Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

“Bình luận vai trò của cơ quan công tố trong tố tụng hình sự Mỹ và Anh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.49 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................3
I. Cơ sở lý luận..................................................................................................3
1. Khái niệm...................................................................................................3
2. Ý nghĩa của tư pháp hình sự so sánh.......................................................4
II. Vai trị của cơ quan cơng tố trong trong tố tụng hình sự Mỹ và Anh.....5
1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Viện Công tố..........................5
2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Công tố................................................9
3. Công tố viên...........................................................................................11
KẾT LUẬN........................................................................................................17

1


MỞ ĐẦU
Trong hệ thống tư pháp, Cơ quan công tố không phải là tổ chức điều tra hay
cơ quan điều tra chuyên trách, cũng như không tham gia vào bất cứ hoạt động
điều tra nào. Cơ quan công tố chỉ có thể tiến hành hoạt động cơng tố khi và chỉ
khi có các vụ việc được các cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành điều tra.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ, Cơ quan cơng tố và
cơ quan điều tra cũng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác điều tra.
Sự phối hợp này thể hiện ở chỗ, trong quá trình điều tra vụ án đặc biệt là đối với
các vụ án phức tạp, các vụ án lớn, Cơ quan công tố thường xuyên phối hợp chặt
chẽ với điều tra viên, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho các điều tra viên và cơ quan
điều tra. Vai trò của cơ quan công tố mà cụ thể là của Công tố viên là đưa ra
được tất cả chứng cứ liên quan, thuyết phục đối với bồi thẩm đoàn hoặc hội
đồng xét xử để từ đó bồi thẩm đồn sau khi xem xét cân nhắc tất cả các chứng
cứ được đưa ra từ phía Cơng tố viên và luật sư bào chữa, thỏa mãn và loại bỏ
mọi yếu tố nghi ngờ và kết tội người bị đưa ra truy tố theo đúng như cáo trạng
của cơ quan công tố. Để làm rõ hơn về vai trị của cơ quan cơng tố trong tố tụng


hình sự của một số nước, nhóm 1 lớp K4L đã chọn đề tài “Bình luận vai trị của
cơ quan cơng tố trong tố tụng hình sự Mỹ và Anh” để làm bài tập nhóm.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm
Tư pháp hình sự là một trong số các chức năng của tư pháp, gắn với việc
giải quyết vụ án hình sự, để thực hiện quyền lực nhà nước và do cơ quan nhà
nước tiến hành, trong đó xét xử là khâu trung tâm bên cạnh các hoạt động khác
liên quan tới việc giải quyết vụ án của các cơ quan như cơ quan điều tra, cơ quan
công tố, hay thi hành án.
2


2. Ý nghĩa của tư pháp hình sự so sánh
Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật cũng như hệ thống tư pháp hình sự
khác nhau phụ thuộc vào hệ thống chính trị, xã hội, văn hóa của từng nước.
Cùng với tác động của hiện tượng tồn cầu hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của
nền văn minh ở các châu lục khác nhau đã tác động tới sự gia tăng bạo lực và
tình hình tội phạm trên phạm vi tồn cầu. Tội phạm khơng chỉ xảy ra trong phạm
vi một quốc gia mà diễn ra ở nhiều quốc gia, với tính chất phức tạp và tinh vi
hơn. Đứng trước tình hình đó nhu cầu tìm hiểu hệ thống pháp luật của quốc gia
khác, tìm hiểu cách tiếp cận và xử lý tội phạm của các nước khác để hồn thiện
hệ thống pháp luật nước mình và tư pháp hình sự nói riêng là rất quan trọng.
Tư pháp hình sự so sánh là công cụ hữu hiệu cho các quốc gia học hỏi,
trao đổi kinh nghiệm trong phòng ngừa và đấu tranh tội phạm: Việc so sánh
trong lĩnh vực tư pháp hình sự là một phương tiện hữu hiệu nhất để học hỏi cách
thức hoạt động của tư pháp hình sự nước khác, nhìn nhận lại những quy định
của hệ thống pháp luật trong nước. Trên cơ sở những kinh nghiệm học được từ
quá trình tổ chức, hoạt động của hệ thống tư pháp hình sự ở quốc gia khác có thể
xây dựng được những giả thuyết nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới hình

sự và tư pháp trong nước.
Tư pháp hình sự so sánh giúp các quốc gia mở rộng sự hiểu biết về hệ
thống pháp luật nói chung và tư pháp hình sự nói riêng trên thế giới: Giúp
chúng ta mở rộng tầm hiểu biết đối với quốc gia khác về văn hóa, chính trị. Mỗi
một quốc gia có cách thức đảm bảo hệ thống pháp luật được thực hiện nghiêm
minh hay trừng trị tội phạm khác nhau. Tóm lại, có thể thấy thể thức ban hành
và cách thức thực hiện pháp luật ở mỗi nước là sự phản ảnh sâu sắc về văn hóa
tơn giáo, kinh tế, chính trị và lịch sử.
Tư pháp hình sự so sánh hỗ trợ các quốc gia trong việc đương đầu, đấu
tranh với tội phạm xuyên quốc gia: Tội phạm xuyên quốc gia ngày càng trở
thành mối đe dọa khơng chỉ cho một nhóm các quốc gia trong khu vực mà cho
3


tồn thế giới. Tồn cầu hóa đang trở thành một xu thế khách quan, các quốc gia
ngày càng mở rộng các mối quan hệ, hợp tác quốc tế về mọi mặt từ kinh tế,
chính trị đến đời sống xã hội. Một mặt, tồn cầu hóa mang lại những lợi ích về
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cho các quốc gia. Mặt khác, kéo theo hệ lụy
khó tránh khỏi là sự gia tăng tội phạm với tính chất và hành vi ngày càng tinh vi,
phức tạp hơn rất nhiều. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay, sự bó
buộc của pháp luật trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tội phạm xuyên quốc gia phát triển. Nhờ sự phát triển đó mà rất nhiều loại
hàng hóa cấm bn bán, vận chuyển như ma túy, súng…lại được vận chuyển dễ
dàng hơn, trốn thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật.
II. Vai trị của cơ quan cơng tố trong trong tố tụng hình sự Mỹ và Anh
Các quốc gia trên thế giới phụ thuộc các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã
hội, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm hay truyền thống pháp luật mà tổ
chức hệ thống Viện công tố khác nhau về cơ cấu tổ chức hay cả về chức năng và
nhiệm vụ. Sau đây nhóm sẽ nghiên cứu về Viện cơng tố của 2 nước theo mơ
hình tranh tụng là Anh và Mỹ, qua đó góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng về

cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cũng như về vị thế của Công tố
viên của 2 nước trên.
1.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Viện Cơng tố

1.1

Hoa Kì

Luật tư pháp năm 1789 là cơ sở pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho sự ra
đời của Văn phịng Cơng tố Hoa Kì, cụ thể: “mỗi quận phải có một người được
đào tạo luật để làm công tố viên cho Hợp chủng quốc hoa Kỳ tại quận đó…
Cơng tố viên này sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện việc công tố với tất cả
những người phạm tội”.

4


Nhà nước Hoa Kì được tổ chức theo hình thức liên bang nên hệ thống cơ
quan công tố của Hoa Kì cũng được tổ chức thành hệ thống cơng tố liên bang và
hệ thống cơng tố tiểu bang.
Hoa Kì có 50 hệ thống cơ quan công tố tại 50 tiểu bang. Trên hệ thống tồn
liên bang, có 93 văn phịng Cơng tố trên lãnh thổ Hoa Kì, Puerto Rico, Quần đảo
Virgin, Guam và Quần đảo Bắc Mariana. Mỗi văn phòng Cơng tố đóng trên mỗi
khu vực tư pháp hình sự liên bang cấp quận, nơi có tịa án quận liên bang, ngoại
trừ đảo Guam và Quần đảo Bắc Mariana nơi có 01 văn phịng Cơng tố duy nhất
phục vụ cả hai vùng. Mỗi Văn phịng Cơng tố do 01 Tổng Chưởng lý bang đứng
đầu, khoảng 350 công tố viên và 350 nhân viên hỗ trợ1.
Đứng đầu bộ máy Công tố là Tổng chưởng lý đồng thời là Bộ trưởng Bộ

Tư pháp Hoa Kì. Tổng Chúng lý liên bang là thành viên của nội các Hoa Kì.
Mỗi hạt tư pháp liên bang có một viên Chưởng lý nhà nước và một hoặc
nhiều phó chưởng lý. Chưởng lý nhà nước đước Tổng thống bổ nhiệm và
Thượng viện phê chuẩn. Những người được chỉ định phải có quyền lưc ở hạt mà
họ được bổ nhiệm và phải là luật sư. Họ làm việc chính thức trong một nhiệm kì
bốn năm nhưng có thể được tái bổ nhiệm không thời hạn hoặc bị bãi miễn tùy
theo quyêt định của Tổng thống. Các phó chưởng lý được Tổng Chưởng lý Hoa
Kì bổ nhiệm chính thức, mặc dù trên thực tế họ được chưởng lý nhà nước lựa
chọn cho hạt của mình; người chưởng lý nhà nước này sẽ chuyển quyền lựa
chọn cho tổng chưởng lý để phê chuẩn. Phó chưởng lý có thể bị tổng chưởng lý
sa thải.
Các Cơng tố viên và văn phịng Cơng tố ở Hoa Kì là một phần của Bộ Tư
pháp. Cơng tố viên Hoa Kì chịu trách nhiệm, chịu sự giám sát và hỗ trợ hành
chính từ Văn phịng Điều hành của Bộ Tư pháp. Các Công tố viên được chọn
tham gia vào Ủy ban Cố vấn của Tổng Chưởng lý Hoa Kì.
1 Nguyên bản tiếng anh “They supervise district offices with as many as 350 Assistant U.S. Attorneys (AUSAs)
and as many as 350 support personnel”.

5


Văn phịng Cơng tố liên bang đặt tại Bộ Tư Pháp thực hiện hai chức năng
chính là chức năng cơng tố và chức năng điều tra. Chính vì thế trong cấu trúc
của văn phòng này cũng được chia thành 02 bộ phận chính bao gồm: bộ phận
cơng tố và bộ phận điều tra.
Bộ phận lớn nhất thực hiện chức năng cơng tố tại Văn phịng cơng tố ở Bộ
tư pháp là bộ phận hình sự. Chức năng của bộ phận hình sự là thực thi và giám
sát việc áp dụng pháp luật hình sự liên bang (trừ những việc áp dụng một số tội
hình sự được giao cho bộ phận khác và quá trình tố tụng dân sự). Thêm vào đó,
bộ phận này cũng thực hiện việc định hướng và thực thi chính sách hình sự liên

bang, cung cấp tham mưu và trợ giúp cho các trợ lý Chưởng lý liên bang.
Bộ phận hình sự bao gồm bộ phận nhỏ như sau: Bộ phận về tội phạm có tổ
chức và gian lận; Bộ phận về bảo vệ trật tự công; Bộ phận về tội phạm lừa đảo;
Bộ phận về tội phạm ma túy và các chất gây nghiện; Bộ phận về tội phạm cưỡng
đoạt tài sản và rửa tiền; Bộ phận về tội phạm mạng và sở hữu trí tuệ; Bộ phận về
tội bóc lột và khiêu dâm trẻ em; Bộ phận an ninh nội địa; Bộ phận phúc thẩm;
Văn phịng tội phạm ma túy có tổ chức; Bộ phận hợp tác quốc tế; Văn phòng
điều tra đặc biệt; Văn phịng thực thi; Văn phịng chính sách và lập quy; Chương
trình trợ giúp đào tạo điều tra hình sự quốc tế. 2 Mỗi bộ phận này hoạt động dựa
vào chức năng chuyên biệt gắn với phạm vi được xác định theo tên gọi của bộ
phận đó.
Ngồi bộ phận hình sự, trong Bộ tư pháp có một số bộ phận khác cũng chịu
trách nhiệm thực thi luật hình sự trong phạm vi thẩm quyền, bao gồm: Phòng an
2 Nguyên bản tiếng anh:
- Organized crime and racketeering Section;
- Public Integrity Section;
- Fraud Section;
- Narcotic and Dangerous Drug Section;
- Asset forfeiture and Money Laudering Section;
- Computer Crime and Intellectual Property Section;
- Child Exploitation and Obscenity Section;
- Domestic Security Section;
- Appellate Section;
- Executive Office of the Organized Crime Drug Enforcement Task Forces;
- Office of International Affairs;
- International Criminal Investigative Training Assistance Program.

6



ninh quốc gia; Phòng về các quyền dân sự; Phòng tài ngun và mơi trường;
Phịng về chống độc quyền; Bộ phận thuế. Các bộ phận nãy cũng giải quyết theo
phạm vi gán liền với tên gọi của nó
1.2

Anh

Cơ quan Cơng tố Anh là một cơ quan độc lập thuộc nhánh hành pháp, được
tổ chức theo địa giới hành chính và tương ứng với hệ thống cơ quan cảnh sát.
Hệ thống cơ quan công tố bao gồm: cơ quan công tố Trung ương (đặt văn
phòng tại 3 thành phố London, York và Birmingham), cơ quan cơng tố cấp vùng
(42 văn phịng) và các văn phịng chi nhánh của cơ quan cơng tố cấp vùng.
Người đứng đầu cơ quan công tố Anh là Tổng Công tố, giúp việc cho Tổng
Công tố tại cơ quan cơng tố Trung ương có Lãnh đạo phục trách điều hành các
mảng, Trưởng các bộ phận làm án, Trưởng các bộ phận chính sách, luật sư hay
cơng tố viên, cán bộ làm án và nhân viên hành chính. Cơ quan cơng tố Trung
ương chia làm các phịng nghiệp vụ, mỗi phịng có nhiệm vụ giải quyết một
nhóm tội phạm riêng biệt, bao gồm:
Một là, Phòng trung ương xử lý tội phạm gian lận có nhiệm vụ chịu trách
nghiệm xử lý các vụ gian lận phức tạp và các vụ điều tra bởi Cơ quan Thuế và
Hải quan Anh (HM Revenue anh Customs- HMRC);
Hai là, Phòng tư pháp quốc tế và tội phạm có tổ chức có nhiệm vụ xử lý tội
pham có tổ chức nghiêm trọng, tiền bẩn và các vụ điều tra bởi Cơ quan tội phạm
quốc gia và dẫn độ;
Ba là, Phòng chống tội phạm đặc biệt và khủng bố có nhiệm vụ xử lý các
vụ án khủng bố và tội phạm đặc biệt bao gồm tham nhũng, tử vong khi giam cứu
và ngộ sát y tế;
Bốn là, Phòng tội phạm liên quan đến các vấn đề phúc lợi, nơng thơn và y
tế có nhiệm vụ xử lý các tội phạm liên quan đến gian lận phúc lợi xã hội, vi
7



phạm các quy định về các sản phẩm thuốc và các tội phạm do Cục môi trường,
thực phẩm và nông thơn điều tra.
Các văn phịng chi nhánh do 01 Cơng tố viên phụ trách, ngồi ra cịn có các
cán bộ làm án và luật sư.
Trong khi cơ quan công tố Hoa Kì đặt song song với Tịa án thì cơ quan
công tố Anh gắn liền với cơ quan điều tra.
2.

Chức năng, nhiệm vụ của Viện Cơng tố

2.1

Hoa kì

Trong lĩnh vực hình sự, viện cơng tố Hoa Kì có những chức năng, nhiệm
vụ trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử tuy nhiên, nổi bật và trọng tâm nhất
là trong giai đoạn truy tố.
Cơ quan cơng tố Hoa Kì thực hiện việc truy tố tội phạm liên bang do các cơ
quan điều tra và liên bang chuyển đến. Các Điều tra viên liên bang có quyền
khởi xướng điều tra một vụ án hình sự dựa trên các quy định trong nội bộ cơ
quan mình. Khơng cần sự phê chuẩn của trợ lý Chưởng lý, Công tố viên hoặc
các chưởng lý liên bang đối với việc khởi tố một vụ án hình sự.
Ở giai đoạn điều tra, Viện Cơng tố đóng vai trị khơng đáng kể, chủ yếu là
đưa ra các ý kiến tham mưu pháp luật khi điều tra viên có u cầu. Viện cơng tố
có nhiệm vụ xem xét đơn của Điều tra viên có đầy đủ thơng tin để tòa án ra lệnh
khám xét hoặc bắt giữ người phạm tội. Ngồi ra, Viện Cơng tố có thể yêu cầu
Điều tra viên điều tra bổ sung để củng cố chứng cứ, tuy nhiên Viện Cơng tố
khơng có quyền ra lệnh cho cơ quan điều tra, vì vậy Điều tra viên có thể từ chối

điều tra bổ sung. Cơng tố viên tham gia giải quyết vụ án hình sự khơng giám sát
q trình điều tra mà thường nhận vai trị chỉ dẫn cảnh sát tìm kiếm bằng chứng,
hướng dẫn việc thu thập những tài liệu, chứng cứ cần thiết cho quá trình giải
quyết vụ án hình sự.
8


Ở giai đoạn truy tố, chức năng duy nhất của Viện cơng tố Hoa Kì là truy tố,
Cơng tố viên giải quyết vụ án hình sự được quyền tự do quyết định lâp hồ sơ cáo
buộc phạm tội nào hoặc tự do tham giả thỏa thuận nhận tội với bị cáo, quyền
năng này được gọi là quyền tùy nghi truy tố. Quyền tùy nghi truy tố của Công tố
viên liên bang chịu sự điều chỉnh bởi các quy tắc hành chính nội bộ của Bộ Tư
Pháp. Cơng tố viên có quyền từ chối truy tố trong một số trường hợp như: viêc
truy tố khơng mang lại lợi ích đáng kể cho liên bang; người được cho là phạm
tội sẽ bị truy tố hiệu quả ở thẩm quyền xét xử khác hoặc co khả năng hợp lý rằng
đó khơng phải là án hình sự. Ngồi ra, Viện Cơng tố cịn có những quyền và
nghĩa vụ khác trong giai đoạn truy tố theo quy định của pháp luật Hoa Kì.
Ở giai đoạn xét xử, Viện Cơng tố đóng vai trị là bên buộc tội tại phiên tịa
xét xử, Cơng tố viên tham gia phiên tịa có nhiệm vụ tranh tụng với bị cáo và
luật sư đại diện của bị cáo. Vị thế của bên buộc tội và bên gỡ tội trong phiên tịa
xét xử vụ án hình sự ở Hoa Kì là ngang nhau.
Về mối quan hệ giữ cơ quan công tố và tịa án, có một ngun tắc cơ bản
đã được ghi nhận trong Hiến pháp Hoa kì hơn 200 năm qua chi phối mối qua hệ
giữa cơ quan Công tố và cơ quan Tịa án, đó là ngun tắc độc lập xét xử của
Tịa án. Theo đó, khơng có một thiết chế nào, một cơ quan nào, trong đó có cơ
quan cơng tố, có thẩm quyền
2.2

Anh


Kể từ khi luật về truy tố tội phạm của Anh (Prosecution of Offenses Act)
được ban hành vào năm 1985 thì cơ quan cơng tố hoàng gia Anh mới được
thành lập và tổ chức hoạt động từ 01/20/1986.
Cơ quan cơng tố hồng gia Anh Cơ quan cơng tố hồng gia là cơ quan cơng
tố quốc gia, trực thuộc Chính phủ, đứng đầu là Tổng cơng tố. Cơ quan cơng tố
Anh được đảm bảo tính độc lập trong hoạt động. Tổng công tố là người đứng
đầu cơ quan cơng tố Hồng gia do Tổng Chưởng lý bổ nhiệm và giám sát hoạt
9


động. Tổng chưởng lý là người được Chính phủ bổ nhiệm với tư cách là cố vấn
pháp lý của Chính phủ, đại diện cho Chính phủ trước Tịa án để bảo vệ các lợi
ích cơng. Thơng thường Tổng chưởng lý là thành viên Nghị viện.
Chức năng của cơ quan công tố Anh chủ yếu là thực hiện chức năng truy tố
tội phạm. Để làm được việc này, cơ quan công tố Anh thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
Thứ nhất, hướng dẫn cảnh sát điều tra các vụ án. Ở Anh, mặc dù việc khởi
tố và điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan cảnh sát nhưng
thẩm quyền quyết định có truy tố hay không lại thuộc về cơ quan công tố. Để
thực hiện việc truy tố có hiệu quả và các chứng cứ thu thập được phù hợp với
luật về chứng cứ, cơ quan công tố sẽ tư vấn cho cơ quan cảnh sát về phương
hướng điều tra, các chứng cứ cần thu thập. Mặc dù thực hiện chức năng hướng
dẫn và tư vấn nhưng Công tố viên không được can thiệp vào các biện pháp cụ
thể của cảnh sát nhằm đảm bảo tính độc lập trong điều tra của cơ quan cảnh sát;
Thứ hai, Xem xét lại các vụ án do cảnh sát gửi đến để thực hiện việc truy
tố. Quá trình tố tụng hình sự là một quá trình tiếp nối liên tục, sau khi cơ quan
cảnh sát đã thực hiện việc điều tra, hồ sơ vụ án sẽ được chuyển đến cơ quan
công tố. Tại đây, Công tố viên sẽ xem xét vụ án để quyết định có tiếp tục truy tố
hay đình chỉ;
Thứ ba, Khi đã quyết định truy tố, xác định các tội danh đưa ra Tòa. Tại

thời điểm này cơ quan cơng tố quyết định có tiếp tục truy tố theo tội danh đã
được cơ quan cảnh sát khởi tố hay tội danh khác;
Thứ tư, Chuẩn bị hồ sơ truy tố ra Tịa;
Thứ năm, Trình bày, bảo vệ cáo trạng tại phiên tịa.3
Nhìn chung, cơ quan cơng tố hoàng gia Anh chỉ thực hiện chức năng truy
tố tội phạm, sự tham gia của cơ quan công tố/công tố viên vào quá trình điều tra
3 Hướng dẫn cho hoạt động của Cơ quan cơng tố Hồng gia (Guide to the Crown Prosecution Service).

10


là khá mờ nhạt, do vậy gần như chỉ là cầu nối giữa cơ quan điều tra và Tòa án.
Cơ quan khơng tham gia vào q trình giải quyết các vụ án dân sự, trừ trường
hợp đối với vụ án dân sự mà Chính phủ là bị đơn, khi đó cơ quan công tố sẽ
tham gia tố tụng với tư cách là luật sư công.
3. Công tố viên
Công tố viên tại các quốc gia trên thế giới là những người được bổ nhiệm
để thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố hay quyền kiểm sát (tùy theo
chức năng của Viện công tố/Viện kiểm sát của các nước khác nhau). Tùy thuộc
các đặc điểm chính trị, xã hội hay pháp lý mà các quốc gia lại quy định khác
nhau về nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn và cũng như việc bổ nhiệm hay phân
loại công tố viên.
3.1. Hoa Kỳ
Về thẩm quyền của công tố viên, Tổng Chưởng lý liên bang là người có
quyền giám sát tồn bộ q trình tố tụng trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Các
Chưởng lý liên bang và các trợ lý Chưởng lý liên bang trong phạm vi khu vực tư
pháp hình sự của mình có quyền và nghĩa vụ: Truy tố tất cả các hành vi phạm tội
chống lại Hợp chủng quốc Hoa kỳ; Khởi tố hoặc bào chữa cho chính phủ Hoa
Kỳ trong tất cả các vụ án mà chính phủ Hoa Kỳ có liên quan; Thay mặt bị đơn
kháng cáo trong các vụ kiện dân sự ở tòa quận liên quan đến vấn đề thuế; Khởi

xướng quá trình thu tiền phạt và cưỡng chế đối với những vụ vi phạm luật thuế
trừ trường hợp kết quả điều tra thấy rằng không cần thiết phải có q trình đó;
Báo cáo tới Tổng Chưởng lý.
Trong q trình thực hiện quyền cơng tố, các Chưởng lý liên bang là những
người thực hiện và giải thích chính sách của Bộ tư pháp. Vì vậy, khả năng
chun mơn và tính cơng bằng của họ trong q trình thực hiện cơng lý có ảnh
hưởng trực tiếp đến nhận thức của xã hội trong việc thực thi pháp luật liên bang.
Về bổ nhiệm công tố viên, Tổng chưởng lý liên bang do Tổng thống bổ nhiệm
11


trên cơ sở có sự nhất trí của Nghị viện. Tổng chưởng lý được bổ nhiệm khơng có
nhiệm kỳ và thường là một trong các cố vấn quan trọng cho Tổng thống.
Chính vì vậy, thơng thường, Tổng chưởng lý liên bang là một người cùng
đảng chính trị với Tổng thống. Chưởng lý liên bang ở các khu vực tư pháp hình
sự do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm và phải được Thượng viện phê
chuẩn. Thông thường Thượng viện Hoa kỳ sẽ không phê chuẩn việc bổ nhiệm
Chưởng lý liên bang tại các khu vực tư pháp hình sự nếu như việc bổ nhiệm đó
khơng được sự chấp thuận của hai Thượng nghị sĩ đại diện của bang nơi có khu
vực tư pháp hình sự đó.
Các cơ quan công tố của Mỹ được phân chia theo cấp bang và liên bang. Ở
cấp bang, do pháp luật mỗi bang khác nhau nên nhiệm vụ và quyền hạn của
Công tố viên ở từng bang cũng khác nhau. Tuy nhiên, cơ quan cơng tố các cấp
có nhiệm vụ chung là truy tố phạm ra trước Toà án. Ở cấp bang, việc truy tố tội
phạm bang do Chưởng lý liên bang truy tố. Các tội phạm liên bang thường là
những tội nghiêm trọng như buân bán ma tuý, giết người, quan chức chính
quyền phạm tội hoặc tham nhũng, các tội xâm phạm lợi ích an ninh quốc gia
như phản quốc v.v… Các thông tin về chứng cứ đã được Điều tra viên thu thập
sẽ được trình lên Bộ Tư pháp hoặc Chưởng lý liên bang. Sau đó, cơng tố viên
liên bang sẽ quyết định có truy tố vụ việc ra Tồ hay không. Ở cấp bang, các

công tố viên tiến hành truy tố các tội phạm xâm phạm pháp luật của bang, quyền
hạn và trách nhiệm của các công tố viên địa phương được phân chia theo cấp
quận, mỗi bang đều có một Tổng chưởng lý và viên chức này có tồn quyền truy
tố tất cả các tội phạm theo pháp luật bang quy định. Nhìn chung, cơng tố viên
khơng giám sát q trình điều tra mà thường nhận vai trị là luật sư chủ nhà đối
với cảnh sát để chỉ dẫn việc tìm kiếm bằng chứng, hướng dẫn thủ tục bắt giam
và bảo đảm việc thu thập chứng cứ theo đúng thủ tục. Nói chung, trong q trình
điều tra, dù ở cấp bang hay liên bang thì cơng tố viên Hoa kỳ đều có quyền lực
đáng kể. Họ có thể khơng chấp nhận hồ sơ buộc tội do cảnh sát gửi tới cho đến
khi những yêu cầu về chứng cứ của họ được cảnh sát đáp ứng, họ cũng có thể từ
12


chối phê chuẩn lệnh bắt giam của cảnh sát. Ngoài ra, Cơng tố viên cịn có thể
huỷ bỏ hoặc đình chi vụ việc khi xét thấy việc điều tra của cảnh sát không đúng
thủ tục hoặc chứng cứ yếu, không đủ để buộc tội hoặc có khả năng Tồ án sẽ
khơng chấp nhận các chứng cứ đó. Nếu cơng tố viên quyết định truy tố vụ việc
ra Tồ thì họ có trách nhiệm buộc tội gì, bao nhiêu tội và mức độ nghiêm trọng
của tội phạm. Quyết định truy tố của cơng tố viên có ảnh hưởng quan trọng đối
với hình phạt mà kẻ phạm tội có thể bị Tồ án tuyên phạt nếu bị kết tội. Công tố
viên Hoa Kỳ còn thực thi quyền hạn đáng kể về các vấn đề hình phạt thơng qua
quyết định buộc tội.
Quyền tuỳ nghi truy tố là quyền đặc biệt của Công tố viên. Với tư cách là
một nhân viên được bầu hoặc được bổ nhiệm, cơng tố viên là người có quyền
lực nhất trong hệ thống tư pháp hình sự. Các cơng tố viên thực hiện quyền tự
quyết không bị ràng buộc, có quyền quyết định ai là người bị truy tố, đưa ra
những lời buộc tội nào, khi nào thì bỏ qua lời buộc tội, có thực hiện việc mặc cả
thú tội hay không và cần phải tổ chức thực hiện việc truy tố như thế nào. Các
công tố viên thực hiện quyền tự quyết khi ra quyết định trong ba lĩnh vực chủ
yếu là: Quyết định đưa ra lời buộc tội, quyết định đình chỉ vụ án (bãi bỏ lời buộc

tội) và mặc cả thú tội.
Quyết định việc truy tố dựa trên 3 yếu tố: Thứ nhất, truy tố khi có đủ chứng
cứ pháp lý (đủ các yếu tố tối thiểu để phát động truy tố hình sự), theo đó, một
văn phịng cơng tố có thể tiếp nhận nhiều vụ án để truy tố nhưng xử lý phần lớn
các vụ án đó thơng qua thủ tục mặc cả thú tội. Thứ hai, để đẩy nhanh tiến trình
tố tụng đối với các vụ án, giảm sự ùn tắc số lượng án tại các Tịa án, duy trì
quyền cơng tố và giảm các phí tổn từ các nguồn lực của Tịa án, các công tố viên
bỏ qua những vụ án chứng cứ yếu từ ngay đầu vào và giảm mức độ nghiêm
trọng xuống thành tội ít nghiêm trọng nhằm giải quyết các vụ án thông qua mặc
cả thú tội. Thứ ba, các cơng tố viên chỉ truy tố khi có đủ khả năng để xét xử, bao
gồm cơ sở truy tố, điều tra của cảnh sát và đối chứng của luật sư. Các công tố
13


viên chỉ đệ trình bản buộc tội trong trường hợp có đủ bằng chứng để đảm bảo
việc kết án và chỉ sử dụng tối thiểu thủ tục mặc cả thú tội.
Trên cơ sở cân nhắc rất nhiều yêu tố bao gồm cả tính nghiêm trọng của tội
phạm và sự thuyết phục của chứng cứ, công tố viên quyết định việc có truy tố
người có hành vi phạm tội ra trước Tịa án hay khơng. Sau khi cơng tố viên đã
đệ trình bản buộc tội, cơng tố viên có thể giảm buộc tội để đổi lại việc bị cáo
nhận tội hoặc tiến hành thủ tục không truy tố. Thủ không truy tố là một hình
thức cơng tố viên ra bản tun bố nêu rõ rằng vụ án sẽ không được tiếp tục tiến
hành tố tụng. Những lý do cho việc thực hiện thủ tục này bao gồm không đủ
chứng cứ, chứng cứ không được thừa nhận, không buộc tội được và bản chất của
một số tội phạm là không đáng kể.
Do vai trị là chủ thể hành động vì lợi ích của công lý và trách nhiệm truy
tố, công tố viên phải xem xét toàn bộ vụ án một cách nghiêm túc, khơng chỉ xem
chứng cứ có đầy đủ khơng mà cịn phải xem xét cả tính đáng tin cậy của bằng
chứng cũng như giá trị pháp lý của chúng. Công tố viên phải đặc biệt thận trọng
khi đọc các báo cáo của cảnh sát và những lời thú tội để xác định chứng cứ có

thực sự tồn tại? có bị ép buộc hoặc có các yếu tố khác có thể dẫn đến sai lầm của
công lý hay không. Các công tố viên ở Mỹ hiếm khi có thể nói chuyện với bị
cáo, vì vậy, họ cố gắng hiểu bị cáo trên cơ sở các báo cáo hơn là trực tiếp liên
hệ. Tuy nhiên do sự quá tin tưởng giữa cảnh sát và công tố viên nên các công tố
viên không xem xét một cách thấu đáo toàn bộ vụ án do các cơ quan thực thi
pháp luật chuyển tới, do đó xảy ra tình trạng nhiều bị cáo đã bị kết án trên cơ sở
sự nhận dạng của một nhân chứng duy nhất, tin vào lời khai gian dối, ngụy tạo
làm giả chứng cứ.
Do vai trị buộc tội của Cơng tố viên nên đơi khi những chứng cứ có lợi cho
bị cáo bị giấu diếm. Một trong những sự đe dọa lớn nhất đối với lẽ phải và tình
tiết thực tế cơng bằng trong những án hình sự lại đến từ cơng tố khi họ giấu đi
những bằng chứng có thể chứng minh sự vô tội củ bị cáo. Một số công tố viên
14


q sốt sắng có được việc kết tội đã khơng xem xét đến những chứng cứ thực tế
quan trọng đối với việc chứng minh tội trạng và hình phạt thiên về có lợi cho bị
cáo.
Các trợ lý Chưởng lý liên bang và các công tố viên liên bang khác do Tổng
Chưởng lý bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tuy nhiên, theo thông lệ, các Chưởng lý
liên bang sẽ lựa chọn các trợ lý cho mình và đề nghị Tổng Chưởng lý liên bang
bổ nhiệm.
Để được bổ nhiệm là trợ lý Chưởng lý liên bang, người đó phải là luật sư
và sống trong khu vực tư pháp hình sự mà họ làm việc. Mỗi văn phịng cơng tố
tại các khu vực tư pháp hình sự sẽ có những tiêu chí riêng để lựa chọn các trợ lý
Chưởng lý của mình. Việc đào tạo cơng tố viên được chính thức thực hiện tại
Trung tâm đào tạo luật sư quốc gia (“NAC”). Khơng có một quy định bắt buộc
nào về các khóa học mà công tố viên phải tham gia tại Hoa kỳ. Tuy nhiên, đối
với các trợ lý Chưởng lý, họ thường tham gia hai khóa học sau khi bắt đầu được
bổ nhiệm:

Khóa đào tạo cơ bản về phiên tịa hình sự: là khóa học trong thời gian 8
ngày và thường được tổ chức tại NAC. Khóa học được thiết kế cho các trợ lý
Chưởng lý liên bang mới vào nghề, chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm về các
phiên tịa hình sự. Trong thời gian khóa học, học viên sẽ được tham dự các phiên
tịa hình sự.
Khóa đào tạo về thực hành luật hình sự liên bang: Đây là khóa học 4 ngày
được tổ chức tại NAC nhằm trang bị những kiến thức cơ bản nhất về công tố và
các kỹ năng liên quan đến việc công tố một vụ án hình sự liên bang. Sau khi
tham gia hai khóa học này, các trợ lý Chưởng lý liên bang thường lựa chọn và
đăng ký theo học thêm các khóa học nâng cao tại NAC nhằm nâng cao kỹ năng
của họ. Hiện tại có 70 khóa học tại NAC được thiết kế cho cả cơng tố viên liên
bang và tiểu bang. Ngồi ra cịn có 16 khóa học được thực hiện theo phương
thức đào tạo từ xa. NAC cung cấp các kênh đào tạo qua vệ tinh để các trợ lý
15


Chưởng lý, cơng tố viên có thể học được từ văn phịng cơng tố của họ trên tồn
lãnh thổ Hoa kỳ.
3.2. Vương quốc Anh
Cơng tố viên Hồng gia Anh do Tổng cơng tố bổ nhiệm. Ở Anh hiện có
luật về cơng tố viên Hồng gia Anh, tuy nhiên luật này chỉ đề cập đến các
nguyên tắc khi Công tố viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá
trình truy tố tội phạm để đảm bảo công lý mà không qui định về ngạch, bậc, thời
hạn bổ nhiệm, nhiệm kỳ, thủ tục, bổ nhiệm, miễn nhiệm công tố viên.
Trên thực tiễn, để được Tổng công tố bổ nhiệm là Cơng tố viên Hồng gia,
người đó phải là luật sư tư vấn có chứng chỉ hành nghề tại Anh hoặc xứ Wales
hoặc là luật sư tranh tụng đăng ký hoạt động tại đoàn luật sư Anh. Trong khá
nhiều trường hợp, một luật sư vừa có thể hành nghề như luật sư tư vấn/luật sư
tranh tụng trong một vụ án, lại có thể được Tổng cơng tố th để làm cơng tố
viên trong một vụ án khác

KẾT LUẬN
Tóm lại, nhìn chung thì cơ quan cơng tố hồng gia Anh chỉ thực hiện chức
năng truy tố tội phạm, sự tham gia của cơ quan cơng tố, cơng tố viên vào q
trình điều tra là khá mờ nhạt, do vậy gần như chỉ là cầu nối giữa cơ quan điều tra
và Tòa án. Cịn đối với cơ quan cơng tố Mỹ, thường đóng vai trò như luật sư tư
vấn cho cơ quan cảnh sát trong việc xác định phương hướng điều tra, thu thập
chứng cứ theo đúng pháp luật... để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả chứng cứ tại
Tịa. Ngồi ra, cơ quan cơng tố Mỹ cịn có một đặc quyền là "tùy nghi truy tố".
Quyền này được hiểu là kể cả trong trường hợp vụ án đã có đầy đủ chứng cứ
nhưng Cơng tố viên vẫn có thể khơng truy tố tội phạm, đình chỉ vụ án vì lợi ích
của cơng cộng. Đây là một đặc quyền duy nhất chỉ có cơ quan cơng tố mới có.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
2. Bộ luật Tố tụng hình sự Mỹ
3. Bộ luật Tố tụng hình sự Anh
4. />
17



×