Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐỀ tài vận DỤNG NGUYÊN tắc LỊCH sử cụ THỂ của PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật TRONG HOẠT ĐỘNG KINH tế đối NGOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.87 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC LỊCH SỬ - CỤ
THỂ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Sinh viên thực hiện
Lớp – Ngành - Khóa
Mã sinh viên
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:

NGUYỄN MINH KHUÊ
ANH 1 – CLC KDQT – K58
1915550011
TRẦN HUY QUANG

HÀ NỘI – 2020




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC LỊCH SỬ - CỤ
THỂ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Sinh viên thực hiện
Lớp – Ngành - Khóa
Mã sinh viên
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:

NGUYỄN MINH KHUÊ
ANH 1 – CLC KDQT – K58
1915550011
TRẦN HUY QUANG

HÀ NỘI – 2020



MỤC LỤC
PHẦN I

LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ-CỤ THỂ TRONG

TRIẾT HỌC MARX - LENIN:.................................................................7
1

Biện chứng và phép biện chứng.......................................................7
1.1 Biện chứng:...................................................................................7
1.2 Phép biện chứng:..........................................................................7

2

Phép biện chứng duy vật:..................................................................8
2.1 Lịch sử vấn đề:..............................................................................8
2.2 Nội dung, đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy
vật: 8

3

Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể:............................9

4

Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể:...........................................10

PHẦN II VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC LỊCH SỬ - CỤ THỂ CỦA
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
ĐỐI NGOẠI...............................................................................................12

1

Đổi Mới............................................................................................13

2

Đổi Mới về kinh tế:..........................................................................14

3

Đổi Mới về chính trị........................................................................15

4

Đổi Mới về văn hóa:........................................................................16

5

Đổi Mới trên các mặt khác:.............................................................16

PHẦN III

KẾT LUẬN..........................................................................16

PHẦN IV

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................18


LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng và những
quá trình, tiến trình phát triển khác nhau của chúng. Vậy giữa chúng ln
có mối quan hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, hay chỉ là những sự
vật tồn tại biệt lập, cô độc và tách rời? Chúng ln chuyển mình vận động,
đối mới, phát triển hay chỉ luôn đứng yên?
Trong thực tiễn nhận thức, hoạt động của con người tồn tại trên vô
vàn những lĩnh vực đời sống khác nhau, với nhiều mối liên hệ và mục tiêu
riêng khác biệt, trong đó có hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia. Đó là
một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học,
kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác hoặc
với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức,
hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và
phân công lao động quốc tế. Kinh tế đối ngoại được ví như một mắt xích
quan trọng trong guồng máy của nền kinh tế, đóng vai trị quan trọng, nhất
là trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, khơng những góp phần đắc
lực vào q trình thúc đẩy tồn bộ nền kinh tế phát triển mà còn mở rộng
quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế cả về các lĩnh vực khác. Vậy, làm thế nào
để có thể đạt được những mục tiêu đó, đồng thời tránh được những sai lầm
trong nhận thức tư duy? Để trả lời cho câu hỏi đó, ta cần nghiên cứu về đề
tài “Vận dụng nguyên tắc lịch sử - cụ thể của phép biện chứng duy vật
trong hoạt động kinh tế đối ngoại.”
Phép biện chứng là một khái niệm của khoa học triết học, cũng như
là một trong những phương pháp chung nhất giúp con người nhận thức về
sự vật, hiện tượng hay nhận thức về thế giới. Xét trên nhiều phương diện,
phép biện chứng là một hiện tượng có ý nghĩa. Xun suốt trong q trình
hình thành và phát triển của lịch sử loài người, phép biện chứng duy vật đã
được xây dựng, từ đó hình thành trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý,
những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến để phản ánh đúng đắn



hiện thực. Một số quan điểm cơ bản được rút ra từ nội dung của phép biện
chứng duy vật giữ vai trò dẫn dắt, định hướng cho hoạt động nhận thức
khoa học và thực tiễn cách mạng. Cũng chính từ lịch sử tồn tại, hình thành
và phát triển từ thời cổ đại ấy, khi mà triết học ra đời, đỉnh cao của nó là
phép biện chứng duy vật hay biện chứng Marx – Lenin. Nguyên tắc quan
điểm lịch sử - cụ thể là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ
bản và quan trọng trong quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn. Trong thời đại nền kinh tế mở và cạnh tranh, mỗi quốc gia phải nghiên
cứu tìm ra hướng đi cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất
nước, với khu vực thế giới và thời đại. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc
cần phải phân tích các yếu tố kinh tế trong tổng thể các mối quan hệ, trong
sự vận động, phát triển không ngừng. Do vậy việc vận dụng quan điểm lịch
sử cụ thể của triết học Marx - Lenin vào quá trình đổi mới, phát triển kinh
tế là rất cần thiết và đúng đắn. Quán triệt và phân tích quan điểm lịch sử-cụ
thể trong mối quan hệ với quá trình đối mới kinh tế sẽ giúp cho nền kinh tế
thế giới tìm được hướng đi thích hợp với thời đại.


NỘI DUNG
PHẦN I

LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ-CỤ THỂ TRONG

TRIẾT HỌC MARX - LENIN:
1

Biện chứng và phép biện chứng

1.1


Biện chứng:

a)

Khái niệm:
Biện chứng là khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác,

chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện
tượng, quá trình trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
b)

Các loại biện chứng
- Biện chứng khách quan: là biện chứng của thế giới vật chất.
- Biện chứng chủ quan: là biện chứng của tư duy, ý thức, là kết quả

phản ánh biện chứng khách quan trong đời sống ý thức của con người
Theo F.Engels: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong
tồn bộ giới tự nhiên, cịn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện
chứng, thì chỉ phản ánh sự chi phối, trong tồn bộ giới tự nhiên.”
1.2
a)

Phép biện chứng:
Khái niệm:
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của

thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng
hệthống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Bởi
vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời, phép biện
chứng đối lập với phép siêu hình - phương pháp tư duy về sự vật, hiện

tượng của thế giới trong trạng thái cô lập tĩnh tại và tách rời.


b)

Các hình thức cơ bản của phép biện chứng:
Trong lịch sử triết học, phép biện chứng phát triển qua ba hình thức

cơ bản:
- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: chủ yếu dựa trên quan sát.
- Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: biện chứng của ý niệm (tinh
thần) là bản gốc sinh ra biện chứng của thế giới vật chất.
- Phép biện chứng duy vật: triết học Mác-Lênin.
2
2.1

Phép biện chứng duy vật:
Lịch sử vấn đề:
Phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng

là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx đề xướng. Cốt lõi và
hạt nhân của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với
phép biện chứng. Marx đã kế thừa tư tưởng về phương pháp biện chứng
của Georg Wilhelm, Friedrich Hegel và lý luận về chủ nghĩa duy vật của
Ludwig Andreas von Feuerbach và phát triển nên phương pháp luận này.
Các nhà triết học Marx - Lenin cho rằng phương pháp duy vật biện chứng
là cơ sở cho hệ tư tưởng triết học của họ.
2.2

Nội dung, đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy

vật:
- Nội dung: Biện chứng của thế giới vật chất có trước sinh ra biện

chứng của thế giới tinh thần.
- Đặc trưng: Xét từ góc độ kết cấu nội dung, phép biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác-Lênin có hai đặc trưng cơ bản sau:
Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép
biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.
Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin có
sự thống nhất giữa nội dung của thế giới quan (duy vật biện chứng) với


phương pháp luận (biện chứng duy vật) do đó, nó khơng dừng lại ở sự giải
thích thế giới mà cịn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
- Vai trò: Phép biện chứng duy vật giữ vai trò là nội dung đặc biệt
quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tạo nên tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa MácLênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất
của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hoạt
động thực tiễn.
3

Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là

cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế
giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian
và thời gian cụ thể xác định. Điều kiện không gian và thời gian có ảnh
hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng
nếu tồn tại trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau
thì tính chất, đặc điểm của nó sẽ khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi

hịan tồn bản chất của sự vật. Bởi vậy, ta khơng chỉ nghiên cứu chúng
trong suốt q trình, mà cịn nghiên cứu chúng trong các không gian, thời
gian, điều kiện, hồn cảnh lịch sử-cụ thể khác nhau đó.
Theo triết học Mác-Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch
sử của thế giới khách quan trong quá trình lịch sử-cụ thể của sự phát sinh,
phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng; biểu hiện tính lịch sử- cụ thể
của sự phát sinh và các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng. Mỗi sự
vật, hiện tượng đều có q trình phát sinh, phát triển và diệt vong của mình
và q trình đó thể hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự thay đổi và sự
phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong không
gian và thời gian khác nhau. Bởi vậy, nguyên tắc lịch sử- cụ thể đòi hỏi, để
nhận thức đầy đủ về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải xem xét sự vật, hiện


tượng trong q trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa trong các hình thức
biểu hiện, với những bước quanh co, với những ngẫu nhiên gây tác động
lên quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng trong không gian và thời gian cụ
thể; gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà trong đó sự vật, hiện tượng tồn
tại.
4

Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể:
Quan điểm lịch sử có 6 yêu cầu:
- Thứ nhất: Nguyên tắc lịch sử-cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự

vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể
của nó; biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung
nguyên tắc lịch sử-cụ thể. Nguyên tắc lịch sử-cụ thể được V.I.Lê nin nêu rõ
và cô động: “Xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng

nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua
những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự
phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào”. Bản chất
của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật, hiện
tượng, trong sự vận động, trong sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo
lại được sự phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, sự vận động của chính nó,
đời sống của chính nó. Nhiệm vụ của nguyên tắc lịch sử-cụ thể là tái tạo sự
vật, hiện tượng xuyên qua lăng kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những
bước quanh co, những gián đoạn theo trình tự không gian và thời gian. Nét
quan trọng nhất của nguyên tắc lịch sử-cụ thể là mô tả sự kiện cụ thể theo
trình tự nghiêm ngăt của sự hình thành sự vật, hiện tượng. Giá trị của
nguyên tắc này là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận động lịch
sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể của sự vật,
hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.


- Thứ hai: Nguyên tắc lịch sử-cụ thể yêu cầu phải nhận thức được
vận động có tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất, nghĩa là
phải nhận thức được sự vận động làm cho sự vật, hiện tượng xuất hiện,
phát triển theo những quy luật nhất định và hình thức của vận động quyết
định bản chất của nó; phải chỉ rõ được những giai đoạn cụ thể mà nó đã trải
qua trong q trình phát triển của mình; phải biết phân tích mỗi tình hình
cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn thì mới có thể
hiểu, giải thích được những thuộc tính, những mối liên hệ tất yếu, những
đặc trưng chất và lượng vốn có của sự vật, hiện tượng.
- Thứ ba: Nguyên tắc lịch sử-cụ thể không chỉ yêu cầu nhận thức
những thay đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái
chất lượng thay thế nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách
quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự
tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới

thơng qua sự phủ định; chỉ ra được rằng, thông qua phủ định của phủ định,
sự vật, hiện tượng mới là sự kế tục sự vật, hiện tượng cũ; là sự bảo tồn sự
vật, hiện tượng cũ trong dạng đã được lọc bỏ, cải tạo cho phù hợp với sự
vật, hiện tượng mới. Như vậy, chỉ khi đã tìm được mối liên hệ khách quan,
tất yếu giữa các trạng thái chất lượng, tạo nên lịch sử hình thành và phát
triển của sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu; tạo nên các quy luật quy định
sự tồn tại và chuyển hóa của nó, quy định giai đoạn phát triển này sang giai
đoạn phát triển khác cho tới trạng thái chín muồi và chuyển hóa thành trạng
thái khác hay thành các mặt đối lập của nó thì mới có thể giải thích các đặc
trưng chất lượng và số lượng đặc thù, nhận thức được bản chất của nó.
- Thứ tư: Nguyên tắc lịch sử-cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự
vật, hiện tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng. Việc xem xét các
mặt, các mối liên hệ cụ thể của sự vật, hiện tượng trong quá trình hình
thành, phát triển cũng như diệt vong của chúng cho phép nhận thức đúng
đắn bản chất các sự vật, hiện tượng và từ đó mới có định hướng đúng cho


hoạt động thực tiễn của con người. Đối với việc nghiên cứu quá trình nhận
thức, nguyên tắc lịch sử-cụ thể cũng địi hỏi phải tính đến sự phụ thuộc của
q trình đó vào trình độ phát triển của xã hội, trình độ phát triển của sản
xuất và các thành tựu khoa học trước đó.
- Thứ năm: Sự kiện tuy có vai trò quan trọng đối với nguyên tắc lịch
sử-cụ thể nói riêng và đối với các nguyên tắc khác nói chung, nhưng
nguyên tắc lịch sử-cụ thể không kết hợp các sự kiện riêng lẻ, mô tả các sự
kiện, mà tái hiện sự kiện, chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện với
nhau, khám phá quy luật và phân tích ý nghĩa và vai trị của chúng để tạo
nên bức tranh khoa học về các quá trình lịch sử.
- Thứ sáu: Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử-cụ
thể là cần thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian, cũng
như trong những không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính,

đặc trưng của sự vật, hiện tượng; tránh khuynh hướng giáo điều, chung
chung, trừu tượng, không cụ thể. Mặt khác, cũng cần đề phòng khuynh
hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể, khơng thấy sự vật, hiện tượng trong cả quá
trình vận động, biến đổi. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
phải vừa thấy tính cụ thể, vừa thấy cả quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng là điều tất yếu.

PHẦN II

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC LỊCH SỬ - CỤ THỂ CỦA

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
TẾ ĐỐI NGOẠI
Các hoạt động kinh tế đối ngoại có tầm quan trọng và ảnh hưởng vô
cùng to lớn trong việc liên kết hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị,
xã hội của các nước trên tồn cầu, qua đó mở rộng giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm giữa các nước. Tuy nhiên, mỗi nước, mỗi khu vực trên thế giới lại
có những đặc thù về lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội khác nhau.


Do đó, các nhà cầm quyền cần vận dụng linh hoạt kiến thức, áp dụng các
chính sách phát triển đúng thời điểm, đúng chỗ, sử dụng quan điểm lịch sửcụ thể chính xác làm cho nền kinh tế nước nhà tăng trưởng hơn nữa, tạo
tiền đề và bước đệm cho nền kinh tế thế giới khởi sắc và phát triển vượt
bậc.
Ta có thể thấy rõ ràng rằng ngày nay, tình hình thế giới vẫn diễn biến
quanh co, phức tạp đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ
cần được giải quyết. Nắm vững phép biện chứng duy vật, vận dụng các
nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật giúp nhận thức
được tính biện chứng của thế giới, tính tất yếu của cơng cuộc đổi mới và
nhu cầu cấp bách phát triển kinh tế hiện nay. Thực tiễn cho thấy những con

đường thúc đẩy kinh tế, phải triển thế giới không tuân theo những cơng
thức có sẵn, bất biến mà chúng được vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, luôn
đổi mới để phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của mỗi nước và tình hình
quốc tế trong từng giai đoạn. Ví dụ thuyết phục nhất là con đường của cách
mạng Việt Nam được xác định là Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng
đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ
nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là con đường duy nhất đúng,
thể hiện sự nhận thức và vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lê nin nói chung, các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của
phép biện chứng duy vật nói riêng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1

Đổi Mới
Một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu nhất cho việc

vận dụng và phát triển sáng tạo, hiệu quả Chủ nghĩa Mác Lê – nin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta chính là chính sách Đổi Mới.
Đổi Mới là một chương trình cải cách kinh tế và nhiều khía cạnh
khác của đời sống do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên


1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu
Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986.
Đổi Mới về kinh tế được thực hiện trước tiên. Trong những năm đầu
thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện Đổi Mới trên các mặt khác: xã
hội, chính trị, tư duy, cơ chế, văn hóa… Tuy nhiên, chính trị khơng có
những thay đổi nhiều so với kinh tế.
Các quan điểm về việc Đổi mới kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu
trên các kinh nghiệm cải cách của các nước Đông Âu và Trung Quốc,
nhưng ở Việt Nam, Đổi mới xuất phát từ lĩnh vực kinh tế chứ không đi kèm

với những biến động lớn về mặt chính trị.
2

Đổi Mới về kinh tế:
Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá

trình thực hiện. Ngày nay, Đổi Mới về kinh tế được Nhà nước Việt Nam
định nghĩa là: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm Đổi mới về kinh tế được hoàn thiện dần trong quá trình
thực hiện. Hiện nay, Đổi mới về kinh tế được Nhà nước Việt Nam định
nghĩa là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều
thành phần kinh tế . Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế
học mà đại biểu tiêu biểu của nó là Paul Samuelson với lý thuyết về nền
kinh tế hỗn hợp. Luận điểm của nó là nền kinh tế thị trường nhưng có sự
quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai bàn tay: thị
trường và Nhà nước. Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu trong


phân bổ nguồn lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh.
Mặt khác, sự quản lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của thị
trường như lạm phát, phân hóa giàu nghèo hay khủng hoảng kinh tế...
- Theo quan điểm trước Đổi Mới, Nhà nước Việt Nam cho rằng kinh
tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và hoạt động không tốt.
Sau Đổi Mới, quan điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh tế thị trường là

thành tựu chung của lồi người, khơng mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội.
Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh
tế Nhà nước trong nền kinh tế. Bởi lẽ, theo quan điểm của chủ nghĩa Marx
về chủ nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân.
- Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập
với thế giới
3

Đổi Mới về chính trị
- Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thì Đổi Mới khơng

phải là từ bỏ việc thực hiện chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn
giữ quyền lãnh đạo duy nhất. Đổi Mới chỉ là thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội.
- Cho đến nay, Đổi Mới về chính trị ở Việt Nam là chuyển từ việc
lãnh đạo kinh tế chủ quan, duy ý chí sang tơn trọng quy luật khách quan
của thị trường.
- Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam chuyển từ chú trọng quan hệ
hợp tác với các nước XHCN sang chú trọng quan hệ hợp tác đa phương,
làm bạn với tất cả các nước, trên quan điểm bình đẳng, cùng có lợi, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Việt Nam đã bình thường hóa
quan hệ với Mỹ, gia nhập các tổ chức khu vực ASEAN, APEC, WTO...
- 1994: bắt đầu thực hiện chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với
các thành viên Chính phủ.


- Đại hội Đảng lần X lần đầu tiên lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của
các tầng lớp nhân dân, lần đầu tiên cho phép Đảng viên tự ứng cử vào Ban
Chấp hành Trung ương Đảng.

4

Đổi Mới về văn hóa:
Đổi Mới trên mặt văn hóa ở Việt Nam thì được biết dưới tên Cởi

Mở, tương tự như chính sách Glastnost của Nga Xơ. Q trình này bắt đầu
cùng với Đổi Mới Kinh tế nhưng sau đó dừng lại trong thập niên 1991 .
Việc đổi mới văn hóa là điều cần thiết để hòa nhập với xu thế của đất nước,
nhưng những tinh hoa văn hóa nên được bảo tồn và gìn giữ, lưu truyền
cho các thế hệ sau.
5

Đổi Mới trên các mặt khác:
Đổi Mới trên các mặt khác vẫn đang diễn ra và vẫn chưa có những

tổng kết khoa học về vấn đề này. Ví dụ như Việt Nam đang thực hiện Đổi
Mới giáo dục: chuyển từ lối giáo dục từ chương (vốn là truyền thống trong
cách giáo dục Á Đông) sang phương pháp giáo dục lấy người học làm
trung tâm, tăng tính chủ động cho học sinh và tấn cơng vào căn bệnh thành
tích, tăng tính tự chủ và tự do của nền giáo dục.

PHẦN III KẾT LUẬN
Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân
ta đã thực hiện công cuộc Đổi mới, thay đổi mơ hình xây dựng đất nước,
đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, xã hội, phá vỡ chiến lược bao
vây, cấm vận, cô lập Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc, từng bước phát triển
kinh tế và đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt: chính
trị ổn định, giáo dục được cải thiện và có bước tiến bộ vượt bậc, văn hóa đa
dạng, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống, hòa nhập nhưng



khơng hịa tan, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được
nâng cao. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia; có
quan hệ hợp tác chiến lược với 14 nước, trong đó có 4 nước thành viên
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc
và Ấn độ... Hoa Kỳ hiện là đối tác toàn diện của Việt Nam. Đời sống nhiều
mặt của nhân dân ta được nâng lên đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người
đến năm 2013 đạt khoảng 1.960 USD. Từ một trong những nước nghèo
nhất thế giới (khi bước vào công cuộc đổi mới, 1986), đến nay, Việt Nam
bắt đầu được ghi tên vào danh sách các nước có mức sống trung bình trên
thế giới.
Nhìn chung, Đảng và Nhà nước đã vận dụng tốt quan điểm lịch sửcụ thể, đặt nền kinh tế Việt Nam trong tính lịch sử và tính cụ thể để đề ra
những kế hoạch phát triển có lợi nhất cho đất nước. Việt Nam từ một nước
có mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển mơ hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu với bạn bè năm
châu bốn bể, làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên đa dạng phong phú và
vơ cùng khởi sắc. Qua đó, ta thấy rằng nguyên tắc lịch sử-cụ thể xuyên suốt
phép biện chứng duy vật. Để thấy rõ hơn tầm quan trọng của nguyên tắc
này, sẽ là bổ ích hơn nếu ta mở rộng nghiên cứu những lý do nguyên tắc
lịch sử-cụ thể là linh hồn phương pháp luận của chủ nghĩa Mác. Như vậy,
triết học Mác-Lênin nói chung và nguyên tắc lịch sử-cụ thể nói riêng đã
chứng minh được tính khoa học và thực tiễn của mình, đóng vai trị vơ
cùng thiết yếu trong việc phát triển thế giới.


PHẦN IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - “Giáo trình những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác- Lênin” - NXB Chính trị quốc gia – 2016
2. Nguyễn Thị Thu Huyền - “Quan điểm lịch sử - cụ thể và ý
nghĩa của nó đối với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt nam hiện

nay” - Học viện Báo chí và Tuyên truyền – 2016
3. Wikipedia:
/>


×