Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Doanh nghiệp với việc quản lý chất lượng (Phần cuối) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299 KB, 5 trang )

Doanh nghiệp với việc quản lý chất lượng
(Phần cuối)

Những bước để có hệ thống quản lý chất lượng thành công

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Bước đầu tiên khi
bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO là phải
thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ chức. Lãnh đạo doanh
nghiệp cần định hướng cho các hoạt động của hệ thống chất lượng, xác định mục tiêu
và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình đem lại lợi ích thiết
thực cho tổ chức.

Bước 2: Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án
ISO. Việc áp dụng ISO có thể xem
như là một dự án lớn, vì vậy các doanh nghiệp cần tổ chức điều hành dự án sao cho có
hiệu quả. Nên có một ban chỉ đạo
ISO tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và
đại diện của các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng
ISO. Cần bổ nhiệm đại diện của
lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý
ISO và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng.

Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn. Đây
là bước thực hiện xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp để đối chiếu với các
yêu cầu trong tiêu chuẩn
ISO, xác định xem yêu cầu nào không áp dụng, những hoạt
động nào tổ chức đã có, mức độ đáp ứng đến đâu và các hoạt động nào chưa có để từ
đó xây dựng kế hoạch chi tiết. Sau khi đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định
những yếu tố cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.


Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo
ISO. Cần xây dựng
và hoàn chỉnh tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, ví dụ:
- Xây dựng sổ tay chất lượng
- Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan
- Xây dựng các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết.

Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo
ISO
Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực
và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:
- Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về
ISO.
- Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã
được viết ra.
- Phân rõ trách nhiệm và thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ mà thủ tục đã
mô tả.
- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các
hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp.

Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận. Việc chuẩn bị
cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:
- Đánh giá trước chứng nhận: Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem
hệ thống chất lượng của công ty đã phù hăp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện
một cách có hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh
giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài
thực hiện.
- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ
ba là tổ chức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù
hợp với tiêu chuẩn ISO. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO đều có giá trị như nhau

không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức
nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.

Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận đã được công ty
lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty.

Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. Ở giai đoạn này cần
tiến hành phát hiện, khắc phục các vấn đề còn tồn tại, tiếp tục thực hiện các hoạt động
theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Những khó khăn khi doanh nghiệp tự xây dựng quản lý chất lượng:
Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện và áp dụng
ISO, tuy nhiên điều này sẽ
khiến doanh nghiệp gặp một số khó khăn sau đây:
- Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêu
chuẩn.
- Không khách quan khi đánh giá thực trạng của mình và so sánh với các yêu
cầu của tiêu chuẩn đặt ra.
- Mất nhiều thời gian trong việc mày mò tìm hướng đi và tiến hành các bước
thực hiện, áp dụng hệ thống quản lý
ISO 9000' target='_blank'
class='dictionaryreplace' title='click vào để xem nghĩa của từ'>
ISO 9000.
- Việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sau chứng nhận gần như
không được thực hiện có hiệu quả.
Chính vì vậy, một tổ chức hỗ trợ có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ giúp các tổ
chức rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giúp các doanh nghiệp
đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến hành những hoạt động
kém hiệu quả.

×