Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm làm rõ vai trò của triết học đối với đời sống xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.13 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA NGOẠI NGỮ

---------------

BÀI KIỂM TRA QUÁ TRÌNH
PHÂN BIỆT THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT (CNDV) VÀ
THẾ GIỚI QUAN DUY TÂM (CNDT) LÀM RÕ VAI
TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Môn học: Triết học Mác – Lênin
Mã mơn học: SH700000
GV: TS.GVC. Trần Quốc Hồn
HV: Nguyễn Phước Diệu Hằng 202818003

Tháng 8, 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA NGOẠI NGỮ
---------------

BÀI KIỂM TRA QUÁ TRÌNH

PHÂN BIỆT THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT (CNDV) VÀ
THẾ GIỚI QUAN DUY TÂM (CNDT) LÀM RÕ VAI
TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Môn học: Triết học Mác – Lênin
Mã mơn học: SH700000
GV: TS.GVC. Trần Quốc Hồn


HV: Nguyễn Phước Diệu Hằng

Tháng 8, 2021

2


ĐÁNH GIÁ
Giảng viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Điểm
(Bằng số)

Nhận xét của Giảng viên:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 5
1. Thế giới quan................................................................................................... 6
1.1. Định nghĩa.................................................................................................. 6
1.2. Nguồn gốc.................................................................................................. 6
1.3. Nội dung và hình thức................................................................................ 6
1.4. Kết cấu........................................................................................................ 7
1.5. Vai trò......................................................................................................... 8
2. Thế giới quan duy vật và Thế giới quan duy tâm......................................... 8
2.1. Thế giới quan duy vật (CNDV).................................................................. 9
2.2. Thế giới quan duy tâm (CNDT).................................................................. 9
2.3. Phân biệt Thế giới quan duy vật và Thế giới quan duy tâm......................10
3. Vai trò của Triết học đối với đời sống xã hội............................................... 11
3.1. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận............................................... 11
3.2. Vai trò đối với các khoa học cụ thể và đối với tư duy lý luận...................12
3.3. Vai trò của Triết học trong giai đoạn tồn cầu hóa.................................... 12
KẾT LUẬN............................................................................................................ 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 15

4



MỞ ĐẦU
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian
tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy
Lạp. Triết học nghiên cứu thế giới bằng một phương pháp của riêng mình, khác với
mọi khoa học cụ thể, nó xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra hệ
thống các quan niệm chỉnh thể đó. Triết học có hai khái niệm cơ bản hay được nhắc
đến, đó là: Thế giới quan duy vật (Chủ nghĩa duy vật) và Thế giới quan duy tâm
(Chủ nghĩa duy tâm). Hai trường phái này tồn tại song song và đối lập nhau trong
việc tìm ra lý giải cho câu hỏi vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau,
cái nào đóng vai trị quyết định.
Triết học có vai trị là hạt nhân của thế giới quan nghĩa là Triết học làm cho thế
giới quan phát triển ngày càng mang tính tự giác trên cơ sở của một quan điểm nhất
định. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của các thế giới quan
đối lập nhau. Cho nên cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
trong Triết học biểu hiện sự đấu tranh giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội
đối lập nhau. Lịch sử chứng minh rằng chủ nghĩa duy vật là thế giới quan của giai
cấp và tầng lớp tiến bộ trong xã hội, góp phần đấu tranh chống áp bức và tôn giáo.
Ngược lại chủ nghĩa duy tâm thường được các giai cấp thống trị sử dụng để biện hộ
cho đường lối thống trị của mình.
Mục tiêu của bài viết này nhằm phân biệt Thế giới quan duy vật và Thế giới
quan duy tâm, đồng thời làm rõ vai trò của Triết học đối với đời sống xã hội. Bài
viết bắt đầu bằng việc giới thiệu về Thế giới quan và một số khái niệm cơ bản liên
quan đến Thế giới quan. Tiếp đến, trình bày sơ lược về Thế giới quan duy vật và
Thế giới quan duy tâm trước khi lập bảng phân biệt sự khác nhau giữa hai trường
phái này. Cuối cùng, bài viết nêu rõ vai trò của Triết học trong đời sống xã hội
thơng qua việc phân tích vai trị thế giới quan, phương pháp luận, vai trò của Triết
học đối với các khoa học cụ thể, với việc phát triển tư duy lý luận cho con người
cũng như vai trò của Triết học trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay.


5


1. Thế giới quan
1.1. Định nghĩa
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, bản
thân, con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Nó đóng vai trị định
hướng đối với toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn cho đến hoạt động
nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân, xác định lý tưởng, hệ giá lối
sống cũng như nếp sống của mình.
Khái niệm thế giới quan thể hiện cái nhìn bao quát về thế giới trong ý thức
của mỗi chủ thể bao gồm thế giới bên ngoài, con người và mối quan hệ giữa con
người với thế giới đó. Đây chính là kim chỉ nam cho thái độ, hành vi của con người
đối với thế giới bên ngoài.
1.2. Nguồn gốc
Nguồn gốc của thế giới quan ra đời từ sự sống. Tất cả các hoạt động của con
người đều bị chi phối bởi thế giới quan nhất định. Yếu tố cấu thành nên thế giới quan
đó chính là tri thức, lý chí, tình cảm và niềm tin; chúng sẽ liên kết với nhau tạo thành
một thể thống nhất, chi phối đến nhận thức và hành động thực tiễn của con người.

Các thời đại lịch sử khác nhau, do trình độ phát triển sản xuất và trình độ nhận thức
của con người khác nhau, nên thế giới quan của mỗi thời đại cũng khác nhau. Vì
vậy thế giới quan là hiện tượng xã hội phức tạp, có nguồn gốc từ thực tiễn xã hội.
Thế giới quan là sản phẩm của lịch sử, là kết quả của hoạt động thực tiễn và nhận
thức của con người, nó thay đổi trong quá trình phát triển xã hội.
1.3. Nội dung và hình thức
Nội dung của thế giới quan bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có
thể chia thành ba lĩnh vực cơ bản là:
 Các đối tượng bên ngồi chủ thể

 Những q trình diễn ra trong bản thân chủ thể
 Quan hệ giữa chủ thể với các đối tượng bên ngoài chủ thể

Thế giới quan gồm hai yếu tố cơ bản là tri thức và niềm tin, trong đó tri thức
là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, nhưng nó chỉ gia nhập thế giới
quan khi đã chuyển hóa thành niềm tin thúc đẩy hành động của con người.
6


Hình thức thể hiện của thế giới quan có thể bằng các quan điểm, quan niệm
khái quát nhất định nào đó, cũng có thể bằng một hệ thống lý luận với các khái
niệm, phạm trù quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ví dụ: hệ thống Triết học, hệ thống lý luận chính trị, kinh tế…
1.4. Kết cấu
Thế giới quan có kết cấu phức tạp. Đó là sự thống nhất giữa tri thức và niềm
tin, lý trí và tình cảm.
Quan hệ giữa thế giới quan và tri thức là quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ
phận. Thế giới quan là cái toàn thể bao hàm tri thức. Tri thức là bộ phận hợp thành của
thế giới quan. Tri thức tự bản thân nó chưa phải là thế giới quan. Tri thức là sự hiểu biết
của con người về một lĩnh vực nhất định của thế giới, là kết quả của quá trình nhận
thức thế giới, là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người. Tri
thức có nhiều loại khác nhau: Tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người.

Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, nhưng tự bản thân
nó tri thức chưa phải là thế giới quan. Tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi nó
kết hợp với các yếu tố lý trí, tình cảm, chuyển thành niềm tin của con người. Chỉ khi
biến thành niềm tin, tri thức mới trở nên sâu sắc và bền vững, và mới trở thành cơ
sở cho hoạt động của con người. Ví dụ khoa học đã chỉ ra xu hướng phát triển của
xã hội loài người là tiến lên chủ nghĩa xã hội, con đường phát triên của xã hội Việt
Nam hiện nay là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên

nếu tri thức này không trở thành niềm tin của đơng đảo quần chúng nhân dân thì
khơng thể bền vững, không thể là cơ sở cho hoạt động thực tiễn của hàng triệu
người. Niềm tin là một trạng thái tinh thần thể hiện ý chí quyết tâm cao trong hoạt
động của Cồn người nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định nào đó. Niềm tin có vai
trị quan trọng trong đời sống của con người: Nó có thể làm tăng thêm sức lực của
con người, giữ vững ý chí quyết tâm, giúp con người vượt qua mọi khó khăn gian
khổ, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho niềm tin đó.
Trong thế giới quan cịn có sự thống nhất giữa lý trí, trí tuệ và tình cảm. Lý trí,
trí tuệ là sự thống nhất giữa tri thức và niềm tin. Thế giới quan thể hiện trình độ tương
đối cao của lý trí, trí tuệ. Nhưng lý trí đó khơng tách rời tình cảm. Tình cảm là một hình
thức phản ánh đặc biệt mối quan hệ giữa con người với thế giới và giữa con
7


người với nhau, thể hiện thái độ của con người về những tác động của thế giới xung
quanh đối với bản thân. Tình cảm củng cố thêm lý trí, làm cho lý trí có chiều sâu và
có sức mạnh.
Như vậy, thế giới quan không phải là tri thức, niềm tin, tình cảm đơn lẻ, mà
là sự tổng hợp tồn bộ hiểu biết và kinh nghiệm sống của con người. Thế giới quan
là một hiện tượng xã hội phức tạp.
1.5. Vai trò
Một là, nhờ xác định được những mối liên hệ chung của thế giới và vị trí của
con người đối với thế giới nên thế giới quan giúp con người xác định mục tiêu,
phương hướng hoạt động của mình. Nói cách khác, thế giới quan giúp con người có
thể định hướng cho cuộc sống của mình bằng việc xác định mục tiêu, phương
hướng hoạt động của mình.
Hai là, nhờ các tri thức chung về thế giới và về bản thân con người, cùng với
niềm tin và tình cảm được củng cố trong thế giới quan, nên thế giới quan có thể chi
phối hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người ở mức độ khá sâu sắc.
Ví dụ, nếu hiểu đúng ý nghĩa cuộc sống, sẽ giúp con người có ý chí và quyết tâm tích

cực hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội và của bản thân. Ngược lại, nếu hiểu không đúng
ý nghĩa cuộc sống sẽ làm giảm ý chí, cản trở tính chủ động, tích cực trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn của con người, thậm chí cịn dẫn con người đến các hoạt động phá
hoại, thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội. Điều đó cản trở sự tiến bộ xã hội.
Trong thời đại ngày nay khi các mối quan hệ xã hội đã trở nên hết sức phức tạp, tính
chủ động của con người, của chủ thể ngày càng được tơn trọng, được tự do phát triển,
thì vai trị của thế giới quan cũng càng lớn hơn. Hình thành và phát triển thế giới quan
khoa học là một đòi hỏi tất yếu, đồng thời là một trong những chỉ tiêu quan trọng của
quá trình hình thành nhân cách con người hiện nay.

2. Thế giới quan duy vật và Thế giới quan duy tâm
Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học gắn liền với việc
phân chia các học thuyết Triết học thành hai trường phái Triết học cơ bản là chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

8


2.1. Thế giới quan duy vật (CNDV)
Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; thế giới vật
chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người và không do ai sáng
tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người;
khơng thể có tinh thần, ý thức nếu khơng có vật chất.
Chủ nghĩa duy vật đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại và cho đến nay, lịch sử
phát triển của nó luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, tồn tại
dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Chủ nghĩa duy vật cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ, xuất phát từ giới

tự nhiên để giải thích thế giới. Hạn chế của nó là cịn mang tính trực quan, trong khi
thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất

cụ thể. Ví dụ như quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmơcrit...
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII: Do ảnh hưởng của Cơ học

cổ điển nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương
pháp tư duy siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái biệt
lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nhng CNDV siêu hình vẫn đóng vai
trị quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm và tơn giáo. Ví dụ
như quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào những

năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I. Lênin tiếp tục phát triển. Với sự kế thừa
tinh hoa của các học thuyết Triết học trước đó và vận dụng các thành tựu của khoa học
đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được
những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển
của chủ nghĩa duy vật. Nó khơng chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà cịn là một cơng
cụ hữu hiệu giúp các lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.

2.2. Thế giới quan duy tâm (CNDT)
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần có trước và quyết định giới tự
nhiên. Giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức.
Chủ nghĩa duy tâm đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại với hai hình thức chủ yếu:
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của cảm giác, ý thức

con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá
9


nhân, của chủ thể. Beccơly đưa ra luận điểm "Tồn tại nghĩa là được cảm nhận.”
(esse est percipi) và coi toàn bộ thế giới chỉ là tổ hợp các cảm giác của con người
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức,


nhưng đó không phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có trước và tồn
tại độc lập với con người, quyết định sự tồn tại của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó
thường được mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần
tuyệt đối hay lý tính thế giới. Plato khẳng định rằng các thực thể tinh thần đó là "có
thực". Để suy ngẫm về thế giới, Hegel đã bao trùm lên nó một hệ thống phạm trù
hay đúng hơn là quan niệm lý trí về thế giới.
2.3. Phân biệt Thế giới quan duy vật và Thế giới quan duy tâm
Nội dung
Loại hình
Nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc nhận
thức
Quan điểm

Nhận thức và giải
quyết vấn đề
Phương pháp luận


Vai trò

3. Vai trò của Triết học đối với đời sống xã hội
3.1. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận
Vai trò thế giới quan
Thế giới quan là hệ thống quan điểm chung nhất về thế giới và về vị trí của
con người trong thế giới đó.
Thế giới quan đúng đắn là tiền đề hình thành nhân sinh quan tích cực, tiến bộ.

Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trị đặc biệt quan trọng:

Triết học là nhân tố định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới
hiện thực để con người nhận dạng thế giới, xét đốn mọi sự vật, hiện tượng và xem
xét chính mình;
Triết học nâng cao vai trị tích cực, sáng tạo của con người, là cơ sở khoa học
để đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học;
Triết học giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt
động. Từ đó giúp con người xác định thái độ và cả cách thức hoạt động của mình.

Vai trị phương pháp luận
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, hướng dẫn con người tìm tịi,
phát hiện cái mới, cái đúng.
Phương pháp luận giúp con người vận dụng các phương pháp hay nhất trong
nhận thức và thực tiễn:
Triết học trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc, những quy tắc,
những yêu cầu đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn;
Triết học trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật
làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó là
tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.
11


3.2. Vai trò của Triết học đối với các khoa học cụ thể và đối với tư duy lý luận
Là thế giới quan và phương pháp luận cho khoa học cụ thể
Triết học giúp các khoa học xác định đúng vị trí và phương hướng hoạt động
của mình;
Triết học giải phóng khoa học khỏi sự ràng buộc của thế giới quan và phương
pháp luận duy tâm, siêu hình, sai lầm của các hệ thống Triết học lỗi thời.
Là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể
Muốn thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển các nhà khoa học tự nhiên phải
tự giác hoạt động theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng;

Các khái quát Triết học ảnh hưởng đến sự phát triển của các tư tưởng khoa
học khi chúng chỉ ra một trong rất nhiều phương hướng phát triển có thể có.
Triết học giúp rèn luyện và phát triển tư duy lý luận cho con người
Tư duy lý luận là hình thức tư duy có tính hệ thống và tính khái quát cao hơn
tư duy kinh nghiệm.
Tư duy lý luận có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, như
Ăngghen nói: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì khơng
thể khơng có tư duy lý luận”.
Nhưng tư duy lý luận khơng phải là cái có sẵn, tồn tại ở đâu đó trước con
người, mà được hình thành trong quá trình con người hoạt động thực tiễn và hoạt
động nhận thức. Ăngghen viết: “Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh
dưới dạng năng lực của người ta mà có thơi. Năng lực ấy cần phải được phát triển
hồn thiện, và muốn hồn thiện nó thì cho tới nay, khơng có một cách nào khác hơn
là nghiên cứu tồn bộ Triết học thời trước.”
3.3. Vai trị của Triết học trong giai đoạn tồn cầu hóa
Triết học giúp cho con người có được cái nhìn tổng qt, có cách lý giải đúng
đắn về chiều hướng và về những biến động trên thế giới, về xã hội, về bản thân
mình thì chính Triết học đã giúp con người có được sự định hướng đúng đắn trong
hành động và củng cố sự quyết tâm hành động để hoàn thành mục tiêu đã đề ra với
kết quả cao nhất.
12


Triết học sẽ giúp con người rèn luyện khả năng tư duy mềm dẻo, nhạy bén,
vừa là để tự nhận thức bản thân mình, hiểu được cả những khả năng vốn có lẫn cả
những hạn chế của mình để tự vươn lên, vừa là để nhận thức đúng đắn và chính xác
hồn cảnh khách quan và dự báo được những sự biến động nhanh chóng của xã hội.
Đối với cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố, Triết học vừa rút ra các bài
học tổng quát hơn, chung hơn, sâu sắc hơn nhằm tìm ra cái tất yếu ở trong đó, tìm ra
cái đóng vai trị chi phối tồn bộ q trình, cái nhất thiết phải được thực hiện.

Để cơng nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong kỷ ngun tồn cầu hố,
cần có cách tiếp cận Triết học chứ không chỉ dừng lại ở cách tiếp cận kinh tế hay kỹ
thuật đơn thuần. Chính ở điểm này, việc dựa vào Triết học và các khoa học xã hội
và nhân văn là vơ cùng cần thiết, vì những kết luận do các khoa học này rút ra
không chỉ là sự đúc kết các giá trị lịch sử, mà còn là sự đối chiếu, sự phân tích - so
sánh với hiện tại.

13


KẾT LUẬN
Như vậy, cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều có nguồn gốc xã hội và
nguồn gốc nhận thức. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy vật là các lực lượng xã hội,
các giai cấp tiến bộ, cách mạng; nguồn gốc nhận thức của nó là mối liên hệ với khoa
học. Còn nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là các lực lượng xã hội, các giai cấp
phản tiến bộ; nguồn gốc nhận thức của nó là sự tuyệt đối hóa một mặt của quá trình
nhận thức (mặt hình thức), tách nhận thức, ý thức khỏi thế giới vật chất.

Trong lịch sử Triết học luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm
và chủ nghĩa duy vật, tạo nên động lực bên trong cho sự phát triển tư duy Triết học.
Đồng thời, nó biểu hiện cuộc đấu tranh hệ tư tưởng giữa các giai cấp đối lập trong
xã hội. Tuy những quan điểm trong lịch sử Triết học biểu hiện đa dạng nhưng suy
cho cùng, Triết học chia thành hai trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm. Lịch sử Triết học cũng là lịch sử đấu tranh của hai trường phái này.
Triết học giúp chúng ta tự giác trong quá trình trau dồi các quan điểm, các
phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực tư duy sáng tạo của mình, phịng tránh
những sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và của phương pháp tư duy siêu hình.
Đối với các khoa học khác, Triết học đem lại thế giới quan và phương pháp
luận đúng đắn cho sự phát triển các khoa học. Nó định hướng cho các khoa học
khác trong việc xác định cơ sở lý thuyết của bộ môn, giúp cho các khoa học khác

khái quát những thành tựu của mình. Ngược lại các khoa học khác cung cấp tài liệu
cho Triết học. Do vậy cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu
lý luận Triết học và các nhà khoa học để khơng ngừng nâng cao trình độ nhận thức
thế giới của con người.
Cũng như trong quá khứ, trong kỷ nguyên toàn cầu hố, Triết học khơng mất
chỗ đứng của nó dù là trong phạm vi một dân tộc hay trên bình diện nhân loại. Triết
học giúp con người có được cách nhìn nhận đúng đắn thế giới, giúp con người có
được khả năng đánh giá những biến động đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải
quyết các vấn đề. Đồng thời, Triết học vạch ra những nghịch lý mà con người đang
phải đối diện trong bối cảnh tồn cầu hố, góp phần chỉ ra lối thốt khỏi những
nghịch lý ấy. Nó vẫn vừa thực hiện chức năng giải thích thế giới và vừa góp phần
biến đổi thế giới hướng tới mục tiêu tất cả là vì con người và hạnh phúc của con
người trong kỷ ngun tồn cầu hố.
14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Quang Thọ (Chủ biên), (2007), Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên

cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb Lý
luận Chính trị, Hà Nội.
2. Trần Thiên Tú, “Phương pháp, phương pháp luận và vai trò của phương pháp

luận Triết học Mác Lênin”, />3. Website: />4. Website: />
trong-giai-doan-toan-cau-hoa-hien-nay-132.0
5. Website: />
xa-hoi-ra-sao/.
6. Website o/2014/03/chu-nghia-duy-vat-va-chu-nghia-duy-

tam.html

7.

Website: />
8. Website: />
15



×