Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Cho ví dụ và làm rõ các quy định của pháp luật về hoạt động chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của TCTD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.01 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2
Đề bài: Cho ví dụ và làm rõ các quy định của pháp luật về hoạt
động chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của
TCTD
Giảng Viên: Trần Thế Hệ
Lớp: Luật kinh tế K42c
Nhóm thực hiện: Nhóm 2


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

HỌ TÊN
Trịnh Tùng Chinh
Trương Hồng Phúc
Trần Tiến Thành
Ngô Thị Như Ý
Phạm Quốc Bảo


Phan Thanh Mai
Phan Đức Huỳnh
Nguyễn Thị Minh Hoa
Lê Thùy Dương
Trương Hữu Thắng
Hồ Thị Bích Hà

MSSV
18A5021046
18A5021403
18A5021460
18A5021631
18A5021026
18A5021307
18A5021211
18A5021172
18A5021087
18A5021487
18A5021115


MỤC LỤC
I. Khái quát về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ
chức tín dụng:.....................................................................................................................................1
1.Khái niệm.................................................................................................................................1
1.1. Khái niệm về cơng cụ chuyển nhượng:...........................................................................1
1.2. Chiết khấu giấy tờ có giá ................................................................................................1
1.3. Chiết khấu cơng cụ chuyện nhượng ...............................................................................2
II. Áp dụng quy định của pháp luật:...............................................................................................2
1. Quy định của pháp luật về hoạt động chiết khẩu cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá

khác của TCTD................................................................................................................................2
1.1. Quy định của pháp luật về chủ thể tham gia ..................................................................3
1.1.1. Bên được chiết khấu..............................................................................................3
1.1.2. Bên nhận chiết khấu..............................................................................................3
1.2 Quy định của định pháp luật về hình thức và nội dung: ..................................................4
1.2.1. Hình thức chiết khấu giấy tờ có giá:.....................................................................4
1.2.2. Nội dung của giao dịch tham gia chiết khâu giấy tờ có giá:.................................4
1.2.3. Quy định của pháp luật về thủ tục.........................................................................6
1.3. Quy định pháp luật về các phương thức..........................................................................7
1.4. Quy định của pháp luật về giá, lãi suất và mức chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng,
giấy tờ có giá....................................................................................................................................8
2. Xử lí vi phạm:.........................................................................................................................9
* Giải quyết ví dụ:.....................................................................................................................10
III. Thực tiễn hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác của các tổ
chức tín dụng....................................................................................................................................14
1. Những kết quả đạt được......................................................................................................14
2. Những bất cập nảy sinh......................................................................................................15
3. Một số nguyên nhân dẫn tới bất cập...................................................................................15
IV. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật .......................15
1. Giải pháp pháp lý................................................................................................................15


2. Các giải pháp khác..............................................................................................................16
V. Kết luận.........................................................................................................................................17
VI. Tài liệu tham khảo.....................................................................................................................17


Đề Bài: Cho ví dụ và làm rõ các quy định của pháp luật về hoạt động chiết khấu
các công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác của TCTD.
Trước khi lấy ví dụ phân tích tình huống để làm rõ các quy định của pháp luật,

chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động chiết khấu
cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác:
I, Khái quát về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
của tổ chức tín dụng:
1, Khái niệm:
Các công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác đều là các giấy tờ có giá. Vì các
loại giấy tờ có giá thường được lưu thơng phổ biến trên thị trường tài chính gồm hai dạng
trên. Mà căn cứ theo khoản 8 Điều 6 Luật NHNNVN quy định: “giấy tờ có giá là bằng
chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu
giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác” Cụ
thể như sau:
1.1: Khái niệm về công cụ chuyển nhượng:
Căn cứ vào Điều 4 khoản 1 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định :
“Cơng cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh tốn hoặc cam kết thanh
tốn khơng điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định”. Nó thuộc quyền
sở hữu của khách hàng tức công cụ chuyển nhượng được phát hành hợp pháp và quyền
hưởng thụ hợp pháp. Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu
công cụ chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng theo các hình thức chuyển
nhượng quy định tại Luật này.
1.2: Chiết khấu giấy tờ có giá:
+ Chiết khấu giấy tờ có giá được quy định tại Khoản 4, Điều 2, Thông tư 01/2012/TTNHNN quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành thì nội dung này được quy định như sau:
+ Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ
có giá cịn thời hạn thanh tốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
trước khi đến hạn thanh toán (sau đây gọi tắt là chiết khấu).
+ Chiết khấu công cụ chuyển nhượng bao gồm: Hối phiếu địi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc,
cơng cụ chuyển nhượng khác được chiết khấu theo quy định của pháp luật được quy định
tại khoản 1 điều 6 Thông tư 33/2016/VBHN-NHNN
+ Chiết khấu giấy tờ có giá khác bao gồm: Tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ, trái

phiếu được Chính phủ bảo lãnh, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác được
quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2016/VBHN-NHNN.
1


1.3: Chiết khấu công cụ chuyển nhượng:
Theo quy định của pháp luật tại Khoản 19, Điều 4 về Chiết khấu của Luật các tổ
chức tín dụng năm 2010 thì: “Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu
quyền truy địi các cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng khi
đến thời hạn thanh tốn.”.
Chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng được định nghĩa tại Khoản 14 Điều 4 Luật
Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:” Chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc
tổ chức tín dụng mua cơng cụ chuyển nhượng từ người thụ hưởng trước khi đến hạn
thanh toán”. Thời hạn thanh toán của giấy tờ chiết khấu thường ngắn hạn, thường là
dưới 1 năm (365 ngày) kể từ ngày giấy tờ có giá đáo hạn.
Tóm lại, chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy địi các
cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn
thanh toán. Về bản chất, chiết khấu là một hợp đồng, theo đó tổ chức tín dụng và khách
hàng thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu từ khách hàng sang cho tổ chức tín dụng trước
khi cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác đến hạn thanh tốn.

II. Áp dụng quy định của pháp Luật
1. Quy định của pháp luật về hoạt động chiết khẩu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ
có giá khác của TCTD
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010
- Luật các tổ chức tín dụng 2017 số: 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
- Thơng tư số: 01/2012/TT-NHNN quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng

nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
- Thơng tư số: 04/2016/TT-NHNN quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thơng tư số: 04/2013/ TT-NHNN Quy định về hoạt động chiết khấu cơng cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối
với khách hàng
- Luật các công cụ chuyển nhượng 2005.

2


- Văn bản hợp nhất số: 33/VBHN-NHNN Quy định về hoạt động chiết khấu cơng cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi đối với khách hàng.
- Thơng tư số: 21/2016/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Thông tư số:
04/2013/TT-NHNN ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định
về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín
dụng, chi nhánh nhân hàng nước ngồi đối với khách hàng.
1.1 Quy định của pháp luật về chủ thể tham gia
Chiết khấu giấy tờ có giá ở tổ chức tín dụng thực chất là một quan hệ mua bán giấy tờ
có giá, được thể hiện dười hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán giấy tờ có giá với
thành phẩn chủ thể bao gồm bên nhận chiết khấu và bên được chiết khấu.
1.1.1 Bên được chiết khấu1
- Là tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin được chiết khấu giấy tờ có giá.
- Theo quy định pháp luật hiện hành, các điều kiện chiết khấu giấy tờ có giá bao gồm:
+ Chủ thể xin chiết khấu phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo
pháp luật dân sự.
+ Giấy tờ đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu phải có đủ các tiêu chuẩn sau: Thuộc quyền
sở hữu hợp pháp của khách hàng; chưa đến hạn thanh toán; được phép giao dịch; được
thanh toán theo quy định của tổ chức phát hành2.

1.1.2 Bên nhận chiết khấu
- Bên nhận chiết khấu, tái chiết khấu trong quan hệ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có
giá chính là các TCTD3.
- Để thực hiện hoạt động này chủ thể cần thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Có giấy phép thành lập và họat động ngân hàng do NHNN cấp, trong đó ghi rõ nghiệp
vu chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá.
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá.
- Có điều lệ được NHNN4 chuẩn y
- Có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền ký kết để kí kết hợp đồng chiết
khấu giấy tờ có giá.
1 Bên nhận chiết khấu: Điều 4 Thông Tư 04/2013/TT-NHNN
2 Điều 7 Văn bản hợp nhất số: 33/2016/VBHN-NHNN
3 Tổ chức tín dụng.
4 Ngân hàng nhà nước.

3


1.2 Quy định của định pháp luật về hình thức và nội dung:
1.2.1 Hình thức chiết khấu giấy tờ có giá:
Giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá được thiết lập và thực hiện giữaTCTD với
khách hàng thông qua hinh thức pháp lý là hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
1.2.2 Nội dung của giao dịch tham gia chiết khâu giấy tờ có giá:
- Nội dung của hợp đồng chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là
tổng thể các điều khoản do các bên đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự
nguyện, bình đẳng và phù hợp với pháp luật.
- Hợp đồng về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên, do vậy hợp đồng chỉ có giá trị
pháp lý ràng buộc đối với các bên nếu như các bên giao kết đúng nguyên tắc tự định đoạt,
tự do về ý chí và sự thống nhất ý chí của các bên. Nếu một hoặc toàn bộ các điều khoản
được chứng minh là đã vi phạm một trong những nguyên tắc này thì hợp đồng sẽ vơ hiệu

một phần hoặc tồn bộ.
- Hợp đồng chiết khấu Căn cứ Điều 12 Văn bản hợp nhất số: 33/VBHN-NHNN 5 bao
gồm các nội dung chính sau:
Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động
chiết khấu; tên, địa chỉ của khách hàng; số chứng minh nhân dân/hộ chiếu/mã số thuế của
khách hàng; các thơng tin chính của cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được
chiết khấu; giá chiết khấu; mục đích sử dụng số tiền chiết khấu; đồng tiền chiết khấu; thời
hạn chiết khấu; lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan; quyền và nghĩa vụ của các
bên; các trường hợp chấm dứt hợp đồng chiết khấu trước thời hạn; xử lý vi phạm hợp
đồng; các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy từ những quy định tại Điều 12 Văn bản hợp nhất số: 33/VBHN-NHNN thì nội
dung hợp đồng bao gồm:
Thứ nhất: Điều khoản về chủ thể của hợp đồng: Trong hợp đồng, các bên phải ghi rõ
bên nhật chiết khấu là tổ chức tín dụng nào (tên, trụ sở, số điện thoại, số fax, người đại
diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) và bên được chiết khấu là tổ chức, cá
nhân nào (tên, địa chỉ, điện thoại, đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền nếu là pháp
nhân).
Thứ hai: Điều khoản về đối tượng của hợp đồng: Thông thường, trong hợp đồng
các bên không cần ghi cụ thể loại giấy tờ có giá nào được chấp nhận chiết khấu vì đã có
bảng kê giấy tờ có giá kèm theo bản gốc giấy tờ có giá xin chiết khấu.
Thứ ba: Điều khoản về giá cả: Trong hợp đồng, các bên cần ghi rõ lãi suất chiết
khấu đối với từng loại giấy tờ cớ giá, các chi phí khác, tổng mệnh giá được chiết khấu, số
tiền lợi tức bị khấu trừ, tổng số tiền còn lại khách hàng được hưởng. Lãi suất chiết khấu
5 Văn bản hợp nhất số: 33/VBHN-NHNN Quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng.

4


do các bên thỏa thuận phải phù hợp với lãi suất định hướng do Ngân hàng Nhà nước quy

định.
Thứ tư: Điều khoản về phương thức thanh toán: Về điều khoản này, các bên có
thể thỏa thuận một trong các phương thức thanh toán như chuyển số tiền mà khách hàng
được hưởng và tài khoản tiền gửi của họ hoặc trả bằng tiền mặt.
Thứ năm: Điều khoản về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng: Đây là điều
khoản mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải
quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán
sẽ giải quyết tranh chấp cho mình. Nếu các bên khơng quy định về điều khoản này thì
tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.
* Bên được chiết khấu có quyền và nghĩa vụ sau6 :
+ Quyết định lựa chọn TCTD, CNNHNN7 để đề nghị được chiết khấu công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá.
+ Có quyền từ chối các yêu cầu của TCTD, CNNHNN không đúng với thỏa thuận trong
hợp đồng chiết khấu và quy định của pháp luật.
+ Nhận lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác từ TCTD, CNNHNN theo thỏa
thuận ghi trong hợp đồng chiết khấu.
+ Được mua lại cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trước hạn chiết khấu nếu
được TCTD, CNNHNN chấp nhận
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng chiết khấu.
+ Cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
khác có đủ điều kiện thực hiện chiết khấu theo quy định tại Văn bản hợp nhất 33/VBHNNHNN.
+ Cam kết bằng văn bản sử dụng tiền chiết khấu hợp pháp, chứng minh khả năng tài
chính đảm bảo mua lại cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác theo thỏa thuận ghi
trong hợp đồng chiết khấu.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ
có giá khác theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng chiết khấu.
Bên được nhận chiết khấu có quyền và nghĩa vụ sau8:

6 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chiết khấu: Điều 15 Văn bản hợp nhất số: 33/2016/VBHN-NHNN

7 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8 Quyền và nghĩa vụ của bên được nhận chiết khấu: Điều 16 Văn bản hợp nhất số: 33/2016/VBHN-NHNN

5


+ Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác có đủ điều kiện thực hiện chiết khấu theo quy định tại Văn
bản hợp nhất 33/VBHN-NHNN.
+ Yêu cầu khách hàng cam kết bằng văn bản sử dụng tiền chiết khấu hợp pháp, chứng
minh khả năng tài chính đảm bảo mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng chiết khấu.
+ Từ chối yêu cầu chiết khấu của khách nếu thấy cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
khác khơng đủ điều kiện để chiết khấu hoặc việc sử dụng tiền chiết khấu không phù hợp
với quy định của pháp luật hoặc TCTD, CNNHNN khơng có đủ nguồn vốn để chiết khấu.
+ TCTD, CNNHNN có quyền chấm dứt việc chiết khấu, thu hồi tiền chiết khấu trước
thời hạn chiết khấu nếu phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp
đồng chiết khấu.
+ TCTD, CNNHNN có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền chiết khấu của khách
hàng theo quy định của pháp luật.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng chiết khấu.
+ Làm thủ tục và thực hiện chuyển nhượng công chụ chuyển nhượng, chuyển nhượng
quyền sở hữu giấy tờ có giá khác cho khách hàng theo quy định của Luật các công cụ
chuyển nhượng, pháp luật hiện hành có liên quan khi khách hàng thanh tốn đầy đủ số
tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí khác có liên quan.
+ Thực hiện bảo quản, sử dụng cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác theo quy
định của pháp luật.
1.2.3 Quy định của pháp luật về thủ tục (Căn cứ theo Điều 14, Văn bản hợp nhất số:
33/2016/VBHN - NHNN

- Bước thứ nhất: Khách hàng xin chiết khấu phải lập hồ sơ xin chiết khấu theo mẫu quy
định và gửi cho TCTD nơi mình lựa chọn. Hồ sơ xin chiết khấu bao gồm các tài liệu như:
+ Đơn xin chiết khấu
+ Bảng kê khai chứng từ kèm theo bản gốc các chứng từ xin chiết khấu.
+ Các giấy tờ khác chứng minh năng lực chủ thể của người xin chiết khấu.
- Bước thứ hai: TCTD nơi nhận hồ sơ chiết khấu tiến hành kiểm tra, xem xét mức độ
thỏa mãn các điều kiện chiết khấu của mỗi chứng từ xin chiết khấu. Nếu chấp thuận chiết
khấu, TCTD gửi cho khách hàng một văn bản ghi rõ mục lục các chứng từ được chiết
khấu, tổng mệnh giá được chiết khấu, số tiền lợi tức chiết khấu bị khấu trừ, tổng số tiền
còn lại khách hàng được hưởng.
6


Trong trường hợp từ chối chiết khấu thì TCTD phải hồn trả lại cho khách hàng
những chứng từ khơng được chiết khấu, kèm theo văn bản trả lời ghi rõ lý do từ chối
chiết khấu.
- Bước thứ ba: Khách hàng làm thủ tục chuyển nhượng các chứng từ được chấp thuận
chiết khấu cho TCTD theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng đối với mỗi loại
chứng từ. Trên cơ sở các chứng từ đã được chuyển nhượng. TCTD trả số tiền còn lại mà
khách hàng được hưởng vào tài khoản tiền gửi của họ ở TCTD, hoặc trả bằng tiền mặt
hay ngân phiếu thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.
- Bước thứ tư: Đến hạn thanh toán của chứng từ chiết khấu, TCTD xuất trình chứng từ
một cách hợp lệ để đòi tiền người mắc nợ theo chứng từ. Trong trường hợp chứng từ
khơng được thanh tốn tì tổ chức tín dụng có quyền khởi kiện chính người mắc nợ (kể cả
những người có nghĩa vụ liên đới với món nợ trên chứng từ, nếu có) tại một cơ quan tài
phán có thẩm quyền theo quy định.
1.3

Quy định pháp luật về các phương thức


+ Căn cứ Điều 10 về Phương thức chiết khấu của Văn bản hợp nhất số: 33/VBHNNHNN quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng:
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận, lựa chọn
các phương thức chiết khấu sau đây:
- Mua có kỳ hạn cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh tốn từ khách hàng, đồng thời
khách hàng cam kết sẽ mua lại cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác đó sau một
khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu.
về bản chất, chiết khấụ có thời hạn giấy tờ có giá là thoả thuận, theo đó tổ chức tín dụng
cam kết mua giấy tờ có giá của khách hàng theo giá chiết khấu do các bên thoả thuận và
khách hàng cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó từ tổ chức tín dụng trong thời hạn nhất
định, trước khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá.
Với phương thức này, khách hàng phải chuyển giao ngay quyền sở hữu giấy tờ có giá cho
tổ chức tín dụng nhưng có cam kết sẽ mua lại chính các giấy tờ có giá đó trong một
khoảng thời gian nhất định (thời gian này tính từ khi hợp đồng chiết khấu có hiệu lực cho
đến khi giấy tờ có giá đến hạn thanh tốn). Do các bên có thoả thuận mua, bán lại giấy tờ
có giá đã chiết khấu nên cả hai bên đều bị ràng buộc với cam kết này.
Về phía khách hàng, họ có bổn phận phải thực hiện cam kết mua lại giấy tờ có giá đã
chiết khấu trong thời hạn cam kết mua lại. về phía tổ chức tín dụng, do chủ thể này cũng
7


bị ràng buộc với cam kết bán lại cho khách hàng trong thời hạn ghi trong hợp đồng chiết
khấu nên về nguyên tắc, quyền sở hữu cúạ tổ chức tín dụng (trong thời hạn cam kết bán
lại) là không tuyệt đối và khơng trọn vẹn. Nói cách khác, với cam kết bán lại giấy tờ có
giá cho khách hàng, tổ chức tín dụng bị hạn chế về khả năng định đoạt đối với các giấy tờ
có giá đã mua (khơng thể chuyển nhượng giấy tờ có giá đã mua cho bất kì chủ thể nào
khác ngồi chủ thể duy nhất là khách hàng, trong thời hạn đã cam kết tại hợp đồng chiết
khấu).

Trường hợp nếu đến hạn mua lại mà khách hàng không thực hiện cam kết mua lại hoặc tổ
chức tín dụng khơng thực hiện cam kết bán lại thì có nghĩa là các chủ thể này đã vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng và do đó họ sẽ bị áp dụng các chế tài tương ứng theo thoả thuận trong
hợp đồng chiết khấu hoặc theo quy định của pháp luật.
- Mua có bảo lưu quyền truy địi cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi mua và nhận quyền sở hữu cơng cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng; khách hàng
phải có trách nhiệm hồn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp
pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi khơng nhận được đầy đủ số tiền được thanh tốn từ người
có trách nhiệm thanh tốn cơng cụ chuyển nhượng, người phát hành giấy tờ có giá khác.
Về bản chất, chiết khấu có bảo lưu quyền truy địi là thoả thuận, theo đó tổ chức tín dụng
và khách hàng cam kết sẽ trao cho tổ chức tín dụng quyền được truy đòi đối với khách
hàng xin chiết khấu nếu đến hạn thanh tốn của giấy tờ có giá mà người có nghĩa vụ
thanh tốn theo giấy tờ cỏ giá không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng.
Với điều khoản cho phép tổ chức tín dụng được quyền truy đòi, khách hàng xin chiết
khấu sẽ tiếp tục bị ràng buộc với món nợ phát sinh từ giấy tờ có giá đã được chiết khấu.
Nói cách khác, sau khi đã hoàn tất thủ tục “bán” giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng theo
phương thức chiết khẩu, khách hàng vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc với món nợ mà
mình đã chuyển nhượng cho tổ chức tín dụng, nghĩa là vẫn thể bị tổ chức tín dụng “truy
địi” nếu đến hạn mà người cỏ nghĩa vụ trả tiền theo giấy tờ có giá khơng thực hiện nghĩa
vụ của họ đối với tổ chức tín dụng.
1.4 Quy định của pháp luật về giá, lãi suất và mức chiết khấu cơng cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá:
- Giá chiết khấu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa
thuận trên cơ sở giá trị thanh toán khi đến hạn thanh toán, mức độ rủi ro của công cụ
chuyển nhượng, giá trị giấy tờ có giá khác, lãi suất chiết khấu, thời hạn cịn lại của cơng
cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác và các yếu tố khác.
- Thời hạn chiết khấu đối với giấy tờ có giá tối đa là dưới một năm.
8



- Về lãi suất chiết khấu quá hạn do bên chiết khấu ấn định thỏa thuận, không vượt quá
150% lãi suất chiết khấu đã áp dụng trong thời hạn chiết khấu.
2. Xử lí vi phạm:
Theo quy định tại Điều 17 Thơng tư 01/2012/TT-NHNN quy định về chiết khấu giấy tờ
có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về Xử lý vi phạm trong hoạt
động chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng như
sau:
“1. Sau 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn chiết khấu (trường hợp chiết khấu có kỳ
hạn) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi được chiết khấu khơng thực hiện
thanh tốn hoặc thanh tốn khơng đủ cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá
theo cam kết, Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ.
Trường hợp tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
được chiết khấu khơng có hoặc khơng đủ tiền, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện
pháp sau:
a) Thu nợ từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi;
b) Chuyển số tiền cịn thiếu sang nợ q hạn và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất chiết khấu;
c) Lập thông báo kết quả xử lý vi phạm gửi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi.
2. Sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có Thơng báo xử lý vi phạm, tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi được chiết khấu khơng thực hiện thanh
toán cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán các giấy tờ có giá
của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà Ngân hàng Nhà nước
đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu theo quy định. Tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi sẽ khơng được tham gia nghiệp vụ chiết khấu

với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo xử lý vi
phạm.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đề nghị chiết khấu
khơng thực hiện đúng các quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này coi như tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã hủy bỏ đề nghị chiết khấu 2 lần thì tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đó sẽ khơng được tiếp tục tham gia nghiệp vụ

9


chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Ngân hàng Nhà
nước có thơng báo chấp nhận chiết khấu đối với đề nghị chiết khấu lần thứ 2.”
* Từ những quy định trên của pháp luật về hoạt động chiết khấu chuyển nhượng
công cụ, giấy tờ có giá khác ta đi phân tích tình huống ví dụ về hoạt động chiết khấu
cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác (trái phiếu chính phủ)
Ngày 12/03/2016 chị Nguyễn Phương Thùy trú tại số 38 đường Lê Lợi, Thành phố
Huế là chủ sở hữu của 1500 trái phiếu Chính Phủ, thời hạn thanh tốn trên trái
phiếu là 25/04/2018. Chị tới NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
để chiết khấu số trái phiếu nói trên. Sau khi thương thảo NHTMCP Công Thương
đồng ý và 2 bên lập hợp đồng chiết khấu số 123/2016/HĐ-CK với nội dung: giá chiết
khấu số trái phiếu nói trên với giá 90.000 đồng/ trái phiếu (giá trái phiếu là 100.000
đồng/ trái phiếu), lãi chiết khấu 0,95%/tháng, thời hạn chiết khấu là 12 tháng, tính
từ ngày 18/03/2016 hai bên thỏa thuận ngày có hiệu lực của hợp đồng chiết khấu.
- Về chủ thể :
Bên được chiết khấu: Là chị Nguyễn Phương Thùy và chị có nhu cầu xin chiết khấu giấy
tờ có giá là trái phiếu chính phủ tại NHTMCP Cơng Thương – Chi nhánh Thừa Thiên
Huế.
+ Chị Thùy là người xin chiết khấu phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự thep quy định của pháp luật về dân sự.
+ Giấy tờ có giá của chị là trái phiếu chính phủ xin chiết khấu phải có đủ tiêu chuẩn theo

quy định của pháp luật như:
* Được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
* Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chị; khơng có tranh chấp, khơng sử dụng để cầm cố,
bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
* Được phép giao dịch (mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, bảo
lãnh và các giao dịch hợp pháp khác) theo quy định của pháp luật;
* Chưa đến hạn thanh tốn;
* Cịn ngun vẹn, khơng tẩy xóa, sửa chữa.
Bên nhận chiết khấu: NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Để tham gia vào hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá, NHTMCP Công Thương – Chi
nhánh Thừa Thiên Huế phải thỏa mãn những điều kiện pháp lý:
+ Phải có giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng nhà nước cấp. Để
được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, NHTMCP Công Thương – Chi
10


nhánh Thừa Thiên Huế phải thỏa mãn những điều kiện quy định tại Điều 22 và Điều 23
Luật các tổ chức tín dụng vì thực chất, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá là một trong
những nội dung của hoạt động ngân hàng.
+ Phải có giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
+ Phải có điều lệ được Ngân hàng nhà nước chuẩn y. Bản điều lệ này chính là một trong
những tài liệu pháp lý cơ bản phản ánh các yếu tố cấu thành năng lực pháp lý của tổ chức
tín dụng khi hành nghề trên thương trường.
+ Phải có người đại diện hợp pháp, đủ năng lực và thẩm quyền.
- Về hình thức:
Được thể hiện thơng qua hợp đồng chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
khác đó là văn bản thỏa thuận giữa chị Nguyễn Phương Thùy và NHTMCP Công Thương
– Chi nhánh Thừa Thiên Huế
-Về nội dung:
Sau khi thương thảo NHTMCP Công Thương đồng ý và 2 bên lập hợp đồng chiết khấu số

123/2016/HĐ-CK với nội dung: giá chiết khấu số trái phiếu nói trên với giá 90.000 đồng/
trái phiếu (giá trái phiếu là 100.000 đồng/ trái phiếu), lãi chiết khấu 0,95%/tháng, thời
hạn chiết khấu là 12 tháng, tính từ ngày 18/03/2016 hai bên thỏa thuận ngày có hiệu lực
của hợp đồng chiết khấu.
- Nội dung của hợp tổng thể các điều khoản do chị Nguyễn Phương Thùy và NHTMCP
Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình
đẳng và phù hợp với pháp luật.
Tuy nhiên hai bên cần lưu ý nếu một hoặc toàn bộ các điều khoản được chứng minh là đã
vi phạm một trong những nguyên tắc của pháp luật quy định về hợp đồng thì hợp đồng sẽ
vơ hiệu một phần hoặc tồn bộ.
Căn cứ Điều 12 Văn bản hợp nhất số: 33/VBHN-NHNN bao gồm các nội dung chính
sau:
Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thực hiện hoạt động
chiết khấu; tên, địa chỉ của khách hàng; số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/mã số thuế
của khách hàng; các thơng tin chính của cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
được chiết khấu; giá chiết khấu; mục đích sử dụng số tiền chiết khấu; đồng tiền chiết
khấu; thời hạn chiết khấu; lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan; quyền và nghĩa vụ
của các bên; các trường hợp chấm dứt hợp đồng chiết khấu trước thời hạn; xử lý vi phạm
hợp đồng; các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

11


Như vậy hợp đồng giữa hai bên phải lập theo quy định tại điều 12 Văn bản hợp nhất số:
33/VBHN-NHNN
Hai bên cũng cần lưu ý đến điều khoản về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng:
theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường
thương lượng, hòa giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho
mình. Nếu các bên khơng quy định về điều khoản này thì tranh chấp xảy ra sẽ được giải
quyết theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình và Sau khi thỏa thuận cho đến khi hợp đồng phát sinh hiệu lực chị
Nguyễn Thị Thùy và NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế phải thực
hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và những gì quy
định trong hợp đồng.
- Về thủ tục:
Chị Thùy phải lập hồ sơ xin chiết khấu theo mẫu quy định và gửi cho NHTMCP Công
Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Hồ sơ xin ciết khấu bao gồm các tài liệu như:
+ Đơn xin chiết khấu
+ Bảng kê khai chứng từ kèm theo bản gốc các chứng từ xin chiết khấu.
+ Các giấy tờ khác chứng minh năng lực chủ thể chị Thùy
- NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế tiến hành kiểm tra, xem xét mức
độ thỏa mãn các điều kiện chiết khấu của mỗi chứng từ xin chiết khấu ( trái phiếu chính
phủ). Nếu chấp thuận chiết khấu, NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
gửi cho chị Nguyễn Phương Thùy một văn bản ghi rõ mục lục các chứng từ được chiết
khấu, tổng mệnh giá được chiết khấu, số tiền lợi tức chiết khấu bị khấu trừ, tổng số tiền
còn lại khách hàng được hưởng.
Giả sử từ chối chiết khấu thì theo quy định thì NHTMCP Cơng Thương – Chi nhánh
Thừa Thiên Huế phải hoàn trả lại cho chị Thùy những chứng từ không được chiết khấu,
kèm theo văn bản trả lời ghi rõ lý do từ chối chiết khấu.
- Ngay khi nhận được văn bản chấp thuận chiết khấu của NHTMCP Công Thương – Chi
nhánh Thừa Thiên Huế, chị Thùy sẽ tiến hành làm thủ tục chuyển nhượng các chứng từ
được chấp thuận chiết khấu cho NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng đối với mỗi loại chứng từ . Trên cơ sở các
chứng từ đã được chuyển nhượng ngân hàng trả số tiền còn lại mà khách hàng được
hưởng vào tài khoản tiền gửi của chị Thùy ngân hàng hoặc trả bằng tiền mặt hay ngân
phiếu thanh toán theo yêu cầu của chị.
12



Riêng đối với trường hợp các bên có thoa thuận chiết khấu với điều khoản cam kết mua
lại (hay chiết khấu có thời hạn - theo cách gọi của người soạn luật), khi chị Thùy đã thực
hiện đúng cam kết mua lại giấy tờ có giá thì ngân hàng phải làm thủ tục chuyển giao
quyền sở hữu trái phiếu chính phủ cho chị (với tư cách là người mua) theo thủ tục luật
định và nhận tiền thanh toán giấy tờ theo giá cả do các bên đã thọả thuận trong hợp đồng
chiết khấu.
-Về phương thức chiết khấu:
Chị Nguyễn Phương Thùy và NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế có
thể lựa chọn và thỏa thuận theo 2 phương thức là:
+ Mua có kỳ hạn cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
- Là việc NHTMCP Cơng Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế mua và nhận chuyển
nhượng Trái phiếu chính phủ của chị Thùy chưa đến hạn thanh toán (xác lập giao dịch là
03/2016 hạn thanh toán là 25/04/2018), đồng thời chị Thùy cam kết sẽ mua trái phiếu
chính phủ đó sau một khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu.
+ Mua có bảo lưu quyền truy địi cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác
Mua có bảo lưu quyền truy địi cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác (trái phiếu
CP) là việc tổ chức tín dụng (NHTMCP Cơng Thương) mua và nhận quyền sở hữu cơng
cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác (trái phiếu CP) chưa đến hạn thanh toán từ khách
hàng (chị Thùy); khách hàng (chị Thùy) phải có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết
khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu
trong trường hợp tổ chức tín dụng (NHTMCP Cơng Thương) khơng nhận được đầy đủ số
tiền được thanh tốn từ người có trách nhiệm thanh toán trái phiếu CP.
- về giá, lãi suất và mức chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác:
Các bên thực hiện theo Điều 11 quy định về giá, thời hạn, lãi xuất chiết khấu và các chi
phí liên quan tại Thơng tư số: 33/VBHN-NHNN.
Như vậy:
+ Giá chiết khấu do NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế và chị Thùy
thỏa thuận trên cơ sở giá trị thanh toán khi đến hạn thanh toán, mức độ rủi ro, lãi suất
chiết khấu, thời hạn còn lại của cơng cụ chuyển nhượng, giá trị giấy tờ có giá khác (trái
phiếu chính phủ).

+ Thời hạn chiết khấu do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn thanh tốn
cịn lại của trái phiếu chính phủ; đối với giấy tờ có giá khác (trái phiếu chính phủ) do tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác phát hành, thời hạn chiết khấu tối đa là dưới 01
năm.
13


+ Lãi suất chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu
do hai bên thỏa thuận và phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
+ Mức lãi suất áp dụng đối với khoản tiền chiết khấu quá hạn do ngân hàng thỏa thuận
với chị Thùy trong hợp đồng chiết khấu, nhưng không vượt quá 150% lãi suất chiết khấu
đã áp dụng trong thời hạn chiết khấu.
- Xử lý vi phạm khi có vi phạm xảy ra:
Xử lý Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về chiết khấu
giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về Xử lý vi phạm
trong hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức
tín dụng.
- Nếu một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như những cam kết
trong hợp đồng chiết khấu thì bên cịn lại có quyền khởi kiện để địi quyền và lợi ích hợp
pháp của mình tại một cơ quan tài phán có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
III. Thực tiễn hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác của
các tổ chức tín dụng
Có thể khẳng định rằng sự ra đời của chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có
giá trị khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng
ban hành kèm theo TT 21/2016/ TT-NHNN 9 sửa đổi bổ sung TT 04/2013/TT-NHNN và
Thông tư số: 33 VBHN-NHNN đóng vai trị to lớn trong việc tạo ra khung pháp lý cho
hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá trị khác của tổ chức tín dụng. Những quy định tại các
Thông tư này đã phần nào cụ thể hóa những ngun tắc và quy định chung cịn rất ít ỏi
trong luật tổ chức tín dụng về chiết khấu giấy tờ có giá ở tổ chức tín dụng tạo điều kiện

cho hoạt động này đươc triển khai và thực hiện trong thực tế
kinh doanh của TCTD.
1. Những kết quả đạt được
- Thứ nhất, các ngân hàng đã có sự chú ý hơn tới giao dịch chiết khấu.
Bằng việc cụ thể nghiệp vụ chiết khấu trong quy định cấp tín dụng nội bộ, các ngân
hàng thương mại đã dần xem đây là nghiệp vụ quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh
tiền tệ. Trong quy định nội bộ các ngân hàng đã có sự chi tiết quy định pháp luật để
đảm bảo cao hơn nữa khả năng an toàn của nghiệp vụ chiết khấu:
+ Quy định rõ ràng hơn về khách hàng được chiết khấu.

9 Thông tư số: 21/2016/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Thông tư số: 04/2013/TT-NHNN ngày 01 tháng
3 năm 2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có
giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh nhân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

14


+ Quy định chi tiết về lãi suất, hạn mức thanh tốn… với từng loại cơng cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá.
+ Quy chế chiết khấu hối phiếu.
2. Những bất cập nảy sinh
- Thứ nhất, số lượng giao dịch chưa nhiều. Mặc dù giao dịch về chiết khấu có sự gia
tăng về số lượng nhưng thực sự chưa phải là một nghiệp vụ tạo ra nguồn thu chính
cho các ngân hàng thương mại. Qua đây chúng ta hồn tồn có thể nhận thấy số lượng
giao dịch chiết khấu còn quá khiêm tốn so với số lượng giao dịch của các nghiệp vụ
khác.
- Thứ hai, các giải pháp của ngân hàng và tổ chức hỗ trợ đưa ra có giá trị thực tiễn
không cao. Dù đưa ra rất nhiều giải pháp trong quá trình hoạt động chiết khấu
GTCG10 nhưng hiện nay, một số giải pháp được các ngân hàng và tổ chức hỗ trợ thị
trường kinh doanh tiền tệ đưa ra cịn nặng tính chủ quan, chưa thực sự giải quyết

vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch.
- Thứ ba, để giải quyết vấn đề chủ thể xin chiết khấu, một số ngân hàng thương mại
đã thêm điều kiện: Khách hàng phải có tín nhiệm, phải có quan hệ tốt với TCTD,nếu
GTCG của TCTD phát hành thì TCTD đó phải có uy trên thị trường quốc tế vàthường
xuyên giao dịch với ngân hàng xin chiết khấu…chưa thực sự xác định đượckhung tiêu
chuẩn khách hàng sẽ được ngân hàng chấp nhận hồ sơ xin chiết khấu.
3. Một số nguyên nhân dẫn tới bất cập
- Một là, pháp luật còn thiếu và chưa có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật.
- Thứ hai, thị trường vốn kém phát triển; Hoạt động tín dụng chưa theo kịp chuẩn
mực quốc tế; Sự phối hợp giữa các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách, giữa
CSTT với chính sách tài khóa, chính sách thương mại, chính sách đầu tư và các chính
sách kinh tế vĩ mơ khác cịn thiếu đồng bộ và chưa hiệu quả
- Ba là, pháp luật về ngân hàng hiện nay chưa quy định việc điều chỉnh chiết
khấu, tái chiết khấu GTCG có yếu tố nước ngồi.
- Bốn là rủi ro “chứng từ làm giả”: điều này sẽ có nguy cơ làm cho Ngân hàng mất
tiền cả gốc lẫn lãi.
IV. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
1. Giải pháp pháp lý

10 Giấy tờ có giá.

15


- Thứ nhất, giải pháp khắc phục những vấn đề liên quan đến hoạt động chiết khấu
các công cụ chuyển nhượng.
 Đối với rủi ro do chứng từ làm giả:
TCTD có thể chủ động lập Ban kiểm sốt chứng từ với trình độ chun mơn cao
có đạo đức tốt trong việc nhận biết giá trị pháp lý của chứng từ. Ngồi việc các TCTD
tự mình tìm cách khắc phục tình trạng này thì Nhà nước có thể ban hành Bản quy tắc

xét xử các tranh chấp liên quan đến gian lận lừa đảo theo L/C (letter of credit) 11
 Đối với rủi ro do mất khả năng thanh toán:
TCTD phải xem xét rất kỹ năng lực tài chính của người trả tiền chứ không phải
của người đi chiết khấu, và hơn thế nữa nên chọn hình thức chiết khấu truy đồi để an
toàn hơn.
 Đối với rủi ro do tỷ giá hối đoái.
Các TCTD nên áp dụng các phương pháp dự báo tỷ giá hiện đại trên thế giới (phân
tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản). Khơng chỉ vậy TCTD nên lựa chọn ngoại tệ
thanh tốn có giá trị tương đối ở mức ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tác
động của biến thiên tỷ giá. Ngoài ra còn các biện pháp như: sử dụng hợp đồng XNK
song hành, lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá, hoặc sử dụng thị trường tiền tệ cũng như sử
dụng các công cụ phái sinh do ngân hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá
phòng tránh rủi ro có thể xảy ra.
- Thứ hai, giải pháp khắc phục những vấn đề liên quan đến chiết khấu giấy tờ có giá
khác.
 Trong đối tượng chiết khấu, tái chiết khấu cần bổ sung hối phiếu vào phạm vi điều
chỉnh của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá hiện hành. Việc bổ
sung này nhằm đảm bảo tính thống nhất, toàn diện và đồng bộ của pháp luật trong
việc tạo cơ sở pháp lý cụ thể cho việc xác lập các giao dịch chiết khấu giấy tờ có
giá giữa TCTD với khách hàng.
 Bổ sung các quy định về các điều kiện pháp lý cụ thể mà các chủ thể phải thỏa
mãn khi tham gia vào giao dịch chiếu khấu giấy tờ có giá nhằm giúp cho TCTD
cũng như khách hàng không lúng túng khi áp dụng luật pháp việt nam để xác lập
các giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá.
2. Các giải pháp khác
11 Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết
với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán
xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.

16



- Đối với bên được chiết khấu là khách hàng: Khi tham gia vào quan hệ chiết khấu
công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác thì cần nắm vững được pháp luật để biết
được quyền và nghĩa vụ mình để thực hiện một cách hiệu quả.
- Đối với bên nhận chiết khấu là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Nắm vững pháp luật, để thực hiện các việc như phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phịng rủi ro…
- Bên nhận chiết khấu có quyền yêu cầu khách hàng và từ chối khách hàng trong các
trừơng hợp Luật định, từ đó nhằm tránh các rủi ro xảy ra ngoài ý muốn.
V. Kết Luận
Chiết khấu, tái chiết khấu GTCG là một trong những nghiệp vụ quan trọng của
TCTD. Hy vọng trong tương lai không xa, những vấn đề xoay quanh nghiệp vụ này sẽ
được pháp luật chú trọng, điều chỉnh cụ thể và chi tiết hơn góp phần hồn thiện pháp
luật về chiết khấu GTCG và tạo điều kiện cho hoạt động này ngày càng phát triển.
VI. Tài liệu tham khảo
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010
- Luật các tổ chức tín dụng 2017 số: 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
- Thông tư số: 01/2012/TT-NHNN quy định về chiết khấu giấy tờ có giá của ngân
hàng nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi.
- Thơng tư số: 04/2016/TT-NHNN quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá
tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thông tư số: 04/2013/ TT-NHNN Quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
đối với khách hàng
- Luật các công cụ chuyển nhượng 2005.
- Văn bản hợp nhất số: 33/VBHN-NHNN Quy định về hoạt động chiết khấu cơng cụ

chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi đối với khách hàng.
- Thông tư số: 21/2016/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Thông tư số:
04/2013/TT-NHNN ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy
17


định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức
tín dụng, chi nhánh nhân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

18



×