Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tài liệu SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.6 KB, 26 trang )

SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG DOANH
NGHIỆP


Ý nghĩa, vai trò của sở hữu công nghiệp đối với doanh nghiệp
• Thiết lập, quản lý các taì sản trí tuệ của doanh nghiệp

Sử dụng, khai thác quyền sở hữu công nghiệp

Giám sát, bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp
• Tổ chức và khai thác thông tin sở hữu công nghiệp

Tổ chức hoạt động sở hữu công nghiệp tại doanh nghiệp

1. Ý nghĩa, vai trò của sở hữu công nghiệp đối với doanh nghiệp
- Doanh nghiệp: Chủ thể của hoạt động sở hữu công nghiệp
Số đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp và số văn bằng bảo
hộ để cấp ở mỗi nước là một trong các thước đo hiệu quả của hệ thống sở hữu công
nghiệp ở nước đó. Hiện nay ở nước ta có khoảng 3.000 sáng chế và giải pháp hữu
ích, khoảng 70 kiểu dáng công nghiệp, gần 100.000 nhãn hiệu hàng hoá và 2 tên gọi
xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ. Trong thực tế quyền sở hữu đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá nói trên phần
lớn thuộc về các doanh nghiệp. Hầu hết số nhãn hiệu hàng hoá của các nước ngoài
đăng ký tại Việt Nam đều đứng tên chủ sở hữu là các tập đoàn, công ty, hãng…. Với
các nhãn hiệu của Việt Nam tình hình cơ bản cũng vậy, mặc dù có một tỷ lệ đáng kể
chủ đăng ký không phải pháp nhân (doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất, chế biến
hoặc kinh doanh). Tuyệt đại đa số các sáng chế cũng được đăng ký dưới tên các
doanh nghiệp chứ không phải là các cá nhân. Vì vậy ,có thể nói, trong quan hệ về sở
hữu công nghiệp, hiện diện dưới danh nghĩa và với vai trò là các chủ thể quyền
thường là các doanh nghiệp. Hầu hết các vụ việc tranh chấp, kiện tụng… liên quan
đến sở hữu công nghiệp cũng xảy ra giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.


- Ý nghĩa, vai trò của sở hữu công nghiệp đối với hoạt đông của doanh
nghiệp
Trong các văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp chưa có một quy định nào
bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Việc đăng ký hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì lợi
ích của mình, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp mà mình có. Khi tạo ra một sáng chế/ giải
pháp hữu ích, một kiểu dáng công nghiệp hay sử dụng một nhãn hiệu hàng hoá,
doanh nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng đó và khi được cấp văn bằng
bảo hộ, đối tượng đó trở thành tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh
nghiệp không nộp đơn yêu cầu bảo hộ, nếu có người khác cũng tạo ra hay sử dụng
đối tượng tương tự thì người đó có thể đăng ký để trở thành chủ sở hữu, quyền của
doanh nghiệp bị thu hẹp hoặc vì phủ định hoàn toàn bởi người được cấp văn bằng
bảo hộ.
Một hệ thống sở hữu công nghiệp đầy đủ, có hiệu quả sẽ tạo ra những lợi ích
tiềm tàng đối với việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh và phát triển cho các doanh
nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt , để đáp ứng cho
một nhu cầu nhất định của xã hội, rất nhiều doanh nghiệp đã cố gắng đáp ứng bằng
các sản phẩm của mình, trong cuộc chiến đó người thắng sẽ là người đưa ra được
hàng hoá phù hợp nhất (có chất lượng tốt nhất, kiểu dáng đẹp nhất, hấp dẫn và rẻ
nhất). Việc tạo ra các giải pháp công nghệ mới đạt trình độ sáng chế và tạo ra các
kiểu dáng công nghiệp có khả năng được bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp có được
những hàng hoá như vậy. Vị thế của hàng hóa được khẳng định và được thị trường
nhận biết, phân biệt thông qua nhãn hiệu của hàng hoá đó .
Hàng năm trên thế giới có khoảng 600000 nhãn hiệu hàng hoá / nhãn hiệu dịch
vụ mới được bảo hộ . Ở Việt Nam, số sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ như đã nêu trên
cũng tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy rằng hoạt động kinh doanh của mọi doanh
nghiệp hầu hết đang được tiến hành trong môi trường có các đối tượng sở hữu công
nghiệp đựơc bảo hộ. Vì vậy, cho dù doanh nghiệp không đăng ký vẫn phải có nghĩa

vụ tôn trọng, không xâm phạm tới các quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể
khác đã được pháp luật bảo hộ. Điều đó có nghĩa là việc tôn trọng quyền sở hữu
công nghiệp của chủ thể khác là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, hay nói
cách khác, mọi hoạt động của doanh nghiệp ở bất cứ thị trường nào cũng phải đảm
bảo không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác.
Doanh nghiệp cần nhớ rằng mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp dù
vô tình hay hữu ý đều có thể bị phát hiện và bị xử lý theo pháp luật.
2. Thiết lập, quản lý các taì sản trí tuệ của doanh nghiệp
- Các đối tượng sở hữu công nghiệp
Cho đến ngày 10.09.2002, theo pháp luật của Việt Nam, các đối tượng sở hữu
công nghiệp - các tài
sản trí tuệ có thể có của doanh nghiệp - bao gồm:
Tên thương mại: (điều 14.1 , Nghị định 54/2000 /NĐ – CP ) là tên gọi của tổ
chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, dùng để nhận biết và phân biệt chủ
thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể khác kinh doanh cùng lĩnh vực. Tên
thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa. Tên thương mại
thường bao gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt.
Ví dụ: Công ty TNHH cơ khí Hồ gươm.
- Phần mô tả : "Công ty TNHH cơ khí" trong đó "Công ty TNHH" mô tả loại hình
doanh nghiệp, "xây dựng" mô tả lĩnh vực kinh doanh.
- Phần phân biệt:"Hồ Gươm''
Nhãn hiệu hàng hoá (điều 785, Bộ Luật Dân sự) là dấu hiệu dùng để phân
biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Nhãn hiệu hàng hoá có thể là chữ viết, hình ảnh, hoặc kết hợp chữ viết và hình
ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.Ví dụ:
Chỉ dẫn địa lý (Điều 10, Nghị định 54/2000/NĐ-CP) là tên gọi, dấu hiệu, biểu
tượng hoặc hình ảnh dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ (địa phương)
được thể hiện trên hàng hoá, bao bì hay giấy tờ giao dịch mua bán hàng hoá nhằm
chỉ dẫn rằng hàng hoá đó có nguồn gốc (được sản xuất ra) tại quốc gia, vùng lãnh
thổ (địa phương) nói trên mà đặc trưng về chất lượng, uy tín hoặc danh tiếng của

hàng hoá chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Ví dụ: “Made Swiss” dùng cho
đồng hồ hoặc Socola: “Made in China” dùng cho đồ điện.
Tên gọi xuất xứ hàng hóa (Điều 786, bộ luật dân sự) là tên địa lý của một
nước hoặc địa phương, nơi mà hàng hoá sản xuất và hàng hoá đó phải có tính chất,
chất lượng đặc thù do yếu tố địa lý (tự nhiên, con người) của nước, địa phương đó
quyết định. Tên gọi xuất xứ hàng hoá là một loại chỉ dẫn địa lý đặc biệt. Ví dụ.”Phú
Quốc” dùng cho nước mắm; “Mộc châu” dùng cho chè; “Cognac” dùng cho rượu
mạnh.
Sáng chế (Điều 786, Bộ Luật Dân sự) là giải pháp kỹ thuật so với trình độ kỹ
thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh
tế - xã hội.
Như vậy đối với sáng chế / giải pháp hữu ích là các giải pháp kỹ thuật và các
điều kiện đối với giải pháp kỹ thuật để được coi là sáng chế gồm: Tính mới thế giới;
trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng. Các điều kiện để giải pháp kỹ thuật được coi
là giải pháp hữu ích gồm: Tính thế giới và khả năng áp dụng. Cách đánh giá các điều
kiện để một giải pháp kỹ thuật đạt trình độ sáng chế hoặc là giải pháp hữu ích hay
không đều được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Kiểu dáng công nghiệp (điều 784, Bộ luật dân sự) là hình dáng bên ngoài
của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết hợp
những yếu tố đó có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm
công nghiệp hoặc thủ công nghiệp . Như vậy đối tượng của kiểu dáng công nghiệp là
hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Khác với sáng chế/ giải pháp hữu ích, kiểu dáng
công nghiệp không mang đặc tính kỹ thuật mà chủ yếu mang đặc tính mỹ thuật ứng
dụng. Một loại sản phẩm với một chức năng (công dụng) nhất định có thể được thể
hiện dưới các hình dạng khác nhau, tức là mang các kiểu dáng công nghiệp khác
nhau.
Bí mật kinh doanh (Điều 6.1, Nghị định 54/2000/NĐ –CP) là các thông tin có
giá trị kinh doanh, được bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị tiết lộ và
không dễ dàng tiếp cận, khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người sử
dụng lợi thế so với người không sử dụng thông tin đó. Bí mật kinh doanh được chia

thành hai loại: (i) bí mật thương mại và (ii) bí quyết kỹ thuật (know-how). Theo định
nghĩa này, cái được coi là bí mật kinh doanh phải là thông tin về nội dung chứ không
phải là dạng tín hiệu hoặc dấu hiệu; nội dung đó có thể là thông tin kỹ thuật hoặc
thông tin thương mại, thông tin kinh doanh. Các nội dung thông tin nói trên không
phải là những điều thông thường, dễ tạo ra hoặc dễ dàng có được và chính nhờ giá
trị ấy của thông tin mà khi sử dụng chúng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, người
sử dụng thông tin đạt được ưu thế (nâng cao khả năng cạnh tranh) so với người
khác.
- Xây dựng các đối tượng sở hữu công nghiệp
Các đối tượng sở hữu công nghiệp trên đây để có thể là bộ phận cấu thành tài
sản của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch thiết lập và phát
triển chúng.
Tên thương mại
Từ định nghĩa các đối tượng sở hữu công nghiệp trên đây, có thể coi tên thương
mại là phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác. Vì vậy,
ngay từ khi mới thành lập, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc lựa chọn và thiết kế
đối tượng này.
Việc thiết kế tên thương mại chủ yếu là thiết kế phần khác biệt nằm trong
thành phần của tên. Cần nhớ rằng, chính phần khác biệt này sẽ trở thành bộ phận
chủ yếu khi thực hiện chức năng của tên thương mại. Xu hướng chung trong hoạt
động kinh doanh là dùng các tên rút gọn của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp sẽ
được sẽ được gọi tên và xác định chủ yếu bằng tên gọi tắt là phần phân biệt này. Vì
vậy, không nên coi nhẹ việc xác định hay chọn lựa bộ phận đó.
Khi chọn phần khác biệt của tên thương mại cần chú ý một số điểm sau
đây:
- Trước hết, phần phân biệt nên là một tập hợp chữ, dễ phát âm, và dễ nhớ đối với
số đông người giao tiếp ở một thị trường mà doanh nghiệp định hoạt động. Nói
chung có ý định hoạt động ở nhiều nước thì không nên chọn tập hợp chữ có dấu
trong tiếng Việt và quá khó phát âm đối với người nước ngoài.
- Cần chú ý đến nghĩa của tập hợp chữ, không nên chọn tập hợp chữ là từ ngữ

có chữ xấu hoặc gây phản cảm;
- Không đựơc trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
hàng hoá nổi tiếng của người khác;
- Không vi phạm các điều cấm (dùng tên lãnh tụ, có hàm ý xấu, có ý nghĩa
chống lại trật tự xã hội hoặc vi phạm đạo đức….)
- Cố gắng chọn được dấu hiệu (chữ) có thể tạo ra ấn tượng về phong cách của
doanh nghiệp (tin cậy, năng động, độc đáo…)
Để đảm bảo khả năng phân biệt của tên thương mại, khi thiết kế phải nhất
thiết rà soát tên thương mại của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một
lĩnh vực và cùng một thị trường để tránh chọn phải tên xung đột.
Nhãn hiệu hàng hoá:
Giống như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá cũng là phương tiện giao tiếp
giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác. Tuy nhiên, vai trò quan trọng hơn của nhãn
hiệu hàng hoá là công cụ có tác dụng trực quan đến người tiêu dùng, giúp họ nhận
biết hàng hoá của doanh nghiệp trước tiên thông qua thị giác hoặc thính giác. Thiết
kế một nhãn hiệu tốt là thiết kế một nhãn hiệu một mặt có tính thu hút về trình bày,
tính đặc trưng cao và thuận lợi cho việc quảng cáo, mặt khác phải đáp ứng các quy
định của pháp luật về các dấu hiệu không sử dụng làm nhãn hiệu và không xung đột
với một nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó.
Ngoài các yêu cầu giống như đối với tên thương mại, việc thiết kế, xây
dựng nhãn hiệu cần lưu ý thêm những điểm sau đây:
- Mỗi doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu (dùng cho các loại hàng hoá khác
nhau hoặc dùng cho các thị trường khác nhau). Tuy nhiên, với các nhãn hiệu đã được
sử dụng lâu dài, do đó đã chiếm lĩnh được vị trí trên thị trường và trong tâm trí người
tiêu dùng, thì nên giữ gìn và tập trung phát huy vai trò của nhãn hiệu đó mà không
thay thế bằng nhãn hiệu khác.
- Có thể sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại làm nhãn hiệu.
Trong trường hợp đó, nhãn hiệu nói trên cần được xây dựng để trở thành một “nhãn
hiệu cơ bản” dựa theo đó mà tạo thêm các “nhãn hiệu cùng họ”, bao gồm nhãn hiệu

cơ bản và nhãn hiệu khác thêm vào (ví dụ: Honda” là phần phân biệt tên thương mại
của công ty Honda Nhật bản ) đã được dùng làm nhãn hiệu cho nhiều loại sản phẩm,
trong nhiều sản phẩm có tên nhãn hiệu khác (DREAM, WAVE…)
- Nhãn hiệu không chỉ dưới dạng chữ mà có thể dưới dạng hình vẽ, hình ảnh.
Dù sử dụng chữ hay hình ảnh làm nhãn hiệu đều luôn phải chú ý yêu cầu dễ nhớ và
dễ truyền thụ từ người nọ cho người kia. Khả năng này càng cao thì càng dễ quảng
bá nhãn hiệu (do đó quảng bá cho sản phẩm, hàng hóa).
- Cũng giống như tên thương mại mỗi nhãn hiệu mới ra đời đểu phải đảm bảo
không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác và không được
trùng hoặc gây nhầm lẫn với phần phân biệt trong tên thương mại của người khác.
Để đạt được điều đó, nhất thiết phải kiểm tra, đối chiếu với nhãn hiệu và tên thương
mại đã có trong thời điểm khai sinh ra nhãn hiệu mới. Danh mục các nhãn hiệu nói
trên được các Cơ quan Sở hữu công nghiệp (cơ quan sáng chế và nhãn hiệu) của các
Quốc gia công bố. Danh mục tên thương mại cũng được cơ quan làm thủ tục đăng ký
doanh nghiệp công bố.
- Không được sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hoặc các dấu
hiệu pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá loại trừ (không cho phép sử dụng). Thông
thường, pháp luật nhãn hiệu của mỗi một quốc gia đều không thừa nhận các dấu
hiệu sau đây làm nhãn hiệu:
+ Dấu hiệu có tính chất mô tả chính hàng hoá mang dấu hiệu đó: hình vẽ diễn
tả hàng hóa: tên gọi thông thường của sản phẩm; chỉ dẫn phương pháp sản xuất sản
phẩm; số lượng ;chất lượng; chủng loại; hoặc nguồn gốc của sản phẩm và dịch vụ;
+ Dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng về xuất xứ,
tính năng công dụng, chất lượng, giá trị…. của hàng hoá (sản phẩm) và dịch vụ;
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự các dấu chứng nhận chất lượng, dấu kiểm tra,
dấu bảo hành…. của cơ quan chức năng của Nhà nước.
+ Dấu hiệu là tên gọi, hình ảnh, biểu tượng trùng với hoặc tương tự với quốc
huy, quốc kỳ, lãnh tụ, danh nhân…. nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho
phép sử dụng.
Khi doanh nghiệp chọn nhãn hiệu là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp

trên đây, việc đăng ký nhãn hiệu đó tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp sẽ gặp khó
khăn và gần như chắc chắn sẽ bị cơ quan nói trên không cho phép đăng ký.
Ngoài việc chọn dấu hiệu theo ý nghĩa, khi thiết kế nhãn hiệu cũng cần lưu ý
đến việc thể hiện - tức là khía cạnh mỹ thuật trình bày - của nhãn hiệu. Cần nhớ
rằng, mẫu nhãn hiệu được trình bày càng đẹp, càng độc đáo thì càng gây ấn tượng
và thiện cảm cho người chọn lựa hàng hoá, đồng thời càng làm nổi bật phạm vi (ranh
giới) phân biệt của nhãn hiệu so với nhãn hiệu khác. Tuy nhiên, đặc tính độc đáo của
nhãn hiệu lại có tác dụng thu hẹp phạm vi (khối lượng) thuộc quyền của chủ sở hữu
nhãn hiệu.
Kiểu dáng công nghệ, sáng chế:
Việc tạo ra các giải pháp công nghệ mới và các giải pháp tạo dáng sẽ giúp các
doanh nghiệp có được các sản phẩm mới, các công nghệ mới. Việc sáng tạo đó cần
phải đáp ứng các yêu cầu để được bảo hộ theo luật định và tính năng cạnh tranh. Để
công việc sáng tạo được tiến hành có hiệu quả, nhất thiết phải thực hiện các công
việc sau đây:
- Nghiên cứu thị trường là một bước quan trọng và không thể kinh doanh nếu
không rõ thị trường mà mình thực hiện kinh doanh, các đối tượng kinh doanh,người
mua và các đối thủ. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường ở đây nhằm tìm ra được nhu
cầu giải quyết và bài toán phải đặt ra cho phát triển sáng tạo kỹ thuật cho doanh
nghiệp. Cái gì cần cải tiến và cái gì cần sáng tạo mới.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh là cần thiết nghiên cứu các kết quả sáng tạo kỹ thuật
và sản phẩm của họ để xác định nhiệm vụ của mình, tạo ra sự khác biệt hoặc sử
dụng các kinh nghiệm họ tạo ra, tránh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của họ
như các sáng chế và kiểu dáng công nghiệp hoặc có biện pháp vượt qua hoặc khai
thác các yếu điểm về pháp lý để tìm cách hạn chế quyền hoặc huỷ bỏ quyền của đối
thủ cạnh tranh.
- Nghiên cứu trình độ công nghệ của lĩnh vực công nghệ chủ yếu được tiến
hành trên cơ sở tra cứu patent, điều này được thực hiện thông qua các kho tư liệu
patent của các cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia hoặc các thư viện patent trong
nước hoặc tra cứu qua mạng trong nước và quốc tế. Việc tra cứu kỹ lưỡng kho patent

và kho dữ liệu kiểu dáng công nghiệp có thể tự doanh nghiệp làm hoặc thông qua hệ
thống dịch vụ. Kết quả tra cứu sẽ giúp doanh nghiệp biết rõ trình độ kỹ thuật của
lĩnh vực mình quan tâm, các patent đang còn hiệu lực để tránh vi phạm hoặc các
patent đã hết hiệu lực để có thể khai thác tự do hoặc làm cơ sở cho các nghiên cứu
tiếp theo của mình
- Trên cơ sở nhu cầu và thông tin thu thập được, các nhóm nghiên cứu của
doanh nghiệp thực hiện sự sáng tạo của mình như một nhiệm vụ được giao, doanh
nghiệp cũng có thể yêu cầu các thành viên của mình tự tìm ra giải pháp như một
công việc làm ngoài giờ hoặc đặt hàng cho bên ngoài tìm ra giải pháp. Trong các
trường hợp đó việc đảm bảo thưởng kích thích về cả vật chất lẫn tinh thần theo đúng
pháp luật cần phải được coi trọng như một nguồn động viên lớn lao để tạo ra kết quả
mới.
- Xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định của pháp luật, các quyền sở hữu công nghiệp có thể chia làm hai
nhóm. Thứ nhất là, nhóm các quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ sở đăng
ký. Nhóm này gồm có các quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/ giải pháp hữu
ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá (sẽ có
thêm thiết kế bố trí mạch tích hợp). Thứ hai là, nhóm các quyền sở hữu công nghiệp
tự động phát sinh cùng với sự ra đời của đối tượng mà không phát sinh trên cơ sở
đăng ký. Thuộc nhóm này gồm có quyền đối với tên thương mại, thông tin bí mật,
chỉ dẫn địa lý hàng hoá và đối với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng.
Để được hưởng quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/ giải pháp hữu ích,
kiểu dáng công nghiệp , nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá, các chủ
thể phải tiền hành các thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền do nhà nước chỉ
định (ở Việt Nam là Cục Sở hữu công nghiệp) để cơ quan này xem xét cấp văn bằng
bảo hộ. Để việc tiến hành các thủ tục đăng ký thuận lợi, những người có yêu cầu bảo
hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
a) Nắm vững các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp
Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến:
- Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp

- Các đối tượng bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ đối với từng loại đối tượng
- Các yêu cầu về hình thức và nội dung đơn yêu cầu bảo hộ.
- Thủ tục nộp đơn
- Trình tự, thủ tục xử lý đơn yêu cầu bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền - Cục
Sở hữu công nghiệp, trong đó đặc biệt lưu ý tới các quy định về thời hạn lệ phí.
b) Cân nhắc trước khi quyết định có nộp đơn hay không
Trước khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, người có
nhu cầu bảo hộ thường phải cân nhắc tới những lợi ích mà mình có thể thu được sau
khi đạt được sự bảo hộ và những điều kiện mà mình phải tuân thủ để đạt được sự
bảo hộ đó. Nếu cho rằng lợi ích có thể có là xứng đáng thì chấp nhận các điều kiện
nói trên, người có nhu cầu bảo hộ phải đánh giá khả năng nhận được sự bảo hộ đó,
nói cách khác cần phải xem xét những lý do có thể khiến cho đơn bị từ chối. Chỉ sau
khi có kết luận rằng đơn sẽ được chấp nhận và có khả năng đạt được sự bảo hộ thì
mới bắt tay vào việc làm đơn.
Nộp đơn yêu cầu bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế/ giải pháp
hữu ích / kiểu dáng công nghiệp/ nhãn hiệu hàng hoâ/ tên gọi xuất xứ hàng hóa)
trước hết là tìm kiếm sự công nhận của pháp luật đối với quyên sở hữu công nghiệp
đối với các đối tượng đó, sau đó là tìm kiếm sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền
đã được công nhận mà nếu có sự công nhận như vậy, khi xảy ra tranh chấp liên quan
đến việc khai thác các đối tượng đã được bảo hộ đó thì pháp luật không thể can
thiệp. Mặc khác, bất kỳ đối tượng sở hữu công nghiệp nào có giá trị đều có nguy cơ
bị người khác khai thác bằng cách sao chép, bắt chước, giả mạo…. mà chủ nhân thực
sự của các đối tượng đó khó có thể tự mình kiểm soát, bảo vệ khi không có sự giúp
đỡ của pháp luật. Và việc có yêu cầu luật pháp bảo hộ hay không hoàn toàn phụ
thuộc quyền lựa chọn của người nộp đơn chứ không phải là điều bắt buộc. Việc nộp
đơn yêu cầu bảo hộ đòi hỏi phải có chi phí, trong đó có chi phí cho việc tìm hiểu các
quy định về thủ tục, lệ phí nộp đơn…, nhưng chi phí đó sẽ trở nên vô ích nếu tìm hiểu
các quy định về thủ tục, lệ phí nộp đơn. .., những chi phí đó sẽ trở nên vô ích nếu
đơn bị từ chối vì không hợp lệ hoặc không đủ tiêu chuẩn bảo hộ; ngựơc lại nếu đơn
được chấp nhận và đạt được sự bảo hộ, tức là được cấp văn bằng bảo hộ thì việc

tránh được những tổn thất có thể có do các hành vi sử dụng phi pháp gây ra chính là
sự đền bù cho các chi phí nộp đơn yêu cầu bảo hộ. Việc đạt được sự bảo hộ phụ
thuộc đồng thời các điều kiện theo quy của pháp luật. Một là, đơn yêu cầu phải được
Cục sở hữu công nghiệp chấp nhận là đơn hợp lệ. Hai là, đối tượng sở hữu công
nghiệp nêu trong đơn yêu cầu bảo hộ phải thoả mãn tiêu chuẩn bảo hộ. Ba là, mỗi
đơn chỉ được đề cập tới một đối tượng xin bảo hộ.
Dự tính chi phí cho việc nộp đơn
Người nộp đơn yêu cầu bảo hộ phải biết rõ các khoản chi phí mà mình phải chịu khi
nộp đơn yêu cầu bảo hộ:
- Lệ phí thực hiện thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền, mức lệ phí phụ thuộc vào
tính chất và mức độ công việc cần tiến hành và được quy định tại thông tư số
23/TC/TCT, ngày 09.05.1997 về phí và lệ phí của Bộ Tài chính;
- Chi phí giao dịch ( bưu phí- nếu phải liên hệ với cơquan có thẩm quyền thông
qua bưu điện);
- Chi phí để nhận được các ý kiến tư vấn, hướng dẫn, dịch vụ.
c) Làm đơn yêu cầu bảo hộ:
Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp phải được lập
sao cho đáp ứng với các quy định tại điều 11,12 và 13 của Nghi định tại thông tư
3055 ?TT-SHCN của Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ khoa học và
Công nghệ) với những lưu ý sau đây:
- Đơn phải bao gồm đầy đủ các loại tài liệu cần thiết;

×