Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

thi chính thức vào 10 môn hóa hệ chuyên THPT chuyên đắk lắk năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.33 KB, 5 trang )

Đề thi chính thức vào 10 mơn Hóa – Hệ chuyên – THPT Chuyên Đắk Lắk năm 2017 – 2018
Câu 1: 1. Cho các chất C2H5OH, CH3COOH, (C17H35COO)3C3H5 lần lượt tác dụng với Na, dung
dịch NaOH. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
2. A, B, C là ba chất hữu cơ có các tính chất sau đây:
– Khi đốt cháy A hoặc B đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
– B làm mất màu dung dịch nước brom.
– C tác dụng được với Na.
– A không tác dụng được với Na, nhưng tác dụng được với dung dịch NaOH tạo ra C.
Cho biết A, B, C là những chất nào trong số các chất sau: C3H6, C4H8O2, C2H6O. Hãy viết công
thức cấu tạo của A, B, C.
Câu 2: 1. Trong phịng thí nghiệm, 3 khí X, Y, Z được điều chế và thu như hình vẽ dưới đây:

Viết phương trình hóa học điều chế các khí trên.
2.Hồn thành sơ đồ phản ứng sau (mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học):

 

 
Na 
 NaOH 
 NaHCO3 
 NaOH 
 Na 2SO4
1

2

3

4


Câu 3: Hỗn hợp X gồm ankan M, anken N và ankin P có cùng số nguyên tử hiđro trong phân tử.
Đốt cháy hồn tồn 8,96 lít X (đktc), rồi dẫn tồn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch
nước vôi trong dư thu được 70 gam kết tủa. Mặt khác, 15 gam hỗn hợp X làm mất màu tối đa V
ml dung dịch Br2 1M. Biết các phản ứng xảy ra hồn tồn.
a) Xác định cơng thức phân tử, viết công thức cấu tạo của M, N và P.
b) Tính V.
Câu 4: 1. Cho hỗn hợp X (gồm Fe và FeCO3) tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được hỗn
hợp khí gồm CO2 và SO2 với tỉ lệ số mol lần lượt là 2017 : 2018. Viết phương trình hóa học xảy
ra và tính thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
2. Chia m gam kim loại M (có hóa trị khơng đổi) làm hai phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với O2 dư thu được 15,3 gam oxit.
Phần 2: Cho tác dụng hoàn toàn với Cl2 dư thu được 40,05 gam muối.


Viết phương trình hóa học và xác định kim loại M.
Câu 5: Hỗn hợp A gồm 3 axit hữu cơ mạch hở, trong đó có một axit CxHyCOOH và hai axit có
cùng cơng thức CmHn(COOH)2 (x, m ≤ 4). Đốt cháy hồn tồn a gam A thu được 4,032 lít CO2
(đktc) và 1,8 gam H2O. Cho a gam A phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch
sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn khan B. Nung nóng B với NaOH rắn dư (có mặt CaO
khan) thu được 1,12 lít (đktc) một hiđrocacbon duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hồn tồn.
Xác định cơng thức cấu tạo của các axit trên.
Câu 6: Hòa tan m1 gam hỗn hợp X gồm Al2(SO4)3 và K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào nước thu
được dung dịch Y chứa hai chất tan có tỉ lệ về số mol là 1 : 2. Cho từ từ

V ml dung dịch

Ba(OH)2 2M vào dung dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m2 gam kết tủa và dung
dịch Z chỉ chứa 0,02 mol một chất tan duy nhất. Tính m1, m2 và V.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1:
1.
– Tác dụng với Na (chỉ có rượu hoặc axit)
C2H5OH + Na → C2H5ONa + ½ H2
CH3COOH + Na → CH3COONa + ½ H2
– Tác dụng với NaOH (chỉ có axit hoặc este)
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH →3C17H35COONa + C3H5(OH)3
2.
A không tác dụng với Na, nhưng tác dụng NaOH tạo ra C. Mà C tác dụng với Na (có H linh
động) → A là este, C là ancol.
B làm mất màu dung dịch brom → B là hidrocacbon
Vậy A: C4H8O2 → CTCT: CH3COOCH2–CH3
B: C3H6 → CTCT: CH2=CH–CH3 hoặc xiclopropan
(Chú ý: xicloankan 3 cạnh có phản ứng cộng dd Br2 → mở vòng thành mạch hở)
C: C2H6O → CTCT: CH3–CH2OH
Câu 2:
1.


Chọn X: H2 ; Y : O2 ; Z: C2H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
2KMnO4 →K2MnO4 + MnO2 + O2
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
2.
Na + H2O → NaOH + ½ H2
NaOH + CO2 (dư) → NaHCO3
NaHCO3 + Ba(OH)2 dư → BaCO3 + NaOH + H2O
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O (có thể thay bằng SO3 hoăc dd muối sunfat)
Câu 3:

a) Mấu chốt ở chỗ chỉ số H bằng nhau
Đặt ankan M: CnH2n+2
→anken N: Cn+1H2n+2 (giải thích: anken có C = ½ H)
ankin P: Cn+2H2n+2 [giải thích: ankin có C = ½ (H + 2)]
·Xét TN đốt cháy hỗn hợp X:
nX = 0,4 mol; nCO2 = nCaCO3 = 0,7 mol
=> C trung bình =0,7: 0,4 = 1,75
=> Trong hỗn hợp có ít nhất một chất có số C < 1,75
=> n = 1
→M: CH4
N: C2H4 → CTCT: CH2=CH2
P: C3H4 → CTCT: CH≡C–CH3
b) Đặt CTTB: C1,75H4 (M=25)
=> số liên kết pi TB = 0,75
nX = 15 : 25 = 0,6mol
C1,75H4 + 0,75Br2 → C1,75H4Br1,5
0,6

→ 0,45 (mol)

=> V = 450ml
Câu 4:
Giả sử X có 1 mol Fe và x mol FeCO3
2FeCO3 + 4H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 4H2O + 2CO2 + SO2
x

→x

0,5x (mol)



2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
1



1,5 (mol)

Ta có

x
2017
56

 x  3  %mFe 
.100%  13,86%
0,5 x  1,5 2018
56  116.3
 %mFeCO3  86,14%
2.

P1: 2M  0,5 xO2 t
 M 2 Ox
o

a

0,5 a

t

P2 : 2M  xCl2 
 2MClx
o

a

a

aM  8ax  15,3
aM  8,1 M


 9  Al

x
aM  35,5ax  40, 05 ax  0,9

Câu 5:
· Xét phản ứng của A với NaOH (CaO)
Số mol hidrocacbon = 0,05 mol
CxHyCOOH + NaOH → CxHyCOONa + H2O
CmHn(COOH)2 + 2NaOH → CmHn(COONa)2 + 2H2O
CxHyCOONa + NaOH →Na2CO3 + CxHy+1
CmHn(COONa)2 + 2NaOH →2Na2CO3 + CmHn+2
Vì chỉ thu được 1 hodrocacbon nên
=> x = m và y + 1 = n + 2
=> các axit trong A có chỉ số H bằng nhau
nA = nB = n hidrocacbon = 0,05mol
· Xét phản ứng đốt A:
nCO2 = 0,18 mol ; nH2O = 0,1 mol

=> số C trung bình = 0,18 : 0,05 = 3,6
Số H trung bình = 0,2 : 0,05 = 4
Vì 2 axit có chỉ số H bằng nhau nên
=> y + 1 = n + 2 = 4 => y = 3; n = 2
Mặt khác: m + 1 < 3,6 < m + 2
=> 1,6 < m < 2,6 => m = x = 2


CT của các axit: C2H3COOH → CTCT: CH2=CH–COOH
C2H2(COOH)2 → CTCT: HOOC–CH=CH–COOH ; CH2=C(COOH)2
Câu 6:

 Al2 ( SO4 )3 : amol
 Al2 ( SO4 )3 : (a  b)mol
X
 Y 
 K 2 SO4 : bmol
 K 2 SO4 . Al2 ( SO4 )3 .24 H 2 O : bmol
a  b  b 

ab
 2  a  b
b

Vì dung dịch sau phản ứng chỉ chứa một chất tan => Z chỉ chứa KAlO2 hoặc K2SO4.
Khi cho từ từ Ba(OH)2 vào Y thì có thể xảy ra các phản ứng:
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3BaSO4(1)
2b

→ 6b


4b

6b (mol)

K2SO4 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaSO4 (2)
b

→b

2b

b (mol)

Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O (3)
2b

→2b

2b (mol)

· Trường hợp 1: Chất tan trong Z là K2SO4 → vừa đủ phản ứng (1)
Theo đề => a= b = 0,02 mol
nBaSO4 = nBa(OH)2 = 6b = 0,12mol
nAl(OH)3 = 4b = 0,08mol
m1= 948 . 0,02 + 342 . 0,02 = 25,8 gam
m2 = 0,08 . 78 + 0,12 . 233 = 34,2 gam
V = 0,12/2 = 0,06 lít = 60ml
· Trường hợp 2: Chất tan trong Z là KAlO2 →xảy ra cả (1,2,3)
nKAlO2 = 0,02mol

=> 2b = 0,02 => a = b =0,01
nBaSO4 = nBa(OH)2 = 7b = 0,07
nAl(OH)3 = 4b – 2b = 0,02
=> m1= 948.0,01 + 342.0,01 = 12,9 gam
m2 = 0,02.78 + 0,07.233 = 17,87 gam
V = 0,07/2 = 0,035 lít = 35ml



×