Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Sơ cấp cứu khi gặp tai nạn thương tích: Đuối nước, bỏng, hóc nghẹn, chảy máu....

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.47 KB, 12 trang )

HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

GIÁO ÁN KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU
Thời lượng: 150' (Thứ tự: Buổi 3 trong chuỗi 4 buổi kỹ năng chuyên sâu)

A. TÊN KHOÁ HỌC: Kỹ năng sơ cấp cứu khi gặp tai nạn thương tích
B. MỤC TIÊU CỦA KHỐ HỌC:
Sau khi học xong khố này này người học có khả năng:
- Tự băng bó và băng bó được cho người khác các vết thương chảy máu ngoài
- Tự xử lý được các vết bỏng trước khi đến bệnh viện
- Biết cách xử lý khi người xung quanh bị hóc/tắc dị vật vào đường thở
- Hiểu rõ thế nào là đuối nước và cách cứu người đuối nước đúng cách
- Nắm được kỹ năng tắm biển an tồn và cách thốt khỏi dịng chảy xa bờ
- Biết cách sơ cấp cứu cho người bị đuối nước trước khi đội cứu hộ chuyên nghiệp đến
C. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Băng và gạc
- Xơ và đá (trải nghiệm bỏng lạnh)
- Mơ hình sơ cấp cứu
ST
T
1

NỘI DUNG
Giới thiệu

LỜI GIẢNG
Nếu là giảng viên đã dạy rồi, thì chỉ cần hỏi thăm về buổi học
ngày hơm trước.
Nếu là giảng viên mới: Xin chào tất cả các con, thầy/cô tên
là ..........., trong buổi học ngày hôm nay, thầy/cô sẽ hướng dẫn


các con về kỹ năng SƠ CẤP CỨU.

 Hoạt động: Ổn định trật tự, có thể cho khởi động nếu là lớp
buổi tối hoặc lớp lẻ. Nếu là lớp học buổi chiều trong ngày thì
cho chơi trị chơi CƯỚP KẸO)
2

Dẫn vào bài giảng

Trong buổi học trước, chúng ta đã được học về kỹ năng Phòng
cháy chữa cháy, các con cịn nhớ hình ảnh của những người chết
cháy khơng? Có đáng sợ khơng nào?


HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

(Học viên trả lời: Có ạ !!!)
Chết cháy rất đáng sợ, đúng, nhưng các cụ ngày xưa có câu:
"Nhất thuỷ, nhì hoả", nghĩa là ngồi bà Hoả, thì bà Thuỷ cũng
gây ra những cái chết đáng sợ và thậm chí cịn khó chống lại
hơn.
Nhưng các con yên tâm, đã là học sinh của thầy/cô hôm nay, các
con sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức để bảo vệ được bản
thân và những người xung quanh. Đồng thời, chúng ta cũng có
rất nhiều phần thi để giành về cho đội của mình những chiếc đèn
pin và quyền trợ giúp để vượt qua thử thách phòng 5D. Các con
đã sẵn sàng chưa nào !!!!
(Học viên trả lời: Rồi ạ)
Rất tốt, bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu vào học ln

3

Tìm hiểu về đuối
nước

A. ĐỊNH NGHĨA
Ở đây thầy muốn hỏi có bao nhiêu bạn biết bơi rồi giơ tay !!!
(Học viên giơ tay, chọn một bạn biết bơi rồi để hỏi)
- Thế con biết bơi những kiểu nào rồi? Bơi được bao nhiêu vòng
quanh bể? (Học viên trả lời)
- (Khen ngợi) Rất tốt, con bao nhiêu tuổi rồi? (khen)
- (Tìm 1 hv chưa biết bơi), vì sao giờ này con chưa biết bơi, con
có biết, không biết bơi là một trong những nguyên nhân hàng đầu
dẫn đến đuối nước không?
- Đề nghị sau buổi ngày hơm nay, các bạn chưa biết bơi về nói
với bố mẹ là: Thầy giáo bảo con phải đi học bơi ngay !!
- Rồi, trước khi vào bài giảng chính, thầy muốn cho các con xem
một vụ đuối nước tập thể xảy ra ở sông Trà Khúc tỉnh Quảng
Ngãi (xem clip)
- Trên đường đi học về, chín (9) bạn học sinh nô đùa nhau, xô
đẩy nhau, một bạn ngã uống sông và các bạn còn lại xuống cứu
nhưng do các bạn không biết cách cứu khiến cả 9 bạn đều chết.
Vậy thì theo các con, đuối nước thường xảy ra ỏ đâu (HS: Ao hồ,
sơng suối biển). Vây thì thầy muốn hỏi các con, đuối nước có thể
xảy ra trên tầng 10 của một tồ chưng cư khơng?
(HS: KHƠNG THỂ Ạ !!!)
Thế thì thầy dẫn chứng cho các con một câu chuyện mới xảy ra
gần đây ở tầng 10 của toà nhà chung cư. Cách đây khoảng 2
tháng, tại chung cư Botanic, nằm trên đường Nguyễn Văn Đậu,



HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

quận Bình Thạnh, TP. HCM, một em bé 2 tuổi rưỡi bò ở ngồi
phịng khách trong khi bà giúp việc đang ủi đồ trong phịng và
khơng để ý đến con. Con đã bị vào nhà vệ sinh và ngã úp sấp
vào chậu nước mà bà không hề biết. Khi bà ủi đồ xong vào kiểm
tra thì con đã chết.
Vậy thì các con ạ, đuối nước không chỉ xảy ra ở ao, hồ, sông,
suối, biển mà cịn có thể xảy ra ngay trong nhà chúng ta. Vậy các
con ghi nhớ này, nhà bạn nào có con bé thì khi đi vệ sinh xong
phải xả nước, có nước trong chậu/bồn tắm thì phải đổ đi. Các con
nhớ chưa nào.
(Hs: Rồi ạ !!!)
Rất tốt !! Qua những dẫn chứng vừa rồi, các con đã hình dung
được đuối nước là như thế nào chưa?
Theo các con, cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? (Mũi và
miệng để đưa khơng khí vào phổi)
Vậy thì chỉ cần mũi và miệng của chúng ta bị ngâm dưới DUNG
DỊCH CHẤT LỎNG dẫn đến hiện tượng ngưng tim ngưng thở
thì đó chính là ĐUỐI NƯỚC.
Hiện nay, có rất nhiều người đang lầm tưởng đuối nước là ngã
xuống nước, uống no nước mà chết nên khi người ta cứu người
bị đuối nước hay vác nạn nhân trên vai để cho nước ộc ra nhưng
thầy xin khẳng định, cứu như vậy 100% là nạn nhân sẽ chết.

B. NGUYÊN NHÂN
Vậy thì xin hỏi các con đâu là những nguyên nhân dẫn đến đuối
nước?

(Học sinh kể: ...)
Cảm ơn các con, vậy thầy sẽ tổng kết lại, có 4 nguyên nhân dẫn
đến đuối nước như sau:
- Nguyên nhân 1: Do các con không biết bơi
- Nguyên nhân 2: Cứu người đuối nước không đúng cách
- Nguyên nhân 3: Bất cẩn khi tiếp xúc với mặt nước hở (Ở đây
có nhiều con khơng hiểu mặt nước hở là gì. Vậy thì mặt nước hở
là mặt nước khơng có gì che đậy như ao hồ sơng suối biển, vân
vân)
- Nguyên nhân 4: Thiếu kỹ năng khi đi tắm biển
4

Kỹ năng an toàn khi A. LỜI DẪN


HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

tắm biển

- Thầy muốn hỏi các con, bạn nào hay được gia đình đưa đi tắm
biển vào những dịp hè.
- Vậy xin hỏi con khi đi tắm biển con sợ nhất điều gì?
(HS: Sợ cá mập, sợ sứa độc, sợ sóng...)
- Ở đây có bao nhiêu bạn sợ sặc sóng, giơ tay?
Ồ một số con sợ sặc sóng. Vậy thực sự mối nguy hiểm khi chúng
ta đi tắm biển có phải do những ngun nhân phía trên hay
khơng? Thầy xin được dẫn chứng một sự việc sau.
Vào năm 2013, trường THCS chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương đã tổ chức cho 93 con hs giỏi

đi cắm trại ở bãi biển Cần Giờ. Trong lúc nghỉ trưa đã có 7 bạn
hs tự ý tách đoàn đi tắm riêng, và 7 bạn này đã mất tích. Và sau 3
ngày, lực lượng cứu hộ của bãi biển cần giờ đã tìm thấy xác của
7 bạn hs cách bãi biển 17km.
Sau đây, 7 bạn hs này chết do đâu, thầy sẽ cho các con xem
những lý do sau.
(Chiếu video dòng chảy xa bờ)
Các con vừa xem xong clip do một giáo sư hải dương học người
Úc nghiên cứu và tìm ra mối nguy hiểm thực sự của bờ biển.
Ông ta chụp một bãi biển rất đẹp và đánh dấu 3 vị trí ABC. Vị trí
A,C là vị trí có nhiều sóng. Ví trị B là vị trí khơng có sóng. Và
ơng ta lần lượt hỏi cả 3 du khách. Theo quý vị chúng ta nên tắm
ở vị trí nào. Cta đều thấy tất cả du khách đều chọn vị trí B. Du
khách t1 chọn vị trí B vì cơ ta rất sợ bị sặc sóng. Du khách t2
chọn vị trí B vì anh ta ko biết bơi, anh ta chọn vị trí lặng sóng để
tập bơi dễ hơn. Du khách t3 chọn B vì anh ta bơi rất giỏi, bởi vì a
ta có thể bơi ra xa hơn mà ko bị vướng các con sóng. Vậy thì cta
cùng xem vị trí nào là vị trí an tồn.
(Mở video dịng chảy xa bờ)
Vậy thì qua clip trên, cả 3 du khách trên và 7 bạn hs ở huyện Dầu
Tiếng tỉnh BD đã chọn vị trí B để tắm. Và ở đó là nơi xuất hiện
dịng chảy xa bờ tên tiếng Anh là Rip Current. Vậy thì thầy sẽ
giải thích cho con cơ chế của dịng chảy xa bờ như sau. Con thấy
vị trí A và C là vị trí có sóng. Những con sóng bạc đầu liên tục
đổ nước vào bờ. Bãi biển này sẽ ko thể hút hết được lượng nước
đó. Nó sẽ rút ra ngồi khơi theo lực hút qn tính của trái đất,
người ta gọi đó là dịng chảy xa bờ. Hay thầy lấy cho các con
một ví dụ dễ hiểu hơn. Nếu thầy cầm một cốc nước trên tay, thầy
hất lên một bức tường thì các con có thấy bức tường có hút hết
nước khơng hay nước bị chảy xuống dưới đất. Vậy thì các con



HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

thấy dịng chảy chảy tràn ra tường hay là một dòng nhỏ. Và các
con thấy dịng chảy đấy có chảy nhanh khơng. Chảy rất nhanh
đúng khơng? Vậy thì dịng chảy xa bờ mạnh yếu nó sẽ tuỳ thuộc
vào từng con sóng. Nếu những con sóng nhỏ thì dịng chảy gần
như là ko xuất hiện. NHƯNG chỉ cần một CON SĨNG LỚN
dịng chảy sẽ xuất hiện với một vận tốc CỰC ĐẠI có thể lên đến
1,8-2m/s. VẬY thầy hỏi con vận động viên bơi giỏi nhất VN bây
giờ tên là gì?
(Hs: Ánh Viên ạ!!)
Rất chính xác. Thế người bơi giỏi nhất thế giới là ai? Micheal
Phelps. Vậy thì cả 2 vđv này cũng ko thể thắng nổi dịng chảy
đó. Qua buổi học này, các con sẽ tắm ở vị trí nào? CĨ SĨNG
hay KHƠNG CĨ SĨNG?
HS: CĨ SĨNG ạ!
Vậy để nhận biết dịng chảy xa bờ thì cta chú ý:
- Thứ nhất, nơi ko có sóng
- Thứ hai, trên mặt nước tập trung nhiều bọt biển và rác chảy từ
từ ra ngoài khơi. Vậy thì dịng chảy xa bờ có thể thay đổi tuỳ
theo hướng gió. Hnay ở vị trí này ko có nhưng có thể ngày mai
sẽ xuất hiện nên bất kỳ ai cũng có thể bị rơi vào dịng chảy xa bờ.
Thầy muốn hỏi các con khi cta bị vướng vào dòng chảy xa bờ,
các con sẽ thoát bằng cách nào?
Hs:...
Thứ nhất, khi các con bị vướng vào dòng chảy xa bờ, tuyệt đối
các con ko được bơi ngược lại dòng chảy và cta phải thả lỏng cơ

thể cho nước đẩy cta ra khoảng từ 3-4m. Sau đó các con nhớ bơi
song song với bờ biển hay còn gọi là bơi ngang ra để cho những
con sóng bạc đầu sẽ đẩy cta vào bờ. Nhưng trường hợp này chỉ
áp dụng với những người biết bơi. Ở các nước có du lịch biển
phát triển họ có lực lượng cứu hộ bờ biển rất nhiều, mỗi buổi
sáng sớm, các nhân viên cứu hộ bờ biển ngta đi tắm vị trí an tồn
là cờ xanh, vị trí nguy hiểm là cờ đen.
Trong trường hợp có rất nhiều người bị đuối nước, cta vớt được
nạn nhân lên cta ko biết sơ cấp cứu thì nạn nhân vẫn chết bình
thường. Hnay thầy sẽ chia sẻ cho các con bài sơ cấp cứu người
khi bị đuối nước.
5

Cứu người đuối
nước đúng cách

Thầy xin hỏi các con, người không biết bơi có cứu được người
đuối nước khơng?
(Học sinh: KHƠNG !!!)


HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

Hơm nay thầy sẽ dạy các con, các con không biết bơi vẫn cứu
được người đuối nước nếu các con làm đúng cách.
- Thứ nhất, người khơng biết bơi có được xuống nước không?
(Thưa thầy, không ạ)
- Đúng rồi, đã không biết bơi thì tuyệt đối các con khơng được
nhảy xuống nước. Thay vào đó, chúng ta phải hơ thật to để gọi

người đến giúp. Và các con quan sát xem có phao/dây thì chúng
ta ném xuống, có que/cành cây dài thì chúng ta đưa ra để kéo bạn
lên (Giảng viên lấy hình ảnh về cứu người đuối nước đúng cách
trong slide).
- Nếu nạn nhân ngã gần bờ thì cách con có thể nằm trên bờ, đưa
tay xuống để kéo nạn nhân. Và đó là cách cứu người đuối nước
khi ta khơng biết bơi.
- Vậy thầy sẽ hỏi tiếp, người bơi giỏi khi cứu người đuối nước có
chết khơng? (CĨ Ạ !!)
- Vậy theo cách con, chết trong trường hợp nào? (THƯA THẦY
BỊ NẠN NHÂN ĐUỐI NƯỚC DÌM XUỐNG Ạ)
- Vậy theo các con khi chúng ta bị người đuối nước túm vào tay,
vào đầu thì chúng ta sẽ thốt bằng cách nào. (THƯA THẦY, ĐẤM
VÀO MẶT, CĂN VÀO TAY Ạ)
- Các con có biết, khi con người đứng giữa sự sống và cái chết,
họ sẽ có một sức mạnh vơ biên. Các con có biết câu: Chết đuối
vớ phải cọc khơng? Có nghĩa là người ta sẽ túm con rất chặt,
chúng ta có giằng thế nào cũng khơng ra được, mà nếu có ra
được thì cũng khơng sức để bơi vào bờ.
Vậy thì hơm nay, thầy sẽ chia sẻ với các con, khi biết bơi thì
chúng ta sẽ cứu người đuối nước đúng cách như thế nào.
Việc đầu tiên, chúng ta phải loại bỏ quần áo lớn trên người ra.
Theo các con, tại sao chúng ta phải loại bỏ quần áo lớn trên
người ra
(Học sinh trả lời)
Đúng rồi, chúng ta loại bỏ quần áo lớn trên người ra để nạn nhân
không thể túm vào quần áo của chúng ta được.
Theo cách con, chúng ta tiếp cận nạn nhân từ phái trước hay từ
phía sau.
(Thưa thầy, phía sau ạ)

Đúng rồi, chúng ta phải tiếp cận nạn nhận từ phía sau để nạn
nhân khơng túm vào người, vào tay chúng ta. Và các con nhớ khi
túm thì chúng ta phải túm vào cổ áo sau hoặc tóc của nạn nhân


HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

để kéo vào. Nếu không may chúng ta bị nạn nhân túm vào tay tì
chúng ta phải dùng trí thơng minh để thốt ra chứ không thể
dùng sức mạnh được.
Thầy hỏi các con, người đuối nước người ta muốn ngoi lên hay
muốn lặn xuống.
Đúng rồi, người ta chỉ muốn ngoi lên thôi vậy nên chúng ta phải
lặn sâu xuống để người ta buông chúng ta ra.
Sau khi chúng ta thoát được đối tượng đuối nước rồi thì chúng ta
lại quay lại túm vào tóm hoặc áo để kéo nạn nhân lên bờ.
Nhưng có nhiều trường hợp, chúng ta đưa nạn nhân lên bờ rồi
nhưng nạn nhân trong trường hợp bất tỉnh, ngưng thở thì chúng
ta phải làm gì. Theo các con chúng ta làm gì?
(Thưa thầy gọi cho 115 ạ)
À, thầy hỏi bao nhiêu lâu thì xe cứu thương sẽ đến được chỗ
chúng ta
(Thưa thầy 1 tiếng ạ, thưa thầy 30 phút ạ)
(Trầm giọng) Các con có biết khơng, trái tim của con người chỉ
ngừng đập khoảng 5 phút là có thể dẫn đến cái chết. Vì vậy, 4
phút đầu tiên vơ cùng quan trọng đối với một người bị ngưng tim
ngừng thở.
Có rất nhiều các bạn đáng ra các bạn sẽ không phải chết nếu
người thân của các bạn, bố mẹ của các bạn, bạn bè của các bạn

biết cách sơ cấp cứu thì bạn sẽ khơng phải chết oan như vậy.
Điều đó giải thích vì sao khi chúng ta lên mạng đọc về các vụ
đuối nước là các bạn thường chết trên đường đi cấp cứu. VẬY,
hơm nay các con có muốn trở thành người hùng khơng? Chúng
ta có muốn cứu con chúng ta, bạn chúng ta, bố mẹ chúng ta
không?
Con nào muốn học, GIƠ TAY.
(Học sinh giơ tay)

6

Sơ cấp cứu người
đuối nước

B. SƠ CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN ĐUỐI NƯỚC
(Giảng viên chia cặp hs. Lấy một hs làm mẫu)
- Thứ nhất, khi vớt một nạn nhân đuối nước lên việc đầu tiên cta
cần làm là đưa nạn nhân vào nơi khơ ráo và kín gió bởi thân
nhiệt nạn nhân lúc này xuống rất nhanh.
- Việc t2 là cta đánh giá tình trạng của nạn nhân. Cta hãy hỏi nạn


HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

nhân, vd: Bạn ơi bạn ở đâu? Tên gì? Có đau ko? Nếu nạn nhân
phản ứng lại, tôi tên là Khôi, tôi ở Hà Nội, tơi ko đau... thì nạn
nhân lúc này cịn rất tỉnh. Cta chỉ cần chuyển nạn nhân về tư thế
hồi phục. Cịn ngược lại nếu nạn nhân ko có phản ứng, cta quan
sát da nạn nhân tím tái thì lúc này nạn nhân có thể đã bất tỉnh.

Cta sẽ đánh giá ngay hệ tuần hồn của nạn nhân cịn hoạt động
ko. Để đánh giá hệ tuần hoàn, các con hãy bắt cho thầy 2 động
mạch, động mạch cảnh và động mạch quay. Vậy động mạch cảnh
bắt như thế nào? Tất cả các con giơ 2 ngón tay lên để vào yết
hầu. Cta dịch sang bên 2cm và ấn nhẹ sẽ thấy ngay động mạch
cảnh. Các con có thấy đập ko? Đấy chính là động mạch cảnh.
Nhưng trong trường hợp cta ko bắt được động mạch cảnh khi
đầu nạn nhân đập vào vật rắn dẫn đến hiện tượng chảy máu
ngoài. Cta sẽ chuyển sang bắt động mạch quay. Dùng ngón tay
trỏ đặt vào xương cuối ngón tay cái của nạn nhân. Kéo xuống
2cm ấn nhẹ 3 đầu ngón tay cta sẽ bắt ngay được đmach quay.
Nhưng khi cta thấy đmach quay của nạn nhân ko còn đập nữa tức
là hệ tuần hoàn của nạn nhân đã ngừng hoạt động. Ngay lập tức
cta phải khơi phục hệ tuần hồn của nạn nhân bằng phương pháp
ép tim. Nhưng muốn ép được tim thì phải biết tim nằm ở đâu.
Vậy thầy xin hỏi các con là tim của cta nằm ở đâu?
Hs: Bên trái ạ!!
(Mở hình biểu đồ tim)
Tim cta ko nằm bên trái, tim của cta cũng ko nằm bên phải. Tim
của cta nằm giữa 2 lồng ngực và đỉnh tim nghiêng về phía bên
trái.
Vậy để xác định điểm ép tim cta dùng 2 cách.
- Cách t1, xác định điểm ép tim hình chữ thập. Cta loại bỏ áo của
nạn nhân ra. Một người bị ngâm dưới nước lâu da của họ sẽ
chuyển sang màu tím tái. Cta đặt một ngón tay đặt ở đầu của
xương ức, kéo một đường xuống cuối xương. Đường đó sẽ là
đường màu trắng trên nền da tím. Đường t2 đó là cta nối hai đầu
ti nạn nhân lại. Vậy điểm giao nhau hình chữ thập chính là điểm
cta sẽ đặt tay lên ép tim. Nhưng phương pháp này chỉ áp dụng
với nam giới và trẻ nhỏ. Còn phụ nữ sau khi sinh cta sẽ áp dụng

phương pháp khác. Đó là phương pháp đo xương ức.
- Cách t2, đo xương ức.
Cta đặt một ngón tay ở đầu xương ức, một ngón tay ở cuối
xương ức. Chia xương ức làm 3 phần bằng nhau. Bỏ đi 2 phần
trên lấy 1/3 phía cuối. Vậy thì điểm ép tim là điểm ở đầu ngón
tay cái. Khi ép tim cta ép cho ngực của nạn nhân xẹp xuống từ 34cm. Tốc độ ép là 100nhịp/phút. Cta ép 20 nhịp thì dừng lại thổi


HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

ngạt cho nạn nhân 2 lần. Thổi ngạt có 2 cách, cách t1 là phương
pháp miệng-miệng, t2 là miệng-mũi. Hnay thầy sẽ hướng dẫn các
con phương pháp miệng-mũi. Một tay cta để dưới cằm, hướng
cho cằm nạn nhân chỉ thiên và dùng chính bàn tay đó bịt miệng
lại. Tay cịn lại cta đặt lên trán để giữ cố định đầu nạn nhân. Cta
hít một hơi thật sâu bằng đường miệng, ngậm vào mũi nạn nhân
và thổi 2 hơi liên tiếp. Sau đó lại quay sang ép tim. Cta tiếp tục
ép tim và thổi ngạt đến khi nào sự sống biểu hiện trên khuôn mặt
của nạn nhân thì mới dừng lại. Biểu hiện của sự sống chính là da
nạn nhân chuyển từ tím tái sang màu hồng. Mắt chớp môi mấp
máy. Lúc này cta ko nên để nạn nhân nằm ngửa như này. Cta
chuyển nạn nhân về tư thế hồi phục. Bây giờ cta cầm tay phải
nạn nhân đặt vng góc với mặt đất. Mu bàn tay trái đặt vào má
đối diện. Kéo chân trái nạn nhân lên. Một tay đặt hông, một tay
đặt vai lăn nạn nhân nghiêng về một phía sao cho đầu gối chân
trái chống xuống đất để đỡ toàn bộ cơ thể. Tay trái đỡ mặt của
nạn nhân để nếu nạn nhân có ói mửa thì thức ăn sẽ chảy xuống
đất, không làm tắc đường thở của nạn nhân. Trên đây là tồn bộ
bài học sơ cấp cứu. Sau đó các con lập tức gọi điện cho xe cứu

thương để hồi phục sức khoẻ cho nạn nhân.
(BÂY GIỜ CHÚNG TA SẼ THỰC HÀNH TRÊN ROBOT)
Các giảng viên tự học theo giảng viên cũ và thuộc luật chơi cũng
như luật chấm điểm.

(GIẢI LAO)
7

Xử lý khi bị bỏng

(Tập trung học sinh)
Vừa rồi thầy đánh giá đội Phan Thị rất tốt mặc dù đội Thế Phong
đã cố gắng nhưng có một vài cá nhân đã khơng thổi/ép tim cịn
lệch. Thầy cần các bạn hơm nay chưa làm đúng cách (Chưa được
2 điểm) thì về thực hành đầy đủ với bố mẹ, các con.
Nhưng từ giờ đến ngày mai, chúng ta còn nhiều cơ hội để đạt cơ
hội trợ giúp và đèn pin.
Và ngay bây giờ, thầy sẽ hướng dẫn các một chuyên đề mới để
đội Thế Phong có thể cố gắng đạt thêm trợ giúp hoặc đèn pin.
Thầy muốn hỏi các con ở đây, đã bạn nào từng bị bỏng chưa
(Học sinh giơ tay trả lời).
Vậy thì thầy muốn hỏi các con, khi bị bỏng các con xử lý như thế
nào?
(Học sinh trả lời)


HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

Có rất bạn khơng biết, có những bạn bị bỏng lấy kem đánh răng

ra bơi, nhiều bạn ở vùng q bố mẹ cịn đổ cả nước mắm vào dẫn
đến trường hợp các bạn bị hoại tử vết bỏng, thối thịt. Bây giờ
thầy sẽ dạy các con cách xử lý khi bị bỏng.
Theo con ....... (Hỏi một đứa học sinh bất kì), có mấy loại bỏng?
Có 3 loại bỏng, bỏng phổ thơng nhất là bỏng nóng, bỏng thứ 2 là
bỏng lạnh, bỏng thứ 3 là bỏng acid.
Ví dụ: Nếu các bạn bị bỏng bơ, bỏng nước sơi hoặc bỏng trong
đám cháy thì người ta gọi là bỏng nóng. Cịn bỏng bình chữa
cháy như thầy dạy các con trong buổi trước là bỏng LẠNH. Còn
bỏng ACID là giống cơ bé bị chồng tạt acid vì đánh ghen (Tất cả
các loại bỏng giảng viên đều cho hình ảnh vào slide)
CÁCH XỬ LÝ.
Việc đầu tiên, chúng ta phải đưa nhiệt độ ở khu vực bỏng về
nhiệt độ bình thường. Các con có thể đưa tay vào khu vực có vịi
nước mà khơng nhất thiết phải là nước lạnh đá.
Các con xả nước liên tục nhưng không được xả trực tiếp vào vết
bỏng. Chúng ta phải xả cách vết bỏng từ 4-5cm để tránh làm trầy
vùng da bị tổn thương
(Giảng viên bê bình nước uống ra giữa lớp để minh hoạ, nếu
giảng viên có khát thì rót nước uống luôn, hehe)
Lưu ý, chúng ta phải xả nước LIÊN TỤC từ 7-10 phút. Việc thứ
2, các con có biết bịch nilon quấn đồ ăn (có sẵn trong nhà) hoặc
túi nilon sạch để quấn lên vết bỏng để khi chúng ta đến bệnh viện
thì vết bỏng sẽ khơng bị nhiễm trùng, khơng bị bụi bẩn bám vào.
Có nhiều bạn khi bị bỏng lấy kem đánh răng hoặc thuốc mỡ ra
bôi khiến cho đến lúc lên bệnh viện thì bác sĩ rất khó xử lý vết
bỏng. Vết bỏng của chúng ta sẽ bị thâm và khó lành.
VẬY THÌ, khi bịt túi bóng như vậy, bác sĩ chỉ việc dùng kéo cắt
túi bóng ra, xác định mức độ bỏng, loại bỏng bằng các thiết bị
hiện đại của bệnh viện và dùng thuốc đặc trị cho từng loại thì vết

bỏng của chúng ta sẽ rất nhanh lành, không để lại sẹo và vết
thâm.
Rồi, bây giờ thầy hỏi, đã bạn nào có cảm giác bị bỏng lạnh bao
giờ chưa?
CHƯA Ạ
Bỏng lạnh rơi vào nhiệt độ từ -60 độ C trở lên. Bình thường


HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

chúng ta cầm cục đá trên tay chỉ khoảng -5 độ C. Chúng ta cầm
lâu có thấy buốt khơng? Có ạ. Thế thì hôm nay thầy sẽ cho các
con tiếp xúc với nhiệt độ khoảng 3 độ C bằng một cuộc thi rất
gay cấn và hấp dẫn.
Bây giờ 2 đội sẽ thi với nhau bằng cách ...
(PHẦN THI XƠ ĐÁ)
8

9

Băng bó vết thương
khi bị chảy máu
ngồi

Nhìn giáo viên cũ

Xử lý khi bị tắc
đường thở


Ở đây đã bạn nào bị hóc chưa?

(nghỉ giải lao, chụp ảnh băng bó cả lớp)

Vậy khi bị hóc thì các con bị hóc cái gì (Xương cá, kẹo, cơm,
v...v..)
Vậy khi bị hóc thì chúng ta sẽ làm gì? (Học sinh trả lời)
Cách xử lý vừa rồi của các chỉ là các mẹo dân gian và hóc như
vậy người ta gọi là HĨC KHƠNG HỒN TỒN, có nghĩa là
chúng ta vẫn thở được. Trong trường hợp này, tốt nhất chúng ta
nên di chuyển nạn nhân đến bệnh viên để bác sĩ dùng dụng cụ
chuyên nghiệp để gắp dị vật ra, như vậy sẽ an tồn.
Loại hóc thứ 2, nguy hiểm hơn rất nhiều, và khiến nạn nhân chết
nhanh hơn cả bị đuối nước
(Mở clip số 1 về tắc đường thở)
Giải thích cơ chế hóc hồn tồn
Các con có biết đường này là đường gì khơng (Chỉ vào đường
cuống họng), đường này là đường gì (Chỉ vào thực quản). Khi
một người nhai kĩ thức ăn, thức ăn sẽ được nghiền nhỏ, và khi
chúng ta nuốt, lưỡi gà sẽ đóng khí quản để thức ăn khỏi rơi vào
phổi mà nó sẽ xuống thẳng dạ dày qua đường cuống họng.
Một người nhai không kĩ, có thể do khơng tập trung, vừa ăn vừa
xem tivi, vừa ăn vừa chơi điện tử hoặc vừa ăn vừa nói thì lúc nào
thức ăn sẽ bị mắc ở ngay chỗ ngã 3 lưỡi gà. ĐIỀU NGUY HIỂM
SẼ XẢY RA !! Đó là khơng khí sẽ khơng vào phổi được, ngược
lại, khơng khí từ phổi cũng khơng lên não được, dẫn đến biểu
hiện từ cổ của nạn nhân hất lên là da tím tái, nạn nhân khị khè
khơng nói được.
Trong trường hơp này, chúng ta chỉ có 2 phút để đẩy dị vật ra nếu
không nạn nhân sẽ chết.

(Giọng trầm ấm, xúc động, biểu hiện mặt buồn bã, tốt nhất là
giảng viên nên tập kĩ đoạn này trước gương để xem nét mặt của
mình) Các con ạ, vừa rồi ở Thái Nguyên xảy ra câu chuyện


HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM (CAIP)

người bố vừa khóc vừa ơm con trai nhỏ chết trong bệnh viện,
thật là đau xót. Cậu bé này ngồi ăn hạt nhãn với mẹ trong lúc vừa
ăn, cậu bé vừa nghịch, không may đã bị tắc hạt nhãn ở ngay ngã
ba lưỡi gà. Lúc này, người mẹ không biết xử lý thế nào đã gọi
cho hàng xóm và xe cứu thương. Nhưng khí xe cứu thương đến
nơi thì bạn ấy đã chết rồi...
VẬY, thầy muốn hỏi các con, bạn ấy chết có phải do bạn ấy ăn
tham không, hay là do người mẹ khơng có kiến thức. Chúng ta có
muốn người thân của chúng ta bị như vậy khơng
(Dạ khơng ạ)
Vậy thì hôm nay chúng ta sẽ học cách xử lý khi một người bị
TẮC DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ.
(Giảng viên nhìn động tác và hướng dẫn như giảng viên cũ.
Giảng viên chủ động quay lại các động tác thực hành để tối về
học)
Kết luận

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong chuyên đề Sơ cấp cứu. Thầy
điểm lại các nội dung chúng ta đã được học trong ngày hôm nay.
(Giảng viên sẽ tổng kết)
1. Cứu người đuối nước đúng cách
2. Sơ cấp cứu cho người đuối nước

3. Bỏng và sơ cấp cứu bỏng
4. Băng bó vết thương chảy máu ngồi
5. Tắc dị vật đường thở



×