, truyền thống và đức tin” (Tuyên bố chung của Unesco về tính đa dạng
của văn hóa).
Nhƣ vậy, văn hóa là sản phẩm của con ngƣời, đƣợc tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời và xã hội. Song chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo ra thế giới quan và nhân cách của con ngƣời, giúp duy trì sự
bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác thơng qua q trình xã hội hóa và đƣợc tái tạo, phát triển trong quá trình


13
lao động và tƣơng tác xã hội của con ngƣời.
1.1.3.2. Đặc trưng ngơn ngữ và văn hóa qua định danh
Có thể nói, ngơn ngữ là một thành tố cơ bản và quan trọng của văn hoá,
chi phối và tác động đến sự phát triển của văn hoá. Về mối quan hệ này, Cao
Xuân Hạo viết: “Những ảnh hưởng của các nhân tố văn hố đối với cấu trúc
của một ngơn ngữ là điều khó có thể hồ nghi, tuy khơng phải bao giờ cũng dễ
chứng minh. Và do đó, ít ra cũng có thể tìm thấy những sự kiện ngơn ngữ nào
đó có thể cắt nghĩa được bằng những sự kiện thuộc bản sắc văn hố của khối
cộng đồng nói thứ tiếng hữu quan, và đến lượt nó, các sự kiện ngơn ngữ lại
có thể gợi cho ta những điều hữu ích về cách cảm nghĩ của người bản ngữ và
từ đấy về nền văn hoá của họ” [16, tr.289].
Để tìm hiểu về đặc trƣng văn hóa của một dân tộc, trƣớc tiên, chúng ta
phải tìm hiểu về ngơn ngữ của họ. Bởi vì, ngơn ngữ đóng vai trị là “cơng cụ
giao tiếp cơ bản” [39, tr.44].
Sự hình thành và phát triển của ngơn ngữ đi liền với văn hóa của mỗi
dân tộc sử dụng ngơn ngữ đó. Giữa ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Ngơn ngữ là phƣơng tiện thúc đẩy sự hình thành văn hóa của
mỗi dân tộc, là phƣơng tiện lƣu trữ văn hóa cũng nhƣ sự biểu hiện và truyền
đạt các giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc giữa các xã hội

khác nhau hay từ ngƣời này sang ngƣời khác trong cộng đồng. Sự biến đổi và
phát triển của ngôn ngữ đi đôi với sự biến đổi và phát triển của văn hóa.
Điều này đã đƣợc F. de Saussure khẳng định: “Phong tục của một dân
tộc có tác động đến ngơn ngữ, và mặt khác, trong một chừng mực khá quan
trọng, chính ngơn ngữ làm nên dân tộc [12, tr.47]. Ngôn ngữ và văn hóa có
mối quan hệ chặt chẽ. Khi định danh sự vật, mỗi dân tộc có cách định danh
khác nhau. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của ngôn ngữ, đặc điểm tâm lí dân
tộc, điều kiện tự nhiên - văn hóa xã hội.


14
Trong Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngơn ngữ và tư duy, Nguyễn
Đức Tồn đã khẳng định. “Cùng một đối tượng có thể được gọi tên trong các
ngơn ngữ theo cách khác nhau phụ thuộc vào đối lập kiểu nào về tâm lí, lịch
sử, dân tộc và xã hội đã làm cơ sở cho sự định danh” [39, tr.219].
Ví dụ lồi cá có thân dài, hình trụ trịn, hơi dẹp bên, giữa thân hơi phình
to, đầu dài, nhiều xƣơng, tuy hơi nhiều xƣơng một chút nhƣng có ƣu điểm là
thịt cá rất trắng, thơm và ngọt, làm chả rất ngon, tiếng Việt tồn dân gọi là cá
mối thì ngƣời dân Bình Định gọi là cá mấu. Hay ốc vú nàng (lồi ốc hình
chóp, hình dạng hơi giống nhũ hoa ngƣời phụ nữ), ngƣời dân Bình Định gọi
là ốc dú nàng, hay con hải sâm vú thì đƣợc gọi là hải sâm dú. Nguyên nhân là
do có sự biến đổi ngữ âm, đó là phát âm địa phƣơng đọc âm “ơi” > “âu”, phụ
âm đầu “v” > “d”.
Tóm lại, đặc trƣng ngơn ngữ, văn hóa của định danh thể hiện ở tên gọi
của đối tƣợng đƣợc định danh. Tên gọi của đối tƣợng đƣợc định danh phụ
thuộc vào chủ thể định danh (chủ quan) và việc lựa chọn đặc trƣng của đối
tƣợng đƣợc định danh (khách quan).
Nhƣ vậy, nghiên cứu việc tri nhận hiện thực qua định danh các lồi hải
sản vùng biển Bình Định là một việc làm cần thiết, một hƣớng nghiên cứu
đúng khi tìm hiểu về văn hóa Bình Định.

1.2. Các đơn vị từ vựng
1.2.1. Từ
1.2.1.1. Khái niệm
Khi nói về khái niệm từ, các nhà ngơn ngữ học đều thừa nhận sự tồn tại
của từ. Từ là một trong những đối tƣợng thu hút sự quan tâm của các nhà
ngôn ngữ học. Mặt khác, đơn vị này là đơn vị đa diện, rất khác nhau ở trong
một ngôn ngữ và tất nhiên là trong các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
Việc nhận diện và định nghĩa từ lại rất khó. Vì vậy, khơng có sự thống


15
nhất trong cách định nghĩa về từ. Nói chung, khơng có định nghĩa nào về từ
làm mọi ngƣời thoả mãn. Hiện nay có tới trên 300 định nghĩa khác nhau về
từ. Để tiện lợi cho việc nghiên cứu, ngƣời ta vẫn thƣờng chấp nhận một quan
niệm nào đấy về từ tuy khơng bao qt tồn thể, nhƣng cũng chỉ để lọt ra
ngồi phạm vi của nó một số lƣợng khơng nhiều các trƣờng hợp ngoại lệ.
Theo F.de Saussure: “từ, mặc dù khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị mà
trí tuệ buộc phải chấp nhận, một cái gì có địa vị trung tâm trong cơ thể của
ngôn ngữ” [12, tr.214]. Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau
về cách định hình, chức năng và các đặc điểm ý nghĩa trong các ngơn ngữ
khác nhau, thậm chí trong cùng một ngôn ngữ.
Trong tiếng Việt, vấn đề xác định ranh giới của từ vẫn còn nhiều ý kiến
khác nhau. Theo các tác giả Trƣơng Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê, “Từ là âm
có nghĩa dùng trong ngơn ngữ để diễn tả ý đơn giản nhất, nghĩa là ý khơng
thể phân tích ra được” [9, tr.61].
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn định nghĩa: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể vận
dụng độc lập ở trong câu” [5, tr.326]. Theo Nguyễn Kim Thản, “Từ là đơn vị
cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn vị khác lời nói để vận dụng độc lập
và là khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng
ngữ pháp” [35, tr.64].

Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập
về mặt ý nghĩa và hình thức” [14, tr.61]. Định nghĩa trên hàm chứa hai vấn đề
cơ bản: khả năng tách biệt của từ và tính hồn chỉnh của từ.
Khi nghiên cứu đối tƣợng là từ, trong Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ
Hữu Châu đã đƣa ra định nghĩa về từ của tiếng Việt nhƣ sau: “Từ của tiếng
Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến mang những đặc điểm ngữ
pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một
kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [8,


16
tr.16]. Đây là định nghĩa về từ đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận, chỉ ra đƣợc đặc
điểm khái quát cơ bản của từ là: khả năng tách biệt của từ (tính độc lập của
từ); tính hồn chỉnh của từ (từ có vỏ âm thanh hồn chỉnh, có nội dung).
Chúng tơi dựa vào định nghĩa từ của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở cho nghiên
cứu luận văn.
1.2.1.2. Cấu tạo từ
Phƣơng thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị
để cho ta từ.
Tiếng Việt có các phƣơng thức cấu tạo từ nhƣ sau:
Thứ nhất, phƣơng thức từ hóa hình vị. Từ hóa hình vị là phƣơng thức tạo
từ bằng cách tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có có những đặc
điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà khơng thêm bớt gì
cả vào hình thức của nó.
Mơ hình:

Hình vị (A) → từ đơn A.

Phƣơng thức từ hóa hình vị sẽ cho ta từ đơn. Từ đơn “là những từ một
hình vị. Về mặt ngữ nghĩa chúng khơng lập thành những hệ thống có một kiểu

ngữ nghĩa chung. Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ một riêng
rẽ. Kiểu cấu tạo khơng đóng vai trị gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của
từ” [8, tr.40].
Từ đơn có thể có một âm tiết (cá, mực, tơm, cua, ốc, sị, …) hay nhiều
âm tiết. Những từ đơn nhiều âm tiết có thể gốc Việt nhƣ: bồ hóng, ễnh ương,
mồ hơi, bồ nơng, …gốc vay mƣợn tiếng nƣớc ngồi nhƣ: cà phê, xà phịng,
karaoke, mì chính, sủi cảo, xì dầu, …
Thứ hai, phƣơng thức ghép: là phƣơng thức ghép hai hoặc hơn hai hình
vị có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới mang đặc điểm
ngữ pháp và ngữ nghĩa nhƣ một từ.
Mơ hình:

Hình vị (A) + (B) → từ ghép AB.


17
Phƣơng thức ghép cho ta từ ghép. Từ ghép “được sản sinh do sự kết hợp
hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối
với nhau” [8, tr.54]. Ví dụ, phƣơng thức ghép tác động vào các hình vị cá,
mực tạo thành từ ghép cá mực, tác động vào các hình vị ốc, nhảy để tạo thành
từ ghép ốc nhảy, vào hình vị mực, ống để tạo thành từ ghép mực ống, …
Từ ghép có hai loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa): cá mực, tôm cua, ốc hến, hoa lá,
quần áo, sách vở, …
Từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa): xe tải, hoa lan, cá chuồn, mực
lá, cua huỳnh đế, ốc lơng, ốc giác, sị điệp, tơm hùm, …
Thứ ba, phƣơng thức láy: là phƣơng thức tác động vào một hình vị cơ sở
làm xuất hiện một hình vị láy giống nó tồn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả
hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ láy.
Mơ hình:


Hình vị (A) → từ láy AA'.

Phƣơng thức láy tạo ra từ láy. Từ láy “là những từ được cấu tạo theo
phương thức láy, đó là phương thức lặp lại tồn bộ hay bộ phận hình thức âm
tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là
quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh
sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của
một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [8, tr.41]. Ví dụ, phƣơng thức láy tác động
vào hình vị vàng tạo thành từ láy vàng vàng, tác động vào hình vị đỏ tạo
thành từ láy đo đỏ, đỏ đỏ, tác động vào hình vị chang tạo thành từ láy chang
chang, …
1.2.2. Ngữ định danh
Ngữ định danh là những cụm từ cố định biểu thị các sự vật, hiện tƣợng
hay khái niệm nào đó về thực tế. Mỗi sự vật, hiện tƣợng hay khái niệm có
nhiều thuộc tính khác nhau. Khi đặt tên cho những sự vật, hiện tƣợng hay


18
khái niệm, ngƣời ta thƣờng dựa vào một hoặc một số thuộc tính nào đó của
chúng làm căn cứ để hiểu toàn bộ sự vật, hiện tƣợng hay khái niệm.
Ranh giới giữa từ (cụm từ) và ngữ định danh rất khó phân biệt rạch rịi vì
chúng đều có chức năng định danh, gọi tên sự vật, hiện tƣợng. Chẳng hạn
nhƣ: cá đi gai xanh nhạt, cá đi gai trắng tím, cá đuối bồng mõm nhọn, cá
đuối bồng chấm xanh, cá bướm cờ hai sọc đen, … là từ hay là ngữ định danh.
Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi sắp xếp chúng vào từ (cụm từ).
1.3. Khái quát về vùng biển Bình Định
1.3.1. Thềm biển Bình Định
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hƣớng Bắc Nam, diện tích tự nhiên: 6.071,3 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Do

sự lấn sát của các khối kiến tạo phía tây ra biển, nên ngồi dải hẹp ven bờ có
độ dốc nhỏ, cịn lại phần lớn có độ gấp lớn và có nhiều nếp gấp, từ Quy Nhơn
đến Tam Quan các đƣờng đẳng sâu 50m, 200m hầu nhƣ chạy song song với
vạch bờ. Trong đó từ bờ ra đến độ sâu 500m độ dốc đáy biển nhỏ và biến đổi
tƣơng đối chậm, từ độ sâu 500m ra đến 2000m là khu vực biển có độ dốc lớn
nhất của vùng biển này.
Khí hậu biển Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa, chịu ảnh
hƣởng lớn của gió mùa Đơng Bắc, gió mùa Tây Nam và hệ thống dòng chảy
cũng nhƣ chế độ thủy triều trong biển đơng. Nhiệt độ trung bình năm là 27°C.
Độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tƣơng đối 79%. Tổng lƣợng
mƣa trung bình năm là 1.751mm, cực đại là 2.658mm, cực tiểu là 1.131mm.
Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 9 – 12; mùa khô kéo dài từ tháng 1 – 8. Đây là điều
kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển đa dạng sinh học biển.
Đƣờng bờ biển dài 134 km dọc theo huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát
và Thành phố Quy Nhơn. Do ảnh hƣởng nhô ra của các dãy núi, cũng nhƣ khí


19
hậu và tác động của các quá trình thủy văn tạo nên sự phức tạp của vạch bờ,
đồng thời tạo nên nhiều đầm phá ven biển; tiêu biểu nhất là đầm Thị Nại.
Dạng địa hình đầm phá cùng với vị trí địa lý thuận lợi gần các ngƣ trƣờng hải
sản lớn là Hoàng Sa và Trƣờng Sa, hải sản vùng biển Bình Định khá đa dạng,
phong phú với trữ lƣợng lớn. Đặc biệt là cá thu, cá ngừ đại dƣơng, cá mú,
mực, tôm, cua, ốc, …Đây nguồn lợi hết sức to lớn tạo điều kiện cho việc nuôi
trồng, đánh bắt hải sản.
Dọc ven bờ biển tỉnh Bình Định cịn có 33 đảo lớn nhỏ đƣợc chia thành
10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ. Có 3 cửa biển lớn tập trung nhiều tàu thuyền neo
đậu và hoạt động khai thác hải sản là: Quy Nhơn, Đề Gi và Tam Quan. Ngoài
ra ven biển Bình Định cịn có nhiều làng, xã nghề cá với các bến cá hình
thành trên các bãi ngang, bãi nhỏ ven biển.

Theo báo cáo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng về quy hạch
bảo tồn đa dạng sinh học biển Bình Định giai đoạn 2015 – 2025 và định
hƣớng đến năm 2030, Bình Định là tỉnh có tài ngun biển đa dạng. Vùng ven
bờ biển Bình Định nằm trong khu vực miền Trung là nơi có điều kiện thuận
lợi cho sự hình thành và phát triển của các rạn san hô bởi nhiệt độ nƣớc
thƣờng xuyên cao và ít chịu ảnh hƣởng của hệ thống sơng ngịi. Rạn san hơ
phân bố tập trung nằm trong tam giác Hịn Khơ, Hịn Đất, Cù Lao Xanh với
diện tích khoảng 62 ha, chiếm 54,7% tổng diện tích rạn. Rạn san hơ là nơi
sinh sống của nhiều lồi thủy hải sản có giá trị kinh tế, đặc biệt là bãi đẻ của
lồi rùa biển q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Nguồn lợi hải sản ở vùng biển Bình Định khá đa dạng và phong phú với
trên 500 loài cá, trong đó có 38 lồi có giá trị kinh tế. Tỷ lệ cá nổi chiếm 65%
với trữ lƣợng khoảng 38.000 tấn, khả năng khai thác 21.000 tấn. Tỷ lệ cá đáy
chiếm 35% với trữ lƣợng khoảng 22.000 tấn, khả năng khai thác 11.000 tấn.
Tơm biển có 20 lồi với trữ lƣợng khoảng 1.000 – 1.500 tấn. Mực có trữ


×