Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con dẻ đỏ (Lithocarpus ducarpii A. Camus) phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ lớn (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 81 trang )

ĐẠI HOC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ANH TẤN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG
VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON DẺ ĐỎ
(Lithocarpus
ducarpii A. Camus) PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG
CUNG CẤP GỖ LỚN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2020


NGUYỄN ANH TẤN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG
VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON DẺ ĐỎ
(Lithocarpus
ducarpii A. Camus) PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG
CUNG CẤP GỖ LỚN
Ngành: Lâm học
Mã số: 8 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN THANH TIẾN
2. GS.TS. VÕ ĐẠI HẢI

Thái Nguyên - 2020




iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liệu và kết quả thực hiện trình bày trong khóa luận là quá trình theo
dõi, điều tra tại cơ sở thực tập hoàn toàn trung thực, khách quan.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƯỜI CAM ĐOAN

T/M NHÓM GVHD

TS. Nguyễn Thanh Tiến

Nguyễn Anh Tấn


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận văn tốt nghiệp rất quan trọng và cần thiết để tạo điều
kiện cho học viên tiếp xúc với thực tế, củng cố kiến thức đã học. Được sự
nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng
dẫn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống
và kỹ thuật tạo cây con Dẻ đỏ (Lithocarpus ducarpii A. Camus) phục vụ
trồng rừng cung cấp gỗ lớn”
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Tiến và
GS.TS. Võ Đại Hải người đã giành nhiều thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình
trong q trình tơi thực hiện đề tài. Tơi xin trân thành cảm ơn các thầy giáo,

cô giáo Khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, những người đã truyền đạt tri thức và phương pháp học tập, tìm
hiểu và nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian học tập tại nơi đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng các cán bộ
tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ
tôi trong q trình thực tập tại đơn vị. Tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn
bè và người thân đã tạo điều kiện và động viên giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu do trình độ và thời gian
có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế và phương pháp nghiên cứu vì
thế bản luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong
nhận được được sự góp ý, phê bình của q thầy cơ để được hồn thiện tốt
hơn nữa.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 9 năm
2020
Tác gia

Nguyễn Anh Tấn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................vii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề......................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Ý nghĩa nghiên cứu........................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................3
1.1. Trên thế giới............................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu trồng cây bản địa..................................................................3
1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con.............6
1.1.3. Nghiên cứu về cây Dẻ đỏ...................................................................... 11
1.2. Ở Việt Nam...............................................................................................11
1.2.1. Nghiên cứu trồng cây bản địa................................................................11
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con...........14
1.2.3. Nghiên cứu về Dẻ đỏ.............................................................................18
1.3. Nhận xét và đánh giá chung.....................................................................29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...............................................................................................31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................31
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................32


2.3.1. Cách tiếp cận......................................................................................... 32
2.3.2. Phương pháp kế thừa.............................................................................32
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và vật hậu.......................32
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống........................... 33
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con......................................36
2.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................ 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................40
3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và vật hậu Dẻ đỏ....................................40
3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý hạt giống........................................46
3.2.1. Độ thuần của hạt....................................................................................46
3.2.2. Khối lượng 1000 hạt..............................................................................47

3.2.3. Tỷ lệ nảy mầm.......................................................................................48
3.3.4. Tốc độ nảy mầm....................................................................................48
3.2.5. Thế nảy mầm.........................................................................................50
3.2.6. Sức nảy mầm.........................................................................................50
3.3.2. Nghiên cứu các biện pháp bảo quản hạt giống Dẻ đỏ...........................53
3.3.3. Nghiên cứu các biện pháp xử lý hạt Dẻ đỏ trước khi gieo....................54
3.3.4. Nghiên cứu các biện pháp kích thích nảy mầm của hạt giống Dẻ đỏ. . .56
3.3.5. Nghiên cứu thành phần ruột bầu...........................................................59
3.3.6. Nghiên cứu chế độ che sáng..................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 63
1. Kết luận....................................................................................................... 63
2. Kiến nghị.....................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 65


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
D1.3

Đường kính tại vị trí cách mặt đất 1,3 m

HVN

Chiều cao vút ngọn

Hdc

Chiều cao dưới cành

Dt


Đường kính tán cây

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Sinh trưởng mơ hình dẻ đỏ trồng tại Phú Thọ................................25
Bảng 3.1. Kết quả điều tra hình thái thân cây Dẻ đỏ.......................................40
Bảng 3.3. Độ thuần của hạt Dẻ đỏ thu hái tại Phú Thọ...................................47
Bảng 3.4. Tỷ lệ nảy mầm hạt giống Dẻ đỏ......................................................48
Bảng 3.5. Tốc độ nảy mầm của hạt Dẻ đỏ......................................................49
Bảng 3.6. Kết quả theo dõi sức nảy mầm hạt Dẻ đỏ.......................................50
Bảng 3.7. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Dẻ đỏ sau 1 tháng bảo quản......................53
Bảng 3.8. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ở các công thức xử lý hạt................55
Bảng 3.9. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ở các cơng thức kích thích nảy mầm
(sau 2 tháng bảo quản)....................................................................................57
Bảng 3.10. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Dẻ đỏ trong thí nghiệm
thành phần ruột bầu.........................................................................................59
Bảng 3.11. Sinh trưởng của cây trong thí nghiệm che sáng............................61


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Thân cây Dẻ đỏ...............................................................................42
Hình 3.2. Vỏ cây Dẻ đỏ...................................................................................42
Hình 3.3. Mặt sau lá trưởng thành...................................................................44
Hình 3.4. Mặt trước lá trưởng thành...............................................................44
Hình 3.5. Cành và lá Dẻ đỏ.............................................................................45

Hình 3.6. Quả Dẻ đỏ xanh và quả chín rụng xuống đất..................................45
Hình 3.7. Tốc độ nảy mầm hạt Dẻ đỏ.............................................................49
Hình 3.8. Hạt Dẻ đỏ đang ra rễ.......................................................................52
Hình 3.9. Hạt Dẻ đỏ sau khi đã cưa để kích thích hạt nảy mầm.....................58
Hình 3.10. Trộn đất với mùn cưa để làm thí nghiệm thành phần ruột bầu.....59
Hình 3.11. Thí nghiệm thành phần ruột bầu sau 2 tuần cấy cây vào bầu.......60


10

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Để thực hiện tốt mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo
Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong kế
hoạch hành động và ưu tiên thực hiện đã xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm:
(1) Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; (ii) Nâng
cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; (iii) Phát triển kinh tế hợp tác
và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; (iv) Phát triển thị
trường gỗ và sản phẩm.
Theo định hướng đó, sẽ đẩy mạnh cơng tác kinh doanh trồng rừng gỗ
lớn đối với các tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp cho trồng
rừng kinh doanh gỗ lớn. Cũng theo định hướng đó, ngành lâm nghiệp sẽ
chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ chu kỳ kinh doanh ngắn sang chu kỳ kinh
doanh dài với chất lượng gỗ cao hơn, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội địa và
làm nguyên liệu cho chế biến đồ mộc xuất khẩu để tạo ra rừng trồng có năng
suất và chất lượng cao; chuyển một phần diện tích rừng trồng từ các loài cây
kinh doanh gỗ nhỏ sang trồng các loài cây trồng với mục tiêu kinh doanh gỗ
lớn, gỗ xẻ.
Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus) thuộc họ Dẻ (Fagaceae), là
loài cây lá rộng bản địa có phân bố khá rộng rãi ở các tỉnh vùng núi phía

Bắc. Dẻ đỏ có giá trị kinh tế cao: gỗ cứng, chịu được va đập mạnh, gỗ màu
hồng thường được dùng làm thoi dệt, làm trụ mỏ, vật liệu xây dựng, đóng đồ
gia dụng,... Bên cạnh đó, Dẻ đỏ có hệ rễ sâu rộng và tán lá dày rậm, khả năng
tái sinh hạt và chồi mạnh nên rất có triển vọng trong trồng rừng, phục hồi
rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên, những
nghiên cứu về lồi này chưa có nhiều, chủ yếu mới tập trung vào mô tả đặc
điểm hình thái, sinh thái, thiếu các nghiên cứu hệ thống từ khâu chọn giống,


tạo cây con, trồng rừng và chế biến bảo quản gỗ nên mặc dù là lồi cây có
nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa được phát triển mở rộng trong thực tiễn sản
xuất lâm nghiệp.
Xuất phát từ những yêu cầu nói trên, đề tài luận văn: Nghiên cứu đặc
điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con Dẻ đỏ (Lithocarpus ducarpii
A. Camus) phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ lớn đặt ra là cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát
triển loài cây này trong trồng rừng ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các đặc điểm sinh lý hạt giống Dẻ đỏ (Lithocarpus ducarpii A.
Camus).
- Xác định được các biện pháp kỹ thuật tạo cây con Dẻ đỏ (Lithocarpus
ducarpii A. Camus).
3. Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả đề tài là nguồn tư liệu khoa học để giúp cho các nhà quản lý,
các nhà khoa học có cơ sở để xây dựng quy trình xử lý tạo cây con Dẻ đỏ đạt
chất lượng cao nhất.
Kết quả đề tài cũng là những tư liệu khoa học để cho sinh viên và học
viên tham khảo trong lĩnh vực về bảo tồn nguồn gen nói chung và cây Dẻ đỏ
nói riêng.



Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu trồng cây bản địa
Việc gây trồng các loài cây bản địa đã được quan tâm khá sớm ở một số
nước nhiệt đới như Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Philippine… nhưng cũng
chỉ tập trung nhiều vào mục đích làm giàu rừng, phục hồi rừng tự nhiên hoặc
trồng cây phân tán với các loài họ Sao, Dầu như Sao đen, Dầu rái, Vên vên…
Một số cơng trình liên quan mà đề tài tham khảo được như sau:
+ Ở Indonesia có những rừng trồng khảo nghiệm lâu năm của các cây
họ Sao Dầu ở nhiều địa phương khác nhau (Smits và Daud Leppe, 1992).
Những rừng trồng họ Sao Dầu quy mô lớn đã được trồng trong các năm gần
đây bởi các lâm trường thuộc Nhà nước và chúng đang đạt tăng trưởng đường
kính bình quân hàng năm lên tới 2 cm. Việc trồng thâm canh cây họ Sao Dầu
cũng đã được đảm trách bởi tập đoàn lâm nghiệp tư nhân, một số loài cây họ
Sao Dầu 19 năm tuổi trồng trên đất phù sa đã đạt tăng trưởng đường kính bình
qn hàng năm 3 cm, có thân thẳng rất đẹp và có thể sử dụng với mục đích gỗ
dán (Smiths, 1993).
+ Philippines là một trong những nước tiên phong của việc quản lý và
trồng các lồi cây họ Sao Dầu và đã có một chương trình nghiên cứu phát
triển phối hợp với mục tiêu tìm hiểu về sự tái sinh của họ Sao Dầu. Các trung
tâm và các trạm nghiên cứu theo vùng đã được thiết lập để nghiên cứu các
biện pháp hữu hiệu về việc bảo vệ, tái sinh và việc tác động vào rừng tự nhiên
các cây họ Sao Dầu. Sự tái sinh nhân tạo dựa trên các nguyên lý của sự thừa
kế tự nhiên được xem là một sự lựa chọn cho sự tái sinh có hiệu quả của lồi
cây này (Polliseo và Natividad, 1989).


+ Ở Bangladesh các rừng vùng đồi đã được quản lý kinh doanh theo

phương thức khai thác trắng sau đó trồng lại rừng theo phương thức gần với
tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ, đặc biệt là các loài họ Sao Dầu (Md
Fazlul Huq và Ratan Lal Banik, 1992). Việc trồng loài cây họ Sao Dầu theo
phương thức Taungya đã được thực hiện từ năm 1856 và các lồi được chọn
trồng chính hiện nay là Sao đen (Hopea odorata) và Dầu con quay
(Dipterocarpus turbinatus) mà năng suất tăng trưởng bình quân hành năm đạt
8,42 m3/ha/năm ở luân kỳ 40 năm.
+ Ở Srilanka, sự tái sinh nhân tạo của các loài cây họ Sao Dầu hiện nay
được tiến hành ở các vùng ẩm ướt và trung bình, chúng đã được chọn lọc qua
các khảo nghiệm về loài từ 5-10 năm (Vivelcanandan, 1989).
Trong những năm gần đây, rất nhiều nơi trên thế giới đã và đang
nghiên cứu, thử nghiệm và trồng rừng thành cơng bằng những lồi cây bản
địa. Trong nhiều loại cây trồng, các cây thuộc chi Hông (Paulownia) đang
được sự quan tâm của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Theo Trần
Quang Việt (2001), từ những năm 1960, cùng với phong trào lục hóa và xây
dựng các đai rừng phòng hộ bảo vệ đồng ruộng, chi Paulownia được tiếp tục
nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc. Viện Hàn lâm Lâm nghiệp Trung
Quốc (CAF) đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống từ phân loại, đặc
tính sinh thái, phân bố đến kỹ thuật gây trồng và sử dụng các loài cây trong
chi Paulownia.
Liễu sam (Crytomeria japonica) là một trong những loài cây bản địa
của Nhật Bản, nó được trồng bằng cây hom từ thế kỷ XV. Vào năm 1987
(Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1996), Nhật Bản đã sản xuất được 49 triệu
cây hom lồi này phục vụ trồng rừng. Bằng các vịng chọn lọc liên tục lặp lại
từ khâu khảo nghiệm, đến chọn lọc, kết quả gây trồng và tiếp tục chọn lọc,
cho đến nay Nhật Bản đã chọn được 32 dịng vơ tính khác nhau phù hợp với


yêu cầu cơ bản là: khả năng ra rễ cao của hom, phạm vi gây trồng rộng, khả
năng thích nghi cao.

Tại Malaysia, năm 1999, trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đã giới
thiệu cách thiết lập mơ hình rừng hỗn loài trên 3 đối tượng: Rừng tự nhiên,
rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) 10 - 15 tuổi và 2 - 3 tuổi. Dự án
đã sử dụng 23 loài cây bản địa có giá trị, trồng theo băng 30m trong rừng tự
nhiên. Trên băng trồng 6 hàng cây bản địa. Trồng 14 loài cây bản địa dưới tán
rừng Keo tai tượng theo 2 khối thí nghiệm:
Khối A: Mở băng 10m trồng 3 hàng cây bản địa;
Mở băng 20m trồng 7 hàng cây bản địa;
Mở băng 40m trồng 15 hàng cây bản địa.
Khối B: Chặt 1 hàng keo trồng 1 hàng cây bản địa;
Chặt 2 hàng keo trồng 2 hàng cây bản địa;
Chặt 4 hàng keo trồng 4 hàng cây bản địa.
Kết quả cho thấy, trong 14 loài cây trồng trong khối A, có 3 lồi:
Shorea roxburrghii; S. ovalis; S. leprosula sinh trưởng chiều cao và đường
kính tốt nhất. Tỷ lệ sống không khác biệt, sinh trưởng chiều cao cây trồng tốt
ở băng 10m và băng 40m. Băng 20m không thỏa mãn điều kiện sinh trưởng
chiều cao. Khối B có tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao tốt khi trồng 1 hàng;
sinh trưởng đường kính tốt cho cơng thức trồng 6 hàng và 16 hàng.
Đặc điểm nổi bật của rừng hỗn lồi là có kết cấu nhiều tầng tán. Vì thế
nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng đã được một số nước trên thế giới
quan tâm. Khi nghiên cứu về cấu trúc tầng tán của lâm phần hỗn loài tác giả
Bernar Dupuy (1995) thấy rằng kết cấu tầng tán của rừng trồng hỗn lồi phụ
thuộc vào đặc tính sinh trưởng và tính hợp quần của các lồi cây trong lâm
phần. Điều này cho thấy để tạo được các mô hình rừng trồng hỗn lồi có cấu
trúc hợp lý, tận dụng được tối đa khơng gian dinh dưỡng thì cần phải dựa vào


đặc tính sinh trưởng cũng như phải quan tâm đến mối quan hệ qua lại giữa các
loài cây để lựa chọn các loài cây trồng cho phù hợp. Đây là những cơ sở quan
trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của các mơ hình rừng trồng

hỗn lồi.
Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật điều chỉnh các lâm phần rừng
trồng hỗn lồi theo q trình sinh trưởng các tác giả Ball, Wormald và Russo
(1994) đã tác động vào các lâm phần rừng trồng hỗn lồi thơng qua việc giảm
bớt sự cạnh tranh giữa các loài cây. Kết quả cho thấy sau khi được tác động
các biện pháp tỉa cành, tỉa thưa các lồi cây mục đích đã tạo điều kiện thuận
lợi để sinh trưởng phát triển tốt hơn.
Một số nước trên thế giới đã có những nghiên cứu trồng cây bản địa
dưới tán rừng cây lá kim hoặc cây lá rộng thuần lồi và có những kết luận về
khả năng sinh trưởng cũng như giá trị kinh tế của những loại rừng này. Tại
Đài Loan và một số nước Châu Á sau khi đã trồng phủ xanh đất trống đồi núi
trọc bằng cây lá kim đã tiến hành gây trồng cây bản địa dưới tán rừng này.
Kết quả đã tạo ra những mơ hình rừng hỗn giao bền vững, đạt năng suất cao,
có tác dụng tốt trong việc bảo vệ chống xói mịn đất.
1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con
Nghiên cứu về đặc điểm sinh lý hạt giống cũng như các biện pháp kỹ
thuật tạo cây con cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, có thể tóm
lược một số kết quả chính như sau:
- Dự án giống cây lâm nghiệp của Lào (Laos tree seed project, 2006)
cho biết ở các vùng địa lý khác nhau, mùa ra hoa và quả chín của lồi Vối
thuốc cũng khác nhau. Ở Ấn Độ, Vối thuốc ra hoa tháng 4 - 6, quả rụng vào
tháng Giêng đến tháng Ba năm sau (Anon, 1996). Ở Indonesia, Vối thuốc ra
hoa tháng 8 - 11, quả chín 3 - 5 năm sau (Keble và Sidiyasa, 1994). Tại Lào,


hạt Vối thuốc được thu vào tháng 2 - 3, khi quả chuyển từ màu xanh sang
màu nâu.
Vối thuốc được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp hữu tính (từ
hạt), việc nhân giống vơ tính là có triển vọng nhưng trước mắt chưa thực hiện
thành công. Quả Vối thuốc được thu trước khi vỏ nứt, sau đó khoảng 2 tuần

vỏ quả nứt ra và có thể thu hạt. Hạt của Vối thuốc khó bảo quản. Có thể bảo
quản hạt trong điều kiện nhiệt độ phòng trong vòng 3 tháng. 1 kg hạt Vối
thuốc chứa 196.000 - 267.000 hạt (World Agroforestry Centre, 2006).
Tỷ lệ nảy mầm của hạt Vối thuốc có thể đạt 90% sau khi thu hái 10-12
ngày. Tuy nhiên, đôi khi gặp trường hợp tỷ lệ chỉ đạt 15% sau khi gieo 23-85
ngày. Hạt Vối thuốc được gieo trong bóng râm và phủ một lớp đất mỏng. Tỷ
lệ cây sống sau khi gieo đạt khoảng 50%. Sau 2-3 tháng cây con đạt chiều cao
từ 5-8 cm thì chuyển vào bầu. Trong thời kỳ vườn ươm cần phải có dàn che.
Cây trong vườn ươm 6 - 8 tháng đạt chiều cao 20cm thì có thể đem trồng.
Tại mốt số nước Đơng Nam Á, Giáng hương đã có một số đánh giá ban
đầu về sinh trưởng và phát triển dù chỉ mới được gây trồng ở mức độ thí
nghiệm. Giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, Giáng Hương trong vườn ươm trung
bình cao 20-25cm (Prosea, 1994). Cây có thể sử dụng được để trồng rừng khi
cây hom đạt 4 tháng tuổi, cao 45cm. Giáng hương tại vườn ươm có tỉ lệ sống
sót cao, đạt 80% với cây hom và 84% đối với cây hạt (Saw C. Doo, 1984)
Cây 8 tuổi đạt chiều cao 7,28m và đường kính đạt 11,58m, đến năm 18 tuổi
cây cao 14,90m, đường kính rộng 25,90cm (Chanpaisang, 1994).
Nghiên cứu về nhân giống cây rừng nói chung và các lồi cây bản địa
nói riêng trên thế giới khá phong phú, đa dạng. Theo nghiên cứu của
(Kimmins, 1998; Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, (2002) cho thấy, ánh sáng có
ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm và
đến tỷ lệ sống của cây trồng rừng. Những cây con sinh trưởng với cường độ


ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài
ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế
bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị tử vong hoặc giảm
tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa sáng.
Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra
tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối. Đặc điểm này cho

phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng
hoàn toàn.
Larcher. W (1983), nước đóng vai trị rất quan trọng đối với thực vật,
nhất là giai đoạn vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải
đủ về số lượng. Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều khơng có lợi cho cây gỗ
non. Hệ rễ cây con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để
sinh trưởng. Nhiều nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm, kết quả rễ cây phát
triển kém hoặc chết do thiếu khơng khí. Vì thế, việc xác định lượng nước
thích hợp cho cây con ở vườn ươm là rất quan trọng.
Các phương pháp nhân giống cây rừng gồm nhâm giống hữu tính (từ
hạt giống) và nhân giống vơ tính (chiết, giâm hom, ni cấy mơ tế bào, v.v..),
trong đó việc nhân giống bằng hom có hệ số nhân giống lớn và được sử dụng
rộng rãi trong nhân giống cây trồng. Năm 1983 ở Viện Di truyền và Chọn
giống cây gỗ Liên Xơ cũ, đã thí nghiệm giâm hom Sồi ở giai đoạn 3 tháng
tuổi. Họ đã lấy trên 50 cây mẹ khác nhau bố trí thí nghiệm theo từng dịng cây
mẹ. Kết quả, trên 12 dòng cây mẹ ra rễ 100%, 28 cây mẹ cho tỷ lệ ra hom rễ
là 50% và 10 dịng khơng có hom nào ra rễ. Điều đó chứng tỏ khả năng ra rễ
của hom cây Sồi phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng cá thể.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trong những chất kích thích ra rễ hiệu
quả nhất thì IAA, IBA, NAA cho ra rễ đạt hiệu quả cao nhất. Komisarov
(1964) đã sử dụng thuốc IAA, IBA, NAA để giâm hom cho 130 loài cây gỗ.


Ông còn đi sâu nghiên cứu điều kiện sống của cây mẹ lấy cành, kết quả tổng
hợp về ảnh hưởng của ánh sáng, độ ẩm khơng khí, độ ẩm đất đến tỷ lệ ra rễ
của cây Sồi 1 tuổi, cho thấy hom lấy từ cây trồng nơi có ánh sáng tán xạ yếu,
độ ẩm khơng khí và độ ẩm đất cao có tỷ lệ ra rễ 64 - 92%, trong khi hom cây
từ cây trồng nơi ánh sáng mạnh, độ ẩm khơng khí và độ ẩm đất thấp có tỷ lệ
ra rễ 64 - 68%. Theo Frison (1967) và Nesterov (1967) cho thấy mùa xuân và
mùa mưa là 2 mùa giâm hom có tỷ lệ cao nhất. Năm 1974, Martin và Quillet

đã thí nghiệm giâm hom đối với cây limba (Terminali superba) và thấy rằng
để nguyên 2 - 4 lá trên thân thì tỷ lệ ra rễ là 63 - 75%, cắt một phần phiến lá
có thể cho tỷ lệ ra rễ 88 - 100%, cắt bỏ hoàn toàn lá thì hom giâm khơng ra rễ.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống nhằm
tìm phương pháp xử lý hữu hiệu để đảm bảo hạt sẽ nảy mầm nhanh và đồng
đều trong vườn ươm. Tổng kết các nghiên cứu đó được phân chia thành các
phương pháp xử lý hạt chủ yếu sau:
- Phương pháp cơ giới: là phương pháp cắt, dùi, chà sát hoặc chích các lỗ nhỏ
trên vỏ hạt trước khi gieo. Như ở Ấn Độ, phương pháp chà sát đã thành công
với nhiều loại hạt như: Albizzia catechu, Acacia nilotica, Dichirostachys
cinerea...(Pottanath, 1982).
- Phương pháp xử lý nhiệt: đây là phương pháp thường được áp dụng vì đơn
giản, dễ làm, ít tốn thời gian và công sức. Theo Matiat và cộng sự (1973),
ngâm hạt Thông caribe 48 giờ trong nước ở nhiệt độ thường cho kết quả nảy
mầm đồng đều hơn hạt không ngâm. Bower và Eubio (1981) đã cho thấy
rằng đối với hạt Acacia mangium ở Sabah - Malaysia có sự tương quan chặt
chẽ giữa nhiệt độ xử lý của nước với tỷ lệ nảy mầm của hạt. Kết quả cho
thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt tăng dần 5% đến 91%, khi nhiệt độ tăng từ 30oC
đến 100oC. Từ thí nghiệm trên, người ta đã quy định xử lý hạt loại cây này
như sau: Cho một thể tích hạt vào 5 thể tích nước ở nhiệt độ 100oC


khuấy đều trong 30 giây, rót hết nước nóng ra rồi tiếp tục ngâm trong nước
gấp 20 lần thể tích hạt ở nhiệt độ thường để qua đêm. Đối với những loại có
vỏ hạt rất cứng, với phương pháp đốt cũng cho kết quả hạt nảy mầm nhanh
và nhiều. Ở Philippin hạt Aleurites moluccana được xử lý bằng cách trải ra
đất sau đó phủ một lớp cỏ tranh dày 3cm rồi đốt. Ngay sau khi cỏ cháy hết
thì cho hạt vào nước lạnh. Sự thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ có thể làm
cho hạt nứt ra và đem gieo (Seeber và Agpaoa, 1976).
- Phương pháp hóa học: Dùng các loại hoá chất để xử lý hạt giống là nhằm

làm cho vỏ hạt mỏng ra, nước và khơng khí có thể thấm qua vỏ hạt dễ dàng,
kích thích sự hoạt động của các men, tăng cường hoạt động trao đổi chất
trong nội tại của hạt, do đó hạt nảy mầm nhanh hơn. Các chất hoá học
thường dùng là các loại axit, các muối vô cơ như: H 2SO4, HNO3, KNO3(0,l 0,2%), MnSO4 (0,03 - 0,2%), ZnSO4 (0,03 - 0,05%), CuSO4 (0,001 - 0,01%),
… với nồng độ và thời gian tuỳ theo từng loại hạt. Theo Kison và cộng sự
(1983), ngâm hạt Gledisia triacanthos trong dung dịch H2SO4 trong 1 giờ;
hạt Cezatonia siliqua trong 2 giờ sẽ cho kết quả nảy mầm tốt hơn. Hạt lồi
Leucaena khi khơng được xử lý làm mỏng vỏ hạt, chúng hồn tồn khơng
thấm nước và do đó khơng thể nảy mầm. Sau khi ngâm axit (H2SO4) đậm đặc
rồi ngâm nước tỷ lệ nảy mầm của lô hạt đạt 42% (Nisa và Quadir,1969).
- Phương pháp sinh học: hạt giống sau khi qua cơ quan tiêu hóa của động vật
nảy mầm tốt hơn nhiều hạt bình thường. Năm 1976, Goor và Barney đã nhốt
dê và cho ăn quả Acacia senegal và Ceratonia siliqua sau đó người ta nhặt
hạt từ phân của chúng. Các hạt được các loài động vật nhai lại ợ ra sau khi
nhai một phần cũng có tác dụng tương tự.


1.1.3. Nghiên cứu về cây Dẻ đỏ
Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A. Camus) thuộc họ Dẻ (Fagaceae), là
loài cây lá rộng bản địa có giá trị kinh tế cao: gỗ cứng, chịu được va đập
mạnh, gỗ màu hồng thường được dùng làm thoi dệt, làm trụ mỏ, vật liệu xây
dựng, đóng đồ gia dụng, tà vẹt. Bên cạnh đó, Dẻ đỏ có hệ rễ sâu rộng và tán
lá dày rậm, khả năng tái sinh hạt và chồi mạnh nên rất có triển vọng trong
trồng phục hồi rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Nghiên cứu về họ Dẻ thì tương đối nhiều, tuy nhiên nghiên cứu về cây
Dẻ đỏ thì hầu như rất ít. Mặc dù vậy, lồi Lithocarpus ducampii (Hickel &
A.Camus)
A. Camus cũng đã được cơng nhận là tên chính thức của một lồi trong chi
Lithocarpus, họ Fagaceae ( và



tên

đồng

nghĩa



Pasania

ducampii

Hickel

&

A.

Camus

(; và />1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu trồng cây bản địa
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về cây bản địa đã được quan tâm nghiên
cứu tương đối nhiều. Các nghiên cứu đi từ khâu chọn giống, gieo tạo cây con
và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng cũng như phục hồi rừng
tự nhiên nghèo kiệt. Liên quan đến đề tài, chúng tôi đã tham khảo một số
cơng trình nghiên cứu sau:
+ Phạm Đình Trị (1988), đã giới thiệu một cách tổng quát và tóm lược
kỹ thuật gây trồng 20 lồi cây gỗ mọc nhanh trong tài liệu “Góp phần tìm hiểu

kỹ thuật gieo trồng 20 loài cây gỗ mọc nhanh và đáng chú ý về mặt gây trồng
ở các tỉnh phía Nam”, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể về lồi cây nào.
+ Bùi Đoàn (2000), khi nghiên cứu gây trồng cây Vên vên làm nguyên
liệu gỗ ván lạng, tác giả này đã xác định được cơ sở sinh thái, lập địa thích
hợp và kỹ thuật gây trồng cây Vên vên.


+ Hà Thị Mừng (2004), đã nghiên cứu đặc tính sinh học và biện pháp
tạo cây con Giáng hương, từ đó đã có thêm nhưng đóng góp kỹ thuật gây
trồng giáng hương ở Đăk Lăk - Tây Nguyên.
+ Phạm Văn Đẩu (2001), nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên tại Tân
Lập, Đồng Xồi, Bình Phước. Đã tiến hành trồng thử nghiệm 12 loài cây bản
địa bằng phương thức làm giàu rừng và đã có kết luận về các biện pháp kỹ
cũng như hướng dẫn kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên bằng các loài cây bản
địa.
+ Nguyễn Anh Tuấn (2005), đã thực hiện đề tài “Thử nghiệm xây
dựng mơ hình trồng rừng Sao đen năng suất cao vùng Đông Nam Bộ”. Đề
tài đã nghiên cứu mơ hình trồng Sao đen xen với cây Đậu tràm, cây
Muồng đen tại Bàu Bàng - Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 4
năm cây Sao đen xen với cây đậu tràm phát trỉển khá, đường kính tăng
trưởng hàng năm trung bình là 1,54 cm, chiều cao 0,9 m. Đề tài đã xây
dựng được hướng dẫn kỹ thuật trồng Sao đen năng suất cao tại vùng Đơng
Nam Bộ.
+ Hồng Xn Tý, Nguyễn Đức Minh (2006), khi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh và cây Giổi
xanh, làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng”, tác giả đã đưa ra
được một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh và cây Giổi xanh và
một số yêu cầu lập địa cho việc chọn vùng trồng 2 loài này.
+ Nguyễn Huy Sơn (2007), đã nghiên cứu đặc điểm sinh lý và phương
pháp bảo quản hạt Giổi xanh, tác giả đã xác định được ẩm độ của hạt là nhân

tố quyết định trong bảo quản hạt Giổi xanh và đưa ra được phương pháp tối
ưu trong bảo quản hạt Giổi xanh.
+ Trần Văn Đô và cộng sự (2008), đã nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ
thuật gieo ươm tới sinh trưởng cây con Giổi bắc. Nghiên cứu này đã chỉ ra
được cường độ che sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng cây con Giổi bắc.
Cường độ che sáng thích hợp nhất từ 50-75%. Nghiên cứu này cũng đưa ra tỷ


lệ 1% lân cộng với đất rừng tầng mặt là hỗn hợp ruột bầu tối ưu cho sản suất
cây con Giổi bắc.
+ Hà Thị Hiền (2008), đã nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ che sáng
đến sinh trưởng của Dẻ đỏ giai đoạn vườn ươm đã đưa ra kết luận Dẻ đỏ từ 01 tuổi che 75% ánh sáng trực xạ là tốt nhất, từ 1-2 tuổi che 50% ánh sáng trực
xạ là tốt nhất.
+ Trần Văn Sâm (2008), trong thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật gây trồng Xà cừ lá nhỏ ở vùng Đông Nam Bộ” đã
kết luận về liều lượng phân bón lót là 200 - 250g phân NPK (16:16:8) + 100g
phân vi sinh/cây hay 100g phân NPK + 400g phân vi sinh/cây cho sinh trưởng
tốt nhất. Mật độ trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng Xà cừ. Trồng xen cây
Đậu tràm có tác dụng tốt cho thí nghiệm. Nghiên cứu cũng đề xuất nên chọn
cây con 1 năm tuổi để trồng rừng.
+ Đồn Đình Tam (2010), khi nghiên cứu về tỷ lệ phân bón cho cây con
Chị chỉ ở giai đoạn vườn ươm đã xác định được lượng NPK phù hợp là 1:4:3
(0,29g N: 0,95g P: 0,23g K). Cường độ chiếu sáng 50% ánh sáng tự nhiên là
thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây con chò chỉ giai đoạn vườn ươm.
+ Phạm Văn Bốn (2010), trong báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu về
cây Thanh thất đã xác định được mức độ che sáng của cây con trong giai đoạn
vườn ươm là 25 - 50% ánh sáng tự nhiên. Mật độ trồng rừng 1666 cây/ha cho
sinh trưởng tốt nhất.
+ Võ Đại Hải và cộng sự (2010), đã nghiên cứu về mật độ trồng rừng
Vối thuốc và Vối thuốc răng cưa cho thấy rằng, tác giả đã chỉ ra rằng: ở mật

độ 1.250 cây/ha có sinh trưởng vượt trội hơn so với các mật độ khác mà đề tài
nghiên cứu. Về bón phân thì lượng hân bón 100g super lân tỏ ra thích hợp
nhất với lồi Vối thuốc.


1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật tạo cây con
Nghiên cứu nhân giống cây rừng nói chung ở Việt Nam đã được rất
nhiều tác giả quan tâm, tiêu biểu là Nguyễn Duy Minh (2003); Phạm Văn
Điển, Lê Ngọc Hồn, Vũ Thị Thuần (2006); Lê Đình Khả, Dương Mộng
Hùng (2003); Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vinh (2009); Dương Mộng Hùng
(2005); và các văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh,... Tuy nhiên, các tài liệu
mới chỉ đưa ra các phương pháp nhân giống cơ bản, chung nhất, cịn kỹ thuật
nhân giống cụ thể cho từng lồi cây, từng vùng sinh thái, đặc biệt là những
loài cây bản địa, cây sinh trưởng lâu năm, thì vẫn cịn rất nhiều hạn chế.
Hoàng Kim Ngũ (2004) cho rằng, để nhân giống cây Nghiến phục vụ
cho trồng rừng có thể sử dụng phương pháp dẫn giống từ cây con tái sinh tự
nhiên ở rừng về cấy vào bầu, đưa vào luống có độ tàn che 0,7 - 0,8, chăm sóc,
tưới nước cho ra rễ mới mang trồng dưới tán rừng hoặc nơi có cây che bóng
từ 0,5 - 0,7. Tác giả cũng khẳng định, hiện nay nguồn hạt giống rất khan
hiếm, thường 6 - 7 năm mới có 1 năm được mùa quả và hạt. Cần chọn những
cây mẹ lấy giống từ 50 - 70 tuổi, thân tròn, thẳng, cao to, tán lá cân đối,
không bị sâu bệnh để lấy giống.
Nguyễn Thanh Minh và Cộng sự (2014) đã nghiên cứu kỹ thuật nhân
giống và trồng loài Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) ở vùng Đông
Nam bộ. Kết quả cho thấy, thành phần hỗn hợp ruột bầu phù hợp cho nhân
giống Chiêu liêu nước là 25% xơ dừa + 5% phân chuồng + 1% phân NPK +
69 % đất mặt hoặc 50% xơ dừa + 5% phân chuồng + 1% phân NPK + 44 %
đất mặt. Ở giai đoạn 1,5 tuổi thì các cơng thức bón phân chưa có ảnh hưởng
rõ rệt tới sinh trưởng của loài nhưng dựa vào chỉ số sinh trưởng trung bình thì
cơng thức bón 200g NPK + 500g vi sinh có ảnh hưởng tốt nhất tới sinh

trưởng của cây trồng rừng. Do thời gian theo dõi còn ngắn nên các thí nghiệm


ảnh hưởng của mật độ cũng như trồng xen với Muồng đen chưa cho kết quả
rõ rệt và cần được theo dõi tiếp.
Khi tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Chò xanh bằng hạt
ở vùng Tây Bắc, các tác giả Phạm Quang Tuyến (2006); Phạm Quang
Tuyến, Bùi Thanh Hằng (2011) đã tiến hành bố trí các thí nghiệm về phương
pháp xử lý hạt nảy mầm (đãi hạt, ngâm trong nước vơi lỗng, sau đó ủ hạt
trong túi vải, gieo hạt vào trong khay cát để theo dõi hạt nảy mầm; đãi hạt
ngâm trong nước sơi 1000C, sau đó ủ hạt trong túi vải, gieo hạt vào trong
khay cát để theo dõi hạt nảy mầm; đãi hạt ngâm trong nước ấm 400C, sau đó
ủ hạt trong túi vải, gieo hạt vào trong khay cát để theo dõi hạt nảy mầm);
ảnh hưởng của ruột bầu tới sinh trưởng của cây con (90% đất mùn tơi xốp +
10% phân chuồng hoai; 90% đất mùn tơi xốp + 9% phân chuồng hoai + 1%
phân lân; 90% đất mùn tơi xốp + 8% phân chuồng hoai + 2% phân lân; 90%
đất mùn tơi xốp + 7% phân chuồng hoai + 3% phân lân). Kết quả nghiên cứu
cho thấy: Quả Chị xanh chín và đạt tiêu chuẩn để thu hái vào tháng 12 đến
tháng 1 năm sau. Đặc điểm nhận biết khi chín, quả có màu từ màu hồng tím
sang màu vàng nhạt (chín thu hoạch). Hạt làm giống được bảo quản trong
chum vại hoặc trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0 - 5 0C, 5 tháng đầu sức nảy mầm hạt
đã bắt đầu giảm dần. Công thức xử lý hạt nảy mầm cho tỷ lệ nảy mầm cao
nhất là: ngâm hạt trong nước 400C trong 8 giờ; Công thức thành phần ruột
bầu 90% đất mùn tơi xốp + 7% phân chuồng hoai + 3% phân lân cho sinh
trưởng cây con tốt nhất ở giai đoạn cây con 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, phạm vi
nghiên cứu của đề tài mới chỉ ở tỉnh Sơn La, nội dung nghiên cứu mới chỉ
tập trung thử nghiệm biện pháp xử lý hạt nảy mầm và ảnh hưởng của thành
phần ruột bầu tới sinh trưởng cây con, chưa có các nghiên cứu sâu về đặc



điểm sinh lý hạt giống, sinh lý, sinh thái cây con ở vườn ươm cũng như chưa
tiến hành các nghiên cứu về trồng rừng.
Việc nghiên cứu nhân giống Vối thuốc cũng được thực hiện bởi Ban
quản lý các dự án Lâm nghiệp năm 1997 và Dự án Phát triển Lâm nghiệp xã
hội Sông Đà năm 1998. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi quả chuyển từ màu
xanh sang màu vàng thì thu hái. Quả được xếp thành đống để ủ 2 - 3 ngày,
sau đó phơi nắng nhẹ để vỏ quả tách ra và thu lấy hạt. 1 kg hạt có 230.000 250.000 hạt, tỷ lệ nảy mầm sau khi thu hái khoảng 40 - 50%. Hạt thường mất
sức nảy mầm nhanh nên cần phải gieo ngay. Hạt được xử lý bằng nước ấm 2
sôi + 2 lạnh và ngâm từ 8 - 12 giờ, sau đó vớt ra, ủ trong túi vải hoặc trộn với
cát theo tỷ lệ 1 hạt + 2 cát. Trước khi xử lý, hạt được diệt khuẩn bằng cách
ngâm trong dung dịch thuốc tím KMnO 4 nồng độ 0,1% trong 30 phút. Sau
khoảng 7 ngày hạt nứt nanh thì đem gieo. Cây con thường hay bị bệnh lở cổ
rễ, vì vậy đất cần xử lý bằng ben-lát hoặc Bc đơ nồng độ 1%, sau khi gieo
hạt định kỳ 7-10 ngày phun một lần. Ngoài ra, cây con cũng hay bị sâu xám
phá hoại, cần bắt diệt vào đêm hoặc sáng sớm. Trong vườn ươm, cây con cần
che bóng 45% trong 3 tháng đầu, từ 4-7 tháng tuổi che bóng 35%, sau đó
giảm cịn 25% trong giai đoạn cây từ 8-12 tháng tuổi. Cây con trong vườn
ươm 12-14 tháng tuổi, đạt chiều cao 0,8-1,0m, đường kính cổ rễ 0,8-1cm thì
đem trồng. Ngồi ra, nghiên cứu tạo cây con Vối thuốc bằng giâm hom cũng
đã được thực hiện, kết quả ban đầu cho thấy, nếu sử dụng chất kích thích
TTG1 nồng độ 1000 ppm, tỷ lệ ra rễ của Vối thuốc sẽ đạt 41% (Vũ Văn
Hưng, 2004).
Võ Đại Hải (2010) đã nghiên cứu khá hệ thống và toàn diện vế đặc
điểm sinh lý hạt giống Vối thuốc cho biết ở cùng độ ẩm 10,29% (Vối thuốc);
9,07% (Vối thuốc răng cưa), tỷ lệ nảy mầm của lô hạt được xử lý bằng axit


×