Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến TINH THẦN DN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.52 KB, 11 trang )

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TINH THẦN DOANH NGHIỆP
Nhóm thực hiện: Nhóm 3Thành viên nhóm:

Tên thành viên

Mã sinh viên

Tạ Nguyễn Vũ Đức Hiếu

19051471

Nguyễn Mạnh Hùng

19051477

Nguyễn Lan Hương

19051484

Trần Thị Lâm

19051497

Cao Khánh Linh

19051504

Trần Thị Linh

19051512


Văn Thị Trà

20050368

I.Định nghĩa “Tinh thần doanh nghiệp”
Trước tiên, ta tìm hiểu: “tinh thần” là gì?
Tinh thần, có thể được hiểu là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm,
v.v., những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người; là những thái
độ, ý nghĩ định hướng cho hoạt động, quyết định hành động của con người (nói
tổng quát); là sự quan tâm thường xuyên trên cơ sở những nhận thức nhất định;
là cái sâu sắc nhất, cốt yếu nhất của một nội dung nào đó.
Vậy đối với doanh nghiệp, Tinh thần doanh nghiệp có thể được hiểu là
những định hướng, quyết định, những mối quan tâm của doanh nghiệp hay nói
các khác đó là phần cốt lỗi sâu bên trong của doanh nghiệp.
Từ đó ta có thể kết luận tinh thần doanh nghiệp là phần linh hồn, ý chí và
nguyên tắc của doanh nghiệp.
II.Các nhân tố tác động đến tinh thần doanh nghiệp


Có rất nhiều nhân tố tác động đến tinh thần doanh nghiệp, từ xa đến gần,
từ yếu đến mạnh, trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó, 5 nhóm nhân tố dưới đây
có thể coi là có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng mang tính quyết định tới tinh
thần doanh nghiệp.
1.Lịch sử và truyền thồng
a,Khái niệm lịch sử và truyền thống
-Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự
kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự
kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình
bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này.
-Truyền thống là những đức tính, tập quán, tư tưởng, tình cảm, lối sống,

những hành vi, nguyên tắc được biểu hiện qua mối quan hệ giữa người và người
trong xã hội; truyền thống được hình thành trong lịch sử, được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác và được duy trì bởi ý thức cộng đồng xã hội.
b,Tác động của lịch sử và truyền thống đối với tinh thần doanh nghiệp
Tinh thần doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của lịch sử, truyền thống
bởi doanh nghiệp được hình thành và phát triển trên nền tảng tinh thần của một
dân tộc, một xã hội, một quốc gia cụ thể.
Điều này càng được thể hiện rõ nét hơn khi xem xét các quốc gia có lịch
sử và truyền thống khác nhau.
Những quốc gia có lịch sử và truyền thống kinh doanh thì tinh thần doanh
nghiệp thường mạnh mẽ và biểu hiện rộng khắp; ngược lại, truyền thống lịch sử
mang tính “trọng nơng ức thương” thì tinh thần doanh nghiệp mờ nhạt và khó
nảy nở cụ thể trong đó có Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu lịch sử của nước ta từng nhận xét, ở Việt Nam trong suốt thời ky
Pháp thuộc việc tìm một kỹ sư, bác sỹ tương đối dễ, trong khi rất khó tìm một nhà kinh
doanh. Lí do là bởi các triều đại phong kiến đã luôn luôn coi nông nghiệp là cơ sở
kinh tế chính, những tư tưởng kinh tế của họ được khẳng định trên chủ nghĩa trọng
nông, thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật được coi trọng, nhưng thương mại không được
xem trọng, những người kinh doanh được gọi là ‘’con buôn’’. Kèm theo đó là tư
tưởng Nho Giáo thời xưa khiến việc buôn bán bị coi là nhỏ mọn, không xứng với đấng
nam nhi. Và thực ra lịch sử gần một nghìn năm tự chủ, chưa có triều đại nào có


thương thuyền đi buôn bán với nước ngoài. Ngoại thương chỉ thực hiện ở các thương
cảng hoặc chợ biên giới, do nhà nước nắm quyền, thu hút thương nhân nước ngoài
đến buôn bán là chủ yếu. tầng lớp thương nhân Việt Nam vì vậy mà èo uột, không
thành một tầng lớp có tiếng nói trong xã hội. Nối tiếp vào cuối thời kỳ phong kiến trở
đi lại là thời kỳ kháng chiến chống thực dân xâm lược. Tất cả những điều đó khiến
nền kinh tế nước ta nở muộn hơn so với các nước phát triển trên thế giới.


Nhưng những khó khăn trên cũng phần nào tạo nên tinh thần vượt khó
của nhân dân ta nói chung hay của nền kinh tế nước nhà nói riêng.
Cụ thể đó là giai đoạn sau năm 1986: Kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao. Giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP
bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng
8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn
2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm
kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn
đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.


Kết luận: Trải qua dòng chảy lịch sử đầy những chông gai, khó khăn và
thử thách cùng với truyền thống vượt khó, vươn lên và không ngừng học
hỏi; các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo cho mình được tinh thần luôn sẵn
sàng đối mặt với thách thức, luôn sẵn sàng học hỏi tìm hiểu cái mới để
đưa doanh nghiệp của mình bắt kịp thời đại mới và đạt tới những mục
tiêu cao hơn trong tương lai.

2.Văn hóa doanh nghiệp
a,Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống hữu cơ có giá trị, chuẩn mực,
quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy
trong quá trình tương tác với mơi trường bên ngồi và hội nhập bên trong tổ
chức, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên như một
phương thức chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ
với các vấn đề mà họ phải đối mặt.
b,Tác động của Văn hóa doanh nghiệp đối với tinh thần doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến tinh thần
doanh nghiệp, là nền tảng tinh thần của mọi tổ chức.



Khi nói kinh doanh không chỉ là khoa học mà còn là một nghệ thuật, khắc
phục được sự đơn điệu, căng thẳng trong mơi trường làm việc thì mới có thể tạo
ra giải pháp thông minh và sự sáng tạo



Tạo ra môi trường làm việc tốt, môi trường sống tối ưu cho người lao
động, môi trường cởi mở, tin tưởng lẫn nhau
Tăng được sự hiểu biết và gắn kết lẫn nhau giữa các thành viên trong
doanh nghiệp nhằm tạo nên sự nhất trí cao độ trong doanh nghiệp.

Khơi gợi và hình thành thường trực trong suy nghĩ của mỡi nhân viên về
niềm tự hào về doanh nghiệp nơi mình làm việc và tinh thần trách nhiệm trước
uy tín của doanh nghiệp, để trong doanh nghiệp tràn trề một không khí sống và
làm việc đặc biệt không trộn lẫn với những doanh nghiệp khác
Kết hợp hai mặt của doanh nghiệp:
1. Là một tổ chức tạo ra lợi nhuận
2. Là một cộng đồng bảo đảm đời sống cho mọi thành viên
Từ đó tạo ra những cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc sẽ
đều có thể thăng tiến và thành công.
Kết luận: Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối mọi hoạt động và ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả của doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp có văn
hóa sẽ tạo ra cho mỗi thành viên cảm thấy doanh nghiệp như một cộng đồng
sinh sống, trong đó có đủ điều kiện sống, phát triển và tự hoàn thiện bản thân
làm khơi dậy tinh thần doanh nghiệp ở trong mỗi cá nhân.
3.Tiến bộ Khoa học công nghệ
a,Khái niệm về khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là tập hợp của những hoạt động có hệ thống, có sự

sáng tạo với mục đích chính là phát triển kiến thức có liên quan tới con người,
tự nhiên, xã hội. Từ đó sử dụng các kiến thức này vào việc tạo ra những nguồn
ứng dụng mới, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội.
b.Tác động của tiến bộ Khoa học công nghệ đối với Tinh thần doanh nghiệp
Khái niệm tinh thần doanh nghiệp về tiến bộ khoa học công nghệ :


Tinh thần doanh nghiệp trong bối cảnh tiến bộ về khoa học cơng nghệ là
quá trình kiến tạo và đổi mới, đột phá về công nghệ, ý tưởng và chính sách, phát
huy các lợi thế và tận dụng các cơ hội, thích ứng với thách thức mới, dũng cảm
lựa chọn định hướng mới và khai thác hiệu quả các động lực mới, ngày càng
nhận thức rõ hơn về tương lai .
Cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh tiến bộ về khoa học cơng nghệ
địi hỏi phát huy tinh thần doanh nghiệp. Đó là tinh thần dũng cảm, quyết tâm
và ý chí làm giàu có tổ chức cho mình và cộng đồng, trên cơ sở tuân thủ pháp
luật quốc gia và quốc tế, tự trọng, tự tôn, tự hào dân tộc và đề cao trách nhiệm
xã hội;
Đáng chú ý, tinh thần doanh nghiệp thể hiện tập trung ở sự dám nghĩ, đầu
tư thông minh và nâng cao năng suất và chất lượng, giảm giá thành sản phẩm
trên cơ sở coi trọng thu hút, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, nâng cao năng lực đổi
mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ, thiết bị sản xuất và quản trị doanh nghiệp
tiên tiến.
Tinh thần doanh nghiệp khơng chỉ địi hỏi sự chủ động, tự giác và tự thân
của cộng đồng và từng doanh nghiệp, mà cịn cần được hun đúc, tơn vinh, chia
sẻ và hỗ trợ từ cả hệ thống chính trị và xã hội; sự đột phá mạnh mẽ hơn về tư
duy và thể chế


Kết luận: Chính sự tiến bộ khoa học công nghệ đã bắt buộc các nhà
quản trị doanh nghiệp phải tự thay đổi mình để học hỏi, tiếp thu cái mới

của khoa học công nghệ vì sự sống còn của doanh nghiệp cũng như bản
thân họ. Điều này cũng là tác nhân gián tiếp gây ảnh hưởng lên tinh thần
của các chủ doanh nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ đội ngũ lao động
nói chung.

4.Tham gia hội nhập quốc tế
a,Khái niệm Hội nhập kinh tế quốc tế:
Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là sự mở cửa nền kinh tế, đón nhận
những luồng gió mới từ bên ngoài vào, kích thích các yếu tố, điều kiện trong
nước để phát triển kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ từng bước, từng phần của rào
cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia


b,Tác động của hội nhập quốc tế đối với tinh thần doanh nghiệp
Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội vươn lên của các quốc gia đang và kém
phát triển. Thơng qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các quốc gia này phát
huy tối ưu các lợi thế so sánh của mình đờng thời cũng tiếp nhận công nghệ tiên
tiến, phương pháp quản lý hiện đại trên thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước
không ngừng đổi mới để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Ngay những doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong nước cũng không thể
không nỗ lực vươn lên, bởi những điều kiện kinh doanh trong nước cũng ngày
càng bị những điều kiện quốc tế chi phối. Từ đó có thể đi đến kết luận rằng, đây
cũng là một trong những nhân tố làm thay đổi diện mạo cũng như làm thay đổi
tinh thần doanh nghiệp nước ta theo chiều hướng tích cực.
Ví dụ: Kể từ năm 2004, Forbes lập danh sách và công bố danh sách 2.000
doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu Global 2000 hàng năm. Các tiêu chí đánh giá
bao gồm doanh thu, lợi nhuận, tài sản và giá trị vốn hóa được tính tại ngày
30/4. Điển hình ở Việt Nam có tập đoàn VinGroup: Theo báo cáo tài chính hợp

nhất Quy 1/2020, Vingroup có tổng tài sản 413.613 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu
đạt 122.112 tỷ đồng, tăng lần lượt 2,4% và 1%.
Hay là Vinamilk: Năm 2016 là vừa tròn 40 năm thành lập, đến nay
Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sữa tại Việt
Nam và đang vươn mình mạnh mẽ ra quốc tế. Ngoài nhà máy sữa Angkor vừa
khánh thành tại Campuchia, Vinamilk đã đầu tư 22,8% cổ phần tại nhà máy
Miraka (New Zealand), đầu tư và sở hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood
(Mỹ), và đầu tư công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động
thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có
mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc...
Ngoài Vingroup, bảng xếp hạng còn ghi nhận 3 doanh nghiệp khác của Việt
Nam bao gồm Vietcombank, BIDV và Vietinbank - đều là những ngân hàng nhà
nước.
Tinh thần khởi nghiệp lan tỏa rộng rãi, xu hướng phát triển các mô hình
kinh doanh dựa trên đổi mới, sáng tạo diễn ra sôi động. Giai đoạn 2016-2019,
trung bình mỗi năm có khoảng 126.500 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn
đăng ky bình quân một doanh nghiệp tăng hơn 1,8 lần so với năm 2015; đã


hình thành, phát triển một số tập đoàn kinh tế tư nhân và ứng dụng khoa học,
công nghệ, có thương hiệu và năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định vị
thế của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Năm 2018, Việt Nam cùng 10 quốc gia khác trong khu vực Thái Bình
Dương ky kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) - một thị trường gần 500 triệu dân, chiếm 14,4% thương mại toàn
cầu. Năm 2019, chúng ta ky kết FTA song phương với EU (EVFTA), từ đó kết
nối thị trường các nước EU và Vương quốc Anh với hơn 500 triệu dân và một
phần tư GDP toàn cầu.
Cả hai hiệp định đều đã có hiệu lực, cho thấy chúng ta bước đầu bắt tay

vào thực hiện thành công các chủ trương được đề ra tại Nghị quyết 06NQ/TW; đồng thời, đánh dấu giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của tiến trình
HNKTQT với các đặc điểm lớn như sau:
Thứ nhất, chúng ta không chỉ học tập kinh nghiệm các nước đi trước,
hội nhập theo kiểu “bám đuôi” mà lần đầu tiên vươn lên, đi đầu cùng các
nước xây dựng các thiết chế mới định hình cho cơ cấu hợp tác kinh tế - thương
mại trong khu vực cũng như trên thế giới. Điều này đòi hỏi tính chủ động cao
hơn trong công tác HNKTQT, không chỉ đối với các cơ quan T.Ư mà cả ở cấp
độ địa phương và doanh nghiệp.
Thứ hai, các đối tác chúng ta xây dựng quan hệ kinh tế - thương mại
trong các FTA thế hệ mới bao gồm những nền kinh tế phát triển nhất, đồng
nghĩa cơ hội lớn hơn nhưng cạnh tranh cũng cao và trực diện hơn. Cạnh tranh
sẽ không chỉ đến từ hàng hóa, dịch vụ bên ngoài mà còn ở các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là những vấn đề đòi hỏi có chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội hợp ly trong thời gian tới.
Thứ ba, các FTA thế hệ mới có cam kết hết sức sâu rộng, tác động đến
nhiều mặt của cuộc sống, không chỉ dừng ở các khía cạnh kinh tế mà còn nhiều
nội dung khác như lao động - công đoàn, môi trường, an ninh mạng,... Rõ ràng
đây là các nội hàm mới, đòi hỏi sự thống nhất cao trong công tác tổ chức thực
thi mới có thể bảo đảm duy trì được ổn định chính trị - xã hợi.



Kết

ḷn:
Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy mở rộng thị
trường và vì vậy góp phần cổ vũ cho tinh thần doanh nghiệp phát triển


mạnh mẽ, đặc biệt là tinh thần khởi nghiệp của các nhà khởi nghiệp trẻ

tuổi.
Các doanh nghiệp càng phải cạnh tranh nhiều hơn so với các đối
thủ trong nước lẫn ngoài nước do đó chỉ có tinh thần doanh nghiệp đích
thực mới giúp họ đứng vững và phát triển.
5.Thể chế và môi trường pháp ly
a,Khái niệm thể chế và môi trường pháp lý
Thể chế là thiết chế được hiểu là tổng hợp các quy định, nguyên tắc, các
điều luật được sử dụng để chi phối, định hướng sự phát triển của một tổ chức
hay một nhà nước trong những lĩnh vực nhất định.
Môi trường pháp lý là tổng hợp các quy định pháp luật liên quan đến một
lĩnh vực bất kỳ mà chủ thể thực hiện lĩnh vực đó có các quyền và lợi ích được
pháp luật bảo vệ đồng thời cũng có các nghĩa vụ kèm theo.
b,Tác động của thể chế và môi trường pháp lý đối với tinh thần doanh nghiệp
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải điều chỉnh mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình theo các quy định của luật pháp và địi hỏi của thể
chế kinh tế
Hiện đang tờn tại hai triết lý về xây dựng thể chế và môi trường pháp lý
đối với hoạt động của doanh nghiệp:
1.

Coi doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế và xã hội độc lập, có quyền và
nghĩa vụ trước pháp luật, tương tự như một công dân, cơ quan nhà nước
chỉ can thiệp trực tiếp khi xuất hiện hiện tượng vượt rào bằng chế tài theo
luật quy định
=> Với triết ly thứ nhất này, thể chế và môi trường pháp ly được
xây dựng nhằm nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp trên cơ sở được
làm những gì mà luật pháp không cấm, từ đó khuyến khích tự do kinh
doanh, tự do sáng tạo

2.


Coi doanh nghiệp là một đối tượng quản lý, được đặt dưới sự giám sát
thường xuyên của các cơ quan nhà nước.


=> Với triết lý thứ hai, thể chế và môi trường pháp lý được xây
dựng trên cơ sở doanh nghiệp chỉ được làm những gì mà pháp luật cho
phép
Tác động của thể chế và môi trường pháp lý với đời sống kinh tế - xã hội
Việt Nam:
- Sau 35 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đang dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đờng bộ và hội nhập.
Qua đó hình thành hệ thống pháp luật về kinh tế khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp
lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu hoạt động, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam.


Hệ thống pháp luật kinh tế đầy đủ
-

Đánh giá thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang
dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, dự
thảo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5
năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
5 năm 2021 - 2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
cũng nhận định hệ thống pháp luật về kinh tế đã được hình thành khá
đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở
hữu hoạt động. Vai trị của Nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với
cơ chế thị trường, về cơ bản, đã thiết lập được khung pháp luật và bộ
máy thực thi hiệu quả hơn. Tính từ đầu năm 2016 đến hết tháng

6.2020, Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 101
luật, pháp lệnh, nghị quyết, giảm 19 văn bản so với giai đoạn 20112015. Chính phủ ban hành khoảng 688 nghị định, giảm 33 nghị định
so với giai đoạn 2011-2015. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật
giảm và chuyển dần theo hướng nâng cao chất lượng và hoàn thiện
đáp ứng nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội.

-

Đáng chú ý trong giai đoạn qua, các yếu tố thị trường và các loại thị
trường hàng hoá, dịch vụ từng bước hình thành đờng bộ, vận hành cơ
bản thơng suốt và bước đầu có sự gắn kết với thị trường khu vực và
quốc tế. Quy mô và cơ cấu thị trường tài chính có sự điều chỉnh hợp lý
hơn giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường vốn cổ phần
và trái phiếu, thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh
nghiệp, giữa dịch vụ tín dụng và các dịch vụ phi tín dụng; thanh toán


bằng tiền mặt giảm dần, các hình thức thanh toán qua ngân hàng được
mở rộng, đặc biệt là thông qua hệ thống ví điện tử.
- Nhờ thể chế thị trường khoa học và cơng nghệ ngày càng được hồn
thiện và phát triển, tính đến nay cả nước có 20 sàn giao dịch công
nghệ tại các địa phương, 30 cơ sở vườn ươm tạo công nghệ, 186 tổ
chức cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, 50 trung tâm
chuyển giao công nghệ thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học.
Mạng lưới các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở 63 tỉnh, thành phố
cũng được quan tâm đầu tư nâng cấp.


-


Đảm bảo vai trò làm chủ của nhân dân

Theo đó với các mục tiêu của 2021-2025, dự thảo báo cáo của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII xác định 1 trong 12 định
hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là tiếp tục hồn thiện
tồn diện, đờng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân
bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất
kinh doanh.

- Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính - cho rằng, trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Nghị quyết 11 năm 2017 của Ban chấp hành trung ương khóa
XII là một trong những kim chỉ nam cho hoạt động hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường nước ta trong thời gian qua. Trên phương diện mục
tiêu, yêu cầu và các giải pháp mà Nghị quyết này đưa ra được các cấp,
các ngành từ trung ương đến địa phương thực hiện một cách đồng bộ,
kể cả thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động hoàn thiện thể chế này.
- Theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, về nhận thức và mục tiêu từ Đại hội
XII của Đảng đã rất rõ. Nhận thức xây dựng thể chế kinh tế thị trường
trước hết là vận hành đầy đủ, đồng bộ. Nền kinh tế thị trường hiện đại,
hội nhập phát triển trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm, phát triển
kinh tế thị trường của nhân loại, đồng thời vận dụng thực tiễn 35 năm


đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó đã tiến hành xây dựng
được các cơ chế chính sách, để cơ chế thị trường này thông suốt và
phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc này cũng đảm bảo vai
trò làm chủ của nhân dân và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở mỗi

công việc, chính sách phát triển trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, việc
xây dựng cơ chế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, các điều kiện
tham gia tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, chủ thể đảm bảo
tính cơng bằng, bình đẳng.
- “Nếu nói về xây dựng các thị trường đã phát triển thì thị trường chứng
khoán, thị trường trái phiếu, cổ phiếu phát triển rất mạnh mẽ từ năm
2017 đến nay. Đồng thời, việc phát triển hàng hóa trên thị trường ngày
càng đảm bảo phong phú, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng. Rõ ràng
thị trường chứng khoán ngày càng phù hợp hơn với thị trường quốc tế,
các chính sách, cơ chế đã phát triển” - ông Thịnh nói.
-



PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, thị trường lao động, thị trường
khoa học công nghệ, cũng ngày càng được cải thiện, đặc biệt là thị
trường lao động có những bước tiến vượt bậc. Thị trường lao động
được nâng lên một bước và hoạt động theo cơ chế chính sách rất tốt.
Việc hoàn thiện các chính sách trong năm 2020 từ bảo hiểm, Luật Lao
động… thể hiện thị trường này ngày càng sát hơn, tuân thủ hơn với
thông lệ thị trường quốc tế. Ngoài ra, việc tham gia vào các hiệp định
cũng đã làm thay đổi thị trường lao động rất lớn. Trong khi đó về thị
trường hàng hóa, theo ông Thịnh, việc sản xuất ra cái gì, sản xuất như
thế nào, sản xuất cho ai, mức độ gì, đầu tư vào đâu hoàn toàn do thị
trường quyết định. Nhà nước đóng vai "ông bầu" định hướng, kiểm tra
hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Kết luận: Thể chế kinh tế đúng đắn có sức mạnh khơi dậy và phát huy
tinh thân kinh doanh của người dân, khuyến khích và hướng dẫn doanh
nghiệp kinh doanh vì lợi nhà, ích nước. Ngược lại, một quy định sai lầm

có thể làm thui chột y tưởng kinh doanh có hiệu quả của doanh nhân,
hạn chế doanh nghiệp phát triển, thậm chí đưa các doanh nghiệp tới chỗ
phá sản.



×