Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi phục vụ môn làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.08 MB, 20 trang )

1
I. Lý do chọn giải pháp
1.Cơ sở lý luận:
Hoạt động cho trẻ làm quen văn học là một hoạt động có vị trí vơ cùng
quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Qua hoạt động
làm quen văn học, trẻ được làm quen với các bài thơ, câu chuyện có tính giáo
dục rất cao phù hợp với độ tuổi, đã giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu quê
hương đất nước, trẻ biết yêu cái thiện, ghét cái ác. Góp phần to lớn trong việc
giáo dục đạo đức cũng như hình thành nhân cách cho trẻ.
Với đặc điểm nhận thức của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, nên đồ
dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động học tập nói chung, cho hoạt động làm quen
văn học nói riêng cho trẻ là rất cần thiết, việc tư duy của trẻ phải gắn liền với các
hình ảnh cụ thể, sinh động. Hơn nữa với kinh nghiệm sống của trẻ cịn nghèo
nàn thì hình ảnh trực quan cùng với đồ dùng ngộ nghĩnh , màu sắc hấp dẫn sẽ
kích thích khả năng tri giác của trẻ. Góp phần giúp trẻ cảm nhận sâu sắc hơn các
tác phẩm văn học. Trẻ nhớ nhanh và nhớ lâu hơn. Từ đó giúp trẻ thể hiện lại tác
phẩm văn học một cách dễ dàng hơn.
2.Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm học gần đây, thông qua việc củng cố “Chuyên đề cho
trẻ làm quen văn học ”. Tôi nhận thấy kết quả chuyên đề đã được nâng cao đáng
kể xong vẫn chưa được như mong đợi. Đồ dùng phục vụ cho chuyên đề cơ bản
đã đầy đủ nhưng chưa phong phú đa dạng. Một số trẻ chưa thực sự hứng thú tích
cực tham gia vào các hoạt động cho trẻ làm quen văn học. Số trẻ biết đọc thơ
diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ minh họa theo bài thơ chưa cao. Đặc biệt khả
năng kể chuyện sáng tạo của trẻ thì rất hạn chế. Chính vì vậy tơi ln băn khoăn
trăn trở, làm thế nào để khắc phục được những hạn chế đó. Nên trong năm học
2019 -2020 tơi đã mạnh dạn lựa chọn giải pháp : "Một số biện pháp làm đồ
dùng đồ chơi phục vụ môn làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”
nhằm khắc phục những hạn chế trên.
a.Thuận lợi.
-Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học phục vụ cho chuyên đề “Làm


quen văn học” tương đối đầy đủ.


2
-Về phía nhà trường: Ln quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn
nghiệp vụ. Hàng năm nhà trường chỉ đạo việc củng cố chuyên đề này thường
xuyên.
- Phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh đã rất quan tâm đến việc học của
con em mình.
-Về phía giáo viên: Bản thân tơi có trình độ đào tạo trên chuẩn, đã đạt
giáo viên giỏi cấp huyện. Nhiều năm dạy lớp 5-6 tuổi nên đã có kinh nghiệm
trong giảng dạy.
-Về phía trẻ: 100% trẻ đã qua lớp 4-5 tuổi nên rất thuận lợi trong việc đưa
trẻ vào nề nếp.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn cịn những khó khăn như sau:
-Đồ dùng phục vụ chuyên đề đã đầy đủ theo quy định xong chưa phong
phú đa dạng.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của các
cháu.
- Phòng học của trẻ chưa được rộng rãi, chưa có phịng ngủ riêng ( Do
xây dựng theo chuẩn cũ) nên cũng ảnh hưởng đến không gian học tập vui
chơi của các cháu.
c.Thực trạng của vấn đề.
-Trước khi áp dụng các giải pháp, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trên một số
nội dung. Kết quả khảo sát như sau:
STT
1

2

3

Nội dung khảo sát
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm
quen văn học
Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, biết kết hợp cử chỉ
điệu bộ minh họa
Trẻ biết kể chuyện sáng tạo

Số trẻ đạt

Tỷ lệ %

17/26

65,4%

15/26

57,7%

4/26

15,4 %

Kết quả cho thấy trẻ đạt ở các nội dung trên chưa cao. Thậm chí nội dung
3 cịn rất thấp.


3

d.Mục đích ý nghĩa cần đạt.
Tơi áp dụng biện pháp nhằm tìm ra các giải pháp để bổ sung đồ dùng đồ
chơi tự tạo cho chuyên đề làm quen văn học để giúp trẻ hứng thú hơn trong các
hoạt động làm quen văn học. Giúp trẻ có kỹ năng đọc thơ diễn cảm, biết kết hợp
cử chỉ điệu bộ minh học theo lời bài thơ và giúp trẻ biết kể chuyện sáng tạo.
II. Nội dung.
1. Giải pháp 1: Vận động phụ huynh, cùng cô sưu tầm nguyên vật liệu
để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Để có nguồn nguyên vật liệu phong phú cho cô làm đồ dùng đồ chơi
cho trẻ. Tôi đã vận động phụ huynh của lớp sưu tầm cho cô những đồ dùng đã
qua sử dụng như chai, lọ, can dầu rửa bát, hộp sữa đã hết, hộp bánh kẹo, hộp
giấy, vải vụn, giấy gói quà, gói hoa ....mang cho cô để cô tận dụng làm đồ
chơi cho trẻ.

Phụ huynh thu gom nguyên vật liệu


4

Phụ huynh thu gom nguyên vật liệu.
Ngoài ra sau mỗi buổi trẻ được ăn sữa chua tôi cũng gom lại vỏ hộp, sau
đó nhờ phụ huynh cùng cơ giáo vệ sinh những vỏ hộp sữa chua đó thật sạch sẽ
để tận dụng làm đồ chơi cho trẻ.

Phụ huynh cùng cô rửa vỏ hộp sữa chua.


5
Với hình thức như vậy, tơi đã có được nguồn nguyên vật liệu tương đối
phong phú để làm ra những đồ dùng đồ chơi phụ vụ cho các hoạt động làm quen

văn học nói riêng và các hoạt động học tập khác của trẻ nói chung.
2.Giải pháp 2. Làm rối tay từ vải, len bông.
Từ những nguyên vật liệu tôi đã sưu tầm được như: Vải vụn, sợi bông, len
cũ, cúc áo, tôi đã khâu thành những con rối, những con búp bê để dạy trẻ.
Ví dụ: Làm con vật Thỏ anh, Thỏ mẹ, hay Thỏ em trong câu chuyện “Ai
đáng khen nhiều hơn”. Cách làm như sau:
Đầu tiên tôi vẽ từng bộ phận trên đầu của của con vật như phần mặt phía
trước, nửa đầu phía sau, tai Thỏ ra một miếng bìa cứng, sau đó áp miếng bìa
vào vải màu cho phù hợp với từng nhân vật. Dùng kéo cắt theo đường vẽ rồi
khâu từng bộ phận lại. Sau đó nhồi bơng. Để đầu con rối đẹp, sinh động tôi
dùng những chiếc cúc bỏ gắn làm mắt, mũi, miệng. Cịn thân Thỏ tơi lựa chọn
màu vải cắt thành áo váy, phù hợp với từng nhân vật.
Để dễ sử dụng các nhân vật khi kể chuyện cho trẻ nghe, tôi dùng que tre,
hoặc các chai nhựa để gắn vào.

Vẽ mẫu ra bìa


6

Cắt theo đường vẽ

Khâu theo đường đã cắt


7

Sản phẩm sau khi tạo thành
Với 3 nhân vật Thỏ mẹ, Thỏ anh và Thỏ em tôi vừa tạo ra. Tôi sẽ sử dụng
dạy trẻ trong câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” lúc kể chuyện cho trẻ nghe

lần 3 kết hợp với khung rối.

Sân khấu rối cơ tạo ra
Ngồi 3 nhân vật trên với cách làm tương tự tôi đã tạo ra những con vật
khác như: Mèo, dê, gấu.....


8

Với bộ rối tôi tạo được, trẻ lớp tôi đã rất hứng thú tham gia vào hoạt động.
Đặc biệt khi sử dụng bộ rối này trong góc chơi học tập sách, trẻ lớp tôi các cháu
đã tự sáng tạo ra những mẩu chuyện với các nhân vật này rất hay.

Video trẻ kể chuyện sáng tạo trong góc học tập sách


9

Video trẻ đọc thơ kết hợp với rối làm bằng vải, bông bài thơ: Thỏ bông bị ốm

Video trẻ kể chuyện sáng tạo trong góc học tập sách


10

Video trẻ kể chuyện sáng tạo trong góc học tập sách
3. Giải pháp 3. Làm đồ dùng từ xốp màu.
Từ xốp màu các loại, tôi cũng đã làm các nhân vật khác nhau trong các
tác phẩm văn học mà trẻ được làm quen như: Các nhân vật trong câu chuyện
“Cáo, thỏ và gà trống”, hay các nhân vật trong bài thơ “Tình bạn”, các nhân vật

trong câu truyện “Chú dê đen”....
Cách làm như sau: Tơi tạo hình các nhân vật trên giấy trắng sao cho hình
dáng phù hợp với các nhân vật trong bài thơ, câu chuyện. Sau đó tơi cắt trên
giấy, rồi áp trên xốp màu. Vẽ lại trên xốp sau đó dùng kéo cắt theo đường đã vẽ.
Khi tạo hình xong các nhân vật trên xốp tơi trang trí các chi tiết phụ họa
cho nhân vật thêm sinh động.

Tạo hình các nhân vật


11

Trẻ cùng cô làm đồ dùng

Các nhân vật trong câu chuyện gà trống mèo con và cún con

Nhân vật trong câu truyện “Chú dê đen”


12
Ngồi ra, cũng bằng cách làm như trên, tơi cịn dùng xốp màu để cùng trẻ
làm những chiếc mũ các loại từ xốp như mũ hoa, mũ quả, mũ các con vật .....để
dùng trong các giờ làm quen với văn học nhằm tạo hứng thú cho trẻ hứng thú,
tích cực hơn trong các giờ làm quen văn học

Cô và trẻ cùng làm mũ hoa cúc
Ví dụ: Trong giờ làm quen văn học đề tài “Thơ hoa cúc vàng”, tôi cho trẻ
trong lớp đội mũ hoa cúc vàng khi tham gia đọc thơ. Tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng
tham gia hoạt động. Điều đó góp phần khơng nhỏ giúp trẻ tích cực hơn trong
việc đọc thơ diễn cảm, kết hợp với các cử chỉ minh họa theo lời của bài thơ



13

Cô cùng trẻ đọc thơ khi đội mũ

Video trẻ cùng cô đọc thơ diễn cảm bài thơ Hoa cúc vàng
Với những đồ dùng tôi tạo được từ xốp màu, tôi đã cho trẻ sử dụng trong
góc chơi “Học tập - sách”. Ở đó trẻ thỏa thuê sử dụng đồ dùng theo ý thích.


14

Trẻ chơi với các nhân vật một cách hứng thú

Video trẻ kể chuyện sáng tạo cáo, thỏ, gà trống bằng các con rối


15

Video trẻ đọc bài thơ “Tình bạn”

Video trẻ đọc bài thơ Mèo đi câu cá đội mũ các con vật.


16

Video trẻ đọc thơ hoa kết trái khi đội mũ hoa.
4.Giải pháp 4. Làm đồ dùng đồ chơi từ vải dạ nỉ
Với chất liệu từ vải dạ nỉ các màu, cách tạo hình các nhân vật giống như

với chất liệu bằng xốp, xong cách làm thì cầu kỳ hơn một chút. Sau khi tạo hình
xong, cắt theo hình vẽ, rồi dùng kim khâu lại. Và cắt các chi tiết phụ gắn lên cho
phù hợp với các nhân vật.
Ví dụ: Tơi làm các nhân vật trong câu truyện “Ba chú lợn nhỏ”.

Để tạo cảnh cho câu chuyện, tôi sử dụng vải các màu,, tranh xé dán, màu
xốp ....trang trí cho sân khấu, để khi sử dụng sẽ gây được hứng thú cho trẻ.


17

Trang trí khung rối
Với đồ dùng tự làm này tơi đã ứng dụng trong hoạt động cho trẻ làm
quen văn học với đề tài: Kể chuyện “Ba chú lợn nhỏ” ở phần kể chuyện lần 3
cho trẻ nghe

Cô kể chuyện cho trẻ nghe


18
Ngoài các nhân vật trong câu chuyện Ba chú lợn nhỏ, với cách làm tương
tự, tơi cịn làm được rất nhiều các nhân vật khác nữa.

Các sản phẩm tạo ra từ vải dạ nỉ
Với cách sử dụng đồ dùng tự làm để dạy trẻ như vây. Tôi thấy trẻ lớp tôi
rất hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen văn học.
Ngồi ra với đồ dùng tự làm này tơi còn cho trẻ sử dụng để kể chuyện
sáng tạo trong góc học tập sách. Trẻ sử dụng các con rối này kể cho nhau nghe
rất nhiều câu chuyện sáng tạo theo trí tưởng tượng của trẻ


Vi deo trẻ kể chuyện sáng tạo cùng đồ dùng làm bằng vải dạ nỉ


19
III. Kết quả thực hiện
1.Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp của tơi rất dễ áp dụng. Nó đã có hiệu quả tại lớp tơi và đã được
nhân rộng trong phạm vi tồn trường. Tơi tin rằng nếu áp dụng rộng hơn trong
phạm vi tồn huyện cũng sẽ góp phần nâng cao kết quả của trẻ trong hoạt động
làm quen văn học.
2.Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Qua quá trình thực hiện biện pháp, đến cuối năm học tôi đã khảo sát lại
kết quả của học sinh. Kết quả cụ thể như sau:
STT

Nội dung khảo sát

Số trẻ đạt đầu
năm
TS
%

Số trẻ đạt
cuối năm
TS
%

Trẻ hứng thú tham gia vào
1


các hoạt động làm quen văn

17/26

65,4

25/26

96,2

học
Trẻ biết đọc thơ diễn cảm,
2

biết kết hợp cử chỉ điệu bộ

15/26

57,7

24/26

92,3

3

minh họa
Trẻ biết kể chuyện sáng tạo

4/26


15,4

22/26

84,6

Đánh
giá
Tăng
30,8%
Tăng
34,6%
69,2%

Qua biểu bảng khảo sát cho thấy : Việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo
khi cho trẻ làm quen văn học đã mang lại hứng thú và chất lượng giáo dục cao
hơn một cách rõ rệt.
IV. Kết luận:
1. Kết luận chung:
Cho trẻ làm quen với văn học thực sự có tầm quan trọng rất lớn trong q
trình chăm sóc giáo dục trẻ. Qua làm quen với văn học giúp trẻ biết yêu thiên
nhiên yêu đất nước, biết yêu cái thiện ghét cái ác, giúp trẻ hình thành và phát
triển nhân cách một cách tồn diện. Vì vậy mỗi giáo viên mầm non chúng ta,
hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm. Cố gắng hết khả năng có thể để đưa trẻ em
đến với kho tàng văn học đầy bổ ích và lý thú một cách hiệu quả nhất.


20
2. Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian thử nghiệm và áp dụng giải pháp,

tơi tự rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:
Giáo viên cần có lịng nhiệt tình, u nghề mến trẻ,có tinh thần trách
nhiệm cao.
Nắm vững nội dung, yêu cầu của chương trình làm quen văn học theo
phương pháp đổi mới.
Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và nhu cầu sở thích của từng độ tuổi.
Nắm vững nguyên tắc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non.
Lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp từng loại tiết, linh hoạt kết hợp và
sử dụng đồ dùng trực quan cho một tiết dạy.
Chủ động sáng tạo trong chuẩn bị tiết dạy, tích cực tham khảo và học
hỏi kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi qua các đợt tham quan, đợt thi đồ dùng
đồ chơi.
Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh
để phụ huynh học sinh tích cực sưu tầm và tận dụng những nguyên vật liệu sẵn
có, phế liệu trong cuộc sống và trong sinh hoạt hàng ngày.
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ
môn làm quen văn học. Do điều kiện thời gian trong khn khổ đề tài này chắc
hẳn cũng cịn nhiều hạn chế và thiếu sót. Xong tơi ln mong được sự đóng
góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, và bạn bè đồng nghiệp để giải pháp này của
tơi được hồn thiện hơn ./.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Hoàng An, tháng 10 năm 2020
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Yến




×