Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Động lực làm việc và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.26 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN TƯỜNG LAN

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ QUYẾT ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÓA
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC: NGHIÊN
CỨU TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Mã số: 9340404

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2021


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. ĐẶNG HOÀNG LINH
2. GS. TS. NGUYỄN VĂN THẮNG

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:


Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Vào hồi
ngày
tháng
năm 2021

Cụ thể tìm hiểu luận án:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Sự chuyển dịch vai trò theo hướng cân đối giữa sáng tạo và ứng dụng tri thức
của các trường/ viện nghiên cứu trên thế giới bắt đầu từ những năm 80, xuất phát từ
Hoa kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II. Không chỉ mang sứ mệnh truyền bá tri thức,
các trường đại học/ viện nghiên cứu đã trở thành trung tâm của đổi mới sáng tạo, phát
triển nghiên cứu cơ bản kết hợp với cấu trúc hỗ trợ thương mại hóa (Etzkowitz,
2003). Trong đó, các nhà khoa học chính là nguồn nhân lực chất lượng cao và là một
trong những nhân tố mang tính quyết định trong hoạt động nghiên cứu phát triển và
ứng dụng KH&CN. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết
định thương mại hóa của các nhà khoa học cịn chưa nhiều.
Động lực làm việc chỉ sự nỗ lực, kiên định và bền bỉ để đạt được mục đích, là
một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Động lực làm việc
đã được nhắc tới trong một số công trình nghiên cứu về tác động của yếu tố cá nhân
tác động đến hoạt động thương mại hóa KH&CN (Grant và Berry, 2011; Lee, 2000;

Tahvanainen, 2011; D’este và Perkmann, 2011). Lam (2011) đã chia động lực làm
việc của nhà khoa học thành hai loại: động lực bên ngoài (extrinsic motivation) (tài
chính/danh tiếng) và động lực bên trong (intrinsic motivation) (đam mê/ khám phá
kiến thức). Các dạng động lực kể trên đáp ứng những nhu cầu của bản thân, còn gọi
là động lực cá nhân (proself motivation) (Grant và Berry, 2011). Trong khi, động lực
xã hội (prosocial motivation), động lực làm việc để thực hiện thay đổi xã hội hoặc
mang lại lợi ích cho người khác (Grant, 2008; Renko, 2013) dường như bị bỏ ngỏ.
Câu hỏi đặt ra là “Động lực xã hội và động lực cá nhân cùng tác động tới quyết định
thương mại hóa như thế nào?”
Trong bối cảnh Việt Nam, nhà nước ta xác định đổi mới sáng tạo, phát triển và
ứng dụng KH&CN tiên tiến là nội dung cốt lõi của q trình cơng nghiệp hóa theo
hướng hiện đại. Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng và
chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, thị trường KH&CN tại Việt Nam còn rất non trẻ.
Câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, liệu tác
động của động lực làm việc đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu có
khác biệt? Nghiên cứu này xây dựng mơ hình thể hiện mối quan hệ giữa động lực làm
việc và quyết định thương mại hóa. Đặc biệt, yếu tố động lực xã hội được nghiên cứu
trong bối cảnh tại nền kinh tế đang phát triển, nơi thương mại hóa kết quả nghiên cứu
mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, nhưng nhà khoa học gặp nhiều rủi ro và khó
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Luận án tập trung nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam (KHCNVN) đơn vị KH&CN thuộc chính phủ, có vai trị
quan trọng trong việc phát triển khoa học của quốc gia.


Trên cơ sơ đó, luận án “Động lực làm việc và quyết định thương mại hóa kết
quả nghiên cứu của các nhà khoa học: Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam” được thực hiện với mong muốn đóng góp về mặt lý thuyết và
thực tiễn
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng qt: xây dựng mơ hình và kiểm định mối quan hệ giữa động lực làm việc

và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm
KHCNVN.
Mục tiêu chi tiết như sau:
-

Kiểm định mối quan hệ giữa động lực cá nhân (động lực bên trong và động lực bên
ngoài) của nhà khoa học đối với đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

-

Kiểm định mối quan hệ giữa động lực xã hội của nhà khoa học và quyết định thương
mại hóa kết quả nghiên cứu.

-

Kiểm định tác động của động lực xã hội đến mối quan hệ giữa động lực cá nhân (động
lực bên trong/ động lực bên ngồi) và quyết định thương mại hóa của nhà khoa học.

Từ đó, đưa ra các khuyến nghị chính sách để thúc đẩy nhà khoa học tham gia hoạt động
thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
(1) Tổng quan các nghiên cứu về thương mại hóa kết quả nghiên cứu, các nhân tố tác

động lên quyết định thương mại hóa của nhà khoa học.
(2) Phân tích thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Việt Nam nói chung

và Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam nói riêng.
(3) Kiểm định tác động của động lực làm việc đến quyết định thương mại hóa
(4) Xây dựng mơ hình lý thuyết về tác động của động lực làm việc đến quyết định


thương mại hóa kết quả nghiên cứu phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
(5) Đưa ra các khuyến nghị chính sách để thúc đẩy nhà khoa học tham gia hoạt động

thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Động lực làm việc và quyết định thương mại hóa kết quả
nghiên cứu của nhà khoa học tại Viện Hàn lâm KHCNVN.
Phạm vi nghiên cứu:
(1) Khách thể nghiên cứu là các nhà khoa học đang làm việc tại Viện Hàn lâm
KHCNVN (cán bộ khoa học đã có học vị tiến sĩ). Luận án tập trung vào kết
quả


nghiên cứu trong lĩnh vực KH&CN và không xem xét kết quả của các ngành
khác như kinh tế, xã hội.
(2) Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung phân tích mối quan hệ giữa động lực làm

việc và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học tại Viện Hàn
lâm KHCNVN.
(3) Phạm vi về không gian: luận án tập trung nghiên cứu tình huống tại Viện Hàn

lâm KHCNVN, là cơ quan thuộc chính phủ, đơn vị nghiên cứu lớn nhất cả
nước trong lĩnh vực khoa học tự nhiên tại Việt Nam, có tầm quan trọng trong
việc phát triển KH&CN Quốc gia. Luận án cũng giới hạn ở kết quả nghiên cứu
xuất phát từ Viện Hàn lâm KHCNVN, không xem xét các kết quả nghiên cứu
được thực hiện bởi các cơng ty, doanh nghiệp ngồi Viện.
(4) Phạm vi về thời gian: thu thập dữ liệu thứ cấp từ 2010 – 2020, dữ liệu sơ cấp từ
2018 – 2020, khuyến nghị chính sách đến năm 2030.
3. Cách tiếp cận nghiên cứu

Để tiếp cận nghiên cứu, các phương pháp cụ thể được tiến hành như sau:
- Nghiên cứu tại bàn: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết và thực trạng
- Nghiên cứu định tính: Hình thức phỏng vấn sâu.
o Đợt 1: Kiểm tra độ phù hợp của thước đo (15 người). Thời gian: 1-2/2018
o Đợt 2: Bổ sung kết qua nghiên cứu định lượng (2 người phỏng vấn bổ
sung, 4 người phỏng vấn mới). Thời gian thực hiện 12/2019-3/2020.
- Nghiên cứu định lượng: Gửi bảng hỏi khảo sát bản giấy hoặc gửi trực tuyến
qua email. Mẫu thu được sau khi làm sạch dữ liệu là 330 phiếu; Phân tích dữ
liệu bằng SPSS 22; Thời gian thực hiện năm 2018.
4. Bố cục luận văn
Luận văn gồm các chương chính gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thương mại hóa kết quả nghiên cứu của
các nhà khoa học
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA NHÀ KHOA HỌC
1.1. Các nghiên cứu về thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ trường/ viện

nghiên cứu
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ trường đại học/ viện nghiên cứu là đề
tài được nhiều học giả quan tâm từ những năm 80 sau khi luật Bayh-Dole ra đời tại
Hoa kỳ. Hàng loạt các nghiên cứu đã tập trung phân tích sự thay đổi vai trị của các
trường đại học trước và sau đạo luật Bayh-Dole (Grimaldi, 2011; Mowery và cộng
sự, 2001; Aldridge và Audretsch, 2017). Các học giả cũng đề cập đến các rào cản
trong q trình thương mại hóa như: rào cản kĩ thuật, rào cản thị trường, rào cản cấp

phép (Lokett và cộng sự 2008, Sun và Scott, 2005); Hầu hết các nghiên cứu về chủ đề
này được tìm thấy tại các nước phát triển. Thời gian gần đây, một số kết quả nghiên
cứu được tìm thấy tại các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc (Shapira và
Wang, 2009; Wu, 2010), Thái Lan (Pittayasophon và Intarakumnerd, 2017).
Tại Việt Nam, đáp ứng sự phát triển trong thời kỳ mới, các nghiên cứu về hoạt
động thương mại hóa tập trung đưa ra các giải pháp phát triển thị trường KH&CN.
Một số nghiên cứu đề cập đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ khu vực cơng
(Nguyễn Quang Tuấn, 2016; Hồng Văn Hoa, 2008; Nguyễn Hữu Xuyên, 2020; Lê
Hiếu Học, 2019). Đa phần các nghiên cứu phân tích các yếu tố tổ chức, chưa quan
tâm đến các yếu tố cá nhân nhà khoa học.
1.2.
Các nghiên cứu về yếu tố tác động đến quyết định thương mại hóa kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của
nhà khoa học được được chia thành hai nhóm: các yếu tố tổ chức và các yếu tố cá
nhân.
Ở góc độ tổ chức, trường/ viện nghiên cứu đóng vai trị quan trọng trong việc
thúc đẩy các nhà khoa học thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Các nhân tố ảnh
hưởng có thể kể đến như cơ cấu, cơ sở vật chất (Bercovitz và cộng sự, 2001; O'Shea
và cộng sự, 2005); cấu trúc khen thưởng (Baldini và cộng sự, 2007; Markman và
cộng sự, 2004); đơn vị hỗ trợ chuyển giao công nghệ (Phan và Siegel, 2006); lĩnh vực
nghiên cứu (Moutinho và cộng sự, 2007; Pries and Guild, 2011); yếu tố môi trường
làm việc (Bercovitz và Feldman, 2008);
Ở góc độ cá nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa được
nhắc đến: tuổi (Boardman và Ponomariov, 2009; Giuliani và cộng sự, 2010); giới tính
(Azagra-Caro, 2007; Fox, 1995); Nơi đào tạo (Shane, 2000; Bercovitz và Feldman,
2007); vốn xã hội (Aldridgevà Audretsch, 2011, Bercovitz và Feldman, 2008); kinh
nghiệm, (Franklin và cộng sự, 2001); Năng suất nghiên cứu (Boardman và
Ponomariov, Gulbrandsen và Smeby, 2005).



Các nghiên cứu về tác động của động lực làm việc đến quyết định thương
mại hóa kết quả nghiên cứu
1.3.1. Các nghiên cứu về tác động của động cá nhân
Trong các nghiên cứu về quyết định thương mại hóa của nhà khoa học, động
lực làm việc được nhắc đến là dạng động lực cá nhân (phục vụ mục tiêu cá nhân)
(Miller và cộng sự, 2012), được thành 2 nhóm: động lực bên trong (đam mê/ học hỏi)
và động lực bên ngồi (tài chính/ danh tiếng) (Lam, 2011; Hayter, 2015; Shane,
2004).
Các nghiên cứu về động lực bên trong
Động lực bên trong của nhà khoa học đến từ niềm vui giải quyết câu hỏi
nghiên cứu (Levin và Stephan, 1991). Một số nghiên cứu về động lực bên trong của
nhà khoa học cho thấy các nhà khoa học tham gia thương mại hóa để tiếp tục nghiên
cứu chuyên môn (Rizzo, 2015), nâng cao chất lượng của giảng dạy và nghiên cứu
(Hayter, 2015; Lee, 2000), mong muốn học hỏi kiến thức từ doanh nghiệp (Audretsch
và cộng sự, 2011, Hayter, 2015, Lam, 2011). Nhà khoa học tìm thấy đam mê nghiên
cứu trong hoạt động thương mại hóa hơn là vì các lợi ích khác (D’Estel và Perkman,
2011).
Các nghiên cứu về động lực bên ngoài
Động lực bên ngồi (tài chính/ danh tiếng) (Lam, 2011; Hayter, 2015; Shane,
2004), đóng vai trị lớn trong việc thúc đẩy thương mại hóa (D’este và Perkmann,
2011; Lam, 2011 (Baldini và cộng sự, 2007; Markman và cộng sự (2004); Etzkowitz
(1998) và Leslie (1997); Owen-Smith và Powell (2001); Bercovitz và Feldman, 2008;
Schankerman, 2003). Một số nghiên cứu cho thấy nhà khoa học tham gia môi trường
doanh nghiệp nhận được tài trợ để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quỹ lương cho cán
bộ, sinh viên và thiết bị nghiên cứu (Katz và Martin, 1997); Họ có thể tham gia hoạt
động thương mại hóa để thể hiện uy tín trong cộng đồng (Perkmann và cộng sự,
2013; Jeon và Menicucci, 2008, Lee, 2000), giúp sinh viên có kinh nghiệm thực tập
(Lee, 2000; Lam, 2011; Shane, 2004, Hayter, 2015).
1.3.2. Các nghiên cứu về tác động của động lực xã hội

Các dạng động lực kể trên đều dựa vào mục tiêu cá nhân (Miller và cộng sự,
2012), trong khi động lực xã hội là động lực mong muốn thực hiện một công việc để
thay đổi xã hội, mang lại lợi ích cho người khác (Renko, 2013; Grant và Berry, 2011)
hầu như chưa được nhắc tới. Động lực xã hội được nghiên cứu trong nhiều môi
trường khác như hoạt động tình nguyện (Van Lange, 2011), đàm phán (Beersma và
De Dreu, 1999), hoạt động sáng tạo (Grant và Berry, 2011), hiệu suất công việc, sáng
kiến cá nhân và hành vi công dân (De Dreu và Nauta, 2009). Động lực xã hội còn
được nhắc đến trong các nghiên cứu về ý định thành lập doanh nghiệp xã hội (Miller
và cộng sự, 2012; Renko, 2013; Van de Ven và cộng sự, 2007).
Vai trò điều tiết của động lực xã hội đối với động lực cá nhân
1.3.


Một số nghiên cứu cho rằng động lực xã hội và động lực cá nhân luôn mâu
thuẫn lẫn nhau (Batson, 1998; Meglino và Korsgaard, 2004). Một số nghiên cứu khác
chỉ ra rằng động lực xã hội và động lực cá nhân độc lập thậm chí liên quan tích cực
(De Dreu và Nauta, 2009).
1.4. Khoảng trống nghiên cứu
(1) Bối cảnh nghiên cứu: Mơ hình tác động của động lực làm việc đến quyết định
thương mại hóa kết quả nghiên cứu xây dựng trong bối cảnh Việt Nam, nền kinh
tế đang phát triển.
(2) Vai trò của động lực xã hội: Tác động của động lực cá nhân bao gồm (động lực
bên trong, động lực bên ngoài) và động lực xã hội với quyết định thương mại hóa
kết quả nghiên cứu được kiểm định trong bối cảnh Việt Nam. Trong đó, đóng góp
mới về mặt lý thuyết, đó là yếu tố động lực xã hội và vai trò điều tiết của động lực
xã hội với mối quan hệ giữa động lực cá nhân và quyết định thương mại hóa.
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về thương mại hóa kết quả nghiên cứu
2.1.1. Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu là kết quả của một hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ
NKCN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KH&CN
(Luật KH&CN,2013).
2.1.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học là hoạt động khai thác, hoàn
thiện, ứng dụng, chuyển giao, hoạt động khác có liên quan đến kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ nhằm mục đích thu lợi nhuận (Luật Cuyển giao CN,
2017).
2.1.3. Quy trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Trên thế giới, các học giả đưa ra nhiều chu trình chuyển giao công nghệ khác
nhau (Roger, 1983; Cooper, 2000; Sheerin, 2014). Trong số đó, Jolly (1977) qua 5
giai đoạn: Giai đoạn ý tưởng: Giai đoạn ươm tạo,Giai đoạn trình diễn, Giai đoạn thúc
đẩy, Giai đoạn duy trì.
Xét trên khía cạnh dịng tiền, Bharat (2015) đưa ra các bước chuyển giao công
nghệ từ khu vực công sang khu vực tư như sau: (1) Giai đoạn nghiên cứu cơ bản/
nghiên cứu ứng dụng do khu vực công thực hiện; (2) Giai đoạn nghiên cứu chuyển
giao công nghệ phối hợp giữa khu vực công và khu vực tư; (3) Giai đoạn thương mại
hóa do khu vực công thực hiện.


2.1.4. Các hình thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Các hình thức như sau: Hợp tác nghiên cứu; Hợp đồng nghiên cứu; Mua/ bán
và chuyển nhượng quyền sử dụng sáng chế; Thành lập cơng ty.
2.1.5. Vai trị của thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Trường/ viện nghiên cứu là thành phần chính trong hệ thống đổi mới sáng tạo
quốc gia, nơi chủ yếu tạo ra công nghệ và tài sản trí tuệ có thể thương mại hóa. Đối
với các trường/ viện nghiên cứu, thương mại hóa kết quả nghiên cứu tạo ra doanh thu
để tái đầu tư vào nghiên cứu và đào tạo, hỗ trợ sinh viên có cơ hội thực tế tại các môi

trường làm việc. Đối với doanh nghiệp, các cơng ty tìm nguồn cung ứng cơng nghệ từ
các trường/viện nghiên cứu (Chesbrough, 2003) và nắm bắt cơ hội đầu tư vào các
cơng nghệ mới có sức cạnh tranh trên thị trường. Xu hướng liên kết giữa trường/ viện
ngiên cứu và doanh nghiệp tạo ra một hệ sinh thái, kích thích sự phát triển mạng lưới
trung gian kết nối công nghệ. Ở cấp độ quốc gia, thương mại hóa nâng cao năng lực
sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh và mang lại lợi ích cho nền kinh tế
quốc gia. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới
nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng trên nhiều lĩnh vực
2.1.6. Nhà khoa học và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu
2.1.6.1. Khái niệm về nhà khoa học
Nhà khoa học là người thực hiện các nghiên cứu nhằm cung cấp thêm tri thức
mới về sự vận hành của tự nhiên và dựa vào những nguyên lý đó để ứng dụng cho
cuộc. Các nhà khoa học có trình độ chun mơn, bằng cấp học thuật cao nhất (thông
thường là bậc tiến sĩ với ngành khoa học tự nhiên), được coi là chuyên gia lĩnh vực
công nghệ.
2.1.6.2. Các khuynh hướng lựa chọn công việc của nhà khoa học
Các nhà khoa học được phân loại thành 4 nhóm: Nhà khoa học truyền thống
(Traditional scientists), nhà khoa học doanh nhân (Enterprise scientists), các nhà khoa
học quan tâm đến cả nghiên cứu truyền thống và thương mại hóa (Hybrid scientists),
các nhà khoa học theo đuổi các mục đích (giảng dạy, mục tiêu chính trị) (Other
types).
2.1.6.3. Quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học
Quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học thể hiện bằng
việc nhà khoa học đó có tham gia vào hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu
2.2. Cơ sở lý luận về động lực làm việc
2.2.1. Động lực làm việc
Dựa vào các định nghĩa trên ta thấy, động lực làm việc là một quá trình cho
thấy sự nỗ lực, kiên định và bền bỉ, thúc đẩy sự hăng say làm việc để đạt được đích cá
nhân và mục tiêu của tổ chức. Như vậy, khi mục tiêu cá nhân và mục tiêu tổ chức có
sự cộng hưởng, thì người lao động sẽ có cam kết và nỗ lực mạnh mẽ hơn trong công

việc. Stee và Porter Robbins (1998)


2.2.2. Phân loại động lực làm việc
2.2.2.1. Động lực bên trong và động lực bên ngoài

Động lực bên trong phát sinh từ mong muốn từ nhu cầu, nhận thức và cảm xúc
(Reeve, 2008); Nhu cầu là nguồn gốc để tạo ra động lực thúc đẩy con người hành
động, nhận thức giúp con người xác định mục tiêu và cảm xúc giúp con người gắn bó
với mục tiêu đó. Động lực bên ngoài xuất hiện khi một cá nhân tham gia nhiệm vụ
không phải từ mong muốn của bản thân mà để đạt mục tiêu khác, như tiền bạc, danh
tiếng (Deci và Ryan, 2002).
2.2.2.2. Động lực cá nhân và động lực xã hội
Các dạng động lực trên chủ yếu để đáp ứng những nhu cầu của bản thân như
tiền bạc, danh tiếng hoặc xuất phát từ đam mê và mong muốn khám phá của bản thân,
còn gọi là động lực cá nhân (proself motivation) (Grant và Berry, 2011; Miller và
cộng sự, 2012).Động lực xã hội (prosocial motivation) liên quan đến nỗ lực để mang
lại lợi ích cho những người khác (Grant, 2008; De Dreu, 2006; Miller và cộng sự,
2012), lợi ích của cộng đồng hoặc quốc gia (Renko, 2013).
2.2.3. Một số lý thuyết về động lực làm việc
Lý thuyết về động lực được chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm lý thuyết cổ điển, còn gọi là lý thuyết động lực theo nội dung (content
theory) giải thích vì sao con người để thỏa mãn nhu cầu của họ: Thuyết nhu cầu
(Maslow, 1943), thuyết hai nhân tố (Herzberg, 1959), thuyết thành tựu (McClelland,
1969), thuyết thúc đẩy (Porter và Lawler, 1968). Nhóm lý thuyết hiện đại quan tâm
đến quá trình thay đổi của động lực theo thời gian (process theory): Thuyết kỳ vọng
(Vroom, 1964), thuyết xác lập mục tiêu (Edwin A.Locke, 1960; thuyết công bằng
(Adams, 1963), thuyết sự tư tin (Bandura, 1997), thuyết tự quyết (Ryan và Deci,
2000); thuyết xử lý thơng tin có động lực (Kunda, 1990; Nickerson, 1998)
2.3. Cơ sở lý thuyết sử dụng trong luận án

Với mục tiêu xem xét sự đa dạng của động lực của nhà khoa học đối với quyết
định thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Sau đây là 2 lý thuyết được sử dụng:
2.3.1. Thuyết tự quyết và các giả thuyết về mối quan hệ giữa động lực cá nhân và
quyết định thương mại hóa
Thuyết tự quyết (Ryan và Deci, 2000) giải thích việc rời khỏi tháp ngà để tham
gia thương mại hóa của nhà khoa học dưới sự tác động của các động lực bên trong
(sự đam mê khám phá/ mong muốn học hỏi chia sẻ kiến thức) và động lực bên ngoài
(như tiền bạc/danh vọng). Đồng thời, thuyết tự quyết thể hiện quá trình nội hóa các
yếu tố tác động bên ngồi ở các mức độ khác nhau, dẫn đến quyết định thương mại
hóa.


2.3.1.1. Thuyết tự quyết

Thuyết tự quyết (Ryan và Deci 2000; Deci và Ryan 2000; Gagne và Deci
2005), cung cấp một lăng kính hữu ích để xem xét bản chất nhiều mặt của động lực
con người và mối quan hệ với các giá trị và chuẩn mực xã hội. Công việc giúp thỏa
mãn sự tò mò, thú vị, thử thách bản thân là từ động lực bên trong. Những công việc
để nhận được phần thưởng khác như mong muốn có thêm tiền bạc, danh vọng, sự
đánh giá của cộng đồng xuất phát từ động lực bên ngoài. Xét trên trục liên tục của sự
tự quyết, động lực được thành ba trạng thái chính: khơng động lực (amotivation),
động lực bên ngồi (extrinsic motivation) và động lực bên trong (intrinsic
motivation).
2.3.1.2. Giả thuyết về động lực bên trong và quyết định thương mại hóa
Đối với động lực bên trong, bản chất của nhà khoa học là thỏa mãn đam mê và
muốn tìm ra cái mới, khám phá kiến thức. Trong quá trình thương mại hóa kết quả
nghiên cứu, nhà khoa học có khả năng truy cập các nguồn dữ liệu phục vụ chuyên
môn, phát triển các kỹ năng mới và trao đổi kiến thức, để cải thiện các nghiên cứu
của họ. Quá trình thương mại hóa cũng là một q trình khám phá, sau khi các nhà
khao học đã hoàn thành các nghiên cứu cơ bản.

Giả thuyết H1: Động lực bên trong có có tương quan thuận chiều đến quyết
định thương mại hóa kết quả nghiên cứu
2.3.1.3. Giả thuyết về động lực bên ngoài và quyết định thương mại hóa
Động lực tài chính đóng vai trị lớn trong việc thúc đẩy thương mại hóa (D’este
và Perkmann, 2011; Lam, 2011). Bên cạnh nguồn tài chính từ thu nhập, nhà khoa học
tham gia môi trường doanh nghiệp nhận được kinh phí để tiếp tục nghiên cứu (Katz
và Martin, 1997). Thương mại hóa cũng gia tăng các lợi ích tài chính thơng qua hợp
tác cơng nghiệp (Mahagaonkar, 2009). Cuối cùng, một động lực khác của các nhà
khoa học là sự công nhận trong cộng đồng khoa học (Perkmann và cộng sự, 2013).
Giả thuyết H2: Động lực bên ngồi (Tiền/ danh vọng) có có tương quan thuận
chiều đối với quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu
2.3.2. Thuyết xử lý thơng tin có động lực và các giả thuyết về mối quan hệ giữa
động lực xã hội và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học khơng
chỉ nghiên cứu để tìm ra tính mới, mà còn quan tâm đến các mối quan hệ với những
người xung quanh và tính hữu ích của kết quả nghiên cứu. Động lực xã hội khiến các
nhà khoa học xem xét thơng tin từ nhiều phía và xử lý thơng tin với mong muốn
mang lại lợi ích cho người khác.
2.3.2.1. Thuyết xử lý thơng tin có động lực
Lý thuyết xử lý thơng tin có động lực cho rằng động lực định hình quá trình
nhận thức: cá nhân tiếp nhận, mã hóa và lưu giữ thơng tin một cách có chọn lọc
và điều


chỉnh phù hợp với mong muốn của họ (Kunda, 1990; Nickerson, 1998). Trong khi
động lực cá nhân thúc đẩy con người xử lý thông tin phù hợp với định hướng tư lợi,
động lực xã hội thuc sđẩy con người xem xét thơng tin từ nhiều phía và kích thích
việc xử lý thơng tin điều chỉnh theo những người có liên quan.
2.3.2.2. Giả thuyết về động lực xã hội và quyết định thương mại hóa của nhà khoa học
Tuy chưa có nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa động lực xã hội và quyết định

thương mại hóa. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp xã hội (Renko, 2013),
động lực xã hội của doanh nhân khi thành lập doanh nghiệp được thể hiện bởi hai yếu tố:
mong muốn mang lại lợi ích cho cộng đồng (Mair & Osberg, 2007) và mong muốn góp
phần vào nền cho quốc gia (Mair & Marti, 2006). Trong việc thương mại hóa kết quả nghiên
cứu, nhà khoa học cũng đóng vai trị là một doanh nhân. Vì vậy, nhà khoa học có động lực
xã hội cao sẽ khơng chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà cịn mong muốn đóng góp cho xã
hội và phát triển nền kinh tế của đất nước. Thông qua nghiên cứu định tính cho thấy, các nhà
khoa học Việt Nam còn mong muốn đền đáp cho đất nước. Ứng dụng kết quả nghiên cứu
vào thực tiễn đối với họ như một cách để trả lại khoản đầu tư của xã hội

Giả thuyết H3: Động lực xã hội có tương quan thuận chiều đến quyết định
thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
2.3.2.3. Giả thuyết về vai trò điều tiết của động lực xã hội với mối quan hệ giữa động
lực cá nhân và quyết định thương mại hóa
Khi các nhà khoa học có động lực bên trong, mong muốn tìm hiểu, khám phá
sở thích của bản thân sẽ khiến họ tập trung vào những ý tưởng mới lạ. Tuy nhiên, để
tạo ra những ý tưởng có thể đưa vào thực tế ứng dụng, nhà khoa học cần quan tâm
đến sự hữu ích. Ý tưởng cuối cùng là sự thỏa mãn giữa mong muốn của bản thân và
giải quyết vấn đề của tổ chức và cộng đồng. Grant (2008) cho rằng động lực xã hội
góp phần tích cực vào sự bền bỉ, hiệu suất và năng suất khi kết hợp với động lực bên
trong.
Giả thuyết H4: Động lực xã hội tăng cường mối tương quan giữa động lực bên trong
và quyết định thương mại hóa của nhà khoa học.
Ngược lại, động lực xã hội làm suy yếu mối quan hệ giữa động lực bên ngoài.
Nhà khoa học có động lực xã hội cao sẽ đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên lợi
ích cho người khác, vì vậy có thể giảm lợi ích về tài chính và danh tiếng cá nhân.
Giả thuyết H5: Động lực xã hội làm suy yếu mối liên hệ giữa động lực bên
ngồi với quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học.



2.4. Mơ hình nghiên cứu

Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu
Bảng 2.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết
Nội dung
Giả thuyết H1 Động lực bên trong có tương quan thuận chiều đến quyết định
thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học
Giả thuyết H2 Động lực bên ngồi có tương quan thuận chiều đến quyết định
thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học
Giả thuyết H3 Động lực xã hội có tương quan thuận chiều đến quyết định thương
mại hóa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
Giả thuyết H4 Động lực xã hội làm tăng mối quan hệ giữa động lực bên trong và
quyết định thương mại hóa
Giả thuyết H5 Động lực xã hội làm suy yếu mối liên hệ giữa động lực bên ngoài
với quyết định thương mại hóa
Để tăng mức độ tin cậy của kết quả kiểm định, một số biến kiểm sốt có tác động đến
quyết định thương mại hóa được bổ sung như sau: Tuổi: Giới tính: Quốc gia đào tạo
Tiến sĩ: Lĩnh vực nghiên cứuHọc hàm/Học vịVị trí cơng tácSố lượng cơng trình cơng
bố Đăng ký xác lập quyền SHTT với kết quả nghiên cứu


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thưc hiện như sau: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu;
(2) Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết; (3) Nghiên cứu bối cảnh; (4) Xây dựng
mơ hình và giả thuyết nghiên cứu; (5) Xây dựng thang đo lý thuyết; (6) Kiểm tra độ
phù hợp của thanh đo; (7) Nghiên cứu chính thức; (8) Nghiên cứu bổ sung; (9) Báo
cáo kết quả nghiên cứu.

3.2. Xây dựng thước đo
3.2.1. Mục đích:
Các thước đo được xây dựng để đo lường các biến số trong mơ hình.
3.2.2. Phương pháp
Thước đo các biến trong mơ hình lý thuyết được xây dựng dựa trên các nghiên
cứu trước. Nội dung thước đo được dịch sang tiếng Việt, sau đó dịch ngược sang
tiếng Anh để so sánh đối bản gốc, sau đó được tham vấn ý kiến 2 chuyên gia.
3.2.3. Các thước đo lý thuyết được sử dụng
(1) Biến độc lập
Động lực bên trong: dựa trên nghiên cứu của Lam (2011), các chỉ báo để đo
lường nhân tố động lực bên trong bao gồm: Mong muốn ứng dụng và khai thác kết
quả nghiên cứu; Tạo cơ hội chia sẻ/ trao đổi tri thức; Thỏa mãn đam mê khám phá tri
thức.
Động lực bên ngoài: dựa trên Lam (2011), các chỉ báo cho nhân tố động lực
bên ngoài bao gồm: Tăng ngân quỹ và nguồn lực khác cho nghiên cứu; Xây dựng
mạng lưới quan hệ cá nhân và nghề nghiệp; Tạo nguồn cơ hội việc làm cho sinh viên;
Tăng thu nhập cá nhân.
Động lực xã hội: thước đo động lực xã hội của Renko (2013) thơng qua hình
thức khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội được sử dụng. Động lực xã hội có 2 chỉ báo,
được điều chỉnh ngôn ngữ để phù hợp với thực trạng nghiên cứu liên quan đến
thương mại hóa kết quả nghiên cứu (1) Để góp phần phát triển đất nước, (2) Để phục
vụ cộng đồng, xã hội. (Renko, 2013).
(2) Biến phụ thuộc
Quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu là thước đo nhị phân để đo liệu
các nhà khoa học có tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu hay khơng. Biến
này được mã hóa ở dạng biến nhị phân (0-1) ( Chưa có sản phẩm được thương mại
hóa: 0, Có sản phẩm được thương mại hóa: 1)
(3) Biến kiểm sốt
- Tuổi (1-100); Giới tính (Nam=1/ Nữ=0); Quốc gia đào tạo tiến sĩ (Các nước
phát triển, Trong nước, Các nước khác); Lĩnh vực nghiên cứu (Công nghệ sinh

học,


Khoa học vật liệu, Công nghệ thông tin – Tự động hóa , Năng lượng – Mơi
trường, Các lĩnh vực khác); Học hàm học vị (Phó Giáo sư/ Gíáo sư, Chưa có).
- Vị trí làm việc (Lãnh đạo viện chun mơn, Lãnh đạo phịng/ban, Cán bộ
nghiên cứu); Số lượng cơng trình cơng bố (Số lượng cơng bố trong danh mục
SCI/SCI- E, Số lượng cơng bố trên các tạp chí khác); Đăng ký xác lập quyền
SHTT với kết quả nghiên cứu (Đã đăng ký=1; Chưa đăng ký=0).
3.3. Nghiên cứu định tính để kiểm tra sự phù hợp của thước đo
3.3.1. Mục đích
Thước đo đã được cơng nhận và sử dụng trong các nghiên cứu trước, tuy nhiên
trong bối cảnh Việt Nam có nhiều khác biệt vì vậy cần kiểm tra mức độ phù hợp. Đặc
biệt, động lực xã hội mới chỉ được chứng minh trong các lĩnh vực khác, vì vậy cần
kiểm tra lại sự phù hợp đối với hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
3.3.2. Phương pháp thực hiện
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng thơng qua phỏng vấn sâu. Đối
tượng bao gồm: 2 lãnh đạo viện nghiên cứu, 1 cán bộ chuyển giao công nghệ, 12 nhà
khoa học. Phỏng vấn thực hiện tháng 1 đến tháng 2/2018.
3.3.3. Kết quả hiệu chỉnh thước đo
Kết quả cho thấy sự phù hợp của lý thuyết và thước đo. Sau khi phỏng vấn, chỉ
báo mới được bổ sung cho động lực xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Các nhà khoa
học tham gia thương mại hóa với mong muốn “đền đáp lại đầu tư của nhà nước và
xã hội”.
Bảng 3.1. Các thước đo được sử dụng trong luận án
Nội dung
STT (Mức độ đồng ý: 1 – Rất không đồng ý;2Nguồn
Không đồng ý, 3-Đồng ý, 4– Rất đồng ý)
I
Động lực bên trong

1.1 Ứng dụng và khai thác kết quả nghiên cứu
(Lam, 2011).
1.2 Tạo cơ hội chia sẻ và chuyển giao tri thức
Lam, (2011).
1.3 Để thỏa mãn đam mê khám phá tri thức
Lam, (2011).
II
Động lực bên ngoài
Tăng ngân quỹ và nguồn lực khác cho nghiên
2.1
Lam, (2011)
cứu
Xây dựng mạng lưới quan hệ cá nhân và nghề
Grant và Berry, (2011);
2.2
nghiệp
Lam (2011)
Tạo nguồn cơ hội việc làm cho học viên/ cán bộ Grant và Berry, (2011);
2.3
trẻ
Lam(2011)
2.4 Tăng thu nhập cá nhân
Lam, (2011).
III Động lực xã hội
Để góp phần phát triển đất nước
Renko (2013), có điều
1
chỉnh



STT
I
2
3

Nội dung
(Mức độ đồng ý: 1 – Rất không đồng ý;2Không đồng ý, 3-Đồng ý, 4– Rất đồng ý)
Động lực bên trong
Để phục vụ cộng đồng, xã hội
Để đáp lại sự đầu tư của nhà nước và xã hội

Nguồn

Renko (2013), có điều
chỉnh
Bổ sung từ nghiên cứu định
tính

3.4. Nghiên cứu định lượng
3.4.1. Mục đích: Nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động đến quyết định thương mại

hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học
3.4.2. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu
Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 3 đến tháng 8/2018, phiếu câu hỏi được
chuyển tới các nhà khoa học theo hai hình thức phiếu giấy và phiếu online (với cùng
nội dung). Trong số 900 nhà khoa học, có 450 người đồng ý tham gia (50%). Tuy
nhiên, sau khi gửi chỉ có 330 phiếu hồn chỉnh được thu về.
3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp phân tích cụ thể được sử dụng trong luận án này bao gồm:
(1)Phân tích khám phá nhân tố; (2) kiểm định đơ tin cậy của thước đo; (3) Phân tích

hồi quy Logistic. Phần mềm sử dụng: SPSS 22.
3.5. Nghiên cứu định tính bổ sung
3.5.1. Mục đích
Làm rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng, đặc biệt là các kết quả khác với giả
thuyết, phỏng vấn sâu bổ sung tiếp tục được thực hiện.
3.5.2. Phương pháp thực hiện
Thời gian thực hiện 12/2019 – 3/2020 bằng phương pháp phỏng vấn sâu, đối
tượng bao gồm 6 người (2 người phỏng vấn bổ sung thông tin, 4 người phỏng vấn
mới)
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh nghiên cứu
4.1.1. Hoạt động ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Việt Nam
trước thời kỳ đổi mới
Trước năm 1986, kinh tế Việt Nam là kinh tế bao cấp, hoạt động kinh tế diễn ra
dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai trị chủ đạo.
Hoạt động ứng dụng chuyển giao công nghệ gặp một số vấn đề. Thứ nhất, các nhà
khoa học chỉ chịu trách nhiệm về kỹ thuật, khơng có động lực tài chính. Doanh
nghiệp nhà nước khơng khuyến khích sử dụng các cơng nghệ mới do sợ các cơ quan
quản lý sẽ kỳ vọng đầu ra cao hơn (Nguyễn Văn Thắng, 2003). Thứ hai, sự đổi mới
được chỉ đạo bởi


các lãnh đạo cao cấp, các nhà đổi mới công nghệ khơng có cơ hội để khám phá những
cách làm mới. Thứ ba, liên kết giữa cung (viện nghiên cứu) và cầu (công ty) công
nghệ rất lỏng lẻo. Đổi mới sáng tạo được thúc đẩy chủ yếu là từ phía cung, bỏ qua
nhu cầu của thị trường.
4.1.2. Hoạt động ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Việt hiện nay
4.1.2.1. Tiềm lực KH&CN
Trong giai đoạn hiện nay, các thành tựu về KH&CN có những bước tiến nhất
định cả về chất và lượng. Năm 2019, cả nước đã có trên 136 nghìn cán bộ nghiên cứu

(số cán bộ có trình độ tiến sĩ và thạc sỹ chiếm 52,7% lực lượng nghiên cứu). Ngân
sách nhà nước đầu tư cho hoạt động KH&CN duy trì vào khoảng chỉ đạt 1,4 đến
1,85% chi ngân sách hằng năm, tuy nhiên còn khá thấp so với khu vực. Theo Cơ sở
dữ liệu Scopus (2020), số bài báo của Việt Nam công bố trên các tạp chí KH&CN
quốc tế giai đoạn 2014 - 2020 đã tăng gấp 4 lần, từ 4.071 bài lên 17.028 bài. Chỉ số
đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2019 (Global Innovation Index 2019, GII 2019), Việt
Nam đứng vị trí 42, cải thiện 17 bậc so với thứ hạng năm 2016, duy trì vị trí đứng thứ
3 trong 2 năm liên tiếp so với các nước ASEAN. Theo số liệu của Cục SHTT, 10 năm
qua, số bằng độc quyền SHTT của người Việt được công nhận là 1.359 đơn, số bằng
độc quyền GPHI được cơng nhân là 1.814 đơn.
4.1.2.2 Chính sách và các chương trình hỗ trợ thương mại hóa
Nhằm thúc đẩy vai trò của nghiên cứu khoa học, đưa ứng dụng khoa học vào
đời sống, nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách thể hiện qua Chiến lược phát triển
KH&CN giai đoạn 2011 – 2020, Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến
năm 2020. Tại Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ
“Phát triển thị trường KH&CN trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn sản
phẩm KH&CN (trừ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối,
chiến lược, chính sách phát triển) trở thành hàng hoá”; nhà nước cũng ra các văn bản
pháp lý liên quan như Luật Khoa học công nghệ, Luật Chuyển giao cơng nghệ, Luật
sở hữu trí tuệ. Trong thời gian vừa qua, nhà nước đã xây dựng nhiều chương trình, dự
án hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu phát huy hiệu quả đáng khích lệ.
4.1.2.3. Hoạt động của thị trường khoa học công nghệ
Tại Việt Nam thị trường KH&CN mới bắt đầu hình thành, hệ thống tổ chức thị
trường KH&CN chưa hoạt động theo đúng nghĩa. Các chế tài về chuyển giao cơng
nghệ cịn nhiều bất cập, mức độ thực thi của các hợp đồng chuyển giao còn yếu, cơ
chế về sở hữu các phát minh sáng chế rõ ràng (Nguyễn Văn Thắng, 2013). Mạng lưới
tổ chức trung gian thị trường NKCN đang trong giai đoạn hình thành, còn chưa đồng
bộ, năng lực chưa cao.



4.1.3. Thực trạng ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn

lâm KHCNVN
4.1.3.1. Tiềm lực khoa học công nghệ
Viện Hàn lâm KHCNVN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng
nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ. Viện Hàn lâm
KHCNVN hiện có 51 đơn vị trực thuộc bao gồm: 06 đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện
do Thủ tướng Chính phủ thành lập; 34 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học; 07 đơn
vị sự nghiệp khác; 04 đơn vị tự trang trải kinh phí và 01 doanh nghiệp Nhà nước.
Tính đến năm 2020, Viện Hàn lâm KHCNVN có hơn 3.500 cán bộ, trong đó: 51 Giáo
sư, 164 Phó Giáo sư, 933 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học.
Cơ sở vật chất: Hiện nay, Viện có 4 phịng trọng điểm quốc gia về công nghệ sinh
học, vật liệu, cơng nghệ thơng tin, và nhiều phịng thí nghiệm cơ sở khác.
Hoạt động đào tạo, Viện Hàn lâm quản lý Đại học KH&CN Hà Nội và Học viện
KH&CN với số lượng 1241 học viên, trong đó: 670 nghiên cứu sinh, 51 học viên cao
học.
4.1.3.2. Kết quả nghiên cứu
(1) Cơng trình công bố: Viện Hàn lâm KHCNVN luôn đứng đầu cả nước trong
nghiên cứu cơ bản. Năm 2020, Viện công bố 2.544 cơng trình khoa học, trong đó số
lượng bài SCI/SCI-E là 1.281 cơng trình, tăng gần 3,8 lần so với năm 2011. Giai đoạn
2015 – 2020, Viện Hàn lâm KHCNVN được tài trợ 370 đề tài nghiên cứu cơ bản từ
quỹ NAFOSTED chiếm hơn 20% tổng số đề tài cả nước. Viện Hàn lâm xuất bản 12
tạp chí chuyên ngành khoa học cơng nghệ, trong đó có 5 Tạp chí được chỉ mục trong
hệ thống của WoS và Scopus.
(2) Kết quả sở hữu trí tuệ: Viện Hàn lâm KHCNVN đạt 304 văn bằng, chiếm (chiếm
gần 10% so với tổng số Văn bằng có chủ đơn là người Việt được cấp tại Cục SHTT).
Năm 2020, Viện Hàn lâm đã triển khai 828 nhiệm vụ, đề tài các cấp với tổng
kinh phí là 532,8 tỷ đồng.
(3) Sách, tạp chí: 12 tạp chí khoa học chuyên ngành
(4) Các sản phẩm sẵn sàng chuyển giao: 121 sản phẩm

4.1.3.3. Hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Hợp đồng nghiên cứu: Năm 2020, các đơn vị đã thực hiện 1201 hợp đồng KHCN với tổng
kinh phí khoảng 639 tỷ đồng, trong đó: số lượng hợp đồng có từ nguồn sự nghiệp là 155
hợp đồng với tổng kinh phí hơn 290 tỷ đồng và kinh phí cho năm 2020 khoảng 79 tỷ đồng.
Hợp tác nghiên cứu: Viện hàn lâm đã triển khai 5 loại hình nhiệm vụ ứng dụng triển khai
cơng nghệ gồm:; Dự án sản xuất thử nghiệm, Dự án Phát triển sản phẩm thương mại, Đề tài
ứng dụng đặt hàng.


Mua/ bán nhượng quyền văn bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích: Mặc dù số
lượng văn bằng sáng chế và GPHI của Viện là 304 văn bằng độc quyền sáng chế, nhưng số
lượng mua bán, nhượng quyền văn bằng sở hữu trí tuệ rất ít được triển khai.
Thành lập công ty: Do vướng về mặt pháp lý nên chưa Viện chưa có hình thức cơng ty khởi
nguồn (spin-off).
Mua/ bán nội bộ: Hình thức khơng chính thức, tự phát ( khơng có số liệu thống kê)

4.3.2.4. Các hoạt động hỗ trợ ứng dụng triển khai công nghệ và thương mại hóa kết
quả nghiên cứu
Viện Hàn lâm có một Phó Chủ tịch viện chịu trách nhiệm về hoạt động ứng
dụng và chuyển giao công nghệ. Các đơn vị thực hiện chức năng hỗ trợ hoạt động
chuyển giao công nghệ, bao gồm: Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Trung tâm
phát triển công nghệ cao; Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ; Phịng
thơng tin SHTT (Trung tâm Thơng tin tư liệu). Ngồi ra, một số viện nghiên cứu có
cán bộ phụ trách chuyển giao cơng nghệ.
4.1.3.5. Đánh giá hoạt động ứng dụng và thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Thuận lợi: Nhằm thúc đẩy vai trò của nghiên cứu và ứng dụng KH&CN vào đời sống, nhà
nước đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển giao
công nghệ và thương mại hóa. Với tiềm lực KH&CN, Viện Hàn lâm hiện đang có lực lượng
các chuyên gia đầu ngành tại nhiều lĩnh vực với 34 viện chuyên ngành. Với nền tảng nghiên

cứu cơ bản vững chắc thể hiện qua các kết quả nghiên cứu (số lượng bài báo uy tín và số
lượng văn bằng phát mình sáng chế), các sản phẩm cơng nghệ xuất phất từ Viện Hàn lâm
KHCNVN có hàm lượng công nghệ cao. Thương hiệu của Viện Hàn lâm KHCNVN tạo
được niềm tin đối vớí đối tác và người tiêu dùng trong nước, đặc biệt khi các sản phẩm
ngoài thị trường kém chất lượng và hàng nhái hàng giả tràn lan.

Khó khăn:
(1) Nhà khoa học gặp phải rào cản về cơ chế, chính sách khi tham gia ứng dụng và
thương mại hóa kết quả nghiên cứu
(2) Nhà khoa học chưa nhận thức được vai trị của mình trong hoạt động thương mại
hóa, thiếu kỹ năng thương mại hóa và kiến thức về thị trường.
(3) Thiếu nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thương mại hóa.
(4) Chính sách đãi ngộ, khen thưởng còn chưa được chú trọng
(5) Mạng lưới kết nối giữa các nhà khoa học và kết nối với doanh nghiệp và thị

trường còn yếu
(6) Các đơn vị hỗ trợ chuyển giao công nghệ chưa phát huy được hiệu quả


4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Trong số 900 nhà khoa học, có 450 người đồng ý tham gia (50%). Tuy nhiên,
sau khi gửi chỉ có 330 phiếu hồn chỉnh được thu về. Số mẫu thu thập được tiến hành
kiểm tra và không phát hiện có khác biệt về tuổi, giới tính, học hàm/ học vị của mẫu
nghiên cứu so với tổng thể.
Bảng 4.1. Đặc điểm các nhà khoa học tham gia khảo sát
Tiêu chí phân loại
Số nhà khoa học
Tỷ lệ (%)

>=40
194
58.79
Độ tuổi (TB = 40)
<40
136
41.21
Nữ
125
37.88
Giới tính
Nam
205
62.12
Nước phát triển
47
14.24
Quốc gia đào tạo
Các nước khác
112
33.94
Tiến sĩ
Trong nước
171
51.82
Công nghệ sinh học
79
23.94
Khoa học vật liệu
47

14.24
Năng lượng-Môi trường
35
10.61
Lĩnh vực
17
5.15
Công nghệ thơng tin -Tự
nghiên cứu
động hóa
Khác
152
46.06
Giáo sư/ Phó giáo sư
68
20.61
Học hàm
Tiến sỹ
262
79.39
26
7.88
Lãnh đạo Viện nghiên
cứu trực thuộc
Lãnh đạo phịng/ban/bộ
128
38.79
Vị trí cơng tác
mơn
Cán bộ cứu viên

176
53.33
129
39.09
Đăng ký xác lập Có
201
60.91
SHTT với kết quả Không
nghiên cứu
Trong tổng số 330 nhà khoa học được khảo sát, có 112 người có thương mại hóa
kết quả nghiên cứu (chiếm 33,94%) và 128 người không thương mại hóa kết quả
nghiên cứu (chiếm 66,06%).
Bảng 4.6. Hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học
Tiêu chí phân loại
Thương mại hóa kết quả
nghiên cứu

Khơng


Số nhà khoa học

Tỷ lệ(%)

218
112

66,06
33,94



Các lý do chính làm nhà khoa học khơng thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều lý do khác nhau để nhà khoa học
khơng/chưa thương mại hóa được kết quả nghiên cứu của họ. Trong đó, lớn nhất là
nghiên cứu mới dừng lại ở giai đoạn đầu, chưa chín muồi để thương mại hóa (40.8%),
tiếp theo tơi khơng quan tâm nhiều tới thương mại hóa: 29%, Tơi khơng có nguồn lực
tài chính để đầu tư 27,4%
4.2.2. Phân tích khám phá nhân tố và kiểm định các thước đo
Kiểm tra độ tin cậy của các thước cho thấy: hệ số Cronbach alpha của các nhân
tố đều trên 0,6, có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy: Hệ số tải
nhân tố lớn hơn 0,5 và 0.5 < KMO <1; Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. <
0.05), các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy, mơ
hình thực tế từ số liệu khảo sát giống với mơ hình lý thuyết được xây dựng ban đầu.
Luận án thực hiện một số kiểm định quan trọng của mơ hình hồi quy logistic:
kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình, kiểm định mức độ giải thích của mơ hình,
kiểm định mức độ dự báo chính xác của mơ hình. Kết quả cho thấy mơ hình đáng tin
cậy
4.2.3. Phân tích hồi quy Logistic

Mơ hình: Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đến quyết định
thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Biến phụ thuộc Y = 1: Có tiến hành thương mại
hóa kết quả nghiên cứu của mình và Y = 0 nếu ngược lại. P 2 = P (Y=1/Xi) là xác suất
doanh nghiệp tiếp cận được đồng thời cả hai nguồn tài chính chính thức và phi chính
thức; các biến độc lập Xi.
Phân tích tương quan: Phần lớn các biến có tương quan thuận chiều với biến phụ
thuộc quyết định thương mại hóa của nhà khoa học. Các biến trong mơ hình có hệ số
tương quan tương đối thấp, mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến vì đa số hệ
số tương quan của từng cặp biến độc lập đều có giá trị ≤ 0,8.
Kết quả ước lượng và kiểm định giả thuyết
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu được thể hiện quyết định thương mại hóa

và được đo lường bằng một biến nhị phân (1- có, 0- khơng). Nghiên cứu sử dụng
phương pháp hồi quy Logistic để ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố đến khả
năng thương mại hóa kết quả nghiên cứu (quyết định thương mại hóa). Để kiểm
định giả thuyết H1, H2, H3, hàm hồi quy Logistic được thực hiện với các biến độc
lập chính và biến kiểm sốt (Mơ hình 1). Để kiểm định giả thuyết H4, H5, tác giả
đưa thêm 2 biến tương tác giữa động lực xã hội với động lực bên trong và động lực
bên ngoài và chỉ kiểm tra mức ý nghĩa của hệ số của hai biến tương tác này (Mơ
hình 2). Kết quả như sau:


Bảng 4.2. Phân tích hồi quy ảnh hưởng các nhân tố
đến quyết định thương mại hóa
Tên biến
Mơ hình 1
Động lực bên trong
-0.516***
(0.194)
Động lực bên ngoài
0.614***
(0.179)
Động lực xã hội
0.571***
(0.167)
Động lực xã hội*Động lực bên trong
Động lực xã hội*Động lực bên ngồi

Mơ hình 2
-0.441**
(0.201)
0.525***

(0.190)
0.597***
(0.168)
0.350*
(0.208)
-0.350*
(0.203)

Biến kiểm sốt
Hằng số

-0.393
(1.164)
330

-0.377
(1.195)
330

Số quan sát
Chú thích: * p<.1; ** p<.05; *** p<.01
Mơ hình có các biến kiểm sốt: Tuổi, Giới tính, Quốc gia đào tạo Tiến sĩ, Học
hàm/học vị; Lĩnh vực nghiên cứu, Vị trí làm việc, Số cơng trình cơng bố, Đăng ký xác
lập SHTT với kết quả nghiên cứu
Bảng 4.12 tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết như sau:
Bảng 4.3. Tổng kết kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả
Chiều tác
STT
Nội dung

Kết quả
thuyết
động
1
H1
Động lực trong tương quan thuận chiều
Trái giả
đến quyết định thương mại hóa kết quả
thuyết
nghiên cứu
2
H2
Động lực bên ngồi có tương quan thuận
+
Chấp
chiều đến quyết định thương mại hóa kết
nhận
quả nghiên cứu
3
H3
+
Động lực xã hội có tương quan thuận
Chấp
chiều đến quyết định thương mại hóa kết
nhận
quả nghiên cứu của các nhà khoa học
4
H4
+
Động lực xã hội tăng mối quan hệ giữa

Chấp
động lực bên trong và quyết định thương
nhận
mại hóa
5
H5
Động lực xã hội làm suy yếu mối liên hệ
Chấp
giữa động lực bên ngoài với quyết định
nhận
thương mại hóa


4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Các giả thuyết được kiểm định thông qua nghiên cứu định lượng với mẫu của
330 nhà khoa học và nghiên cứu định tính với 19 nhà khoa học từ Viện Hàn lâm
KHCNVN.
4.3.1. Động lực bên trong và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Trái với gỉả thiết, động lực bên trong có mối tương quan ngược chiều đối với
quyết định thương mại hóa của nhà khoa học. Kết quả này cũng trái với kết luận của
các nghiên cứu tại các nước đang phát triển (Levin và Stephan, 1991, Ramos –Vielba
và công sự, 2016, Lee, 2000; Rizzo, 2015; Hayter, 2005; Lam, 2011). Qua nghiên cứu
định tính cho thấy một số các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt như sau:
Thứ nhất, các nhà khoa học làm việc tại viện nghiên cứu công lập, đa phần có
định hướng nghiên cứu cơ bản, thành tựu được đánh giá thơng qua số lượng cơng
trình cơng bố. Họ chưa nhận thức về vai trị của mình trong hoạt động thương mại
hóa. Được đào tạo chuyên ngành về khoa học tự nhiên, họ thiếu kĩ năng thương mại
hóa, dè dặt khi tham gia thị trường. Thứ hai, trên thế giới, các nhà khoa học mong
muốn học hỏi kiến thức từ doanh nghiệp (Audretsch và cộng sự, 2011), nâng cao chất

lượng nghiên cứu, (Hayter, 2015; Lee, 2000; Rizzo ,2015). Tuy nhiên, tại môi trường
Việt Nam, những kiến thức nhà khoa học thu lượm được chủ yếu là kiến thức về thị
trường. Thực tế, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào các cơng nghệ có thể sẵn sàng
chuyển giao, thu hồi vốn nhanh, khơng có đủ nguồn lực để phát triển các sản phẩm
cơng nghệ cao. Thứ ba, q trình thương mại hóa gặp nhiều khó khăn khiến nhà khoa
học đã cảm thấy mất động lực (Hayter, 2015). Tại thị trường KH&CN tại Việt Nam,
các chế tài để bảo vệ quyền lợi cho nhà khoa học còn lỏng lẻo, quá trình thương mại
hóa thơng qua nhiều khâu phức tạp. Nhà khoa học khơng có niềm tin đối tác, có xu
hướng giữ sản xuất nội bộ hoặc chuyển giao cho đối tác dựa vào mối quan hệ đã biết
từ trước.
4.3.2. Động lực bên ngồi và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Kết quả cho thấy, động lực bên ngoài có mối tương quan thuận chiều đối với
quyết định thương mại hóa, phù hợp với các giả thuyết và các nghiên cứu trên thế
giới (Lam, 2011; Hayter, 2015). Thứ nhất, thương mại hóa kết quả nghiên cứu bản
chất là một hoạt động kinh doanh, nguồn thu nhập cá nhân. Tại Việt Nam, đầu tư cho
khoa học còn rất hạn chế, mức lương cho cán bộ khoa học tại các đơn vị công lập
theo định mức nhà nước khá thấp. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu là một
phương án để tăng thu nhập. Thứ hai, với điều kiện cơ chế giảm biên chế của nhà
nước, đây cũng là một áp lực lớn khiến các vị trí lãnh đạo phải tìm nguồn thu cho
nhân viên và nghiên cứu sinh, học viên thực tập. Cuối cùng, việc tham gia thương
mại hóa kết quả nghiên cứu làm tăng uy tín của nhà khoa học đối với cộng đồng. Tuy
nhiên, phỏng vấn định tính cho thấy một số nhà khoa học dè dặt vì sợ ảnh hưởng uy
tín khi hoạt động thương mại hóa không thành công.


4.3.3. Động lực xã hội và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Đối với hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, động lực xã hội có tác
động tích cực đối với quyết định thương mại hóa của nhà khoa học. Thứ nhất, động
lực xã hội được thể hiện qua mục tiêu của các nghiên cứu, không chỉ chú trọng đến

tính mới của cơng trình, các nhà khoa học cịn quan tâm đến tính hữu dụng, có ý
nghĩa xã hội, giải quyết các vấn đề về thiên tai, mơi trường. Đặc biệt, trong các tình
huống cụ thể khi dịch Covid 19 diễn ra, các nhà khoa học cảm thấy trách nhiệm của
mình đối với cộng đồng. Động lực xã hội còn thể hiện lòng yêu nước, mong muốn
phát triển đất nước. Tại Việt Nam, các nhà khoa học có thâm niên được đào tạo bằng
ngân sách Nhà nước trong giai đoạn trước Đổi mới có nguyện vọng muốn đền đáp lại
công ơn của Nhà nước. Họ cảm thấy ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đối
với họ như một cách để đáp trả khoản đầu tư nhà nước và xã hội.
4.3.4. Vai trò điều tiết của động lực xã hội đến mối quan hệ giữa động lực bên
trong và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Động lực xã hội làm tăng cường mối quan hệ giữa động lực bên trong và quyết
định thương mại hóa, phù hợp với giả thuyết đưa ra. Trong q trình thương mại hóa,
nhận được những phản hồi tích cực của thị trường khiến các nhà khoa học cảm thấy
niềm vui, sự thỏa mãn và cảm thấy công sức nghiên cứu của mình có ý nghĩa. Kết
quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây về sức mạnh tổng hợp giữa
động lực xã hội và động lực bên trong khi thúc đẩy sáng tạo (Grant và Berry, 2011;
Renko, 2013).
4.3.5. Vai trò điều tiết của động lực xã hội đến mối quan hệ giữa động lực bên
ngoài và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Động lực xã hội làm suy yếu mối quan hệ giữa động lực bên ngồi và quyết
định thương mại hóa, phù hợp với giả thuyết đưa ra. Tương đồng với kết quả nghiên
cứu của Renko (2013) với các doanh nghiệp xã hội, các nhà khoa học có động lực xã
hội cao sẽ mong muốn mang lại lợi ích cho người khác nhiều hơn là mang đến lợi ích
tài chính. Qua phỏng vấn, việc mong muốn mang lại các lợi ích cho xã hội của nhà
khoa học đôi khi mâu thuẫn với mong muốn của doanh nghiệp, dẫn đến thỏa thuận
không thành công. Tiêu chí lựa chọn các đối tác của họ là những doanh nhân có đạo
đức tốt, có đồng quan điểm về lợi ích cho xã hội.
4.3.6. Một số kết quả khác
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tuổi tăng có xu hướng tăng xác suất thương mại hóa. So
với các tiến sĩ tốt nghiệp trong nước thì các tiến sĩ tốt nghiệp ở các nước ngoài (các nước

phát triển và các nước khác) có khả năng quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu
cao. Theo lĩnh vực nghiên cứu, các lĩnh vực Công nghệ sinh học; Khoa học vật liệu; Năng
lượng – Môi trường; Công nghệ thông tin – tự động hóa có xác suất quyết định thương mại
hóa kết quả nghiên cứu cao hơn so với các lĩnh vực khác. So với các lãnh đạo viện nghiên
cứu, các vị trí lãnh đạo phịng/ban và cán bộ nghiên cứu có xác suất quyết định thương mại
hóa thấp hơn. Số lượng các cơng trình nghiên cứu càng nhiều thì xác suất thương mại hóa
kết quả nghiên


cứu thấp. Nhà khoa học đăng ký xác lập quyền SHTT với kết quả nghiên cứu có tác động
tích cực đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

Từ tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, luận án đã xây dựng và kiểm định
mơ hình về mối quan hệ giữa động lực làm việc và quyết định thương mại hóa kết
quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm KHCNVN. Dựa trên cơ sở
nghiên cứu định lượng với mẫu của 330 nhà khoa học và nghiên cứu định tính với 19
nhà khoa học từ Viện Hàn lâm KHCNVN, luận án đã đóng góp mới về mặt lý luận
học thuật như sau:
5.1.1. Xây dựng mơ hình về mối quan hệ giữa động lực làm việc và quyết định
thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam
Tại các nước phát triển, động lực làm việc và quyết định thương mại hóa
nghiên cứu đã được nghiên cứu trong một số cơng trình. Tuy nhiên mối quan hệ này
chưa được nghiên cứu tại Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển với điều kiện thị
trường KH&CN còn non trẻ. Dựa trên cơ sở thuyết tự quyết (Ryan và Deci 2000; Deci
và Ryan 2000; Gagne và Deci 2005) và thuyết xử lý thông tin có động lực (Kunda,
1990; Nickerson, 1998), luận án đã xây dựng mơ hình về mối quan hệ giữa động lực
làm việc và quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam.
5.1.2. Mối quan hệ giữa động lực cá nhân và quyết định thương mại hóa của nhà

khoa học trong bối cảnh Việt Nam.
Động lực cá nhân (bao gồm động lực bên trong và động lực bên ngồi) đã được
chứng minh có mối tương quan thuận chiều với quyết định thương mại trong các nghiên
cứu trước (Lam, 2011; Hayter 2015). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy với mơi
trường kinh tế chính trị và điều kiện thị trường khác biệt tại Việt Nam, động lực bên
trong có mối tương quan ngược chiều đối với quyết định thương mại hóa của nhà
khoa học. Các nhà khoa học Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung nghiên cứu cơ bản, chưa
nhận thức được vai trị của mình đối với hoạt động ứng dụng triển khai công nghệ.
Quá trình thương mại hóa gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, các nhà khoa học không
đủ kỹ năng kinh doanh, cảm thấy mất thời gian và ảnh hưởng tới nghiên cứu cơ bản,
khơng có niềm tin với doanh nghiệp và thị trường.
Động lực bên ngồi có mối tương quan thuận chiều đối với quyết định thương
mại hóa, phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới.
5.1.3. Vai trò động lực xã hội trong quyết định thương mại hóa của nhà khoa học
Động lực xã hội được chứng minh đã tác động đến quyết định kinh doanh
trong nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào phân tích tác động của
động lực xã hội đối với quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa
học. Tác giả đã sử dụng thước đo của Renko (2013) và bổ sung chỉ báo mới cho
thước đo nhân


×