Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và tồn dư kháng sinh trong tôm thẻ chân trắng nuôi ở các huyện hoài nhơn, phù mỹ, phù cát, tỉnh bình định từ năm 2015 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY
NHƠN

PHẠM THỊ CẦM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC,
HĨA CHẤT VÀ TỒN DƯ KHÁNG SINH TRONG
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG NUÔI Ở CÁC
HUYỆN HỒI NHƠN, PHÙ MỸ, PHÙ CÁT
TỈNH BÌNH ĐỊNH
TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Bình Định - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY
NHƠN

PHẠM THỊ CẦM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC,
HĨA CHẤT VÀ TỒN DƯ KHÁNG SINH TRONG
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG NUÔI Ở CÁC
HUYỆN HỒI NHƠN, PHÙ MỸ, PHÙ CÁT
TỈNH BÌNH ĐỊNH
TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2016


Chuyên ngành

Sinh học thực nghiệm

Mã số

60.42.01.14
Khóa
:
18

18

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Trọng Hổ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY
NHƠN

Bình Định - Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Phan Trọng Hổ
đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và
đưa ra những ý kiến đóng góp hết sức quý báu cho luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Ý, anh Cánh ở Chi cục Chăn ni thú y
Bình Định, chị Khánh ở Chi cục quản lý chất lượng Nơng Lâm sản và Thủy
sản Bình Định, anh Phải và chị My ở Chi cục nuôi trồng thủy sản Bình Định

đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp những thơng tin, số liệu để tơi hồn thành
luận văn của mình.
Xin được cảm ơn Q Thầy, Cơ trong khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp
trường đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi được học và hồn
thành khóa học.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến gia đình cùng tồn
thể bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời học tập và hoàn thành
luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Người viết luận văn

Phạm Thị Cầm


MỤC LỤC
3.1.1................................................................................................................
3.1.

Hiện trạng sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm TCT ở 3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP: An toàn thực phẩm
BTC: Bán thâm canh
CRSD: Coastal Resources For Sustainable Development Project (D ự án nguồn
lợi ven biển vì sự phát triển bền vững)
DA: Dự án
DLKS: Dư lượng kháng sinh
DT: Diện tích
ĐT: Đốm trắng

ELISA : Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations ( Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
KPH: Không phát hiện
LTV: Lịch thời vụ
MT: Môi trường
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
NNPT NT: Nông nghiệp phát triển nông thôn
QCCT: Quảng canh cải tiến
TC: Thâm canh
TCT: thẻ chân trắng
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP: Thành phố
TTMT: Thân thiện môi trường
TYTS: Thú y thủy sản
UBND: Ủy ban nhân dân
WSSV: Bệnh virus đốm trắng


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU
1. Danh mục các đồ thị
Số hiệu

Tên đồ thị

Trang

3.1

Năng suất tôm TCT của 3 huyện năm 2015-2016


23

3.2

Các hình thức ni tơm TCT ở 3 huyện năm 2015-2016

26

3.3

Mùa vụ thả nuôi tôm TCT của 3 huyện

28

Mật độ thả nuôi tôm TCT của 3 huyện Hồi Nhơn, Phù
3.4

Mỹ, Phù Cát

29

3.5

Nguồn gốc tơm thẻ chân trắng thả ni ở 3 huyện

31

3.6


Sản phẩm cải tạo ao ni

36

3.7

Tình hình dịch bệnh tơm TCT tại 3 huyện

48

3.8

Các biện pháp phịng bệnh cho tơm TCT

52

3.9

Các biện pháp trị bệnh cho tôm TCT

55


2. Danh mục các bảng biểu
Số hiệu
2.1

Tên bảng
Số mẫu điều tra tình hình ni tơm TCT tại Bình Định


Trang
17

Năng suất tơm TCT của 3 huyện Hồi Nhơn, Phù Mỹ,
3.1

Phù Cát

22

Trình độ văn hóa và khả năng áp dụng kiến thức tập
3.2

huấn chuyên môn vào nghề nuôi tôm TCT tại 3 huyện

24

Hồi Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát
3.3

Các hình thức ni tơm TCT

26

3.4

Mùa vụ thả nuôi tôm TCT của 3 huyện

27


Tỷ lệ mật độ thả ni tơm TCT của 3 huyện Hồi
3.5

Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát

29

3.6

Nguồn gốc tôm thẻ chân trắng thả ni ở 3 huyện

30

3.7

Các khoản chi phí trong ni tơm TCT của 3 huyện

33

Hoạt động cộng đồng nuôi tôm ở 3 huyện Hồi Nhơn,
3.8
3.9

Phù Mỹ, Phù Cát

34

Nhóm sản phẩm cải tạo ao ni tơm TCT

35


3.10

Nhóm sản phẩm diệt khuẩn, diệt trùng

37

3.11

Nhóm sản phẩm gây màu nước

38

3.12

Sản phẩm bổ sung vào thức ăn

40

3.13

Nhóm kháng sinh trị bệnh

44

Tình hình dịch bệnh tơm TCT tại 3 huyện Hoài Nhơn,
3.14

Phù Mỹ, Phù Cát


47


3.15

Các loại bệnh trên tôm TCT tại 3 huyện

49

Kết quả điều tra các biện pháp phịng bệnh trên tơm
3.16

TCT ở 3 huyện năm 2016

51

Kết quả điều tra các hộ nuôi dùng thuốc kháng sinh trị
3.17

bệnh trên tôm TCT năm 2016

54

Kết quả phân tích tồn dư kháng sinh trong tơm TCT tại
3.18

3 huyện năm 2015-2016

56



10

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây ngành ni trồng thủy sản có những buớc phát
triển nhảy vọt và được đánh giá là ngành có tiềm năng và triển vọng lớn ở
nuớc ta. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản đuợc xem là ngành kinh tế mũi nhọn
trong chiến luợc phát triển kinh tế của đất nước.
Các đối tượng nuôi trồng chủ yếu hiện nay là các lồi cá nuớc ngọt và
tơm. Nghề ni thủy sản nước lợ đang phát triển rất mạnh ở Bình Định, trong
đó tơm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) là lồi tơm nước lợ được ni phổ
biến. Đây là lồi có giá trị kinh tế cao, góp phần mang lại nguồn ngoại tệ cho
đất nuớc, nâng cao đời sống người dân nói chung và Bình Định nói riêng.
Tuy nhiên, phát triển ni tơm công nghiệp sẽ làm tăng luợng chất thải
hữu cơ, gây ô nhiễm cho vùng nuớc xung quanh. Hơn nữa chất thải hữu cơ tích
tụ và phát tán cũng làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh cho tôm nuôi. Để khống
chế bệnh trong nuôi tôm công nghiệp, việc dùng thuốc và hoá chất là rất cần
thiết. Nhưng biện pháp này cũng gây ra nguy cơ ơ nhiễm hố chất trong mơi
trường, dư lượng thuốc và hóa chất tồn lưu trong sản phẩm, mất cân bằng sinh
thái ao ni. Ngồi ra, việc sử dụng thuốc và hoá chất chưa phù hợp của người
ni sẽ làm tăng chi phí sản xuất, khơng đảm bảo chất luợng vệ sinh an toàn
thực phẩm, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và xuất khẩu cũng như sức khỏe
của nguời nuôi. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và tồn dư kháng sinh trong
tơm thẻ chân trắng ni ở các huyện Hồi Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát tỉnh
Bình Định từ năm 2015 đến năm 2016”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát mức độ, hàm lượng sử dụng thuốc và hóa chất trong ni tơm
thẻ chân trắng theo định hướng bảo vệ môi trường và sản xuất sản phẩm có

chất lượng an tồn, vệ sinh thực phẩm.
Xác định loại kháng sinh và mức độ tồn dư trong nuôi tôm thẻ chân trắng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


11

3.1.Ý nghĩa khoa học:
Đề tài nghiên cứu cung cấp thêm thơng tin dữ liệu về số lượng thuốc, hóa
chất và tồn dư kháng sinh trong nuôi tôm thẻ chân trắng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần giúp cho người nuôi tôm tăng thêm sự hiểu biết về
việc sử dụng thuốc, hóa chất trong ni tơm thẻ chân trắng có hiệu quả, đảm
bảo chất lượng an toàn thực phẩm và bảo vệ mơi trường.
4. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và đề nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố
cục luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu

Chương 3. Kết quả và bàn luận.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan tình hình phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng

1.1.1.


Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao thị trường tiêu thụ
rộng, thời gian sinh trưởng ngắn (3 - 3,5 tháng), nhu cầu protein trong khẩu
phần ăn cho tôm TCT 20 - 30%, thấp hơn so với các lồi tơm ni cùng họ
khác. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tơm rất cao, trong điều kiện nuôi thâm
canh, hệ số chuyển hóa thức ăn dao động từ 1,1 - 1,3. Tơm TCT lột xác vào ban
đêm, thời gian giữa hai lần lột xác khoảng 1 - 3 tuần, tôm nhỏ (<3g) trung bình
một tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa hai lần lột xác tăng dần theo lứa tuổi tôm,
đến giai đoạn lớn (15 - 20g), trung bình 2,5 tuần tơm lột xác một lần. Tơm TCT
có tốc độ sinh trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi, với môi trường sinh thái phù
hợp, tơm có khả năng đạt 8 -10g trong 60-80 ngày, hay đạt 35-40g trong
khoảng thời gian 180 ngày. Tôm tăng trưởng nhanh hơn trong 60 ngày nuôi
đầu, sau đó tăng trọng giảm dần theo thời gian ni. Tơm TCT cho năng suất
cao (trên 4 tấn/ha), thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha, đồng thời có giá trị dinh
dưỡng cao nên hiện nay tôm TCT đang được người tiêu dùng ở các thị trường
lớn ưa chuộng. Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng lớn nhất sau đó là châu
Âu và Nhật Bản[15].
Tơm thẻ chân trắng là lồi tơm được ni phổ biển nhất ở Tây bán cầu.
Sản lượng của lồi tơm này chiếm hơn 70% (1992) và có thời kỳ chiếm tới 90%
(1998) các lồi tơm he Nam Mỹ. Các nước có sản lượng cao trên thế giới như là
Equado, Mêhicô, Panama ... Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở các nước này ngày
càng phát triển, sản lượng cũng tăng lên nhanh chóng, chỉ tính riêng Equado, là
nước đứng đầu về sản lượng trên thế giới thì từ năm 1991 đã đạt 103 nghìn tấn,
năm 1998 là 120 nghìn tấn chiếm 70% sản lượng châu Mỹ, năm 1999 đạt 130
nghìn tấn[3].
Tuy nhiên, những thành cơng của các chương trình nghiên cứu tạo đàn tơm
giống sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền ở châu Mỹ như Hawaii đã mở



ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển nghề ni tơm thẻ chân trắng nói riêng
và nghề ni tơm biển nói chung ở tất cả các vùng sinh thái trên thế giới [3].
Ngồi các nước Nam Mỹ, tơm thẻ chân trắng cũng được nuôi ở Đông Á
và Đông Nam Á như Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Malayxia, Thái Lan...
và cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2004, Trung Quốc đạt sản lượng
700.000 tấn, Thái Lan 400.000 tấn và Indônêxia là 300.000 tấn[20].
1.1.2.

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một đối tượng nuôi rất mới ở Việt Nam. Tôm thẻ
chân trắng nhập lần đầu tiên vào nước ta được nuôi thử ở công ty Duyên Hải Bạc Liêu từ tháng 1 năm 2001. Tuy nhiên, do đây là đối tượng nuôi mới và
trước những diễn biến dịch bệnh tôm thẻ chân trắng trên thế giới nên việc nuôi
đối tượng này chỉ mang tính chất thử nghiệm ở một số địa phương như Bạc
Liêu (Công ty Duyên Hải - Bạc Liêu - 4/2001), Khánh Hịa (Cơng ty trách
nhiệm hữu hạn Long Sinh - 3/2001), Phú Yên (Công ty TNHH quốc tế Asia
Hawai )
Năm 2006 do lo ngại về dịch bệnh của tôm thẻ chân trắng như hội chứng
taura có thể lây nhiễm sang tơm sú và các lồi tơm khác, ảnh hưởng tới nghề
nuôi tôm sú như ở các nước Thái Lan, Trung Quốc đã gặp phải nên để đảm bảo
tính phát triển bền vững của nghề nuôi tôm sú, Bộ Thuỷ sản đã ra công văn số
475/TS-NTTS ngày 6/3/2006 không cho các t ỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh được sản xuất và nuôi tôm thẻ
chân trắng nhưng để sử dụng hợp lý và có hiệu quả mơi trường vùng nước ni
tơm, góp phần đa dạng hố tơm ni nước lợ đồng thời đảm bảo an ninh sinh
thái, bền vững môi trường nên các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận có thể
đưa tơm thẻ chân trắng vào ni bổ sung dưới sự quản lý chặt chẽ.
Năm 2008, trước tình hình tôm thẻ chân trắng đã và đang phát triển theo
hướng tốt, nhu cầu thị trường tăng cao đồng thời do tơm sú đang gặp khó khăn
về vấn đề dịch bệnh và xuất khẩu, ngày 25/01/2008 Bộ Thủy sản đã ra chỉ thị

cho phép các tỉnh Nam Bộ được nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm
canh và theo quy hoạch. Theo thống kê của Tổng cục thủy sản thì sản lượng


tôm thẻ chân trắng cũng tăng nhanh qua các năm: năm 2002 là 10.000 tấn; năm
2003 là 30.000 tấn, năm 2004 đạt sản lượng 50.000 tấn, năm 2011 sản lượng
139.400 tấn.
1.1.3.

Tình hình ni tơm thẻ chân trắng ở tỉnh Bình Định

Tại Bình Định tơm TCT được đưa vào ni đầu tiên vào năm 2003 ở vùng
nuôi trên cát xã Mỹ An, Mỹ Thắng huyện Phù Mỹ với diện tích 30 ha. Vào
những năm sau đó diện tích và sản lượng ni đối tượng này tăng nhanh chóng.
Tính đến nay người dân đã chuyển đổi hồn tồn diện tích ni tơm thâm canh,
bán thâm canh của tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Vào năm 2006 diện
tích tơm chân trắng là 134 ha (chiế m 5,4% tổng diện tích) , nă m 2010: 489 ha
(19,8 %) đến năm 2011 là 561 ha chiếm 23% diện tích ni trồng thủy sản nước
lợ tồn tỉnh[22].
Năng suất trung bình 5-10 tấn/ha/vụ của tơm thẻ chân trắng cao hơn nhiều
so với tôm sú, cá biệt có ao lên đến 18 -20 tấn/ha/vụ. Sản lượng tôm nuôi cũng
tăng nhanh qua các năm, năm 2006: 1.203 tấn; năm 2010: 5.617 tấn; năm 2011:
5.829,5 tấn, sản lượng chủ yếu tập trung vào vụ chính từ tháng 2 đến tháng 5
dương lịch. Sản lượng tôm sú nuôi ngày càng giảm dần, nhưng ngược lại sản
lượng tôm thẻ chân trắng ngày càng tăng cao và là nguồn chủ lực của sản lượng
tơm ni trong tỉnh.
Vào năm 2007 diện tích tôm chân trắng là 287,4 ha chiếm 11,60%, nhưng
đến năm 2011 là 984,3 ha chiếm 39,98% diện tích ni trồng thủy sản nước lợ
tồn tỉnh. Hiện nay người ni tự lấn chiếm đất xây dựng ao nuôi ồ ạt, không
theo quy hoạch, thải vô tội vạ làm ô nhiễm môi trường vùng ni.

Tuy nhiên có một số bộ phận người ni vẫn chưa tn thủ. Một số hộ vì
muốn có tôm thu hoạch sớm, bán giá cao mà chấp nhận rủi ro, thả giống nuôi
sớm trước khung thời gian của LTV khi điều kiện thời tiết chưa phù hợp. Việc
này gây mối nguy hiểm tiềm tàng cho cả vùng nuôi, vì một khi có dịch bệnh
bùng phát thì dễ lây lan nhanh ra cả vùng. Thời gian thả sớm hơn lịch thời vụ từ
1-1,5 tháng. Các huyện thường có diện tích thả sớm nhiều là Hồi Nhơn, Phù
Mỹ.


Theo số liệu của Phịng nơng nghiệp và Trạm Chăn ni Thú y huyện Phù
Mỹ năm 2011, diện tích thả ni ngồi lịch thời vụ là 69,1/573,7 ha, chiếm
12,04% diện tích có của vùng và chỉ nằm ở vùng ni tơm trên cát. Ở huyện
Hồi Nhơn diện tích thả ni ngoài lịch thời vụ nằm rải rác ở vùng đầm và
vùng ni tơm trên cát với diện tích 43,32/212,2 ha, chiếm 20,42% diện tích cả
vùng.
Từ năm 2003, ngành Thủy sản đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến ngư và
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thủy sản Bình Định phối hợp với địa phương của
các huyện, thành phố ven biển tiến hành khảo sát, xác định địa điểm, qui mơ
diện tích, tổng số hộ tham gia theo từng chi hội, tổ dựa trên đặc thù từng khu
vực cụ thể. Đồng thời tổ chức họp các hộ nuôi, tuyên truyền, tổ chức các lớp
tập huấn hội thảo, vận động các hộ nuôi tham gia thành lập các Chi hội, tổ ni
tơm theo hình thức quản lý cộng đồng. Kết quả đã hình thành được 30 Chi hội,
tổ cộng đồng, với số hộ tham gia 844, diện tích 654,6 ha. Sau một thời gian
hoạt động do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay chỉ cịn 20 Chi hội, tổ hoạt
động, trong đó có 07/20 chi hội, tổ cộng đồng cịn duy trì họat động nhưng ít
hiệu quả, chủ yếu là giải quyết các bức xúc về đất đai, điện, đường, 13 chi hội
hoạt động khơng hiệu quả. Cịn 10 Chi hội, tổ đã tự giải thể[21].
1.2.

Đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng


1.2.1.

Hệ thống phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidea
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei Boone, 1931.


Hình 1. Tơm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
Tên tiếng Anh: White Leg shrimp
Tên tiếng việt: Tôm thẻ chân trắng, tôm chân trắng
1.2.2.

Đặc điểm của tơm thẻ chân trắng

1.2.2.1. Hình thái
Tơm TCT vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tơm Bạc, bình thường
có màu xanh lam, chân bị có màu trắng ngà nên gọi tơm chân trắng. Chùy tơm
gồm có 2 - 4 răng cưa ở dưới, 8 - 9 răng cưa ở phía trên. Vỏ đầu ngực có những
gai gân và gai râu rất rõ, khơng có gai mắt và gai đi (gai telssm), khơng có
rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực. Gờ
bên chùy ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị.
Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc khơng có. Telson
(gai đi) khơng phân nhánh. Râu khơng có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn
nhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm
ở đốt thứ nhất chân ngực 5.

1.2.2.2. Sinh sản
Tôm TCT thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 - 45 g/con là có thể
tham gia sinh sản. Ở khu vực tự nhiên có tơm TCT phân bố thì quanh năm đều
bắt được tôm chân trắng. Song mùa sinh sản của tơm chân trắng ở vùng biển lại
có sự khác nhau ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equađo tơm đẻ từ tháng 12 đến


tháng 4. Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ: Nếu tôm mẹ từ
30 - 45 g thì lượng trứng từ 100.000 - 250.000 trứng, đường kính trứng 0.22
mm. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian
giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường
sau 3 - 4 lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ[15].
ì.2.2.7. Sinh thái
Tơm TCT là lồi tơm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng
về độ mặn và nhiệt độ. Tôm có khả năng sinh trưởng ở độ mặn thích hợp: 27 34%0 và tăng trưởng tốt ở độ mặn: 10-25%0; nhiệt độ thích hợp 25 - 32oC tuy
nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 - 28 oC.; pH thích hợp là 7,5 - 8,5;
Oxy hịa tan lớn hơn 4mg/l; COD nhỏ hơn hoặc bằng 6,8mg/l; hàm lượng khí
độc NH3 nhỏ hơn 0,1mg/l; H2S nhỏ hơn 0,03mg/l.
Mặc dù tơm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15330C), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23-30 0C. Tuy
nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm mẫn cảm hơn với các bệnh do virus
như bệnh đốm trắng và hội chứng Taura.
Trong vùng biển tự nhiên, tôm TCT ở nơi có đáy cát bùn, độ sâu của nước
khoảng <72 m, tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm
con phân bố nhiều ở vùng cửa sông - nơi giàu chất dinh dưỡng[15]. ì.2.2.8.
Sinh trưởng
Tơm TCT là lồi ăn tạp có phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi khỏe, tôm
sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã hữu cơ
đến các động vật thủy sinh.
Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên tôm TCT trong quần đàn
có khả năng bắt mồi như nhau, vì thế tơm tăng trưởng khá đồng đều, ít bị phân

đàn[15].
1.2.4.

Tính bắt mồi

ì.2.4.1. Tính ăn
Tơm chân trắng là lồi ăn tạp, nhu cầu đối với thức ăn mang tính động
vật cũng khá nghiêm ngặt. Chỉ cần tỉ lệ protein trong thành phần thức ăn chiếm


20% trở lên, tôm thẻ chân trắng sẽ phát triển bình thường. Ni tơm thẻ chân
trắng có thể sử dụng nguồn thức ăn thực vật để thay thế thức ăn chăn ni cao
cấp giá thành cao, từ đó có thể tiết kiệm đáng kể chi phí ni tơm. ì.2.3.2. Tính
bắt mồi
Tơm thẻ chân trắng là lồi ưa hoạt động mạnh về đêm, ban ngày thường
vùi mình dưới đáy, khơng chủ động ra ngồi kiếm ăn, nhưng trong mơi trường
ni trồng nhân tạo, nếu ban ngày ta cho ăn tôm sẽ vẫn bắt mồi bình thường,
ngun nhân là do bị kích thích bởi thức ăn ở cự li gần. Khi cho ăn, hợp lý nhất
là ban ngày cho ăn khoảng 25~35% và ban đêm cho ăn khoảng 65~75%.
Trong ao nuôi, tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng tỷ
lệ thuận với số lần cho ăn, cho ăn nhiều thì tơm sẽ phát triển nhanh[14].
1.2.4.

Lột vỏ

Tốc độ sinh trưởng của tơm có liên quan đến 2 nhân tố lớn sau :
+ Tần số lột xác, tức là khoảng thời gian của mỗi lần lột vỏ.
+ Mức độ tăng trưởng sinh sản, tức là mức tăng thể trọng sau mỗi lần lộ t
vỏ tính đến trước khi lột vỏ đợt sau.
Mỗi khi sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định, vỏ của tơm thẻ chân

trắng bị lão hóa, vỏ mới được hình thành từ bên trong, và xuất hiện vết nứt giữa
vỏ mới và vỏ cũ. Khi đến thời gian lột vỏ, các cơ thịt của tôm bật mạnh, lớp vỏ
giáp đầu ngực và các vết nứt trên cơ thể bật tách ra sau, lần lượt bong hết ra.
Những con tôm khỏe mạnh, chỉ cần 3 ~ 5 phút là có thể lột xác xong. Cơ thể
tơm khi mới lột xác có màu trong, yếu, bơi lờ đờ trên mặt nước, hoặc vùi dưới
đáy ao. Tôm non khoảng 1 ~ 3 gram, vài tiếng sau vỏ mới mới có thể cứng trở
lại, cịn tơm lớn thì 1 - 2 ngày sau vỏ mới cứng lại được[13].
Ở giai đoạn ấu trùng, khi nhiệt độ nước khoảng 28°C, khoảng 30 ~ 40
tiếng tôm sẽ lột vỏ một lần, tôm lớn khoảng 15 ngày mới lột vỏ một lần. Lột vỏ
của tôm thẻ chân trắng có liên quan đến hiện tượng trăng tròn trăng khuyết, vào
ngày mùng một trăng khuyết âm lịch hoặc 15 trăng trịn tơm sẽ lột vỏ rất nhiều.
Độ mặn thấp hoặc nhiệt độ cao sẽ tăng số lần lột vỏ của tôm. Môi trường
nuôi thay đổi, hoặc sử dụng các chất hóa học cũng ép buộc kích thích tôm lột


vỏ. Mỗi lần lột vỏ của tôm đều là một thử nghiệm quan trọng cho sự sinh
trưởng.
Có hai vấn đề thường xuất hiện nhất:
+ Khi cơ thể tơm cịn yếu dễ bị các con tôm khác ăn thịt;
+ Khi lột vỏ, tỉ lệ hơ hấp khí ơxy tương đối thấp, nếu như lột vỏ khơng
thuận lợi thì có thể gây ra hiện tượng thiếu ôxy, dẫn đến phát bệnh mà chết.
1.3.

Tổng quan về thuốc và hóa chất

1.3.1.

Thuốc (kháng sinh)

ì.3.1.1. Khái niệm

Kháng sinh[23] còn được gọi là trụ sinh là những chất có khả năng tiêu
diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có
tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi
khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.
Từ "antibiotics'" (kháng sinh) có nguồn gốc từ chữ "antibiosis" anti" có
nghĩa là "chổng lại" và "biosis" có nghĩa là "cuộc sống". Chất kháng sinh tác
động, chống lại một số loại vi khuẩn. Thật vậy, chất kháng sinh là chất hoá học
lấy từ cơ thể các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc, hoặc một vài thực vật.
ì.3.1.2. Các loại kháng sinh được sử dụng thông dụng nhất trong ni trồng
thuỷ sản[17]
(1) . Nhóm Sulfamid: bao gồm các tác nhân kháng khuẩn có tác dụng kìm
hãm hoạt động của axit folic và có thể hình thành tác dụng hiệp đồng
(synergism). Các kháng sinh nhóm Sulfamid kết hợp trimethoprim được
sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản (đặc biệt điều trị tiêu chảy
phân trắng ở tơm)
(2) . Nhóm Tetracyline : là một nhóm gồm nhiều kháng sinh chủ yếu có tác
dụng kìm hãm vi khuẩn có trong tự nhiên. Chúng làm ảnh hưởng đến quá
trình tổng hợp protein trong cả các vi khuẩn Gram âm (-) và vi khuẩn
Gram dương (+). Những kháng sinh này được sử dụng rộng rãi trong
ni trồng thuỷ sản.
(3) . Nhóm Quinolone: Chúng có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn Gram


(+) và được sử dụng nhiều tại Nhật Bản. Tác dụng kháng khuẩn bao gồm
cả tác dụng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn do chúng có thể gây ảnh
hưởng đến cấu trúc xoắn của ADN trong vi khuẩn.
1.3.2.

Hóa chất


ì.3.2.1. Khái niệm
Hóa chất: Là sản phẩm hố học được dùng để xử lý, cải tạo mơi trường,
phịng và trị bệnh cho ni trồng thủy sản.
ì.3.2.2. Một số loại khống và hóa chất thường dùng
Theo GESAMP (1997)[19], hóa chất sử dụng trong NTTS với nhiều mục
đích khác nhau như: xử lý nước, chất lắng đọng, tăng năng suất thủy vực, thức
ăn bổ sung, kích thích sinh trưởng.
(1) . Vơi được dùng rộng rãi để trung hòa axit, tăng độ kiề m, phổ biến là vôi
nông nghiệp CaCO3, Dolomite MgCa(CO3)2. Trong chuẩn bị ao, bón với
liều lượng 10 -15 kg/100m2, dùng ổn định mơi trường 20 - 25
kg/1.000m2. Việc bón vơi có tác dụng để trung hòa axit sunfuric sinh ra
từ quá trình oxy hóa tầng phèn trong các ao được xây dựng từ vùng rừng
ngập mặn.
(2) . Zeolite có thành phần là SiO2, A2O3 dùng để hấp thu khí độc như NH3,
NO2 với liều lượng 10-50 kg/1.000m2, giảm tác dụng khi sử dụng trong
nước lợ do bị kiềm chế bởi nồng độ cation.
(3) . Phèn (Sunfat nhôm -Kali) được sử dụng với nồng độ 10-20 ppm, làm
giảm độ đục ở các ao ni tơm.
(4) . Phân bón được sử dụng nhằ m làm tăng nguồn thức ăn tự nhiên trong
ao, phân hữu cơ dùng phổ biến là phân gà, phân bò, phân lợn, với liều
lượng 100-200 kg/1.000m2. Phân vô cơ được dùng chủ yếu dùng là NPK
(16-20-0), DAP (18-46-0), URE (46-0-0) với liều lượng 2-3 kg/1.000m2.
(5) . Thạch cao (Canxi sunfat) được sử dụng rộng rãi ở nồng độ 2501.000
ppm làm giảm độ đục ở các ao nuôi tôm.
(6) . Potassium permanganat (Thuốc tím) cấu tạo hóa học là KMnO 4, dạng
hạt mịn màu tím đen dễ tan trong nước dùng để lắng phù sa, diệt khuẩn,


nấm và ký sinh trùng, nồng độ sử dụng 4-5 ppm (ngâm). Ngồi ra thuốc
tím là chất oxy hóa mạnh, nên khi sử dụng thuốc tím cần chú ý đến liều

lượng sử dụng. Đối với nước có nhiều tảo, hợp chất hữu cơ lơ lửng, sau
thời gian xử lý, nước trở nên rất trong, do tảo và các hợp chất hữu cơ
lắng xuống đáy.
(7) . Chlorine (Ca(OCl)2) dùng để khử trùng bể ương, các dụng cụ, xử lý
bệnh vi khuẩn,...với nồng độ từ 25-250 ppm, chlorine cũng có hiệu quả
đối với các chất hữu cơ, có tác dụng làm giảm lượng hữu cơ, độ đục
trong nước, tính oxy hóa mạnh, phản ứng hầu hết với các chất như Fe,
Mn, H2S, NH3...
(8) . Rotenon (dây thuốc cá) dùng để diệt tạp, trong ao trước khi thả tôm, cá
giống, hợp chất này có thể làm tê liệt đường hơ hấp với liều lượng 1
kg/100m3.
(9) . Chloramin T có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng được sử dụng trị các bệnh
như trùng mặt trời, trùng quả dưa. nhưng khơng có khả năng tẩy mạnh.
Không dùng Chloramin T ở nồng độ cao bằng phương pháp nhúng bởi vì
chất này sẽ gây hủy hoại tổ chức mang của động vật thủy sản[17].
(10)

. Benzalkonium chlorin BKC 80% được khuyến cáo sử dụng trong

NTTS diệt khuẩn phổ rộng, tảo, nấm, protozoa, trị và phòng bệnh phát
sáng, khống chế sự phát triển của phiêu sinh thực vật, trị bệnh đống rong,
đen mang, khử mùi hôi đáy ao nuôi, thường sử dụng khi thời tiết thay đổi
đột ngột, tảo trong ao có biểu hiện tàn, hay tơm yếu với liều lượng 0,5 - 1
ppm.
(11)

. Iodine sản phẩm được dùng phổ biến để diệt khuẩn rất hiệu quả,

dùng để sát trùng nguồn nước 2 - 3 ppm, dùng để trị bệnh 0,5 - 1 ppm,
iodine giảm tác dụng trong môi trường có độ kiềm cao do phản ứng tự

khử.
(12)

. Ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA) có cơng thức hóa học là

(C10H16N2O8) dùng để kết tủa kim loại nặng, như đồng, sắt, cadium,... có
trong nước ảnh hưởng đến tôm dùng để xử lý nước trước khi nuôi với


liều lượng 10 - 15 ppm và phòng trị bệnh do vi khuẩn từ 2 - 3 ppm.
(13)

. Vitamin C (Axit ascorbic) dùng tăng cường sức đề kháng và hội

chứng suy giảm miễn dịch ở cá, vẹo cột sống, xuất huyết tồn thân. Tơm
sú thiếu axit sẽ khơng có khả năng lột xác, khuyết tật ở vỏ giáp, rối loạn
trao đổi khí ở mang và tỷ lệ chết cao.
(14)

. Vitamin E (Tocoferol) giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa hội

chứng suy giảm, suy dinh dưỡng thiếu máu và tác hại đối với màng tế
bào, thối hóa bắp thịt, gan ,não, mỡ.
(15)

. Vitamin B1 (Thyamin) có tác dụng giúp ngăn ngừa viêm thần kinh,

tê phù, nếu thiếu vitamin B1 tuyến sinh dục kém phát triển, trứng dễ thối
hóa, kém ăn và sinh trưởng chậm.
1.3.3.


Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất ở nước ta

Hiện nay nghề nuôi tôm không ngừng phát triển cả về diện tích cũng như
mơ hình ni, trong đó mơ hình cơng nghiệp đã thay thế cho mơ hình quảng
canh và bán thâm canh. Việc sử dụng thuốc, hóa chất từ cải tạo ao cho đến quản
lý mơi trường ao ni từ mơ hình ni cơng nghiệp, gây nên hiện tượng ô
nhiễm đã xuất hiện trên nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm, do người nuôi ngày
càng sử dụng nhiều thức ăn, thuốc, hóa chất xuyên suốt trong q trình ni.
Nhưng các sản phẩm này được sử dụng theo thói quen của người ni và hàm
lượng thường vượt mức cho phép. Việc dùng kháng sinh để trị bệnh cho tôm
cũng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, bên cạnh đó các chất thải ln tồn
đọng trong ao ni mà chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, khi cho ra mơi trường
ngồi sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái ngồi tự nhiên, trong khi đó hệ thống thủy
lợi trong tình trạng yếu kém). Với mức độ sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng
tăng, chắc chắn sẽ tác động xấu đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và sử dụng các
loại phân hố học cũng có ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản.
Theo Nguyễn Văn Năm và Phạm Văn Ty ( 2007)[16], việc hình thành lớp
bùn đáy là do tích lũy dần các chất hữu cơ đây là nơi sinh sống của sinh vật thối
rửa, vi sinh vật sinh khí độc, vi sinh vật gây bệnh và các loại nấm nguyên sinh
động vật. Thông thường các vi sinh vật này hiện diện trong môi trường, nhưng


khi có sự mất thăng bằng các yếu tố trong ao ni thì chúng sẽ gây hại đến vật
chủ, ngồi ra môi trường bị ô nhiễ m, tôm bị tress cũng ảnh hưởng đến sức
khỏe và khi có cơ hội sẽ bộc phát thành bệnh. Khi đó để trị bệnh cho động vật
thủy sản người nuôi dùng kháng sinh và các loại hóa chất, tuy nhiên các loại
hóa chất và kháng sinh thường có tác dụng phụ, nếu sử dụng đúng quy định có
thể sử dụng một cách an tồn. Theo (Nafiquved, 2006)[4], danh mục thuốc thú
y thủy sản (TYTS) sản phẩ m xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi tôm, được

cấp giấy chứng nhận đăng ký sản xuất là 1.939 sản phẩm, trong đó bao gồm 99
sản phẩm để phòng bệnh, 756 dùng để bổ sung dinh dưỡng và 1.084 sản phẩm
dùng để xử lý và cải tạo mơi trường.
Theo (GESAMP, 1997)[19], trong mơ hình ni quảng canh thì nhu cầu sử
dụng thuốc, hóa chất là tối thiểu, chỉ giới hạn trong việc bón phân, xử lý nước,
diệt tạp, nhưng trong mơ hình ni thâm canh thì nhu cầu sử dụng thuốc và hóa
chất nhiều hơn, về chủng loại thuốc cũng như mức độ đầu tư.
Hiện nay, người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản ngày
càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn, nhiều rào cản kỹ thuật đã dựng
lên như tiêu chuẩn về dư lượng hay độ tồn lưu thuốc kháng sinh, hóa chất trong
sản phẩm. Do đó các nước sản xuất cũng có những chiến lược kịp thời, nhằm
đáp ứng nhu cầu khách hàng duy trì thị trường. Đặc biệt, người ni phải sử
dụng hợp lý thuốc, hóa chất trong sản xuất, góp phần tạo ra những sản phẩm an
tồn, tạo lòng tin ở những thị trường xuất khẩu. Nhưng trong thời gian qua, tình
hình sử dụng thuốc kháng sinh nhiều trong nuôi tôm, nên thủy sản Việt Nam đã
mất thị trường Cannada.
1.3.4.

Dư lượng kháng sinh

Dư lượng kháng sinh (DLKS)[18] là tình trạng kháng sinh vẫn cịn trong
thực phẩm ở dạng ngun chất hay đã chuyển hóa, vì thế có thể gây tác hại đối
với người sử dụng. Vì thiếu hiểu biết và vì tin tưởng sai lầm, nên ở khắp nơi
trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, người ta đã dùng kháng sinh
quá nhiều, cả khi không cần thiết, không đúng chỉ định và không đúng cách.
Lạm dụng hoặc chưa hợp lý, dẫn đến những hậu quả khôn lường. Không những


chi phí tiền thuốc tăng do sử dụng nhiều loại kháng sinh đắt tiền mà còn làm
nhiều loại kháng sinh mới.

Các loại kháng sinh này thường không bị phân huỷ và tồn lưu trong môi
trường nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian dài, khiến các loại vi khuẩn thích
nghi với mơi trường có kháng sinh. Kết quả là các loại vi khuẩn gây bệnh trong
thuỷ sản lại có khả năng kháng thuốc kháng sinh. Nếu kháng sinh được trộn lẫn
vào thức ăn ni thuỷ sản, có thể tìm thấy dư lượng kháng sinh trong thịt thuỷ
sản và các sản phẩm chế biến. Những người ăn thuỷ sản chứa dư lượng kháng
sinh sẽ vơ tình hấp thụ kháng sinh vào cơ thể, dẫn đến những thay đổi trong
môi trường vi khuẩn bình thường, khiến họ trở nên dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
Đặc biệt việc lạm dụng chất kháng sinh sẽ gây lờn thuốc, dẫn đến sự phát
triển của các loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc trong cơ thể động vật cũng
như trong thủy sản.
Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng
đồng và môi trường, là một trong những nguyên nhân gây những bệnh hiểm
nghèo như ung thư, đột biến gen, quái thai, dị ứng và tăng nguy cơ xuất hiện
nguồn gen kháng thuốc ở các chủng vi sinh vật, đặc biệt vi sinh vật gây bệnh.
Do đó cần phải biết được phương pháp xác định dư lượng thuốc trong thực
phẩm để hạn chế được những tác dụng nguy hại từ những thực phẩm chứa dư
lượng thuốc kháng sinh quá tiêu chuẩn cho phép (phụ lục 1 và phụ lục 2 kèm
theo).

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Tôm thẻ chân trắng
Loài:

Lipopenaeus vannamei Boone, 1931


2.2.

Thời gian và phạm vi nghiên cứu

2.2.1.

Thời gian nghiên cứu

Từ tháng: 8/2016 - 5/2017


2.2.2.

Địa điểm nghiên cứu

9 xã nuôi tôm TCT thương phẩm tại Bình Định (được thực hiện tại 02
vùng đặc trưng là vùng nuôi trên cát và vùng đầm), cụ thể như sau:
- Huyện Hoài Nhơn: xã Hoài Mỹ (vùng Đầm Cơng Lương), xã Hồi Hải
(vùng Kim Giao Nam), xã Tam Quan Nam (vùng Cửu Lợi Tây, Nam,
Bắc).
- Huyện Phù Mỹ: xã Mỹ Thắng (thôn 8 và 9), xã Mỹ Đức (xóm mới), xã
Mỹ chánh (Cao Triều, Thượng An, Trung Xuân, An Hoan).
- Huyện Phù Cát: xã Cát Hải (thôn Chánh Oai, Tân Thắng), xã Cát Khánh
(An Quang Đông), xã Cát Minh (Đức Phổ 1,2)
2.3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng ni tơm trên địa bàn 3 huyện Hồi Nhơn, Phù Mỹ,

Phù Cát của tỉnh Bình Định.
- Khảo sát các loại thuốc, hóa chất và tình hình sử dụng thuốc, hóa chất
trong ni tơm.
- Kiểm tra tồn dư kháng sinh trong tôm nuôi.
2.4.

Phương pháp nghiên cứu

2.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu


×