Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tỉnh Xê Kong nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.99 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…..…/……..

BỘ NỘI VỤ
..…/…..

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

THANONGSACK LEUMMIXAY

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
THEO HƢỚNG HÀNG HĨA TẠI TỈNH XÊ KONG,
NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…..…/……..

BỘ NỘI VỤ
..…/…..

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

THANONGSACK LEUMMIXAY

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
THEO HƢỚNG HÀNG HĨA TẠI TỈNH XÊ KONG,


NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8.34.04.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi; các số liệu, tư liệu,
tài liệu được tôi sử dụng trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những
nhận định đưa ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn.
TÁC GIẢ

THANONGSACK LEUMMIXAY


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin tỏ lịng biết ơn đến lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia cùng
các Thầy, Cơ giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, tạo điều kiện cho tơi trong suốt
thời gian học tập.
Trong q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn tơi ln nhận đƣợc sự
khích lệ động viên và chỉ bảo tận tình của PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà. Qua
đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà đã hƣớng dẫn, định
hƣớng giúp tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu này.

Do những hạn chế nhất định về thời gian, nguồn tài liệu, số liệu cũng nhƣ khả
năng nghiên cứu của bản thân. Vì vậy kết quả của luận văn khơng thể tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc những góp ý q báu từ các Thầy,
Cơ giáo và các nhà khoa học quan tâm đến đề tài, để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

THANONGSACK LEUMMIXAY


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG HÀNG HÓA ................................... 10
1.1. Khái niệm chung ........................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm nơng nghiệp.............................................................................. 10
1.1.2.Khái niệm hàng hóa .................................................................................... 12
1.1.3. Nơng nghiệp hàng hóa ............................................................................... 13
1.1.4. Điều kiện để phát triển nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa....................... 15
1.1.5. Quản lý nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa.......... 18
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa ..... 21
1.2.1. Khái niệm................................................................................................... 21
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nơng nghiệp theo hƣớng hàng
hóa........................................................................................................................ 21
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp theo hƣớng
hàng hóa ............................................................................................................... 22
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nơng nghiệp theo hƣớng
hàng hóa và những bài học cho tỉnh Xê Kong .................................................... 27
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng ở Việt Nam..................................... 27

1.3.2. Bài học về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nơng nghiệp theo hƣớng
hàng hóa ở Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào nói chung và tỉnh Xê Kong nói
riêng ..................................................................................................................... 32
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 34
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP THEO HƢỚNG HÀNG HĨA TẠI TỈNH XÊ KONG, CỘNG HỊA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................................................ 35
2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Xê Kong ............................................................... 35


2.1.1. Đặc điểm địa lý, cƣ dân - kinh tế, xã hội................................................... 35
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nƣớc đối với phát trển nông
nghiệp theo hƣớng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong.................................................... 38
2.2. Thực trạng phát triển nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Xê Kong .. 41
2.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ............................................................ 41
2.2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ............................................................... 44
2.2.3. Cơ cấu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi ........................................................ 45
2.2.4. Sản xuất lâm nghiệp, thủy sản ................................................................... 47
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng
hóa ở tỉnh Xê Kong.............................................................................................. 50
2.3.1. Hệ thống cơ quan, tổ chức quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp .................. 50
2.3.2. Xây dựng, chỉ đạo thực thi chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sự phát
triển của nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa........................................................ 52
2.3.3. Quản lý nhà nƣớc về ruộng đất ................................................................. 54
2.3.4. Quản lý thị trƣờng nông nghiệp, nông thôn .............................................. 56
2.3.5. Quản lý lao động nông nghiệp................................................................... 57
2.3.6. Quản lý khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nơng nghiệp theo hƣớng
hàng hóa ............................................................................................................... 58
2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nơng nghiệp theo
hƣớng hàng hóa ở tỉnh Xê Kong ......................................................................... 59

2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................ 59
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................ 61
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 63
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG HÀNG HĨA Ở
TỈNH XÊ KONG, CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................. 64
3.1. Quan điểm nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông
nghiệp theo hƣớng hàng hóa ở Tỉnh Xê Kong .................................................... 64


3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phát triển nông
nghiệp theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Xê Kong, nƣớc Cộng hịa dân chủ nhân dân
Lào ....................................................................................................................... 69
3.2.1. Hồn thiện cơng tác quy hoạch, định hƣớng phát triển nơng nghiệp theo
hƣớng hàng hóa ................................................................................................... 69
3.2.2. Hồn thiện hệ thống chính sách nhằm phát triển nơng nghiệp theo hƣớng
hàng hóa ............................................................................................................... 74
3.2.3. Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng và hoàn thiện hạ tầng hỗ trợ sự phát triển
nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa....................................................................... 86
3.2.4. Nâng cao vai trị của bộ máy hành chính Nhà nƣớc.................................. 87
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 89
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 92


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lƣợng các loại hình kinh tế nông, lâm nghiệp tỉnh Xêkong năm 2017 ......41
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của các loại hình kinh tế ở tỉnh Xê
kong ..................................................................................................... 44
Bảng 2.3: Vốn đầu tƣ cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2006-2017 .................. 49



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp là một trong những ngành
kinh tế quan trọng - ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nƣớc, nhất là ở các nƣớc đang phát triển.
Bởi ở những nƣớc này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nơng.
Đối với Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào, nơng nghiệp đóng vai trị
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực cho đời sống xã hội và
trong nền kinh tế quốc dân.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một nƣớc đang phát triển, vì vậy đa
số ngƣời dân vẫn sống dựa vào nghề nơng. Cho nên có phát triển nơng nghiệp
thì nguồn thu của các hộ nông dân mới đƣợc cải thiện, góp phần nâng cao
phúc lợi xã hội, nhằm giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội. Lƣơng thực thực
phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con
ngƣời và phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc. Thực tiễn lịch sử các nƣớc
trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh
chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lƣơng thực. Nếu khơng đảm bảo
an ninh lƣơng thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở
pháp lý, kinh tế cho sự phát triển.
Những năm gần đây, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã có nhiều chính
sách đổi mới nền nơng nghiệp và đã có gặt hái đƣợc nhiều thành cơng đáng
kể. Có nhiều ngun nhân tạo nên những thắng lợi của nơng nghiệp, trong đó
có sự biến đổi về chủ trƣơng, chính sách quản lý đối với nông nghiệp là tác
nhân rất quan trọng. Từ một nền nông nghiệp phần lớn dựa vào tự nhiên, tự
cấp, tự túc đã bƣớc đầu xây dựng đƣợc một nền nơng nghiệp sản xuất hàng
hóa; thực hiện quan hệ hàng hóa – tiền tệ trong nơng nghiệp là phƣơng thức
tối ƣu để thúc đẩy tăng trƣởng nền nông nghiệp hàng hóa. Đây là một trong
1



những chuyển biến có ý nghĩa hết sức quan trọng và sâu sắc, làm thay đổi tính
chất và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp của Lào, đồng thời tạo ra
động lực thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển ở khu vực này.
Những năm gần đây, xã hội càng phát triển, đời sống của con ngƣời
ngày càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu của con ngƣời về lƣơng thực, thực phẩm
cũng ngày càng tăng cả về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại. Vận dụng
nhiều chủ trƣơng chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào, nông nghiệp
ở tỉnh Xê Kơng đã có nhiều khởi sắc, mang lại cho địa phƣơng những thay
đổi tích cực về mọi mặt. Tuy nhiên, Xê Kông là một tỉnh nghèo, dân số ít,
việc sản xuất nơng nghiệp cịn lạc hậu, tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả đạt
đƣợc chƣa cao, sản phẩm nơng nghiệp chƣa tìm đƣợc đầu ra ổn định, cơ sở hạ
tầng ở nơng thơn cịn thấp kém, q trình xây dựng nơng thơn mới cịn chậm
chạp,… Cho nên việc phát triển nơng nghiệp hàng hóa là vấn đề cần đƣợc
quan tâm và giải quyết thấu đáo cho sản phẩm của ngƣời dân trong vùng. Vì
vậy, tác giả đã chọn đề tài: Quản lý nhà nước về phát triển nơng nghiệp theo
hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
làm đề tài nghiên cứu để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc xung
quanh vấn đề phát triển nơng nghiệp hàng hóa và vai trò của quản lý nhà nƣớc
đối với lĩnh vực nông nghiệp trong điều kiện thực tế những biến đổi của tỉnh
Xê Kơng hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đây là mảng đề tài đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể nêu
một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nhƣ:
- Đề tài của tác giả KhamPhao Sylisouk: Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về phát triển kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa tại Tỉnh Uđơmxay, Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sỹ
quản lý hành chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội, 2005.


2


Trong bối cảnh hội nhập tồn cầu hóa, Tỉnh Uđơmxay đã có nhiều thay
đổi về chức năng nhiệm vụ. Mặt khác, nền kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ và
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đã tạo áp lức phải đổi mới,
phát triển kinh tế nơng nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng
các tiêu chí chung của thế giới. Mục đích của luận văn nhằm xác định những
căn cứ khoa học góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất
hàng hóa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phƣơng trong thời kỳ mới.
- Đề tài của tác giả Bounmy Laofaidang: Quản lý nhà nước về nông
nghiệp tỉnh Luông Pha Bang nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, Luận
văn thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội, 2017.
Đối với tỉnh Luông Pha Bang, vấn đề phát triển nơng nghiệp đóng vai
trị quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Thế mạnh của tỉnh là nơng
nghiệp. Tuy nhiên tỉnh có một số bất cập và hạn chế. Trên cơ sở khoa học
về quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp, đề tài đánh giá thực trạng quản lý nhà
nƣớc về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang, nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp
tỉnh Luông Pha Bang.
- Bunlọt Chănthachon, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hố ở tỉnh Salavan, nước Cộng hồ Dân chủ Nhân
dân Lào, Luận án tiến sĩ, Chuyên ngành quản lý kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2009.
Luận án này trình bày một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá; kinh nghiệm của Việt Nam
trong vấn đề này đối với tỉnh Salavan, nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hƣớng
sản xuất hàng hố ở tỉnh Salavan; đƣa ra định hƣớng và giải pháp chủ yếu
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hƣớng sản

xuất hàng hố ở tỉnh Salavan.
3


- Đề tài của tác giả Humpheng Xaynasin, Chuyển dịch kinh tế nơng
nghiệp ở Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Chuyên ngành
kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2001.
Luận án trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp ở Lào; phân tích những đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã
hội, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp ở Cộng hồ Dân chủ
Nhân dân Lào từ năm 1975 đến nay; đề xuất quan điểm, phƣơng hƣớng cơ
bản, giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp Cộng
hồ Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
- Đề tài của tác tác giả Sonemina Phamixay: Quản lý nhà nước đối với
phát triển nông nghiệp hàng hóa tại tỉnh Say xơm bun nước cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính cơng, Hà Nội 2015.
Say Xơm Bun là một Tỉnh mới đƣợc thành lập và còn nghèo, sản xuất
nơng nghiệp của Tỉnh cịn lạc hậu, vẫn là nền sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, manh
mún, hiệu quả chƣa cao. Q trình xây dựng nơng thơn mới hết sức chậm
chạp, cơ sở hạ tầng ở nơng thơn cịn thấp kém; nhiều làng nghề truyền thống
ở nông thôn bị mai một, nếu cịn giữ đƣợc lại gây ơ nhiễm mơi trƣờng. Đề tài
tập trung làm rõ thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển nơng nghiệp hàng
hóa của tỉnh Say Xơm Bun. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng
công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở tỉnh Say
Xơm Bun, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian tới.
- Đề tài của tác giả Bùi Thanh Tuấn: Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở
tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế, Hà
Nội, 2014.
Tuyên Quang là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển về nông

nghiệp. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế và giữ vai trò đặc
biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của một tỉnh. Trong tình hình chung
4


của cả nƣớc, tỉnh Tuyên Quang đã có những bƣớc tiến đáng kể, nhƣng chƣa
thực sự tận dụng hết những thuận lợi và điều kiện tự nhiên trong tỉnh. Do đó,
luận văn đã khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp,
đồng thời đƣa ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc, nhằm thúc đẩy
phát triển nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết của Đảng.
- Đề tài của tác giả Nguyễn Khanh: Phát triển sản xuất nơng nghiệp
hàng hố ở tỉnh Bắc Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn
thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
Luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về nơng
nghiệp hàng hố và khảo sát thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hố ở tỉnh
Bắc Giang; thơng qua phân tích để đƣa ra cách nhìn mới trong đánh giá thực
trạng phát triển kinh tế hàng hố nơng nghiệp, nơng thơn. Đồng thời, cũng
đƣa ra các quan điểm, định hƣớng, các giải pháp cơ bản nhằm phát triển sản
xuất nơng nghiệp hàng hố ở tỉnh Bắc Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Đề tài của tác giả Võ Thị Thanh Ngun, Phát triển sản xuất nơng
nghiệp hàng hóa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ Địa lý
học, Đại học sƣ phạm TP Hồ Chí Minh, 2012.
Đề tài đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát
triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa ở huyện Bình Tân, từ đó đƣa ra định
hƣớng và giải pháp cho việc phát triển sản xuất hàng hóa nơng nghiệp huyện
Bình Tân
- Đề tài của tác giả Hồng Sỹ Kim, Đổi mới quản lý nhà nước đối với
nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến
sĩ, Chuyên ngành quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, 2007
Luận án trình bày yêu cầu đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm của một số
5


nƣớc trên thế giới; vai trị, đặc điểm của nơng nghiệp của nông nghiệp và
những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nƣớc; khái quát quá trình phát triển nơng
nghiệp trong năm đổi mới; phân tích thực trạng và nguyên nhân của những
yếu kém trong quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp; dự báo xu hƣớng phát
triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020 trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế; đƣa ra quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đổi mới quản lý nhà
nƣớc đối với nông nghiệp Việt Nam.
- Tác giả Đặng Kim Sơn, Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông
thôn, nông dân trong q trình cơng nghiệp hố, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2008.
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn, nơng
dân trong q trình cơng nghiệp hố ở nhiều nƣớc trên thế giới, tác giả đã có
sự liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam những vấn đề mang tính lý
luận và thực tiễn nhƣ vai trị của nơng nghiệp trong cơng nghiệp hố, vấn đề
cơ cấu sản xuất, giải quyết những vấn đề đất đai, lao động, môi trƣờng,...
trong công nghiệp hoá đất nƣớc.
- Tác giả Khuất Duy Kim Hải, Một số quy định về chính sách của
Chính Phủ liên quan đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011.
Nội dung của cuốn sách bao gồm các nghị định, nghị quyết của Chính
phủ Việt Nam về các lĩnh vực khuyến nông, phát triển các ngành, nghề
nông thôn, chăn nuôi, khai thác thuỷ sản, bảo vệ và phát triển rừng, tín
dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thơn,…
- Tác giả Đồn Xn Thuỷ, Chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp ở

Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
Cuốn sách này phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta thời gian qua so với yêu cầu của thông
lệ quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO, đề xuất các quan điểm, giải
6


pháp nhằm tiếp tục hồn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
theo hƣớng vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển
nông nghiệp hiện đại.
Ngồi ra, đã có khá nhiều bài báo, bài viết chuyên đề trên các báo, tạp
chí và các cổng thông tin điện tử của các địa phƣơng, các cơ quan, tổ chức
nhà nƣớc cũng nhƣ phi chính phủ ở Lào, Việt Nam từ các góc độ, phƣơng
diện khác nhau, tạo nên một cái nhìn đa chiều, tồn diện về vấn đề quản lý
nhà nƣớc đối với phát triển nơng nghiệp. Tuy nhiên chƣa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách cụ thể về Quản lý nhà nước về phát triển nơng nghiệp
theo hướng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong, nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân
Lào. Vì vậy, đề tài Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp theo hướng
hàng hóa tại tỉnh Xê Kong, nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào sẽ là
cơng trình nghiên cứu nghiên cứu có tính độc lập.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các lý thuyết, làm rõ các khái niệm cơ bản sử
dụng trong nghiên cứu, đề tài tập trung làm rõ thực trạng quản lý nhà nƣớc về
phát triển nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa của tỉnh Xê Kong, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phát triển nông
nghiệp theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Xê Kong, Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào
trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, Luận văn thực hiện một số nhiệm vụ chủ

yếu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc về phát triển
nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa
phƣơng về vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp theo
hƣớng hàng hóa, rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Xê Kong
7


- Đánh giá thực trạng của quản lý nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp ở
tỉnh Xê Kong
- Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực quản
lý nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa tại Xê Kong trong
thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nƣớc về phát triển
nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa tại tỉnh Xê Kông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Giới hạn về nội dung nghiên cứu: quản lý nhà nƣớc về phát triển
nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa.
+ Giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu: trên phạm vi địa bàn tỉnh
Xê Kơng, Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào.
+ Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2012 - 2017
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận biện chứng duy vật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Một số phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn: Luận văn
đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và các
phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: tổng hợp, phân tích, so sánh, tổng kết

thực tiễn…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
- Hệ thống hóa lý luận vấn đề quản lý nhà nƣớc về phát triển nông
nghiệp theo hƣớng hàng hóa.

8


- Góp phần luận giải cơ sở khoa học về phát triển nơng nghiệp hàng hóa
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý nói chung và những ngƣời làm công tác quản lý nhà nƣớc về nông
nghiệp nói riêng. Đề tài cịn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
vấn đề này.
7. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của Luận văn đƣợc bố
cục theo 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc đối với phát triển
nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp theo
hƣớng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong, Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc
về phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa tại tỉnh Xê Kong, Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào

9



Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NƠNG NGHIỆP THEO HƢỚNG HÀNG HĨA
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là khái niệm chỉ tập hợp các mặt hoạt động của con
ngƣời trong một mơi trƣờng khí hậu, đất đai và các sinh học cụ thể, trong
những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, nhằm tạo ra sản phẩm thực vật và
động vật cần cho đời sống, đặc biệt là lƣơng thực và thực phẩm. Nông
nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai với cây
trồng làm tƣ liệu sản xuất chính để tạo ra lƣơng thực thực phẩm, một số
nguyên liệu cho công nghiệp [8]
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi,
song theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngƣ nghiệp. Tƣơng
tƣơng tự nhƣ vậy: sản phẩm nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ gồm sản
phẩm của 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi. Nhƣng nếu hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm cả sản phẩm ngành lâm nghiệp và ngƣ nghiệp.
Dù hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp, sản phẩm nông nghiệp đều hết sức đa
dạng và thƣờng đƣợc tiêu thụ dƣới các hình thức sau đây:
Một là: Đáp ứng nhu cầu trực tiếp cho đời sống của con ngƣời. Sản
phẩm thuộc loại này chủ yếu ở dƣới dạng tƣơi sống (gạo, ngô, khoai, sắn, thịt
trứng, sữa, cá, rau, quả…)
Hai là: Các sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu, thông qua công
nghiệp chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng và giá trị cao hơn. Sau
đó, các sản phẩm này quay trở lại phục vụ cho đời sống con ngƣời.
Ba là: Các sản phẩm nông nghiệp dƣới dạng nguyên liệu dùng ngay
cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

10



Nông nghiệp bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ
chế nông sản, v.v… Đặc điểm cơ bản của sản xuất nơng nghiệp là: Q trình
tái sản xuất kinh tế gắn với quá trình sinh học; Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất
chủ yếu, nó có thể tăng hoặc giảm tiềm năng sản xuất tuỳ theo cách sử dụng,
tức chế độ canh tác áp dụng trên ruộng đất. Nguyên liệu ban đầu cho sản xuất
nông nghiệp là cây trồng, vật ni, những sinh vật có chu kì sinh trƣởng và phát
triển phụ thuộc vào đất đai, khí hậu và phƣơng thức trồng trọt, chăn nuôi, sản
xuất nông nghiệp đƣợc phân bố rải trên ruộng đồng, địa lý, lãnh thổ quốc gia.
Do có sự khác nhau giữa các mơi trƣờng đất, khí hậu và sinh học ở các
vùng địa lí, và do các môi trƣờng kinh tế - xã hội khác nhau ở các dân tộc và
cộng đồng dân cƣ, nên nơng nghiệp có nhiều hình thức hoạt động khác nhau
trong cơ cấu cây trồng, chế độ canh tác, phƣơng thức sản xuất. Ngay trên địa
bàn của một nƣớc, một tỉnh, cũng có những mơ hình sản xuất nơng nghiệp và
hệ thống canh tác khác nhau. Trên thế giới, nông nghiệp phát triển ở những
trình độ khác nhau nhƣ: nơng nghiệp nguyên thuỷ, nông nghiệp cổ truyền,
nông nghiệp công nghiệp hóa. Trong thời đại cơng nghiệp hóa, nơng nghiệp
chuyển biến nhanh dƣới tác động của các ngành sinh học hiện đại, cơng
nghiệp hóa chất, cơ khí, giao thơng vận tải, thông tin và các ngành khoa học
kỹ thuật khác.
Sự xuất hiện nông nghiệp đánh dấu một bƣớc tiến nhảy vọt trong lịch
sử loài ngƣời, tạo ra những nền văn minh ngày càng cao. Nông nghiệp truyền
thống của Lào là một nền nông nghiệp thâm canh lúa nƣớc và trồng màu, nay
đã phân hóa thành nhiều ngành sản xuất. Ngày nay, trong nông nghiệp của
Lào đã đạt đƣợc những tiến bộ quan trọng: sản xuất nông nghiệp trở nên
phong phú và đa dạng, phát huy đƣợc tiềm năng của các vùng tự nhiên đồng
bằng, trung du, miền núi, bộ giống cây (nhất là lúa và cây lƣơng thực) và vật
nuôi đƣợc cải tiến; hệ thống thuỷ lợi phát triển; phân bón và thuốc trừ sâu
đƣợc cung cấp tƣơng đối đầy đủ. Sản lƣợng và năng suất trồng trọt và chăn
nuôi đều tăng rõ rệt.

11


Trong phạm vi một quốc gia, một nền kinh tế thì nơng nghiệp là một
ngành của nền kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu của sản
xuất vật chất, sản xuất lƣơng thực, thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu
cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm khơng những
gắn liền với q trình kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái
sản xuất. Muốn kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn điều quan trọng
là hiểu biết và khéo sử dụng các quy luật của sự phát triển động và thực vật.
Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất ngũ cốc, cây công nghiệp, cây dƣợc liệu
và cây thức ăn gia súc.. Ngành chăn nuôi bao gồm việc chăn ni súc vật lớn
có sừng, cừu, lợn, gia cầm...
1.1.2.Khái niệm hàng hóa
Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con
ngƣời và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi (mua bán). Hàng hố có hai thuộc
tính là: giá trị sử dụng và giá trị; hai thuộc tính đó của hàng hố là do tính chất
hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá quyết định. Lao động cụ thể tạo ra
giá trị sử dụng và lao động trừu tƣợng tạo ra giá trị của hàng hoá [9]
Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, xuất hiện và tồn tại khi có phân cơng
lao động xã hội và có những chủ sở hữu khác nhau về tƣ liệu sản xuất hoặc
những chủ thể tự chủ kinh doanh, và do còn có những khác biệt trong lao
động. Bản chất kinh tế - xã hội của hàng hóa là do loại hình phƣơng thức sản
xuất quy định.
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, hàng hoá là sản phẩm lao động
của ngƣời sản xuất hàng hoá nhỏ, dựa trên sở hữu tƣ nhân nhỏ về tƣ liệu sản
xuất; sản phẩm do lao động của họ tạo ra là nhằm thoả mãn nhu cầu của bản
thân hoặc để trao đổi ngang giá nhằm trao đổi giá trị sử dụng này lấy giá trị sử
dụng khác mà họ cần dùng, khơng nhằm mục đích giá trị thặng dƣ.

Dƣới chủ nghĩa tƣ bản, do nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa là một nền kinh
tế hàng hoá phát triển cao, hàng hoá là tế bào trung tâm của nền kinh tế tƣ bản
12


chủ nghĩa; nó chứa đựng mầm mống của tất cả những đặc điểm và mâu thuẫn
của nền kinh tế đó. Sản xuất hàng hoá thuộc phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ
nghĩa có mục đích là tạo ra giá trị thặng dƣ cho nhà tƣ bản. Chủ nghĩa tƣ bản
đã phát triển sản xuất hàng hoá đến đỉnh cao nhất, đã biến mọi vật vốn khơng
có giá trị nhƣ đất hoang, rừng, biển... thành thứ để mua bán, thành hàng hoá.
Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội và trong phƣơng thức sản
xuất xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế cịn là một nền kinh tế hàng hố, đại bộ
phận sản phẩm vẫn mang hình thái và có những thuộc tính của hàng hố;
hàng hố đƣợc sản xuất và lƣu thông cũng vừa tuân theo những quy luật của
sản xuất hàng hoá vừa theo những quy luật của chủ nghĩa xã hội, vận động
theo cơ chế thị trƣờng kết hợp với yêu cầu kế hoạch hoá (đối với những mặt
hàng chủ yếu). Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, cịn có sản xuất hàng hố
nhƣng nó khơng dẫn đến mâu thuẫn cơ bản nhƣ trong chế độ tƣ bản chủ
nghĩa. Hàng hoá do các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa (nhƣ xí nghiệp quốc
doanh, hợp tác xã) sản xuất ra là sản phẩm của lao động xã hội trực tiếp, về cơ
bản là để thoả mãn nhu cầu của xã hội, của con ngƣời; nhƣng do nền sản xuất
xã hội cịn là sản xuất hàng hố, sản phẩm cịn mang hình thái hàng hố và
hình thái giá trị, nhƣng phần giá trị thuộc “giá trị thặng dƣ” khơng bị nhà tƣ
bản nào bóc lột, mà nó thuộc về xã hội, dùng vào tích luỹ tái sản xuất xã hội
mở rộng và vào phúc lợi của ngƣời lao động và của tồn xã hội.
1.1.3. Nơng nghiệp hàng hóa
Nơng nghiệp hàng hóa là một bộ phận của nền kinh tế hàng hóa, là kiểu
tổ chức kinh tế sản xuất ra sản phẩm không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của ngƣời sản xuất, mà để trao đổi, để bán trên thị trƣờng nhằm thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng của xã hội và đảm bảo lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, hiện

đại hóa nền nơng nghiệp.
Trong nền nơng nghiệp hàng hố, quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị
trƣờng, quan hệ hạch toán... là những quan hệ kinh tế chủ yếu của loại hình
này, nó chịu sự chi phối bởi trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, của

13


quan hệ sản xuất, thiết chế kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, văn hóa...
trong đó trực tiếp và khách quan là sự tác động của các quy luật giá trị, quy
luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh. [28]
Nền nơng nghiệp hàng hóa ra đời đối lập với nền nơng nghiệp tự cung tự
cấp; nó có nhiều ƣu thế so với nông nghiệp tự túc tự cấp. Vì vậy, trong lịch sử
phát triển kinh tế của xã hội lồi ngƣời thì sự ra đời và phát triển sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa đƣợc coi là một bƣớc tiến bộ của lịch sử, một nấc thang
phát triển của nền văn minh nhân loại. Đó là phƣơng hƣớng phát triển tất yếu
của nông nghiệp nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế cao, do chun mơn hố,
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá sản xuất, khai thác các ƣu thế về đất đai, khí
hậu có lợi nhất. Muốn vậy, phải áp dụng khoa học và kĩ thuật mới, đẩy mạnh
thâm canh, cải biến cơ cấu sản xuất, đƣa sản xuất đi vào chun mơn hố đi
đơi với sản xuất tổng hợp, hợp tác, liên kết nông nghiệp với công nghiệp chế
biến, bảo quản và giao thông vận tải,.v.v.[29]
Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa
Phát triển nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa là q trình kinh tế có tính
quy luật từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, hiện đại mà mọi quốc gia có
nền kinh tế nơng nghiệp dù sớm hay muộn đều phải trải qua.
Mục đích của sản xuất nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa là tối đa hóa
lợi nhuận, sản phẩm trở thành hàng hóa đã đƣợc xác định từ trƣớc khi quá
trình sản xuất diễn ra. Chính vì thế, vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế
nào và tiêu thụ ở đâu không phải xuất phát từ nhu cầu của ngƣời sản xuất mà

từ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng.
Khi nền nơng nghiệp hàng hóa phát triển là nền nơng nghiệp đƣợc
thƣơng mại hóa và chun mơn hóa cao, khối lƣợng hàng hóa nhiều và chủng
loại hàng hóa phong phú, có cơ sở vật chất hiện đại, cho phép hình thành,
phát triển vùng cây, con và thâm canh cao với quy mô lớn, cơ cấu sản xuất
hợp lý, khai thác tối đa lợi thế sản xuất nông nghiệp từng vùng, từng địa

14


phƣơng; thị trƣờng đƣợc mở rộng cả trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, các sản
phẩm các quốc gia đƣợc tự do thƣơng mại hóa nên ngƣời sản xuất tìm mọi
cách đƣa tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nhằm làm tăng năng suất
lao động, giảm giá thành sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm trên thị trƣờng. Vì vậy, nó địi hỏi vai trị quản lý nhà
nƣớc đối với phát triển nơng nghiệp hàng hóa càng phải đƣợc nâng cao, chủ
yếu là thiết lập hệ thống pháp luật, chính sách về thị trƣờng, đào tạo cán bộ,
cung cấp hàng hóa cơng cộng, tổ chức hệ thống dự báo, thơng tin cho các cơ
sở sản xuất, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh
nông nghiệp.
1.1.4. Điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa
Q trình phát triển nơng nghiệp theo hƣớng hàng hóa, thực chất là quá
trình tạo ra và khai thác triệt để các nhân tố và điều kiện phát triển nông
nghiệp một cách hiệu quả nhất. Để nơng nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào phát triển đến trình độ cao, có thể xem xét một số điều kiện
chủ yếu sau đây:
Một là, phải có sự phân cơng lao động xã hội. Phân công lao động xã
hội là sự chun mơn hóa sản xuất thành các ngành nghề, các lĩnh vực sản
xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên mơn hóa lực lƣợng sản xuất trong phạm vi
tồn xã hội. Phân cơng lao động xã hội là q trình phát triển liên tục, gắn liền

với sự phát triển lực lƣợng sản xuất của nền sản xuất xã hội. Nó bao gồm cả
phân công lần đầu và nhiều lần phân công lại lao động xã hội theo ngành hay
theo vùng lãnh thổ, dẫn đến sự hình thành cơ cấu kinh tế ngành và vùng lãnh
thổ trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Phân công lao động xã hội làm nảy
sinh rất nhiều mối liên hệ giữa ngƣời sản xuất, ngƣời này làm việc vì ngƣời
kia, lao động của mỗi ngƣời trở thành một bộ phận của lao động xã hội, nằm
trong hệ thống phân công lao động xã hội. Sự phân công lao động xã hội tạo
ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ngƣời sản xuất hàng hóa thơng qua trao đổi.
Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất hàng hóa.
15


Từ góc độ phân cơng lao động: nơng nghiệp hàng hóa theo nghĩa rộng,
sản phẩm của nó rất đa dạng, bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngƣ nghiệp. Mỗi ngành lại chia thành những phân ngành nhỏ hơn. Chẳng hạn,
trong ngành nông nghiệp lại phân thành ngành trồng trọt và chăn nuôi. Khi
phân công lao động xã hội càng sâu sắc thì sự phân ngành càng chi tiết, đa
dạng. Trong phân ngành trồng trọt lại chia thành cây lƣơng thực, cây công
nghiệp, cây rau đậu ngắn ngày, cây ăn quả…
Trong sản xuất nơng sản hàng hóa, khơng chỉ mỗi nhóm ngành, vùng
nơng nghiệp đƣợc chia thành những ngành, vùng nhỏ hơn, mà q trình phân
cơng lao động ngồi việc diễn ra trong nội bộ ngành, vùng nơng nghiệp cịn
có sự liên quan, hiệp tác, liên kết chặt chẽ với cơng nghiệp và dịch vụ, trong
đó đặc biệt là cơng nghiệp nơng thơn và dịch vụ nơng nghiệp, ngồi ra cịn có
sự tham gia của các dịch vụ bƣu điện, giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật…
Hai là, trong lĩnh vực nông nghiệp, đơn vị sản xuất cơ bản là từng hộ
gia đình nơng dân, là hộ tiểu nơng hoặc nơng trại, mà khơng phải là xí nghiệp
qui mơ lớn với đông đảo công nhân nhƣ trong công nghiệp. Thích hợp nhất
đối với nơng nghiệp là lao động của từng hộ gia định, gắn bó mật thiết với đất
đai, cây trồng, vật ni, để kịp thời ứng phó với những thay đổi bất ngờ của

ngoại cảnh và đòi hỏi của đối tƣợng lao động khác hẳn với tính chất lao động
cơng nhân trong cơng nghiệp. Do đó, sản xuất nơng nghiệp địi hỏi ngƣời lao
động phải làm chủ đất đai, cây trồng, vật nuôi, phải luôn quan tâm chăm sóc
đến đối tƣợng sản xuất. Có nhƣ vậy họ mới kịp thời bổ sung, điều chỉnh
những thao tác kỹ thuật phù hợp với những diễn biến của ngoại cảnh cây
trồng, vật ni. Nhƣng mặt khác nó cũng địi hỏi có sự liên kết giữa những
ngƣời sản xuất kinh doanh trong việc tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa nơng phẩm,
tức là phải gắn kết tổ chức sản xuất với chế biến và thị trƣờng tiêu thụ.
Ba là, sản xuất phải trên cơ sở khai thác những lợi thế nhƣ: điều kiện tự
nhiên, kinh nghiệm sản xuất. Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa
16


hình thổ nhƣỡng, khí hậu, thời tiết, hệ sinh thái, tài nguyên đất, nƣớc, rừng…
Các điều kiện này có ảnh hƣởng quan trọng đối với nơng nghiệp hàng hóa. Sự
khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các vùng lãnh thổ đã hình thành nên các
vùng thổ nhƣỡng, vùng khí hậu, vùng sinh thái và vùng sinh vật, đây là cơ sở
tự nhiên để tạo nên lợi thế giữa các vùng sản xuất cho từng loại cây, vật ni;
hình thành những ngƣời lao động chun mơn hóa, ngành chun mơn hóa,
doanh nghiệp chun mơn hóa…
Bốn là, thị trƣờng nơng sản. Thị trƣờng nơng sản là nơi tiêu thụ hàng
hóa nơng sản. Thị trƣờng nơng sản có vai trị đặc biệt quan trọng, vừa là điều
kiện, vừa là môi trƣờng của nơng nghiệp hàng hóa; nó điều tiết các mối quan
hệ kinh tế của cả ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng và nhà quản lý thơng qua tín
hiệu giá cả nơng sản trên thị trƣờng. Thị trƣờng nông sản phản ánh nhịp độ,
tình trạng của sự phát triển nơng nghiệp hàng hóa.
Năm là, tín dụng đối với nơng nghiệp, nơng thơn (cung ứng vốn cho
sản xuất nơng nghiệp hàng hóa): là nguồn vốn bằng tiền mặt do thị trƣờng
vốn cung cấp nhƣ là các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng chính sách xã hội,
ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thơn… Trong nền sản xuất hàng

hóa, tín dụng là một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng. Tín dụng ở
đây đƣợc xem xét theo nghĩa hẹp, nghĩa là nó đƣợc mã hóa thành một lƣợng
tiền mặt nào đó (cịn gọi là vốn), nó có thể biến thành một nguồn lực cần thiết
để tiến hành sản xuất kinh doanh. Do đó, tín dụng nơng sản và việc sử dụng
tín dụng nơng sản có ảnh hƣởng rất quan trọng đến sản xuất và nâng cao trình
độ sản xuất nơng nghiệp hàng hóa.
Sáu là, khoa học kỹ thuật: là nhân tố có tính vật chất phục vụ sản xuất
kinh doanh nơng nghiệp, nâng cao khối lƣợng và chất lƣợng nông sản, có tính
chất quyết định đến phát triển nơng nghiệp hàng hóa. Khoa học kỹ thuật trong
nơng nghiệp đƣợc biểu hiện ở một số mặt cơ bản nhƣ: ứng dụng tiến bộ cơng
nghệ sinh học vào sản xuất; hồn thiện hệ thống quy trình cơng nghệ bảo
quản và chế biến sản phẩm; kỹ thuật trong việc sử dụng và cải tạo đất, sử
17


×