1
BÀI THUYẾT TRÌNH
“Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
tích cực bảo vệ mơi trường”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
* Lý do chọn đề tài
Bác Hồ đã từng nói “Trẻ em hơm nay, thế giới ngày mai.” Bác mong
muốn rằng thế hệ trẻ, sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy
để có được những chủ nhân tương lai của đất nước khoẻ mạnh chúng ta cần
quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo bầu khơng khí trong lành để trẻ phát triển
tồn diện.
Ngày nay khi mà khoa học, tri thức và công nghệ của đất nước ta ngày
càng phát triển vươn lên hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới,
thì có nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, phương tiện đi lại ngày càng nhiều thải
ra nhiều khói bụi, con người vứt ra nhiều rác thải, gây ô nhiễm môi trường ngày
càng một nghiên trọng. Sự ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng xấu đến
chất lượng cuộc sống của con người mà còn gây nên sự cạn kiệt về nguồn tài
nguyên, thảm họa thiên nhiên như: hạn hán, mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất, mà miền
trung vừa qua là nơi phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất: mất nhà cửa, tài sản,
mất cả người thân, gây hậu quả nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Một trong
những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thiên tai thảm họa xảy ra là do con người
thiếu ý thức giữ gìn và bảo vệ mơi trường gây nên.
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non có nhiệm vụ đào tạo thế hệ
tương lai của đất nước, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp trồng
người và là tiền đề cho sự nghiệp giáo dục trẻ ở các bậc học tiếp theo. Vì vậy
cần thiết phải giáo dục môi trường vào trong các hoạt động của trẻ, hình thành
cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường, phù hợp với nhận thức của trẻ
nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng đắn của trẻ đối với môi trường xung quanh.
Trẻ biết yêu quý thiên nhiên, nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
cũng chính là bảo vệ cho cuộc sống của mình, biết giữ gìn vệ sinh trong ăn
2
uống, giữ gìn mơi trường xung quanh xanh - sạch - đẹp, góp phần hình thành nề
nếp vệ sinh và thói quen bảo vệ mơi trường xung quanh khơng bị ơ nhiễm.
Qua q trình trực tiếp chăm sóc, ni dạy giáo dục trẻ tại lớp 5 tuổi A1
do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết và vấn đề này cần được sự quan
tâm đúng mức kịp thời. Vì vậy tơi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo
dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi” để thuyết trình và trao
đổi cùng các đồng nghiệp.
*Mục đích của biện pháp
Nhằm giúp trẻ có ý thức bảo vệ mơi trường, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ,
ngăn nắp gọn gàng. Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng về môi trường và
phối hợp với giáo viên hướng dẫn trẻ bảo vệ môi trường bằng những việc làm và
hành động cụ thể.
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng về việc giáo dục bảo vệ môi trường của trẻ tại lớp 5-6 tuổi A1
a. Thuận lợi:
Do lớp tôi nằm ở khu trung tâm của trường nên có khung cảnh sư phạm
đẹp đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ công tác chăm
sóc ni dưỡng giáo dục trẻ.
3
Mơi trường lớp học sạch sẽ, thống mát tạo điều kiện cho trẻ có một mơi
trường học tập tốt.
Có đủ các phòng chức năng phục vụ cho 1 ngày hoạt động của trẻ.
Nhà trường đầu tư nhiều thùng rác có nắp đậy đặt ở nhiều chỗ trong sân
trường để thuận lợi cho các cháu và phụ huynh bỏ rác.
4
- Lớp tơi có 41 cháu, tất cả các cháu đều khỏe mạnh và phát triển
bình thường.
- Đa số phụ huynh đều rất quan tâm chăm sóc đến các con nên rất thuận
lợi trong việc tuyên truyền kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
b. Khó khăn:
- Trong thực tế những tài liệu hướng dẫn giáo dục trẻ bảo vệ mơi trường
ở trường mầm non cịn ít nên cũng gây khó khăn cho giáo viên trong việc thực
hiện nội dung trên.
- Giáo viên chưa được đào tạo cơ bản về bảo vệ mơi trường, nên kiến thức
cịn hạn chế, chưa đi sâu về giáo dục bảo vệ môi trường.
- Công tác bồi dưỡng, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên về giáo dục
trẻ bảo vệ mơi trường cịn ít.
- Một số trẻ chưa có ý thức bảo vệ mơi trường còn vứt rác bừa bãi.
- Hơn nữa nhận thức của 1 số phụ huynh trong việc giáo dục trẻ bảo vệ
mơi trường chưa cao, có nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục trẻ
bảo vệ môi trường cho con em mình, coi việc xả rác bừa bãi là bình thường, họ
chưa hiểu được tầm quan trọng của việc xả rác thải ra mơi trường có hại như thế
nào với cuộc sống, chưa biết giáo dục trẻ để tạo ra môi trường xanh –sạch.
c. Khảo sát thực trạng hành vi ý thức bảo vệ môi trường của trẻ tại
lớp 5-6 tuổi A1 của tôi.
Tổng số trẻ được khảo sát: 41 trẻ
STT
1
2
3
4
Các hành vi đánh giá
Biết chăm sóc và bảo vệ cây
xanh
Biết giữ gìn vệ sinh trật tự
nơi cơng cộng, vệ sinh
trường lớp.
Biết cất dọn đồ dùng, đồ
chơi đúng nơi quy định
Không vứt rác ra đường,
Đạt
Chưa đạt
Tỷ lệ
Số trẻ
%
Tổng
số
Số trẻ
Tỷ lệ
%
41
21
51
20
49
41
19
46
22
54
41
24
59
17
41
41
22
54
19
46
5
biết gom rác vào thùng rác
Phân biệt được những hành
5
động đúng, hành động sai
41
23
56
18
44
41
20
49
21
51
41
16
39
25
61
đối với mơi trường.
Có ý thức tiết kiệm điện
6
7
nước khi sử dụng
Biết tác dụng của việc bảo
vệ môi trường
Thông qua quan sát hành vi, ý thức của trẻ tại lớp trong các hoạt động
phối kết hợp kiểm tra thực tế, kết quả cho thấy trẻ đã biết bảo vệ mơi trường
nhưng mức độ ý thức cịn thấp. Khả năng nhận thức của trẻ còn chênh lệch cho
nên tơi đã phân tích và làm rõ ngun nhân để từ đó làm cơ sở xây dựng các
biện pháp tốt nhất nhằm giáo dục trẻ 5-6 tuổi bảo vệ môi trường.
2. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành
“một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi” như sau:
Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch định hướng lồng ghép bảo vệ môi trường
vào các hoạt động trong mỗi chủ đề.
Biện pháp 2 : Tích hợp giáo dục trẻ bảo vệ mơi trường trong giờ đón trả trẻ
- chơi tự chọn - trò chuyện sáng .
Biện pháp 3: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lao động
vệ sinh, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên và vườn trường.
Biện pháp 4 : phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục bảo vệ môi trường .
3. Thực nghiệm sư phạm
a. Mô tả cách thực hiện
3.1 Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch định hướng lồng ghép bảo vệ
môi trường vào các hoạt động trong mỗi chủ đề.
6
Dựa trên kết quả khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ tại lớp
tôi đã tiến hành lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường vào các tiết học qua
từng chủ đề .
Tên
Nội dung
chủ đề
Hoạt động
- Giữ sạch trường, lớp, không vẽ * HĐKP: Trường lớp, mẫu giáo
bẩn lên tường.
của bé.
- Vứt rác đúng nơi qui định, không * HĐNT: Nhặt rác trong sân
khạc nhổ bừa bãi.
trường, và nhặt lá cây rụng bỏ
- Yêu quí, giữ gìn và bảo vệ đồ vào thùng rác.
1.Trường
dùng đồ chơi, lau dọn vệ sinh * HĐ chiều: Trò chuyện về sự
mầm non
trường/ lớp. Sắp xếp đồ dùng đồ cần thiết của việc rửa tay, rửa
chơi ngăn nắp, gọn gàng.
mặt. Những thời điểm cần rửa
- Phân biệt môi trường sạch, môi tay, rửa mặt (trước khi ăn, sau
trường bẩn ở trường mầm non.
khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
khi hoạt động ngoài trời và khi
tay bẩn.)
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch * HĐKP: Cở thể bé; một số đồ
2-Bảnthân
sẽ, quần áo đầu tóc gọn gàng, có dùng trong gia đình, Nhu cầu
hành vi văn minh trong ăn uống.
gia đình.
- Sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân: * Hoạt động góc: “ Bé tập làm
-Gia đình
Khăn mặt, ca, cốc.
nội chợ”
Mơi trường với sức khoẻ con người. * HĐ chiều: Cô giáo dục trẻ biết
Nguyên nhân gây ô nhiễm:
giúp đỡ bố mẹ sắp xếp dọn dẹp
- Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, nhà cửa, biết chăm sóc cây hoa
điện.
có trong nhà mình (tưới nước,
nhặt lá vàng.)
- Trẻ biết có nhiều nghề trong xã * HĐKP: Trò chuyện về bác lao
3.Nghề
hội, trong đó có những người làm cơng; Bé làm gì để bảo vệ môi
nghiệp:
công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ trường.
môi trường.
* HĐLĐ: quét dọn vệ sinh sân
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ trường.
sinh mơi trường, tôn trọng những * HĐ chiều: Vẽ tranh về bảo vệ
người làm sạch đẹp mơi trường.
mơi trường; Trị chơi tìm những
7
hình ảnh đúng sai về bảo vệ MT.
- Con người với vật ni:
*HĐKP: ích lợi của vật ni,
4.Thế giới - Cần bảo vệ chăm sóc vật ni: động vật sống ở khắp nơi.
động vật
Cho ăn, không đánh, ném con vật.
* HĐNT: Nhặt lá vàng rơi để
- Ý thức bảo vệ những lồi động vật làm các con vật.
5.Tết và
q hiếm: Khơng săn bắn..
- Khơng vứt rác bừa bãi, khơng nói *HĐKP: trị chuyện về ngày tết
mùa xn. to nơi cơng cộng.
-Tận dụng nguyên vật liệu
- Không hái lộc xuân bằng việc ngắt phế thải để
làm các món ăn
lá, bẻ cành.
ngày tết, bưu thiếp chúc mừng
- Trồng cây nhân dịp đầu xuân.
năm mới.
- Ích lợi của cây đối với đời sống * HĐKP: Cây xanh và môi
con người: cây làm cảnh, cho bóng trường sống.
6.Thế giới mát, làm cho khơng khí trong lành, - HĐ góc: Thực hành gieo hạt,
thực vật.
giữ cho đất khơng bị sói mịn...
theo dõi sự phát triển của cây,
- Chăm sóc và bảo vệ cây xanh: chăm sóc cây
Trồng, vun xới, tưới cây, lau rửa lá - HĐNT: Quan sát cây, vườn rau
cây...
7. Phương
tiện và
luật lệ
giao
thông.
trong trường và ích lợi của
chúng. Chăm sóc cho cây.
- Tiếng ồn của các động cơ, PTGT *HĐNT: Trò chuyện quan sát
xả khói ra đường làm ơ nhiễm mơi PTGT xả khói ra đường.
trường.
- Cách phòng tránh.
8.Các hiện - Con người với hiện tượng tự *HĐKP: Tìm hiểu về các hiện
tượng tự
nhiên: Gió, nắng, mưa, hạn hán lũ tượng tự nhiên; Sự cần thiết của
nhiên.
lụt. Ảnh hưởng của chúng với môi nước.
trường.
*HĐ chiều: xem hình ảnh và
- Cách bảo vệ và phịng tránh.
đưa ra nhận xét một số hành vi
đúng sai của con người với môi
trường, một số hành vi , những
8
điều nên làm để bảo vệ môi
trường.
- Ý thức giữ gìn bảo vệ mơi trường *HĐKP: Tìm hiểu về đất nước
của địa danh phong cảnh: trẻ biết bảo Việt Nam và các danh lam thắng
9. Quê
vệ môi trường sạch đẹp không vứt cảnh của Việt Nam, các danh
hương-
rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, lam thắng cảnh của thủ đô Hà
Đất nước-
không dẫm lên cỏ và không phá hoại Nội
Bác Hồ.
những đồ chơi ở những nơi công
cộng.
Qua lồng ghép vào các chủ đề trẻ lớp tơi đã có ý thức biết giữ gìn và bảo vệ
mơi trường, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động.
Ví dụ với chủ đề trường mầm non tôi đã lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi
trường thông qua các hoạt động : Vệ sinh lớp học, lau dọn sắp xếp đồ dùng đồ
chơi sạch sẽ gọn gàng .
9
10
Tiếp đến là các chủ điểm ‘tết và mùa xuân’ hay chủ điểm thế giới thực vật
và các chủ điểm khác tôi cũng lồng ghép tương tự.
* Kết quả: Với việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung, tích hợp
theo từng chủ đề một cách rõ ràng, cụ thể. Tôi đã lồng ghép việc giáo dục bảo vệ
môi trường vào các hoạt động hàng ngày để giáo dục trẻ và đạt được kết quả tốt.
3.2 Biện pháp 2 : Tích hợp giáo dục trẻ bảo vệ mơi trường trong giờ
đón trả trẻ, chơi tự chọn - trị chuyện sáng :
Cơ đến sớm mở cửa phịng thơng thống, sau đó đón trẻ trị truyện với trẻ
về mơi trường bị ô nhiễm như: ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ơ nhiễm
đất..và ngun nhân gây ơ nhiễm, những việc làm để giữ sạch môi trường không
bị ô nhiễm hoặc giảm sự ô nhiễm với cuộc sống con người, cô nhắc trẻ để dép
lên giá cho gọn gàng, cất đồ dùng cá nhân như cặp, ba lô vào tủ . Một số trẻ ăn
sáng ở lớp cô nhắc trẻ khi ăn xong bỏ rác đúng nơi quy định.
11
12
13
Khuyến khích trẻ nhặt rác thải ở sân trường và nơi công cộng bỏ vào
thùng giác và trồng thêm nhiều cây xanh để giữ cho môi trường luôn xanh- sạch.
Cô ln trị chuyện với trẻ về chủ đề đang học, có lồng ghép nội dung
giáo dục bảo vệ mơi trường nhẹ nhàng phù hợp, khi chơi biết lấy đồ chơi và khi
chơi xong biết cất đồ chơi vào nơi quy định .
* Kết quả: Thơng qua việc Tích hợp giáo dục trẻ bảo vệ mơi trường trong
giờ đón trả trẻ, chơi tự chọn - trò chuyện sáng một cách nghiêm túc, trẻ đã biết
bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ của mình.
3.3 Biện pháp 3: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua hoạt động
lao động vệ sinh, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên và vườn trường.
Cô cùng trẻ thường xuyên thực hiện các hoạt động như trồng cây, nhặt
rác, nhặt lá cây bỏ vào túi rác, thùng rác, chăm sóc cây, hoa, như: tưới nước,
nhổ cỏ, cắt tỉa lá vàng.
* Kết quả: Qua hoạt động trẻ biết yêu lao động, yêu thiên nhiên, hào hứng
tham gia vào hoạt động, biết cùng nhau chung sức để làm sạch trường, lớp tạo
một môi trường xanh - sạch - đẹp.
14
15
16
3.4 Biện pháp 4 : phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục bảo vệ môi trường.
Phụ huynh là nguồn động viên lớn, khích lệ và ln sát cánh bên tơi trong
việc giáo dục bảo vệ mơi trường. Vì thế để nhận được sự hỗ trợ đó, tơi thường
xun tuyên truyền, vận động phụ huynh tích cực bảo vệ môi trường biết về tầm
quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong cuộc sống hằng ngày.
Tôi thường tuyên truyền qua trực tiếp trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả
trẻ và qua bảng tuyên truyền để phụ huynh nắm bắt được cùng nhau phối kết
hợp giáo dục trẻ.
*Kết quả: Qua một thời gian phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục bảo vệ
môi trường cho thấy, nhận thức của phụ hunh và học sinh đã được cải thiện rõ rệt
thông qua các hành động và việc làm cụ thể rất tích cực bảo vệ mơi trường. Đây là
một tín hiệu tốt rất đáng mừng.
17
PHẦN III: MINH CHỨNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Qua 1 năm thực hiện các biện pháp trên tôi đã thu được một kết quả rõ
rệt: trẻ có một số vốn kiến thức, thói quen khá tốt đối với mơi trường sống. Điều
đó được thể hiện ở kết quả khảo sát cuối năm:
STT
1
Đầu năm
Nội dung tiêu chí
khảo sát
Biết chăm sóc và bảo
vệ cây xanh
Đạt
Chưa đạt
Cuối năm
Chưa
Đạt
đạt
21/41=51% 20/41=49% 40/41=98%
1/41=2%
Biết giữ gìn trật tự vệ
2
sinh công cộng, vệ 19/41=46% 22/41=54% 41/41=100%
sinh trường lớp
Biết cất dọn đồ dùng,
3
đồ chơi đúng nơi quy 24/41=59% 17/41=41% 41/41=100%
định
Không vứt rác ra
4
đường, biết gom rác 22/41=54% 19/41=46% 40/41=98%
1/41=2%
vào thùng rác
Phân biệt được những
5
hành động đúng, sai 23/41=56% 18/41=44% 41/41=100%
đối với mơi trường.
Có ý thức tiết kiệm
6
7
điện nước khi sử
dụng
Biết tác dụng của việc
bảo vệ mơi trường
20/41=49
21/41=51
40/41=98%
16/41=39
25/411=61
41/41=100%
1/41=2%
Nhìn vào bảng khảo sát cuối năm tôi rất vui khi trẻ đã có thói quen tốt
trong việc bảo vệ mơi trường, trẻ biết yêu lao động và tạo ra cái đẹp. Đây là điều
mà tôi mong muốn và tâm đắc.
18
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA BIỆN PHÁP
* Kết luận: Việc xây dựng và bảo vệ môi trường để tạo ra môi trường
xanh - sạch - đẹp là việc làm rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Địi hỏi mỗi
người đều phải có ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ môi
trường. Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường nhằm giúp cho thế hệ trẻ nói riêng và
con người nói chung có được những hiểu biết, có thái độ, kỹ năng và hành vi
đúng trong việc giữ gìn bảo vệ mơi trường.
* Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ từ lứa tuổi mầm non được thực hiện
mọi lúc, mọi nơi bằng các hình thức như lồng ghép vào các giờ học, hoạt động
lao động, hoạt động góc, tuyên truyền...tạo hứng thú, giúp trẻ tiếp thu kiến thức
một cách nhẹ nhàng mà lại đạt hiệu quả cao… Mục tiêu của hoạt động này là
giúp trẻ nhận biết được môi trường sạch và môi trường bị ô nhiễm, nguyên nhân
gây ra ô nhiễm mơi trường. Từ đó trẻ có kỹ năng thói quen vệ sinh cá nhân, vệ
sinh trường lớp, nơi công cộng và biết chăm sóc cây xanh… làm cho mơi trường
ln xanh - sạch- đẹp. Chúng tơi hồn tồn tin rằng nếu được sử dụng các biện
pháp một cách đồng bộ, thường xuyên chắc chắn rằng việc có ý thức bảo vệ mơi
trường sẽ trở thành thói quen tốt cho gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân trẻ
- những chủ nhân tương lai của đất nước.
* Phạm vi áp dụng: Với việc thực hiện các biện pháp này tôi đã áp dụng
thành công tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 của mình, có thể áp dụng được với tất
cả các lớp, các trường trong huyện và tỉnh khác.
Trên đây là một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực bảo vệ mơi trường của
tơi. Trong q trình thực hiện khơng tránh khỏi có thiếu sót, tơi rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của Ban giám khảo và các bạn đồng
nghiệp để đề tài của tơi hồn thiện và đạt kết quả cao hơn cho những lần sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI THỰC HIỆN
Vũ Thị Mùi
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG