Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TỪ Ý NGHĨA THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP, ANH(CHỊ) CHO BIẾT VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.75 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: LỊCH SỬ ĐẢNG
TÊN CHỦ ĐỀ: TỪ Ý NGHĨA THẮNG LỢI CỦA CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP, ANH(CHỊ) CHO
BIẾT VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC.

Họ và tên sinh viên: Bùi Thị Kiều Diễm
Mã số sinh viên: 030335190025
Lớp, hệ đào tạo: D05
CHẤM ĐIỂM
Bằng số
Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Cơ sở lý thuyết. ........................................................................................... 2
1.1. Bối cảnh lịch sử. .................................................................................... 2
1.2. Chủ trương đường lối của Đảng. ............................................................ 2
2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 3
2.1. Diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954). ........................... 3
2.2. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm. ........................................ 4
2.3. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến. ................................................ 5
3. Thực trạng việc vận dụng ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm của
cuộc kháng chiến chống Pháp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước
và bảo vệ Tổ quốc. ............................................................................................ 6


3.1. Vai trò của sinh viên với những thành tựu đạt được. .............................. 6
3.1.1. Về kinh tế- chính trị. ........................................................................ 6
3.1.2. Về an ninh quốc phịng. ................................................................... 7
3.1.3. Về văn hóa- xã hội. .......................................................................... 8
3.2. Những bất cập của thế hệ sinh viên trong thời kì đổi mới. ...................... 9
3.2.1. Thách thức trong học tập và hội nhập quốc tế. ................................. 9
3.2.2. Suy thoái đạo đức, văn hóa. ............................................................. 9
3.3. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong thế hệ sinh viên. ................ 10
3.3.1. Nguyên nhân khách quan. .............................................................. 10
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan. .................................................................. 11
4. Nhận xét- đánh giá và đề xuất giải pháp. ................................................ 11
4.1. Nhận xét- đánh giá. .............................................................................. 11
4.2. Đối với Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân. .................................... 12
4.3. Đối với thế hệ sinh viên. ...................................................................... 13
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................................. 16


LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước hào hùng, cuộc kháng
chiến chống Pháp giành độc lập dân tộc cuối cùng cũng đã đến hồi kết và giành
được thắng lợi vẻ vang. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, đất nước ta đã và đang
bước vào thời kì đổi mới, hội nhập thì tưởng chừng như những chiến tích vẻ
vang ấy sẽ chóng bị lãng qn và tồn đọng vô hồn, mờ nhạt qua các trang sử của
dân tộc. Nhưng không, âm hưởng hào hùng, sôi sục khí thế chiến đấu và những
bài học kinh nghiệm, ý nghĩa thắng lợi vẻ vang được rút ra từ cuộc kháng chiến
chống Pháp của Đảng và toàn thể nhân dân ta vẫn mãi mãi vang vọng, lưu
truyền, giữ nguyên giá trị trong mọi thời đại. Chính âm vang rất đỗi hào hùng
ấy, đã khơi gợi, đánh thức lòng yêu nước nồng nàn, sức mạnh đại đồn kết dân
tộc, tình u thương con người, tinh thần tương thân tương ái,…nơi tiềm thức xa

xôi của bao tầng lớp sinh viên. Nếu như, trong thời kì chiến tranh gian khổ, đã
có hàng vạn sinh viên xếp bút nghiên lên đường đánh giặc và không biết bao
người đã phải nằm xuống khi tuổi đời cịn rất trẻ. Ngày nay bước vào thời kì thái
bình thịnh trị, trách nhiệm của sinh viên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc không phải cầm giáo mác, súng ống, đổ mồ hôi nước mắt và cả máu như
các thế hệ cha anh đi trước mà chỉ cần hiểu rõ và thông suốt các chủ trương,
quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mỗi sinh viên sẽ tự giác ngộ lý
tưởng cách mạng, nhận thức được những giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống lành
mạnh nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vậy, để bàn bạc và hiểu rõ hơn sinh
viên trong thời kì đổi mới đã và đang làm gì cho Tổ quốc hơm nay, em chọn đề
tài “Vai trị của sinh viên trong việc tham gia xây dụng, phát triển đất nước và
bảo vệ Tổ quốc từ ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp”.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài luận, dù em đã rất cố gắng và
nỗ lực nhưng bài luận vẫn còn rất nhiều thiếu sót do quỹ thời gian hạn hẹp và
trình độ kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế. Em rất mong nhận được sự nhận
xét, đánh giá từ các quý thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn và chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe.
1


1. Cơ sở lý thuyết.
1.1.

Bối cảnh lịch sử.

➢ Khi nước ta bị thực dân Pháp bội ước.
Sau việc kí kết Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, Pháp đã khiêu
khích ta ở Hải Phịng, Lạng Sơn.
Tại Hà Nội: thực dân Pháp liên tiếp khiêu khích quân dân ta, gây xung đột vũ
trang.

Ngày 18-12- 1946, Pháp đã gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán các lực
lượng tự vệ chiến đấu và buộc ta giao quyền kiếm sốt thủ đơ cho chúng.
➢ Vào ngày 19-12-1946, Ban thường vụ Trung Ương Đảng quyết định phát động
toàn quốc kháng chiến.
➢ Vào tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động lời kêu gọi tồn quốc
kháng chiến.
Từ đó, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã bùng nổ sôi nổi.
1.2.

Chủ trương đường lối của Đảng.

Một là, Đảng ta đã xác định mục đích kháng chiến là đánh đuổi thực dân Pháp
xâm lược, giành độc lập tự do: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Hai là, Đảng ta xác định được lực lượng của cuộc kháng chiến là các giai cấp
nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ. Các lực lượng này
đoàn kết dưới mặt trận Liên Việt và dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Ba là, Đảng xác định phương hướng của cuộc kháng chiến là sử dụng lực lượng
chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ
trang, từng bước tấn công sinh lực địch và giành lấy quyền làm chủ.
Bốn là, chủ trương đoàn kết quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ của phong trào dân
chủ nhân dân trên thế giới và Việt Nam phải giúp đỡ Lào, Campuchia phát triển
chiến tranh du kích. Từ đó, sẽ làm cho qn Pháp phân tán lực lượng trên ba mặt
trận và giúp cho ta dễ dàng hơn trong việc đối phó với chúng.

2


Năm là, Đảng xác định muốn kháng chiến chống Pháp thành cơng thì phải dựa
theo phương châm: Tồn dân, tồn diện, trường kì kháng chiến, tự lực cánh sinh

và tranh thủ sự ủng hộ, giúp sức của bạn bè quốc tế.
Tóm lại, đường lối kháng chiến của Đảng là đường lối chiến tranh của nhân
dân, là ngọn cờ cổ vũ đã dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến và
là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1.

Diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Chưa từ bỏ âm mưu xâm lược đất nước ta, Pháp đã bội ước và tiến cơng

nước ta, cuộc kháng chiến tồn quốc chống thực dân Pháp của ta bùng nổ dưới
sự chỉ đạo của Đảng. Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp
ở các đô thị. Sau chiến thắng Việt Bắc, cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân,
toàn diện được mở rộng. Chiến dịch biên giới Thu – Đông năm 1950 đánh dấu
một bước phát triển mới cho cuộc chiến.
Những phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
lần lượt diễn ra từ năm 1951 cho đến năm 1953. Thực dân Pháp đã tiến hành đẩy
mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương. Tháng 2 năm 1951, Đại hội Đại biểu
lần thứ 2 của Đảng được diễn ra, sau đó Hậu phương kháng chiến phát triển về
mọi mặt. Những chiến dịch tiến công đã giữ vững quyền chủ động trên chiến
trường bao gồm các chiến dịch như các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc
Bộ từ 1950 đến 1951, Chiến dịch Hịa Bình Đơng – Xuân từ 1951 đến 1952 cho
đến Chiến dịch Tây Bắc Thu – Đông năm 1952 và cả Chiến dịch Thượng Lào
Xuân – Hè năm 1953.
Với kế hoạch Nava, âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương được thể
hiện rõ với mục tiêu “Kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh về một cuộc tiến công chiến lược và trận "quyết chiến chiến lược" Điện
Biên Phủ được thông qua chủ trương kế hoạch Đông - Xuân 1953 - 1954 của
Đảng.
Vào chiều13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ khai màn. Qua 3 đợt tiến

công, 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, quyết liệt và mưu trí, sáng tạo, đến cuối
3


ngày 7/5, qn ta giải phóng hồn tồn Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống toàn
bộ quân địch gồm 16.200 tên, trong đó có cả tướng Đờ Cáttơri. Kết thúc thắng
lợi chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận quyết chiến chiến lược góp phần quyết định
làm phá sản kế hoạch Nava và làm sụp đổ ý chí xâm lược của thực dân Pháp dẫn
tới thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp đó là Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết
quả Việt Nam ta đã làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu”.
Vào năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, buộc Pháp phải cơng nhận
quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và cả
Đông Dương, chấm dứt sự tồn tại bấy lâu nay của chế độ thực dân.
2.2.

Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm.

➢ Nguyên nhân thắng lợi.
Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh,
với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết, dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, lao
động và sản xuất.
Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc
thống nhất, có lực lượng vũ trang khơng ngừng lớn mạnh qua từng trận chiến.
Nhà nước ta ln có một hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
Dựa vào sự đoàn kết, giúp đỡ của hai nước Lào, Campuchia. Từ đó, hình thành
liên minh chiến đấu chung trong khu vực Đơng Dương.
Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước
dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới.

➢ Bài học kinh nghiệm.
Một là, phải xác định đúng đắn và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân,
toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính trong tồn Đảng, tồn qn, toàn
dân.
Hai là, kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với chống phong
kiến mà chủ yếu vẫn là nhiệm vụ chống đế quốc.
4


Ba là, vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày
càng vững mạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
Bốn là, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân, đáp ứng kịp thời
yêu cầu của cuộc kháng chiến.
Năm là, luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và nâng cao vai trị
lãnh đạo tồn diện của Đảng đối với cuộc kháng chiến trên tất cả mọi lĩnh vực,
mặt trận.
2.3.

Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Thứ nhất, bảo vệ và phát triển tốt nhất các thành quả của cuộc Cách mạng tháng
Tám.
Thứ hai, củng cố, phát triển chế độ dân chủ nhân dân trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thứ ba, mang đến niềm tin vào sức sống cho toàn Đảng, toàn dân và thắng lợi
tất yếu của cuộc kháng chiến.
Thứ tư, giải phóng hồn tồn miền Bắc và miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
Thứ năm, làm sáng tỏ một chân lý: Trong điều kiện thế giới ngày nay, nếu nhân
dân ta đoàn kết đánh giặc, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, có đường lối

chính trị, quân sự đúng đắn và nhận được sự ủng hộ của quốc tế thì hồn tồn có
khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo.
Thứ sáu, thắng lợi có tính lan tỏa rộng lớn trong khu vực và mang tầm vóc thời
đại sâu sắc, có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì hịa bình, dân
chủ và tiến bộ ở các châu lục Á, Phi, Mỹ La Tinh.
Tóm lại, khi đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một
nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi
vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực
lượng hịa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”. Thật vậy, tuy nước ta
là một nước nhỏ, dân không đông, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, vũ khí thơ
sơ,…nhưng khơng một thế giặc nào có thể làm lung lay ý chí chiến đấu của ta
5


trước tinh thần đồn kết dân tộc, lịng u thương đồng loại, liên bang quốc tế,
đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Nhà nước,…Từ đó, dân tộc
ta như được tiếp thêm sức mạnh chiến đấu vì một niềm tin vững chắc về một đất
nước hịa bình, độc lập, nhân dân sớm thốt khỏi đêm trường nơ lệ.
3. Thực trạng việc vận dụng ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm của
cuộc kháng chiến chống Pháp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.

Vai trò của sinh viên với những thành tựu đạt được.
Ngày nay, nước ta đã và đang bước vào thời kì cơng nghiệp hóa- hiện đại

hóa, hội nhập và phát triển với bạn bè quốc tế. Và công nghiệp hóa- hiện đại hóa
gắn liền với nền kinh tế tri thức đã trở thành nhân tố tất yếu của sự phát triển, là
làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như mọi

mặt của đời sống xã hội như: Kinh tế- chính trị, an ninh quốc phịng, văn hóa- xã
hội,…Vì vậy, với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi sinh viên
chúng em cũng đã dần chuyển hóa niềm đam mê, tinh thần yêu nước, nguồn tri
thức, đạo đức, lối sống của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
bằng những hành động thiết thực nhất.
3.1.1. Về kinh tế- chính trị.
Thơng qua dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “Tiếp tục
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Nhưng nền tảng công nghệ, khoa học và đổi
mới sáng tạo có phát huy tối ưu và phục vụ hiệu quả cho chiến lược đổi mới hay
khơng thì cịn phụ thuộc hồn tồn vào chất lượng và trình độ của nguồn nhân
lực. Vì thế, để trở thành người có đầy đủ trình độ tri thức khoa học, kĩ năng
chuyên ngành, tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt thì bản thân sinh viên khi còn
ngồi trên ghế nhà trường phải nỗ lực học tập, tích lũy kiến thức, phải biết vận
dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đó vào những phát minh, nghiên cứu cụ thể để
có thể phát triển nền kinh tế. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và sức sáng
tạo vô biên, những sinh viên Việt Nam đã đưa ra các sáng kiến, cơng trình khoa
học mang tính ứng dụng cao nhằm thúc đẩy cho sự phát triển vượt bậc của nền
6


kinh tế nước nhà và mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng. Điển hình như: Sinh
viên tạo ra thực phẩm chức năng từ rau đắng của nhóm sinh viên trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, sáng tạo máy bay khơng
người lái của nhóm sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, sinh viên
dùng điện thoại quản lý chung cư của ba chàng trai đến từ Học viện Cơng nghệ
bưu chính viễn thơng,…
Thời gian qua, tình trạng tham nhũng, tiêu cực xảy ra ở nhiều cấp ngành,
lĩnh vực với những quy mô khác nhau như: quản lý xã hội, quản lý hành chính
cơng, ngân hàng, tài chính, đầu tư,… với quy mơ lớn, thủ đoạn tinh vi dẫn đến

thất thoát, thiệt hại nặng nề đối với ngân sách của Nhà nước và nhân dân. Trước
tình hình đó, mỗi sinh viên chúng ta cần tích cực tun truyền luật phịng và
chống tham nhũng cho gia đình, bạn bè, làng xóm nơi mình sinh sống để ai cũng
có thể giám sát, phát hiện, phản ánh và tố cáo hành vi tham nhũng. Cùng với các
chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước mà nền chính trị nước ta ngày
càng ổn định, trong sạch, vững mạnh và tạo điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế tri
thức phát triển vượt bậc, sánh vai với các cường quốc năm châu.
3.1.2. Về an ninh quốc phòng.
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, thơng qua các hoạt
động đào tạo chun mơn thì sinh viên đã am hiểu các phương thức, thủ đoạn,
lợi dụng cơng nghệ thơng tin, khơng gian mạng,…nhằm kích động, chống phá
Đảng và Nhà nước, nắm bắt được những phương thức đấu tranh với hoạt động
xâm phạm An ninh quốc gia và xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội trên khơng
gian mạng. Từ đó, tập thể sinh viên sẽ nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực
tuyên truyền, vận động mọi người cùng nhau tham gia xây dựng nếp sống văn
minh. Đặc biệt, trong thời kì hịa bình, thì quân và dân ta một lần nữa tái hiện lại
khung cảnh đấu tranh ác liệt khi quân giặc lại hăm he xâm chiếm Biển Đơng ta.
Trước những diễn biến khó lường, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách
phát huy sức mạnh của nền quốc phòng, an ninh kịp thời và đúng lúc để bảo vệ
chủ quyền biển đảo quốc gia. Và dù còn ngồi trên ghế giảng đường, mỗi sinh
viên cần có ý thức, trách nhiệm mà trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ
7


trương, quan điểm của Đảng trong việc giải quyết vấn đề về biển đảo và am hiểu
luật pháp quốc tế. Khi đã nắm bắt, am hiểu tường tận, mỗi sinh viên cần tuyên
truyền đến những người xung quanh để ai ai cũng có nhận thức đúng đắn nhất.
Và chỉ khi sức mạnh đoàn kết dân tộc được phát huy đúng lúc và mỗi công dân
đều hiểu biết, ứng xử hợp lý thì chủ quyền quốc gia nhất định sẽ được bảo vệ.
3.1.3. Về văn hóa- xã hội.

Trong lịch sử nhân loại cũng như trong lịch sử dân tộc, văn hóa có sức
mạnh nội sinh to lớn, đóng vai trị là nguồn động lực thúc đẩy con người sáng
tạo và phát triển. Do đó, trước tình hình đại dịch Covid-19 đã và đang diễn biến
phức tạp thì việc khai thác nguồn lực văn hóa có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với
sự phát triển kinh tế nước nhà. Trong không khí cả nước cùng chung tay góp sức
phịng và chống dịch Covid-19, là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi sinh viên
cũng đã cùng nhau tham gia tuyên truyền, vận động và ghi danh, góp mặt vào
các đội hình tình nguyện tham gia phịng chống dịch. Trước tiên, các cơ sở
Đồn- Hội- Đội đã tập trung phịng, chống dịch bệnh với nhiều hoạt động tuyên
truyền, vận động thông qua nhiều hình thức, giải pháp để góp phần lan tỏa thơng
điệp tích cực đến cả nước để cùng chung tay phịng, chống dịch bệnh. Điển hình
như, Hội Sinh viên Việt Nam đã ra quân, duy trì hoạt động của hơn 452 đội hình
phản ứng nhanh để phịng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở Đoàn, Hội.
Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động cài đặt ứng dụng Bluzone, ứng dụng
Ncovid-19, tn thủ Thơng điệp 5K trong phịng, chống dịch với hơn 345.821
lượt tuyên truyền. Bên cạnh đó, các cơ sở Đồn- Hội đã phát huy vai trị xung
kích, tình nguyện của đoàn viên qua các hoạt động như : tổ chức các ngày Chủ
nhật xanh, Ngày hành động quyết thắng đại dịch, tổ chức trao tặng nhu yếu
phẩm cho người dân có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, những công nhân lao động
thất nghiệp mùa Covid-19 với trị giá hơn 21 tỉ đồng, thực hiện lắp đặt 21 bồn
rửa tay tại các khu dân cư, khu công cộng, trao gửi hơn 2 triệu khẩu trang,
10.000 trang phục y tế phòng chống dịch bệnh cho người dân tại các khu cách
ly, tham gia phát cơm từ thiện, làm công tác sát khuẩn, đo thân nhiệt cộng
đồng,..Ngoài ra, 460 sinh viên Trường đại học Y khoa cũng đã sẵn sàng hội
8


nhập cùng các “chiến sĩ áo trắng” tham gia công tác phịng, chống dịch Covid19. Dẫu rằng, làn sóng dịch bệnh vẫn chưa ngi ngoai nhưng em tin chắc rằng
nó sẽ sớm bị nhấn chìm bởi sức mạnh đồn kết, niềm tin mạnh liệt, ý chí chiến
đấu kiên cường, chủ động hội nhập, liên bang quốc tế của Đảng, Nhà nước và

toàn thể dân tộc ta.
3.2.

Những bất cập của thế hệ sinh viên trong thời kì đổi mới.
Là lực lượng tri thức trẻ, năng động, sáng tạo, là trụ cột của nước nhà, sinh

viên có vai trị vơ cùng to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thế nhưng, sinh viên ngày nay dường như đã và đang bị cuốn trơi theo dịng
xốy đổi mới và hội nhập với những bất cập đáng báo động.
3.2.1. Thách thức trong học tập và hội nhập quốc tế.
Ngày nay, nước ta đáng chú trọng phát triển và nâng cao nền kinh tế tri
thức với mục tiêu sẽ đào tạo được nguồn nhân lực trọn đức vẹn tài. Thế nhưng
một bộ phận sinh viên lại luôn nuôi dưỡng những thứ ý nghĩ xa xỉ, lệch lạc, vô
bổ, luôn thụ động trong học tập, học chỉ để đối phó, cốt lấy điểm, học cho qua
môn. Ngày càng bị nhiễm bệnh thành tích, bệnh hình thức, thiếu thực chất, thiếu
thực lực, thiếu thực tài, ngay cả sinh viên khá giỏi cũng sẵn sàng quay cóp để
chạy theo bệnh thành tích. Và khi tham gia hội nhập quốc tế, sinh viên ta sẽ bị
tụt hậu hơn về trình độ chun mơn, tay nghề, trình độ ngoại ngữ, tin học, khả
năng thích ứng, chủ động học hỏi. Đặc biệt hơn hết là những kỹ năng về kỹ luật
lao động, kỹ năng làm việc nhóm, tham gia cộng đồng, kỹ năng tham gia lao
động quốc tế,… sẽ còn thua kém rất nhiều sinh viên các nước khác. Từ đó,
nguồn đầu ra ở hầu hết các trường sẽ khơng đáp ứng đủ điều kiện về trình độ
chun mơn, tay nghề, tính kỷ lt,… của các nhà tuyển dụng.
3.2.2. Suy thối đạo đức, văn hóa.
Ngày nay, nước ta đang bước vào thời kì hội nhập, cuộc sống ngày càng trở
nên đa dạng, hiện đại hơn và bộ phận sinh viên sẽ bị cuốn vào vô vàn kênh giao
tiếp khác nhau qua mạng xã hội. Từ đó, con người sẽ dần dần trở nên thờ ơ, vô
cảm, khép mình vào lối sống ảo qua mạng xã hội mà ngại giao tiếp, kết giao bên
ngoài. Chẳng hạn như, qua cơng tác phịng và chống dịch Covid-19 đang diễn ra
9



căng thẳng như hiện nay, khi cả nước cùng chung tay đập tan dịch bệnh, bảo vệ
sức khỏe cộng đồng thì lại tồn tại những thành phần chỉ biết nghĩ đến lợi ích, thú
vui của bản thân mình mà mảy may xem thường lời cảnh báo của bộ y tế. Họ đã
khơng cùng chung tay góp sức người hay sức của mà lại cố ý không tuân thủ
theo quy định 5K của bộ y tế: Khẩu trang- khử khuẩn- không tập trung- khai báo
y tế. Thậm chí, khi nhà trường có thơng báo chuyển qua hình thức học trực
tuyến, sinh viên ồ ạt trở về quê tránh dịch nhưng lại dùng mọi cách để trốn cách
ly, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng.
Một bộ phận nhỏ sinh viên có lối sống thực dụng, bng thả bản thân, thiếu lý
tưởng, niềm tin, ít quan tâm đến tình hình chính trị của đất nước, không chấp
hành nghiêm túc các quy định của pháp luật. Từ đó, sinh viên chúng ta sẽ dần
dấn thân vào con đường phạm pháp, tệ nạn xã hội như: nghiện ngập, hút chích,
lơ đề, trộm cướp, chia bè kết phái, tụ tập đánh nhau,…gây ảnh hưởng đến gia
đình, cộng đồng xã hội và tiền đồ, tương lai của chính bản thân mình.
Bên cạnh đó, một số sinh viên mới ra trường, chưa có việc làm dễ bị lôi kéo, lợi
dụng tham gia các tổ chức phản động, tun truyền chống phá Nhà nước. Ngồi
ra, thơng qua các trang mạng xã hội như Facebook, Blog, Twist,… các thế lực
thù địch không ngừng lợi dụng để tuyên truyền, tác động nhằm thay đổi nhận
thức và niềm tin của tầng lớp sinh viên về chủ trương, đường lối của Đảng và
Nhà nước. Truyền bá những luồng văn hóa lai căng, vô thuần phong mỹ tục, làm
lệch lạc lối sống sinh viên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
3.3.

Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong thế hệ sinh viên.

3.3.1. Nguyên nhân khách quan.
Một là, do hệ thống thi cử, thi đua hết sức nặng nề, hà khắc, chỉ đánh giá kết quả

bằng điểm số mà bỏ qua đánh giá cả quá trình học tập về kiến thức lẫn cả kỹ
năng, thái độ học tập.
Hai là, Đảng và Nhà nước ta chưa có những chủ trương, đường lối đúng đắn đề
trừng trị những thế lực thù địch phản động với âm mưu “diễn biến hịa bình”.
10


Ba là, hiện nay vẫn còn một số cán bộ, đảng viên tham nhũng, quan liêu, vụ
lợi,… làm xói mịn niềm tin trong ý thức sinh viên.
Bốn là, công tác giáo dục đạo đức cịn mang tính hình thức, nặng lý thuyết, chưa
bám sát với tình hình thực tiễn trong quá trình đổi mới của sinh viên hiện nay.
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
Thiếu chín chắn, bồng bột trong suy nghĩ, nhận thức và hành động.
Yếu kém về nhận thức chính trị, lập trường tư tưởng không vững vàng.
Thụ động, chậm chạp trong việc thích ứng với thời cuộc, nắm bắt thời cơ khi
nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Khơng biết cách để tiếp nhận, gìn giữ và phát huy những truyền thông quý báu
của dân tộc. Chưa nhận thức được đúng đắn giá trị, sức mạnh mà những truyền
thống ấy mang lại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Nhận xét- đánh giá và đề xuất giải pháp.
4.1.

Nhận xét- đánh giá.
Truyền thống yêu nước là di sản thiêng liêng, vô cùng quý báu của dân tộc

Việt Nam nói chung và bộ phận sinh viên nói riêng. Truyền thống ấy đã trở
thành mạch nguồn sức mạnh vô biên, đập tan âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp khi kết hợp với tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ của toàn thể nhân
dân và với đường lối chính trị, chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Nhà
nước. Và ngày nay, khi đất nước ta đã được thái bình thịnh trị, dân tộc ta thốt

khỏi bóng đêm nơ lệ thì những truyền thống q báu ấy lại một lần nữa được
hun đúc và phát huy theo xu hướng đổi mới, liên bang quốc tế. Với tư cách là
chủ nhân tương lai của đất nước, là rườn cột của nước nhà, tầng lớp sinh viên
chúng em cũng đã không ngừng học hỏi, tiếp nhận và phát huy những giá trị lịch
sử tốt đẹp ấy qua cuộc sống thường nhật hay bao thành tựu rực rỡ đạt được trên
mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Dẫu biết rằng những đóng góp ấy chưa đáng là
bao đối với mồ hôi, công sức kể cả máu của ông cha ta trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng, những hành động nhỏ ấy sẽ là ngọn lửa
nhen nhóm tình u thương, tinh thần đồn kết, lịng yêu nước nồng nàn của thế
hệ sinh viên chúng em. Từ đó, chúng em sẵn sàng từ bỏ cái tơi cá nhân, lợi ích
11


của chính bản thân mình để hịa mình vào khối thống nhất của cộng đồng, cùng
nhau chung tay góp sức tham gia xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Đừng
bao giờ nghĩ rằng, sinh viên chỉ là những hạt cát nhỏ bé, vơ dụng, đang cịn
trong tuổi ăn tuổi học thì khơng cần và khơng thể làm gì cho đất nước hơm nay.
Khơng gì là khơng thể, nếu như bạn gạt bỏ được suy nghĩ Tổ quốc đã làm gì cho
ta, thay vào đó hãy tự mình đặt câu hỏi mình đã làm gì được cho Tổ quốc chưa?
Có lẽ, câu hỏi khơng lời giải đáp này sẽ đánh thức được tiềm thức, suy nghĩ,
hành động của chính bạn. Từ đó, mỗi sinh viên sẽ có nhận thức đúng đắn, hành
động thiết thực hơn qua việc tích cực, chủ động trong học tập, hội nhập quốc tế
và không ngại khó, ngại khổ, ngại nguy hiểm tham gia vào các cơng tác tình
nguyện, cơng tác xã hội, hiến máu nhân đạo,… để phục vụ lợi ích chung của
cộng đồng.
Bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên vẫn đang mải mê tận hưởng cuộc sống
với những thú vui vô bổ để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Họ khốc lên người vỏ bọc
thờ ơ, vô cảm, máu lạnh trước mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống thường ngày,
thậm chí ngoảnh mặt làm ngơ với chính gia đình mình. Khơng những thế, họ
còn lâm vào các tệ nạn xã hội, dễ bị các thế lực thù địch lôi kéo, dụ dỗ để chống

phá lại Đảng và chính quyền. Trước những diễn biến tiêu cực ấy, Đảng và Nhà
nước ta cần đề ra những chính sách, chủ trương gì để kịp thời khắc phục, giác
ngộ tiềm thức, lý tưởng cách mạng để mỗi rườn cột nước nhà đều có thể phát
huy đúng và đủ vai trị của mình. Đối với mỗi sinh viên cũng nên tự xây dựng
cho mình những giải pháp bổ ích như thế nào để có thể tự hoàn thiện bản thân
hơn.
4.2.

Đối với Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân.

Một là, Đảng và Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống
yêu nước, nâng cao lịng tự hào, tự tơn dân tộc, tinh thần đồn kết và ý thức bảo
vệ chủ quyền quốc gia cho tồn qn, tồn dân nói chung và tầng lớp sinh viên
nói riêng.

12


Hai là, Nhà nước có chính sách khuyến khích, giúp đỡ sinh viên nghèo vượt khó
học tập, nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn, cải thiện mơi trường học tập
và chất lượng đào tạo.
Ba là, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư rưởng thơng qua các phương
pháp như: chú trọng đổi mới phương pháp dạy học các mơn khoa học MácLenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Kinh tế chính trị,…
Bốn là, tăng cường rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, lối sống cho
sinh viên qua những buổi “Sinh hoạt cơng dân đầu khóa”.
Năm là, nâng cao ý thức văn hóa, chính trị cho sinh viên bằng những bộ quy tắc
ứng xử về văn hóa học đường, phương pháp tham gia nghiên cứu, kỹ năng làm
việc nhóm, thái độ học tập, văn hóa ứng xử đối với thầy cơ và bạn bè trong và
ngồi nhà trường.
4.3.


Đối với thế hệ sinh viên cũng như với chính bản thân em.

Một là, mỗi sinh viên cần nâng cao tinh thần tự học, chủ động trong học tập và
nghiên cứu để nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn, tay nghề.
Hai là, ứng dụng có chọn lọc các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nâng cao trình độ, kỹ năng chun
mơn của bản thân để góp phần xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, sinh viên cần tích cực tham gia học tập, nâng cao trình độ lý luận, chính
trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng để ln vững lịng tin vào chủ trương của Đảng
trước mọi kế hoạch chống phá, kích động của thế lực thù địch.
Bốn là, sinh viên cần tích cực tham gia vào công tác xây dựng môi trường xã hội
lành mạnh, nói khơng với tham nhũng, nói khơng với tệ nạn xã hội và đảm bảo
vệ sinh môi trường sinh thái luôn trong lành, sạch đẹp.
Năm là, sinh viên sau khi hồn thành chương trình giáo dục học và đào tạo tại
trường thì phải tự nguyện, tự giác tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đủ
tuổi và trúng tuyển.
Sáu là, mỗi sinh viên cần phải chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc
tế, giao lưu, học hỏi với bạn bè bốn phương, nâng cao trình độ ngoại ngữ và khả
năng hiểu biết về nền văn hóa, giáo dục ở khắp các châu lục.
13


Bảy là, phải nhanh nhạy, sắc bén với biến động của thời cuộc, nắm bắt và vận
dụng thời cơ kịp thời và đúng lúc để kế thừa , phát huy truyền thống dân tộc và
phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Tám là, sinh viên cần phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc, tình u thương
con người qua việc tích cực tham gia tuyên truyền, vận động sức người và sức
của vào các chương trình từ thiện, cơng tác xã hội, các Đoàn- Hội trong và ngoài
nhà trường.

Cuối cùng, mỗi sinh viên cần chủ động lên tiếng đấu tranh và tham gia có hiệu
quả vào việc giải quyết các vấn đề mang ý nghĩa tồn cầu như: Giữ gìn hịa
bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, phòng ngừa và đẩy lùi các
dịch bệnh hiểm nghèo,…

14


KẾT LUẬN
Tóm lại, tầng lớp sinh viên-Chủ nhân tương lai của đất nước khơng chỉ
nắm giữ vai trị quan trọng, then chốt trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc. Sinh viên không chỉ là một lực lượng xã hội mà còn là ngày
mai của đất, là chủ thể sáng tạo của tương lai trong sự nghiệp xây dựng, phát
triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Bởi lẽ, trong thời kì kiến thiết đất nước, đổi
mới và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa, sinh viên luôn biết phát huy
những truyền thống quý báu của dân tộc, ln nêu cao tinh thần xung phong,
tình nguyện, xung kích để hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và
nhân dân giao phó, tin dùng.Khơng những, không ngừng nâng cao tinh thần bảo
vệ Tổ quốc mà thế hệ sinh viên ngày nay cịn khơng ngừng học hỏi, chủ động
giao lưu, hội nhập với bạn bè quốc tế để tham gia phát triển nền kinh tế- chính
trị, văn hóa- xã hội,…Phát huy vai trị làm chủ của mình thơng qua việc đi đầu
trong các cuộc đấu tranh chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, nạn mù chữ để xây
dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Quan trọng hơn cả, sinh
viên chúng em còn phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nhân cách, phẩm chất
để xây dựng nền văn hóa nước nhà ln đậm đà bản sắc dân tộc, thấm nhuần tư
tưởng nhân văn.

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Chuyên đề 6: Thanh niên Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế - Đại học Tôn Đức Thắng.
Bộ Y tế - Cổng thông tin điện tử ( />DQn98YzwNis).
Luật Quang Huy( />Những phát minh gây ngạc nhiên của Sinh viên Việt Nam – Báo Sao Star.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng- Báo Nhân dân điện tử
( />knpk7_J1-l_WzL0).



×