Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Luận văn Thạc Sĩ Giải quyết tố cáo về đất đai từ thực tiễn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.9 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐÀO THỊ TUYẾT MAI

GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI –
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH LỤC,
TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐÀO THỊ TUYẾT MAI

GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI –
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH LỤC,
TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính


Mã sơ: 60 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TIẾN HÀO

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, tài liệu tham khảo và trích dẫn đảm bảo độ chính xác, trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được
công bố trước đây.

Học viên

Đào Thị Tuyết Mai


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cơ giáo của Học viện
Hành chính Quốc gia và các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau đại học – Học viện
Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua để tơi có được
những kiến thức tốt để thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tiến sĩ Lê
Tiến Hào, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi thực hiện và
hồn thành luận văn này.

Tơi xin trân trọng cám ơn các anh chị là cán bộ, công chức hiện đang
làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện Bình Lục, Thanh tra huyện Bình Lục,
Phịng Tài ngun Mơi trường, Phịng thuế huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã
giúp đỡ tơi trong q trình thu thập tài liệu, số liệu để hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng năng lực của
mình, tuy nhiên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2017
Học viên

Đào Thị Tuyết Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT
TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI ................................................................................... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm của tố cáo về đất đai ............................................. 8
1.1.1. Khái niệm tố cáo về đất đai .............................................................. 8
1.1.2. Đặc điểm của tố cáo về đất đai ...................................................... 10
1.2. Những quy định của pháp luật về giải quyết quyết tố cáo về đất đai ... 14
1.2.1. Khái niệm giải quyết tố cáo về đất đai ........................................... 14
1.2.2. Đặc điểm của giải quyết tố cáo về đất đai ..................................... 15
1.2.3. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo về đất
đai.............................................................................................................. 16
1.2.4. Vai trò của giải quyết tố cáo về đất đai .......................................... 22
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết tố cáo về đất đai......... 24
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 30
Chương 2 THỰC TRẠNG TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VỀ

ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM ....... 31
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, công tác quản lý đất đai và
tình hình tố cáo về đất đai ở huyện Bình Lục .............................................. 31
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Lục........ 31
2.1.2. Khái quát thực trạng quản lý đất đai ở huyện Bình Lục ................ 33
2.1.3. Tình hình, nguyên nhân phát sinh tố cáo về đất đai ở huyện Bình
Lục từ năm 2012 đến năm 2016................................................................ 39
2.2. Giải quyết tố cáo về đất đai ở huyện Bình Lục giai đoạn 2012 - 2016 –
kết quả, ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm ............................ 45
2.2.1. Kết quả giải quyết ........................................................................... 45
2.2.2. Ưu điểm và nguyên nhân ................................................................ 48


2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 55
2.2.4. Kinh nghiệm .................................................................................... 60
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 64
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI Ở CẤP HUYỆN NÓI
CHUNG VÀ Ở HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM ............................. 65
3.1. Một số yếu tố thuận lợi, khó khăn và phương hướng nâng cao hiệu quả
giải quyết tố cáo về đất đai ở cấp huyện nói chung và ở huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam ................................................................................................. 65
3.1.1. Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn ............................................... 65
3.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả giải quyết tố cáo về đất đai ở cấp
huyện nói chung và ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ............................... 67
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giải quyết tố cáo về đất đai
ở cấp huyện nói chung và ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam........................ 69
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tố cáo về đất đai ở
cấp huyện nói chung ................................................................................. 69
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả giải quyết tố cáo về đất

đai ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ......................................................... 82
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tình hình tiếp nhận đơn tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện giai
đoạn 2012 – 2016. ........................................................................................... 41
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ đơn tố cáo về đất đai so với tổng số đơn tố cáo giai đoạn
2012 – 2016 ..................................................................................................... 41
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Tỉ lệ đơn tố cáo về đất đai từng năm ở huyện Bình Lục giai đoạn
2012 – 2016 ..................................................................................................... 41
Bảng 2.2: Số lượng đơn tố cáo về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp
huyện và cấp xã ở huyện Bình Lục giai đoạn 2012 – 2016 ............................ 42
Bảng 2.3. Kết quả giải quyết tố cáo về đất đai huyện Bình Lục giai đoạn
2012 – 2016 ..................................................................................................... 45
Bảng 2.4. Kết quả xử lý vi phạm qua giải quyết tố cáo về đất đai ở huyện
Bình Lục giai đoạn 2012 – 2016 ..................................................................... 46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng
là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các
sinh vật khác trên trái đất. Bởi vậy, nếu khơng có đất đai thì khơng có bất kỳ
một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật

chất để duy trì cuộc sống và duy trì nịi giống đến ngày nay. Trải qua một q
trình lịch sử lâu dài, con người chiếm hữu đất đai, biến đất đai từ một sản vật tự
nhiên thành một tài sản của cá nhân, của cộng đồng, của một quốc gia. Đất đai
khơng chỉ có những vai trị quan trọng như đã nêu trên mà nó cịn có ý nghĩa về
mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai
mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc
gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền
sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự
an tồn về tài chính, có thể mua bán, chuyển nhượng qua các thế hệ.
Ở nước ta, từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, thực hiện theo cơ
chế thị trường, nhất là khi Luật đất đai năm 1993 được ban hành, đất đai được
coi là hàng hóa đặc biệt thì các vụ tranh chấp về đất đai cũng như các vụ
khiếu nại, tố cáo về đất đai ngày càng tăng, ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình
hình ổn định kinh tế - xã hội cũng như đời sống xã hội của mỗi người dân.
Trước tình hình đó, hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói chung, khiếu
nại, tố cáo về đất đai nói riêng của nước ta khơng ngừng được hồn thiện.
Quản lý đất đai là nhiệm vụ của Nhà nước, là công việc rộng lớn và phức tạp,
liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mặc dù có nhiều cố gắng
nhưng cơng tác quản lý về đất đai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém làm
nảy sinh những hành vi vi phạm pháp luật của khơng ít cơ quan, tổ chức, cá
nhân, cán bộ, công chức trong lĩnh vực này dẫn đến khiếu nại, tố cáo.
1


Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến
pháp và pháp luật nước ta ghi nhận. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo
với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp
luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Tố cáo về đất đai là một trong những
nhóm quan hệ đất đai diễn ra thường xuyên, phức tạp, nhạy cảm, ảnh

hưởng sâu rộng đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi địa
phương. Đáng chú ý, đơn thư tố cáo cán bộ, cơng chức, tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai như việc cán bộ lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai; giao đất, cho thuê đất
không đúng đối tượng, không đúng quy hoạch, không đúng mục đích sử
dụng đất; việc sử dụng quỹ đất cơng ích trái quy định của pháp luật; cán
bộ cửa quyền, nhũng nhiễu trong thực hiện các thủ tục hành chính về đất
đai, nhất là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hành vi vi phạm pháp
luật trong việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, việc thực hiện chủ trương
dồn điền đổi thửa .Vì vậy, Nhà nước đã có nhiều quan tâm, cố gắng trong
công tác chỉ đạo, giải quyết các vụ việc tố cáo về đất đai. Tuy nhiên, tố cáo
về đất đai vẫn diễn biến phức tạp, vẫn là một trong những nội dung quản lý
đất đai gây sức ép rất lớn cho cơ quan nhà nước.
Giải quyết tố cáo về đất đai là một trong những nội dung quản lý hết
sức quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết tố cáo về
đất đai nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ đất đai, nó liên quan đến
nhiều vấn đề phức tạp thuộc về pháp luật và những quan hệ xã hội khác, ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của các tổ chức, cá nhân, vì vậy được
xã hội rất quan tâm. Xuất phát từ những vai trò to lớn đó của đất đai, Đảng và
Nhà Nước ta ln chú trọng và giành sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề đất
đai. Các Chỉ thị, Nghị quyết được ban hành liên quan đến vấn đề đất đai đã có
tác động đến tình hình tố cáo và giải quyết tố cáo, nhiều “điểm nóng”, nhiều
2


vụ việc phực tạp đã được giải quyết, góp phần làm ổn định tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân, thời gian gần đây tình hình tố cáo của cơng dân diễn ra với số lượng
lớn, tính chất ngày càng phức tạp, trong đó tố cáo về đất đai chiếm số lượng
lớn trong số các đơn tố cáo.

Huyện Bình lục là một huyện đồng chiêm trũng thuộc tỉnh Hà Nam tỉnh có diện tích tự nhiên thuộc loại nhỏ nhất cả nước, nhưng tình hình tố cáo về
đất đai trên địa bàn thị trấn và các xã của huyện Bình Lục lại diễn ra khá gay gắt,
phức tạp, có nơi đã trở thành điểm nóng. Từ năm 2011 đến nay, huyện Bình Lục
thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới,
trong đó có chủ trương về dồn đổi tích tụ ruộng đất. Cùng với việc đơ thị hóa,
thực hiện các dự án thu hồi đất phục vụ hạ tầng, các cụm cơng nghiệp, các khu
đơ thị nên đất đai có thay đổi lớn về giá trị dẫn đến các xung đột về lợi ích, từ đó
tình hình tố cáo trên địa bàn ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp và tập trung
chủ yếu vào lĩnh vực đất đai.
Việc tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai đang có nhiều khó khăn, phức
tạp ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn huyện Bình Lục. Tình hình giải quyết tố cáo
về đất đai nói chung và giải quyết tố cáo về đất đai ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam nói riêng có nhiều vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn, cần được
nghiên cứu, giải đáp.
Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: "Giải quyết tố cáo về đất
đai – Từ thực tiễn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” làm đề tài luận văn thạc
sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của mình với mong muốn làm rõ hơn
một số vấn đề về lý luận, tổng kết thực tiễn, phát hiện những bất cập giữa
pháp luật hiện hành với thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả giải quyết tố cáo về đất đai ở cấp huyện nói chung và huyện Bình
Lục nói riêng trong thời gian tới.
3


2. Tình hình nghiên cứuliên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề tố cáo và giải quyết tố cáo nói chung, tố cáo và giải quyết tố
cáo về đất đai tiếp cận dưới góc độ pháp luật và nghiên cứu khơng cịn là vấn
đề mới. Vấn đề này đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan,
nhiều nhà khoa học. Ở nước ta, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học

về vấn đề này, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài sau:
- Sách: Lê Tiến Hào, Nguyễn Quốc Hiệp (2012), Khiếu nại, tố cáo
hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị - hành chính Hà Nội.
- Đề tài khoa học cấp Bộ và cấp Thành phố:
+ Lê Tiến Hào, Nguyễn Văn Tuấn Dũng (2014), Khiếu nại hành chính
và giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
thành phố Hà Nội – Thực trạng và giải pháp.
+ Đinh Văn Minh (2016), Thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về thu hồi
đất ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
+ Nguyễn Tuấn Khanh (2011), Trách nhiệm pháp lý của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các cấp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng.
- Các bài đăng trên tạp chí:
+ Lê Tiến Đạt (2014), Một số vấn đề hồn thiện cơ chế bảo vệ người tố cáo.
+ Lê Thị Thúy (2016), Phối hợp giữa cơ quan Thanh tra và cơ quan
Kiểm tra Đảng trong xử lý tố cáo cán bộ, cơng chức và Đảng viên,Tạp chí
Thanh tra số 9 – 2016;
+ Đinh Văn Sơn (2014), Trách nhiệm phối hợp trong công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tạp chí Thanh tra số 8 – 2014.
Các cơng trình khoa học đã cơng bố nêu trên đã có những nghiên cứu về
lý luận, pháp luật và thực tiễn về vấn đề khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,
4


tố cáo trên phạm vi cả nước nói chung và một vài địa phương như Hà Nội. Tuy
nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu cụ thể về tố cáo và giải quyết tố cáo về
đất đai trên phạm vi cấp huyện nói chung và ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nói
riêng. Trong q trình nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa có chọn lọc

một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Với đề tài này, mục đích của luận văn trước hết là làm rõ những vấn đề
lý luận về tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai, thực tiễn giải quyết tố cáo về
đất đai ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả giải quyết tố cáo về đất đai ở cấp huyện nói chung và
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ
Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ của đề tài được xác định
cụ thể bao gồm:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai
như: khái niêm, đặc điểm tố cáo về đất đai; khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc,
trình tự, thủ tục, thẩm quyền, vai trò, ý nghĩa giải quyết tố cáo về đất đai và các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết tố cáo về đất đai.
- Nêu khái quát một số đặc điểm về tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội,
tình hình quản lý đất đai của huyện Bình Lục có ảnh hưởng đến tố cáo và giải
quyết tố cáo về đất đai; đồng thời tập trung phân tích đánh giá thực trạng tố cáo
và giải quyết tố cáo về đất đai ở huyện Bình Lục (ưu điểm, hạn chế, nguyên
nhân, kinh nghiệm).
- Nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giải
quyết tố cáo về đất đai ở cấp huyện nói chung và huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai

5


- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, pháp luật về tố

cáo và giải quyết tố cáo về đất đai; thực tiễn giải quyết tố cáo về đất đai ở
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam từ năm 2012 đến 2016; phương hướng, giải
pháp đến năm 2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
Luận văn được tác giả nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước
về tố cáo và giải quyết tố cáo.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng tố cáo và giải quyết tố cáo về
đất đai ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam từ năm 2012 đến năm 2016.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Tác giả vận dụng phương pháp luận Duy vật biện
chứng và Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin để nghiên cứu đề tài;
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, bình luận, diễn
giải, thống kê, so sánh, khảo sát, thu thập nghiên cứu tài liệu, mơ hình hóa số
liệu ….
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và đóng góp mới của luận văn
Đây là cơng trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai nói chung và ở huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam nói riêng. Những đóng góp và ý nghĩa khoa học của luận văn thể
hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận
về tố cáo và giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận, cơ sở
thực tiễn của giải quyết tố cáo về đất đai, luận văn đưa ra những giải pháp cụ
thể, thiết thực nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giải

6



quyết tố cáo về đất đai ở cấp huyện nói chung và huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong công tác nghiên
cứu và thực tiễn hoạt động giải quyết tố cáo về đất đai của các cơ quan hành chính
nhà nước cấp huyện nói chung và ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 03 chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1.: Một số vấn đề lý luận về tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai.
Chương 2: Thực trạng tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giải
quyết tố cáo về đất đai ở cấp huyện nói chung và ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỐ CÁO
VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. Khái niệm, đặc điểm của tố cáo về đất đai
1.1.1. Khái niệm tố cáo về đất đai
Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, của con người
được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận. Ngay từ
những năm 1946, mặc dù Chính phủ lâm thời mới ra đời cịn trăm cơng nghìn
việc và phải lo chống thù trong giặc ngoài, nhưng do thấm nhuần quan điểm
về quyền con người, quyền dân chủ, quyền hạnh phúc của người dân, Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quan tâm sâu sắc đến vấn đề xem xét và

giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt.
Việc nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo được Người đặt ngang tầm với nhiệm vụ
đi giám sát cơng việc thực tế ở các cấp chính quyền của Ban Thanh tra đặc
biệt. Từ Hiến pháp năm 1959 đến nay, quyền tố cáo được ghi nhận là một
trong những quyền cơ bản của công dân, của con người .
Sau khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành, ngày 27/11/1981, Hội
đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh qui định việc xét, giải quyết khiếu nại,
tố cáo của công dân. Có thể nói, đây là văn bản pháp lý đầu tiên qui định một
cách tập trung, đầy đủ và chi tiết về việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân.
Tháng 12 năm 1998, Quốc hội đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo thay
thế cho Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo năm 1991. Tại kỳ họp 2, Quốc hội khóa XIII,
đã thơng qua Luật Tố cáo, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012. Đây là bước
phát triển mới trong việc đảm bảo quyền tố cáo của cơng dân, góp phần hồn
thiện khung pháp lý về vấn đề này.

8


Tố cáo là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Theo
cách hiểu đơn giản nhất, tố cáo là vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước cơ quan pháp
luật hoặc trước dư luận. Hiểu theo nghĩa khác, tố cáo là việc công dân báo với cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền về bất kỳ hành vi của cơ quan, tổ chức, cá
nhân mà họ cho rằng hành vi ấy vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định của tổ
chức, cộng đồng đã gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà
nước, tổ chức, cộng đồng hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Theo “Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng” của Nguyễn Duy Lâm,
Nhà xuất bản Giáo dục, 2011, Tố cáo là “báo cho cơ quan, tổ chức, người có
thẩm quyền biết về hành vi trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh

tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của cơng dân, của cơ quan, tổ chức”.
Khoản 1, điều 2, Luật Tố cáo năm 2011 quy định “Tố cáo là việc công
dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Tố cáo về đất đai là hoạt động tố cáo mà đối tượng của nó là các hành
vi, quyết định hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai, các hành vi vi
phạm pháp luật đất đai.
Theo giáo trình “Luật đất đai”, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Tư
pháp, 2005, Tố cáo về đất đai là “sự phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của
cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân,
cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị đó hoặc của những người khác gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của
người sử dụng đất”. [tr.470, 471]
9


Khoản 1, điều 205 Luật Đất đai 2013 quy định: “Cá nhân có quyền tố
cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai”
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Tố cáo về đất đai là việc công
dân, cá nhân theo quy định của Luật Tố cáo và Luật Đất đai báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật về
quản lý và sử dụng đất đai của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt
hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, theo khái niệm này, chủ thể được quyền tố cáo về đất đai là công

dân, cá nhân (cơ quan, tổ chức không được quyền tố cáo). Đối tượng của tố
cáo là những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai của
bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Mục đích của tố cáo nhằm ngăn chặn
những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo
vệ và khơi phục quyền và lợi ích của người tố cáo mà cao hơn thế là bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức nhà nước
vững về chính trị, giỏi về chun mơn để “chí cơng, vơ tư” trong khi thi hành
cơng vụ, nhiệm vụ Nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm của tố cáo về đất đai
Thứ nhất, tố cáo là một trong những quyền chính trị - pháp lý cơ bản, là
quyền dân chủ trực tiếp của cơng dân, đó là quan điểm nhất quán của Đảng và
Nhà nước ta. Ngay trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
trong thư gửi đồng bào liên khu 4 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “ Khi ai có điều gì oan ức, thì có thể do các đồn thể tố cáo lên cấp trên.
Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Đồng bào cần hiểu rõ và
khéo dùng quyền ấy” (Hồ Chí Minh, tuyển tập, tập 2,Nxb Chính trị Quốc gia
– Hà Nội, 2002,tr.374) . Quyền này đã được ghi nhận trong Hiến pháp của
10


nước ta cũng như các văn bản pháp luật khác. Nó cũng là một quyền dân chủ
cơ bản của người sử dụng đất, vì Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì
dân. Hơn nữa, đất đai ở nước ta thuộc sử hữu toàn dân do Nhà nước làm đại
diện chủ sở hữu, thay mặt nhân dân thực hiện hoạt động quản lý đất đai để
đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, phục vụ cho lợi ích của chủ sở hữu
đích thực là tồn dân, cũng như phục vụ cho quyền và lợi ích hợp pháp của
mỗi người sử dụng đất.
Quyền tố cáo của công dân được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực hành

chính, chính trị, kinh tế, văn hố xã hội, và lĩnh vực tự do của cá nhân. Quyền
này được đảm bảo bằng nghĩa vụ giải quyết tố cáo của các cơ quan nhà nước,
tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và những người có chức vụ. Những đảm bảo
này đã được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của
nước ta. Bởi vậy, bất kỳ cá nhân, cơng dân nào khi có đủ căn cứ đều có quyền
tố cáo những gì mà mình cho là trái pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói
riêng, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà
nước, của mình, của người khác và của toàn xã hội.
Thứ hai, tố cáo trong lĩnh vực đất đai phải tuân theo pháp luật về tố
cáo. Trước hết căn cứ để phát sinh tố cáo là sự vi phạm pháp luật. Đó là hành
vi của bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào vi phạm pháp luật đất đai, xâm
phạm hoặc đe doạ xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất cũng như của tồn xã hội. Mục đích cuối cùng của tố cáo là chấm dứt
những hành vi vi phạm, trái pháp luật ấy; yêu cầu phục hồi các quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm hại, bồi thường thiệt hại về vật
chất, danh dự do những hành vi vi phạm pháp luật đó gây ra, xử lý đúng pháp
luật các cá nhân, tổ chức đã vi phạm, góp phần củng cố pháp chế Xã hội chủ
nghĩa và lập lại kỷ cương xã hội.
Pháp luật về tố cáo quy định về hình thức tố cáo như sau:
- Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
11


+ Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải
ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố
cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều
người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng
người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người
đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải
quyết tố cáo.

+ Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận
hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố
cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào
văn bản, trong đó ghi rõ nội dung tố cáo. Trường hợp nhiều người đến tố cáo
trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày
nội dung tố cáo.
Khi tố cáo, người tố cáo có các quyền như: Được gửi đơn hoặc trực tiếp
tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; được giữu bí mật họ tên,
địa chỉ, bút tích và các thơng tin khác của mình; được yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền thơng báo về thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo
chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thơng báo kết
quả giải quyết tố cáo; được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập; được khen thưởng theo quy định….
Đồng thời, người tố cáo cũng có các nghĩa vụ như: nêu rõ họ tên, địa chỉ của
mình; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về nội dung tố cáo của mình; phải bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố
cáo sai sự thật của mình gây ra.
Thứ ba, tố cáo về đất đai phải căn cứ vào quy định của pháp luật về
quản lý và sử dụng đất đai. Nội dung tố cáo về đất đai rất phong phú và đa
dạng, bao gồm các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai: hoạt động ban
12


hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, và tổ chức
thực hiện văn bản đó; xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng
đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; quản lý qui hoạch, kế
hoạch sử dụng đất; quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất; quản lý tài chính về đất đai. Những nội dung tố cáo thường

gặp như:
- Tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng các chương
trình, dự án của Nhà nước để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai, nhất là
đối với chương trình trồng rừng, các dự án phát triển khu dân cư, các dự án tái
định cư.
- Tố cáo cán bộ cửa quyền, nhũng nhiễu trong việc thực hiện các thủ
tục hành chính về đất đai như: giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển
nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; không
thực hiện đăng trình tự, thủ tục thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ.
- Tố cáo việc giao đất trái thẩm quyền; giao đất, cho thuê đất không
đúng đối tượng, không đúng quy hoạch; sử dụng tiền thu từ quỹ đất công ích
(5%) trái quy định của pháp luật.
- Tố cáo hành vi gian lận trong việc lập phương án bồi thường về đất
đai để tham ô, như lập hai phương án bồi thường (cho người có đất bị thu hồi
riêng, để thanh toán với Nhà nước riêng).
- Tố cáo hành vi trục lợi về đất đai thông qua việc lập phương án hoặc
điều chỉnh phương án quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư
nông thôn không phù hợp với thực tế, gây xáo trộn không cần thiết đối với
đời sống nhân dân…
Nội dung tố cáo trong sử dụng đất thường gặp như: Tố cáo hành vi lấn
chiếm đất đai; sử dụng đất khơng đúng mục đích được giao; hủy hoại đất;
chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất … không đúng pháp luật…
13


Thứ tư, cũng như tố cáo nói chung, người có thành tích trong việc tố
cáo về đất đai được khen thưởng. Nhà nước khuyến khích cơng dân báo cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật,
do vậy nhà nước có cơ chế động viên đối với người có thành tích trong việc tố
cáo. Thể hiện được tính đặc thù của việc khen thưởng trong lĩnh vực tố cáo và

giải quyết tố cáo, Luật Tố cáo quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành
tích trong việc giải quyết tố cáo, người tố cáo có cơng trong việc ngăn ngừa
thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng về vật chất,
tinh thần. Việc khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc
tố cáo giải quyết tố cáo được thực hiện theo pháp luật về tố cáo và pháp luật
về thi đua khen thưởng và chỉ người tố cáo có cơng trong việc ngăn ngừa thiệt
hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng về vật chất và tinh
thần, tiêu chuẩn khen thưởng được quy định cụ thể tại Điều 21, Nghị định số
76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012.
1.2. Những quy định của pháp luật về giải quyết quyết tố cáo về đất
đai
1.2.1. Khái niệm giải quyết tố cáo về đất đai
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 205, Luật Đất đai năm 2013: “Việc
giải quyết tố cáo vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy
định pháp luật về tố cáo”.
Khoản 7 Điều 2 Luật Tố cáo quy định: “Giải quyết tố cáo là việc tiếp
nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người
giải quyết tố cáo”.
Từ khái niệm tố cáo về đất đai nêu ở mục 1.1 của chương này và khái
niệm giải quyết tố cáo của Luật Tố cáo, có thể đưa ra khái niệm giải quyết tố
cáo về đất đai như sau: Giải quyết tố cáo về đất đai là việc cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố cáo và Luật Đất đai tiếp
nhận, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý những hành vi vi phạm
14


pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, chủ thể giải quyết tố cáo hay người giải quyết tố cáo là cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Người giải quyết tố cáo về đất đai chủ yếu là thủ trưởng các cơ quan hành
chính nhà nước. Đối tượng của giải quyết tố cáovề đất đai là những hành vi vi
phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị
tố cáo. Quá trình giải quyết tố cáo bao gồm việc tiếp nhận tố cáo, việc xác
minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, xử lý vi phạm (nếu có) và
những vấn đề có liên quan của người giải quyết tố cáo.
Quy định này đồng nghĩa với việc tiến hành tiếp nhận tố cáo, xác
minh, kết luận, quyết định xử lý tố cáo và thẩm quyền cũng được quy định
như trường hợp giải quyết tố cáo nói chung. Tuy nhiên, giải quyết tố cáo về
đất đai thường phức tạp, kéo dài do hồ sơ, tài liệu có liên quan thường nằm ở
nhiều cơ quan, trải qua nhiều năm và hơn nữa là vì giá trị của đất đai ngày
càng lớn.
1.2.2. Đặc điểm của giải quyết tố cáo về đất đai
Thứ nhất, giải quyết tố cáo về đất đai mang tính quyền lực nhà nước, là
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, thủ trưởng các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, đồng thời là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Khoản 2,
Điều 30, Hiến pháp năm 2013 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền phải tiếp nhận, giải quyết tố cáo. Luật Tố cáo quy định cụ thể người
đứng đầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Tuy nhiên,
thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai chủ yếu do người đứng đầu cơ quan
hành chính nhà nước giải quyết, vì cơ quan hành chính nhà nước được giao
nhiệm vị quản lý nhà nước về đất đai.
Đối với nước ta, bên cạnh trách nhiệm giải quyết tố cáo về đất đai của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cịn có sự tham gia của cả hệ thống
15


chính trị. Đó là sự lãnh đạo của Đảng, của các cấp ủy đảng và các tổ chức
đảng, sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội…
nhằm góp phần vào giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung, tố cáo về đất đai

nói riêng có hiệu quả.
Thứ hai, việc giải quyết tố cáo phải tuân theo quy định của pháp luật về tố
cáo, pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Pháp luật đất đai quy định cá
nhân có quyền tố cáo các vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai. Việc giải quyết
tố cáo vi phạm pháp luật về đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật
về tố cáo. Việc giải quyết tố cáo về đất đai cơ bản giống như trình tự, thủ tục giải
quyết tố cáo nói chung. Khi giải quyết tố cáo về đất đai, người giải quyết tố cáo,
cơ quan được giao xác minh, kết luật tố cáo phải căn cứ vào các quy định của
pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai để xác định những nội dung tố cáo có vi
phạm hay khơng vi phạm pháp luật, từ đó có kết luận, xử lý chính xác.
Thứ ba, việc giải quyết tố cáo về đất đai mang tính cá biệt, cụ thể và
phức tạp. Việc giải quyết tố cáo chỉ trong phạm vi nội dung, đối tượng bị tố
cáo. Tố cáo nội dung nào, đối tượng nào thì xác minh, kết luận nội dung, đối
tượng đó. Việc giải quyêt tố cáo về đất đai thường rất phức tạp vì tố cáo về
đất đai khơng chỉ bắt nguồn từ những ngun nhân có tính lịch sử trong quản
lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ, những xung đột gay gắt về lợi ích kinh
tế mà cịn từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan hành chính nhà
nước, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất
đai, sự thiếu trách nhiệm, không công tâm, khách quan của một bộ phận cán
bộ, công chức, người đứng đầu trong q trình thực thi cơng vụ.
1.2.3. Ngun tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo về
đất đai
1.2.3.1. Nguyên tắc giải quyết tố cáo về đất đai
Việc giải quyết tố cáo về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
hoạt động quản lý đất đai nói riêng, quản lý nhà nước nói chung. Điều 4, Luật
16


Tố cáo 2011 quy đinh: “Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách
quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật;

bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo”.
- Giải quyết tố cáo về đất đai phải kịp thời: Tố cáo là phản ứng của
người dân khi các hoạt động quản lý làm chưa tốt, người dân khơng hài lịng,
người dân phản ứng bằng việc thực hiện quyền tố cáo của mình. Do đó để
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, hiệu quả quản lý đất đai nói
riêng, cần phải kịp thời giải quyết các vụ việc, nhất là các vụ việc đơng người,
phức tạp, tránh tình trạng kéo dài, vượt cấp. Giải quyết kịp thời, nhanh chóng
giúp ngăn chặn và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
- Giải quyết tố cáo về đất đai phải chính xác, khách quan: Khi giải
quyết tố cáo nói chung, tố cáo về đất đai nói riêng cần phải khách quan, trung
thực, đảm bảo đúng người, đúng tội, tránh tình trạng bỏ sót những cá nhân, tổ
chức vi phạm hoặc người vơ tội bị oan ức. Ngun tắc này địi hỏi nhìn nhận sự
việc phải trung thực, khơng phụ thuộc vào ý muốn của các bên đương sự. Để
đảm bảo điều này cần xác minh rõ nguồn gốc của chứng cứ, mức độ trung thực
và chính xác của chứng cứ. Tuy nhiên, trong quá trình xác minh, cũng cần phải
xem xét đến cả tính hợp pháp, tính hợp lý của vấn đề mà các bên nêu ra.
- Giải quyết tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Đây là
nguyên tắc cơ bản nhất trong quá trình giải quyết tố cáo. Trước hết phải đảm
bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn, đơng thời phải căn cứ vào
pháp luật về đất đai mới xác định được đúng, sai, tính chất, mức độ vi phạm;
giải quyết triệt để, chấm dứt việc tố cáo, bảo vệ những lợi ích hợp pháp của
Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, công dân.
- Một nguyên tắc đặc thù trong giải quyết tố cáo là phải giữ bí mật cho
người tố cáo về họ tên, địa chỉ, bút tích và những thơng tin khác có thể làm lộ
danh tính của người tố cáo. Phải bảo vệ người tố cáo và người thân thích của
17


người tố cáo khi họ bị đe dọa, trả thù. Pháp luật về tố cáo quy định bảo vệ

người tố cáo ở nơi cư trú, nơi công tác, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe,
tài sản của người tố cáo…. Trong tình hình hiện nay, khi mà tình trạng người
tố cáo vẫn cịn bị trả thù, trù dập thì việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm
nặng nề của người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy
định của pháp luật về tố cáo. Đồng thời phải bảo vệ lợi ích hợp pháp của
người bị tố cáo trong trường hợp họ bị tố cáo sai hoặc bị vu cáo.
- Nguyên tắc dân chủ, công khai: Thực hiện nguyên tắc này, người
được giao giải quyết tố cáo phải lắng nghe ý kiến của các bên, cả người tố
cáo, người bị tố cáo và những người có liên quan, đảm bảo dân chủ, bình
đẳng trước pháp luật. Kết luận tố cáo, quyết định xử lý về tố cáo phải được
công khai theo quy định của pháp luật.
- Kết hợp giải quyết tố cáo về đất đai với việc giáo dục, thuyết phục,
tuyên truyền phổ biến pháp luật về tố cáo, đất đai. Thông qua quá trình này
làm cho mọi người hiểu, thừa nhận và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định
của cơ quan đã giải quyết tố cáo.
1.2.3.2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai
Pháp luật về tố cáo phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo thành hai
loại. Một là, thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật
của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ. Hai
là, thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Theo đó, hành vi vi phạm pháp luật đất đai của cơ quan, tổ chức, cá
nhân bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý về đất đai của cơ quan, tổ chức nào
thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Cán bộ, công chức, viên
chức bị tố cáo về hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh
vực đất đai thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người
đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Người bị tố cáo về
18



×