Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Văn học mạng việt nam dưới góc nhìn định chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.08 MB, 108 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGƠ THỊ HỒI LƯU

VĂN HỌC MẠNG VIỆT NAM
DƯỚI GĨC NHÌN ĐỊNH CHẾ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SỸ

BÌNH DƯƠNG - 2021



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGƠ THỊ HỒI LƯU

VĂN HỌC MẠNG VIỆT NAM
DƯỚI GĨC NHÌN ĐỊNH CHẾ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM VĂN QUANG



BÌNH DƯƠNG - 2021



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS.Phạm Văn Quang. Các trích dẫn cũng như tài liệu
tham khảo sử dụng trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc, những kết luận nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này hồn tồn chưa được cơng bố.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Bình Dương, ngày 24/05/2021
Học viên

Ngơ Thị Hồi Lưu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ của quý thầy cô, anh chị, bạn bè cùng gia đình. Với lịng biết
ơn và kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn.
Thầy hướng dẫn khoa học, TS. Phạm Văn Quang đã nhiệt tình hướng dẫn,
cung cấp tư liệu, giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực hiện luận văn
cũng như giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Ban giám hiệu, Phịng đào tạo sau Đại học, Khoa Ngữ văn, trường Đại học
Thủ Dầu Một, đã tạo các điều kiện cho chúng tôi được học tập và làm luận văn
một cách thuận lợi.

Tập thể lớp CH16VH02 đã cùng chia sẻ, sát cánh bên nhau, nhờ vậy
chúng tôi đã được tiếp thêm động lực trong suốt quá trình học tập cũng như trong
thời gian thực hiện luận văn này.
Lời cảm ơn đặc biệt chúng tôi muốn dành cho những người thân yêu trong
gia đình, bạn bè đã ln đồng hành, chia sẻ để tơi hồn thành luận văn này.
Bình Dương, ngày 24/05/2021
Học viên

Ngơ Thị Hoài Lưu

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 9
5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 10
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 10
Chương 1. MẠNG XÃ HỘI VÀ ĐỊNH CHẾ VĂN HỌC ............................... 12
1.1. Sơ lược về định chế văn học ....................................................................... 12
1.1.1. Tiếp cận định chế trong lý thuyết xã hội học văn học ............................ 12
1.1.2. Cấu trúc định chế văn học ....................................................................... 17
1.2. Định chế văn học mạng ............................................................................... 19

1.2.1. Hệ thống mạng và tương quan của nó với xã hội và cá nhân ................ 19
1.2.2. Khái quát về văn học mạng ................................................................... 21
1.2.3. Một vài yếu tố khác biệt của văn học mạng so với văn học truyền thống
.............................................................................................................................. 23
Chương 2. SỰ GIAO THOA GIỮA KHÔNG GIAN GIẤY VÀ ĐIỆN TỬ . 26
2.1. Tạp chí điện tử như là định chế của đời sống văn học mạng .................. 26
2.1.1. Tạp chí Sơng Hương .............................................................................. 27
2.1.2. Tạp chí Văn nghệ Quân đội ................................................................... 29
2.1.3. Tờ báo Văn nghệ .................................................................................... 31
2.2. Từ phiên bản truyền thống đến phiên bản điện tử: sự mở rộng không
gian thừa nhận văn học...................................................................................... 34
2.2.1. Một không gian khác của giao tiếp văn học .......................................... 36
iii


2.2.2. Giới thiệu một vài tác giả trẻ ................................................................. 38
2.2.3. Tạp chí điện tử như là khơng gian lưu trữ văn học ............................... 49
Chương 3. BLOG, WEBSITE VÀ VĂN CHƯƠNG ....................................... 60
3.1. Blog và văn chương ..................................................................................... 60
3.1.1. Nhà văn và Blog .................................................................................... 61
3.1.2. Blog Kho văn Bọ Lập ............................................................................ 63
3.2.2. Nhà văn-blogger và sự tương tác trên Blog .......................................... 67
3.2. Website văn chương: trường hợp vanchuongviet.org .............................. 74
3.2.1. Giới thiệu tổng quát trang Web ............................................................. 74
3.2.2. Web văn chương như là một trường lực văn học .................................. 80
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 88

iv



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Internet nói chung, mạng xã hội nói riêng đang chiếm một vị thế ưu việt
trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người. Đời sống văn hóa đã có
những chuyển biến rất mạnh từ khi những phương tiện này ra đời. Có thể nói
chúng đã làm đảo lộn nhiều giá trị cơ bản được thừa nhận từ lâu trong truyền
thống của những khơng gian xã hội khác nhau. Khơng gian văn hóa Việt Nam
cũng khơng nằm ngồi tác động ấy. Trong những hoạt động văn hóa có những
ảnh hưởng trực tiếp từ Internet và mạng xã hội, văn chương đã sớm trở thành một
lãnh địa của sự tiếp xúc, thể hiện và ứng dụng của những phương tiện mới này.
Thực vậy, không gian mạng đã mở ra những cơ hội mới cho sự bùng nổ của đời
sống văn học, trở thành một không gian mới cho những thể nghiệm mới của sáng
tác cũng như những giao tiếp vượt lên nhiều giới hạn và ranh giới.
Như vậy, ở bình diện cơ chế vận hành của đời sống văn học, sự can thiệp
của Internet và mạng xã hội đã đặt ra nhiều vấn đề, khơng chỉ ở phạm vi sáng tác
mà cịn ở lĩnh vực phê bình và lí luận. Nếu như tác giả, tác phẩm và người đọc là
những tác nhân chính khơng thể phủ nhận làm thành đời sống văn học, trong cả
truyền thống cũng như ở thời kỳ hiện nay khi có sự cạn thiệp của Internet, thì
những tương tác hay những mức độ và cách thức quan hệ giữa những tác nhân ấy
đã có nhiều thay đổi. Vấn đề chúng tôi muốn đặt ra ở đây là: văn chương vận
hành như thế nào với những phương tiện mới này? Đâu là những đặc điểm của
tiến trình vận hành tác phẩm trên Internet hay mạng xã hội? Đâu là những
nguyên lí của văn học mạng? Nói một cách cụ thể, đề tài của chúng tôi đặt vấn đề
về yếu tố trung gian hóa của những thực hành văn học, đặc biệt liên quan đến sự
tự quảng bá và lưu hành sáng tác. Chúng tơi giả định rằng tiến trình cơng bố
những tác phẩm của các nhà văn trên không gian mạng không diễn ra giống như
cách thức truyền thống (nhà xuất bản, nhà sách, các cơ quan định chế khác). Như
vậy, không gian mạng trở thành một định chế trung gian tạo ra những hiệu ứng
gặp gỡ đối với giới độc giả. Vai trò và tương quan của tác giả sẽ khác đối với tác


1


phẩm của mình. Từ đó, một câu hỏi khác có thể được đặt ra liên quan đến tâm
thế và hình ảnh của nhà văn trên khơng gian mạng. Đó cũng chính là những vấn
đề mà luận văn của chúng tơi nhắm đến, với mục đích làm nổi bật vai trị của
mạng xã hội như là một trong những định chế của đời sống văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nếu như lí luận và phê bình đã xác định những bước khởi đầu của một
loại “văn học số” ngay từ những năm 1950, thì chỉ kể từ những năm 1980, với
hiện tượng phổ biến của máy điện toán, văn học số mới bắt đầu xác lập vị thế của
nó. Những cơng trình nghiên cứu về lí luận văn học số hay văn học điện toán đã
bắt đầu nở rộ vào những thập niên 1980-1990, đặc biệt ở phương Tây. Khi nói
đến văn học số, có rất nhiều nhà triết học, khoa học, nhà phê bình đề cập đến vấn
đề này. Có thể coi họ là những người đặt nền tảng lí luận cho dịng văn học số.
Trong đó có những chuyên gia đáng chú ý như:
N. Katherine Hayles, nhà phê bình văn học hậu hiện đại người Mỹ, là một
trong những người đầu tiên nói tới văn học số. Lĩnh vực nghiên cứu và phê bình
của bà là văn học số và văn học Mỹ hậu hiện đại, đồng thời bà cũng đề cập đến
văn học số với những lĩnh vực sâu sắc nhất của của khoa học máy tính và triết
học. Khi bàn đến văn học số, N. Katherine Hayles chú trọng đến sự sản sinh của
văn bản trong những tương tác, những mạng lưới liên kết và trong quá trình xử lý
văn bản (N. Katherine Hayles, 2008). Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, những
quan sát của N. Katherine Hayles vẫn còn hạn chế khi đặt vấn đề về tính văn học
của văn bản.
Philippe Bootz, một trong những nhà nghiên cứu sớm nhất bàn đến văn
học số ở Pháp. Ngay từ năm 1977, ông đã khám phá ra vấn đề lập trình hóa, cho
phép ơng tạo ra hình thái văn học lập trình đầu tiên, đó chính là loại thơ ma trận,
được tạo ra trên máy tính. Loại thơ sản sinh và tương tác ấy ngay lập tức đi vào

hướng tiếp cận của những trào lưu lớn như trào lưu siêu văn bản. Nhưng phải đến
những năm thập niên 1980-1990 ông mới thực dấn thân vào văn học số, đặc biệt
là thơ số. Ông đã thành lập nhóm nghiên cứu có tên L.A.I.R.E và một tờ tạp chí

2


Alire, có thể được coi như ấn phẩm định kỳ số hóa lâu đời nhất đã cơng bố
những tác nhân sản sinh ra thơ số. Các tác giả cộng tác của nhóm này đã dần dần
tạo ra một loại hình thẩm mỹ đặc thù trong lĩnh vực thơ số, và nó lan tỏa rộng rãi
trên diễn đàn văn học thế giới. Dĩ nhiên những phát minh của Philipe Bootz và
nhóm nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề hình thức, cú pháp, vai trị mơ
phỏng của tiến trình viết và đọc. Các cơng trình của ơng cho phép giới phê bình
và sáng tác có được một nhãn quan mới về hành động viết và đọc, quá trình quan
sát cái nhất thời của thẩm mỹ.
Noah Wardrip-Fruin trong Năm thành tố của văn học số (Five Elements of
Digital Literature) đã đưa ra những khái niệm về dữ liệụ, tương tác người đọc,
quá trình thực thi văn bản, hiển thị và văn cảnh. Tác giả đã cố gắng phân loại các
tác phẩm văn học số thế nhưng vẫn gặp nhiều trở ngại khi mơ hình phân loại coi
là tác phẩm văn học vẫn chưa thực sự là văn học theo ý nghĩa chặt chẽ nhất
(Noah Wardrip-Fruin, 2010).
Peter Gendolla, Jörgen Schäfer trong tác phẩm Mỹ học của văn học liên
mạng (The Aesthetics of Net Literature, 2007), xem tác phẩm văn học được sinh
ra trong những thao tác tín hiệu được lập trình và trong sự kết nối giữa các máy
tính mạng và với sự tương tác của người dùng. Thế nhưng vẫn chưa đưa ra được
bản chất của các cấu trúc đó, và tính mỹ học của thuật tốn (Peter Gendolla,
Jưrgen Schäfer, 2007).
Ngồi ra, còn rất nhiều các học giả nữa như Nick Montfort (2005), Twisty
Little Passages: An Approach to Interactive Fiction, The MIT Press; New e.
édition; Roberto Simanowski (2007) “Holopoetry, Biopoetry, and Digital

Literature. Close Reading and Terminological Debates”, in Peter Gendolla and
Jörgen Schäfer (eds.), The Aesthetics of Net Literature. Writing, Reading and
Playing in Programmable Media. Transcript-Verlag, tr. 43-66; Mark B. N.
Hansen (2006), New philosophy for New Media, MIT Press; New e. edition;
David Ciccoricco (2007) Reading network fiction, Tuscaloosa, University of
Alabama Press. Họ đều cho rằng văn học số không chỉ thuần túy về mặt lí luận
văn học tồn tại trên văn bản mà nó cịn là cả những chương trình nằm đằng sau

3


nó. Có thể nói văn học số nằm ở giao điểm của các liên ngành khoa học máy
tính, ngơn ngữ học, mỹ học mà trong mỗi ngành mức độ số hố của nó đã đạt tới
những thang độ cơ bản nhất định.
Năm 1995, một trong những tạp chí văn học trực tuyến đầu tiên ra đời là
New World Writing của Frederick Barthelme. Tiếp đến là Electric Literature tạp chí văn học đầu tiên có phiên bản đặc biệt trên iPhone, iPad. Đây là trang
web phi lợi nhuận nhưng lại trả tiền cho tác giả đóng góp trang thường xuyên
đăng tải những bài viết mới trên các mục như thơ, truyện ngắn, phê bình văn
học…. Sau đó là của Jennifer Egan (2012), Black Box. The New Yorker trên
Twitter. Như vậy, văn học và Internet bắt đầu có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau,
mang đến cho đời sống văn chương một giao diện mới. Mỗi chủ thể sáng tạo đã
ra sức tìm tịi, thử nghiệm để phát huy tối đa tính năng động và tự do của mình.
Ở Việt Nam, khái niệm “Văn học số” là khái niệm còn tương đối mới mẻ.
Tác giả Đặng Xuân Tuấn trong bài viết “Văn học số là gì?” được đăng trên
vanhocviet.org đã tiếp cận với các tài liệu của phương Tây ở trên để đưa ra một
khái niệm về văn học số như sau: “Văn học số là văn học mà văn bản của nó cư
trú trên những bản thể dạng số hay bản thể lai ghép giữa môi trường số và bản
thể sinh học thần kinh, ở đó nó được thể hiện ra thông qua một cấu trúc liên kết
nhất định và thuật tốn của cấu trúc đó thể hiện các chu trình trao đổi cảm xúc
thẩm mỹ giữa các cấu trúc khác nhau” (Đặng Xuân Tuấn, 2013). Như vậy, các

cấu trúc đó có thể là người viết, người đọc, hay chỉ là các văn bản tương tác với
nhau. Máy tính và Internet đã tham dự vào hầu hết các hoạt động của con người
trong đó có văn học. Văn học được sáng tác trên máy vi tính, tận dụng tính chất
đa phương tiện (multimedia) và các điểm nổi (link) trên internet để dẫn dắt câu
chuyện và tạo sự tương tác với độc giả.
Vì sự xuất hiện loại hình văn học này tương đối muộn hơn so với các nước
phương Tây, nên những hoạt động phê bình và lí luận về văn học này ở Việt
Nam chỉ có thể xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Dù vậy, tính cho
đến nay, vẫn chưa thực sự có những cơng trình tầm cỡ về văn học mạng ở Việt
Nam. Chúng tôi thấy trước tiên xuất hiện những bài viết hoặc những cuộc bàn

4


luận mang tính cơng chúng trên các báo. Chẳng hạn, năm 2006, trên báo điện tử
Vietnamnet, có tổ chức một chuyên đề về văn học mạng tuy không tạo được một
hiệu ứng mạnh mẽ nhưng ít nhiều cũng khiến người ta chú ý đến một hiện tượng
văn học không dễ nhận diện và đánh giá. Hay năm 2007, một tọa đàm nằm trong
chuỗi sinh hoạt Bàn tròn văn chương với chủ đề “Văn chương mạng và website
vannghedongbangsongcuulong” được tổ chức ngày 21/4/2007 tại Hội Văn học
nghệ thuật TPHCM do nhà thơ Inrasara chủ trì cũng nêu lên nhiều ý kiến đáng
chú ý về văn chương mạng. Nhưng chủ yếu là tiếng nói của giới truyền thơng về
những vấn đề xung quanh việc phát hành và sử dụng văn chương qua mạng.
Trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10, trang 34-47, năm 2007, Trần
Quỳnh Hương dịch lại bài viết của Âu Dương Hữu Quyền với tên: “Đi tìm bản
thể và nhận thức về ý nghĩa của văn học mạng”. Tác giả nêu lên ba điểm mạnh,
có thể xem là đột phá của văn học mạng. Thứ nhất, văn học mạng “giải phóng
quyền diễn ngơn văn học, thể hiện xu thế của văn học thời đại khoa học kĩ thuật
cao quay về với ý thức thẩm mĩ dân gian”. Thứ hai, “văn học mạng thể hiện tinh
thần tự do nghệ thuật”, “phá vỡ các lề thói văn học truyền thống”. Thứ ba, “văn

học mạng phá bỏ thông lệ cũ từ nhiều phương diện khác nhau, cung cấp cho diễn
tiến lịch sử của thể chế văn học một khả năng mới và sự lựa chọn mới”.
Ngày 21/3/2008, tạp chí Văn hóa nghệ thuật phối hợp với Công ty Sách
Bách Việt tổ chức hội thảo “Văn học mạng Việt Nam và văn học mạng thế giới”.
Hội thảo được đánh giá là rất quy mô và đặc biệt thu hút được nhiều nhà văn trẻ
tham dự. Cũng có thể xem đây là hội thảo chuyên đề đầu tiên về “văn học mạng”
được tổ chức tại Việt Nam. Rất nhiều vấn đề đồng loạt được đặt ra tại hội thảo,
nhưng theo tác giả Hà Linh, những ý kiến của giới nhà văn, nhà phê bình chỉ
dừng lại ở “sự thăm dò, giả định về một hình thức tồn tại mới và đa biến của văn
chương”. Cũng trong năm này có hai cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh
viên, học viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội lấy văn học mạng làm đối
tượng nghiên cứu. Đó là cơng trình “Bước đầu khảo sát văn học mạng Việt
Nam”, cơng trình dự thi giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008,
thuộc nhóm ngành XH2a và luận văn thạc sĩ Ngữ văn “Đặc điểm phát triển của

5


văn học mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI”, do Nguyễn Thị Lan
Hương thực hiện, bảo vệ tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2008. Luận văn tập
trung khai thác vào các đặc trưng của văn học mạng tính tới thời điểm 2008.
Năm 2010, trong hội thảo Người đọc và cơng chúng nghệ thuật, Hà Văn
Hồng, khoa Ngữ Văn - Truyền thông, Đại học Phan Châu Trinh đã có bài viết
“Tiếp nhận văn học mạng trong bối cảnh văn hóa, văn học hiện nay”. Bài viết
sau đó được đăng tải trên các trang web phongdiep.net, vanhoaquenha.vn và Văn
nghệ trẻ. Tác giả cho rằng trong bối cảnh văn hóa văn học hiện nay, việc định
hướng tiếp nhận những giá trị của văn học mạng cần phải được quan tâm đúng
mức nhằm bồi dưỡng ý thức thẩm mỹ, tinh thần nhân đạo cho bạn đọc. Và việc
đi tìm một khái niệm giản dị, dễ hiểu cho văn học mạng là điều nên làm vì từ
trước đến nay chưa có một nhà lí luận, phê bình nào đưa ra một khái niệm đầy đủ

cho dòng văn học này. Từ việc đi tìm khái niệm, tác giả cũng đề cập đến thực
trạng về tác phẩm văn học mạng hiện nay. Từ đó đưa ra đưa ra một số định
hướng tiếp cận văn học mạng Việt Nam trong bối cảnh văn hóa nói chung và văn
hóa đọc nói riêng.
Tháng 5/2010, Trần Ngọc Hiếu khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, đã nghiệm thu đề tài khoa học cấp trường “Văn học mạng Việt Nam –
diện mạo ban đầu và những tác động tới đời sống văn học đương đại”. Bài viết
“Nhận diện văn học mạng Việt Nam” được trích trong cơng trình này của Trần
Ngọc Hiếu cũng đã được đăng tải rộng rãi trên các trang mạng như
phebinhvanhoc.com, lythuyetvanhoc.wordpress.com của Đại học Sư phạm Hà
Nội. Trong năm này, Thạc sĩ Nguyễn Thị Năm Hoàng, khoa Văn học, Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, đã viết bài “Văn học mạng và những biến
đổi trong phương thức tiếp nhận văn học của người đọc đương đại”. Bài viết
được đăng trên “Tạp chí Văn nghệ Quân đội (40), tr.69 – 71, năm 2011”, trên
trang web xemtailieu.com. Ở bài viết này tác giả đưa ra một số vấn đề về đặc
trưng của văn học mạng, vị thế của độc giả, quá trình tiếp nhận văn học mạng từ
cái nhìn so sánh với văn học truyền thống. Những vấn đề trên được coi là những

6


tổng kết chung nhất về sự hình thành và phát triển của văn học mạng trong ý
nghĩa một hiện tượng văn hóa đương đại.
Năm 2012 có lẽ là năm mà giới phê bình quan tâm đặc biệt đến văn học
mạng, có thể vì đây là thời điểm sáng tác mạnh mẽ nhất từ khi văn học mạng ra
đời ở Việt Nam. Đầu tiên là cuộc tọa đàm mang tên “Từ Blog đến sách” do Thái
Hà Books, Báo Văn nghệ trẻ và Cafe Trung Nguyên đã tổ chức vào ngày
07/03/2012. Chủ đề bàn luận tại hội thảo là xoay quanh những vấn đề nổi bật của
văn học trẻ hiện nay dựa trên xu hướng sử dụng mạng xã hội và blog, cũng như
vai trị của truyền thơng mạng đối với những tác phẩm văn học.

Năm 2014, một cuộc tọa đàm mang tên “Văn học mạng và làn sóng sáng
tác trẻ” diễn ra tại Trung tâm Đông Tây, Hà Nội diễn ra vào sáng 14/06/2014.
Nhiều vấn đề về văn học mạng được đặt ra từ cuộc tọa đàm này. Văn học mạng
từ chỗ đóng vai phụ trong nền xuất bản giờ đã có chỗ đứng hẳn hỏi, thậm chí cịn
mạnh về tiêu thụ. Tuy nhiên, bán chạy nhưng bị hoài nghi về chất lượng, xuất
hiện ồ ạt nhưng diện mạo hơi méo mó, câu hỏi đặt ra: Tương lai văn học mạng ở
Việt Nam sẽ ra sao? Đó là vấn đề được đặt ra từ cuộc tọa đàm này. Cũng trong
năm 2014, có luận văn thạc sĩ của Phùng Thị Hiền Lương, Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn Hà Nội về đề tài: “Văn học mạng và vấn đề tiếp nhận”. Với đề
tài này, tác giả khảo sát quá trình tiếp cận của bạn đọc, các cấp độ tiếp nhận, so
sánh với cách tiếp cận của văn học truyền thống. Bước đầu nhận diện văn học
mạng – một bộ phận không thể tách rời trong đời sống văn học đương đại. Tác
giả Phùng Thị Hiền Lương cũng tham gia vào một đề tài nghiên cứu cấp Viện
của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, mang tên “Văn học mạng ở Việt Nam:
lịch sử hình thành và đặc điểm”, cùng với tác giả Nguyễn Thị Trúc Bạch. Nhìn
chung những cơng trình nói trên ít nhiều đều đi đến một định nghĩa về văn học
mạng và tập trung phác họa những nét diện mạo ban đầu về văn học mạng ở Việt
Nam.
Năm 2015, trong kỷ yếu hội thảo quốc tế với chủ đề: “Văn học Việt Nam
và Nhật Bản trong bối cảnh tồn cầu hóa”, do Đồn Lê Giang, Trần Thị Phương
Phương (tuyển chọn), NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Hà

7


Thanh Vân đã viết bài tham luận: “Văn học mạng ở Việt Nam trong bối cảnh
tồn cầu hóa – những điểm nhìn từ một cuộc khảo sát xã hội học trên công chúng
trẻ tuổi”, chủ đề của bài tham luận tập trung làm rõ những đặc điểm của văn học
mạng Việt Nam, nêu bật những tác giả văn học mạng tiêu biểu hiện nay, tìm cách
lý giải nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ của văn học mạng trong những

năm gần đây trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Ngày 06/10/2016 tại Hà Nội, Phòng Văn học Việt Nam đương đại (Viện
Văn học) tổ chức tọa đàm mang tên: “Văn học mạng trong khơng gian văn hóa
Việt Nam đương đại”, nhằm tổng kết, đánh giá tình hình văn học mạng trong gần
hai chục năm qua với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình, nhà
văn, cơ quan thơng tấn báo chí. Nhà phê bình Phạm Xn Ngun mở đầu tọa
đàm bằng việc lược thuật giới thiệu một số cơng trình nghiên cứu của các học giả
nước ngồi (Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức…) về văn học mạng, cách nhận diện
của họ về các thuộc tính của văn học mạng. Ông nhận định cùng với phương
thức tồn tại và lưu truyền đặc thù, văn học mạng sẽ làm nên cuộc cách mạng thứ
hai trong văn học (sau cuộc cách mạng thứ nhất với sự ra đời của máy in) và văn
học mạng sẽ là tương lai của văn học. Cùng chia sẻ với những vấn đề lý thuyết
mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nêu ra, các tham luận và ý kiến của Đặng
Thị Thái Hà, Trần Ngọc Hiếu, nhà văn Nguyễn Trương Quý tiếp tục triển khai
những nội dung cụ thể. Nhà văn Nguyễn Trương Quý nhận định: “Sự ra đời của
mạng xã hội đã mang lại cơ hội cho việc tự xuất bản và do đó đã định nghĩa lại
lối viết, sản phẩm sách và tác giả. Thuật ngữ “văn học mạng” được sinh ra để gắn
cho trào lưu này và mau chóng được các nhà phê bình chấp nhận. Khi số lượng
người dùng Internet Việt Nam tăng nhanh, không gian công cộng này trở thành
nhà xuất bản lớn hơn bao giờ” (Sỹ Hà, 2016). Theo nhà văn sự có mặt của văn
học mạng ở Việt Nam đã đem tới một thách thức đáng kể đối với các nhà sản
xuất văn chương chính thống. Từ thực tiễn kinh nghiệm sáng tác, nghiên cứu,
phê bình văn học mạng, các ý kiến trong buổi tọa đàm đã thu hút được nhiều ý
kiến trao đổi, cho thấy sự quan tâm tới văn học mạng ở Việt Nam, đồng thời nêu

8


lên những vấn đề mà văn học mạng cần phải đặt ra trong việc tiếp cận loại hình
văn học mới này trong khơng gian văn hóa Việt Nam đương đại.

Các chủ đề nghiên cứu đã chứng minh sự phong phú và những điểm mới
mẻ, góp phần định hình rõ nét hơn diện mạo của văn học mạng ở Việt Nam.
Đồng thời, trong lí luận văn học, các cơng trình trên đã đặc biệt chú trọng đến vị
thế và điều kiện phát triển của văn học mạng tại Việt Nam. Tuy nhiên về mặt
phương pháp luận và lí luận đối với văn học mạng thì chưa có cơng trình nào đi
sâu nghiên cứu văn học mạng dưới góc nhìn định chế, một góc nhìn gợi mở
nhiều hướng tiếp cận đối văn học mạng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan sát và nhận định sự vận hành của
văn học mạng ở Việt Nam trên bình diện định chế văn học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu vào những cứ liệu trên một số
trang tạp chí điện tử nổi bật Tạp chí Sơng Hương, Tạp chí Văn nghệ Quân đội và
Báo Văn nghệ. Bên cạnh đó, chúng tơi chọn hai trang nền cơ bản dành cho việc
sáng tác, đặc trưng cho mạng xã hội là Blog Kho văn Bọ Lập:
, và một trang Webite văn chương là
vanchuongviet.org.
Với đề tài “Văn học mạng Việt Nam dưới góc nhìn định chế”, mục đích
của chúng tơi là phân tích những đặc điểm căn tính của nhà văn trên mạng điện
tử hoặc số hóa. Chúng tơi cũng mơ tả sự giao tiếp văn chương qua không gian
điện tử và sự khác biệt của cách thức này với cách thức truyền thống. Từ đó, luận
văn sẽ làm nổi bật định chế tiếp nhận văn học mạng, nghĩa cách thức mà độc giả
tham gia vào quy trình giao tiếp văn chương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu dựa trên những tiếp cận xã hội học văn học. Vì thế chúng
tôi sử dụng các phương pháp như:

9



Phương pháp lịch sử và so sánh đối chiếu: Sự kết hợp giữa hai phương
pháp thao tác này giúp chúng tơi so sánh giữa những hình thức hành văn học theo
cách truyền thống và hình thức trên khơng gian mạng.
Phương pháp mơ tả, phân tích và thống kê: Những thao tác này sẽ cho
phép làm nổi bật các hiện tượng mới trong quá trình xuất bản và lưu hành tác
phẩm trên các nền hay các thiết bị điện tử và các mạng xã hội.
Bên cạnh những phương pháp thao tác kĩ thuật trên đây, luận văn chủ yếu
được nghiên cứu từ viễn cảnh tiếp cận xã hội học văn học. Lối tiếp cận này cho
phép chúng tôi thực hiện những phân tích các định chế tham gia vào đời sống
văn học mạng: sáng tác, phổ biến tác phẩm, độc giả, cùng với những định chế
cận văn học khác.
5. Đóng góp của đề tài
Về phương diện thực tiễn, luận văn tiếp bước các cơng trình đầu tiên ở
Việt Nam nghiên cứu một cách chuyên sâu về văn học mạng.
Về phương diện lí luận, luận văn góp thêm một cái nhìn mới mẻ về văn
học mạng dưới góc nhìn xã hội học văn học, cụ thể là định chế văn học.
Về phương diện học liệu, luận văn mong muốn đóng góp phần nhỏ vào
việc hình thành một tài liệu tham khảo và khơi gợi những hướng nghiên cứu tiếp
theo.
6. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mạng xã hội và định chế văn học
Ở chương đầu tiên này, chúng tôi giới thiệu khái quát sơ lược định chế văn
học, tổng lược các lý thuyết về định chế văn học cũng như cấu trúc định chế
trong lý thuyết xã hội học văn học. Thông qua đó, chúng tơi cũng làm rõ những
tác động mà Internet, mạng xã hội ảnh hưởng đến con người nói riêng và văn hóa
xã hội nói chung. Chúng tơi cũng sẽ trình bày khái quát khái niệm văn học mạng
và quá trình phát triển của nó.
Chương 2: Sự giao thoa giữa không gian giấy và điện tử
Trong chương này chúng tôi sẽ giới thiệu ba tạp chí điện tử như là những

phiên bản kép của Tạp chí Sơng Hương, Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Báo Văn

10


nghệ. Mục đích để chứng minh vị thế của chúng trong đời sống văn hóa nói
chung và sự góp phần của các phương tiện này cho việc thực hành văn học số
hóa. Chúng tơi phân tích các trang điện tử này như là sự mở rộng hoặc nối dài
không gian thực hành văn học trên thiết bị điện tử, nghĩa là sự giao thoa về định
chế giữa nền giấy và nền số hóa.
Chương 3: Blog và Website văn chương
Ở chương cuối, chúng tơi tập trung vào hai loại hình thường gặp trong các
hình thái sinh hoạt của khơng gian Internet. Thứ nhất chúng tôi giới thiệu trang
Blog như là không gian sáng tác và giao tiếp văn chương của một nhà văn.
Chúng tôi sẽ mô tả cấu trúc, cách thức vận hành và tương tác của nhà văn trên
Blog các nhân của mình. Cũng vậy, với trang Website thuần túy văn học, nghĩa
không phải là phiên bản kép giống như các tạp chí nêu trên, chúng tơi xem xét sự
vận hành của trang Web và các tác nhân tham gia vào khơng gian đó.

11


Chương 1
MẠNG XÃ HỘI VÀ ĐỊNH CHẾ VĂN HỌC
1.1. Sơ lược về định chế văn học
1.1.1. Tiếp cận định chế trong lý thuyết xã hội học văn học
Lý thuyết định chế là một nhánh trong hệ hình chung của xã hội học văn
học. Bên cạnh xã hội học về trường với mục đích tìm hiểu một nền văn học cụ
thể với các yếu tố đặc trưng, chúng ta không thể không nhắc đến một cách tiếp
cận khác, tiếp cận định chế văn học. Nhìn từ góc độ xã hội học, định chế có

nhiều định nghĩa khác nhau. Theo từ điển Việt – Việt: “Định chế là tồn bộ quy
định có tính chất pháp lí đối với một vấn đề nhất định”. Theo Đào Duy Anh trong
“Hán Việt từ điển giản yếu” định nghĩa: Định chế là “chế độ đã nhất định từ
trước”, tức là một hệ thống hay một chế độ đã được thiết lập, đã được định sẵn.
Émile Durkheim coi định chế là “tất cả các niềm tin và phương cách ứng xử do
tập thể thiết lập”, và do đó, xã hội học chính là mơn “khoa học về các định chế,
về sự hình thành và sự vận hành của chúng” (É. Durkheim, 1895). Cũng theo một
cách nhìn mới, Cao Huy Thuần cho rằng định chế là “một quá trình biện chứng”
bao hàm cả cái “đã được định chế” (institué) lẫn cái “đang định chế (instituant):
“Định chế không phải là một tổng thể đã hồn thành, có cấu trúc mạch lạc, bền
vững, mà là một cái gì đang hồn thành, ln ln đang hồn thành. Đó khơng
phải là một “sự vật”, mà là một “thực tiễn” (Cao Huy Thuần, Định chế: cái “đã”
và cái “đang” (Tạp chí thời đại, số 5, 2001). Có thể hiểu định chế được định
hình theo thời gian, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội cũng như những chuẩn
mực ứng xử mà xã hội đã thừa nhận.
Trong cơng trình của mình Berger và Luckmann, “Sự định chế hóa diễn ra
mỗi khi có một sự điển hình hóa” hỗ tương đối với những hành động đã - đượctập - quán - hóa của một số loại điển hình tác nhân nào đó” (Trần Hữu Quang,
2017). Điều quan trọng ở đây là sự điển hình hóa khơng chỉ diễn ra đối với các
hành động, mà kể cả đối với các tác nhân. Mỗi định chế đều có sở tính
(historicity) của nó. Vì thế, Berger và Luckman nhấn mạnh rằng “sẽ không thể

12


hiểu được một định chế một cách xác đáng nếu khơng hiểu q trình lịch sử mà
trong đó nó được sản sinh ra”. Mặt khác, định chế luôn bao hàm sự kiểm sốt.
Nó “kiểm sốt cách xử sự của con người bằng cách thiết lập các khuôn mẫu xử
sự định sẵn, các khuôn mẫu này lèo lái cách xử sự đi theo một hướng nào đó nhất
định chứ khơng đi theo những hướng khác nhau”. Do các thế hệ sau thường gặp
khó khăn trong chuyện tuân thủ, nên trật tự định chế thường “phải thiết lập các

biện pháp chế tài”. “Trẻ em phải được “dạy cách cư xử”, và một khi đã được dạy
thì chúng phải “tn theo khn phép”. Người lớn cũng buộc phải như vậy, lẽ dĩ
nhiên”. Từ đó, các tác giả nhấn mạnh đến các vai trị và các cấp độ của chúng
trong việc thực hiện định chế:
“Trước hết, việc đảm nhận vai trị thể hiện chính nó. Thí dụ, tham gia vào
việc xét xử chính là thể hiện vai trò quan tòa. Cá nhân vị quan tịa khơng hành
động “theo ý mình”, mà với tư cách của một vị quan tòa. Kế đến, vai trò thể hiện
cả một mạng lưới bao gồm những cách xử sự nhất định trong lòng định chế. Vai
trò của vị quan tòa nằm trong mối liên hệ với các vai trò khác, và tồn bộ các vai
trị ấy cấu tạo nên định chế luật pháp. Vị quan tòa hành động như người đại diện
cho định chế này”. Định chế được Berger và Luckmann ví như một “kịch bản
chưa được viết ra của một vở kịch” trong đó các hành động và xử sự của các vai
trị đều “đã được lập trình sẵn”…Chính các vai trị làm cho các định chế có thể
tồn tại và luôn luôn tồn tại như một sự hiện diện có thực trong kinh nghiệm của
các cá nhân đang sống” (Trần Hữu Quang, 2017).
Trong lĩnh vực văn học người ta cũng nói đến định chế, hoặc cũng có
những cách nói về thiết chế văn học và thiết chế xã hội của văn học. Bởi vì xét ở
khía cạnh cơ cấu và tổ chức, đời sống văn học được vận hành theo các quy luật
riêng của nó, trong mối quan hệ với những cơ chế tổ chức khác trong xã hội.
Nghĩa là văn học cũng là một định chế, với các tác nhân đóng những vai trị ở
những cấp độ khác nhau.
Nhìn từ góc độ văn học, theo Phạm Văn Quang khái niệm định chế đã
xuất hiện từ lâu vào thời cổ đại nhưng mãi đến những năm 1970 – 1980, khái
niệm định chế văn học mới thực sự khẳng định vị thế và giá trị của mình trong

13


nghiên cứu văn học (Phạm Văn Quang, 2019). Cơng trình đầu tiên nhắc đến khái
niệm định chế là cơng trình của Germaine de Stael với tên gọi “Về văn chương

được nghiên cứu trong mối tương quan với các định chế xã hội”. Tác giả đưa ra
một nền tảng về cách tiếp cận định chế trong văn học nhưng vẫn chưa làm nổi
bật đời sống văn chương như một bộ máy có tính thiết định. Tiếp đến, khái niệm
định chế được tái hiện trong cơng trình của nhà phê bình người Mỹ Harry Levin
với tác phẩm Literature as an Institution (Văn học như một định chế) (1945 –
1946) coi văn học như là đối tượng xã hội giống như pháp luật và tơn giáo. Tiếp
nối cơng trình ra đời những năm 1960 của Georges Lapassade và René Lourau về
“phân tích định chế”, Jacques Dubois và Alain Viala có những đóng góp hơn cả.
Jacques Dubois được đánh giá cao với cơng trình Định chế văn học (Phạm Văn
Quang, 2019) khi tập trung vào các khía cạnh tổ chức và chức năng của định chế
văn học. Ông định nghĩa định chế văn học là một định chế phức tạp khó tổ chức,
thiếu những quy định và quy luật nhất định.
“Trước tiên định chế được hiểu như một cấu trúc riêng của một phạm vi
hoạt động, giới hạn và kiểm soát những thực hành trong nội tại của nó. Kế tiếp,
định chế được hiểu như là một hệ thống có vai trị tác nhân xã hội hóa đối với các
cá nhân và hệ thống đóng vai trị sản sinh đối với những tương quan xã hội thông
qua sự tuân thủ các hệ thống chuẩn mực và hệ giá trị. Cuối cùng, định chế như là
một bộ máy ý hệ, một nơi phát triển của những nguyên lý thống trị và phụ
thuộc”. Trong văn chương, Jacques Dubois đã định nghĩa khái niệm định chế văn
chương (institution littéraire) là “tập hợp các chuẩn mực vốn được áp dụng vào
một lãnh vực hoạt động cụ thể và xác định một tính chính đáng thơng qua một
bản hiến chương hay một bản điều lệ” (Trần Hữu Quang, 2016).
Đối với trường hợp Dominique Mainguenneau, Phạm Văn Quang cho
rằng ông có tham vọng tái định hướng những quan điểm của Bourdieu và
Foucault bằng cách diễn giải định chế diễn ngôn. Mainguenneau đi đến thiết lập
khái niệm định chế diễn ngôn, có khả năng gắn kết các định chế khác nhau:
“Nếu ta sử dụng khái niệm định chế văn học trong ý nghĩa trực tiếp của
nó, thì nó dùng để chỉ đời sống văn học (các nghệ sĩ, nhà xuất bản, giải

14



thưởng…). Ta có thể mở rộng lãnh vực hợp lệ của nó, giống như các nhà xã hội
học đã thực hiện, bằng cách chú trọng đến tổng thể các khung cảnh xã hội của
hoạt động văn chương, gồm cả những biểu hiện mang tính tập thể mà ta tạo ra từ
các nhà văn, cũng như khía cạnh pháp lý (ví dụ về quyền tác giả), các cơ quan
thừa nhận và điều tiết sản phẩm và những thực hành tác phẩm (những cuộc thi,
giải thưởng), những định lệ thường xuyên (quá trình chuyển bản thảo đến nhà
xuất bản…), những diện mạo hay tâm tính, những sự nghiệp dự báo,…Sự mở
rộng phạm vi quan sát này đã cách tân một cách sâu sắc quan niệm mà ta có thể
tạo ra từ diễn ngôn văn học” (Phạm Văn Quang, 2019).
Bằng cách khảo sát những dấu ấn xã hội trong văn bản, mục tiêu của việc
nghiên cứu xã hội học văn chương là khám phá ra chiều kích ý thức hệ của các
tác phẩm và những quan niệm về thế giới xã hội mà các tác phẩm này chuyển tải.
Trần Hữu Quang chỉ ra “định chế văn chương” của Dubois bao gồm hai lĩnh vực
sản xuất (hẹp và rộng), các chức năng xã hội của văn chương, các tổ chức sản
xuất và các tổ chức chính đáng hóa, vị thế xã hội của nhà văn, các điều kiện của
việc đọc các tác phẩm văn chương, vị thế của văn bản cũng như của văn chương.
Riêng đối với các tổ chức sản xuất và các tổ chức chính đáng hóa, có thể chia
thành hai loại: loại thứ nhất là những cơ quan “ngoài văn học” như Nhà trường,
gia đình, các cơ quan kiểm duyệt, các tổ chức thương mại; loại thứ hai là những
cơ quan “trong văn học” thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo chức năng của
mình trong từng giai đoạn nhất định.
Trong cơng trình tổng lược lý thuyết định chế văn học, Phạm Văn Quang
nêu lên trường hợp nhà lý thuyết Lucie Robert, người có quan điểm rằng:
“Định chế văn học có thể là tổng thể các chuẩn mực, các quy tắc và tập
quán tác động đến hành động sáng tác và đọc (ví dụ những thể loại); định chế của
văn học là tiến trình lịch sử mà qua đó văn học trở thành một hình thức xã hội
được thừa nhận và hợp pháp” (Phạm Văn Quang, 2019).
Alain Viala cũng đề cập đến lịch sử các định chế văn học, cho rằng những

thực hành văn học luôn diễn ra trong một phạm vi định chế. Ông định nghĩa định
chế là “những cơ quan có vai trị nâng tầm những thực hành ở mức độ tầm

15


thường lên chiều kích các giá trị nhờ vào một hiệu ứng trường cửu hóa… và do
đó các giá trị được thiết lập” (Phạm Văn Quang, 2019). Ông chia định chế thành
ba cấp độ: mức độ thứ nhất là các định chế thuần túy sáng tạo văn học, nó tạo ra
chính bản chất và cốt lõi của quy tắc văn học, chẳng hạn đó là các thể loại văn
học hay các lối viết; mức độ thứ hai là các định chế của đời sống văn học, gồm
có các cơ quan và tổ chức mà ở một số thời đại nào đó có quan tâm đến những
thực hành văn học, như các hiệp hội văn nghệ ...; mức độ thứ ba là các định chế
ngoài văn học, thường là những tổ chức liên quan đến những thực hành xã hội
thuộc các lĩnh vực khác ngồi văn học nhưng có thể bao hàm cả văn học như
trường học, nhà xuất bản, salon văn hóa, phịng đọc…Sự hình thành các định chế
khác nhau tùy thuộc vào mỗi thời đại và những tình trạng xã hội khác nhau”
(Phạm Văn Quang, 2019 ).
Nghiên cứu về lý thuyết và tiếp cận định chế văn học ở Việt Nam cịn
tương đối hiếm. Tuy nhiên khơng thể phủ nhận rằng, khi đã khai thác đời sống
văn học thì một cách trực tiếp hoặc gián tiếp người ta đều phải thực hành nghiên
cứu định chế. Ví dụ nghiên cứu một tác phẩm văn học từ góc độ lịch sử thì đồng
nghĩa nói đến sự tồn tại của nó trong một thời gian và một khơng gian nhất định.
Lúc đó người ta sẽ đề cập đến những yếu tố làm cho tác phẩm tồn tại, cả về ý
nghĩa vật chất lẫn ý nghĩa tinh thần. Hoặc khi nghiên cứu về sự ra đời của một
khuynh hướng văn học, người ta cũng không thể bỏ qua các yếu tố của đời sống
văn hóa, xã hội, suy nghĩ, thúc đẩy sự ra đời của nó, đồng thời nghiên cứu chính
sự ảnh hưởng của nó đến các cá nhân. Mới đây tác giả Hồng Phong Tuấn cũng
cho ra đời cơng trình tổng thuật và nghiên cứu “Văn học-Người đọc-Định chế.
Tiếp nhận văn học: giới thiệu lý thuyết, nghiên cứu và dịch thuật” (NXB Khoa

Học Xã Hội, 2017). Tác giả tập trung xem xét lý thuyết tiếp nhận, nghĩa là
nghiên cứu vai trò của người đọc trong việc diễn giải ý nghĩa tác phẩm. Như vậy,
người đọc là một trong những tác nhân quan trọng của định chế văn học.
Định chế là một sản phẩm của đời sống xã hội, bao gồm một số vai trị
nhất định, được hình thành theo thời gian, được lặp đi lặp lại rồi dần biến thành
tập quán, nề nếp, phong tục và dần trở thành những chuẩn mực và quy tắc ứng

16


xử. Trong văn chương, định chế là những tổ chức, những cơ quan hoặc những tác
nhân tham gia vào đời sống văn học. Trong đó có tác giả, người đọc, nhà xuất
bản, trường học… tham gia vào đời sống văn học. Xét về mặt xã hội, một tác
phẩm để đến được với cơng chúng phải có những định chế đó. Có thể nói, khái
niệm và khuynh hướng tiếp cận định chế văn học đã có một bước phát triển nhất
định khi quan sát văn học như một định chế trong việc điều tiết và tái sản sinh
các ý thức hệ. Lý thuyết về định chế văn học đã được hình thành và có sức lan
tỏa mạnh mẽ trên diễn đàn văn học đồng thời như là sự bổ sung quan trọng cho
những cách tiếp cận khác của xã hội học.
1.1.2. Cấu trúc định chế văn học
Dựa trên cơng trình “Xã hội học văn học. Một số vấn đề cơ bản (2019)”
của tác giả Phạm Văn Quang, chúng tơi trình bày sơ lược cấu trúc định chế văn
học tức nói đến những thành phần tham gia vào đời sống văn học. Mỗi thành
phần bước đầu tạo ra khung hình chung, cấu trúc nào thì sẽ tạo ra cái chung
thành phần ấy. Đó có thể là nhà xuất bản, nhà sách, thư viện, các câu lạc bộ văn
học, hội nhà văn Việt Nam… một trong những thành phần tạo ra cái định chế cho
văn học. Các tổ chức đó tạo ra sự tổng thể trong cái gọi là định chế đời sống văn
học nói chung. Hoạt động của nó như thế nào, sự vận hành của các tổ chức đó ra
sao? Chỗ nào trao giải thưởng? Cái gì tạo nên uy tín của một nhà văn? Hội đồng
trao gồm những ai? Ai là người trao giải thưởng? Nhà văn có giải thưởng sẽ tạo

ra uy tín, sẽ có tiếng nói trong xã hội, tiếng nói của họ mang tính quyết định hơn
những người khơng có giải thưởng hay khơng? Đó là những câu hỏi được đặt ra
cho phép chúng ta nghiên cứu một cách có hệ thống cấu trúc của định chế văn
học.
Định chế văn học nằm trong cái định chế nói chung, nó tạo ra cái cấu trúc
như là những cơ quan trực tiếp tạo ra tác giả và tác phẩm, bộ mặt trực tiếp là nhà
xuất bản. Ngay trong nội tại của nhà xuất bản cịn có các hệ thống khác như tủ
sách chuyên biệt, báo, tạp chí, tiểu phẩm, truyện ngắn, tiểu thuyết…
Xuất bản là một tổ hợp hoạt động khá phức tạp, phải có sự đồng bộ, hồn
chỉnh của ba khâu: biên tập, nhân bản và phát hành. Xuất bản chính là một quá

17


×