Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.35 KB, 20 trang )

Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong
giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay

Bùi Thị Thanh Thúy


Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Phạm Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và pháp lý của cơ quan thanh tra hành chính
(CQTTHC) trong giải quyết khiếu nại: khái niệm về thanh tra và thanh tra hành chính,
khiếu nại và giải quyết khiếu nại, CQTTHC. Nêu thực trạng vai trò của CQTTHC trong
giải quyết khiếu nại, huy động tham mƣu giúp thủ trƣởng cơ quan hành chính cùng cấp
trong việc giải quyết khiếu nại, công tác tiếp dân, huy động của Tổng thanh tra Chính
phủ. Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng vai trò của CQTTHC trong giải
quyết khiếu nại nhƣ: tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với
công tác thanh tra trong giải quyết khiếu nại, hoàn thiện pháp luật quy định về vai trò của
CQTTHC các cấp trong giải quyết khiếu nại, đổi mới phƣơng pháp tổ chức và hoạt động
của CQTTHC, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, vững mạnh

Keywords: Hành chính công; Khiếu nại; Quản lý nhà nƣớc; Thanh tra hành chính; Việt
Nam


Content

Lời nói đầu


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, thanh tra là một trong những công
cụ quan trọng và hữu hiệu để thực hiện và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng
cƣờng pháp chế, kỷ luật xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, thông qua giải quyết những khiếu nại của công
dân, cơ quan cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã tiến hành những biện pháp nghiệp vụ cần
thiết góp phần phát hiện và xử lí những hành vi vi phạm pháp luật. Nhờ đó quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân đƣợc bảo vệ, luật pháp đƣợc bảo đảm tính nghiêm minh và nhà nƣớc có thêm
thông tin về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức của mình từ đó có biện pháp chấn chỉnh để
phục vụ nhân dân đƣợc tốt hơn.
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển pháp luật về khiếu nại ở nƣớc ta từ năm 1945
đến nay luôn gắn liền với tổ chức và hoạt động hệ thống cơ quan thanh tra mà trong đó chủ yếu
là cơ quan thanh tra hành chính. Trƣớc khi có Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại,
tố cáo của công dân năm 1981, việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại hầu nhƣ chỉ qui định trong
các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra. Kể từ Pháp lệnh 1981 đến
nay, cơ chế giải quyết khiếu nại ngày càng cụ thể, rõ nét hơn từ việc giải quyết khiếu nại giao
cho thanh tra xem xét giải quyết đến việc giao từng phần và cuối cùng là cơ quan đóng vai trò
tham mƣu cho thủ trƣởng các cấp, các ngành trong việc giải quyết khiếu nại và thực hiện các
công việc mang tính quản lý nhà nƣớc khác có liên quan đến giải quyết khiếu nại.
Vì vậy hiện nay không ít cán bộ trong và ngoài ngành thanh tra cho rằng quyền lực cơ
quan thanh tra hành chính các cấp ngày càng bị hạn chế; vai trò cơ quan thanh tra hành chính bị
giảm sút, không có quyền xử lý mạnh mẽ nhƣ trƣớc kia. Nếu chỉ nhìn nhận vậy có thể sẽ mang
tính phiến diện. Thẩm quyền có thể bị thu hẹp nhƣng không có nghĩa vai trò giảm sút. Ngƣời thủ
trƣởng có thể đƣa ra đƣợc quyết định đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào ý kiến “ ban tham mƣu”.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay công tác giải quyết khiếu nại còn nhiều vấn đề bức xúc, hiệu
lực công tác giải quyết khiếu nại còn rất hạn chế trong đó có một phần do công tác thanh tra chƣa
đƣợc thực hiện tốt. Hơn nữa cơ quan thanh tra hành chính thực hiện vai trò của mình trong việc
giải quyết khiếu nại không chỉ trong phạm vi xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết
khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cùng cấp . Ngoài ra còn tham mƣu cho công tác
ban hành văn bản pháp luật về giải quyết khiếu nại; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy
định về pháp luật khiếu nại; tuyên truyền, hƣớng dẫn, tổ chức việc thực hiện các quy định khiếu

nại; đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức về giải quyết khiếu nại , góp phần tăng cƣờng
hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại
Nhƣ vậy giữa lý luận về vai trò cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại
và thực tiễn thực hiện nhƣ thế nào? Đã tƣơng xứng chƣa ? Vì vậy, cần phải có sự đánh giá
khách quan toàn diện về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong việc giải quyết khiếu nại,
từ đó có phƣơng hƣớng biện pháp cụ thể góp phần củng cố, tăng cƣờng vai trò cơ quan thanh tra
hành chính để có thể đạt kết quả tốt nhất trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại. Và dự báo về vai trò
của cơ quan thanh tra hành chính sắp tới trong xu thế đang cải cách lại cơ chế giải quyết khiếu
nại có thay đổi gì không. Để đáp ứng mục tiêu cuối cùng là hiệu quả công tác giải quyết khiếu
nại góp phần đảm bảo pháp chế, kỷ luật và các quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức . Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi đó của lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài: " Vai trò của
cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay ".
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu xung quanh lĩnh vực thanh tra và
công tác giải quyết khiếu nại ở các cấp độ khác nhau. Nhƣ PGS.TS. Trần Ngọc Đƣờng “ vị trí,
vai trò thanh tra trong quản lý nhà nƣớc “, Tạp chí Thanh tra số 9/1998; Đề tài khoa học cấp Bộ;
Phạm văn Khanh và nhóm nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát
nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng”; Đề tài khoa
học cấp Bộ “ hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam “ của Thanh tra
Chính phủ năm 2004; Luận án thạc sĩ của Đinh Văn Minh “ Hoàn thiện pháp luật nhằm đổi mới
cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam “ năm 2005; ….
Về cơ bản, các tác giả nói trên mới chỉ đề cập đến vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của hệ
thống cơ quan thanh tra nói chung thể hiện trên các lĩnh vực khiếu nại, tố cáo và chống tham
nhũng… chƣa đi sâu và đánh giá toàn diện về vai trò cơ quan cơ quan thanh tra hành chính trong giải
quyết khiếu nại ở Việt Nam. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện về vai trò của cơ
quan cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại không những đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại mà còn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận khi
tìm hiểu về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
Mục đích của luận văn: Làm rõ những cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về vai trò cơ quan

thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại; đánh giá thực trạng vai trò cơ quan thanh tra
hành chính trong giải quyết khiếu nại , nêu phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy vai trò cơ
quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại
hiện nay.
Luận văn có các nhiệm vụ:
- Luận giải cơ quan thanh tra hành chính là phƣơng thức bảo đảm pháp chế, kỉ luật, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức thông qua giải quyết khiếu nại ;
- Trình bày, đánh giá thực trạng vai trò giải quyết khiếu nại của cơ quan thanh tra hành
chính trong thời gian qua;
- Đƣa ra các phƣơng hƣớng, giải pháp để củng cố, tăng cƣờng vai trò cơ quan thanh tra
hành chính khi giải quyết khiếu nại từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu
nại.
4. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật nói chung và công tác thanh tra nói riêng.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng
pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh và một số phƣơng pháp khác để làm
sáng tỏ bản chất của vấn đề.
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đánh giá về vai trò cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại là một lĩnh
vực rộng lớn, phức tạp. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề:
- Toàn bộ hoạt động thanh tra hành chính của cơ quan Thanh tra hành chính các cấp khi
tiến hành giải quyết khiếu nại .
- Cơ quan thanh tra hành chính ( hay còn gọi là cơ quan thanh tra đƣợc lập theo cấp hành
chính) ở đây bao gồm 3 cấp : Thanh tra Chính phủ, Thanh tra cấp tỉnh và Thanh tra cấp huyện
nhƣng trong khuôn khổ luận văn không đi sâu vào cấp cụ thể nào mà trên cơ sở những kiến thức
lý luận và số liệu thực tế chung.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của cơ quan thanh tra hành chính trong giải

quyết khiếu nại
Chƣơng 2: Thực trạng vai trò cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu
nại ở Việt Nam hiện nay
Chƣơng 3: Các giải pháp tăng cƣờng vai trò cơ quan thanh tra hành chính trong
giải quyết khiếu nại




Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Quan niệm về thanh tra và thanh tra hành chính
Thanh tra là một hoạt động chuyên trách do bộ máy thanh tra đảm nhiệm có nội dung là
kiểm tra, xem xét, đánh giá, kết luận chính thức các cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của nhà nƣớc nhằm phòng ngừa, xử lý các vi phạm
pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân góp
phần nâng cao hiệu lực quản lí nhà nƣớc
Cơ quan thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc theo
cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá
nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp. Hoạt động cơ quan thanh tra hành chính xuất hiện trong công
việc quản lý của cả cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chung và cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền chuyên môn. Cụm từ “ thuộc quyền quản lý trực tiếp” đƣợc hiểu là đối tƣợng của cơ
quan thanh tra hành chính có sự lệ thuộc về mặt tổ chức đối với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
quyết định việc thực hiện cơ quan thanh tra hành chính
1.1.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức yêu cầu cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại mọi quyết định, hành vi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi của họ trái pháp luật, không hợp lý, xâm phạm đến quyền, tự do lợi ích hợp pháp của

mình.
Giải quyết khiếu nại là quá trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xác minh lại
tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính theo yêu cầu của cá nhân,
cơ quan, tổ chức bị xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp từ đó đƣa ra những quyết định nhân
danh quyền lực Nhà nƣớc.
1.1.3 Cơ quan thanh tra hành chính - phương thức đảm bảo pháp chế, kỉ luận, quyền
và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Thứ nhất: Cơ quan thanh tra hành chính – phương thức bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong
quản lý nhà nước
Cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình ”thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà
nƣớc; xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật” - Điều 11Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 (sửa đổi bổ sung năm 2004 và 2005 ). Do hệ
thống cơ quan thanh tra hành chính các cấp gắn liền với hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc-
là hệ thống cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện đƣờng lối, chính sách, pháp luật trên phạm vi toàn
quốc và trên mọi lĩnh vực đời sống nên cơ quan thanh tra hành chính có điều kiện phát hiện
những bất hợp lý trong quản lý Nhà nƣớc sớm hơn so với hoạt động tự kiểm tra, giám sát khác.
Đặc biệt khi có những khiếu nại của công dân có thể coi là một “ kênh giám sát” khác của nhân
dân để cung cấp thông tin cho cơ quan thanh tra hành chính các cấp. Qua đó góp phần làm trong
sạch bộ máy hành chính Nhà nƣớc; giữ vững kỷ cƣơng, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai: Cơ quan thanh tra hành chính - phương thức bảo đảm việc thực hiện quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Với chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, Thanh tra Nhà nƣớc nói chung và cơ
quan thanh tra hành chính nói riêng là một công cụ quan trọng và hữu hiệu để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của nhân dân . Thông qua những khiếu nại của công dân và việc tham mƣu giải
quyết khiếu nại của cơ quan thanh tra hành chính mà những hành vi tham nhũng, tiêu cực, hành
vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân bị phát hiện và xử lý. Nhờ đó các
quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân đƣợc bảo vệ; Nhà nƣớc có thêm thông tin về hoạt động của
bộ máy và cán bộ công chức của mình, từ đó có biện pháp chấn chỉnh về cơ chế chính sách và tổ
chức bộ máy, hƣớng tới ngày càng phục vụ nhân dân tốt hơn.

1.2.Cơ sở pháp lý
Nghiên cứu về cơ sở pháp lý của vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải
quyết khiếu nại thực chất là làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra hành
chính các cấp trong giải quyết khiếu nại. Bởi vai trò của cơ quan hay tổ chức đƣợc xác định bởi
vị trí của nó trong bộ máy Nhà nƣớc, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định từ
đó đánh giá hiệu quả hoạt động trong thực tiễn. Để thực hiện vai trò nhƣ trên, cơ quan thanh tra
hành chính đƣợc Nhà nƣớc trao cho chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhƣ thế nào ?
Từ khi bắt đầu thành lập Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 23 tháng 11 năm
1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt của
Chính phủ có nhiệm vụ là " nhận các đơn khiếu nại của nhân dân" . Sang thời kỳ đổi mới, Nhà
nƣớc ban hành Pháp lệnh Thanh tra1990 và Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân 1991 quy
định thẩm quyền và trách nhiệm của tổ chức thanh tra bao gồm: Tham mƣu cho thủ trƣởng cùng
cấp giải quyết những khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trƣởng cùng cấp; Giải quyết
các khiếu nại mà cấp dƣới trực tiếp của thủ trƣởng cùng cấp đã giải quyết nhƣng còn khiếu
nại;Kháng nghị quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức thanh tra cấp dƣới trực tiếp khi phát
hiện có vi phạm pháp luật .
Luật khiếu nại, tố cáo 1998 đã có sự thay đổi đáng kể về thẩm quyền và trách nhiệm của
tổ chức Thanh tra Nhà nƣớc trong công tác giải quyết khiếu nại
Một là: Tham mƣu cho thủ trƣởng cùng cấp giải quyết những khiếu nại thuộc thẩm quyền
giải quyết của thủ trƣởng cùng cấp;
Hai là: Về thẩm quyền trực tiếp giải quyết khiếu nại khi đƣợc uỷ quyền
Ba là: Về thẩm quyền của Tổng Thanh tra Nhà nƣớc
Ngoài chức năng tham mƣu và trực tiếp giải quyết những khiếu nại đƣợc Thủ tƣớng
Chính Phủ uỷ quyền, Tổng Thanh tra Nhà nƣớc có quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối
cùng đối với khiếu nại đã đƣợc thủ trƣởng các cơ quan thuộc Chính phủ giải quyết nhƣng còn có
khiếu nại.
Bốn là : Quản lí nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại
Sau 14 năm thực hiện, Pháp lệnh Thanh tra đã bộc lộ những bất cập không còn phù hợp
với sự phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới. Cùng với Luật Thanh tra 2004 và Luật
khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung năm 2004 và 2005 đã xác định vai trò của cơ quan cơ quan

thanh tra hành chính trong việc giải quyết khiếu nại:
- Tham mƣu giúp Thủ trƣởng cơ quan hành chính nhà nƣớc cùng cấp trong việc giải
quyết khiếu nại
- Tổ chức tiếp công dân
- Quản lí nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại
- Tổng Thanh tra Chính phủ vẫn giữ nguyên thẩm quyền giải quyết đối với khiếu nại
mà Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhƣng còn khiếu nại; giúp Thủ
tƣớng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định
giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Trƣờng hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp
luật kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ hoặc kiến nghị ngƣời có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần
thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với ngƣời vi phạm.( Khoản 2 -Điều
26)
Tóm lại: Để đảm bảo quyền khiếu nại của công dân, Nhà nƣớc đã thiết lập cơ chế giải
quyết khiếu nại với sự tham gia của rất nhiều hệ thống cơ quan, tổ chức khác nhau. Cơ quan
thanh tra hành chính các cấp chỉ là mắt xích trong cỗ máy giải quyết khiếu kiện. Tuy không trực
tiếp giải quyết những khiếu kiện của ngƣời dân nhƣng những hoạt động của cơ quan thanh tra
hành chính khi thực hiện công tác giải quyết khiếu nại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong
đời sống xã hội. Những quan điểm về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết
khiếu nại là một bộ phận thống nhất của hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về một
Nhà nƣớc kiểu mới, Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Thanh tra và giải quyết khiếu nại luôn
là hai lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau. Trong các quy định của pháp luật khiếu nại luôn
gắn liền với các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra Nhà nƣớc và ngƣợc
lại. Đây là hai lĩnh vực có nhiều điểm tƣơng đồng về mục đích, phƣơng pháp và những yêu cầu
đặt ra. Cũng chính vì vậy, giải quyết khiếu nại luôn là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan
thanh tra hành chính trong suốt quá trình lịch sử từ khi thành lập đến nay.


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI

QUYẾT KHIẾU NẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Khái quát về tình hình khiếu nại hiện nay
Trong những năm vừa qua, tình hình khiếu nại của công dân phát sinh nhiều diễn biến
phức tạp. Số lƣợng các vụ khiếu nại có nơi, có lúc tăng, giảm khác nhau nhƣng tính chất còn
phức tạp thể hiện ở chỗ, tình trạng khiếu kiện đông ngƣời diễn ra trên diện rộng ở nhiều tỉnh,
thành phố có thời điểm cả nƣớc có trên 30 tỉnh, thành phố có nhiều đoàn khiếu kiện đông ngƣời.
Tính phức tạp của thành phần tham gia khiếu kiện ngày càng tăng và có việc tổ chức, liên kết
giữa các đoàn tham gia khiếu kiện. Nhiều trƣờng hợp đeo bám khiếu kiện dài ngày ở các cơ quan
Trung ƣơng, Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nƣớc ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình hình trên đã gây nhiều phức tạp về an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội, ảnh hƣởng đến
hoạt động bình thƣờng của các cơ quan nhà nƣớc, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nƣớc đối với
nhân dân.
2.2. Thực trạng hoạt động của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu
nại
2.2.1.Hoạt động quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại
Thứ nhất: Tuyên truyền hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định về pháp luật
khiếu nại
Cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã biên soạn các tài liệu để học tập, tuyên truyền
pháp luật về khiếu nại. Theo thống kê sau khi ban hành Luật khiếu nại, tố cáo 1998, Thanh tra
nhà nƣớc và các Bộ, ngành, địa phƣơng đã tổ chức đƣợc 4.071 lớp tập huấn và quán triệt thi
hành Luật khiếu nại, tố cáo cho 917.329 lƣợt cán bộ chủ chốt của các Bộ, ngành, địa phƣơng,
cán bộ công chức ngành Thanh tra, hội viên Hội Nông dân và thanh tra nhân dân ở xã, phƣờng,
thị trấn. Cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã tham mƣu với các cấp chính quyền cũng nhƣ
chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tổ chức tuyên truyền, hƣớng
dẫn, phổ biến pháp luật về khiếu nại cho nhân dân bằng nhiều hình thức . Ngoài ra, cơ quan
thanh tra hành chính các cấp còn hƣớng dẫn nghiệp vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, xây
dựng và thực hiện chƣơng trình, kế hoạch giải quyết khiếu nại cho thanh tra cấp dƣới, cán bộ cơ
sở. Tuy nhiên việc tuyên truyền phổ biến pháp luật tiến hành chƣa thƣờng xuyên, liên tục, chƣa
có chiều sâu, nhiều khi còn mang tính hình thức nên hiệu quả thấp.
Thứ hai: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra

Thời gian qua, cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã xây dựng chƣơng trình kế hoạch
đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra, tạo cơ chế khuyến khích cán bộ thanh tra tự học tập nghiên cứu.
Việc đào tạo, bồi dƣỡng đã thu đƣợc những kết quả nhất định góp phần nâng cao trình độ kiến
thức cơ bản cần có cho cán bộ thanh tra. Tuy nhiên việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thanh tra vẫn
còn những hạn chế nhất định cần phải khắc phục nhƣ thiếu cơ bản về nội dung và phƣơng thức,
chƣa có kế hoạch mang tính chiến lƣợc tổng thể về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thanh tra
với đầy đủ luận cứ khoa học. Từ đó dẫn đến thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng chƣa mang
tính hệ thống, bài bản, thƣờng xuyên.
Thứ ba : Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại
Trong 3 năm từ năm 2002 đến năm 2004 có 4.666 đơn gửi đến Thủ tƣớng Chính phủ và
Thanh tra Chính phủ khiếu nại quyết định giải quyết cuối cùng của Bộ, ngành, địa phƣơng.
Trong số đó, Thủ tƣớng Chính phủ giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm tra lại 64 vụ việc thì có
đến 34 quyết định phải sửa chữa (chiếm tỷ lệ 53%) Qua công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm
giải quyết khiếu nại đã kiến nghị và chỉ đạo các cấp, các ngành xử lý nghiêm minh những cán
bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm chế độ công vụ, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nƣớc,
khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị xâm phạm.
Trong năm 2005, cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã tập trung rà soát các vụ việc
kéo dài tồn đọng và tiến hành 842 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm tại 2196 cơ quan,đơn vị.
Trong đó có 18 vụ việc kéo dài từ nhiều năm đã đƣợc xem xét và chấm dứt giải quyết. Thanh tra
Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại tại 04 tỉnh : An Giang,
Vĩnh Long, Tiền Giang, Bình Thuận. Qua xem xét 103/294 vụ việc khiếu nại có quyết định cuối
cùng thì thấy có 47 quyết định phải thay đổi một phần nội dung
Trong năm 2006, Thanh tra Chính phủ đã thành lập 13 đoàn thanh tra để tiến hành kiểm
tra, rà soát việc giải quyết khiếu nại ở 16 tỉnh, thành phố có nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp,
đông ngƣời, vƣợt cấp lên trung ƣơng. Các Đoàn thanh tra đã rà soát 526 vụ việc, có 260 vụ việc
địa phƣơng đã giải quyết đúng chính sách pháp luật. Kiểm tra xác minh 266 vụ việc đã có quyết
định giải quyết của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thì thống nhất với
cách giải quyết của 125 vụ việc (47%); kiến nghị sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết với 55
vụ việc, trong đó các cấp các ngành đã giải quyết nhƣng chƣa đảm bảo hết quyền và lợi ích hợp
pháp cho ngƣời khiếu kiện( 20,7%); kiến nghị huỷ bỏ 26 quyết định giải quyết chƣa đảm bảo cơ

sở pháp luật (10%); kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét giải quyết theo thẩm
quyền , tiếp tục giải quyết đối với 60 vụ việc (22,3%).
Quý I năm 2007, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu
nại tại Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Tiền Giang; kết thúc kiểm tra, xác minh 28 vụ việc do Tổ công tác
35 của Thủ tƣớng Chính phủ chuyển sang; phối hợp với Bộ tài nguyên và Môi trƣờng làm rõ một
số nội dung khiếu nại của một số công dân tại Hà Đông, Hà Tây; phối hợp với Uỷ ban nhân dân
tỉnh Cần Thơ thống nhất giải quyết 16 vụ việc do đoàn liên ngành giải quyết trƣớc đây.
Việc triển khai nhiệm vụ thanh tra của cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã có nhiều
nỗ lực, cố gắng và đạt đƣợc những kết quả tích cực, thực hiện đƣợc khối lƣợng rất lớn các cuộc
thanh tra theo kế hoạch đƣợc giao và các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo. Tuy
nhiên công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trƣởng các cấp, các ngành trong việc thực
hiện pháp luật về khiếu nại nhiều nơi chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; chất lƣợng công tác thanh
tra vẫn còn những hạn chế nhất định. Vẫn có một số cuộc thanh tra kéo dài, kết luận thanh tra
chƣa xác định rõ hành vi vi phạm, chƣa phân tích rõ nguyên nhân sai phạm hoặc kiến nghị có
trƣờng hợp thiếu thuyết phục.
Thứ tư: Xây dựng các văn bản pháp luật về khiếu nại
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó Cơ quan thanh tra hành chính các cấp nhất là Thanh
tra Chính phủ đã tham mƣu giúp các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền soạn thảo nhiều văn bản
pháp luật liên quan lĩnh vực khiếu nại đồng thời trực tiếp ban hành nhiều văn bản pháp luật theo
thẩm quyền hƣớng dẫn thi hành các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nƣớc cấp trên đã ban
hành. Cơ quan thanh tra hành chính các cấp cũng tiến hành nhiều hoạt động cụ thể nhằm hệ
thống hoá và rà soát các văn bản pháp luật để kịp thời phát hiện những bất hợp lý; từ đó kiến
nghị huỷ bỏ, sửa đổi góp phần xây dựng hệ thống pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Tuy nhiên, công tác xây dựng văn bản pháp luật còn một số bất cập, các văn bản pháp luật về
khiếu nại đã có nhƣng chƣa đầy đủ, còn nhiều mâu thuẫn, bất hợp lý, thay đổi liên tục, gây khó
khăn cho công dân thực hiện quyền khiếu nại và các cơ quan nhà nƣớc lúng túng trong việc giải
quyết. Đây cũng là hạn chế chung về trình độ lập pháp của nƣớc ta
Thứ năm : Tổng hợp tình hình khiếu nại và tổng kết công tác giải quyết khiếu nại
Hàng quí, trong phiên họp thƣờng kỳ Chính phủ đã nghe Thanh tra Chính phủ báo cáo
tình hình và kết quả giải quyết khiếu nại trong phạm vi cả nƣớc, từ đó có những chủ trƣơng, giải

pháp cụ thể. Thanh tra các địa phƣơng cũng đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực để
tổng kết rút kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi địa phƣơng. Từ đó có đề
xuất với lãnh đạo các cấp đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại.
Tuy nhiên công tác tổng hợp tình hình khiếu nại và tổng kết công tác giải quyết khiếu nại
của cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong thời gian qua còn có những tồn tại nhƣ: thực hiện
chƣa thƣờng xuyên, liên tục; nhiều nơi, nhiều lúc còn hình thức, chƣa cụ thể, chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo; chủ yếu chỉ tổng kết khi chuẩn bị sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện pháp luật khiếu nại nhất là chƣa có những tổng kết chuyên để trong từng lĩnh vực cụ thể. Vì
thế trong thời gian tới, cơ quan thanh tra hành chính các cấp cần đổi mới và nâng cao hơn nữa chất
lƣợng công tác này.
2.2.2. Hoạt động tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp trong việc
giải quyết khiếu nại
Hằng năm Thanh tra Chính phủ đã tham mƣu với Thủ tƣớng Chính phủ thành lập các
Đoàn công tác liên ngành mà Thanh tra Chính phủ là thành phần chủ chốt để kiểm tra, đôn đốc
việc giải quyết khiếu nại ở địa phƣơng trọng điểm. Tiếp đó, Thanh tra Chính phủ đã tham mƣu
với Chính phủ hƣớng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng còn lại thành lập các Đoàn
công tác liên ngành của địa phƣơng hoạt động nhƣ cơ chế của Đoàn công tác trung ƣơng để kiểm
tra, đôn đốc việc giải quyết các khiếu nại bức xúc ở địa phƣơng. Tại địa phƣơng, cơ quan thanh
tra hành chính cơ sở cũng đã làm tốt công tác tham mƣu giúp thủ trƣởng cùng cấp xem xét, kết
luận, giải quyết có kết quả nhiều vụ việc khiếu kiện, nhiều điểm nóng ở các địa phƣơng. Qua
theo dõi thực tiễn cho thấy, đa số các vụ việc khiếu nại mà cơ quan hành chính đã giải quyết, Cơ
quan thanh tra hành chính các cấp đảm nhiệm việc tham mƣu chiếm tỷ lệ lớn khoảng trên dƣới
80%. Ở một số tỉnh, thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ
An…thanh tra tham mƣu chiếm khoảng 85 % vụ việc, còn ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ chiếm
khoảng 80% vụ việc, ở các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 80% .
2.2.3 Công tác tiếp công dân
Trong thời gian vừa qua, cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã triển khai nhiều hoạt
động để tổ chức tốt việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại. Thanh tra Chính phủ đã ban hành một
số văn bản để chỉ đạo và hƣớng dẫn Thanh tra địa phƣơng, bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp
tổ chức các hoạt động cụ thể để tiếp công dân. Thanh tra địa phƣơng tƣ vấn cho chính quyền các

cấp ban hành quy chế, nội quy tiếp công dân phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phƣơng. Tổng
hợp từ năm 2004 đến quý I năm 2007, các cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp và cơ quan
thanh tra hành chính các cấp đã tiếp nhƣ sau: Năm 2004 tiếp 292.101 lƣợt ngƣời với tổng số đơn
thƣ là 173.957 trong đó khiếu nại thuộc thẩm quyền là 70.176 trƣờng hợp đã giải quyết 58.435
trƣờng hợp đạt tỷ lệ 83%; .Năm 2005 tiếp 245.585 lƣợt ngƣời với tổng số đơn thƣ là 123.987
trong đó khiếu nại thuộc thẩm quyền là 70.758 trƣờng hợp đã giải quyết 60.519 trƣờng hợp đạt
tỷ lệ 85,5%; Năm 2006 tiếp 327.729 lƣợt ngƣời với tổng số đơn thƣ là 229.109 trong đó khiếu
nại thuộc thẩm quyền là 65.372 trƣờng hợp đã giải quyết 54.504 trƣờng hợp đạt tỷ lệ 83,3%. Quý
I năm 2007 tổng hợp báo cáo của 58 tỉnh, thành phố và 14 bộ ngành ( tính đến ngày 5/4/2007)
các cơ quan hành chính đã tiếp 45.518 lƣợt công dân, tiếp nhận 38.923 đơn khiếu nại, tố cáo và
kiến nghị, phản ánh
Tuy nhiên, công tác tiếp dân ở nhiều địa phƣơng vẫn chƣa đƣợc coi trọng. Việc tiếp dân
mang tính hình thức, kém hiệu quả không gắn với quá trình giải quyết. Mô hình tổ chức tiếp dân
cũng chƣa đƣợc thống nhất có nơi do cơ quan thanh tra quản lí, có nơi do Văn phòng Uỷ ban
nhân dân cùng cấp quản lí. Đội ngũ cán bộ tiếp dân có nhiệm vụ tham mƣu giải quyết khiếu nại
vừa thiếu về số lƣợng, vừa yếu về chất lƣợng
2.2.4. Hoạt động của Tổng Thanh tra Chính phủ
Thực tế, hiện nay các cơ quan thuộc Chính phủ không nhiều, nội dung quản lí nhà nƣớc
không lớn nên số việc khiếu nại mà Tổng Thanh tra Chính phủ giải quyết qua từng năm cũng
giảm dần. Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ năm 1999, Tổng Thanh tra nhà nƣớc ( nay là
Tổng Thanh tra Chính phủ) đã giải quyết 3 vụ việc thuộc thẩm quyền, năm 2000 là 7 vụ, năm
2001 đã giải quyết 3 vụ, năm 2002 đã giải quyết giải quyết 2 vụ, năm 2004 giải quyết 1 vụ. Nhìn
chung các quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Thanh tra Chính phủ cơ bản đƣợc ngƣời dân
tôn trọng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh. Số vụ việc còn tiếp khiếu hầu
nhƣ không có. Chính vì vậy mà thẩm quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ vẫn đƣợc tiếp tục ghi
nhận trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005.
Tóm lại : Nhìn tổng quát tình hình khiếu nại những năm qua cho thấy tuy diễn biến phức
tạp nhƣng cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra
trách nhiệm của thủ trƣởng cơ quan hành chính cấp dƣới trong việc chấp hành Luật khiếu nại, tố
cáo; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, yếu kém trong công tác tiếp dân, giải quyết

khiếu nại đồng thời tập trung tham mƣu, giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng. Nhờ sự phát
huy tích cực vai trò của cơ quan thanh tra hành chính mà đã tập trung giải quyết đƣợc một khối
lƣợng lớn vụ việc khiếu nại phát sinh cũng nhƣ nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp, đƣợc quần
chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhiều vụ việc tranh
chấp, khiếu nại ngay tại cơ sở một cách thoả đáng, đúng pháp luật.

Chƣơng 3
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CƠ QUAN THANH TRA HÀNH
CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

3.1 Yêu cầu khách quan và chủ quan đòi hỏi tăng cƣờng vai trò cơ quan thanh tra
hành chính trong giải quyết khiếu nại
3.1.1. Yêu cầu khách quan
Thứ nhất: Xuất phát từ xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hoá
đời sống nhà nước, đời sống xã hội ở nước ta hiện nay
Với việc đề cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nƣớc trong xu hƣớng
xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải tăng cƣờng vai trò của cơ
quan thanh tra hành chính các cấp trong giải quyết khiếu nại. Có nhƣ thế mới hạn chế sự vi phạm
từ phía cơ quan nhà nƣớc, phát huy dân chủ tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, do tác động của quá trình cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính.
Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, cải cách hành chính thực chất là để đáp ứng yêu cầu
chính đáng của ngƣời dân đƣợc khách quan, nhanh chóng, kịp thời. Các cơ quan hành chính nhà
nƣớc trong đó có cơ quan thanh tra hành chính các cấp phải phục vụ tốt hơn để đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của nhân dân.Vì vậy, việc nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra hành chính
các cấp cũng là đòi hỏi khách quan của cải cách hành chính, góp phần tạo ra một cuộc cải cách
hành chính đồng bộ, xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.
Thứ ba là sự tác động của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập là một đặc trƣng cho sự phát triển kinh tế thế giới thế kỷ
20. Điều đó đòi hỏi toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung và hoạt động giải quyết
khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nƣớc nói riêng cũng phải đổi mới và hoàn thiện để có

thể thực hiện đƣợc đầy đủ và nghiêm chỉnh những cam kết quốc tế. Vì vậy, cơ quan thanh tra
hành chính các cấp cũng cần phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với pháp luật và thông
lệ quốc tế về khiếu nại và giải quyết khiếu nại góp phần tạo điều kiện cho tiến trình hội nhập của
đất nƣớc.
3.1.2. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan đòi hỏi phải tiếp tục tăng cƣờng vai trò cơ quan thanh tra hành chính
trong giải quyết khiếu nại xuất phát từ chính hoạt động của cơ quan thanh tra hành chính còn một
số hạn chế . Các hạn chế này do một số nguyên nhân sau
Thiếu cơ chế đảm bảo và phát huy hiệu quả của công tác thanh tra
Cụ thể, cơ quan thanh tra hành chính các cấp chỉ có quyền kiến nghị xử lý những sai
phạm đƣợc phát hiện trong quá trình thanh tra, còn việc xử lý kiến nghị đó không, xử lý đến mức
nào có kịp thời và đầy đủ không lại còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của ngƣời có thẩm
quyền xử lý.Hệ thống thanh tra thiếu công cụ và không có thẩm quyền trong việc đảm bảo thực
hiện kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra.
Những hạn chế trong quy định pháp luật về thẩm quyền, trách nhiệm cơ quan thanh tra
hành chính các cấp
Trong văn bản pháp luật hiện hành không phân định rõ về phạm vi giới hạn về thẩm
quyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra hành chính với các cơ quan chuyên môn khác trong
việc giúp thủ trƣởng các cơ quan hành chính nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại. Nhƣ vậy,
khi có khiếu nại xảy ra, thủ trƣởng cơ quan quản lí có thể giao cho cơ quan thanh tra hành chính
hoặc cơ quan chuyên môn để tiến hành thẩm tra, xác minh. Điều đó dẫn đến tình trạng chủ quan
duy ý chí của ngƣời lãnh đạo, việc quản lí công tác giải quyết khiếu nại không tập trung thống
nhất, phân tán về chuyên môn nghiệp vụ ảnh hƣởng quá trình nâng cao chất lƣợng giải quyết
khiếu nại hiện nay. Hơn nữa việc thực hiện công tác tham mƣu nhƣ thế nào? Theo nhƣ qui định
của Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành thì tham mƣu cho thủ trƣởng các cấp là trách nhiệm đƣơng
nhiên của cơ quan thanh tra hành chính các cấp. Nhƣ vậy mọi khiếu nại thuộc thẩm quyền giải
quyết của thủ trƣởng cùng cấp thì cơ quan thanh tra đều có trách nhiệm:” xác minh, kết luận,
kiến nghị giải quyết. Qui định đó là không hoàn toàn hợp lý vì theo nhƣ sự phân tích ở trên, các
địa phƣơng đều có những cơ quan chuyên môn làm công tác tham mƣu nhƣ : Sở Tài Chính, Sở
Văn hoá - Thông tin…Hơn nữa trong khi Luật giao trách nhiệm chủ yếu trong công tác tham

mƣu nhƣng lại không có bất cứ quy định cụ thể nào về quyền hạn và trách nhiệm.
Do những nhược điểm chung trong cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan thanh tra hành
chính ở nước ta hiện nay.
Hệ thống thanh tra nhà nƣớc nói chung và hệ thống cơ quan thanh tra hành chính nói
riêng còn dàn trải, phân tán. Thực chất tổ chức của cơ quan thanh tra hành chính các cấp hiện
nay là thanh tra của thủ trƣởng vì các tổ chức này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trƣởng cơ
quan hành chính về chƣơng trình, kế hoạch hoạt động; về nhân sự tổ chức, kinh phí hoạt động
Đối với cơ quan thanh tra cấp trên thì, cơ quan thanh tra hành chính các cấp chịu sự hƣớng dẫn
về công tác, nghiệp vụ. Nhƣ vậy, nguyên tắc chỉ tuân theo pháp luật của hoạt động thanh tra và
nguyên tắc tập trung thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của hoạt động thanh tra còn thiếu
những thiết chế đảm bảo tính khả thi.
Những bất cập trong đội ngũ cán bộ thanh tra
- Thứ nhất: Chất lƣợng đội ngũ cán bộ thanh tra chƣa đáp ứng yêu cầu công tác giải
quyết khiếu nại. Một số cán bộ thanh tra khi tham gia công tác giải quyết khiếu nại trình độ
chuyên môn nghiệp vụ còn yếu nên tham mƣu giải quyết chƣa chính xác.
- Thứ hai, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ chƣa cao, còn
quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tiêu cực, tham nhũng, sách nhiều, phiền hà đối với nhân dân trong
quá trình thực thi công vụ.
Một số cán bộ thanh tra mất phẩm chất, lợi dụng tâm lý của ngƣời khiếu nại cũng nhƣ
tâm lý : chạy chọt” của ngƣời bị khiếu nại mà có những hành vi sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền
từ đó làm cho công tác giải quyết khiếu nại càng thêm phức tạp.
- Thứ ba: Lực lƣợng cán bộ thanh tra còn mỏng nhất là Thanh tra cấp huyện phải đảm
đƣơng hoạt động cơ quan thanh tra hành chính tại các xã, phƣờng, thị trấn trong phạm vi huyện
mình quản lí. Đây là đơn vị cơ sở phát sinh tranh chấp, khiếu nại của ngƣời dân nhƣng trình độ
của cán bộ thanh tra cấp huyện cũng nhiều nơi còn hạn chế. Số lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức
hiện nay chƣa tƣơng xứng với yêu cầu của hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại của toàn
ngành, nhiều tỉnh thành phố chƣa có Thanh tra viên cao cấp và có rất ít Thanh tra viên chính.
Thứ tư : Quy chế pháp lý của thanh tra viên chƣa đƣợc xác định rõ, chƣa đảm bảo điều
kiện để thanh tra viên hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Quyền hạn của thanh tra viên
chƣa tƣơng xứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Thứ năm : Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công
tác tham mƣu giải quyết khiếu nại, tố cáo chƣa hợp lý, chƣa có những chính sách thoả đáng để
tạo động lực khuyến khích cán bộ đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất
đạo đức và năng lực công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Tính chủ động trong công tác quy hoạch,
đào tạo, ổn định đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra không đƣợc đảm bảo.
Những tồn tại và bất cập nêu trên đã và đang ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác giải quyết
khiếu nại cũng nhƣ vấn đề nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra hành chính . Do đó mục tiêu
phải xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra làm công tác tham mƣu giải quyết khiếu nại "có số
lƣợng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bƣớc tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại, có
phẩm chất đạo đức tốt và năng lực thi hành công vụ, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp phát triển đất
nƣớc và phục vụ nhân dân".
Trƣớc sự đòi hỏi của thực tiễn, sự tác động của các nhân tố nói trên, cơ quan thanh tra
hành chính hiện nay rõ ràng chƣa đáp ứng đƣợc với các yêu cầu của thực tiễn, chƣa xứng đáng
đƣợc với vị trí chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, việc tiếp tục tăng cƣờng vai trò cơ quan
thanh tra hành chính trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cấp thiết đồng thời cũng mang tính
chiến lƣợc lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại góp phần đảm bảo pháp
chế, kỉ luận, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trƣớc sự đòi hỏi của thực tiễn, sự tác động của các nhân tố nói trên, cơ quan thanh tra
hành chính hiện nay rõ ràng chƣa đáp ứng đƣợc với các yêu cầu của thực tiễn, chƣa xứng đáng
đƣợc với vị trí chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, việc tiếp tục tăng cƣờng vai trò cơ quan
thanh tra hành chính trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cấp thiết đồng thời cũng mang tính
chiến lƣợc lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại góp phần đảm bảo pháp
chế, kỉ luận, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3.2. Những giải pháp cụ thể tăng cƣờng vai trò của Cơ quan thanh tra hành chính
trong giải quyết khiếu nại
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với công tác
thanh tra trong giải quyết khiếu nại
Sự quan tâm của các cấp uỷ đảng và chính quyền đối với công tác thanh tra đƣợc thể
hiện ở các mặt sau đây:
Thứ nhất: Thƣờng xuyên chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện, tập trung, sâu sát và cụ thể cơ quan

thanh tra hành chính các cấp xây dựng định hƣớng công tác giải quyết khiếu nại, tập trung vào
những vấn đề, vụ việc nổi cộm, bức xúc đang tồn tại, bám sát yêu cầu chính trị của địa phƣơng
và tình hình phát triển kinh tế xã hội
Thứ hai: Phải quan tâm đến việc tăng cƣờng cán bộ, củng cố tổ chức của các cơ quan
thanh tra. cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Thứ ba: Phải quan tâm đến việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Thanh tra. Thanh
tra là công cụ, là tai, mắt của ngƣời lãnh đạo, ngƣời quản lý cho nên hiệu lực, hiệu quả của công
tác thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào việc các cơ quan lãnh đạo có quan tâm đến việc thực hiện
các kết luận, kiến nghị của Thanh tra hay không. Nếu nhƣ các kết luận, kiến nghị của Thanh tra
không đƣợc các cấp uỷ và chính quyền các cấp quan tâm, thực hiện thì ý nghĩa, vai trò của công
tác thanh tra bị ảnh hƣởng, uy tín của Thanh tra cũng sẽ giảm sút và nói chung công tác thanh tra
sẽ kém hiệu lực và hiệu quả.
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật quy định về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính các
cấp trong công tác giải quyết khiếu nại
Thứ nhất: về công tác tham mưu giúp thủ trưởng cùng cấp trong giải quyết khiếu nại
Xác định rõ vị trí, vai trò các cơ quan tham mƣu giúp việc và cơ quan có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, phân định nhiệm vụ, thẩm quyền cụ thể tránh đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay cần “ một cửa” hoá hoàn toàn công tác
tiếp dân và tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại của ngƣời dân. Cơ quan đảm nhận tốt nhất nhiệm vụ này
là Văn phòng tiếp công dân do Uỷ ban nhân dân phụ trách. Trên cơ sở tiếp nhận toàn bộ đơn thƣ
khiếu nại thông qua cửa này, từ đó tiến hành phân trách nhiệm giải quyết theo lĩnh vực. Căn cứ
thẩm quyền và thời hạn quy định, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm xác minh vụ việc , đề
xuất hƣớng giải quyết sau đó chuyển về cơ quan đầu mối đó là Thanh tra các cấp để trình thủ
trƣởng cơ quan quản lí ban hành quyết định giải quyết. Nếu những vụ việc đơn giản cơ quan
Thanh tra có thể chuyển ngay cho thủ trƣởng cùng cấp, còn vụ việc phức tạp căn cứ vào tình
hình thủ trƣởng cơ quan quản lí có thể giao cho thanh tra tiến hành thẩm tra lần hai hoặc tự cơ
quan Thanh tra có đề xuất thẩm tra, xác minh khi có ý kiến khác với cơ quan chuyên môn. Trong
khi tiến hành thẩm tra, xác minh làm rõ vụ việc, cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp với
cơ quan chuyên môn.
Để kiểm tra, xác minh đạt kết quả thì cần trao cho cơ quan thanh tra hành chính các cấp

những quyền hạn nhất định nhằm thu thập thông tin, tài liệu nhanh chóng, có hiệu quả, đồng thời
có quyền xử lý đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp, cung cấp
không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc xác minh.
Thứ hai: về công tác quản lí nhà nước về giải quyết khiếu nại
Có thể nghiên cứu phƣơng án trao thêm quyền hạn cho cơ quan thanh tra hành chính các
cấp trong quá trình thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nếu
phát hiện thấy quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhƣng rõ ràng trái pháp
luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì có quyền khởi kiện vụ
án hành chính để toà án xét xử vụ việc đó. Điều này phù hợp với tình hình hiện nay là Viện
kiểm sát nhân dân các cấp không còn thực hiện chức năng kiểm sát chung. Còn nếu đề án thành
lập cơ quan tài phán hành chính trong đƣợc phê chuẩn thì có thể xem xét đề nghị cơ quan tài
phán hành chính quyết định.
Một vấn đề mà chúng ta từng đề cập đến là việc xử lý những vụ việc khiếu tố đông ngƣời
và chính ở đây chúng tôi thấy sự cần thiết của cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong quá
trình xử lý những vụ việc phức tạp này. Để giải quyết triệt để những vụ việc đó, đòi hỏi phải xem
xét một cách khách quan, toàn diện tất cả những khía cạnh liên quan đến vụ việc. Vì thế cần tiến
hành một cuộc thanh tra toàn diện và những giải pháp đƣa ra phải hết sức thận trong trên cơ sỏ
những kiến nghị xác đáng và có tính khả thi cao. Nhƣ vậy, pháp luật nên qui định trách nhiệm
cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong việc giải quyết những vụ việc này, theo trình tự và
thủ tục đƣợc quy định trong pháp luật thanh tra .
3.2.3. Đổi mới về tổ chức và hoạt động của Cơ quan thanh tra hành chính các cấp
Tổ chức thanh tra phải gọn nhẹ hơn, tập trung hơn. Hoạt động thanh tra phải có trọng
tâm, trọng điểm và coi trọng các cuộc thanh tra diện rộng để đánh giá cơ chế chính sách. Có sự
phân biệt giữa thanh tra với các hoạt động kiểm tra thƣờng xuyên của cơ quan quản lý với mục
đích bảo đảm trật tự quản lý và xử lý vi phạm hành chính. Vấn đề này đã bƣớc đầu đƣợc xử lý
khi chúng ta xây dựng Luật Thanh tra và cần phải tiếp tục theo định hƣớng đó trong quá trình
hoàn thiện pháp luật về thanh tra những năm tới.
Hệ thống tổ chức thanh tra đƣợc thiết lập theo nguyên tắc song trùng trực thuộc là phù
hợp với nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc. Tuy nhiên, một trong những điều kiện cơ bản để đảm

bảo cho cơ quan thanh tra hành chính các cấp hoạt động có hiệu quả là hoạt động thanh tra phải
có tính độc lập tƣơng đối với hoạt động của cơ quan quản lí. Cần phải có cơ chế loại trừ mọi sự
can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra. Có nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc hoạt động thanh
tra khách quan, trung thực, chỉ tuân theo pháp luật. Để tính độc lập tƣơng đối của hoạt động
thanh tra đƣợc thể hiện trên thực tế, cần phải có qui định bảo đảm bởi các thiết chế luật pháp, con
ngƣời và vật chất cụ thể. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức cơ quan
thanh tra hành chính các cấp theo hƣớng tăng cƣờng sự chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc từ
Trung ƣơng đến cơ sở. Các tổ chức Thanh tra các cấp, các ngành ngày càng phụ thuộc hơn
Thanh tra Chính phủ.
Hệ thống cơ quan Thanh tra Nhà nƣớc hiện nay phải đƣợc sắp xếp, kiện toàn tổ chức,
khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp hiện nay.Theo nguyên tắc, mỗi cơ quan quản lí chỉ có
một tổ chức thanh tra, nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc sự chồng chéo, mâu thuẫn hoặc trùng lặp hiện nay
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên
ngành. Thống nhất ở mỗi Bộ, cơ quan ngang bộ chỉ thành lập một tổ chức thanh tra hoặc một đầu
mối thanh tra đảm nhiệm hai chức năng thanh tra chuyên ngành và cơ quan thanh tra hành chính
. Điều này bƣớc đầu đã đƣợc ghi nhận trong Luật Thanh tra 2004, tuy nhiên khi thi hành trên
thực tế quy định này lại nảy sinh nhiều vƣớng mắc khác nhất là đối với những bộ quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực.Vì thế cần đẩy mạnh việc soạn thảo các văn bản về tổ chức và hoạt động của
thanh tra bộ, ngành.
3.2.4.Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, vững mạnh
Công tác thanh tra đòi hỏi ngƣời cán bộ thanh tra có năng lực, kinh nghiệm là ngƣời
không chỉ nắm vững công việc mà họ phải làm, tức là tinh thông nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ thanh tra, mà họ còn hiểu biết khá sâu sắc về các vấn đề xã hội mà họ đang sống, giỏi
về các mối quan hệ hành chính, am hiểu luật pháp, giải quyết các mối quan hệ xã hội một cách
minh bạch, công tâm theo đúng pháp luật và không trái với tập quán, đạo lý truyền thống của dân
tộc. Để đáp ứng đƣợc những tiêu chí trên đòi hỏi Nhà nƣớc phải chú trọng nâng cao chất lƣợng
và hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức thanh tra. Cụ thể cần: Nghiên cứu đánh giá
nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ thanh tra; Xây dựng và hoàn thiện nội dung chƣơng
trình đào tạo, bồi dƣỡng cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo trình; Xây dựng và phát triển đội ngũ
cán bộ giảng viên chuyên nghiệp giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, nhuần nhuyễn về phƣơng pháp

sƣ phạm.
Ngoài ra để ngƣời cán bộ thanh tra yên tâm làm nhiệm vụ Nhà nƣớc giao cho, phục vụ
nhân dân thì từ phía Nhà nƣớc cần cải tiến chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức thanh tra.
Tóm lại : Để thực hiện những giải pháp trên, trong thời gian tới chúng tôi kiến nghị cần
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế thanh tra để thanh tra thực sự là tai mắt của
trên, là ngƣời bạn của dƣới và xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch vững mạnh, nhƣ
cái gƣơng cho ngƣời ta soi mặt, cụ thể:
1 - Sửa đổi Luật Thanh tra theo hƣớng nhấn mạnh hoạt động cơ quan thanh tra hành
chính, tăng cƣờng kiểm soát bộ máy và hoạt động của các cán bộ, công chức nhà nƣớc
2- Xây dựng Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đó cần đánh giá xác định rõ
vai trò, vị trí của cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại. Trong
quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định pháp luật về khiếu nại trƣớc đây, vấn
đề này phản ánh sự lúng túng, chƣa rõ ràng

KẾT LUẬN
Việc không ngừng củng cố và tăng cƣờng hoạt động của cơ quan thanh tra hành chính
các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành thanh tra cũng
nhƣ của các cơ quan quản lý. Luận văn với tƣ cách là nhìn nhận vai trò của cơ quan thanh tra
hành chính trong giải quyết khiếu nại đã xem xét, đánh giá hoạt động thực tế của hệ thống cơ
quan này nhƣ thế nào, có phát huy đƣợc vai trò trong thực tiễn hay không. Khách quan mà đánh
giá, có những mặt làm đƣợc, có những hạn chế chƣa phát huy do cả nguyên nhân chủ quan và
khách quan. Từ đó, luận văn đã nghiên cứu, kiến nghị một số giải pháp để tăng cƣờng vai trò cơ
quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại:
Thứ nhất: Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với công tác
thanh tra trong giải quyết khiếu nại;
Thứ hai: Hoàn thiện quy định pháp luật về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính các
cấp trong công tác giải quyết khiếu nại;
Thứ ba: Đổi mới về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nƣớc nói chung cũng nhƣ cơ
quan thanh tra hành chính các cấp nói riêng ;
Thứ tư: Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, vững mạnh

Dù trong thời gian tới có thể nhiệm vụ của thanh tra nói chung trong công tác giải quyết
khiếu nại có thay đổi và cơ chế giải quyết khiếu nại có những cải cách đáng kể. Ví dụ nhƣ đề án
thành lập cơ quan Tài phán hành chính với tƣ cách là hệ thống cơ quan độc lập thuộc Chính phủ
chuyên thực hiện chức năng giải quyết khiếu kiện hành chính của nhân dân. Nếu đƣợc chấp
thuận đề án này thì chức năng của cơ quan hành chính nói chung và cơ quan thanh tra hành chính
trong giải quyết khiếu nại sẽ có sự thay đổi. Nhƣng thiết nghĩ dù chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan thanh tra hành chính có thay đổi nhƣ thế nào nhƣng vai trò của cơ quan thanh tra hành
chính trong giải quyết khiếu nại vẫn là một lĩnh vực mang tính truyền thống. Vì vậy chúng ta
vẫn tiếp tục cải cách nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra hành chính, để xứng
đáng là “ tai mắt của trên, là ngƣời bạn của dƣới”.


References
I. Văn kiện của đảng (xếp theo thứ tự tên văn bản)
1. Chỉ thị số 32 – CT/TW của Ban Bí thƣ ngày 9/12/2003
2. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VIII
4. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VIII
II. Văn bản pháp luật (xếp theo thứ tự tên văn bản)
5 Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 ( sửa đổi,bổ sung năm 2001)
6 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005)
7 Luật Thanh tra 2004
8 Nghị định của Chính phủ số 01/CP ngày 3/1/1977 qui định tổ chức và hoạt động của Uỷ
ban Thanh tra Chính phủ
9 Nghị định 165/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 31/8/1970 quy định nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Thanh tra Chính phủ
10 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân 1991
11 Pháp lệnh Thanh tra 1990
12 Quyết định số 69/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 phê duyệt chƣơng trình xây dựng nâng
cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc giai đoạn I (2003-2005).

13 Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời số 64/SL ngày 23/11/1945 thiết lập một Ban
Thanh tra đặc biệt
14 Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà số 138B-SL/QĐ ngày 18
tháng 12 năm 1949
15 Sắc lệnh số 261/Sl ngày 28 tháng 3 năm 1956
16 Thông tƣ của Bộ Trƣởng Bộ Nội vụ số 203NV/VP ngày 25 tháng 5 năm 1946
III. Sách, báo, từ điển tham khảo (xếp theo thứ tự tên văn bản và tên tác giả)
17 Báo cáo tổng kết thực hiện Chỉ thị 09 – CT/TW của các địa phƣơng, bộ ngành
18 Chính phủ (2004), Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tó cáo năm 2004
19 Chính phủ (2006), Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2006
20 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, H.1995, tập 10, trang 81-82
21 Nguyễn Nhƣ Ý (1998),Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr904 -
1788
22 Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1994), Từ điển Pháp luật Anh - Việt, Hà Nội, tr203
23 Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1994), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, tr882
24 Nhà xuất bản Orbis Bann (1990), Từ điển Luật học, (tiếng Đức), tr528
25 Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, tr25
26 Ủy ban thanh tra Chính phủ (1977). Một số văn kiện chủ yếu của Đảng và Chính phủ về
công tác thanh tra, Hà Nội , tr8
27 Tài liệu Hội nghị tổng kết thực hiện chỉ thị 09_CT/TW của Ban bí thƣ và pháp luật về
khiếu nại, tố cáo năm 2005
28 Thanh tra Chính phủ (2005), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại,
tố cáo 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006
29 Thanh tra Chính phủ (2005), Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945 -2005, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội
30 Thanh tra Chính phủ (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành thanh tra năm 2006
31 Thanh tra Chính phủ (2007), Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng chống tham nhũng quý I năm 2007
32 Thanh tra nhà nƣớc (1998) , Báo cáo về tình hình thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo
33 Thanh tra Nhà nƣớc (2003), Kỷ yếu nghiên cứu khoa học Thanh tra 1992 -2003, Hà Nội,

tr.538 -540
34 Thanh tra Nhà nƣớc (2004), Báo cáo kiểm điểm 3 năm thực hiện công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
35 Thanh tra nhà nƣớc (2004), Báo cáo tình hình và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ
khi thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo đến nay
36 Thanh tra Nhà nƣớc (2005), Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945 -2005, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 295 -306
37 Trang tin điện tử Thanh tra Chính phủ ngày 22 tháng 7 năm
2007
38 Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố
cáo,NXB Công an, Hà Nội, tr38
39 Trƣờng cán bộ Thanh tra (2003), Giáo trình nghiệp vụ thanh tra, NXB Thống kê, Hà
Nội,tr18.
40 TS Phạm Hồng Thái (2003 ), Tìm hiểu về pháp luật khiếu nại, tố cáo, Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh, tr91
41 TS Phạm Hồng Thái, TS Đinh Văn Mậu (2001), Luật hành chính Việt Nam, NXB thành
phố Hồ Chí Minh, tr 35 - 393
42 TS. Phạm Tuấn Khải (2003), Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ chức và
hoạt động của Thanh tra nhà nước ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr52
43 TS. Phạm Tuấn Khải (2003), Tiếp tục cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ,
Nghiên cứu lập pháp số 1 năm 2003
44 Võ Thị Quế theo báo Thanh Tra ttp://www.thanhtra.gov.vn/ trang tin điện tử Thanh tra
Chính phủ ngày 5/1/07
45 Vụ tiếp dân và xử lý đơn thƣ (2004), Báo cáo tình hình giải quyết khiếu nại của
cơ quan thanh tra nhà nước 2004

×