Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

So sánh chủ trương đường lối của đảng trong giai đoạn 1954 1964 và giai đoạn 1965 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.3 KB, 3 trang )

So sánh chủ trương đường lối của Đảng trong
giai đoạn 1954-1964 và giai đoạn 1965-1975.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi, Hiệp
định Genève được ký kết, đất nước ta được công nhận độc lập, chủ
quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tuy nhiên khơng
lâu sau ngày Hiệp định được ký kết, đế quốc Mỹ gạt thực dân Pháp,
trực tiếp chi viện cho chính quyền Sài Gòn cả về nhân lực lẫn vật lực
hòng chia cắt nước ta, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn
cứ quân sự của Mỹ, ngăn sự phát triển của Chủ nghĩa Xã hội tới khu
vực Đông Nam Á. Trước tình đó, để giành thắng lợi trong cuộc chiến
đấu chống lại đế quốc Mỹ - một kẻ thù có tiềm lực mạnh về kinh tế,
quân sự hàng đầu, Đảng ta đã đề ra đường lối trong hai giai đoạn
1954-1964 và giai đoạn 1965-1975 để lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta tiến hành sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo
vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc. Phân tích chủ trương trong hai giai
đoạn trên sẽ thấy những điểm tương đồng nhất định.
Thứ nhất, cách mạng Việt Nam trong hai giai đoạn trên đều
được tiến hành khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh,
phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển và phong trào hịa
bình dân chủ lên cao; nhân dân ta từ Bắc chí Nam đều sục sơi ý chí
độc lập, thống nhất Tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn cịn có những khó khăn
khi mà đế quốc Mỹ với tiềm lực kinh tế hùng mạnh bước vào thời kỳ
chạy đua vũ trang đối đầu với phe chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, bất
đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc trong hai giai đoạn này khơng hề
có lợi cho cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, về nội dung của đường lối, Đảng ta ln có những
nhận định kịp thời và đúng đắn từ đó đưa ra những chủ trương vừa
phù hợp với tình hình trong nước, vừa phù hợp với xu thế thời đại.



Điều đó được thể hiện qua việc xác định và phân chia nhiệm vụ hai
miền, đặc biệt là trong Hội nghị Trung Ương lần thứ 15 (01 1959),
Đại hội III (9-1960), Hội nghị Trung Ương lần thứ 11 (03-1965) và
lần thứ 12 (12- 1965) đều đã thống nhất điều cốt lõi là ra sức củng cố
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân giành chính quyền tại miền Nam với nhận định miền Bắc
giữ vai trò quyết định nhất, miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp
( Đại hội III) và miền Bắc là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến
lớn ( Hội nghị Trung Ương lần thứ 11 (03-1965) và lần thứ 12).
Ngoài những điềm tương đồng, đường lối cách mạng ở hai giai
đoạn cũng có những điểm khác biệt để phù hợp với tình hình, diễn
biến của cuộc chiến tranh.
Thứ nhất, giai đoạn 1954-1964 đường lối đưa ra mặt trận chủ
yếu là ở miền Nam thì đến giai đoạn 1965-1975, đường lối kháng
chiến cứu nước chỉ đạo trên phạm vi cả nước.
Thứ hai, trong giai đoạn 1965-1975, ngoài nhiệm vụ nhiệm vụ
xây dựng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tiếp tục xây dựng miền Bắc vững
mạnh về kinh tế, là hậu phương vững chắc cho miền Nam, miền Bắc
cịn thêm một nhiệm vụ nữa đó là phải củng cố cả quốc phịng trong
điều kiện có chiến tranh, chuẩn bị lực lượng đánh bại địch trong
trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “ Chiến tranh cục bộ” ra cả nước.
Thứ ba, trong giai đoạn 1954-1964 có đề cập đến việc “đấu
tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân chủ và
phương pháp hòa bình” tuy nhiên chủ trương này vẫn chưa được rõ
ràng, bên cạnh đó là đẩy mạnh đấu tranh chính trị đồng thời phát triển
đấu tranh vũ trang, thực hành kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh
vũ trang. Đến giai đoạn 1965-1975, 23 đến 26/1, Hội nghị Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định nâng hoạt động ngoại giao
thành một mặt trận để phối hợp với mặt trận quân sự và chính trị và
tại Hội nghị Trung Ương lần thứ 9 (11- 1963), Đảng chủ trương xác

định hướng đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức


mạnh thời đại, nói cách khác là kết hợp đấu tranh chống Mỹ trên cả
ba mặt trận quân sự-chính trị-ngoại giao.
Có thể nói cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta
là cuộc kháng chiến toàn diện và thắng lợi trên cả ba mặt trận quân
sự, chính trị, ngoại giao. Trong đó mặt trận quân sự là mặt trận có tính
quyết định nhất đến thắng lợi này. Vì đây vẫn là một cuộc chiến tranh
nên quá trình tổ chức, xây dựng quân đội, huy động lực lượng thực
hành các phương thức tác chiến,… là vô cùng quan trọng, nó tạo đà,
tạo thế, hậu thuẫn cho các mặt trận khác. Bởi chỉ khi thất bại cay đắng
trên bầu trời Hà Nội, Mỹ mới chịu ngồi xuống đặt bút ký vào Hiệp
định Paris sau những lần trì hỗn và đàm phán thiếu thiện chí phía
chính phủ Hoa Kỳ. Cũng phải nói thêm rằng, "Qn sự mà khơng có
chính trị như cây khơng có gốc, vơ dụng lại có hại", qn sự mà
khơng đấu tranh ngoại giao cũng khơng có được sự công nhận, thắng
lợi không chỉ dựa vào vũ lực. Bởi vậy kết hợp được cả ba mặt trận là
một thành công lớn quyết định đến chiến thắng của cuộc kháng chiến
chống đế quốc xâm lược.



×