Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Tài liệu DOANH NGHIỆP VIỆT NAM MUA LẠI THƯƠNG HIỆU NƯỚC NGOÀI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.67 KB, 1 trang )

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM MUA LẠI
THƯƠNG HIỆU NƯỚC NGOÀI
Mua lại "thương hiệu" là đường tắt để đi vào thị trường nhanh nhất. Song, làm
cách nào để phát huy hết lợi thế của việc này? Lời giải ở chỗ chiến lược kinh doanh.
Khi bỏ tiền ra mua lại, người mua phải khảo sát kỹ lý do thất bại, tiềm năng thị
trường và đã có bài học kinh nghiệm từ người đi trước.
Khởi xướng là liên doanh Việt - Nhật: Vinabico - Kotobuki. Sau một thời gian
hoạt động trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, cái tên Vinabico - Kotobuki được người
tiêu dùng biết đến qua các loại sản phẩm bánh trung thu, bánh kem, bánh kẹo các
loại. Sau đó, Kotobuki quyết định bán lại cổ phần trong liên doanh cho phía Việt
Nam. Vinabico chuyển thành công ty 100% vốn trong nước, với chiến lược mới và
được sử dụng thương hiệu cũ trong vòng 5 năm.
Trên lĩnh vực xe máy, cuối 2002, công ty TNHH Hoa Lâm đã mạnh dạn "mua"
lại quyền sử dụng thương hiệu động cơ xe máy Daelim nổi tiếng của Hàn Quốc. Một
thời gian sau, Hoa Lâm đã chứng minh sự chuyển mình bằng một hợp đồng chuyển
giao công nghệ và độc quyền sản xuất, tiêu thụ động cơ xe máy Daelim trên thị
trường Việt Nam. Giám đốc công ty này phải đeo đuổi nhiều năm, chứng minh được
mình có thực lực, có uy tín thương trường mới đạt được hợp đồng chuyển giao công
nghệ của Tập đoàn Daelim. Cái giá để độc quyền sản xuất và sử dụng thương hiệu
Daelim tại thị trường Việt Nam không nhỏ, nhưng dây chuyền công nghệ, tay nghề
công nhân đều do chính Daelim chuyển giao. Nhãn hiệu Dealim được nhiều người
tiêu dùng biết đến, do đó, việc tiêu thụ và xây dựng thị phần dễ dàng hơn.
Mới đây, Công ty cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall's của Tập
đoàn Unilever Việt Nam. Tổng vốn đầu tư Unilever đã bỏ ra cho việc xây dựng nhà
máy, quảng bá nhãn hiệu Wall's trong 6 năm qua tại Việt Nam là hơn 20 triệu USD.
Kem Wall's hiện có 4.000 điểm bán, chiếm 50% thị phần kem Việt Nam. Theo ông
Trần Cao Thành, Phó Giám đốc Công ty Kinh Đô, chỉ riêng trên góc độ đầu tư thương
hiệu, Kinh Đô đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Từ chối cho biết giá sang nhượng,
nhưng ông Thành cũng thừa nhận, cái giá Kinh Đô phải trả cho Unilever rẻ hơn nhiều
so với việc Kinh Đô đi đầu tư mới một nhà máy kem, chưa kể còn được sử dụng lại
lực lượng 130 công nhân giỏi nghề và được đào tạo bài bản của Unilever mà không


mất một đồng nào phí đào tạo nhân lực.

×