Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG NĂM 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.21 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ VỊ
THÀNH NIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG NĂM 2007
Trần Thanh Hải, Nguyễn Thị Hải Lý, Tạ Văn Trầm và CS *
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tai nạn thương tích (TNTT) là vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu.
Hàng năm TNTT là nguyên nhân gây ra 3-4 triệu người tử vong ở các nước đang phát triển. Tại
Việt Nam, TNTT là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật. TNTT ở trẻ vị
thành niên (VTN) là vấn đề y tế quan trọng ở các nước trên thế giới. Việc nghiên cứu thực trạng
TNTT ở trẻ VTN là một việc làm cần thiết, nhằm góp phần phòng chống tai nạn này.
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng TNTT ở trẻ VTN tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang năm
2007, xác định một số yếu tố liên quan và đề xuất các giải pháp phòng chống.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: Trong năm 2007, tổng số TNTT trẻ VTN là: 798, trong đó nam là: 561 (70,3%),
nữ: 237 (29,7%). Tử vong do TNTT đứng hàng đầu trong các loại tử vong. Nguyên nhân chính
gây TNTT ở trẻ VTN là tai nạn giao thông (65,6%), té ngã ( 12,8%), đánh nhau (8,77%), tự tử
(7,0%) … TNTT ở trẻ VTN xảy ra không có sự khác biệt giữa các tháng trong năm, nam gặp nhiều
hơn nữ tập trung nhóm tuổi từ 17 – 19 tuổi ( 60,8%).
Qua nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các giải pháp thích hợp để phòng chống TNTT ở
trẻ VTN.
SUMMARY
STUDY OF SITUATION ON ALDOSLESCENT INJURY IN THE TIEN GIANG
GENERAL HOSPITAL IN 2007
Background: Injuries was a global public health issue. It was the cause of 3-4 million
deaths a year in the developing countries. In Vietnam, injury was seen as one of the leading
causes of deaths and disabilities. Injury among adolescent is considered as a burning health
problem in every countries around the world. It is necessary to conduct studies on status of injury
among adolescent for the purpose of injury prevention and control.
Objectives: This study aims at evaluating injury situation among adolescent admitted to
Tien Giang General Hospital in 2007; identifying injury determinants and recommending
solutions of prevention and control of injury.
Method: Retrospective, descriptive and cross-sectional study.


Results: In 2007, there was a total number of 798 injury adolescent patients; of whom 561
cases of males (70.3%) and 237 cases of females (29.7%). Adolescent injury was 1th cause of
admission and 1 th cause of death in adolescent disease and death structure in the Tien Giang
General Hospital. The causes of adolescent injury were: traffic (65.6%), falls (12.8%), fighting
among each other (8.77%), suicide (7.0%) … Adolescent injury occurred inn all months in year,
more frequently in males, most frequently in age group 17 – 19 (60.8%).
Appropriate measures were recommended by the authors in this study for adolescent injury
prevention.

(*) Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
TNTT là một vấn đề y tế quan trọng toàn cầu, chiếm 16% gánh nặng bệnh tật trên toàn thế
giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới ( TCYTTG ), 40% tử vong của trẻ em ở các nước
đang phát triển là do TNTT và hàng năm có tới 20.000 trẻ em ở lứa tuổi 10-11 tuổi tử vong do tai
nạn giao thông (TNGT), chết đuối, ngã, bỏng và các loại TNTT khác. Tại Việt Nam, TNTT là
nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật, tàn tật và tử vong. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm
2002 cho thấy TNTT trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em Việt Nam. Có tới
75% các trường hợp tử vong ở trẻ em là do TNTT, trong khi các trường hợp tử vong do bệnh mạn
tính chiếm 15% và bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 12%. Như vậy, ước tính có gần 27.000 trường
hợp trẻ em đã chết do TNTT mỗi năm, hay bình quân khoảng 74 trẻ chết mỗi ngày và cứ 20 phút
có 01 trẻ chết vì TNTT.
TNTT đòi hỏi các chi phí xã hội và kinh tế rất lớn và là mối đe doạ thực sự với sự phát
triển của đất nước. Tất cả các nghiên cứu về TNTT đều cho thấy mức độ chi phí tuyệt đối do
TNTT gây ra là vô cùng lớn. Ngân sách nhà nước phân bổ cho ngành y tế hàng năm dành phần
lớn cho hoạt động cấp cứu, phục hồi chức năng cho các trường hợp TNTT thay vì dùng cho công
tác dự phòng.

Trước thực trạng đó, năm 2001, Chính phủ phê duyệt và ban hành chính sách quốc gia về
phòng chống TNTT. Từ năm 2003, dự án phòng chống TNTT trẻ em cũng được Bộ Y tế phối hợp
với Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em triển khai trên toàn quốc. Trong quá trình triển khai,
chương trình phòng chống TNTT trẻ em ở nước ta bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể
trong việc giảm thiểu các TNTT trẻ em tại cộng đồng và gia đình, đã tạo được bước chuyển biến
nhận thức mạnh mẽ. Tuy nhiên, thực trạng TNTT trẻ em, đặc biệt là ở trẻ VTN ở nước ta hiện nay
vẫn còn nhiều điều rất bức xúc, đang có xu hướng gia tăng và thậm chí còn tăng cao hơn. Do đó,
việc xác định thực trạng TNTT trẻ em sẽ là cơ sở khoa học trong việc góp phần cùng cả nước xây
dựng kế hoạch tiếp theo cho công tác phòng chống TNTT trẻ em đồng thời nâng cao chất lượng
chăm sóc trẻ em trong giai đoạn tới.
Chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: khảo sát thực trạng TNTT trẻ VTN tại Bệnh
viện Đa khoa Tiền Giang năm 2007, xác định một số đặc điểm dịch tễ học có liên quan và đề xuất
các giải pháp phòng chống
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Tất cả các trường hợp trẻ VTN 10-19 tuổi được chẩn đoán là TNTT điều trị nội
trú tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang năm 2007. TNTT bao gồm tai nạn giao thông (TNGT), tai
nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, các loại ngộ độc, bỏng, dị vật, điện giật, rắn cắn, côn trùng đốt.
ong đốt, đuối nước, tự tử …
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu cắt ngang mô tả. Số liệu dựa vào hồ sơ bệnh án chẩn
đoán TNTT theo phân loại quốc tế về bệnh tật, lần thứ 10 của TCYTTG ( ICD – 10)
KẾT QUẢ
Tổng số trẻ 10 – 19 tuổi vo viện điều trị nội tr năm 2007: 4.991
1. Nhiễm khuẩn v ký sinh trng
:
2.819
2. Khối u
:
46
3. Mu v cơ quan tạo mu
:

40
4. Nội tiết – dinh dưỡng chuyển hĩa
:
24
6. Hệ thần kinh
:
57
7. Bệnh tai v xương chủm
:
16
8. Bệnh hơ hấp
:
342
9. Hệ tuần hồn
:
31
10. Tiu hĩa
:
624
2


11. Da v mơ dưới da
12. Cơ xương v mơ lin kết
13. Tiết niệu sinh dục
14. Dị tật bẩm sinh
15. Triệu chứng lm sng v cận lm sng :
13. Tai nạn thương tích
Tổng số tử vong trẻ VTN từ 10 - 19 tuổi:


:
:
:
:
44
:
26

28
40
56
26
798

-

Nhiễm khuẩn v ký sinh vật

:

03

-

Tử vong do TNTT

:

20


-

Vim phổi

:

02

-

Khối u

:

00

-

Hệ tuần hồn

:

00

- Dị tật bẩm sinh
:
01
Nguyn nhn TNTT trẻ VTN từ 10 - 19 tuổi: 798
-


TNGT

:

524 ( 65,66%)

-

T ng

:

102 ( 12,78%)

-

Bỏng

:

03 ( 0,37%)

-

Dị vật

:

05 ( 0,62%)


-

Ngộ độc

:

08 (1%)

-

Đuối nước

:

02 ( 0,25%)

-

Động vật tấn cơng

:

07 ( 0,87%)

-

Tai nạn lao động

:


13 ( 1,62%)

-

Tự tử

:

56 ( 7,01%)

-

Đnh nhau

:

70 ( 8,77%)

:

08 ( 1%)

- Khc
Phn bố theo giới:
-

Nam:

561 ( 70,3%)


- Nữ:
237 ( 29,7%)
Bảng 1: Phn bố theo thng/ năm:
Thng
T1 T 2 T3
T4
T5 T6
Tổng số
84
80
64
79
71
48
Thng
T7
T8
T9 T10 T11 T12
Tổng số
59
56
53
63
71
70
Phn bố theo tuổi:
-

10 – 13 tuổi


:

137 ( 17,17%)

-

14 – 16 tuổi :

176 ( 22,06%)
3


- 17 – 19 tuổi :
485 ( 60,77%)
Cc tổn thương do TNTT:
* Tai nạn giao thơng:
524
- Xương khớp: 154 ( 29,38%)
- CTSN: 89 ( 16,98%)
- Tổn thương phần mềm: 270 ( 51,52%)
- Tổn thương cc tạng: 11 ( 2,09%)
* Tai nạn do t:
102
- Xương khớp: 62 ( 60,78%)
- Chấn thương sọ no: 03 ( 2,94%)
- Tổn thương phần mềm: 29 ( 28,43%)
- Tổn thương cc tạng: 08 ( 7,84%)
* Tai nạn do đnh nhau:
70
- Xương khớp: 04 ( 5,71%)

- Chấn thương sọ no: 03 ( 4,28%)
- Tổn thương phần mềm: 49 ( 70%)
- Tổn thương cc tạng: 14 ( 20%)
* Ngộ độc: 08 ( Ngộ độc rượu: 02, ngộ độc dược phẩm: 02, thuốc trừ su: 04)
Bảng 2: Kết quả điều trị:
Đề mục
T ng
Ngộ độc, tự tử
TNGT
Đuối nước
Động vật cắn
Đnh nhau
Dị vật
Bỏng
Khc
Tổng cộng

Chết
00
05
15
00
00
00
00
00
00
20

Chuyển viện

06
05
56
00
01
02
02
00
00
72

BÀN LUẬN:
Năm 2007, có 4991 trẻ VTN vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. TNTT
trẻ VTN là 798, chiếm 14,4%, đứng hàng thứ nhất trong các bệnh lý ở trẻ VTN vào điều trị nội trú
tại bệnh viện và có 20 trường hợp tử vong chiếm tỉ lệ 0,4%, đứng hàng thứ nhất so với các bệnh tử
vong ở trẻ VTN.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Bộ Y tế các năm 2001-2002, 2005-2006
về TNTT ở Việt Nam. Đây là cuộc điều tra mang tính quốc gia về các trường hợp tử vong do tất cả
các nguyên nhân; cho thấy rõ TNTT đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ < 19
tuổi tại Việt Nam, trong đó TNGT là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở lứa tuổi VTN. Tình
hình TNGT có xu hướng tăng cao trong cả nước trong khoảng 10 năm qua. Các nghiên cứu của
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội cho thấy TNGT ở trẻ < 19 tuổi vào viện chiếm 30,3% . Một nghiên
cứu của Nguyễn Đức Chính và cộng sự năm 2006, tại Bệnh viện Việt Đức về TNTT, trong 30.000
trường hợp TNTT vào viện thì TNTT trẻ em chiếm gần 5.000 trường hợp. Nhiều trường hợp tử
vong, hoặc tàn phế cả đời, ảnh hưởng đến người bệnh và xã hội mà nguyên nhân do thương tích
nặng, do hệ thống cấp cứu còn nhiều vấn đề bất cập. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy TNTT
đến cấp cứu tại bệnh viện chiếm tới 70% các trường hợp khám cấp cứu. Điều này cho thấy TNTT
4



hiện nay là một vấn đề bức xúc đối với sức khỏe của cộng đồng và ảnh hưởng rất lớn đến tính
mạng của mọi người và sự phát triển của đất nước. Việc phòng chống tàn tật và tử vong do TNTT
đòi hỏi chúng ta phải có những hành động cấp thiết can thiệp một cách có hiệu quả vì hạnh phúc
của mỗi gia đình và của toàn xã hội.
- Nghiên cứu các nguyên nhân gây TNTT ở trẻ VTN, chúng tôi ghi nhận TNGT chiếm tỷ lệ
cao nhất (65,7 % ), té ngã (12,78 %), đánh nhau (8,8 %), tự tử (7,0%). Các nghiên cứu trong nước
cho thấy nguyên nhân TNTT trẻ em chủ yếu do TNGT và té ngã. Nghiên cứu của Nguyễn Đức
Chính về TNTT ở Bệnh viện Việt Đức, là bệnh viện ngoại khoa lớn nhất ở Hà Nội, cho kết quả là
TNGT chiếm tỷ lệ cao nhất 52,16 %, kế đến là do té ngã 30,69%. Nghiên cứu của Võ Giáp Hùng
về tình hình TNTT tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang năm 2004, ghi nhận nguyên nhân TNGT
chiếm tỉ lệ cao nhất 75,25%, đánh nhau 24,5% và té ngã 0,3%.
Kết quả này cho thấy, nguyên nhân gây TNTT trẻ VTN của chúng tôi phù hợp với mô hình
TNTT trẻ em được nghiên cứu ở các vùng thành thị và ven đô. Tỉ lệ TNGT ở trẻ em, đặc biệt là ở
trẻ VTN ngày càng tăng cao là do tình trạng đô thị hóa phát triển mạnh, dân số tăng nhanh, trong
khi ý thức của người dân chấp hành pháp luật còn kém, cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông còn
lạc hậu, chưa đồng bộ, số phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, trong khi chất lượng và các
thiết bị an toàn còn nhiều yếu kém và bị buông lỏng, thiếu kiểm soát chặt chẽ… Hậu quả TNGT ở
trẻ em thường nghiêm trọng hơn người lớn do sức chịu đựng của trẻ em kém nên khó điều trị,
đồng thời cuộc sống sau này của các em dễ bị ảnh hưởng, ngoài ra nó cũng làm ảnh hưởng lâu dài
đến tâm lý của các em.
Tiếp theo, nguyên nhân thứ 2 gây TNTT trẻ VTN của chúng tôi là do té ngã (12,8%). Trẻ
té từ trên giường, trên ghế xuống đất, hoặc ngã từ độ cao, tầng nhà, gác xếp, cầu thang và một số
trẻ lớn hơn ngã do trèo cây.
Tai nạn do đánh nhau đứng hàng thứ 3 (8,77%). VTN ở độ tuổi 10-19 tuổi với nhiều điều
biến đổi về tâm sinh lý cơ thể. Ở lứa tuổi VTN, do những thay đổi nội tiết trong cơ thể dẫn đến
những biến đổi về mặt tâm lý, trẻ thường muốn tự khẳng định mình, càng ngày càng muốn ít phụ
thuộc vào cha mẹ, muốn được tự chọn bạn, được thức khuya, ăn mặc theo ý thích….Vì muốn tự
khẳng định bản thân, nên có nhiều lúc các em tranh cãi với người khác, bạn bè cùng trang lứa, dễ
gây xích mích với mọi người xung quanh và có nhiều hành động sai lầm: đua đòi, bè phái, ăn chơi
sa đoạ, đánh nhau…

Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tự tử cũng rất thường gặp ở trẻ VTN, là nguyên
nhân gây tử vong đáng tiếc và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và tinh thần. Trong
798 tường hợp TNTT của chúng tôi ở trẻ VTN, có 56 trường hợp (7%) là do tự tử. Đây là tiếng
chuông báo động cho toàn xã hội. Trẻ VTN khởi đầu từ những xáo trộn tâm lý cộng với thái độ vô
tình, thiếu quan tâm của người lớn, sự la rầy của cha mẹ. dùng quyền uy và đối xử thô bạo với con
cái, những bất hoà trong gia đình hoặc gia đình không hạnh phúc, sự nuông chiều con cái thái quá,
sức ép của học hành, thất bại về tình cảm, có thai ngoài ý muốn nhưng không được gia đình và bạn
trai chấp nhận,….khiến các em đau khổ, tuyệt vọng rồi dẫn đến hành vi tự sát. Theo thống kê của
TCYTTG, hàng năm ở các nước có khoảng 400.000 trường hợp tử vong vì tự tử, trong đó số tự tử
không thành chiếm tỉ lệ cao gấp 8-10 lần. Tại Bệnh viện Bạch Mai, trung bình môi năm phải cấp
cứu 150-200 trường hợp tự tử, trong đó tỉ lệ trẻ VTN chiếm phần lớn tổng số ca nhập viện
- Về giới: Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng TNTT trẻ VTN ở nam nhiều hơn nữ,
gấp 1,6 lần ở tất cả các lứa tuổi và cũng thấy rõ ở cả 3 loại TNTT thường gặp với sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả trong và
ngoài nước. Trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Chính, tỉ lệ nam: nữ là 1,65 : 1. Nam thường hiếu
động hơn nữ nên dễ bị TNTT hơn.
- Về tuổi: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi lứa tuổi 17 – 19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là
60,7 %; kế đến là lứa tuổi 14 – 16 tuổi ( 22 %). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Hồ Thị Thu, Nguyễn Đức Hy, Lê Văn Thanh về thực trạng TNTT ở Bệnh viện
5


Giao thông vận tải, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cuba và tỉnh Quảng Trị. Lứa tuổi 17-19 tuổi là
lứa tuổi cuối VTN, đã trưởng thành. Các em đủ 18 tuổi để có bằng lái xe và có điều kiện tham gia
giao thông. Ở lứa tuổi này, trẻ VTN thường háo thắng, đua đòi, thích làm nổi, dễ dàng tham gia
vào các cuộc đua xe vi phạm luật lệ giao thông như: điều khiển xe môtô khi có rượu, lạng lách,
đánh võng,…Các hiện tượng vi phạm luật lệ giao thông này dễ gây ra TNTT cho bản thân các em
và những người xung quanh.
- Phân bố theo thời gian: Kết quả nghiên cứu cho thấy TNTT trẻ em xảy ra ở tất cả các
tháng trong năm. Tỷ lệ trẻ em bị tai nạn trong các tháng không có sự khác biệt nhau nhiều.Trong

nghiên cứu của Chu Văn Tường năm 1991, cho thấy số trẻ bị TNTT không có sự khác biệt giữa
các mùa, các tháng nghỉ hè và các tháng đi học. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng thì nhận thấy
TNTT trẻ em có xu hướng tăng cao vào những tháng 7, 9, 10, những tháng đầu mùa hè và tháng
bước vào năm học mới. Tuy nhiên, số lượng trẻ bị TNTT ở nghiên cứu này phân bố các tháng
trong năm cũng không có sự khác biệt nhiều.
- Tổn thương thường gặp nhất trong TNGT là chấn thương phần mềm (50 %), sau đó là tổn
thương các chi ( 39 %) chấn thương sọ não ( 8,3 %). Nghiên cứu của Cao Minh Chu tại bệnh viện
Đồng Tháp năm 2006, cho thấy chấn thương sọ não chiếm 32,6 %, chi trên 31 %, chi dưới 17 %;
của Nguyễn Văn Thắng thấy chấn thương sọ não do ngã là 35,7 %, và TNGT là 40 %; Nguyễn
Minh Tuấn cho thấy 49 % trẻ nhập viện Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên trong TNTT là bị chấn
thương sọ não. Như vậy, tổn thương sọ não trong TNTT trẻ em là điều cần chú ý vì đây là tình
trạng có độ nặng chấn thương cao, dễ dẫn đến tử vong.
- Ảnh hưởng của TNTT lên sức khỏe trẻ em: TNTT thường gặp và có tỉ lệ tử vong cao. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, TNTT trẻ em có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 1 trong các nhóm bệnh ở
trẻ em. Nếu tính cả số trẻ tử vong ngay nơi xảy ra TNTT như đối với TNGT hay đuối nước hoặc
thống kê được các trường hợp nặng chuyển viện lên các bệnh viện lớn tại thành phố Hồ Chí Minh
thì tỉ lệ tử vong sẽ còn tăng lên rất nhiều.
Những trẻ TNTT như té ngã, TNGT, bỏng nhiệt, đuối nước… nếu không tử vong thì
thường có nhiều di chứng nặng, trở nên tàn tật, mất khả năng lao động, chậm phát triển tâm thần
và vận động.
Theo thống kê về các nguyên nhân gây tàn tật trong TNTT trẻ em của Bộ Y tế thì té ngã là
nguyên nhân hàng đầu; động vật cắn là nguyên nhân hàng thứ 2 rồi đến TNGT, bỏng do nước sôi,
do vật sắc nhọn… Bên cạnh đó, những loại TNTT trẻ em đang có chiều hướng gia tăng nếu không
chú ý ngăn ngừa phòng tránh thì loại TNTT cố ý này rất có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong
những năm tới, gây những hậu quả rất nặng nề cho trẻ như tự tử, đánh nhau….
Nguyên nhân của thực trạng TNTT trẻ em là do kiến thức an toàn nói chung của từng người dân
còn thấp, ý thức chấp hành luật pháp và các qui định về an toàn chưa nghiêm. Bên cạnh đó, vấn đề
an toàn cho trẻ em ở 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội chưa thật sự đảm bảo. Ngoài ra,
thực trạng bất bình đẳng trong xã hội, bạo hành gia đình, trẻ bị lạm dụng gây sang chấn tâm lý,
hoặc bị sức ép quá mức về tâm lý …cũng góp phần gây tăng tình trạng TNTT trẻ em.

KẾT LUẬN
TNTT là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong ở trẻ VTN tại Bệnh
viện Đa khoa Tiền Giang năm 2007.
Nguyên nhân gây TNTT trẻ VTN là do TNGT, té ngã, đánh nhau, tự tử... Trẻ bị
TNGT dễ bị tổn thương phần mềm, tổn thương xương khớp và chấn thương sọ não.
TNTT gặp ở trẻ em nam nhiều hơn nữ, gặp nhiều ở nhóm tuổi 17-19 tuổi, xảy ra ở
tất cả các tháng trong năm.
Để phòng chống TNTT trẻ VTN chúng ta cần phải nâng cao nhận thức về phòng
chống TNTT. Đối với các bậc làm cha làm mẹ, đó là nhận thức và loại bỏ được những yếu tố
6


nguy cơ gây TNTT trong gia đình và cộng đồng. Sau nữa là phải biết cách sơ cứu, cấp cứu cho trẻ
khi bị TNTT. Đối với các em là giáo dục để các em biết rõ những nguy cơ và cách phòng tránh.
Đặc biệt là phải cải thiện mội trường và nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về phòng chống
TNTT. Phải xây dựng môi trường an toàn: ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an
toàn cả về pháp lý như xây dựng các văn bản pháp luật cần thiết về phòng chống TNTT, tập huấn
cho cán bộ y tế, chữ thập đỏ các kỹ năng cơ cấp cứu, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo
dục sức khỏe, huy động nguồn lực của toàn xã hội, phối hợp liên ngành, các đoàn thể quần chúng
trong việc phòng chống TNTT trẻ em, góp phần thực hiện tốt công ước quốc tế về quyền trẻ em,
đảm bảo quyền sống còn, phát triển của trẻ em và thực hiện mục tiêu của chương trình hành động
quốc gia vì trẻ em Việt Nam 2001-2010 là giảm tỷ lệ tử vong trẻ em Việt Nam, chăm sóc, bảo vệ,
tạo điều kiện cho trẻ em Việt Nam được sống trong môi trường an toàn lành mạnh, phát triển hài
hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Trường, (2003). Một số yếu tố liên quan đến chấn thương ở trẻ em 1- 5 tuổi tại 6
tỉnh ở Việt Nam. Báo cáo Hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống TNTT, xây dựng
cộng đồng an toàn. Nhà xuất bản Y học.
2. Hồ Thị Thu, (2005). Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới chấn thương tại Phòng khám
Đa khoa BV Giao thông vận tải. Hội nghị Khoa học Quốc gia về phòng chống TNTT lần

thứ I/2005.
3. Lê Văn Thanh, (2005). Tình hình bệnh nhân chấn thương giao thông điều trị tại BVĐK
tỉnh Quảng Trị. Hội nghị Khoa học Quốc gia về phòng chống TNTT lần thứ I/2005.
4. Nguyễn Đức Chính, Cao Độc Lập, (2006). Tình hình TNTT trẻ em qua giám sát TNTT tại
bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Y học thực hành số 568, trang 798 – 809.
5. Nguyễn Đức Hy, (2005). Tình hình chấn thương giao thông được cấp cứu tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Nam – Cuba. Hội nghị Khoa học Quốc gia về phòng chống TNTT lần thứ I/
2005.
6. Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Thuý Hằng, (2005). Nghiên cứu thí điểm của cộng đồng đối
với hiện tượng tự tử ở thanh thiếu niên TP Hải Phòng, Việt Nam.Hội nghị Khoa học Quốc
gia về phòng chống TNTT lần thứ I/2005.
7. Nguyễn Thị Hoa, (2005). Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng tránh TNTT của trẻ em
10-16 tuổi tại Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng năm 2005.Hội nghị Khoa học Quốc gia về
phòng chống TNTT lần thứ I/2005.
8. Nguyễn Thị Hồng Tú, (2006). Chương trình phòng chống TNTT, xây dựng cộng đồng Việt
Nam an toàn. Tài liệu của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam.
9. Nguyễn Trọng An, (2006). TNTT trẻ em, thực trạng và giải pháp. Báo cáo Hội nghị khoa
học quốc tế về phòng chống TNTT, xây dựng cộng đồng an toàn. Nhà xuất bản Y học.
10. Trần Thanh Hải, Tạ Văn Trầm, (2006). Tự tử ở trẻ Vị thành niên. Hội nghị khoa học toàn
quốc Hội Y tế công cộng Việt Nam lần thứ IV.
11.

7



×