Tải bản đầy đủ (.pdf) (236 trang)

Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 236 trang )

Chương 4

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI
4.1. Tổng quan về phát triển doanh nghiệp trong đại học trên thế giới
Phát triển doanh nghiệp và mô hình hoạt động trong các trường
đại học theo hướng “đại học doanh nghiệp” đã được đề cập và quan
tâm nhiều hơn trong hàng chục thập kỷ qua tại nhiều quốc gia trên thế
giới. Trong thực tiễn, ý tưởng liên kết giữa đại học - doanh nghiệp, coi
trường đại học có sứ mệnh hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp đã
được đề xướng kể từ đầu thế kỷ 19 bởi nhà triết học người Đức
Willhelm Humboldt. Năm 1810, ông sáng lập Trường Đại học Berlin
với điểm khác biệt so với các trường đại học khi đó là chuyển trọng
tâm sang nghiên cứu, đặc biệt phát triển các lĩnh vực công nghệ phục
vụ cho mục đích dân sự và mục đích quân sự (Đinh Văn Toàn, 2016)1.
Bàn luận về phát triển doanh nghiệp nói chung và trong các
trường đại học nói riêng, cho đến nay cịn có sự tập trung vào phát
triển doanh nghiệp trong các điều kiện có sẵn của tổ chức chứ không
chỉ là việc tạo ra các doanh nghiệp mới. Do vậy, PTDN cịn nói về q
trình khởi nghiệp kinh doanh - tức là các thời kỳ gieo hạt, khởi động,
phát triển của các doanh nghiệp (Reynolds, 2000; Reynolds và cộng
sự, 2001)2. Đặc biệt là đối với các trường ĐH, nơi mà các điều kiện
1

2

Đinh Văn Toàn (2016), “Hợp tác đại học – doanh nghiệp trên thế giới và một số
gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Kinh tế và kinh doanh,
Vol. 32, số 4, 2016, tr. 32-44.
Reynolds, P.D. và các cộng sự (2000, 2001), “Global Entreprenuership Monitor
Executive Report, Bsiness Council for the United Nations”, />doc/groups/public/documents/un/unpan002481.pdf.




PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...

118

cho khởi nghiệp và yếu tố nền tảng cho PTDN đang ngày càng có
triển vọng và thuận lợi.
Ngồi một số quốc gia tiêu biểu có hoạt động PTDN trong trường
ĐH mạnh mẽ như Mỹ, Anh, một số quốc gia ở châu Âu và châu Á
cũng đã thành lập các cơng ty do nhà trường sở hữu một phần hoặc
tồn bộ để đầu tư nghiên cứu, thí nghiệm, sản xuất thử và thương mại
hóa kết quả, sản phẩm KHCN (Đinh Văn Tồn, 2016)1. Mỗi quốc gia
này đều có những chính sách hỗ trợ và các cơ chế khác nhau nhưng
đều nhằm mục tiêu thúc đẩy sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp
trong trường đại học.

4.1.1. Phát triển doanh nghiệp trong đại học tại các quốc gia châu Âu
Vương Quốc Anh:
Tại Vương quốc Anh, ở nhiều CSGDĐH danh tiếng thế giới như:
ĐH Oxford, ĐH Cambridge, ĐH London Metropolitan, ĐH Birmingham,
ĐH Manchester, ĐH Cardiff, Trường Kinh doanh London... đều có
các doanh nghiệp bên trong hoặc liên kết để giúp các đại học thực
hiện tốt các nhiệm vụ của mình.
Trong giai đoạn từ 1997 đến 2000, trung bình có 95 doanh nghiệp
Spin-offs được hình thành. Con số này là 248 vào năm 2001 nhưng
sau đó có sự giảm nhẹ khoảng 2% từ đó cho đến năm 2006. Trong giai
đoạn 2001 – 2006, số lượng các bằng sáng chế tăng 130% và số các
thỏa thuận cấp giấy phép tăng 271%, trong đó đã có 26 doanh nghiệp
Spin-offs tham gia thị trường chứng khốn bằng cách chào bán cổ

phần ra cơng chúng (IPO) tạo ra hiện tượng nổi bật trên thị trường
chứng khoán với tổng giá trị của doanh nghiệp vượt qua con số 1,3 tỷ
Bảng Anh. Bảng 4.1 sau đây sẽ cho thấy xu hướng phát triển doanh
nghiệp trong đại học tại Anh giai đoạn 1997 - 2006.
1

Đinh Văn Toàn (2016), “Hợp tác đại học – doanh nghiệp trên thế giới và một số
gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Kinh tế và kinh doanh,
Vol. 32, số 4, 2016, tr. 32-44.


Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

119

Bảng 4.1: Phát triển doanh nghiệp trong đại học tại Vương quốc Anh
1997 2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006


Số công ty Spin-offs

380

248

213

197

161

148

187

Số bằng sáng chế

N/A

250

198

377

463

711


576

Số thỏa thuận cấp
giấy phép

N/A

728

615

758

2,256

2,099

2,699

Số IPO của cácSpin-offs

N/A

N/A

1

1

10


10

4

Giá trị IPO (triệu Bảng)

N/A

N/A

N/A

214

604

204

246

(Nguồn: Wright và cộng sự, 20091)

Theo thống kê từ Hội đồng Tài trợ giáo dục đại học Anh Quốc
(HEFCE), các trường đại học đã đóng góp 3,3 tỉ Bảng Anh (khoảng
5,6 tỉ USD tại thời điểm thống kê) cho nền kinh tế của quốc gia này
trong năm 2010-2011, trong đó lợi nhuận từ các cơng ty Spin-offs
(năm 2010 có gần 1.300 cơng ty) mới thành lập là 2,1 tỉ Bảng Anh
(tương đương 3,5 tỉ USD) và tạo ra 18.000 việc làm. Tính trung bình,
cứ mỗi 24 triệu Bảng Anh đầu tư có khả năng tạo ra một công ty Spinoffs trong các năm này.

Lawton Smith và Ho (2006)2 khi phân tích kết quả hoạt động của
các cơng ty Spin-offs tại Anh đã chỉ ra rằng sự phát triển nhanh chóng
số lượng các cơng ty này là do sự thay đổi trong chính sách của chính
phủ. Một trong những thay đổi có tác động lớn đến các trường đại học
là sự thay đổi về chính sách tài trợ chi phí hoạt động thường xun,
phi tập trung hóa trong nhà trường, đồng thời thúc đẩy chuyển giao
1

2

Wright M., Piva E., Mosey S., Lockett A. (2009), “Academic Entrepreneurship and
Business Schools”, Journal of Technology Transfer, Vol. 34, pp. 560 – 587.
Smith, H.L. và Ho, K. (2016), “Measuring the performance of Oxford University,
Oxford Brookes University and the government laboratories' spin-off companies”,
Science Direct.


120

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...

quyền sáng chế. Về cơ bản, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như
HEFCE tài trợ cho các chi phí hoạt động chủ yếu của các trường đại
học, nhưng thúc đẩy sự thành lập các doanh nghiệp trong trường đại
học. Sự thúc đẩy mạnh mẽ này nhờ việc ban hành Đạo luật về Sở hữu
sáng chế vào năm 1997 của Chính phủ Anh. Theo đó, cho phép quyền
sở hữu các phát minh/sáng chế của người lao động trong công ty sẽ
thuộc về chủ sở hữu công ty khi trong hợp đồng có ghi điều khoản
này. Như vậy, việc tạo ra các cơng ty Spin-offs đã được phi tập trung
hóa và các trường đại học được chủ động đàm phán với người lao

động khi thành lập doanh nghiệp về vấn đề sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, Chính phủ Anh cũng có những sáng kiến để thúc
đẩy sự phát triển doanh nghiệp trong trường đại học. Chẳng hạn như
năm 1998, một quỹ được gọi là Quỹ “Thử thách Đại học” (UCF) đã
được thành lập để thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu cơ bản và đầu
tư của khu vực tư nhân, đặc biệt thông qua việc tài trợ cho thực hiện
các nghiên cứu kiểm chứng khái niệm và phát triển mẫu sản phẩm để
sau đó khuyến khích các quỹ tư nhân tiếp tục đầu tư (Wright và cộng
sự, 2004)1. Năm 1999, Tổ chức “Thử thách doanh nghiệp khoa học”
(SEC) được thành lập để tài trợ cho các giảng viên đại học và hỗ trợ
cho việc hình thành một mạng lưới các trung tâm tại các trường đại
học. Các tài trợ tập trung vào việc kết nối các hoạt động giảng dạy,
thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, phát triển doanh nghiệp trong
lĩnh vực khoa học công nghệ. Các mục tiêu chủ yếu củaviệc vận hành
SEC là giúp các nhà khoa học, các kỹ sư ở mọi cấp bậc trình độ, bao
gồm cả sinh viên hình thành ý tưởng mong muốn tạo lập cơng ty Spinoffs. Quỹ SEC cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối những
người khởi nghiệp tiềm năng với các quỹ ươm mầm, các nhà đầu tư
mạo hiểm, các quỹ “chắp cánh doanh nghiệp” hay các công viên khoa
học, đồng thời tạo lập mối liên kết với các ngành công nghiệp thông
qua cơ chế tư vấn, tài trợ các cuộc thi lập kế hoạch kinh doanh,
1

Wright M., Birley S., Mosey S. (2004), “Entrepreneurship and University Technology
Transfer”, Journal of Technology Transfer, 29, 235–246.


Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

121


các hội thảo, v.v. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp các trường đại
học còn thành lập các văn phịng chuyển giao cơng nghệ - OTT
(Wright và cộng sự, 2004)1.
Thành lập vào năm 2000, Quỹ Sáng tạo trong giáo dục đại học
(HEIF) của Anh cung cấp các nguồn tài trợ sự phát triển của các văn
phòng liên kết trường đại học với ngành công nghiệp, thúc đẩy thương
mại hóa các kết quả nghiên cứu, hỗ trợ ươm mầm doanh nghiệp và
cung cấp tư vấn về kinh doanh. Trong giai đoạn 2004 - 2006, quỹ này
đã thống nhất các sáng kiến của SEC và UCF để giải quyết các vấn đề
liên quan đến phát triển đại học trong doanh nghiệp và kết quả là rất
nhiều OTT ra đời.
Trong năm 2005, Chương trình Học giả Medici được triển khai
nhằm phát triển mối liên kết giữa các nhà khoa học và doanh nhân
(những người mà vốn trước đây không nói cùng một ngơn ngữ). Sáng
kiến này cung cấp việc trao đổi 50 học giả mỗi năm giữa 5 CSGDĐH
trong thời gian từ tháng 9 năm 2002 đến tháng 9 năm 2004 để tăng
cường việc thương mại hóa các nghiên cứu về dược - sinh học tại 5
trường đại học này. Cơ chế này đã giúp khắc phục hạn chế vốn có là
sự thiếu hụt kỹ năng của các OTT tại các trường đại học do việc thiếu
các hoạt động huấn luyện chuyên sâu. Cơ thế hoạt động này cũng đã
cung cấp một phương pháp hình thành cầu nối giữa giới thương mại,
giới hàn lâm và giới công nghiệp, qua đó việc tập huấn chuyên sâu
cho các nhà khoa học được thực hiện.
Nước Đức:
Tại Đức, sự tham gia của các trường đại học cũng đóng vai trị quan
trọng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Trường hợp khu tự trị
Bavaria là một ví dụ điển hình. Khu tự trị Bavaria là Bang lớn nhất trong
số 16 bang của Đức với diện tích 70.549 km2 và hơn 12 triệu dân

1


Wright M., Birley S., Mosey S. (2004), “Entrepreneurship and University Technology
Transfer”, Journal of Technology Transfer, 29, 235–246.


122

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...

(chiếm 15% tổng dân số nước Đức). Bavaria là một khu vực nông
thôn nổi tiếng với các sản phẩm truyền thống và các điểm du lịch như
bia Bavarian, quần sooc da truyền thống, Oktoberfest ở Munich, lâu
đài Neuschwanstein, và dãy núi Alps. Cho đến những năm 1960,
Bavaria vẫn là một bang thuần kinh tế nông nghiệp và phụ thuộc vào
sự viện trợ ngân sách của chính phủ và tỷ lệ thất nghiệp ln cao hơn
tỷ lệ trung bình chung của cả nước. Nhưng sau đó Bavaria đã chuyển
mình thành một trong những bang có nền kinh tế phát triển nhất nước
Đức. Câu chuyện thành công của Bravia bắt đầu từ thời kỳ hậu chiến
ở Đức.
Do đặc trưng của vùng Bavaria là thiếu cơ sở vật chất để phát
triển công nghiệp, điều này lại trở thành lợi thế của Bavaria sau Chiến
tranh thế giới thứ 2 để phát triển các ngành công nghiệp mới. Một
chiến lược quan trọng trong sự phát triển kinh tế tại Bavaria là hướng
đi tập trung vào công nghiệp hạt nhân, vũ trụ và hàng không. Năm
1957, lò phản ứng hạt nhân đầu tiên (FRM I) được đưa vào hoạt động
tại Trường Đại học Công nghệ Munich (TUM), sau đó vào năm 2004
được thay thế bằng lị phản ứng số 2 (FRM II). Chính quyền Bavaria
đã phát triển một cụm công nghệ và nghiên cứu trong vành đai lò phản
ứng này, thu hút và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin,
khoa học vật liệu, dược phẩm. Mạng lưới hơn 100 các doanh nghiệp

nhỏ và vừa (SMEs) trong vùng tập trung sản xuất radio và hệ thống
rada, máy bay và phi cơ. Hiện nay, Bavaria đã phát triển một loạt các
đơn vị nghiên cứu và ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
sinh học gần Munich và Regensburg.
Theo nghiên cứu của Hulsbeck và Lehmann, chính quyền khu tự
trị Bavaria đã có những chính sách riêng để thu hút các doanh nhân từ
vùng Trung và Tây Đức đến mở trụ sở tại đây. Bên cạnh việc sử dụng
các nhân tài trong vùng, chính quyền Bavaria còn tận dụng mạng lưới
quan hệ cá nhân của các chuyên gia để thu hút các doanh nghiệp. Theo
đó, một đặc trưng của Bavaria là có mạng lưới quan hệ rất chặt chẽ
giữa chính trị gia – doanh nhân – nhà nghiên cứu. Một đặc điểm của


Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

123

vùng Bavaria là sự phân tán về mặt địa lý của các SMEs dẫn đến
những hạn chế trong đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ. Do
vậy, chính quyền Bavaria đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách
phân bổ ngân sách hỗ trợ cho các vùng phát triển kém hơn. Như vậy,
thay vì phương pháp phân bổ bình qn thì chính sách ưu tiên phát
triển theo vùng đã thúc đẩy sự tích tụ và phát triển các cụm công
nghiệp và đổi mới sáng tạo với cơ sở hạ tầng nghiên cứu gồm:
26 trường đại học, viện nghiên cứu; 3 tổ chức nghiên cứu quy mô lớn;
12 trung tâm nghiên cứu cơ bản và 13 trung tâm nghiên cứu ứng dụng.
Xét về các hoạt động hỗ trợ PTDN nói chung, Bavaria cịn tổ
chức các cuộc triển lãm công nghệ cao, nhiều hoạt động tham quan
thương mại quốc tế dành cho doanh nhân hoặc các đoàn đại biểu gồm
cả doanh nhân và chính trị gia. Những chính sách của chính quyền

Bavaria cùng với những hoạt động này đã khai thác được thế mạnh
vốn có là các mối quan hệ giữa chính quyền, các chính trị gia với các
doanh nghiệp và trường đại học để phát triển mạng lưới đổi mới sáng
tạo. Theo đó, các hoạt động chuyển giao công nghệ từ trường đại học
sang các doanh nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự phát
triển mạnh các doanh nghiệp.
Một yếu tố then chốt trong sự thành cơng của Bavaria phải kể đến
sự sẵn có và chất lượng của nguồn nhân lực địa phương trong bối cảnh
cạnh tranh trong khu vực của các ngành công nghiệp đổi mới sáng tạo.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, chính quyền Bavaria đã
tích hợp các bước đi cụ thể vào chính sách PTDN chung trong đó
trước hết là vai trò của các ĐH. Trước tiên, kế hoạch tổng thể phát
triển các trường đại học được điều chỉnh hướng đến mục tiêu của
chính sách PTDN trong vùng. Theo đó, chính quyền Bavaria khuyến
khích sự phát triển các trường ĐH khoa học ứng dụng để đáp ứng nhu
cầu của các ngành cơng nghiệp. Ngồi ra, chính quyền địa phương cịn
ưu tiên hỗ trợ các chương trình trao đổi nhà khoa học trẻ. Trong giai
đoạn này, có hơn 200 dự án nghiên cứu và lượt trao đổi học giả đã
được tài trợ cho các trường đại học. Trong vòng 20 năm, kể từ tháng 8


124

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...

năm 1998 đến nay, đã có hơn 200 chương trình đào tạo đại học và
thạc sĩ đã được triển khai kèm theo các chương trình bổ sung trình độ
ngoại ngữ để thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc tế của các nhà khoa
học được đào tạo tại Bavaria.
Ngoài ra, chính quyền Bavaria cịn triển khai chương trình “Mạng

lưới tinh hoa Bavaria” để thúc đẩy và giúp các nhà khoa học trẻ có
năng lực tốt hơn cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học tương lai của họ.
Thơng qua chương trình này, có hơn 20 các khóa học tinh hoa và 10
nhóm nghiên cứu quốc tế đã được thành lập. Cũng trong các chính
sách PTDN của chính quyền Bavaria, Phịng Thương mại công nghiệp
đã phối hợp với các trường đại học trong nỗ lực hỗ trợ các SMEs nâng
cao chất lượng nhân lực thông qua việc tổ chức mạng lưới đào tạo
trong toàn vùng và cung cấp các trang thiết bị đào tạo. Sáng kiến
Bayern thành lập một chi nhánh đặc biệt để đảm bảo việc triển khai
đồng bộ hệ thống chương trình đào tạo trong tồn Bang. Điều này đã
tạo ra sự hấp dẫn của Bavaria với các nhà đầu tư bên ngoài và thúc
đẩy sự phát triển của các SMEs trong vùng.
Hiện nay, Bavaria đang được thừa hưởng những thành quả từ
chính sách PTDN của mình. Trong giai đoạn 10 năm từ 1994-2004,
GDP thực đã tăng 21.3%. Đến năm 2004, Bavaria đã trở thành một
trong 6 khu vực có sức mạnh kinh tế lớn nhất trong khối EU, chỉ sau
Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha và Hà Lan. Riêng về hoạt động PTDN,
Bavaria có tỷ lệ khởi nghiệp cao nhất ở Đức (11.9%). Chỉ số xuất
khẩu là 44.9% (so với năm 1994 là 31.9%). Kim ngạch xuất khẩu sang
các quốc gia EU tăng 279% so với năm 1994. Tỷ lệ thất nghiệp thấp ở
mức 6.9%, trong đó tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chỉ ở mức 7.3%, thấp
thứ nhì trong khối EU.
Có thể nói, hoạt động PTDN trong trường hợp đặc thù là khu tự
trị Bavaria nói riêng nhưng đã phản ánh chính sách chung của nước
Đức trong việc củng cố mối quan hệ chính phủ - nhà trường - doanh
nghiệp, từ đó thúc đẩy mơ hình PTDN doanh nghiệp trong nhà trường.


Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI


125

Chính sách PTDN tập trung, có trọng điểm đã làm nên thành công của
khu tự trị Bavaria và sự phát triển của mơ hình hợp tác đại học - doanh
nghiệp và PTDN trong đại học ở nước Đức.
Hà Lan:
Trước thập niên 70, hệ thống giáo dục đại học của Hà Lan hầu
như khơng có mối liên hệ với các ngành cơng nghiệp. Chính phủ
khơng xác định nhiệm vụ của các trường đại học là phải chuyển giao
công nghệ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, các nghiên cứu khoa học
đóng góp rất ít cho nền kinh tế (Leisyte, 2011)1. Tuy nhiên, bắt đầu từ
năm 1979, quan điểm của chính phủ và các trường đại học bắt đầu
thay đổi. Sách Trắng về nghiên cứu khoa học trong các trường đại học
(gọi tắt là BUOZ) ra đời năm 1979 là dấu mốc quan trọng mở ra thời
kỳ mới cho sự phát triển của các trường đại học theo xu hướng gắn kết
chặt chẽ hơn với khu vực kinh doanh.
Hoạt động PTDN trong các CSGDĐH tại quốc gia này diễn ra
chủ yếu dưới hình thức các cơng ty Spin-offs do các CSGDĐH và
Viện Nghiên cứu công (PRO) thành lập. Các công ty Spin-offs này
chính là nơi chuyển giao cơng nghệ của các đơn vị nghiên cứu cơng
và các CSGDĐH. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1981 đến 1998, tổng
số bản quyền sáng chế được chuyển giao từ các trường đại học và viện
nghiên cứu công lập sang các công ty đã tăng nhanh chóng, từ con số
4 vào năm 1981 đến con số 80 năm 1998. Tính đến năm 2001, có 64
bản quyền sáng chế được chuyển giao từ trường ĐH và 103 bản quyền
sáng chế từ các viện nghiên cứu cơng lập. Số cơng ty Spin-offs tính

1

Leisyte L. (2011), “University commercialization policies and their implementation

in the Netherlands and the United States”, Journal Science and public policy,
Volume 38 (6), p. 437-448,
/>

126

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...

trung bình trên 1 trường ĐH là 1.07 và tính trên 1 viện nghiên cứu là
0.67 (Bekkers và cộng sự, 2006)1.
Một trong những yếu tố tạo nên quá trình PTDN sôi động trong
hệ thống giáo dục đại học tại Hà Lan là các chính sách của chính phủ.
Luật về sáng chế của Hà Lan đã quy định quyền sở hữu sáng chế
thuộc về các trường ĐH nghiên cứu ra nó, trừ phi các bên có thoả
thuận khác theo hợp đồng. Hơn nữa, các trường ĐH và viện nghiên
cứu cũng được trao quyền tự chủ hoàn toàn trong việc quyết định
phương thức sở hữu bản quyền sáng chế. Do vậy, thực tiễn thực hiện
các hoạt động chuyển giao bằng phát minh, sáng chế tại các CSGDĐH
cũng rất đa dạng (Arundel và cộng sự, 2003)2. Các trường ĐH và viện
nghiên cứu cũng không bắt buộc phải công bố công khai quyền sở hữu
trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu. Nói một cách khác, ở Hà Lan,
mối liên kết đại học - ngành cơng nghiệp khơng mang tính quy trình
cứng nhắc và quyền sở hữu không bị ràng buộc chặt chẽ bởi quy định
pháp luật.
Tuy nhiên, chính sách phát triển các công ty Spin-offs vẫn là một
phần quan trọng trong chính sách đổi mới sáng tạo quốc gia. Mặc dù
đã có nhiều cơ chế hình thành kể từ năm 1990 đến nay, nhưng chính
sách phát triển các cơng ty Spin-offs vẫn được cho là thành công nhất
tại Hà Lan trong việc thúc đẩy mối liên kết giữa trường ĐH với các
bên liên quan khác. Để nuôi dưỡng các công ty Spin-offs phát triển,

các trường ĐH đã cung cấp cơ sở vật chất, công viên ươm tạo DN và
thúc đẩy đào tạo về tinh thần khởi nghiệp trong các trường ĐH. Chính
sách này đã tháo gỡ được 03 rào cản quan trọng trong khởi nghiệp các
công ty Spin-offs: (1) thiếu vốn đầu tư mạo hiểm; (2) tinh thần khởi

1

2

Bekkers, R., Gilsing,V., Van der Steen, M. (2006), “Determining factors of the
effectiveness of IP-based Spin-offss: Comparing the Netherlands and the US”,
Journal of Technology Transfer, 31, 545-566.
Arundel, A., Bordoy, C., Van der Steen (2003), “Knowledge flows from Dutch
research organizations to business firms, in Central Bureau of Statistics (CBS)”,
Knowledge and Economics, Voorburg, The Netherlands, 146-156.


Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

127

nghiệp thấp; (3) thiếu kỹ năng khởi nghiệp (Bekkers và cộng sự,
2006). Kết quả là tính đến năm 2001, tổng số công ty Spin-offs trong
các CSGDĐH và viện nghiên cứu công tại Hà Lan đã lên đến con số
546 (xem Bảng 4.2).
Bảng 4.2: Số lượng bản quyền sáng chế và công ty Spin-offs tại Hà Lan
Số
giảng
viên


Số
viện
nghiên
cứu

Số bản
quyền sáng
chế
(1990-1999)

Số DN
Spin-offs
(2001)

Tổng số trong nhóm trường
ĐH

7.203

13

224

499

Technise Universiteit Delft
(TUD)

2332


90

57

Rijksuniversiteit Groningen
(RUG)

1470

26

42

Rijksuniversiteit Leiden
(RUL)

1610

24

12

Universiteit Ultrecht (UU)

2108

19

4


Universiteit Twente (UT)

771

18

226

Technische Universiteit
Eindhoven (TUE)

743

17

40

Universiteit van Amsterdam
(UvA)

1708

10

19

Katholieke Universiteit
Nijmegen (KUN)

1483


8

30

Vrije Universiteit
Amsterdam (VU)

1269

4

-

Universiteit Maastricht
(UM)

783

3

39


128

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...

Số
giảng

viên

Số
viện
nghiên
cứu

Số bản
quyền sáng
chế
(1990-1999)

Số DN
Spin-offs
(2001)

Erasmus Universiteit
Rotterdam (EUR)

847

3

20

Wageningen Universiteit
(WU)

839


2

10

Katholieke Universiteit
Brabant (UvT)

274

0

-

Các bệnh viện thuộc các
trường ĐH

8

-

0

Các viện nghiên cứu công
nghệ lớn thuộc các ĐH

5

-

11


Viện Nghiên cứu khoa học
ứng dụng (TNO)

20

-

21

Viện nghiên cứu nông
nghiệp (DLO)

8

-

3

Tổ chức nghiên cứu khoa
học Hà Lan (NWO)

9

-

11

Học viện Nghệ thuật và
Khoa học Hoàng gia Hà Lan

(KNAW)

21

-

0

Các viện công nghệ hàng đầu

4

-

0

Các viện đào tạo đại học

36

-

1

Tổng

124

Khối các Viện nghiên cứu


546

(Nguồn: Bekkers và cộng sự, 20061)

1

Bekkers, R., Gilsing,V., Van der Steen, M. (2006), “Determining factors of the
effectiveness of IP-based Spin-offss: Comparing the Netherlands and the US”,
Journal of Technology Transfer, 31, 545-566.


Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

129

Ngồi ra, chính phủ Hà Lan cịn có chính sách hỗ trợ ưu tiên cho
việc thành lập các công ty Spin-offs trong lĩnh vực khoa học đời sống.
Một chương trình có tên gọi là STIGON đã ra đời nhằm thúc đẩy sự
hình thành các cơng ty Spin-offs trong lĩnh vực khoa học đời sống,
đặc biệt trong các ngành như cơng nghệ tế bào, hố sinh (Geehuizen
và Reyes-Gonzalez, 2007)1.
Với chương trình STIGON, cơ quan Nghiên cứu khoa học Hà
Lan (NOW) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Sức khỏe Hà Lan
(ZonMw) đã tài trợ 2 triệu Euro cho các nhà khoa học để biến các ý
tưởng nghiên cứu thành kế hoạch kinh doanh cụ thể (Hu và
Mosmuller, 2008)2. Khoản tài trợ cho mỗi dự án tối đa là 250,000
Euro cho thời hạn 2.5 năm được dùng để trả lương cho các nhà nghiên
cứu, trợ lý kỹ thuật, mua nguyên vật liệu, tư vấn và đào tạo. Kết quả là
trong giai đoạn 2001 đến tháng 2 năm 2005, đã có 133 dự án nộp hồ
sơ xin tài trợ, và 69 dự án được phê duyệt tài trợ. Trong khn khổ

các dự án này, có 13 cơng ty khởi nghiệp đã được thành lập. Chương
trình STIGON sau đó đã được sáp nhập vào chương trình BioPartner
First-Stage Grant (FSG).
Nói tóm lại, đặc trưng của hoạt động PTDN tại Hà Lan là các
sáng kiến của chính phủ trong việc kết nối các trường ĐH, viện nghiên
cứu công và các DN để tạo nên các công ty khởi nghiệp nhằm thừa
hưởng các kết quả nghiên cứu từ “tháp ngà” của các trường ĐH.

1

2

Geehuizen, M.V., Reyes-Gonzalez, L. (2007), “Does a clustered location matter for
high-technology companies’ performance? The case of biotechnology in the
Netherlands”, Technological Forecasting and Social Change, 74, 1681-1696.
Hu. H., Mosmuller., W. (2008), “Stimulating entrepreneurship in life sciences: The
Dutch approach”, in W. Hulsink and H. Dons (Eds), Pathways to high-tech valleys
and research triangles: Innovative entrepreneurship, Knowledge transfer and Cluster
formation in Europe and the United States, Springer.


PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...

130

Italia:
Tại Italia, theo số liệu thống kê từ nghiên cứu được công bố gần
đây nhất (tháng 3 năm 2019) của các tác giả S. Boffo và A. Cocorullo
thì quá trình hình thành và phát triển các cơng ty từ trường đại học
(University Spin-offs) bắt đầu từ những năm 2000 và có sự tăng dần.

Tính đến 2007, trung bình có 100 Spin-offsra đời ở Italia từ dự án
kinh doanh mới mỗi năm. Đến cuối năm 2015, đã có 1.254 cơng ty
Spin-off được thành lập từ các ĐH và các tổ chức nghiên cứu. Trong
tổng số Spin-offs được thành lập từ các trường ĐH trong các năm
2011 đến 2014 là 1.115, tại thời điểm cuối năm 2014 đã ghi nhận 753
công ty Spin-off hoạt động được xuất phát từ các trường đại học
(Boffo và Cocorullo, 2019)1. Một số khảo sát khác đề cập đến 95
trường ĐH, trong đó có 60 trường có ít nhất một Spin-off hoạt động.
Xem xét sự phân bổ về mặt địa lý của các công ty Spin-off cho
thấy các khu vực tích cực nhất trong việc tạo ra các cơng ty này đã
duy trì mức độ hoạt động cao trong toàn bộ thời kỳ. Hiện tượng này
tập trung ở các khu vực phía Bắc nơi đặt 47,6% tổng số Spin-offs và
khu vực Trung tâm (29,3%), trong khi 23,1% cịn lại được phân phối
ở phía Nam và các quần đảo của Italia. Có thể thấy rằng những lãnh
thổ ít hoạt động Spin-off nhất là do những khó khăn kinh tế truyền
thống và hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập
niên 1990 (Hình 4.1). Ngun nhân của sự phân bố này khá rõ ràng
là khu vực phía Bắc và Trung tâm của Italia là những khu vực có
mức độ cơng ngiệp hóa cao hơn phía Nam và các đảo. Đặc biệt, đây
là nơi tập trung nhiều các vườn ươm doanh nghiệp và các cơ quan hỗ
trợ doanh nghiệp.

1

Boffo, S., Cocorullo, A. (2019), “University Fourth Mission: Spin-offs and
Academic Entrenreneurship: Connecting Public Policies with new missions and
management issues of universities”, Higher Education Forum.


Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI


131

Hình 4.1. Sự phân bố về địa lý của các Công ty Spin-off tại Italia
(Nguồn: Boffo và Cocorullo (2019)1.)

Xét về lĩnh vực hoạt động, các công ty trong lĩnh vực ICT (công
nghệ thông tin và truyền thông) chiếm tỷ trọng lớn nhất (23,9%), sau
đó là các cơng ty hoạt động ở các lĩnh vực dịch vụ có tính đổi mới
sáng tạo (22,9%). Đặc biệt, các số liệu và bằng chứng thực tiễn chứng
minh nhận định của các nhà nghiên cứu: các Spin-offs trong trường
đại học ở Italia có thiên hướng ở các ngành hàng dịch vụ hơn là về sản
xuất kinh doanh và thiên về áp dụng các tri thức mới (Boffo và
Cocorullo, 2019)2.
Xét về cơ cấu thành phần của các thành viên sáng lập, phát triển
doanh nghiệp trong ĐH, nghiên cứu tổng hợp thực nghiệm của Boffo
và Cocorullo chỉ ra tỷ lệ lớn nhất (chiếm tới trên 50%) là các nghiên
cứu viên. Về lĩnh vực chuyên môn, tỷ trọng lớn nhất (33%) là các
sáng lập viên nghiên cứu về lĩnh vực cơng nghệ, sau đó lần lượt là các
lĩnh vực y sinh (25%). Trong khi đó, các giảng viên, nghiên cứu viên
ở lĩnh vực kinh tế và khoa học xã hội có tỷ lệ thành lập doanh nghiệp
Spin-offs thấp nhất, chỉ chiếm 3%.
1, 2

Boffo, S., Cocorullo, A. (2019), “University Fourth Mission: Spin-offs and Academic
Entrenreneurship: Connecting Public Policies with new missions and
management issues of universities”, Tlđd.


132


PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...

Thông qua điều tra các công ty Spin-off của các trường đại học ở
Italia từ các góc nhìn khác nhau và nghiên cứu trường hợp 4 ĐH lớn
(Đại học Messina; Đại học Bách khoa Torino; Đại học Scuola
Superiore Sant” Anna của Pisa; Đại học Trento), nghiên cứu đã chỉ ra
kết quả tăng nhanh số lượng các công ty Spin-offs (kết quả của hoạt
động PTDN) trong các trường ĐH trên là do sự thay đổi trong các
chính sách và pháp luật về trường đại học ở Italia. Trong số đó, quy
định về “tổ chức các trường đại học, giảng viên, nghiên cứu viên và
tuyển dụng” vào năm 2010 của Chính phủ Italia có tác động mạnh mẽ
đến sự biến động về nhân lực nghiên cứu viên của các ĐH. Theo đó,
số lượng nghiên cứu viên cơ hữu được bổ nhiệm (giống như viên chức
trong biên chế trong các ĐH ở Việt Nam) giảm mạnh từ năm 2011 đến
năm 2016. Trong khi đó, các nghiên cứu viên làm việc theo hợp đồng
từ 3 năm đến 6 năm lại tăng nhanh.
Kết quả nghiên cứu của Boffo và Cocorullo cho thấy hiện tượng
thú vị là số lượng các công ty Spin-offs từ các trường ĐH ở Italia giai
đoạn trên lại không giảm đi theo sự giảm số lượng các nghiên cứu
viên cơ hữu mà tăng lên mạnh mẽ theo xu thế tăng nghiên cứu viên
hợp đồng. Số công ty Spin-off tăng từ trên 6.000 ở năm 2011 đến trên
1.300 vào năm 2016. Xu hướng này, cùng với kết quả phân tích 40
cuộc phỏng vấn định tính với các tác nhân chính trong mỗi công ty
Spin-off (trực tiếp và gián tiếp tham gia vào các dự án kinh doanh) đã
dẫn đến phỏng đốn có cơ sở khoa học và phù hợp với lý thuyết về
tinh thần doanh nghiệp là các nghiên cứu viên trẻ và các giảng viên ít
có ràng buộc mang tính truyền thống học thuật trong trường ĐH có xu
thế khởi nghiệp cao hơn so với các giáo sư và nghiên cứu viên cơ hữu.
Nhìn chung, ở châu Âu các trường ĐH luôn được coi là yếu tố

quan trọng trong chuyển giao kiến thức, phát minh và công nghệ cho
nền kinh tế. Đây là một trong những gốc rễ của các quá trình cải cách
đã lan tỏa trong hầu hết các lĩnh vực tại các ĐH ở châu Âu trong một
vài thập kỷ qua. Các trường đại học đã trải qua nhiều thay đổi và được
định hình lại một cách sâu sắc trong hơn 2 thập kỷ qua. Một loạt các


Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

133

hoạt động trên nhiều phương diện đã được thực hiện để tăng cường
mối quan hệ giữa giới học thuật trong các ĐH và xã hội. Trước đây,
vai trò của ĐH chủ yếu liên quan đến cấp bằng sáng chế cho các cá
nhân bên ngoài, nhưng ngày nay các trường ĐH ngày càng tập trung
vào việc tạo ra và thúc đẩy các hoạt động Spin-off. Đây cũng là những
công cụ nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội đối với trách nhiệm giải trình
của các ĐH và tiếp cận với nền kinh tế thông qua chia sẻ các kết quả
NCKH mang tính học thuật.
Kết quả nghiên cứu và số liệu thực nghiệm cho thấy một cách
tổng quát là sự xuất hiện của các công ty Spin-offs cao hơn ở những
khu vực có mức độ cơng nghiệp hóa cao hơn và gần hơn với các vườn
ươm doanh nghiệp và đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ trung
ương hay địa phương. Một điều đáng chú ý là sự không nhất quán
hoặc thiếu các chính sách tầm quốc gia hay ở địa phương về hỗ trợ và
thúc đẩy NCKH đã dẫn đến sự phân phối không đồng nhất của các
Spin-offs ở cấp quốc gia. Nghiên cứu và các khảo sát từ các trường
ĐH ở Italia gần đây cho thấy kết quả phù hợp nhận định trên.

4.1.2. Phát triển doanh nghiệp trong đại học tại các quốc gia châu Mỹ

Nước Mỹ (Hoa Kỳ):
Tại Mỹ, Hiệp hội Các nhà Quản lý Công nghệ của Đại học Mỹ
(Association of University Technology Managers, AUTM) đã thống
kê: trong vòng 20 năm (1980-1999) kể từ khi Đạo luật Bayh–Dole về
công ty Spin-offs được phê chuẩn, các cơng ty Spin-offs ở Mỹ đã
đóng góp 33,5 tỉ USD cho nền kinh tế và tạo ra 280.000 việc làm và
trung bình mỗi năm có hơn 200 cơng ty Spin-offs được đăng ký thành
lập trên tổng số trên 132 trường đại học ở Mỹ. Từ năm 1982, chính
phủ Hoa Kỳ có một chương trình nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
mang tên Small Business Innovative Research (SBIR) với sự tham gia
hỗ trợ của 12 cơ quan ngang bộ trong Chính phủ Hoa Kỳ. Năm 2004,
chương trình SBIR đã giải ngân hơn 2 tỉ USD cho việc hỗ trợ thành


134

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...

lập các doanh nghiệp Spin-offs và tới năm 2009 đã trao cho tổng số
112.500 công ty Spin off với tổng đầu tư lên tới 26,9 tỉ USD. Các
doanh nghiệp Spin-offs từ đại học Hoa Kỳ đã góp phần quan trọng
trong việc tạo nên sự thành công của thung lũng Silicon ở California.
Tại Mỹ, việc tổ chức quản lý doanh nghiệp trong trường đại học
thường theo mơ hình thành lập các Văn phịng chuyển giao cơng nghệ
(TTO hoặc TLO). Ví dụ như tại Viện Công nghệ Massachussetts, các
TLO được thành lập từ năm 1945 để khuyến khích các khoa chuyên
ngành đưa ra các công nghệ mới, tiến hành thẩm định và định giá thị
trường, sau đó tiến hành đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. TLO cịn đáp
ứng u cầu của các nhà đầu tư mạo hiểm, cùng thảo luận về sự thích
ứng của cơng nghệ mới với các lĩnh vực công nghiệp mà các khoa

chuyên môn của MIT đang tiến hành nghiên cứu. TLO cũng luôn điều
chỉnh hoạt động theo sứ mệnh phát triển kinh tế của MIT và truyền
thống văn hóa khởi nghiệp của nhà trường.
Để hỗ trợ cho các khoa theo hướng khởi nghiệp, trường đã đưa ra
các điều khoản hỗ trợ về hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên
cứu. Việc chuyển giao cơng nghệ không được làm suy giảm tới chất
lượng đào tạo của trường. Sau khi chuyển giao cơng nghệ, 15% tiền
phí trả cho TLO, còn lại 1/3 dành cho các nhà sáng chế, 1/3 dành cho
các phòng ban học thuật và 1/3 nộp thì vào quỹ chung của MIT (Trần
Anh Tài, 2011)1.
Các cơng trình nghiên cứu khơng phải là tài sản riêng của bất cứ
ai, phải được công bố rộng rãi. Chỉ có bằng sáng chế và bản quyền
phát minh được quản lý thông qua cơ quan chuyển giao. Năm 2004, số
bằng sáng chế của MIT là 510 bằng, dẫn đầu cả nước và MIT thu về
gần 60 triệu USD từ việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. MIT
ln giữ vững ngơi vị dẫn đầu của mình. Tính riêng năm 2016, MIT

1

Trần Anh Tài (2011), “Học viện Công nghệ Massachusettes - Mơ hình đại học
doanh nghiệp tiêu biểu”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới.


Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

135

có 278 bằng sáng chế và được xếp vị trí số 2 trên bảng xếp hạng thế
giới về số bằng sáng chế (Simeone và cộng sự, 2017)1.
Canada:

Không giống với các quốc gia khác, Canada lại có những chính
sách khá đặc thù để thúc đẩy hoạt động PTDN. So với các quốc gia
khác, Canada có truyền thống lâu đời về sự hỗ trợ từ chính phủ nhằm
thúc đẩy việc tận dụng lợi ích kinh tế từ các nghiên cứu khoa học
(Atkison-Grosjean & cộng sự, 20012); (Slaughter & Leslie, 1997)3.
Chính phủ Canada đã chi 3.2 tỷ CAD mỗi năm cho 178 sáng kiến
trong lĩnh vực PTDN (Gault & McDaniel, 2004)4. Tuy nhiên, sự can
thiệp của chính phủ vào các hoạt động này cũng có nhiều khó khăn do
hệ thống giáo dục của nước này có mức độ phi tập trung hóa cao. Vì
vậy, việc triển khai các hoạt động PTDN đều có sự phối hợp chặt chẽ
với các CSGDĐH, tổ chức nghiên cứu để tác động đến đúng đối tượng
có nhu cầu.
Hơn nữa, Canada cũng là nước có thị trường nội địa quy mô nhỏ
trong khi khu vực nghiên cứu lại rất lớn (giống đặc điểm của các nước
châu Âu) nên việc thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu chủ yếu
qua hình thức các cơng ty Spin-offs chứ không phải là cấp giấy phép
(li-xăng). Theo các số liệu thống kê của Canada năm 2003, các trường
đại học và bệnh viện đã hợp tác thành lập 64 công ty Spin-offs chỉ
riêng trong năm đó và tính từ trước đó đến năm 2003 thì tổng số cơng
1

2

3

4

Simeone L., Secundo G., Schiuma G. (2017), “Adopting a design approach to
translate needs and interests of stakeholders in academic entrepreneurship: The
MIT Senseable City Lab case”, Technovation, 58–67.

Atkinson-Grosjean, J., House, D., Fisher, D. (2001), “Canadian science policy and
public research organizations in the 20th century”, Science Studies 14 (1), 3–25.
Slaughter, S., Leslie, L. (1997), Academic Capitalism: Politics, Policies and The
Entrepreneurial University, Baltimore: John Hopkins University Press.
Gault, F. and McDaniel, S. (2004), “Summary: Joint Statistics Canada - University
of Windsor Workshop on Intellectual Property Commercialization Indicators,
Windsor”, Working Papers, Science, Innovation and Electronic Information
Division, Minister responsible for Statistics Canada.


PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...

136

ty Spin-offs là 876. Còn theo cuộc khảo sát của AUTM thì chỉ tính
riêng trong 2 năm 2003 và 2004, con số các công ty Spin-offs được
thành lập và số giấy phép cấp li-xăng lần lượt là 58 công ty cùng 448
giấy phép trong năm 2003 và 45 công ty với 544 giấy phép trong năm
2004. Kết quả là có 93 cơng ty Spin-offs đã niêm yết trên sàn chứng
khốn (trong số 585 cơng ty) và từ đó tạo ra việc làm cho 29,900
người, đạt doanh số 6.1 tỷ CAD trong năm 2004. Các số liệu cụ thể về
hoạt động PTDN tại Canada trong giai đoạn 1999 – 2003 được thể
hiện trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3: Hoạt động thương mại hóa ở các trường đại học và bệnh viện
Canada giai đoạn 1999 - 2003
Hoạt động

1999

2001


2003

Số trường ĐH và các bệnh viện liên quan
cùng điều hành quyền sở hữu trí tuệ

63

77

87

Cơng bố các phát minh

893

1,105

1,133

Bảo vệ các phát minh

549

682

-

1,915


2,133

3,047

Cung cấp bản quyền

349

381

-

Các ứng dụng bản quyền mới

656

932

1,252

1,165

1,424

1,756

Li-xăng mới

232


354

422

Doanh thu từ cấp li-xăng (triệu CAD)

21

47

-

Lợi tức và cổ phần (triệu CAD)

54

45

-

Số công ty Spin-offs (tính lũy kế)

471

680

876

Doanh thu từ cơng ty Spin-offs (triệu CAD)


-

2,580

-

Số việc làm tạo ra từ các công ty Spin-offs

-

19,243

-

Giữ bản quyền

Các li-xăng được kích hoạt

(Nguồn: Ramussen, 20081)

1

Rasmussen, E. (2008), “Government instruments to support the commercialization
of university research: Lessons from Canada”, Technovation, Sciencedirect, Volume
28, Issue 8, 473-550,
/>

Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

137


Cũng trong quá trình triển khai việc thương mại hóa các nghiên
cứu khoa học, Canada đã có rất nhiều các chương trình ở cả cấp địa
phương và trung ương với nhiều tổ chức tham gia. Ở cấp độ trung
ương, sự hỗ trợ PTDN của chính phủ là việc thực hiện thương mại hóa
thể hiện trong 3 nhóm hoạt động chủ yếu sau: Một là, thiết lập các
viện nghiên cứu cấp liên bang như NRC nhằm tạo sự ưu tiên hàng đầu
cho việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Hai là, có các cơ chế
thơng thống để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu như
CIHR, NSERC và SSHRC. Ba là, các đơn vị như Chương trình hỗ trợ
nghiên cứu cơng nghiệp (NRC-IRAP) và Ngân hàng Phát triển kinh
doanh Canada (BDC) đã hỗ trợ đáng kể cho các cơng ty Spin-offs có
nền tảng dựa vào nghiên cứu. Ở cấp độ địa phương, một số tỉnh đã rất
năng động trong việc triển khai các chính sách và chương trình hỗ trợ
thương mại hóa theo các sáng kiến của chính phủ (Rasmussen, 2008)1.
Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận một thực tế là khơng phải tỉnh nào
cũng có cam kết tuân thủ chặt chẽ các sáng kiến PTDN của chính phủ.
Ngồi ra, ở Canada cịn có các văn phịng đại diện cho Bộ Cơng
nghiệp ở từng tỉnh và có thêm 4 cơ quan cấp vùng về phát triển doanh
nghiệp như Ủy ban đa dạng hóa Canada, FedNor (ở khu bắc Ontario),
ACOA và Ủy ban Phát triển Kinh tế Canada vùng Quebec (DEC). Các
trung tâm này đã có vơ số các chương trình thúc đẩy PTDN và sáng
tạo trong các CSGDĐH (DEC). Các ủy ban này đã tổ chức nhiều
chương trình ở các trường ĐH nhằm thúc đẩy sáng tạo và PTDN,
thành lập các công ty khởi nghiệp công nghệ cao kèm theo việc
thương mại hóa các cơng trình nghiên cứu khoa học.
Ở cấp độ trường đại học, điểm nổi bật ở Canada là các trường đại
học nghiên cứu đều có trung tâm chuyển giao cơng nghệ (OTT) và/
hoặc văn phịng kết nối với ngành cơng nghiệp (ILO) và từ đó đóng
1


Rasmussen, E. (2008), “Government instruments to support the commercialization
of university research: Lessons from Canada”, Technovation, Sciencedirect, Volume
28, Issue 8, 473-550,
/>

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...

138

vai trò điều phối các hoạt động thương mại hóa. Theo thống kê của
AUCC năm 2003, các nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quy mô của các
trung tâm này thay đổi đáng kể và số nhân viên làm việc cũng thay
đổi, dao động từ con số 1 người lên 30 người ở một số trường đại học
trong khi mức trung bình của cả nước là 3.8 người. Một nhiệm vụ
quan trọng của OTT và TLO trong trường đại học là quản lý sở hữu trí
tuệ (IP). Trong năm 2003, các trường đại học của Canada đã chi 36.4
triệu CAD vào vấn đề quản lý IP.
Brazil:
Một trường hợp cũng rất đáng quan tâm là Brazil với những
chính sách PTDN riêng của mình. Nghiên cứu của Dalmarco và cộng
sự (2018)1 đã chỉ ra những điểm đặc thù riêng của Brazil trong PTDN.
Trong khi các quốc gia ở Bắc Mỹ và Tây Âu đã thiết lập các hệ thống
đổi mới sáng tạo quốc gia trong đó tập trung vào các hoạt động khoa
học và kỹ thuật nhằm tạo ra các phát minh và hoạt động chuyển giao
công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì các quốc gia đang phát
triển như Hàn Quốc và Brazil tập trung vào hệ thống học tập cấp quốc
gia (Viotti, 2002)2.
Từ đầu những năm 1950 đến cuối những năm 1990, Brazil đã cố
gắng thiết lập hệ thống quốc gia về học tập và phổ biến công nghệ.

Mục tiêu của hệ thống này là nhằm tạo dựng một nền tảng nghiên cứu
và chuyển giao khoa học công nghệ để đảm bảo khả năng tự cung cấp
năng lượng và sự tự chủ về cơng nghệ nói chung để thúc đẩy các sáng
kiến trong nội bộ quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường nội
địa. Xét về khía cạnh tích cực, Brazil đã phát triển được các năng lực
cơng nghệ quốc gia có tính cạnh tranh cao trong các lĩnh vực như
1

2

Dalmarco G., Hulsink W., Blois G.V. (2018), Creating entrepreneurial universities
in an emerging economy: Evidencefrom Brazil, Technological Forecasting & Social
Change, 135, 99-111.
Viotti, E.B. (2002), “National learning systems: a new approach on technological
change in late industrializing economies and evidences from the cases of Brazil
and South Korea”, Technology Forecast & Social Change, 69 (7), 653-680.


Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

139

thông tin, viễn thông, hàng không, nông nghiệp, cơng nghệ biển và vũ
trụ. Mặt khác, do có nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào và nguồn nhân
lực giá rẻ, Brazil đã lựa chọn con đường phát triển kinh tế q nhanh
chóng. Xét về khía cạnh tiêu cực, các tập đoàn kinh tế ở quốc gia này
đã phát triển theo chiến lược đa dạng hóa và trở nên phân tán, các
ngành cơng nghiệp thì thiếu tinh thần khởi nghiệp và động lực sáng
tạo và phần lớn thiếu khả năng vận hành để mở rộng pham vi hoạt
động trên thương trường quốc tế (Accenture, 2013)1.

Bên cạnh đó, các dự án hỗ trợ phát triển cơng nghệ của chính phủ
thì có hiệu suất cực thấp vì chỉ tập trung vào phát triển công nghệ
trong nước trong khi hệ thống giáo dục và sáng tạo của đất nước vẫn
còn nhiều khiếm khuyết vì 2 vấn đề: (1) rất ít doanh nghiệp đầu tư và
thực hiện hoạt động R&D; (2) các ngành cơng nghiệp hồn tồn
khơng có liên kết với các trường đại học hay các viện nghiên cứu. Các
ngành công nghiệp ở Brazil chủ yếu tiếp nhận các công nghệ đã lỗi
thời và hiếm khi sử dụng các công nghệ chuyển giao từ các kết quả
nghiên cứu trong các trường đại học và viện nghiên cứu. Cịn các
doanh nghiệp thì lại thiếu khả năng ứng dụng các kiến thức và công
nghệ từ các trường đại học. Nói tóm lại, sự kết nối giữa các trường đại
học và khu vực tư nhân còn rất yếu kém. Các trường chủ yếu tập trung
vào nhiệm vụ giảng dạy và phải đến những năm 1960 mới bắt đầu chú
ý hơn đến việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu.
Kể từ năm 1990 trở lại đây, nền kinh tế Brazil trở nên mở cửa
hơn với đầu tư quốc tế, đón nhận nhiều nhà đầu từ nước ngồi và cũng
có nhiều doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài đầu tư. Ở Brazil, khu
vực sản xuất chủ yếu là cơ sở của các công ty đa quốc gia nên hoạt
động R&D của họ lại được thực hiện ở trụ sở cơng ty mẹ ở nước ngồi

1

Accenture Institute (2013), Brazil Unleashed: “Lessons in Building World-class
International Operations”, Accenture Institute for High Performance.
/>

140

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...


(Accenture, 2015)1. Kết quả là các hoạt động nghiên cứu của trường
đại học thì lại khơng “trúng” nhu cầu của doanh nghiệp.
Bên cạnh sứ mệnh là cung cấp dịch vụ đào tạo và tiến hành
nghiên cứu theo đơn đặt hàng của chính phủ, cũng như các ngành
cơng nghiệp, trường đại học có thêm một sứ mệnh nữa là phát triển
kinh tế - xã hội. Theo đó, các trường đại học bắt đầu thay đổi và tiến
hành nhiều hoạt động phối hợp với các ngành cơng nghiệp hơn trong
đó có việc chuyển giao công nghệ. Để thúc đẩy việc chuyển giao công
nghệ sang khu vực tư nhân, các trường đại học bắt đầu chấp nhận và
tiếp thu quan điểm doanh nghiệp đại học. Về phía chính phủ, các động
thái được thực hiện bao gồm: năm 1996, chính phủ rà sốt lại Luật Sở
hữu trí tuệ để phù hợp hơn với các quy định của WTO và năm 2004
thể chế hóa quy định về vấn đề chuyển giao công nghệ vào Luật Đổi
mới sáng tạo. Theo Dzisah và Etzjkowitz (2008)2, động thái này của
chính phủ đã tạo ra một mơ hình hợp tác đại học – doanh nghiệp, thúc
đẩy sáng tạo cơng nghệ bằng cách khuyến khích khu vực học thuật
đảm nhận vai trò dẫn dắt trong việc thiết lập các hoạt động hỗ trợ khu
vực doanh nghiệp như cung cấp công nghệ và dịch vụ đào tạo, và thực
hiện các dự án hợp tác nghiên cứu giữa các trường và doanh nghiệp,
cho phép các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp sử dụng
các thiết bị, phịng thí nghiệm và các cơ sở vật chất khác của trường
đại học.
Để hiện thực hóa chủ trương này, chính phủ có quy định trong
luật về mơ hình hoạt động của “doanh nghiệp lai” (hybrid firm) hay
còn gọi là “doanh nghiệp sơ sinh” được thành lập do sự kết hợp giữa
đại học và doanh nghiệp tư nhân thì vẫn có trụ sở trong trường đại học
hoặc trong các trung tâm ươm mầm doanh nghiệp và được sự hỗ trợ
1

2


Accenture Institute (2015), “Unleashing Brazil’s Innovation Potential,” Accenture
Outlook.
Dzisah, J., Etzkowitz, H. (2008), Triple helix circulation: the heart of innovation
and development, International Journal of Technology Management and Sustainable
Development, 7 (2), 101 -115.


Chương 4. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

141

tài chính một phần từ trường đại học và một phần từ bộ chủ quản liên
quan. Với cách làm đó, mục tiêu của chính phủ là sẽ tăng các dự án
hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, tăng số lượng công
bố quốc tế và các phát minh sáng chế. Kết quả là theo thống kê của Bộ
Khoa học và Công nghệ Brazil năm 2014, số lượng bài báo công bố
quốc tế tăng từ 86 năm 2000 lên 744 năm 2014, tức là tăng 765%.
Cũng trong thời kỳ đó, số các phát minh sáng chế cũng tăng lên đáng
kể từ 20,639 lên đến 33,395 (tăng 61%).
Một sáng kiến nữa để thúc đẩy PTDN theo hình thức chuyển giao
công nghệ là việc thành lập 384 vườn ươm doanh nghiệp trên cả nước,
80 trong số các vườn ươm đó nằm trong các trường đại học. Sáng kiến
này bắt đầu từ những năm 1980 do Ủy ban Nghiên cứu Quốc gia đưa
ra. Mơ hình hoạt động của các vườn ươm tập trung vào phát triển và
chuyển giao công nghệ cao cho các doanh nghiệp có cơng nghệ lạc
hậu (Etzkowitz & Klofsten, 2005)1.

4.1.3. Phát triển doanh nghiệp trong đại học tại các quốc gia châu Á
Nhật Bản:

Nhật Bản là một trường hợp điển hình tại châu Á khi có một nền
giáo dục bậc đại học phát triển theo xu hướng quốc tế hóa. Sự thành
lập các trường ĐH hiện đại tại quốc gia này chịu ảnh hưởng lớn từ mơ
hình các trường ĐH nghiên cứu ở nước Đức vào cuối thế kỷ 19, sau
đó là ảnh hưởng từ các trường ĐH Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới
thứ 2. Đặc điểm của mơ hình các ĐH ở Nhật Bản là chịu sự chi phối
của cơ chế thị trường và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau chiến
tranh (Huang, 2018)2.

1

2

Etzkowitz, H., & Klofsten, M. (2005), “The innovating region: toward a theory of
knowledge-based regional development”, R and D Management, 35(3), 243–255.
Huang, F. (2018), University governance in China and Japan: Major findings from
national surveys, International Journal of Educational Development, 63, 13-19.


×