Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

đề tài vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả để nói về vấn đề biến đổi khí hậu đối với thế giới nói chung và việt nam nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.2 KB, 21 trang )

HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

MỤC LỤC
Phần I: Lời mở đầu .

2

Phần II: Nội dung

4

1. Cơ sở lí luận chung nhìn từ góc độ triết học:

4

1.1 Cặp phạm trù Nguyên nhân và kết quả :

4

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

4

2. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để giải thích hiện tượng biến
đổi khí hậu.

6

2.1 Nguyên nhân biến đổi khí hậu



6

2.1.1 Về nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên)

6

2.1.2 Về nguyên nhân chủ quan (con người)

8

2.2 Hệ quả của biến đổi khí hậu

10

2.3 Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Thế giới
và Việt Nam

13

2.3.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với một số nước
trên thế giới.

13

2.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam

14

Phần III : Các giải pháp khắc phục.


16

Phần IV: Kết luận

19

Tài liệu tham khảo

21

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

1


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU
Mọi sự vật, hiện tượng trên trái đất đều vận động và phát triển theo 02
nguyên lý của phép biện chứng duy vật: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến (là
nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên
hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới) và nguyên
lý về sự phát triển (là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện
tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình ln ln vận động và phát
triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật)).

Khí hậu trái đất của chúng ta cũng khơng ngoại lệ nằm ngồi hai ngun
lý đó. Khơng chỉ hiện tại mới diễn ra q trình biến đổi khí hậu mà từ khi trái
đất được hình thành đã có q trình biến đổi, rõ rệt nhất là vào thời kỷ Phấn
trắng với sự thay đổi lạnh đột ngột của thời tiết dẫn đến sự tuyệt chủng của
khơng ít lồi sinh vật, trong đó có khủng long. Khí hậu trái đất hàng ngày, hàng
giờ đều có sự thay đổi, sự thay đổi này không phải ngẫu nhiên mà xét về nguyên
lý mối liên hệ phổ biến phải có sự ràng buộc, tác động lẫn nhau. Theo nguyên
lý sự phát triển khí hậu trái đất đang ngày càng nóng lên, sự thay đổi đó là do
sự nhận thức của chúng ta vào thế giới quan này làm cho trái đất có nhiều biến
đổi. Việc biến đổi có lợi hay có hại là nhận thức vào thế giới quan đó và cải tạo
chúng theo hướng có lợi hay có hại.
Trái Đất là ngơi nhà chung của tất cả các lồi sinh vật, trong đó có con
người. Trong q trình sống, con người ln ln có nhiều tham vọng cải thiện
cuộc sống của mình, từ đó đã cải tạo tự nhiên tạo ra của cải vật chất, khai thác
tận thu các nguồn khoáng sản (nước, than đá, dầu mỏ, quặng sắt...). Cũng chính
con người cải tạo, khai thác tự nhiên quá mức nên ngôi nhà chung của nhân
loại bị tàn phá một cách khủng khiếp”. Trái Đất - nơi nương náu và sinh trưởng
của muôn loài, hiện nay đang bị đe doạ bởi những vấn đề tồn cầu nóng bỏng
Tiểu luận Triết học Sau Đại học

2


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

đó là ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tràn lan, dân số tăng nhanh... Nhất là vấn
đề ô nhiễm môi trường, nó đang từng ngày từng giờ gióng lên những hồi chuông
báo động, cảnh tỉnh hành động của con người. Cũng bởi con người chỉ biết hối

hả khai thác giới tự nhiên mà quên đi giới hạn chịu đựng của nó đang đặt ra bao
nỗi lo đến thắt lịng.
Mơi trường đã và đang là vấn đề cấp bách của mọi thời đại, nó ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khoẻ, tương lai phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Trái đất chúng ta cũng vận động, khí hậu cũng vận động
thay đổi, nhưng tại sao khơng thay đổi theo hướng có lợi cho con người, tất cả
các loài sinh vật mà thay đổi theo hướng có hại đe doạ đến cuộc sống chúng ta?
Đó là câu hỏi đặc ra mà chúng ta phải giải quyết vấn đề theo cách nhìn của
Triết học.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có tồn tại nữa hay không khi
chúng ta đang đứng trước thực trạng cạn kiệt tài nguyên rừng bị chặt phá bừa
bãi dẫn đến bão lụt xảy ra thường xuyên, ngày càng nhiều sinh vật có tên trong
sách đỏ, lượng rác thải ra ngày càng nhiều gây ơ nhiễm khơng khí, đất, nguồn
nước, ánh sáng.. .Điều đó đặt ra cho chúng ta câu hỏi làm thế nào để đất nước
của chúng ta luôn được xanh- sạch- đẹp? Giải pháp nào để cải thiện môi trường
của nước ta hiện nay?....Mỗi chúng ta cần suy nghĩ và hành động như thế nào
để bảo vệ môi trường sống quanh chúng ta? trách nhiệm của chúng ta là gì ?
Để hiểu rõ hơn những vấn đề trên, với tầm hiểu biết của mình, em đã
chọn đề tài: “Vận dụng cặp phạm trù Nguyên nhân - kết quả để nói về vấn đề
biến đổi khí hậu đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng” với mong
muốn góp một tiếng nói riêng vào vấn đề nóng bỏng của tồn xã hội và để rèn
luyện kỹ năng nhìn nhận vấn đề dưới góc độ triết học!

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

3


HVTH: Phan Văn Tân


Tiểu luận Triết học Sau Đại học

PHẦN II – PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận chung nhìn từ góc độ triết học
1.1 Cặp phạm trù Ngun nhân và Kết quả.
Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù giữa cái
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó với Kết
quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối
quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả,
Triết học Mác-Lenin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ
này để ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là: Mối liên hệ nhân quả có
tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là khơng có sự vật, hiện tượng nào
trong thế giới vật chất lại khơng có ngun nhân. Nhưng khơng phải con người
có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa
học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và
tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải
tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong
thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người,
tách rời thế giới hiện thực.
Vì ngun nhân ln có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của
một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra
trước khi hiện tượng đó xuất hiện.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân
này có vai trị khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

4


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

động thực tiễn chủ thể cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ
bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài,
nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được
chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo
điều kiện cho ngun nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự
hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
Từ những lý luận trên, để làm rõ vấn đề hơn ta tìm hiểu cụ thể “nguyên
nhân là gì”, “Kết quả là gì”, “Thế nào là Biến đổi khí hậu”.
* Ngun nhân là gì?
Là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự
vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó.
Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm ngun nhân:
Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm:
sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi
vị trí và quy mơ của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu
chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.
Nhóm ngun nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát
từ sự khai thác sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên, thay đổi mục đích sử
dụng đất, nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà
kính khác từ các hoạt động của con người.
* Kết quả là gì?

Là những biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra .
Có rất nhiều loại nguyên nhân, một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết
quả và ngược lại. Khi xét đến mối liên hệ nhân quả cụ thể thì ngun nhân có
trước kết quả, cịn trong cả q trình gồm nhiều liên hệ nhân quả nối tiếp nhau
thì nhân và quả có thể chuyển hố vị trí cho nhau một cách biện chứng.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến khí hậu Trái Đất bị biến đổi. Từ
trường trục quay của Trái Đất cũng biến đổi, từ đó thời tiết giữa các mùa trong
năm cũng khơng cịn tn theo quy luật tự nhiên như trước đây. Xảy ra nhiều
Tiểu luận Triết học Sau Đại học

5


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

thảm hoạ thiên tai như động đất, sóng thần, mưa lớn gây ngập lụt nặng cho
nhiều thành phố lớn trên thế giới.
* Biến đổi Khí hậu Trái Đất là gì?
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập
kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình qn hay
thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến
đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên
toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách
mơi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay,
được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên tồn cầu.
Khí hậu Trái Đất đang bị biến đổi, thời tiết, mưa, bão khơng cịn theo

quy luật của mùa nằng, mùa mưa như trước đây mà ngay cả mùa nắng vẫn có
mưa và bão. Trước đây con người nghiên cứu quy luật của tự nhiên để áp dụng
trong mọi mặt đời sống hằng ngày. Con người biết thời tiết khí hậu như thế nào
để trồng và ni con gì tốt nhất. Ngay cả các tướng lĩnh các nước trên thế giới
điển hình là Trung Quốc, thời tam quốc diễn nghĩa giữa các nước đánh với nhau
phải nghiên cứu các vì sao, hướng gió như thế nào để có lợi cho ta và có hại
nhiều cho địch. Cả Việt Nam ta cũng thế, thời nhà Ngô, nhà Trần đều vận dụng
quy luật của thuỷ triều để đánh giặc và có những chiến thắng lẫy lừng trên Sông
Bạch Đằng khiến quân thù khiếp sợ.
2. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để giải thích hiện
tượng biến đổi khí hậu.
2.1 Nguyên nhân biến đổi khí hậu
2.1.1 Về nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên)
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên bao gồm thay đổi cường
độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động
núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất. Số Sunspots
Tiểu luận Triết học Sau Đại học

6


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

xuất hiện trung bình năm từ năm 1610 đến 2000. Với sự xuất hiện các Sunspots
làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là
năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất
(Nguồn: NASA).
Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng

lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ
thể là từ khi tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt
trời đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như
vậy thì sự thay đổi cường độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến
biến đổi khí hậu.
Núi lửa phun trào – Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí
quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và
tro vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu
trong nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa,
các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào khơng gian
vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
Đại dương ngày nay – Các đại dương là một thành phần chính của hệ
thống khí hậu. Dịng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh.
Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thơng qua
sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển.
Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất – Trái đất quay quanh Mặt trời với
một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ
đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ
nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói khơng ảnh hưởng
lớn đến biến đổi khí hậu.
Trái Đất chúng ta luôn vận động và xoay quanh hệ mặt trời. Từ khi hình
thành cho đến nay khí hậu, mơi trường sống của Trái Đất luôn luôn thay đổi.
Khi Trái Đất vừa được hình thành trên Trái Đất chưa có đại dương và cũng
khơng có oxy trong khí quyển. Sinh vật sơ khởi của Trái Đất chỉ là các tế bào,
Tiểu luận Triết học Sau Đại học

7


HVTH: Phan Văn Tân


Tiểu luận Triết học Sau Đại học

qua quá trình quang hợp đã tạo ra rất nhiều oxy. Từ đó dẫn đến thực vật và
động vật ra đời. Như vậy từ khi Trái Đất hình thành đến khi có thực vật và động
vật mơi trường sống ln được cải thiện và khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm,
lượng mưa, áp suất khí quyển cũng thay đổi theo.
Điển hình như thời kỳ Kỷ Băng Hà với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ,
Trái Đất trở nên lạnh đi như một quả địa cầu tuyết dẫn đến sự tuyệt chủng của
nhiều loài sinh vật do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ Trái Đất. Về nguyên
nhân của sự thay đổi nhiệt độ này đến nay cũng là một câu hỏi lớn đang đặc ra,
vì nó phụ thuộc vào nhận thức của con người vào thế giới quan ấy. Trong đó
giả thuyết giả thuyết "trục trái đất nghiêng" được đa số mọi người ủng hộ. Theo
đó, quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (và cả chính Mặt Trời quanh Ngân
Hà) đã bị thay đổi. Người ta gọi sự thay đổi này là chu kỳ Milankovitch.
Đến thời kỳ Kỷ Phấn Trắng khí hậu là rất ấm đến mức khơng có băng tại
hai địa cực. Mực nước biển cao hơn nhiều so với ngày nay và các khu vực lớn
của lớp vỏ Trái Đất đã bị các biển nông bao phủ, với khí hậu ấm áp đã tạo điều
kiện để các lồi thực vật sinh sơi nẩy nở, đặc biệt là các thực vật có hoa phát
triển thịnh vượng.
Với 02 kỷ Băng Hà và kỷ Phấn Trắng vừa nêu trên, để thấy được sự biến
đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên tác động đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mơi
trường sống của sinh vật. Có lúc thì sự ảnh hưởng của khí hậu, biến đổi của
Trái Đất theo hướng có lợi cho mơi trường sống, có lúc thì có hại cho mơi
trường sống. Với vấn đề nêu ra, để từ đó ta có cái nhìn nhận về sự vận động,
biến đổi của khí hậu trên Trái Đất này, từ đó đưa ra được ý thức đúng mà cải
tạo mơi trường sống ngày càng có lợi cho con người.
2.1.2 Về nguyên nhân chủ quan (con người)
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử
dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn ngun liệu hóa thạch

(than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí
gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Tiểu luận Triết học Sau Đại học

8


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

Trái đất chịu sự tác động mạnh mẽ của con người hàng nghìn năm qua,
các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người với số lượng
không ngừng tăng lên, nhất là từ thế kỉ 18 thời kì nhảy vọt về công nghiệp, khoa
học kĩ thuật. Cho tới ngày nay các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, không
những thế nó cịn mang lại những hậu quả hết sức nặng nề khi con người chỉ
biết khai thác mà không biết bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tất cả các
lĩnh vực: Công nghiệp, Lâm nghiệp, Giao thông vận tải và Năng lượng hạt
nhân.
Về Cơng nghiệp: Các nhà máy, xí nghiệp hàng ngày thải ra hàng tấn bụi,
khí SO2, NO2, CO... Nồng độ bụi có xu hướng tăng theo thời gian và hầu hết
đều vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần.
Về Lâm nghiệp: Những vụ chặt phá rừng, cháy rừng với quy mô lớn
cũng thải ra một lượng bụi khí và CO2 khá lớn làm biến đổi khí hậu.
Về Giao thông vận tải: Hoạt động lưu hành của các phương tiện giao
thơng hàng ngày thải vào khí quyển rất nhiều khói bụi, làm cho các thành phần
chất khí trong khí quyển thay đổi hàm lượng một cách rõ rệt.
Về Năng lượng hạt nhân: Một vụ nổ hạt nhân sẽ cho ra hàng tấn bụi khí,
số bụi khí này bay vào khí quyển làm thay đổi hàm lượng các chất có trong
khơng khí.

Tất cả mọi hoạt động của con người đều ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất.
Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếm
tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 tồn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh
trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc
và 48 lần ở Ấn Độ. Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6
tỷ tấn, bằng khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO2 tồn cầu. Trung Quốc
là nước phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ
tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada
600 triệu tấn, Vương quốc Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát
thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với
Tiểu luận Triết học Sau Đại học

9


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát
thải khí CO2 của các nước này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một
số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nước đang phát triển cũng phải
cam kết theo Công ước Biến đổi khí hậu.
Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2. Năm 2004, phát thải
98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung bình
của thế giới là 4,5 tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2
tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn,
Lào 0,2 tấn).
Như vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15
năm qua, song vẫn ở mức thấp so với trung bình tồn cầu và nhiều nước trong

khu vực. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt
233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15%
dân số thế giới, nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm 45% tổng lượng phát
thải toàn cầu; các nước châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát
thải 2%, và các nước kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7%
tổng lượng phát thải toàn cầu. Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu ra
về bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương lượng về Cơng ước khí hậu và
Nghị định thư Kyoto.
2.2 Hệ quả của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu mang theo nhiều hệ luỵ cho con người, các điều kiện
sống của con người và sinh vật bị thay đổi đáng kể trong đó có một số hiện
tượng như:
Mực nước biển dâng:
Nước biển dâng cao là do nhiệt độ trên trái đất ngày càng tăng. Nhiệt độ
tăng khiến các tảng băng tan nhanh hơn, làm mực nước biển và đại dương trên
toàn thế giới tăng theo.

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

10


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

Nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam diện tích lãnh thổ bị
thu hẹp dần, nguy cơ mất nơi sinh sống là khó tránh khỏi.
Băng tan:

Chúng ta dễ dàng nhận thấy diện tích của các dịng sơng băng trên toàn
thế giới đang dần bị thu hẹp lại. Vùng lãnh nguyên (vùng đất cao nơi cây cối
không thể sinh trưởng và phát triển) từng bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ, nay
dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của các loài
thực vật trên vùng đất này cũng đã xuất hiện.
Nắng nóng:
Trong 50 năm trở lại đây, tần suất xảy ra các đợt nắng nóng đã tăng từ
2- 4 lần. Nhiều khả năng trong 40 năm tới, số lượng các đợt nắng nóng sẽ tăng
100 lần.
Theo các chuyên gia, nắng nóng sẽ làm tăng số vụ cháy rừng, các loại
bệnh dịch, và mức nhiệt độ trung bình trên hành tinh trong tương lai cũng sẽ
tăng theo.
Bão và lũ lụt:
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn
bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi.
Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. Chính mức
nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh
hoàng.
Hạn hán:
Khi một số nơi trên thế giới đang phải hứng chịu cảnh ngập lụt do mực
nước biển dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác, hạn hán lại đang hồnh hành.
Các chun gia ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí
hậu ngày càng ấm hơn.
Hạn hán xảy ra thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảm
chất lượng các sản phẩm nơng nghiệp, khiến nguồn cung ứng lương thực tồn
cầu trở nên bấp bênh.
Tiểu luận Triết học Sau Đại học

11



HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

Hiện nay Ấn Độ, Pakistan và vùng cận Sahara thuộc châu Phi đang phải
hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng. Giới khoa học dự báo lượng mưa tại
các khu vực trên sẽ tiếp tục giảm trong những thập kỷ tới. Hội đồng liên chính
phủ về biến đổi khí hậu tại châu Phi cho rằng, tới năm 2020, sẽ có 75 – 250
triệu dân châu Phi khơng có nước sử dụng, và sản lượng nông nghiệp của châu
lục này cũng sẽ giảm 50%
Dịch bệnh:
Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối
đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là mơi trường sống lý tưởng cho
các lồi muỗi, những lồi ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát
triển mạnh.
Thiệt hại kinh tế:
Bão lụt cùng với những tổn thất trong ngành nông nghiệp đã gây thiệt
hại hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần một lượng tiền lớn để
xử lý và kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.
Năm 2005, cơn bão lịch sử đã đổ bộ vào Louisiana, khiến mức thu nhập
của người dân nơi đây giảm 15% trong những tháng sau cơn bão, và thiệt hại
về tài sản ước tính khoảng 135 tỷ USD.
Trong khi người dân phải đối phó với giá lương thực và nhiên liệu tăng
cao, thì các chính phủ cũng đang phải chịu sụt giảm doanh thu từ ngành du lịch,
giảm lợi nhuận công nghiệp. Ngược lại, nhu cầu năng lượng, lương thực, nước
sạch, chi phí cho hoạt động dọn dẹp sau thảm họa lại luôn tăng cao, kèm theo
những bất ổn vùng biên giới.
Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Mơi trường và phát triển tồn cầu tại
Đại học Tufts, Mỹ, chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tới năm 2100

sẽ đạt 20 ngàn tỷ USD.
Giảm đa dạng sinh học:

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

12


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

Nhiệt độ gia tăng đã đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy giảm số lượng
hoặc tuyệt chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ 1,1ºC – 6,4ºC, 30% lồi
động thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050.
Nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng là do mơi trường sống của các lồi
động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước
trên các đại dương ngày càng ấm hơn, trong khi đó, nhiều lồi khơng thể thích
ứng kịp thời với những biến đổi trên.
Con người cũng không thể thốt khỏi những tác động của biến đổi khí
hậu. Sa mạc hóa và mực nước biển tăng đe dọa trực tiếp môi trường sống của
con người. Khi thực vật và động vật giảm dần số lượng, nguồn cung cấp thực
phẩm, nhiên liệu và cả thu nhập của con người cũng sẽ giảm theo.
Hủy diệt hệ sinh thái:
Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng
nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước
ngọt, khơng khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.
Dưới tác động của nhiệt độ, khơng khí và băng tan, số lượng các rạn san
hơ ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và
dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy

rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương
2.3 Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Thế giới và Việt
Nam
2.3.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với một số nước trên thế giới.
Với những biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều thảm hoạ điển hình như hàng
loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng
250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và
Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ
dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, cịn các nước Tây Âu thì đang bị đe
dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những
đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung
Tiểu luận Triết học Sau Đại học

13


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong
nhiều thập kỷ qua.
Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận
bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã
tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại
Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc xốy cường độ mạnh tăng gấp đơi,
trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ
Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225 000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn
bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn
người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD, và gần đây nhất siêu bão Nargis

đánh vào Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính
theo số lượng người thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 người và
đẩy hơn một triệu người vào cảnh khơng nhà cửa. Tính ra, thiên tai đã cướp đi
mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200
tỷ USD, biến nó thành một trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử lồi
người tính theo tổn thất thiên tai về người và của. Diễn biến mới nhất của thiên
tai là trận cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá khô hạn vừa xãy ra ở nước
Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị thương hơn 500 người
cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất. Một nghiên cứu với xác suất lên tới
90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm
2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.
2.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam
Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn
hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta.
Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng
nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng
1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sơng Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng
sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân.
Tiểu luận Triết học Sau Đại học

14


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

Thời tiết bất thường khắp cả nước: các năm gần đây thời tiết ngày càng
gay gắt, diễn ra bất thường trên khắp cả nước, không phân biệt mùa vụ, không

theo quy luật tự nhiên. Cụ thể với mùa khô 2016, nhiều nơi ở miền Nam và
miền Trung khô hạn do lượng mưa thiếu hụt từ 30 - 40%, lượng dòng chảy trên
các sơng nhỏ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn đến sớm hơn 1 tháng ở các vùng
cửa sông miền Trung và đặc biệt ở ĐBSCL, nhiều nơi mặn đã vào sâu 80 - 100
km hoặc hơn, bà con nông dân điêu đứng vì hạn mặn, thiếu nguồn nước ngọt
cho sinh hoạt và sản xuất rất nghiêm trọng.
Ở miền Trung mưa lũ đến muộn nhưng lại dồn dập, lũ chồng lũ kéo dài
nhiều ngày vào những tháng cuối năm 2016, gây thiệt hại lớn về tài sản và
người. Miền Bắc đợt rét đầu tiên đến sớm so với bình thường, tuy nhiên người
dân lại ít cảm nhận được khơng khí lạnh của mùa đông, do xen kẽ các đợt lạnh
lại có những ngày nhiệt độ khá cao gây tiết trời oi nóng.
Trong mùa khơ 2016 – 2017, Nam Bộ cũng như TPHCM đã xuất hiện
một số trận mưa trái mùa với lượng lớn, số ngày xuất hiện mưa và tổng lượng
mưa các tháng trong mùa khơ cũng vượt trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Mưa trái mùa gây thiệt hại cho sản xuất vụ đông xuân cũng như hoa màu cây
trái. Theo chun gia dự báo khí tượng, có nhiều nguyên nhân, trong đó phần
lớn do BĐKH đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên. Chuyên gia dự báo khí
tượng cho biết, hiện nay thời tiết đang ở giai đoạn trung tính và có xu hướng
nhích sang El Nino (thường gắn với hiện tượng khô hạn) nên mùa mưa ở Nam
Bộ đã đến sớm hơn trung bình nhiều năm.

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

15


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học


PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Vấn đề khắc phục biến đổi khí hậu khơng phải do một người, một quốc
gia thực hiện mà phải có sự chung sức của tồn thể nhân loại, trong đó chú
trọng một số vấn đề sau:
1. Nâng cao tình yêu thiên nhiên đất nước của con người.
Yếu tố con người là quan trọng nhất trong việc nhìn nhận cải tạo thiên
nhiên, và cũng là nhân tố quan trọng trong việc khắc phục biến đổi của khí hậu.
Do đó phải nâng cao nhận thức, ý thức con người về hành tinh xanh mà ta đang
sống. Việc nâng cao nhận thức, ý thức đó bắt nguồn từ những việc làm rất nhỏ
là tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu thương những người đã sinh ra ta, đến
yêu thương quý trọng những gì đã cho ta sự sống. Chính những tình u thương
này sẽ làm cho con người cân nhắc mỗi khi hành động khai thác, tác động vào
mơi trường đã ni dưỡng sự sống của mình.
2. Chặn đứng nạn phá rừng và tích cực trồng rừng
Mỗi quốc gia phải đặt việc bảo vệ rừng là trên hết. Tích cực trồng rừng
và bảo vệ rừng. Vì rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, chứng rừng đã tạo ra cho
con người bầu khí quyển trong lành, cung cấp khí ơ xy để con người sống. Cũng
chính rừng đã tích và giữ nước, hạn chế xảy ra xói mịn, lũ lụt vì rừng đã giữ
lại một lượng nước mưa đáng kể ở đầu nguồn và từ từ trả lại cho tự nhiên thơng
qua các con suối, dịng sơng rồi chảy ra biển. Quá trình trả lại nước theo quy
luật tự nhiên một cách từ từ không nhảy vột nên không thể xảy ra việc ngập lụt,
sạt lở núi như hiện nay.
3. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Một trong những giải pháp khả thi nhất là hạn chế đốt than, dầu và khí
thiên nhiên. Hiện nay, dầu là nhiên liệu phổ biến và cũng từ dầu người ta sản
xuất ra nhiều sản phẩm khác, còn than lại được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết
các quốc gia, chủ yếu là để sản xuất điện. Theo các chuyên gia Năng lượng Mỹ,
cho tới thời điểm hiện nay chưa có một giải pháp hồn hảo nào để thay thế
nhiên liệu hóa thạch mặc dù đây là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Bởi
Tiểu luận Triết học Sau Đại học


16


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

vậy, sớm hay muộn con người cũng sẽ phải tìm ra nguồn nhiên liệu khác thay
thế như nhiên liệu sinh học, điện nguyên tử hay các nguồn năng lượng khác.
4. Cải tạo, nâng cấp hạ tầng
Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây
hiệu ứng nhà kính trên quy mơ tồn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải
tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các
cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà "môi trường"... sẽ tiết kiệm được rất
nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải. Ngồi ra, các cơng trình giao
thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng. Đường tốt không chỉ
giảm nhiên liệu cho xe cộ mà cịn giảm cả lượng khí phát tán độc hại hoặc sử
dụng các loại lị đốt trong cơng nghiệp (như lị khí hóa than, lị dùng trong sản
xuất xi măng) cũng sẽ giảm được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
5. Giảm tiêu thụ
Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm giảm chi tiêu, điều
này không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà nó cịn có tác dụng làm
giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ví dụ như giảm dùng các loại bao
gói sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất lẫn phí tái chế. Một trong những vấn
đề bức xúc hiện nay là sử dụng quá nhiều các loại bao gói có nguồn gốc từ nhựa
plastic đã gây nên hiệu ứng "ô nhiễm trắng"...
6. Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả
Đây là phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhưng đứng về
mặt mơi trường lại có ý nghĩa khác. Theo đó, người ta đã khuyến khích việc

canh tác hữu cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả khơng dùng phân hóa học,
thuốc trừ sâu. Việc lựa chọn thực phẩm để cân bằng dưỡng chất, ngon miệng
lại mang tính mơi trường quả là khơng đơn giản, trong khi đó các hãng sản xuất
lại thi nhau quảng cáo nên đã làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Ngoài
ra việc ăn quá nhiều thịt cũng khơng tốt cho cơ thể, trong khi đó riêng ngành
chăn nuôi cũng là nơi sản xuất ra các loại gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất.
8. Tiết kiệm điện
Tiểu luận Triết học Sau Đại học

17


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

Một trong những giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường là tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm
điện như bóng đèn compact, các loại pin nạp. Theo các Bộ Môi trường Mỹ, ở
quốc gia này mỗi gia đình chỉ cần thay một bóng đèn dây tóc chiếu sáng bằng
bóng compact thì cả nước sẽ tiết kiệm được lượng điện dùng cho 3 triệu gia
đình khác.
9. Khai phá những nguồn năng lượng mới
Việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay thế nhiên liệu hóa thạch là
thách thức lớn nhất của con người trong thế kỷ 21. Một số nguồn năng lượng
ứng viên sáng giá là ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước,
năng lượng nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và
nhiên liệu sinh học...
10. Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất
Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như

quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời... nhằm
giảm hiệu ứng nhà kính. Ngồi các giải pháp này, các nhà khoa học cịn tính
đến kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào khơng khí để nó thực hiện q trình
làm lạnh bầu khí quyển như quá trình phun nhan thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt
hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ
vỏ trái đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng mặt trời, tạo
ra các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây
trồng hấp thụ nhiều CO2 hơn...

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

18


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

Phần IV - KẾT LUẬN .
Theo định luật nhân quả, các hậu quả của biến đổi khí hậu cho Trái Đất
chúng ta cũng xuất phát phần lớn là do việc cải tạo tự nhiên của con người quá
mức, chúng ta đã vấn kiệt sức sống của tự nhiên. Thì theo quy luật nhân quả tự
nhiên sẽ trả lại cho con người những gì mà con người gây ra với tự nhiên. Từ
những nguyên nhân và kết quả của biến đổi khí hậu đã nêu để từ đó chúng ta
có cách nhìn nhận đúng bản chất sự việc và đưa ra một số giải pháp đúng để
cải tạo, khai thức tự nhiên sau cho yếu tố tự nhiên và con người là hài hoà nhất
theo nguyên tắc “để tạo ra nền nhà thì phải lấy đất đi và để lại một cái vũng,
cái vũng này là nơi chứa nước tự nhiên chứ khơng thể cưỡng bức làm nền nhà
hết thì nước thốt đi đâu”? Phải tìm cách sống hài hố với tự nhiên chứ không
phải tiềm cách chống lại tự nhiên.

“ Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có giữ mãi màu xanh ngát,
có sạch đẹp mãi được khơng? Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc
vào bạn mà thơi”.
Thật vậy, tổ quốc Việt Nam ta có xanh, có sạch, có đẹp mãi được khơng
tuỳ thuộc vào chính chúng ta. Vì mọi hành động của con người đều tác động
vào giới tự nhiên và môi trường cũng như con người không thể sống mà tách
rời tự nhiên. Vậy mà, hiểm hoạ sinh thái đang đe doạ toàn bộ sự sống của mọi
quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, hiểm hoạ này liệu có ngăn chặn và
giải quyết được hay không ? chúng ta hãy cùng suy nghĩ ! Tất cả chúng ta hãy
bắt đầu khi chưa quá muộn, hãy cùng nhau chung sức bảo vệ môi trường để
giang sơn gấm vóc hình chữ S với rừng vàng biển bạc mà cha ông đã để lại
ngày càng tươi đẹp....Hãy làm cho mọi người hiểu bất kì một hành vi thiếu ý
thức nào của con người cũng dễ dàng làm tổn hại đến cái nơi thiêng liêng cuả
chính mình. Chúng ta khơng thể khơng nghĩ đến thế hệ con cháu chúng ta. Hãy
để lại cho chúng không phải là sa mạc, một đất nước bị tàn phá với những
mảnh đất khô cằn, ô nhiễm nặng nề... mà là những cánh đồng màu mỡ, những
Tiểu luận Triết học Sau Đại học

19


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

khu rừng được phủ xanh cùng với những tiếng gầm, gừ của hổ báo, chim muông
...
Chúng ta là sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước cần có trách nhiệm
tuyên truyền, phổ biến cho mọi người hiểu rõ nguy cơ hiểm hoạ của ô nhiễm
môi trường, động viên những việc làm có ích tới mơi trường, hãy nhớ tới môi

trường từ những việc làm nhỏ nhất, hãy biết trân trọng và bảo vệ mơi trường vì
chúng ta là thế hệ tiếp nối .

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

20


HVTH: Phan Văn Tân

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Triết học Mac Lênin (giáo trình của trường ĐHQL & KD HN).
Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Bộ
giáo dục và Đào tạo, nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2014.
Kĩ năng thuyết trình và xử lí văn bản (giáo trình của trường ĐHQL &
KD HN )
Báo Khoa học- Cơng nghệ Môi trường ra tháng 12/2003 trang 12-13
Nguồn tài liệu tham khảo trên Wikipedia tiếng Việt
Cùng với nhiều báo, tài liệu tham khảo khác...

Tiểu luận Triết học Sau Đại học

21



×