Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

“Bình luận vai trò của cơ quan công tố trong TTHS Pháp và Đức”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.33 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

1


A. MỞ ĐẦU
Mỗi quốc gia khác nhau có cách thức tổ chức bộ máy nhà nước khác nhau, phụ
thuộc các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, hay truyền thống pháp luật, trong đó,
có cách thức tổ chức hệ thống Viện công tố hay Viện kiểm sát khác nhau về cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ… Tại nhiều quốc gia, Viện cơng tố trực thuộc Chính phủ
hoặc chỉ là một bộ phận của Bộ Tư pháp, trong khi một số quốc vẫn duy trì vị trí của
Viện kiểm sát như là một cơ quan phái sinh của Quốc Hội có vị trí tương tự như
Chính phủ hay Tòa án. Pháp và Đức là hai quốc gia theo đuổi mơ hình tố tụng hình sự
thẩm vấn, pháp luật TTHS của hai nước đều duy trì hệ thống Viện công tố thực hiện
cả chức năng điều tra và kiểm sát hoạt động tư pháp. Nhìn chung, cách thức tổ chức,
hoạt động, nhiệm vụ và chức năng của cơ quan công tố hai nước này tuy khác nhau
nhưng đều giữ vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề
này, nhóm 4 lớp K4L đã cùng nghiên cứu đề tài “Bình luận vai trị của cơ quan công
tố trong TTHS Pháp và Đức”, từ đó, góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng về cơ
cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cũng như rút ra được nhận định khách
quan, chính xác nhất khi bình luận về vai trị của cơ quan cơng tố Pháp và Đức.
B. NỘI DUNG
I. Lý luận chung
1. Các khái niệm
Vai trò là cụm từ chỉ tác dụng, chức năng của cái gì trong sự hoạt động, sự phát
triển chung của một tập thể, một tổ chức.
Cơ quan công tố là cơ quan được giao chức năng đại diện quyền lực Nhà nước
để thực hiện việc buộc tội kẻ phạm pháp trước tòa án. Ở các quốc gia khác nhau, chức
năng và nhiệm vụ của cơ quan công tố sẽ khác nhau.
Tố tụng hình sự là một lĩnh vực hay phạm vi mà ở đó các cơ quan, cá nhân
được pháp luật xác định cho những mức độ thẩm quyền, địa vị pháp lý tham gia vào


việc đấu tranh với tội phạm bằng việc thực hiên chức năng, thẩm quyền, quyền và
nghĩa vụ của mình thơng q một trình tự, thủ tục nhất định dựa trên pháp luật.
Mơ hình tố tụng hình sự theo cách hiểu chung nhất là sự khái quát cao những
đặc trưng cơ bản, phổ biến, phản ánh cách thức tổ chức hoạt động tố tụng hình sự,
cách thức tìm đến sự thật khách quan của vụ án, cách thức tổ chức này quyết định địa
2


vị tố tụng của các chủ thể trong quá trình thực hiện các chức năng cơ bản của tố tụng
hình sự (chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử).
Như vậy vai trị của cơ quan cơng tố trong tố tụng hình sự là tác dụng của các
cơ quan được giao chức năng thực hiện quyền công tố trong việc đấu tranh chống lại
tội phạm dựa trên những quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
2. Vai trị của cơ quan cơng tố trong các mơ hình TTHS trên thế giới
Đối với mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng: Mơ hình tố tụng này đề cao và bảo
đảm sự bình đẳng tuyệt đối giữa bên buộc tội (cơ quan công tố) và bên bào chữa trong
suốt quá trình đi tìm sự thật vụ án. Tố tụng tranh tụng cho rằng, sự thật sẽ được mở ra
thông qua sự tranh luận (cuộc tranh đấu) tự do và cởi mở giữa hai bên (một bên là
Nhà nước và bên kia là nguời bị buộc tội) có các dữ kiện chính xác về vụ việc. Bên
buộc tội và bên bào chữa tham gia phiên tòa với tư cách là hai đối thủ có trách nhiệm
chứng minh về sự có tội hay vơ tội của bị cáo. Mỗi bên đều bình đẳng với nhau trong
việc sử dụng các quy tắc tố tụng và các quyền năng tố tụng để có thể đạt được ưu thế
của mình trước bên đối phương. Chính vì vậy, vai trị của cơ quan cơng tố ở các nước
theo đuổi mơ hình TTHS tranh tụng hầu như khơng được đề cao.
Đối với mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn: Mơ hình này huy động các cơ quan
tố tụng chuyên nghiệp của Nhà nước (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát/Viện cơng tố,
Tịa án) vào quá trình đi tìm sự thật của vụ án, các cơ quan này cùng được giao trách
nhiệm chứng minh tội phạm. Trình tự giải quyết vụ án hình sự được xem như là một
cuộc điều tra, trong đó, người tiến hành điều tra là đại diện của quyền lực Nhà nước
và phương pháp điều tra là thẩm vấn. Tòa án giải quyết vụ án dựa trên hồ sơ vụ án kết

hợp với việc tiếp tục thẩm vấn tại phiên tòa.Viện cơng tố ở mơ hình này có nhiều
quyền hạn hơn so với Viện công tố trong tố tụng tranh tụng. Viện cơng tố tham gia
tích cực trong bước điều tra, là người chỉ đạo, giám sát hoạt động điều tra của cảnh
sát. Kết quả điều tra được lưu giữ và phản ánh trong hồ sơ vụ án. Viện công tố là
người quyết định truy tố ra toà để xét xử. Đối với các vụ án phức tạp thì sau giai đoạn
điều tra sơ bộ cịn có giai đoạn thẩm cứu do một Thẩm phán điều tra đảm nhiệm. Đây
là một Thẩm phán độc lập, không tham gia vào giai đoạn điều tra ban đầu và có nhiệm
vụ xác định sự thật. Theo quy định của pháp luật TTHS, nhiệm vụ của Thẩm phán
điều tra là làm cho sự thật được thể hiện rõ. Như vậy, các chứng cứ về vụ án (cả buộc
tội và gỡ tội) đều do một Thẩm phán điều tra độc lập và khách quan thu thập. Tuy có
3


nhiều quyền hạn hơn so với trong mơ hình tố tụng tranh tụng nhưng sự tồn tại của
viện công tố lại mờ nhạt đi rất nhiều tại phiên toà trong khi vai trò của Thẩm phán
được đề cao và nắm giữ vai trị quyết định.
Đối với mơ hình tố tụng hình sự pha trộn: Trong xu hướng hội nhập quốc tế,
việc tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các nước khác để hồn thiện hệ thống pháp
luật nói chung và hệ thống tư pháp của mình nói riêng ln được các quốc gia quan
tâm. Ngày nay nhiều nước thuộc hệ thống pháp luật lục địa với hệ tố tụng thẩm vấn
truyền thống đã tiếp thu và kết hợp một số yếu tố hợp lý của tố tụng tranh tụng vào hệ
thống tố tụng của mình tạo thành hệ tố tụng pha trộn. Mơ hình tố tụng hình sự pha
trộn là hình thức phản ánh sự giao thoa, tiếp thu những yếu tố của cả mơ hình tố tụng
tranh tụng và mơ hình tố tụng thẩm vấn. Do đó, vai trị của Viện cơng tố cịn phụ
thuộc vào điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội, truyền thống pháp lý của mỗi quốc gia.
3. Quy định của pháp luật TTHS Pháp và Đức về cơ quan công tố
3.1. Quy định của pháp luật TTHS Pháp
- Vị trí của cơ quan cơng tố trong bộ máy nhà nước:
Về mặt hình thức và tổ chức, Viện công tố Pháp được đặt trong hệ thống Tịa
án nhưng độc lập và khơng phụ thuộc, không chịu sự chỉ đạo từ hệ thống cơ quan Tịa

án (do vậy nên cịn được gọi là “Viện cơng tố bên cạnh Tịa án”). Tịa án khơng có
quyền can thiệp vào việc thực hiện quyền cơng tố. Tịa án khơng có quyền từ chối xét
xử nếu Viện cơng tố đã chuyển hồ sơ sang Tịa; nếu thấy khơng đủ chứng cứ hoặc
việc truy tố khơng thỏa đáng, Tịa án cũng khơng thể trả lại hồ sơ. Tịa án khơng thể
chỉ đạo Viện công tố hoặc phê phán Viện công tố tại phiên tịa. Đại diện Viện cơng tố
tại phiên tòa được tự do đánh giá sự việc.
Về mặt hoạt động và quản lý nhân sự, Viện công tố trực thuộc Bộ Tư pháp, do
Bộ Tư pháp quản lý nhưng mối quan hệ giữa Bộ Tư pháp với Viện công tố không phải
mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp, mà Bộ Tư pháp chỉ giám sát hoạt động của Viện công
tố. Các công tố viên là công chức nhà nước nhưng khơng phụ thuộc vào cơ quan hành
pháp. Điều đó có nghĩa là quan chức chính phủ khơng có quyền chỉ thị họ đối với các
yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Các Công tố viên hoạt động dưới sự kiểm tra của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp và được Bộ trưởng hướng dẫn chung về chính sách hình sự
(Điều 30 BLTTHS Pháp). Đứng đầu Viện công tố là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4


Như vậy, có thể thấy, mặc dù được ghi nhận trong Hiến pháp là một trong
những cơ quan tư pháp - thực hiện việc bảo vệ pháp luật nhưng về vị trí trong bộ máy
nhà nước ở Pháp thì Viện công tố Pháp lại hoạt đông trực thuộc Bộ tư pháp - khối
hành pháp. Nói cách khác, Viện cơng tố Pháp thực hiện chức năng tư pháp (có vị trí
độc lập về hoạt động chuyên môn trong hệ thống các cơ quan nhà nước) nhưng lại
chịu sự quản lý, giám sát và chỉ đạo của cơ quan hành pháp. Việc tổ chức hoạt động
như vậy là để phù hợp với hình thức tổ chức nhà nước ở Pháp (cộng hịa lưỡng tính).
- Chức năng:
Điều 31 BLTTHS của Pháp đã quy định:“Viện công tố thực hiện quyền công tố
và yêu cầu áp dụng pháp luật”. Như vậy, pháp luật Cộng hòa Pháp quy định cho Viện
công tố chức năng thực hành quyền công tố và yêu cầu áp dụng pháp luật trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự.

+ Về chức năng thực hành quyền công tố: Hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều quy định cho cơ quan công tố thực hiện chức năng này và người thực hiện là các
công tố viên/kiểm sát viên được phân công trong q trình tiến hành tố tụng. Ở Pháp,
Cơng tố viên tham gia tố tụng với vai trị là bên chính tố, là người đại diện cho quyền
lợi xã hội, đại diện cho nhân dân thực hiện việc buộc tội người phạm tội.
+ Về chức năng yêu cầu áp dụng pháp luật: song song với chức năng thực
hành quyền công tố thì ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã quy định cho cơ quan
công tố (cơ quan kiểm sát) chức năng đi kèm như: kiểm sát việc áp dụng pháp luật
của cơ quan tiến hành tố tụng (Việt Nam, Trung Quốc, Nga…), kiểm sát chung (Liên
Bang Nga), chức năng tiến hành điều tra tội phạm (Đức)… Song một số nước cơ quan
công tố chỉ thực hiện một chức năng duy nhất là truy tố như Mỹ, Anh. BLTTHS Pháp
quy định cho Viện công tố chức năng yêu cầu áp dụng pháp luật, Điều 597 BLTTHS
Pháp quy định: “Nếu Tòa đại hình xử bị cáo trắng án theo quy định tại Điều 363 vì
cho rằng khơng có quy định của Pháp luật hình sự, nhưng trên thực tế Pháp luật có
quy định thì Viện Cơng tố có quyền u cầu hủy bản án đó.”, hay như Điều 343
BLTTHS Pháp ghi nhận: “Trong mọi trường hợp, Tịa đại hình có thể chủ động hoặc
theo yêu cầu của Viện công tố hoặc của các bên đương sự hoãn xét xử vụ việc sang
phiên tịa sau”, “Cơng tố viên có quyền u cầu Thẩm phán áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
các biện pháp giám sát tư pháp” (Điều 141, 197 BLTTHS Pháp); “Công tố viên có
quyền yêu cầu áp giải nhân chứng tới trình diện” (Điều 109 BLTTHS Pháp)… Và
5


còn rất nhiều điều luật khác ghi nhận về quyền yêu cầu áp dụng pháp luật của Viện
công tố trong tố tụng hình sự Pháp. Như vậy, yêu cầu áp dụng pháp luật có thể hiểu là
việc Viện cơng tố Pháp dựa vào thẩm quyền, vào quy định của pháp luật để yêu cầu
các chủ thế trong quá trình tiến hành tố tụng (VD: cảnh sát điều tra, tòa án, thừa phát
lại, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tư pháp…) thực hiện những hoạt động nhất định được
quy định trong luật và thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ thể đó để giải quyết các vấn
đề trong tố tụng hình sự mà Viện cơng tố cho là đúng đắn và hợp lý. Để yêu cầu áp

dụng pháp luật đúng đắn thì Viện cơng tố cũng phải qua q trình kiểm tra, giám sát
(đối với cảnh sát điều tra), theo dõi thì mới thực hiện được việc u cầu đó. Cho nên,
bản chất của chức năng yêu cầu áp dụng pháp luật cũng chính là xuất phát từ hoạt
động kiểm sát việc tuân theo pháp luật mà thôi (khác biệt trong cách hiểu các chức
năng và cách thể hiện).
- Nhiệm vụ:
Cơ quan công tố Pháp được coi là một trong những cơ quan cơng tố có thẩm
quyền lớn và rộng nhất trong hệ thống các cơ quan công tố, kiểm sát trên thế giới
(gồm khởi tố các vụ án hình sự và một số vụ án dân sự, chỉ đạo hoạt động điều tra của
Cảnh sát tư pháp, tiến hành điều tra trong những trường hợp nhất định, thực hiện việc
buộc tội trước Tòa án và đảm bảo, kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa
án). Cơ quan công tố của Pháp không chỉ là cơ quan truy tố tội phạm mà còn được coi
là cơ quan có tư cách đại diện cho tồn xã hội để bảo vệ những lợi ích chung và đảm
bảo sự tuân thủ pháp luật. Điều 66 Hiến pháp 1958 của Pháp đã khẳng định: “Một
người không thể bị bắt giữ khi khơng có căn cứ pháp luật; Cơ quan tư pháp, với tư
cách là người bảo vệ cho tự do cá nhân, đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc này theo các
điều kiện do pháp luật quy định”. Bên cạnh đó, BLTTHS Pháp cũng đã đặt ra những
nguyên tắc chung trong quá trình tiến hành tố tụng của các cơ quan tư pháp như: “Tố
tụng hình sự phải cơng bằng và tranh tụng, duy trì sự cân bằng về quyền giữa các
bên…Bất kỳ ai bị nghi ngờ hoặc truy tố được suy đốn vơ tội chừng nào chưa chứng
minh được tội của họ. Việc vi phạm ngun tắc suy đốn vơ tội bị cấm, và phải bị bồi
thường, trừng phạt trong các trường hợp luật định….” (Điều 1P phần Điều khoản sơ
bộ). Nhiệm vụ của Viện công tố là đảm bảo những nguyên tắc trên được duy trì trong
suốt quá trình tố tụng. Như vậy, nhiệm vụ chung của cơ quan công tố - Viện công tố
Pháp (và cũng như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới) là cơ quan bảo vệ pháp luật và
6


quyền con người, quyền công dân ở Pháp, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất (thông qua việc đảm bảo các nguyên tắc trong tiến hành

tố tụng hình sự). Đảm bảo cho việc bắt giữ, điều tra, xét xử tội phạm đúng pháp luật;
truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
- Cơ cấu tổ chức của cơ quan cơng tố Pháp:
Trong tố tụng hình sự, Viện công tố Pháp là cơ quan trực thuộc Tịa án Pháp
nhưng khơng lệ thuộc vào hệ thống Tịa án. Các cơ quan công tố được đặt song song
với từng Tòa án. Cho nên, Luật tổ chức Tòa án Pháp đã quy định hệ thống cơ quan
công tố Pháp (Chương II), bao gồm: Viện cơng tố đặt cạnh Tịa phá án; Viện cơng tố
bên cạnh Tịa phúc thẩm; Viện cơng tố bên cạnh Tịa sơ thẩm thẩm quyền rộng. Ở
Pháp hiện nay có 33 Viện cơng tố bên cạnh Tịa phúc thẩm và 181 Viện cơng tố bên
cạnh Tịa sơ thẩm thẩm quyền rộng. Các chức danh pháp lý trong Viện công tố Pháp,
gồm: đứng đầu là Viện trưởng Viện cơng tố. Viện trưởng là người có quyền quyết định
tổ chức, hoạt động của Viện công tố và chịu trách nhiệm về các hành vi và quyết định
tố tụng; Phó Viện trưởng Viện cơng tố; Cơng tố viên và Trợ lý Công tố viên.
- Nguyên tắc hoạt động:
Nguyên tắc thứ bậc: Theo quy định tại Điều R311-37 Nghị định số 2003-542
ngày 23/6/2003, Điều 9 Cơng báo ngày 25/6/2003 có hiệu lực ngày 15/9/2003 thì Viện
cơng tố có một tổ chức thứ bậc rất chặt chẽ. Mỗi thành viên của Viện công tố đều phải
tuân lệnh cấp trên trực tiếp. Các Viện công tố cấp dưới thuộc sự chỉ đạo và giám sát
của Viện công tố cấp trên. Bộ trưởng Bộ Tư pháp không trực tiếp thực hiện chức năng
công tố, nhưng có thẩm quyền lãnh đạo hoạt động cơng tố, tiến hành các chính sách
truy tố được Chính phủ quyết định (Điều 32 BLTTHS Pháp), đề nghị Tổng thống bổ
nhiệm, miễn nhiệm các công tố viên…
Nguyên tắc thống nhất: Hệ thống cơ quan công tố là một thể thống nhất, đứng
đầu các Viện công tố là Viện trưởng Viện cơng tố. Viện trưởng là người có quyền
quyết định tổ chức, hoạt động của Viện công tố và chịu trách nhiệm về các hành vi và
quyết định tố tụng. Nguyên tắc này được ghi nhân tại Điều 35 BLTTHS Pháp:“Viện
trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa phúc thẩm chịu trách nhiệm giám sát việc áp dụng
pháp luật hình sự trong tồn bộ địa bàn theo thẩm quyền của mình. Vì mục đích này,
hàng tháng Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tòa sơ thẩm phải gửi Viện trưởng Viện
7



cơng tố bên cạnh Tịa phúc thẩm báo cáo tình hình giải quyết các vụ việc trong địa
bàn theo thẩm quyền của mình…”. Có thể thấy, Viện cơng tố phúc thẩm không trực
tiếp can thiệp vào hoạt động của Viện công tố sơ thẩm (tuân thủ nguyên tắc độc lập)
mà chỉ hướng dẫn nghiệp vụ và giám sát việc chấp hành pháp luật của Viện công tố sơ
thẩm để đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng luật
Nguyên tắc độc lập: Nguyên tắc này được hiểu theo hai khía cạnh, đó là: (i)
độc lập đối với hệ thống Tịa án. Mặc dù được đặt bên cạnh cơ quan Tòa án nhưng
Viện công tố Pháp là một cơ quan độc lập trong tổ chức và hoạt động của mình. Tịa
án Pháp khơng có quyền can thiệp, chi phối đến hoạt động thực hiện chức năng của
Viện công tố. Theo các quy định của Luật tố tụng, Tòa án buộc phải xét xử khi Viện
công tố đã chuyển hồ sơ sang Tòa. (ii) độc lập trong hoạt động (trong một số trường
hợp). Đây cịn có thể được xem là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc thứ bậc. Ớ
Pháp, thẩm phán cơng tố phải tn thủ chính sách hình sự, tức là các thẩm phán công
tố phái tuẩn thủ và thực hiện chính sách hình sự do Chính phủ quy định. Các thẩm
phán công tố chỉ độc lập khi đưa ra quyết định cho từng vụ việc cụ thể trên cơ sở là
tính đặc thù của vụ việc đó.
3.2. Quy định của pháp luật TTHS Đức
- Vị trí của cơ quan cơng tố trong bộ máy nhà nước
Thứ nhất, tính hành pháp của cơ quan Công tố được xác định bởi nguyên tắc
lãnh đạo, chỉ đạo trong các ngành. Đức là một nhà nước liên bang, do đó tổ chức bộ
máy nhà nước nói chung và Viện cơng tố nói riêng cũng khác so với nhà nước đơn
nhất. Hệ thống công tố của Đức được tổ chức không theo địa giới hành chính mà được
tổ chức theo vùng và khu vực. Một vùng có thể gồm một tỉnh hoạt nhiều tỉnh, một khu
vực có thể là một huyện hoặc nhiều huyện (quận). Tuỳ theo số lượng công việc cụ thể
của từng nơi mà Bộ trưởng Bộ tư pháp bố trí Viện cơng tố cho phù hợp. Tuy về mặt
ngun tắc thì luật quy định, Viện công tố được tổ chức song song với Tồ án, ở đâu
có Tồ án thì ở đấy có Viện cơng tố, nhưng trong thực tiễn, Viện cơng tố và Tồ án
được tổ chức khơng thống nhất ở cấp bang. Về góc độ tổ chức và quản lý hành chính

tư pháp thì Viện Cơng tố và Tồ án đều do Bộ trưởng Bộ tư pháp nắm quyền. Tuy
nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ tư pháp chỉ dừng lại đối với Tổng công
tố trưởng. Và sự chỉ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ tư pháp cũng chỉ mang tính
8


chất chỉ đạo chung, mang tính chất quản lý hành chính tư pháp, khơng can thiệp vào
cơng việc chun mơn của Viện công tố. Bộ trưởng Bộ tư pháp không có quyền chỉ
đạo trực tiếp đối với cơng tố viên cấp dưới. Viện công tố được tổ chức theo ngành
dọc, độc lập với cơ quan chính quyền với nguyên tắc hoạt động là tập trung thống
nhất, công tố viên cấp dưới chịu sự chỉ đạo của CTV cấp trên và thống nhất chịu sự
chỉ đạo của Tổng công tố trưởng của bang. Do đó, tính hành pháp của Viện cơng tố
được xác định bởi nguyên tắc lãnh đạo, chỉ đạo trong các ngành.
Thứ hai, tính chất tư pháp của Viện cơng tố. Tồ án là cơ quan xét xử duy nhất,
là cơ quan cuối cùng có thẩm quyền kết thúc tồn bộ q trình truy cứu trách nhiệm
hình sự một người bị tình nghi là đã thực hiện hành vi phạm tội bằng một bản án hoặc
quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình
sự, phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng vụ án, thì Viện cơng tố cũng có quyền kết
thúc quá trình tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị tình nghi phạm
tội ngay ở giai đoạn truy tố, như ra quyết định đình chỉ vụ án ngay cả trong trường
hợp đã chứng minh được tội trạng của người bị tình nghi phạm tội. Ở Đức, cơ quan
cảnh sát khơng có quyền kết thúc tố tụng, khơng có quyền ra quyết định đình chỉ hoặc
tạm đình chỉ điều tra. Tất cả những vụ án mà cơ quan cảnh sát đã thụ lý điều tra, sau
khi kết thúc việc điều tra phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Viện công tố để xem
xét quyết định việc truy tố hay đình chỉ vụ án. Xét từ góc độ đó thì Viện cơng tố mang
tính chất của một cơ quan tư pháp xét xử.
- Chức năng, nhiệm vụ:
Trong giai đoạn điều tra: Cơ quan Công tố có thể u cầu thơng tin từ tất cả các
cơ quan nhà nước và có thể thực hiện tất cả các hoạt động điều tra, trực tiếp hoặc
thông qua các cấp có thẩm quyền và nhân viên trong lực lượng cảnh sát. Cấp có thẩm

quyền và nhân viên trong lực lượng cảnh sát có nghĩa vụ phải tuân thủ những yêu cầu
hay mệnh lệnh của Cơ quan Công tố (Điều 161 BLTTHS Đức); Buộc nhân chứng và
các chuyên gia phải có mặt tại cơ quan cơng tố để cung cấp lời khai hoặc nêu ý kiến
về vấn đề có liên quan (Điều 161a BLTTHS Đức); Cơ quan công tố có quyền kiểm tra
các giấy tờ của người bị khám xét (Điều 110 BLTTHS Đức); Cơ quan điều tra chỉ sử
dụng điều tra trinh sát khi có sự đồng ý của cơ quan cơng tố (Điều 110b BLTTHS
Đức); Khi có được sự đồng thuận của Tịa án, cơ quan cơng tố có quyền ra lệnh thu
giữ/tịch thu tài sản (Điều 110e BLTTHS Đức) hoặc áp dụng hình phạt tiền (Điều 110o
9


BLTTHS Đức); Cơ quan cơng tố có thể ra lệnh trả tự do cho bị can (Điều 120, 125
BLTTHS Đức); Cơ quan cơng tố có quyền đề nghị đình chỉ chuyển vụ án sang cho
Tịa án có thẩm quyền trong trường hợp Tòa án xét xử ở một nơi và việc tạm giữ được
thi hành ở nơi khác (Điều 126 BLTTHS Đức); Cơ quan cơng tố có quyền thực hiện
việc tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp (Điều 127 BLTTHS Đức); Cơ quan cơng tố
có thể ra lệnh truy nã nếu bị can bỏ trốn (Điều 131 BLTTHS Đức); Cơ quan cơng tố
có quyền miễn truy tố trong một số trường hợp sau: tội ít nghiêm trọng (Điều 153
BLTTHS Đức); tội phạm thực hiện ở nước ngoài (Điều 153c BLTTHS Đức); vì lý do
chính trị (Điều 153d BLTTHS Đức); tội phạm trong lĩnh vực an ninh quốc gia (Điều
153e BLTTHS Đức); Cơ quan cơng tố có quyền đề nghị Tịa án đình chỉ hoặc tạm
đình chỉ vụ án (Điều 154 BLTTHS Đức);
Trong giai đoạn xét xử: Công tố viên được phép tham gia trong suốt quá trình
thẩm vấn bị cáo, người làm chứng, người giám định (Điều 168c BLTTHS Đức); Cơng
tố viên có mặt tại phiên tịa khi việc thẩm tra bắt đầu (Điều 168d BLTTHS Đức) và
phiên tịa chính thức được thực hiện liên tục với sự có mặt của công tố viên (Điều 226
BLTTHS Đức). Số lượng công tố viên tham gia phiên tịa có thể là một hoặc nhiều
(Điều 227 BLTTHS Đức); Cơng tố viên trình bày bản cáo trạng và đưa ra những đánh
giá pháp lý mà quyết định mở phiên tịa chính thức đã dựa vào đó (Điều 243 BLTTHS
Đức). Bản cáo trạng sẽ phải chỉ rõ bị cáo bị buộc tội gì, hành vi phạm tội mà bị cáo bị

truy tố, thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm theo qui
định của pháp luật và điều khoản của Bộ luật hình được áp dụng. Thêm vào đó các
chứng cứ, Tịa án mà trước đó phiên tịa chính thức được thực hiện, và người bào chữa
cho bị cáo phải được chỉ rõ trong bản cáo trạng (Điều 200 BLTTHS Đức); Cơng tố
viên có quyền thể hiện quan điểm tranh luận của mình (Điều 258 BLTTHS Đức);
Cơng tố viên có quyền kháng nghị phúc thẩm;
- Cơ cấu tổ chức:
Cơ quan công tố Đức được tổ chức thành hai hệ thống: cơ quan công tố liên
bang và cơ quan công tố tại các bang. Hệ thống cơ quan công tố được tổ chức song
song với hệ thống tòa án. Hệ thống các cơ quan công tố được tổ chức ở 3 cấp và
khơng tương thích với hệ thống Tịa án tư pháp, gồm Cơ quan Công tố Liên bang, Cơ
quan Công tố Bang và Cơ quan Công tố Khu vực. Lưu ý là ngồi Cơ quan cơng tố
Bang thực hành quyền cơng tố tại Tịa án cấp cao của Bang, cịn lại cơ quan cơng tố
10


Liên bang và cơ quan công tố Khu vực đều thực hành quyền cơng tố ở 2 cấp Tịa án.
Cụ thể là, cơ quan Công tố Khu vực thực hành quyền cơng tố tại Tồ án Khu vực và
Tồ án Cơ sở. Cịn cơ quan Cơng tố Liên bang: chỉ có một cơ quan cơng tố là Văn
phịng cơng tố liên bang do Tổng công tố liên bang đứng đầu, thực hành quyền cơng
tố tại Tồ án Tư pháp Liên bang và tại Toà án Cấp cao của Bang đối với các vụ án
chống Nhà nước như tội gián điệp, khủng bố... Ngồi ra, Cơ quan Cơng tố Liên bang
cịn có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Tồ án Tư pháp liên bang xét xử giám đốc thẩm;
xem xét đề nghị Tòa án tư pháp liên bang chấp nhận hay không chấp nhận kháng nghị
của Cơ quan Công tố bang tại Toà án Tư pháp Liên bang.
Trong hệ thống Cơ quan Cơng tố Đức có một số cơ quan công tố được tổ chức
theo lĩnh vực hoạt động chuyên sâu, như có các cơ quan cơng tố chun điều tra, truy
tố các tội phạm liên quan đến phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tội phạm có tổ chức, tội
phạm kinh tế, tội phạm tham nhũng, tội phạm ma túy, tội phạm do thanh, thiếu niên
thực hiện, tội phạm giao thông, tội phạm môi trường, tội phạm liên quan đến xuất,

nhập cảnh, tội phạm thuộc lĩnh vực công nghệ, tin học.... Ví dụ, tại Bang Thuringen
có cơ quan Tổng Cơng tố bang, dưới cơ quan Tổng Cơng tố bang có 4 cơ quan Công
tố khu vực tương ứng với 4 Tịa án khu vực. Mỗi cơ quan cơng tố khu vực chuyên
điều tra, truy tố các vụ án về những loại tội phạm nhất định trên tồn bang. Bên cạnh
đó cịn điều tra, truy tố các tội phạm thơng thường khác. Cơ quan công tố Khu vực
Erfurt chuyên điều tra, truy tố các tội phạm về tham nhũng. Cơ quan công tố Khu vực
Gera chuyên điều tra, truy tố các tội phạm có tổ chức. Cơ quan cơng tố Khu vực
Muhlhausen chuyên điều tra, truy tố các tội phạm kinh tế. Cơ quan công tố Khu vực
Meiningen chuyên điều tra, truy tố các tội phạm liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế.
Thẩm quyền truy tố đối với Cơ quan công tố khu vực chuyên sâu thực hiện theo
nguyên tắc là tội phạm xảy ra ở đâu thì truy tố tại Tồ án khu vực đó. Ví dụ, theo sự
phân công, Công tố viên ở khu vực Gera điều tra các tội phạm về tham nhũng ngay cả
khi tội phạm được thực hiện ở Erfurt và sau đó sẽ truy tố và thực hành quyền cơng tố
tại Tịa án Erfurt. Tuy nhiên, riêng đối với các tội phạm về kinh tế thì dù tội phạm xảy
ra ở đâu của Bang thì Cơ quan cơng tố cũng phải truy tố và thực hành quyền cơng tố
tại Tồ án Khu vực Muhlhausen.
- Nguyên tắc hoạt động:

11


Viện cơng tố hoạt động độc lập với Tồ án, với các cơ quan chính quyền ở địa
phương và được tổ chức theo nguyên tắc tập trung lãnh đạo trong ngành. Tổng cơng
tố trưởng của bang có tồn quyền lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, công tố viên các vùng và
khu vực. Hệ thống Cơ quan Công tố của Đức cũng giống như hệ thống Tòa án Đức
thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp Đức nhưng thực hiện chức năng,
nhiệm vụ một cách độc lập. Cơ quan Cơng tố có chức năng điều tra và truy tố và hoạt
động theo các nguyên tắc sau: (1) Nguyên tắc hợp pháp: Cơ quan cơng tố có thẩm
quyền thực hiện quyền cơng tố. Ngồi những trường hợp pháp luật có quy định khác,
cơ quan cơng tố có nghĩa vụ phải truy tố mọi hành vi phạm tội nếu có đủ căn cứ

(Khoản 2, Điều 152 BLTTHS). (2) Nguyên tắc cơ hội (nguyên tắc tuỳ nghi): Đối với
các tội ít nghiêm trọng, cơ quan cơng tố có thể miễn truy tố nếu thấy tính chất của
hành vi phạm tội là ít nghiêm trọng và lợi ích của xã hội khơng địi hỏi phải truy tố
(khoản 1 Điều 153 BLTTHS).
II. Bình luận vai trị của cơ quan cơng tố trong TTHS Pháp và Đức
1. Bình luận vai trị của cơ quan cơng tố trong TTHS của Pháp
Thứ nhất, xét trên phương diện quy trình giải quyết một VAHS:
Cộng hịa Pháp là quốc gia đại diện, điển hình cho mơ hình tố tụng thẩm vấn
(xuất hiện chủ yếu ở những nước theo hệ thống pháp luật Civil law). Ở đó Viện cơng
tố cùng các cơ quan tiến hành tố tụng khác như Tòa án, Cảnh sát có chức năng chứng
minh và xử lý tội phạm. Vai trị của Cơng tố viên lớn hơn so với truyền thống luật án
lệ theo mơ hình tố tụng tranh tụng. Ở mỗi giai đoạn của quá trình tố tụng, vai trò này
lại được thể hiện khác nhau và được thể hiện thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
công tố trong từng giai đoạn tiến hành giải quyết vụ án hình sự, cụ thể:
- Giai đoạn điều tra và truy tố - Cơng tố viên có vị trí trung tâm trong giai
đoạn điều tra và truy tố:
+ Trong khởi tố - điều tra: Công tố viên đại diện cho Viện cơng tố có quyền
khởi tố vụ án, kiểm tra và chỉ đạo hoạt động điều tra, trực tiếp tiến hành một số hoạt
động điều tra. Điều 40 BLTTHS Pháp quy định: “Cơng tố viên Tịa sơ thẩm tiếp nhận
khiếu kiện và tố cáo rồi quyết định việc xử lý; Tất cả các nhà chức trách, cán bộ hoặc
công chức, trong khi thực hiện nhiệm vụ, biết được sự tồn tại của một tội nghiêm
12


trọng hoặc ít nghiêm trọng có nghĩa vụ thơng báo ngay cho công tố viên trưởng cấp
sơ thẩm về tội phạm và chuyển cho công tố viên này thông tin liên quan, báo cáo
hoặc tài liệu chính thức”. Khơng chỉ các cán bộ, công chức khi phát hiện tội phạm
phải thông báo cho cơ quan công tố mà các sỹ quan cảnh sát khi phát hiện tội phạm
cũng phải thực hiện nhiệm vụ này. Điều 19 BLTTHS Pháp quy định: “Sỹ quan cảnh
sát tư pháp phải thông báo ngay cho Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa sơ thẩm

những tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng và tội vi cảnh mà họ phát hiện được. Sau
khi hồn tất cơng việc, phải gửi ngay cho Viện trưởng Công tố bên cạnh Tịa sơ thẩm
bản chính và bản sao có chứng thực tất cả các biên bản mà họ đã lập cũng như
những văn bản và tài liệu liên quan. Nhưng đồ vật kê biên thuộc quyền xem xét của
Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa sơ thẩm…”. Sau khi tiếp nhận, Cơ quan công
tố giải quyết tin báo, tố giác tội phạm theo cách thức quy định tại Điều 40.2 BLTTHS
Pháp.
Như vậy, Công tố viên Pháp thực hành quyền công tố ngay từ giai đoạn tiếp
nhận, thụ lý và giải quyết các tin báo, tố giác tội phạm. Sau khi nhận được tin báo tố
giác tội phạm, Công tố viên tiến hành chỉ đạo xác minh, tự xác minh các tình tiết để
quyết định có khởi tố hay khơng. Các hoạt động điều tra được khởi động khi có quyết
định khởi tố. Đây là một trong những điểm khác biệt về vai trị của cơ quan cơng tố
Pháp so với những quốc gia khác, đặc biệt là khi so sánh với Việt Nam. Cơ quan công
tố giám sát, chỉ đạo điều tra, đề ra yêu cầu điều tra và trong một số trường hợp có
quyền tự điều tra. Theo Điều 12 BLTTHS: Các sỹ quan, công chức và nhân viên cảnh
sát tư pháp thực hiện nhiệm vụ cảnh sát tư pháp dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện
công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm. Ở cấp phúc thẩm, Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh
Tịa phúc thẩm chịu trách nhiệm giám sát việc áp dụng pháp luật hình sự trong tồn
bộ địa bàn theo thẩm quyền của mình và vì vậy: “Trong phạm vi thẩm quyền của mỗi
Tịa phúc thẩm, cảnh sát tư pháp chịu sự giám sát của Viện cơng tố bên cạnh Tịa
phúc thẩm và sự kiểm tra của Tòa điều tra theo quy định…” 1, và việc Thẩm phán
điều tra chỉ có thể điều tra phù hợp với đề nghị của Viện trưởng Viện công tố (Điều 80
BLTTHS Pháp). Công tố viên đưa ra các hướng dẫn, được thông báo về tiến độ điều
tra và ra các lệnh để Cảnh sát thực hiện hoạt động điều tra. Công tố viên theo dõi, bám
1 Điều 13 BLTTHS Pháp đã được sửa đổi bởi Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 83 Công báo ngày 16 tháng 6
năm 2000 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2001

13



sát q trình và tiến độ điều tra để có những chỉ thị đối với hoạt động điều tra cụ thể.
Cảnh sát có nghĩa vụ tuân thủ các yêu cầu đó và thi hành nhiệm vụ được giao.
Đối với trường hợp cơ quan công tố tự tiến hành điều tra, BLTTHS quy định:
“Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa sơ thẩm trực tiếp tiến hành hoặc cho tiến
hành mọi cơng việc cần thiết để truy tìm và truy tố các hành vi vi phạm pháp luật
hình sự.” (Điều 41). Khi phát hiện “việc điều tra không được tiến hành theo sự chỉ
đạo của công tố viên trưởng cấp quận tại toà án cấp sơ thẩm nơi xảy ra việc tạm giữ,
người bị tạm giữ phải gửi ngay yêu cầu quy định tại điều 77-2 cho công tố viên
trưởng cấp quận tiến hành điều tra.” 2 Theo quy định, Công tố viên Pháp có thể trực
tiếp thực hiện các hoạt động điều tra như: thu giữ thư tín, điện tín; chặn và nghe lén
các cuộc liên lạc và kê biên bất động sản. Trong trường hợp khẩn cấp, Công tố viên ra
lệnh và thực hiện quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế như khám người và lấy
mẫu máu của người bị buộc tội, khám những người khác; thu giữ, khám xét, kiểm sốt
trên đường; thu giữ đồ vật vì lý do an ninh; bắt và điều tra qua máy tính. Cơng tố viên
phải xác định các tình tiết buộc tội, tình tiết gỡ tội, các tình tiết quan trọng khác liên
quan đến xác định hậu quả của vụ án. Công tố viên kiểm sát việc thu thập chứng cứ
của các chủ thể có thẩm quyền. Việc thẩm vấn bị can, bị cáo trong quá trình điều tra
chủ yếu do Cảnh sát tiến hành. Cơng tố viên có thể trực tiếp thẩm vấn hoặc yêu cầu
Cảnh sát hay Thẩm phán ở giai đoạn tiền xét xử thực hiện trong trường hợp ngoại
lệ… Những quyền hạn, nhiệm vụ khác của cơ quan cơng tố trong q trình điều tra
cũng đã được quy định rất cụ thể trong BLTTHS Pháp.
Ví dụ: khi phát hiện nguồn tin có người chết, A là kẻ bị nghi thực hiện tội giết
người, cơ quan cảnh sát/cơ quan phát hiện được sẽ phải gửi nguồn tin này đến cho
Viện công tố kèm theo biên bản tiếp nhận nguồn tin, biên bản khám nghiệm hiện
trường (nếu có), các vũ khí, cơng cụ phương tiện giết người mà A sử dụng do cơ quan
cảnh sát thu được… để VCT xử lý, sau đó, khi đã xác định các tình tiết chuyển đến đủ
để cấu thành tội giết người và đúng là được thực hiện bởi một người (xác định được
rõ danh tính là A và nơi ở là trên cùng địa bàn) thì Cơng tố viên trưởng ra quyết định
khởi tố vụ án. Sau khi khởi tố, Công tố viên trưởng sẽ yêu cầu và chỉ đạo cảnh sát
2 Điều 77-3 BLTTHS Pháp được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 73 Cơng báo ngày 16

tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001và Luật số 2002-1138 ngày 09 tháng 9 năm 2002 Điều 34 Công báo
ngày 10 tháng 9 năm 2002.

14


điều tra tiến hành các biện pháp để chứng minh tội giết người của A như: khám
nghiệm hiện trường (nếu chưa khám nghiệm), khám nghiệm tử thi, giám định…
+ Đến giai đoạn truy tố: Điều 40 BLTTHS Pháp quy định Cơng tố viên có tồn
quyền truy tố. Cơng tố viên đại diện cho Viện công tố căn cứ vào hồ sơ, tài liệu đó sẽ
quyết định đình chỉ vụ án hay đưa vụ án ra xét xử bằng một bản cáo trạng. Công tố
viên tiến hành truy tố và chuyển sang Tòa án bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và đơn đề
nghị đưa vụ án ra xét xử. Quy định của Pháp về Viện công tố là cơ quan chỉ đạo, giám
sát chặt chẽ hoạt động điều tra, đảm bảo quá trình điều tra tuân thủ trình tự, thủ tục
luật định, khách quan, toàn diện sao cho việc buộc tội là có căn cứ, chính xác, trong
những trường hợp cần thiết, Viện cơng tố có quyền trực tiếp điều tra nhằm xác định rõ
tội phạm và người phạm tội. Những điều này đã khẳng định rõ vai trò đặc biệt quan
trọng, hay nói cách khác là đóng vai trị chủ đạo, trung tâm trong giai đoạn điều tra và
truy tố của Viện công tố Pháp (cơ quan công tố Đức, Ucraina, Hungary, Nhật Bản…
cũng có vai trị tương tự).
- Giai đoạn xét xử:
Theo Điều 32 BLTTHS Pháp quy định: “Viện Cơng tố có đại diện ở mỗi Tịa
hình sự. Viện công tố tham dự các cuộc tranh luận của Hội đồng xét xử; tất các các
quyết định của Tòa được tun với sự có mặt của Viện cơng tố. Viện công tố bảo đảm
việc thi hành các quy định của Tịa án”. Trong giai đoạn xét xử, Viện cơng tố đóng
vai trị quan trọng, nhưng khơng đóng vai trị trung tâm như ở giai đoạn điều tra-truy
tố, không phải là cơ quan quyết định, ra phán quyết việc bị cáo có tội hay khơng có tội
và phải chịu hình phạt như thế nào. Mà ở giai đoạn này, nhiệm vụ, quyền hạn của
Công tố viên chủ yếu thực hiện một số chức năng công tố và chủ yếu là kiểm sát, theo
dõi q trình xét xử của Tịa án, cụ thể:

+ Thực hành quyền công tố thông qua việc đọc bản cáo trạng, trình bày bản
luận tội - Điều 346 BLTTHS (ở Pháp không gọi là bản luận tội mà là bản kết luận);
Viện cơng tố có quyền tự do trình bày những nhận xét bằng lời đảm bảo lợi ích để đạt
được cơng lý (Điều 33 BLTTHS Pháp); Cơng tố viên có quyền xét hỏi bị can, các bên
dân sự, nhân chứng…nhưng phải được sự cho phép của Chánh án (Điều 312 BLTTHS
Pháp). Ở Pháp nói riêng và trong mơ hình tố tụng thẩm vấn nói chung, tại phiên tòa
15


xét xử, Hội đồng xét xử là người hỏi chính; Cơng tố viên và luật sư chỉ hỏi những
điểm cịn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn; và có quyền đề nghị mức hình phạt…
+ Theo dõi, kiểm sát quá trình giải quyết của Tịa án để từ đó có những yêu cầu
áp dụng pháp luật, khiếu nại phản đối ngay tại phiên xét xử (Điều 344 BLTTHS) trong
những tình huống, trường hợp nhất định, đó là: Viện cơng tố tham dự các cuộc tranh
luận của Hội đồng xét xử; tất cả các quyết định của Tòa được tuyên với sự có mặt của
đại diện Viện cơng tố (Điều 32 BLTTHS Pháp); Tại phiên tịa, cơng tố viên có quyền
u cầu Tòa án áp dụng các biện pháp giám sát tư pháp để đảm bảo sự có mặt của một
người trong quá trình xét xử hoặc nhằm hạn chế áp lực đối với nạn nhân hoặc nhân
chứng (Điều 272 BLTTHS Pháp); Viện cơng tố có quyền u cầu Tịa án quyết định
sáp nhập vụ án (Điều 285 BLTTHS)…
Ví dụ: Trong quá trình xét xử vụ án giết người đối với A nói trên, xét thấy có căn
cứ để hỗn phiên tịa, mà Tịa án chưa chủ động hỗn thì Viện cơng tố u cầu Tịa án
hỗn việc xét xử sang phiên tịa sau theo Điều 343 BLTTHS, nhưng Tịa án có thể
khơng chấp nhận u cầu đó của Viện cơng tố và vẫn tiếp tục tiến hành xét xử (Việc
thẩm vấn và xét xử vẫn tiếp tục mặc dù Tịa khơng chấp nhận các yêu cầu của Viện
công tố - Điều 314 BLTTHS Pháp). Như vậy, việc yêu cầu áp dụng pháp luật là chức
năng của Viện công tố phải thực hiện khi thấy có căn cứ pháp luật, tuy nhiên trong
giai đoạn xét xử, yêu cầu đó có thực thi hay khơng là phụ thuộc vào việc Tịa án có
chấp nhận nó hay khơng. Điều này đã chứng tỏ một cách chân thực nhất vị thế, vai trị
của Viện cơng tố Pháp trong giai đoạn xét xử.

Từ đó ta thấy vai trị của Cơng tố viên trong mơ hình tố ở Pháp thể hiện ở việc
thực hiện các hoạt động tố tụng để chứng minh sự phù hợp của một hành vi xảy ra
trong thực tế với quy định của pháp luật về cấu thành tội phạm và xử lý trong phạm vi
và giới hạn pháp luật đã quy định. Việc chứng minh tội phạm chủ yếu tập trung và
mấu chốt ở giai đoạn điều tra – truy tố, còn giai đoạn xét xử chỉ là giai đoạn sau khi
đã xác định được tội phạm và để định ra một hình phạt nhất định cho kẻ phạm tội
đó/tun vơ tội. Chính vì vậy mà vai trị của Viện cơng tố Pháp ở từng giai đoạn là
khác nhau, mà quyết định là giai đoạn điều tra, truy tố.
Thứ hai, nếu xét vai trị của cơ quan cơng tố trong tố tụng hình sự theo từng
thủ tục giải quyết:

16


Việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và yêu cầu áp dụng pháp
luật ở từng thủ tục giải quyết vụ án là khác nhau, từ đó dẫn đến vai trị của Viện cơng
tố ở từng thủ tục này cũng khơng giống nhau. Để đánh giá vai trị của VCT Pháp trên
phương diện thủ tục giải quyết chúng ta cần phải đánh giá, phân tích vai trị của cơ
quan này trong từng thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm và thủ tục giám đốc thẩm.
+ Đối với thủ tục sơ thẩm: cơ quan cơng tố Pháp có đầy dủ nhiệm vụ, quyền
hạn để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và yêu cầu áp dụng pháp luật.
+ Đối với thủ tục phúc thẩm: Để đến với thủ tục phúc thẩm địi hỏi phải có
kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án từ những người có thẩm
quyền kháng cáo, kháng nghị. Trong đó, kháng nghị là một quyền năng mà Nhà nước
Pháp trao cho Viện công tố, cụ thể, Viện công tố có quyền kháng nghị đối với các
phán quyết của Tòa án vi cảnh, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án Công tố
viên cấp quận, Công tố viên trưởng và cán bộ truy tố bên cạnh Tòa án cảnh sát và Tịa
án cộng đồng có quyền kháng nghị phán quyết Tòa án vi cảnh. Những người tham gia
phiên tịa phúc thẩm gồm Cơng tố viên, những người có đơn kháng cáo, bị cáo. Tại
phiên tịa phúc thẩm, Cơng tố viên có quyền phản đối việc thẩm vấn đối với những

nhân chứng đã được Tòa án cấp sơ thẩm thẩm vấn (Điều 380 BLTTHS). Kháng nghị
phúc thẩm phán quyết của Tịa tiểu hình: Cơng tố viên có quyền kháng nghị độc lập
hoặc kháng nghị kèm theo kháng cáo của bị cáo. Giữ quyền công tố sẽ do Viện trưởng
hoặc một phó Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh Tịa phúc thẩm hoặc Cơng tố viên
thực hiện. Kháng nghị phúc thẩm phán quyết của Tịa đại hình: Kháng nghị của Công
tố viên, công tố viên trưởng được gửi cho Tòa phúc thẩm. Trong trường hợp, trụ sở
của Tòa đại hình khơng cùng địa điểm với trụ sở của Tịa phúc thẩm thì kháng nghị có
chữ ký của Cơng tố viên trưởng được gửi ngay cho văn phòng Tòa đại hình. Gửi kèm
kháng nghị là các bình luận của Cơng tố viên về bản án bị khiếu nại trong trường hợp
cần thiết, Cơng tố viên có thể gửi kèm hồ sơ vụ án. Giữ vai trị cơng tố là Viện trưởng
Viện cơng tố hoặc Phó Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh tòa phúc thẩm đảm nhiệm.
Như vậy, ở thủ tục phúc thẩm, Viện công tố Pháp vẫn thực hiện chức năng thực
hành quyền công tố và yêu cầu áp dụng pháp luật khi Tòa án phúc thẩm xem xét lại
bản án, quyết định của Tòa cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Mặc dù chức năng
không thay đổi nhưng cách thức thực hiện chức năng, nói cách khác là nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện công tố ở thủ tục phúc thẩm là hồn tịa khác so với thủ tục sơ
17


thẩm. Không phải tiến hành như thủ tục sơ thẩm (khởi tố, điều tra - truy tố, xét xử) mà
sẽ bắt đầu bằng việc kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định, đến việc xem xét
kháng cáo, kháng nghị, sau đó đưa ra xét xử với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng
cáo, kháng nghị đó. Đồng thời, phạm vi chức năng thực hành quyền công tố và yêu
cầu áp dụng pháp luật của Viện công tố trong cấp xét xử phúc thẩm cũng hẹp hơn so
với cấp xét xử sơ thẩm (thông qua số lượng nhiệm vụ, quyền hạn)
+ Đối với kháng nghị giám đốc thẩm của cơ quan công tố Pháp: Cũng tương
tư như thủ tục phúc thẩm thì để bắt đầu thủ tục giám đốc thẩm địi hỏi phải có kháng
cáo, kháng nghị thơng qua đơn yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định từ phía những
người có thẩm quyền kháng cáo, kháng nghị 3. Điều 567 BLTTHS Cộng hòa Pháp đã
quy định rõ ràng rằng:“Các phán quyết của phòng điều tra và các phán quyết của toà

án cấp cuối cùng đối với tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng hoặc tội vi cảnh có thể
bị huỷ bỏ nếu vi phạm pháp luật căn cứ đơn xin giám đốc thẩm của công tố viên hoặc
bên bị ảnh hưởng tiêu cực, theo những đặc điểm trình bày dưới đây”. Có thể thấy,
việc kháng nghị lên Tịa phá án cũng thuộc phạm vi thẩm quyền của Viện công tố, tuy
nhiên, việc kháng nghị giám đốc thẩm chỉ xem xét, đưa ra các căn cứ kháng nghị dựa
trên việc có vi phạm pháp luật trong q trình giải quyết vụ án hình sự đó mà thơi
(khơng xem xét đến việc có tình tiết mới).
Theo thủ tục giám đốc thẩm, luật pháp của Cộng hịa Pháp khơng quy định cho
Viện công tố thực hiện chức năng thực hành quyền cơng tố ở Tồ phá án hình sự, mặc
dù có Viện cơng tố bên cạnh Tịa phá án. Lúc này Viện cơng tố có vai trị giống như
thanh tra chính phủ trước Tham Chính viện (hay cịn được gọi là Tồ án hành chính
tối cao ) theo dõi để kiểm tra, giám sát việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa
phá án - Điều R311-37 (Nghị định số 2003-542 ngày 23 tháng 6 năm 2003, điều 9
Công báo ngày 25/6/2003 có hiệu lực từ ngày 15/9/2003). Cịn riêng với kháng nghị
tái thẩm, thì ở Pháp khơng quy định thẩm quyền kháng nghị tái thẩm cho Viện công tố
mà theo quy định tại Điều 623 BLTTHS Pháp quy định: “Những người sau đây có
quyền kháng cáo, kháng nghị tái thẩm:Bộ trưởng Bộ tư pháp;Người bị kết án hoặc
người đại diện hợp pháp của người bị kết án, nếu người bị kết án khơng có năng lực
hành vi; Nếu người bị kết án chết hoặc bị tuyên bố mất tích thì người kháng cáo tái
3 />p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=52067993

18


thẩm có thể là vợ hoặc chồng, con cái hoặc cha mẹ, người được di tặng toàn bộ hoặc
một phần di sản hoặc người được người bị kết án ủy quyền”. Đây là một điểm đặc
trưng thể hiện vai trò của cơ quan công tố Pháp so với các cơ quan cơng tố của các
quốc gia khác thế giới.
Tóm lai, nhìn chung thì càng tiến đến cấp xét xử cao hơn (thủ tục phúc thẩm),
thủ tục cao hơn (giám đốc thẩm) thì chức năng tài phán - thực hành quyền công tố và

yêu cầu áp dụng pháp luật của Viện công tố Pháp cũng thay đổi, việc thực hiện chức
năng thực hành quyền công tố của Viện công tố Pháp chỉ được ghi nhận ở Tòa sơ
thẩm thẩm quyền rộng và tịa phúc thẩm, cịn riêng ở Tồ phá án thì Viện cơng tố lại
khơng thực hiện chức năng này. Chính vì lẽ đó mà vai trị của cơ quan công tố Pháp
cũng thay đổi theo và thủ tục sơ thẩm là thủ tục thê hiện rõ nét nhất, cơ bản nhất tầm
quan trọng của Viện cơng tố Pháp, cịn ở thủ tục phúc thẩm và giám đốc thẩm thì vai
trò của Viện kiểm sát giảm đi đáng kể, thậm chí là mờ nhạt (ở thủ tục giám đốc thẩm).
2. Bình luận vai trị của cơ quan cơng tố trong TTHS Đức
Thứ nhất, cơ quan công tố ở Đức lại có vị trí trung gian giữa hai hệ thống cơ
quan hành pháp với tư pháp và là cầu nối giữa hai hệ thống cơ quan này. Viện cơng tố
cộng hịa liên bang Đức có một vị trí rất đặc biệt và tương đối “khác lạ” so với các mơ
hình cơ quan công tố trên thế giới. Nếu cơ quan công tố của các nước thường được tổ
chức một cách độc lập hoặc nằm trong một cơ cấu tổ chức nào đó, ví dụ như cơ quan
cơng tố được đặt trong hệ thống Tòa án ở Pháp, hoặc đặt trong hệ thống cơ quan hành
pháp như ở Hoa Kỳ… thì cơ quan cơng tố ở Đức lại có vị trí trung gian giữa hai hệ
thống cơ quan hành pháp với tư pháp
Thứ hai, Cơ quan cơng tố CHLB Đức có vai trị vừa là cơ quan thực hành
quyền cơng tố; vừa là chủ thể tiến hành hoạt động điều tra vụ án hình sự.
Từ năm 1975, Luật của Đức quy định Cơng tố viên có tồn quyền tiến hành
điều tra trên tất cả các phương diện đối với tất cả các tình tiết liên quan đến vụ án, chỉ
trong những trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu cảnh sát hỗ trợ theo lệnh của mình. Ở
Đức, cơ quan cơng tố là chủ thể tiến hành hoạt động điều tra, nên họ không thành lập
hệ thống Cơ quan điều tra riêng biệt như Pháp. Cơ quan cơng tố có trách nhiệm trong
tồn bộ hoạt động điều tra. Khi tham gia tố tụng hình sự, Cơ quan cơng tố có thẩm
quyền quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án. Cơ quan cơng tố có quyền u cầu
các cơ quan nhà nước cung cấp thơng tin về tội phạm, có thể tự mình hoặc thơng qua
19


cơ quan cảnh sát và nhân viên trong lực lượng cảnh sát tiến hành điều tra. Cơ quan

cảnh sát và nhân viên trong lực lượng cảnh sát có nghĩa vụ phải tuân thủ những yêu
cầu hoặc mệnh lệnh của Cơ quan Công tố (Điều 160 và 161 BLTTHS). Cơ quan công
tố tiến hành điều tra ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác về tội phạm. Khi vụ án
được khởi tố, cơ quan cơng tố có quyền và trách nhiệm áp dụng tất cả các biện pháp
của Luật tố tụng hình sự để thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm và hành vi phạm
tội của bị can, bị cáo, làm rõ tất cả các tình tiết liên quan liên quan đến vụ án. Trong
quá trình điều tra, cơ quan cơng tố có trách nhiệm thu thập chứng cứ buộc tội và cả
chứng cứ gỡ tội để đảm bảo sự khách quan, công bằng, không thiên vị trong lĩnh vực
tư pháp hình sự (Điều 116 II Bộ luật TTHS CHLB Đức). Công tố viên đại diện cho cơ
quan công tố có quyền chỉ đạo hoạt động điều tra, đưa ra hướng dẫn, được thông báo
về tiến độ điều tra và ra các lệnh để cảnh sát thực hiện. Mặc dù Cơng tố viên có tồn
quyền điều tra nhưng luật cũng quy định cho Cảnh sát có nghĩa vụ tiến hành điều tra
ngay sau khi nhận được tin báo về tội phạm mà không cần chờ lệnh của cơ quan cơng
tố; chỉ trong trường hợp ngoại lệ thì Cơng tố viên mới tự mình điều tra để xác định
tính xác thực của các tin báo và tố giác về tội phạm bởi vai trị chính của cơ quan cơng
tố là truy tố tội phạm. Trách nhiệm pháp lý đối với tất cả hoạt động điều tra vẫn thuộc
về cơ quan công tố.
Trong hoạt động điều tra, pháp luật tố tụng hình sự của Đức cũng quy định rất
chặt chẽ những hoạt động xâm phạm đến quyền tự do của công dân nhất là khi áp
dụng biện pháp: bắt tạm giam, khám xét, bắt giữ… Mọi bằng chứng liên quan thu
được do vi phạm ngun tắc này sẽ khơng được Tồ án chấp nhận. Khi xem xét áp
dụng một trong những biện pháp như vậy, cơ quan công tố phải làm đơn đề nghị
Thẩm phán Toà án địa phương ra lệnh (Điều 162 BLTTHS CHLB Đức). Lệnh này
phải ban hành ngay khi có đủ chứng cứ chứng minh sự cần thiết tiến hành áp dụng các
biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn đó (Điều 162). Tài liệu thu được từ việc áp dụng các
biện pháp trên phải được Công tố viên kiểm tra. Ngồi ra, Cảnh sát, Cơng tố viên có
thể thực hiện những biên pháp cưỡng chế của tố tụng hình sự trong trường hợp khẩn
cấp, có thể ra lệnh khám người, thu giữ, khám xét, kiểm soát trên đường, tạm thời thu
giữ tài liệu đồ vậy vì lý do an ninh và bắt điều tra qua máy tính. BLTTHS Đức cho
phép áp dụng biện pháp điều tra bằng cách nghe lén điện thoại và ghi âm điện thoại

nếu có căn cứ nghi ngờ một người đã thực hiện hoặc có liên quan đến một số loại tội
20


phạm nhất định như tội phản bội tổ quốc, giết người, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản,
rửa tiền hoặc che giấu tài san do phạm tội mà có... (Điều 100a BLTTHS). Việc nghe
lén điện thoại chỉ được thực hiện khi được Thẩm phán cho phép. Trong trường hợp
khẩn cấp, Cơ quan cơng tố có thể ra lệnh, lệnh đó sẽ khơng cịn hiệu lực nếu trong
thời hạn 3 ngày Thẩm phán không phê chuẩn. Việc nghe lén và ghi âm điện thoại
được thực hiện 1 lần không quá 3 tháng và có thể được gia hạn 1 lần khơng quá 3
tháng (Điều 100b BLTTHS).
Như vậy, ở CHLB Đức, việc điều tra thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ
quan cơng tố, Cơng tố viên có quyền can thiệp vào các hoạt động điều tra vụ án, chỉ
huy hoạt động điều tra và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động điều tra. Cơ quan
cảnh sát và nhân viên trong lực lượng cảnh sát có nghĩa vụ phải thực hiện những yêu
cầu của Cơ quan Công tố. Mối quan hệ giữa cơ quan công tố với cơ quan cảnh sát thể
hiện rõ vai trò, vị thế quan trọng của CQCT trong hoạt động điều tra, truy tố.
- Trong giai đoạn truy tố: Điều 152 BLTTHS Đức có quy định về cơ quan có
thẩm quyền truy tố: “Cơ quan cơng tố có thẩm quyền thực hiện quyền cơng tố; Ngoại
trừ khi pháp luật có quy định khác, cơ quan cơng tố có nghĩa vụ phải truy tố mọi
hành vi phạm tội nếu có đủ căn cứ thực tế”. Vì vậy, sau khi kết thúc điều tra của quá
trình điều tra thu được sẽ được ghi và ghi vào hồ sơ vụ án. Cơ quan cơng tố có nhiệm
vụ tiến hành lập bản cáo trạng và gửi tới Tòa án để xét xử. Ở giai đoạn này Tồ án có
thể đưa ra một trong những quyết định sau đây: Không chấp nhận quyết định truy tố
của Viện cơng tố; Tạm đình chỉ vụ án; Đình chỉ vụ án; Đưa vụ án ra xét xử công khai.
Quyết định truy tố của Viện công tố xác định ranh giới xét xử của Toà án. Toà án chỉ
xét xử những hành vi và bị cáo khi được Viện cơng tố truy tố. Tồ án khơng được xét
xử những hành vi, những người mà Viện công tố không truy tố.
- Trong giai đoạn xét xử vụ án: Công tố viên là người quyết định truy tố người
phạm tội ra và có trách nhiệm đưa những chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội,

người phạm tội tại phiên tồ. Tại phiên tịa, Cơng tố viên có nhiệm vụ đọc bản cáo
trạng. Đây là một thủ tục bắt buộc, mặc dù đã gửi trước bằng văn bản cho Tịa án.
Cơng tố viên trình bày bản cáo trạng và đưa ra những đánh giá pháp lý mà quyết định
mở phiên tịa chính thức đã dựa vào đó (Điều 243 BLTTHS Đức). Bản cáo trạng sẽ
phải chỉ rõ bị cáo bị buộc tội gì, hành vi phạm tội mà bị cáo bị truy tố, thời gian, địa
điểm xảy ra tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm theo qui định của pháp luật và
21


điều khoản của Bộ luật hình được áp dụng. Phiên toà được tiến hành theo thủ tục thẩm
vấn thực hiện theo ngun tắc xét xử cơng khai, trực tiếp. Tồ án chỉ có thể đưa ra
những quyết định dựa trên kết quả thẩm vấn cơng khai tại phiên tồ. Tại phiên toà,
Thẩm phán là người điều khiển phiên toà, là người thẩm vấn chính. Theo Điều 168c
BLTTHS Đức thì Cơng tố viên được phép tham gia trong suốt quá trình thẩm vấn bị
cáo, người làm chứng, người giám định. Sau khi thẩm vấn xong, thì Cơng tố viên, luật
sư bào chữa và thậm chí cả bị cáo có quyền kiểm tra những chứng cứ. Công tố viên,
luật sư bào chữa, bị cáo có quyền đưa ra những nhận xét của mình hoặc chất vấn
những nhân chứng làm rõ sự thật khách quan của vụ án, trong quá trình kiểm
tra chứng cứ. Cơng tố viên có quyền thể hiện quan điểm tranh luận của mình (Điều
258 BLTTHS Đức).
Ngồi ra, Luật TTHS Đức cho phép Cơng tố viên có thể đưa ra những kiến
nghị hoặc khiếu nại các hành vi, quyết định của Tồ án, nếu hành vi đó, quyết định đó
vi phạm pháp luật hoặc Cơng tố viên có quyền kháng nghị bản án của Toà án theo quy
định tại Điều 296 BLTTHS Đức “Cơ quan công tố và bị cáo có quyền đưa ra những
biện phpas có thể chấp nhận để phản đối các quyết định của Tòa án; Cơ quan cơng tố
cũng có thể sử dụng quyền kháng nghị phúc thẩm để bảo vệ lợi ích của bị cáo” .
Thứ ba, trong hệ thống Cơ quan Công tố Đức có các cơ quan cơng tố tổ chức
theo lĩnh vực hoạt động chuyên sâu theo hướng chuyên điều tra, truy tố các vụ án về
những loại tội phạm có tính nguy hiểm cao, có quy mơ lớn và phương thức, thủ đoạn
tinh vi, xảo quyệt, như chuyên điều tra, truy tố các tội phạm gián điệp, khủng bố; các

tội phạm về tham nhũng; các tội phạm có tổ chức; các tội phạm kinh tế... như đã phân
tích ở trên. Sự chun mơn hóa cao trong hoạt động điều tra, truy tố các loại tội phạm
nhất định của cơ quan công tố đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm và góp phần
nâng cao chất lượng điều tra, truy tố các vụ án hình sự.
Thứ tư, quá trình đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm Công tố viên và Thẩm phán ở
Đức theo một quy trình rất chặt chẽ. Qua đó, có thể tuyển chọn được những người
thực sự có năng lực và tâm huyết với nghề để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Việc
bổ nhiệm Thẩm phán và Công tố viên không kỳ hạn và họ không thể bị sa thải nếu họ
không phạm tội. Thời gian công tác của Công tố viên và Thẩm phán kéo dài đến khi
họ 65. Những quy định trên có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho đội ngũ Thẩm phán và

22


Công tố viên yên tâm công tác, tận tâm, tận lực với nghề, tham gia tích cực vào cuộc
đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ cơng lý.
Nhận xét chung: Từ những phân tích và bình luận về cơ quan tố tụng và vai trò
của cơ quan cơng tố trong tố tụng hình sự của Pháp và Đức như trên, ta thấy rằng, về
cơ bản, vai trị của cơ quan cơng tố ở hai quốc gia này là tương tự nhau, đều đóng vai
trị vơ cùng quan trọng, trung tâm ở giai đoạn điều tra – truy tố cịn giai đoạn xét xử
thì có phần hạn chế hơn, ngồi ra vị trí của cơ quan cơng tố ở Pháp và Đức đều trực
thuộc sự quản lý, giám sát của Bộ tư Pháp, cơ cấu tổ chức đều song song với hệ thống
Tòa án,… Những đặc điểm chung này xuất phát từ sự đồng nhất về hệ thống pháp luật
(Civil law) của 2 quốc gia, đều xuất phát từ mơ hình tố tụng hình sự là tố tụng thẩm
vấn do đó mà vai trị của cơ quan công tố ở Pháp và Đức đều được xem trọng. Tuy
nhiên, trên thực tế, hai quốc gia này cũng có rất nhiều điểm khác nhau từ hình thức
cấu trúc nhà nước, hình thức chính thể, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước…từ đó dẫn
đến cơ quan cơng tố của Pháp và Đức cũng sẽ có những điểm khác nhau, đặc biệt: cơ
cấu tổ chức của cơ quan công tố, nguyên tắc hoạt động (ở Đức thì theo nguyên tắc
hợp pháp và tùy nghi, cịn ở Pháp thì ngun tắc thứ bậc, độc lập, thống nhất); sự

khác nhau về vai trị của cơ quan cơng tố 2 nước, cơ quan cơng tố Pháp có vai trị
trung tâm trong giai đoạn điều tra – truy tố, còn ở Đức cơ quan này có vai trị, vị trí
quyết định ở giai đoạn điều tra-truy tố (cơ quan công tố Pháp chỉ chỉ đạo, giám sát và
thực hiện một số hoạt động điều tra nhất định, cịn Đức thì cơ quan này lại trực tiếp
tiến hành điều tra và vai trò điều tra là đáng kể). Như vậy, rõ ràng ở Đức trong giai
đoạn điều tra-truy tố cơ quan công tố được đề cao hơn so với Pháp.
III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Việt Nam là quốc gia thuộc truyền thống pháp luật châu Âu lục địa, chịu ảnh
hưởng của hệ thống pháp luật của Pháp, trong đó có pháp luật TTHS áp dụng hơn 100
năm, sau này lại tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của mơ hình TTHS Xơ-Viết. Trong điều
kiện đất nước có chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trước đây, mơ hình
này về cơ bản đã phát huy tác dụng kiểm soát tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự và ở
mức độ nhất định góp phần bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự. Trong những năm gần đây song song với đổi mới kinh tế,
việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trên cơ sở đổi mới kiện toàn tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước trên cả ba mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp được
23


đặt ra như một vấn đề cấp bách và tất yếu. Còn Cộng hòa Liên bang Đức là nước theo
hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Mơ hình tố tụng và các nguyên tắc cơ bản của luật
hình sự và tố tụng hình sự Đức và Việt Nam có có nhiều nét tương đồng. Chúng ta có
thể nghiên cứu, học tập để vận dụng trong q trình hồn thiện hệ thống pháp luật,
đáp ứng các yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở nghiên cứu, bình luận về vai trị của cơ quan công tố Pháp, Đức, so
sánh với quy định về chế định VKS ở Việt Nam, ta có thể có thể rút ra được những bài
học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, cần giữ ngun mơ hình VKS ở Việt Nam. Mơ hình VCT đã từng
tồn tại ở Việt Nam do người Pháp du nhập vào sau khi xâm chiếm Việt Nam làm
thuộc địa và đã tiếp tục tồn tại sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Hiến pháp 1959 là

Hiến pháp lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến ở nước ta đã ghi nhận sự ra đời của hệ
thống cơ quan VKS. Sự ra đời của VKS và các quy định của Hiến pháp về VKS đã
cho thấy vị trí quan trọng của nó trong đời sống nhà nước. Hiến pháp quy định chức
năng và phạm vi hoạt động của VKS: thực hiện kiểm sát tuân theo pháp luật trong
phạm vi cả nước (Điều 105). Bối cảnh lịch sử ra đời của VKS đã cho thấy việc lựa
chọn mô hình VKS ở nước ta là sự lựa chọn có cân nhắc, có ý thức chứ khơng phải sự
sao chép máy móc kinh nghiệm của nước ngồi. Chỉ có VKS mới có khả năng thực
hiện chức năng bảo đảm pháp chế thống nhất, bảo đảm tuân thủ pháp luật nghiêm
chỉnh trong phạm vi cả nước nhờ có các nguyên tắc tổ chức và hoạt động đặc thù của
nó. Nếu thay thế mơ hình VKS bằng mơ hình VCT thì quy luật phủ định của phủ định
đã được áp dụng với VKS. VKS đã phủ định VCT và đến lượt mình giờ đây nó lại bị
VCT phủ định. Nếu nhìn sự kiện ở góc độ như một q trình thì đầu tiên là VCT (từ
1945-1959), tiếp theo là VKS (từ 1959 đến nay) và 2020 sẽ là VCT. Như vậy, sau 60
năm chúng ta lại sẽ trở lại điểm xuất phát ban đầu của mình là VCT. Vậy đây thực sự
là bước phát triển – quay lại điểm xuất phát ban đầu nhưng ở tầm cao hơn như đường
xốy trơn ốc hay là vòng tròn luẩn quẩn? Câu trả lời ở đây sẽ tùy thuộc vào chỗ: VCT
mà chúng ta đang tiến đến có gì khác so với VCT đã từng tồn tại ở nước ta trước
1960? Nếu chúng ta chuyển mơ hình VKS về viện cơng tố thì có nghĩa là bỏ chức
năng kiểm sát các hoạt động tư pháp thì nhất định phải nâng cao quyền cơng tố của
viện kiểm sát. Chúng ta phải hướng đến việc chỉ đạo điều tra trọng tâm trong giai
đoạn điều tra là viện công tố. Việc kiến nghị khởi tố phải do công tố viên thụ lý giải
24


quyết. Mở rộng các biện pháp điều tra của viện công tố. Để đáp ứng được điều này
không phải 1 sớm chiều mà phải cả về giai đoạn đầu tư về nhân lực cũng như vật chất
để nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng như các phương tiện cần thiết để cơng tố viên
hồn thành nhiệm vụ.
Thứ hai, những bài học kinh nghiệm rút ra từ mơ hình tố tụng Pháp và Đức.
Với mơ hình và vai trị của Viện cơng tố ở Đức và Pháp vửa nghiên cứu nhóm em

nhận định trong giai đoạn tới VKS phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tăng cường
trách nhiệm công tố trong điều tra và gắn công tố với điều tra; đồng thời hoàn thiện về
mặt tổ chức và hoạt động của CQĐT VKSNDTC theo hướng mở rộng thẩm quyền
điều tra và các biện pháp điều tra được áp dụng. Việc thực hiện chức năng điều tra làm
rõ tội phạm nên đặt dưới sự chỉ đạo của VKS. Chúng ta không nhất định phải “nghiên
cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố”, tìm cách thu hẹp chức năng, thẩm
quyền Viện kiểm sát mà nên nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm
sát để cơ quan này thực hiện tốt chức năng công tố và là cơ quan có chức năng chuyên
kiểm sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật
thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.
VKSND các cấp cần nắm vững quan điểm của Đảng và qui định của pháp luật
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong lĩnh vực này và tổ chức thực
hiện quyết liệt, mạnh mẽ, toàn diện. Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia
phiên toà; chú trọng phát hiện vi phạm trong công tác giải quyết án để tăng cường
kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm. Phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan thi hành án
hình sự thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn để góp phần nâng cao chất lượng
công tác thi hành án. Đầu tư thêm nhân lực và cơ sở vật chất cho các VKSND các cấp
đặc biệt là ở địa phương hiện nay còn nhiều sơ sài và thiếu nhân lực. Trau dôi, bổ
sung nguồn lực cán bộ nghiệp vụ cho nghành. Trên hết là tinh thần quán triệt của lãnh
đạo viện, đồng sức đồng lịng của tồn bộ cán bộ, cơng chức, viên chức trong ngành.

C. KẾT LUẬN
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công tố ở các nước là khơng
hồn tồn giống nhau, từ sự khác biệt giữa các mơ hình tố tụng và cả những sự khác
biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội dẫn đến vai trò của cơ quan này trong ở mỗi
25


×